Dịch giả: Nguyễn Trung Đức
Chương 4

Một buổi khiêu vũ được tổ chức để ăn mừng ngôi nhà mới trắng như một con bồ câu. Ucsula từng ấp ủ ý nghĩ ấy ngay từ buổi chiều bà thấy Rêbêca và Amaranta đã trở thành những thiếu nữ và hầu như có thể nói rằng cái lý do chủ yếu của việc xây cất nhà mới là niềm khao khát mong muốn cho các cô gái có một chỗ tiếp khách xứng đáng. Trong khi tiến hành công việc xây dựng lại ngôi nhà, Ucsula vất vả làm lụng như một tên tù khổ sai để không một trở lực nào cỏ thể dìm tắt cái mục đích rực rỡ ánh hào quang ấy.
Do đó trước khi các công việc này hoàn thành, bà đã gửi mua sắm các đồ trang trí và đồ ăn thức đựng, toàn là những thứ đắt tiền. Trong số đó có một vật kỳ diệu từng khiến cho cả làng ngạc nhiên và khiến cho tuổi trẻ phải sung sướng thích thú, đó là cây đàn pianô tự động. Người ta chở từng bộ phận của nó đến. Những bộ phận này được để trong mấy chiếc thùng và chúng được moi ra khỏi thùng cùng với bàn ghế giường tủ sản xuất tại Viên, gương kính sản xuất ở xứ Bôhêmia, bát đĩa do Công ty Tây Ấn sản xuất, khăn phủ bàn của Hà Lan và hàng loạt đèn dầu và đèn nến, bình hoa, màn lụa in hoa treo tường và thảm trải nhà. Công ty nhập khẩu đã phái một chuyên gia người Ý giàu kinh nghiệm, tên là Piêtrô Crêspi, đến nhà để lắp và chỉnh cây đàn pianô tự động, để dạy cách sử dụng cho những người mua nó và nhất là dạy họ khiêu vũ theo âm nhạc hợp mốt thời đại được in trên sáu cuộn băng.
Piêtrô Crêspi là một thanh niên trẻ, tóc hung, một người đẹp trai nhất và có học vấn nhất ở Macônđô, là một người tự trọng trong cách ăn mặc đến mức mặc cho không khí nóng hầm hập anh vẫn mặc bộ quần áo bằng lụa bó sát người và một chiếc áo khoác ngoài bằng dạ thâm dày cộp. Người xâm xấp mồ hôi, cố giữ một khoảng cách rõ ràng giữa mình với các chủ nhân, anh đã ở lỳ vài tuần liền trong phòng đóng kín cửa, với sự say mê giống hệt sự say mê của Aurêlianô trong xưởng làm đồ kim hoàn. Có một buổi sáng nọ, không hề mở cửa, không cần cầu cứu một nhân chứng thần thánh nào, anh đặt một băng nhạc lên cây đàn pianô tự động, và thế là âm nhạc trong trẻo và du dương vang lên khiến cho những tiếng búa chát chúa và những tiếng va chạm thường xuyên của các tấm gỗ bỗng ngừng bặt trong cái thanh vắng đến thảng thốt. Tất cả mọi người vội đổ xô tới phòng khách. Hôsê Accađiô Buênđya hào hứng hẳn lên không phải do vẻ đẹp hấp dẫn của âm nhạc mà là do cây đàn pianô tự động gõ lấy phím đàn và ông đã đặt chiếc máy ảnh của Menkyađêt ở trong phòng khách với hy vọng sẽ chụp được bức ảnh người chơi nhạc vô hình. Ngày hôm ấy nhạc sư người Ý ăn trưa với gia đình. Rêbêca và Amaranta giữ nhiệm vụ hầu bàn, đều có cảm tình trước cử chỉ nhẹ nhàng khoan thai của con người thanh tao ấy trong lúc đôi bàn tay da mái xanh không đeo nhẫn của anh sử dụng thìa ma trên bàn ăn. Trong phòng chờ ăn thông với phòng khách, Piêtrô Crêspi dạy hai cô gái khiêu vũ. Đánh nhịp bằng chiếc máy đo tiết điệu, anh dạy họ đưa chân mà tay không chạm vào thân thể họ trong sự canh chừng rất đáng yêu của Ucsula, người không lúc nào bỏ đi ra ngoài phòng khách trong lúc các con gái bà học nhẩy. Trong những ngày đó, Piêtrô Crêspi mặc những chiếc quắn đặc biệt, mềm mại bó sát lấy cơ thể và đi một đôi giày múa. "Bà không tội gì mà cứ phải lo lắng thế", Hôsê Accađiô Buênđya nói với vợ. "Cái anh chàng này là một gã ái nam ái nữ thôi". Song bà vẫn những thôi việc canh chừng một khi việc học khiêu vũ của các con gái chưa xong và anh chàng người Ý chưa đi khỏi Macônđô. Vậy là bà bắt tay vào công việc chuẩn bị ngày vui. Ucsula lên danh sách những người được mời tới dự tiệc, trong đó những người duy nhất được chọn mời là con cháu của các bậc sáng nghiệp làng Macônđô, trừ gia đình Pila Tecnêra mà lúc ấy đã có thêm hai đứa con hoang. Thực ra đó là một sự lựa chọn độc đáo lược quyết định bởi những tình cảm bạn bè, vì những người tược chọn không chỉ là những người bạn chí cốt đối với nhà Hôsê Accađiô Buênđya kể từ trước khi tiến hành cuộc di cư đưa tới sự ra đời của làng Macônđô, mà còn vì những con cháu của họ vốn là bạn nối khố từ thuở ấu thơ của Aurêlianô và Accađiô. Các con gái họ vốn là những cô gái duy nhất thường đến chơi thà để cùng thêu thùa với Rêbêca và Amaranta. Đông Apôlina Môscôtê, một quan chức tốt bụng mà hoạt động của ngài đã thu hẹp ở việc giữ lại hai viên cảnh sát chỉ vũ trang bằng dùi cui và nuôi họ trong điều kiện kinh tế eo hẹp của mình, chỉ là nhà chức trách trên danh nghĩa. Để đảm bảo chi tiêu hàng ngày, các cô gái của ngài đã phải mở một hiệu may vừa nhận làm thuê những bông hoa nỉ, vừa nhận làm cả mứt ổi lẫn viết thuê những bức thư tình cho các chàng trai cô gái trong làng. Mặc dù có đức khiêm tốn và ngoan nết, con gái ngài - những cô gái đẹp và nhảy các điệu vũ mới uyển chuyển nhất làng này - đã không tìm nổi cách nào để người ta mời mình đến dự ngày vui.
Trong lúc Ucsula và các cô gái mở hộp lấy ra các đồ dùng, lánh bóng bát đĩa cốc tách và treo lên tường những bức tranh các bà quý phái đứng trên những chiếc thuyền chở đầy hoa lồng, và bằng những công việc ấy mẹ con bà đã truyền hơi thở cuộc đời mới cho các phòng nhẵn bóng do những người thợ nề cây nên thì Hôsê Accađiô Buênđya từ bỏ việc truy tìm hình ảnh thượng đế, ông buộc phải thừa nhận sự không tồn tại của người, và đã bổ cây đàn pianô tự động ra để tìm hiểu cài huyền bí của nó. Sau bao ngày lúng túng trước mớ bòng bong những sợi dây duỗi ra ở một đầu để rồi lại cuộn lại ở đầu kia và một đống những chốt và cần đàn thừa ra, Hôsê Accađiô Buênđya cũng lắp lại được cây đàn pianô tự động nhưng lắp rất tồi. Ông làm xong việc này hai ngày trước khi có cuộc vui. Chưa bao giờ ở nhà này có nhiều lo lắng với tất tả chạy vạy như những ngày ấy. Song những cây đèn mới thắp nhựa đường vẫn cứ bừng sáng vào đúng ngày và giờ qui định. Nhà mở rộng toang cửa, vẫn còn thơm mùi nhựa thông và mùi vôi ẩm. Con cháu của các bậc sáng nghiệp làng Macônđô làm quen với hành lang những chậu cảnh trồng cây dương xỉ và cây thu hải đường, những căn phòng thanh vắng, vườn hoa ngào ngạt mùi hoa hồng, rồi bọn họ họp mặt nhau trong phòng khách trước cỗ máy chưa từng biết đã được phủ một tấm vải trắng. Những ai từng biết đàn pianô thường dùng, rất phổ biến ở các làng quanh vùng đầm lầy đều cảm thấy chút ít thắc thỏm. Nhưng cay cú hơn cả vẫn là nỗi thất vọng của Ucsula khi người ta đặt một băng nhạc lên cây đàn pianô tự động để Rêbêca và Amaranta mở đẩu buổi khiêu vũ, nhưng máy móc đã không hề chuyển động.
Menkyađêt, mà lúc này hầu như đã lòa mắt, cố nhớ lại các ngón nghề trong kho trí thức bác cổ của mình để vận dụng vào việc sửa chữa cây đàn pianô tự động. Cuối cùng, hoàn toàn ngẫu nhiên thôi, Hôsê Accađiô Buênđya đã khiến cho một bộ máy chết bỗng quay được và do đó âm nhạc phát ra lúc đầu nghe rầu rĩ sau nghe tuôn chảy như dòng suối âm thanh gồm những nốt nhạc khó hiểu. Các cần đàn gõ loạn xạ. Chúng cứ đập hoài vào các dây cây đàn được bố trí bừa bãi, không theo một trật tự nào và do đó những dây đàn này rung lên run rẩy đầy vẻ sợ hãi.
Nhưng những cháu con ương bướng của hai mươi mốt người bạo phổi từng đi xuyên rừng theo hướng tây để tìm biển, đã biết vượt qua những chỗ khó nhẩy do sự thay đổi của âm nhạc gây nên, và do đó buổi khiêu vũ đã kéo dài cho đến sáng.
Piêtrô Crêspi đã trở lại để sửa chữa cây đàn pianô tự động.
Rêbêca và Amaranta giúp anh sắp đặt thứ tự các dây đàn và họ cùng phụ hoạ cười với anh vào những chỗ khó nhẩy của các điệu van. Anh tỏ thái độ rất đáng kính trọng và có tư chất cao thượng đến mức khiến cho Ucsula không thấy cần thiết phải canh chừng các buổi học khiêu vũ của các con gái mình. Đêm trước ngày anh lên đường, một buổi khiêu vũ với cây đàn pianô tự động đã sửa sang tất được tổ chức gấp để tiễn anh. Anh đã cùng với Rêbêca biểu diễn tuyệt hay các điệu vũ hiện đại.
Accađiô và Amaranta cũng không kém họ trong những động tác duyên dáng và hoạt bát. Nhưng buổi biểu diễn buộc phải ngừng lại bởi vì Pila Tecnêra, mà lúc ấy đang ở ngoài cửa cùng với những kẻ tò mò, đã ẩu đả với một người đàn bà dám bình luận rằng Accađiô có bộ mông đàn bà. Đến nửa đêm, Piêtrô Crêspi đã chia tay gia đình bằng một bài phát biểu chan chứa tình cảm lưu luyến và hứa không lâu sẽ trở lại. Rêbêca đưa tiễn anh đến tận cửa chính, và sau khi đã đóng kín các cửa và đã tắt đèn nhà thì cô vào phòng mình để khóc. Đó là một tiếng khóc não nề kéo dài vài ngày mà về nguyên nhân của nó thì không ai biết kể cả Amaranta. Cô vốn là người khó hiểu và điều đó không có gì là lạ. Dù có cái vẻ bề ngoài dường như cởi mở và lễ mạo, nhưng thực ra cô vốn là người cô đơn và có trái tim thầm kín khôn lường. Cô là một cô gái đang tuổi dậy thì lộng lẫy, dáng người son sẻ và lại thích ngồi trên chiếc ghế xích đu gỗ cô đã mang theo đến nhà, từng được sửa chữa nhiều lần và đã thiếu tay ngai. Không một ai phát hiện ra rằng vào tuổi ấy cô vẫn giữ thói mút ngón tay. Bởi thế cô không bao giờ bỏ lỡ dịp ở một mình trong buồng tắm và duy trì thói quen ngủ quay mặt vào tường. Trong những buổi chiều mưa, đang lúc ngồi thêu với một nhóm bạn gái ở hành lang đặt những chậu cây thu hải đường, bỗng dưng cô không chú tâm theo dõi mạch chuyện đang sôi nổi, để một giọt nước mắt nhớ nhung lăn trên gò má làm mặn cuống lưỡi mình khi nhìn thấy những vỉa đất ướt và những viên sét mà giun đùn lên từng đống nhỏ trong vườn hoa. Khi cô bắt đầu khóc thì những thích thú vụng trộm ấy, từng bị nước cam hoà với bột đại hoàng dành bại trong những năm trước đây lại trỗi dậy trong nỗi khao khát không thể kiềm chế được. Cô lại ăn đất như trước đây. Lúc đầu cô ăn hầu như chỉ vì tính tò mò bởi tin rằng mùi khó chịu của đất sẽ là phương thuốc hữu hiệu để cưỡng lại ý muốn của mình. Và quả nhiên là cô không thể chịu được đất ở trong mồm. Nhưng do cơn thèm khát đang ngày một lớn thêm khuất phục, cô đã cố gắng chịu đựng. Đó là cơn thèm khát trước đây, là sở thích ăn quặng mỏ, là niềm vui háo hức được ăn món ăn nguyên thuỷ. Cô nhét các mẩu đất vào túi rồi lén ăn từng mẩu một mà không bị ai nhìn thấy. Cô ăn chúng mà tự cảm thấy vừa sung sướng mãn nguyện vừa giận hờn ai oán trong lúc dạy các bạn gái học những mũi thêu hóc hiểm nhất và nới chuyện về những người đàn ông không xứng đáng với sự hy sinh mà vì họ cô phải ăn vôi tường. Những mẩu đất này ngày một ít xa xưa hơn và ngày một rõ nét hơn đối với người đàn ông duy nhất xứng đáng với sự tự huỷ hoại ấy, cứ như thể mặt đất mà anh ta với đôi ủng vécni thanh nhã của mình giẫm lên ở một nơi khác nơi trần gian này sẽ truyền cho cô gái sức nặng và độ ấm nóng của máu anh ta trong mùi vị của quặng mỏ từng để lại một cảm giác chua chát ở miệng cô và một lớp cặn của sự bình yên đọng lại mãi mãi ở trái tim cô.
Một chiều nọ, không một duyên cớ gì, bỗng nhiên Amparô Môscôtê xin được đến thăm nhà. Amaranta và Rêbêca bối rối trước chuyến đến chơi nhà không hẹn trước, đã phải miễn cưỡng đón tiếp. Họ dẫn cô đi xem ngôi nhà mới làm lại, cho cô nghe những băng nhạc phát ra từ cây đàn pianô tự động, mời cô ăn cam với bánh bích quy. Amparô tự thể hiện là cô gái danh giá vui vẻ và nền nếp khiến cho Ucsula cảm động trong những giây lát bà cùng ngồi tiếp khách. Sau hai giờ, khi buổi nói chuyện đã bắt đầu tàn, Amparô lợi dụng lúc Amaranta lơ đễnh đã đưa cho Rêbêca một bức thư. Cô gái chỉ kịp nhìn dòng chữ: gửi cô Rêbêca Buênđya trác việt được viết với một lối chữ ngay ngắn, một thứ mực xanh và lối để cách chữ vừa thoáng vừa đẹp mắt mà chúng vẫn được dùng để viết những lời chỉ dẫn cách thức sử dụng cây đàn pianô tự động, rồi bèn lấy ngón tay cẩn thận gấp và viết bức thư rồi cất vào trong yếm ngực. Cô đưa mắt nhìn Amparô Môscôtê hàm ý vừa cảm ơn khôn xiết, vừa thầm hứa thực hiện điều ước nguyện cho tới khi chết.
Tình bạn bỗng nhiên có giữa Amparô và Rêbêca đã thức dậy những hy vọng của Aurêlianô. Nỗi nhớ nhung cô bé Rêmêđiôt không ngừ!!!9904_5.htm!!! Đã xem 311802 lần.

Scan& Chuyển texte: Mọt Sách / Hiệu định : Nguyễn Học
Nguồn: Mọt Sách / Vnthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 8 tháng 10 năm 2007