Hồi 4
Điền Kỵ cắt râu trở về nước
Vương Ngao búa đẻo bài đai ngôn

Bàng Quyên đánh vùi với Điền Kỵ, Tu Văn Long, Tu Văn Hổ tới tối
mà không phân thắng bại. Vì vậy chàng liền nghĩ ra kế đà đao, vụt quày
ngựa bỏ chạy. Điền Kỵ không biết, sải ngựa rượt theo.
Bàng Quyên chờ Điền Kỵ nhào xuống ngựa rồi bắt đem về cho vua
Ngụy. Vua Ngụy cả mừng sai giam Điền Kỵ vào Nam lao chờ khi nào
vua Tề có hàng thơ gởi sang sẽ tha cho về.
Tướng Tề là Tu Văn Long, Tu Van Hổ thấy Điền Kỵ bị bắt nhắm
mìnnh không thể cự nổi bèn kéo binh lén về nước váo ra mắt Tề vương
tâu rõ đầu đuôi việc chiến đấu. Tề vương nghe qua lập tức nhóm các
quan bàn mưu nghĩ kế để cứu Điền Kỵ ra khỏi Nam lao. Quan thượng đại
phu Bốc Thương dâng kế rằng:
- Nay bệ hạ viết hàng thơ và bày cống lễ, hạ thần sẽ sang Ngụy để
cưư Lỗ vương về.
Tề vương nhận lời. Hàng thơ cống lễ sắp đặt an bài. Bốc Thương liền
mang qua nước Ngụy vào ra mắt vua Ngụy tâu rằng:
- Hạ thần là Bốc Thương ở nước Tề, nhơn vì Điền Lỗ vương mạo
phạm oai trời, nên hạ thần sang dâng hàng thơ và cống lễ cầu đại vương
mở lượng nhân từ tha cho Lỗ vương về nước. Tự hậu nước Tề chúng tôi
xin tấn cống mãi không dám sai lời.
Vua Ngụy nghe dứt cầm hàng thơ lê xem ý muốn buông tha Điền Kỵ.
Bàng Quyên lật đật tâu rằng:
- Điền Kỵ là vương tử nước Tề, nếu tha hắn về bất phục. Chi bằng
hãy cắt râu bôi phấn vào mặt hắn để thị oai, ấy gọi là tha tội chết mà
phải trừng mặt. Làm cho hắn tởn không dám gây gổ nữa. Lại chư hầu
trong thiên hạ cũng ghê bệ hạ là lẫm liệt.
Vua Ngụy nghe theo lời Bàng Quyên, sai người vào Nam lao cạo râu
và bôi phấn vào mặt Điền Kỵ rồi đem ra giao trả cho Bốc Thương.
Đây lại nói vua Ngụy có nàng công húa tên Thoại Liên, tuổi vừa hai
tám, nhan sắc tuyệt vời. Vua bèn lựa ngày tốt gả cho Bàng Quyên, phong
Bàng Quyên làm phò mã, tước Võ âm quân, kiêm chức Trấn Ngụy Phi
Hổ Đại nguyên soái, ban cho ngự đái và bảo kiếm nữa. Đó là vua Ngụy
đã giữ trọn lời hứa.
Một hôm vua Ngụy cho vời Bàng Quyên tới trước điện dạy rằng:
- Quả nhơn nhờ khanh phò tá thế mạnh như non cao có cọp to. Nay
quả nhơn muốn thừa cơ hội thâu cả sáu nước về Ngụy. Vậy ý khanh nghĩ
như thế nào?
Bàng Quyên tâu rằng:
-Xin bệ ạ chớ vội. Nay tuy thắng được Tề, chớ Tần, Yên, Triệu, Sở,
Hàng vẫn chưa thuần phục. Nếu khinh động e họa hổ bất thàng. Theo ý
hạ thần thì nên lập bài Đại ngôn để trấn áp sáu nước, hẹn ba năm phải
vào cống, bằng không chừng ấy sẽ cư binh cũng chảng muộn.
Ngụy vương khen phải, lập tức sai quan lo dựng bài Đại ngôn, Bàng
Quyên thủ bút đề rằng:
Phò mã nước Ngụy Võ âm quân,
Thiên hạ ai ai đều rõ danh.
Muốn kéo binh ra thâu sáu nước,
Trước tay thử phá đám Tề quân.
Nước Ngụy mới ra một tướng tái,
Danh rền các nước thảy kiên oai.
Thử hươi bửu kiếm trời vang rúng,
Thiên hạ quyền hành nắm một tay.
Báng Quyên nước Ngụy thật tài danh.
Nghe tiếng ai ai cũng thất kinh.
Các nước biết thân mau tấn cống.
Họa may mới khỏi hại quân binh.
Đề bài Đại ngôn rồi, Bàng Quyên để năm sáu tên quân ở giữ, dặn khi
nào gặp người nước ngòai đi ngang thì bắt phải sao một bổn đem về nước
rội ba năm phải sang tấn cống.
Bây giờ trong nước Ngụy có một vị hiền sĩ vốn học trò giỏi của Quỷ
Cốc, tên là Huất Liêu. Người này hay về quê bói số xem quẻ, cũng ành
binh pháp, nhưng cùng học trò là Vương Ngao vẫn ở ẩn trong Di Sơn mà
thôi. Nay nghe Bàng Quyên lập bài Đại ngôn, Hất Liêu bèn nói với
Vương Ngao rằng: "Tài của Bàng Quyên không bằng Tôn Tẩn, thế mà
dám ỷ sức khi người. Ta lo là khi Tôn Tẩn xuống trần giúp cho một nước
nào thì nước Ngụy phải nguy. Vậy mi nên xuống đó phá bài Đại ngôn để
trừ hậu họa và tiến cử Tôn Tẩn cho chúa Ngụy". Vương ngao vâng lời
xách búa đồng đi thẳng vào kinh thành đẽo bỏ bài Đại ngôn. Quân giữ
bài liền bắt Vương Ngao giải vào dinh phò mã. Bàng Quyên trông thấy
Vương Ngao thì cả giận nạt rằng:
- Mi là ai mà dám phá bài Đại ngôn của ta?
Vương Ngao đáp:
- Không cần biết ta là ai, ta là người ghét kẻ tiểu tử lam phách nên tới
phá mà thôi.
Bàng Quyên cả giận sai người kéo Vương Ngao ra chém. Vương
Ngao cười rằng:
- Khoan đã có việc gì mà chém ta. Ta vẫn nghe kẻ có danh ít bền
vững, kẻ phách lối phải bị tai. Nay ngươi mới tới Ngụy, may mà thắng
được Tề, đã vội lên mặt chớ ngươi có biết trong thiên hạ còn biết bao kẻ
anh hùng không?
Bàng Quyên nói:
- Mi biết ai là anh hùng hãy kể cho ta nghe!
Vương Ngao nói:
- Tần có Bach Khởi, Sở có Vương Tiểng, Triệu có Liêm Pha, Hàng có
Trương Xa, Yên có Tôn Tháo, Tề có Điền Văn, Điền Kỵ. Nếu sáu nước
hiệp binh tới đánh Ngụy thì ngươi phỏng có kế gì thắng được hay không
mà sớm dám khoe tài ỷ thế?
Bàng Quyên nghe mấy lời, hối hận vô cùng, lật đật xin lỗi và mời
Vương Ngao lên ngồi rồi hỏi rằng:
- Tiên sinh tên họ là chi?
Vương Ngao nói:
- Tôi họ Vương tên Ngao, học trò của Huất Liêu. Thầy tôi với túc hạ
là bạn học, môn đồ của Quỷ Cốc tiên sinh. Vì tình hữu nghị, tôi dâng
mấy lời cho túc hạ rõ.
Bàng Quyên hỏi:
- Tiên sinh vân du thiên hạ có biết ai là kẻ hiền tài chăng?
Vương Ngao nói:
- Chỉ có bạn học của túc hạ là Tôn Tẩn thôi. Vì từ lúc túc hạ xuống
núi tới nay.Tôn Tẩn được Quỷ Cốc truyền thọ binh tho, đồ trận, dị pháp
kỳ mưu đủ cả. Néu được người đó giúp sức với túc hạ mà lo việc Nguy
thì lợi vô ngần, chư hầu không ai là chẳng thuần phục.
Vương Ngao nói dứt kiếu từ về Di Sơn.
Vương Ngao đi rồi, Bàng Quyên suy nghĩ giây lâu mới quyết định
phải cầu Tôn Tẩn giúp sức để lo việc lớn cho nước Ngụy. Vậy hôm sau
Bàng Quyên liền vào chầu vua Ngụy mà tâu rõ việc Vương Ngao phá
bài Đại ngôn và tiến cử Tôn Tẩn. Ngụy vương cả mừng, lập tức sai Từ
Giáp lên núi Vân Mộng rước Tôn Tẩn.
Nhắc lại Tôn Tẩn nán ở trong động Thủy Liêm mà học thêm phép
với Quỷ Cốc. Ngày nọ Tôn Tẩn hỏi Quỷ Cốc rằng:
- Làm sao mà biết trước vận nước thịnh suy được?
Quỷ Cốc nói:
- Cứ xem ở tinh tượng. Sao Châu bá là thoại tinh của nước, sao Thiên
bao là tai tinh của nước. Nước mà thịnh vượng thì sao châu bá sáng rực,
nước mà suy rồi thì sao Thiên bao mờ tối.
Quỷ Cốc đáp dứt lời lại bảo Tôn Tẩn rằng:
- Sau động có cây đào tiên, cứ mười năm là nở hoa đơm trái một lần,
đơm trái rồi tới bốn mươi chín ngày thì trái chín, ăn được trái ấy thì khỏi
bệnh, thêm tuổi, thật là đào quý của nhà tiên. Hôm thầy đi hái thuốc trở
về thấy đào đã có trái gần chín. Vậy con nên ra đó thăm chừng kẻo bị
chúng hái trộm thì uổng lắm.
Tôn Tẩn vâng lời thầy đi ra sau núi tới dưới cội đào xem. Thấy đào
mơn mởn tốt thì thích lắm, đếm thử chỉ có bốn mươi tám trái thoi. Tôn
Tẩn lấy làm lạ song không đem việc mất đào mà nói cho thầy hay. Qua
ngày sau Tôn Tẩn lại tới thăm nữa, đếm lại chỉ còn bốn mươi bảy trái.
Chàng nghĩ là có kẻ trộm, định chí đẽm ấy rình bắt kẻ gian trừng trị cho
hả giận.
Tối đến, Tôn Tẩn tới gần cội đào tìm chỗ kín ẩn mình mà rình. Rình
tới canh hai, bỗng nghe trên ngọn đào có tiếng động. Tôn Tẩn dòm lên
thấy một con vượn trắng lông mượt như tuyết thì cả ận, vụt gậy đánh lên
rất mạnh. Con vượn bị đánh té nhào xuống đất, nói tiếng người rằng:
- Lạy thầy xin tha mạng cho tôi.
Tôn Tẩn hỏi:
- Mi là nghiệt súc ở đâu mà biết nói tiếng người?
Vượn trắng đáp:
- Nhà tôi ở mé bắc động Thủy Liêm, ông tôi là Ba tây hầu, cha là
Quyên Công, mẹ là Sơn Hoa công chúa. Ba đời tu luyện nên biết nói
tiếng người.
Tôn Tẩn hỏi:
- Sao mi dám hái trộm đào tiên của thầy ta?
Vượn trắng thưa:
- Chẳng giấu chi thầy, vì mẹ tôi đau nặng, nói rằng thèm đào, vì lòng
thương mẹ nên tôi đánh liều tới hái trộm một trái đào cho mẹ ăn. Mẹ ăn
xong thấy trong mình khỏe khoắn nen lại sai tôi đi hái thêm. Thiệt tình
tôi đã hái trộm của thầy hết hai trái rồi. Tới hôm nay chưa kị hái trái thứ
ba thì đã bị thầy bắt được. Moou6n lạy thấy, tôi hái r6ọm đào, dầu thầy
giết chết cũng chẳng hại, song tội nghiệp mẹ toi già cả đau ốm không
biết nhờ ai nâng đỡ lo lắng. Vậy xin thầy rộng lòng tha cho mẹ con tôi
một khi!
Tôn Tẩn nghe dứt, hái một trái đào trao cho con vượn trắng mà nói:
- Mi là con thảo, ta chẳng nỡ giết. Ta cho một trái đào này, mi đem
về cho mẹ mi, nhưng tự hậu không được trôm cắp nữa.
Vượn trắng được đào, vô cùng bội phục nói:
- Thầy đã tha tội lại còn cho đào, ơn nặng biết lấy chi đền. Nay chỉ có
ba quyển thiên thơ, thầy hãy đợi tôi lấy đem dâng, gọi là ơ đền nghĩa trả.
Tôn Tẩn nghe dứt lấy làm lạ hỏi rằng:
- Thiên thơ gì ở đâu mà mi có?
Vượn trắng đáp:
- Thật tôi không có. Thiên thơ đó là của thầy Quỷ Cốc cất trong hộp
đá ở động Trù Kim. Thầy đứng đây một lát tôi đi lấy đem lại cho.
Vượn trắng nói rồi nhảy đi.
Chẳng bao lâu, Tôn Tẩn nghe trên không có tiếng kêu: "Thầy ơi! Đón
thiên thơ đây". Liền thấy trên không thấy ba quyển sách nhỏ. Tôn Tẩn
tiếp lấy thì thấy trên có đề bốn câu thơ rằng:
Tại sao người lại lậu cơ trời
Gây họa to rồi há phải chơi.
Tôn Tẩn may nhờ truyền phép lạ.
Trả ơn vượn trắng tặng thiên thơ.
Tôn Tẩn được thiên thơ, ca củm đem về phòng thắp đèn mà đọc. Lúc
ấy thình lình gió lạnh thổi đến, mây kéo mịt mù, trên không nổi sám rền
vang. Quỷ Cốc đương ngồi trên bồ đoàn nghe sấùm bèn đứng dậy đi tuần
quanh động. Đi tới phòng của Tôn Tẩn nghe tiếng đọc thiên thơ, Quỷ
Cốc thất kinh xô của bước vào nói:
- Thiên thơ ta cất ở hộp đựng đá bên động Trù Kim, vì mi chưa tới số
phận nên ta chưa truyền, thế mà sao mi lai có mà học?
Tôn Tẩn bèn đem chuyện con vượn trắng mà thuật lại. Quỷ Côùc nói:
- Phải rồi, con yêu đó nó trộm mà cho ngươi. Ta không tiếc gì. Song
ta lo vì lúc mi tiếp chiêu thơ không tắm gội, để ô uế phạm tới thiên thần,
e về sau không khỏi nạn một trăm ngày.
Tôn Tẩn biến sắc hỏi:
- Vậy mà thầy có phương chi cứu con không?
Quỷ Cốc nói:
- Thầy có phép trấn áp, nếu con tuân theo thì sẽ cứu được. Này, sau
núi về mé Nam có ngôi mộ đá bỏ trống, con nên chun đầu vô đó mà
nằm, day đầu về Nam trở chân lại Bắc, nằm bốn mươi chín ngày thì khỏi
nạn. Thầy cho con bốn mươi chín hột gạo ngậm trong miệng, đừng nuốt,
thì khỏi đói.
Tôn Tẩn vâng lệnh làm y theo lời. Quỷ Cốc dựng một tấm đá trên mả
đề chữ:
"Yên quốc Tôn Tẩn ký táng chi mộ"
(Mộ chôn nhờ của người nước Yên tên Tôn Tẩn).
Nói về Từ Giáp lên tới núi Vân Mộng, bèn thẳng tới động Thủy
Liêm. Vừa tới cửa động bỗng gặp một tên đạo đồng hỏi rằng:
- Ông là sứ thần của nước Ngụy à?
Từ Giáp thất kinh đáp phải, rồi cậy đạo đồng dắt vào ra mắt Quỷ Cốc
tiên sinh. Đạo đồng dắt vào trước bồ đòan, Quỷ Cốc hỏi lai lịch. Từ Giáp
bèn đem ý chỉ của mình mà tỏ ra. Quỷ Cốc thở dài mà rằng:
- Tiên sinh lặn lội xa xôi thành ra vô ích, học trò tôi là Tôn Tẩn đã
chết lâu rồi.
từ Giáp hỏi:
- Lịnh đồ chết vì bịnh hả?
Quỷ Cốc nói:
- Bởi bản chất nó ngu độn, học đạo sáu năm trời mà không thông
hiểu binh thơ chiến pháp chi, nên nó rầu rĩ uất khí mà chết.
Từ Giáp nói:
- Tôn lịnh đồ vô phước như vậy, chính là tôi chúa nhà Ngụy vô phước
đó.
Nói rồi từ tạ Quỷ Cốc trở về nước Ngụy tâu rõ đầu đuôi cho Ngụy
vương hay. Ngụy vuương nữa tin mà lại nữa ngờ.
Lúc bấy giờ, có Bàng Quyên ngồi bên cạnh, nghe câu chuyện như
vậy bèn tâu rằng:
- Tâu bệ hạ đó là kế của thầy tôi cầm T6n Tẩn ở lại núi chớ thật sự
thì ảnh chưa chết.
Ngụy vương nói:
- Lấy cớ gì mà khanh dám chắc như vậy?
Bàng Quyên nói:
- Phàm người nào chết thì sao chơn mạng của người ấy phải xẹt mất.
Hồi hôm thần xem tinh tượng thấy sao của Tôn Tẩn còn thế mà gọi chết
la chết làm sao?
Ngụy vương khen phải, day qua hỏi Từ Giáp:
- Khanh nghe nói Tôn Tẩn chết mà chính mắt có thấy mả chôn ở đâu
không?
Từ Giáp tâu:
- Chỉ nghe theo lời Quỷ Cốc nói chớ chưa xem tường mả chôn.
Ngụy vương nói:
- Thế thì khanh lầm. Vậy bây giờ phải đi cầu Tôn Tẩn một lần nữa.
Từ Gia vâng mạng ra đi.
Tới động Thủy Liêm, Từ Giáp vào ra mắt Quỷ Cốc và nói:
- Cứ theo lời sư cụ, tôi về tâu với vua tôi, vua tôi không tin, nói rằng
nếu lịnh đồ quả chết ắt đã có mộ phần. Vậy phiền sư cụ cho tôi tới viếng
mộ phần của lịnh đồ một phen.
Quỷ Cốc cười, dắt tay Từ Giáp ra phía sau núi chỉ ngôi mả đá cho
xem. Từ Giáp thấy trên mà quả có một bia đề rõ ràngnhư vậy nên tin
thiệt, từ tạ Quỷ Cốc trở về nước tâu lại cho Ngụy vương hay. Ngụy vương
không còn nghi ngờ gì nữa. Duy Bàng Quyên thì không tin, bước ra tâu
rằng:
- Thần xem sao luôn mấy đêm, quả Tôn Tẩn chưa chết. Cầu không
được Tôn Tẩn là tại Từ Giáp quá dở mà thôi. Bây giờ bệ hạ phải định tội
treo Từ Giáp, rồi khiến y đi một lần nữa rồi mới xong.
Ngụy vương suy nghĩ giây lâu rồi hỏi:
- Bay giờ khanh định treo tội Từ Giáp thế nào?
Bàng Quyên tâu:
- Nên sai quân bắt hết người nhà của Từ Giáp giam vào Nam lao rồi
sai y đi lên núi Vân Mộng. Như cầu được Tôn Tẩn xuống núi thì tha tội
cho, lại gia thăng ba cấp. Bằng cầu không được thì tru di cả nhà và lăng
trì Từ Giáp. Có làm như vậy mới cầu được hiền tài. Nếu lôi thôi để Tôn
Tẩn giúp nước khác thì nước Ngụy bị họa to.
Nghe lời bàng Quyên nói có lý, Ngụy vương bèn sai quan đem binh
tới bao nhà Từ Giáp bắt hơn một trăm quyến thuộc, đem giam vào Nam
lao rồi sai Từ Giáp lên núi Vân Mộng lần nữa.