Hồi 17
Nam Bình Vương Ẩn Mặt Giả Chết
Nhan Trọng Tử Xem Thơ Hiểu Thi

Ngự y điều trị cho Tôn Tẩn có hơn một tháng mà không thuyên giảm
bèn vào triều tâu với Tề chúa hay rằng không sao cứu sống được. Tế
chúa nghe tâu buồn rầu vô cùng.
Cách đó ít ngày, Tôn Tẩn kêu Viên Đạt vào dặn nhỏ ít câu, rồi dùng
hình nộm bằng giấy, bỏ bốn mươi chín hột gạo vào miệng rồi niệm linh
văn, hình nộm bèn biến thành thây Tôn Tẩn nằm chết tại giữa thinh
đường. Liền đó cả nhà tựu lại kêu khóc, còn Viên Đạt thì vào triều báo
tin buồn cho Tề chúa hay. Tề chúa cả kinh lật đật đem các quan tới
viếng, dạy gia tướng tấm rửa thi hài Tôn Tẩn rồi dùng lễ vương mà tẩn
liệm. Linh cửu Tôn Tẩn để quàng giữa thính đường. Tề vương đứng vịn
vào đó mà than khó rất thảm rồi lui về cũng viết thơ cáo phó, sai Tu Văn
Long đem đi sáu nước.
Tin Tôn Tẩn chết đã truyền ra sáu nước, các vua bèn sai người vào
Tề điếu tế. Vua Tần sai Bạch Khởi, vua Yên sai Tôn Tháo, vua Hàng sai
Trương Xa, vua Triệu sai Liêm Pha, vua Sở sai Huỳnh Hiệp, vua Ngụy
sai Châu Hợi. Sáu quán sứ tới nước Tề, trước vào yết kiến vua Tề. Vua
tề bèn đem sáu quan sứ tới Nam binh vương phủ điều tế.
Khi lễ vật bày xong trước linh cửu, vua Tề bèn thắp hương quy quyện
rồi dạy Tu Văn Long đọc tế văn rằng:
"Đại quốc thiên tử năm thứ mười chín mùa thu tháng tám ngày
mồng ba, vua Tề kính dùng bò con làm lễ, để tế linh hồn Nam
Bình quận vương Tôn Bá Linh.
Ô hô Danh rền bảy nước, công dẹo bốn phương.
Sanh Yến quốc, con nhà phiệt duyệt,
Quan Tề triều, tôi bực đống lương.
Nhờ linh xưa Tài cao tột bực.
Mưu rộng lạ thường.
Ngồi một chỗ, bấm tay trong duy ốc,
Sai muôn binh, cướp trại chốn cương trường.
Tưởng là: Mãi mãi giúp giang san Tề quốc.
Ai dè: Vội vàng về ra mặt Diêm vương
Bây giờ trước án ri ra tiếng khóc
Trong nhà thoảng thoảng mùi hương.
Vẫn biết: Kẻ chết đã yên phần tịch mịch.
Nhưng mà người còn không xiết nỗi đau thương.
Hỡi ôi tiếc thay! Có linh xin hưởng!"
Vua Tề tế rồi, bước ra. Lỗ vương Điền kỵ vào rót ba chén rượu, tầm
tả nước mắt, quỳ đọc bài thơ như vầy:
"Ba năm Châu giáp khỏi lo âu
Nhờ sức khanh nên định các hầu.
Đứng trước cửa vàng rồng cá sợ,
Ngó sau điện ngọc cọp beo rầu.
Rường to đâu bỗng cơn lay đổ,
Cột chắc nay đà lúc sụo xiêu.
Đám hỏi ông xanh sao độc ác?
Con người tri kỷ giấu đi đâu!"
Điền Kỵ vừa đọc thơ vừa khóc. Đọc xong bước ra thì sứ Tần là Bạch
Khởi vào tế. Kế đó là Huỳnh Hiệp, Liêm Pha, Trương Xa, Tôn Tháo,
Châu Hợi rồi tới Viên Đạt, Lý Mục, Độc Cô Trần, Ngô Giải, Mã Thăng,
Tu Văn Long, Tu Văn Hổ, mỗi người đều có đọc điều văn hoạc thi giảng.
Ai nấy đều rơi lụy để tỏ lòng thương xót.
Điếu tế xong, vua Tề và các sứ thần lui về. Tối hôm sau ai nấy đều
tự lại phủ Nam bình đồng đưa linh cửu lên đường, thẳng tới Tây Giao an
táng.
Xong cuộc tang ma, sứ thần sáu nước vào từ giã vua Tề mà về. Vua
Tề chuẩn cho Châu Hợi là sứ nước Ngụy về trước, còn năm sứ kia thì
mời ở lại.
Sau khi Châu Hợi về, vua Tề bèn nhóm các sứ thần lại mà nói rằng;
- Theo ý của quả nhân định thế nào Bàng Quyên cũng nhơn lúc Tôn
tiên sanh đã chết mà đem binh xâm lăng sáu nước. Vậy chúng ta nên
hiệp ước với nhau hễ khi binh Ngụy đánh một nước nào, thời bốn nước
khác phải giúp. Ý quả nhơn thì vậy, chẳng rõ các quan sứ có đồng lòng
hay không?
Các sứ thần rập tâu rằng:
- Bệ hạ nghĩ vậy thì hay lắm, chúng ta nên hiệp với nhau.
Tề vương cả mừng, sai Quan lộc đại phụ bày tiệc đãi các sứ, Khi tan
tiệc, các sứ bèn từ giã trở về nước.
Châu hợi về tới thành Nghi Lương vào ra mắt Ngụy chúa rồi tâu
rằng:
- Tôn Tẩn quả chết rồi. Hạ thần ở tại Tề đã cùng với sứ thần các
nước đưa linh cửu tới chôn ở Tây giao, khi xong việc tang ma mới trở về
phục mạng đây!
Ngụy vương cả mừng nói:
- Thằng ấy chết rồi thì nước Ngụy ta mới mong được thái bình.
Bàng Quyên nghe rõ như vậy nhưng không tin, bụng vẫn ngại ngại
rằng Tôn Tẩn giả chết nên khi trở về phủ liền sai nhiều thám tử thay
phiên nhau qua tề mà dọ tin ấy.
Dọ như vậy gần ba năm, tin Tôn Tẩn chết vẫn còn là thiệt. Bàng
Quyên cả mừng vào ra mắt vua Ngụy rồi tâu rằng:
- Lúc Tôn Tẩn còn sống ỷ tài thị chúng, đã mấy phen đánh phá nước
ta, đến nỗi nước ta phảo chịu xưng hàng và dương châu Tị Trần nó mới
lui binh. Cái thù ấy không sao quên được. Nay Tôn Tẩn đã thiệt chết rồi,
hạ thần muốn đem binh sang phạt Tề để đòi châu ấy lại rồi nhân đó dẹp
cả sáu nước để dựng nghiệp bá chủ. Xin bệ hạ xét coi có nên hay không?
Ngụy chúa phán rằng:
- Nếu phò mã lập được công ấy thời còn chi hay bằng.
Bàng Quyên cả mừng trở về phủ sắp đặt các việc xong xuôi, rồi ngày
hôm sau tới giáo trường điểm một muôn binh mã, nội ngày ấy kéo sang
nước Tề.
Khi đại binh kéo đi được ba ngày thì tới một chỗ ngã ba. Quân tiền
đội trở lại báo với Bàng Quyên rằng:
- Trước mặt có hai ngã, một ngã sang Tề, một ngã sang Hàng, vậy xin
phò mã dạy cho biết phải đi đường nào?
Bàng Quyên hỏi:
- Đường tới Hàng có thể qua Tề được hay không?
Quân tiền đội thưa:
- Nếu đi ngang Hàng thời tới Tề gần hơn.
Bàng Quyên nói:
- Vậy thời ta hãy tới dạp Hàng rồi sẽ đánh thẳng qua Tề cũng chẳng
muộn.
Ba quân được lệnh liền kéo thẳng tới ngoài Hàng thành hạ trại.
Quân nước Hàng trông thấy binh Ngụy tới bèn vào triều báo cho
Hàng chúa hay. Hàng chúa cả kinh than rằng:
- Quả nhân đã biết trước, hễ Tôn Tẩn chết thì thế nào Bàng Quyên
cũng kéo binh thâu sáu nước. Nay thật quả vậy, mà nó lại toan thâu nước
Hàng ta trước!
Than dứt, liền sai Trương xa ra lui binh Ngụy. Trương Xa được lệnh,
lập tức điểm binh ra thành.
Bàng Quyên nghe quân báo có tướng Hàng khiêu chiến, bèn lên
ngựa đem binh ra trận. Hai tướng gặp nhau thời xáp lại đánh chứ không
thèm hỏi tên họ. Đánh nhau được ba mươi hiệp. Trương xa kém thế liền
quày ngựa chạy về thành. Bàng Quyên đắc thắng, lùa binh tới giết quân
Hàng vô số. Trương Xa vào được trong thành, sắp đặt việc cố thủ cẩn
thận, rồi tới ra mắt Hàng chúa mà tạ tội thất trận. Hàng chúa được tin ấy
buồn rầu vô cùng, gượng nói với Trương Xa rằng:
- Bàng Quyên là đứa kêu dõng, trừ Tôn Tẩn ra, thời trong bảy nước
không ai là tay đối địch với nó.
Trương Xa nghe nói vậy cũng bớt lo sợ, từ tạ lui ra.
Trọn ngày ấy, Hàng chúa ngồi lo buồn không biết cách chi để lui binh
Ngụy. Suy nghĩ mãi bỗng nhớ tới phong thơ của Tôn Tẩn để lại lúc nọ,
Hàng chúa bèn lấy ra xem.
Thơ như vầy:
"Vẫn nghe dâu ta sanh con nhỏ,
Ở ngoài đường bạn khách tới nườm nượp cả tháng
Vua Tề dâng chén không đáy,
Trong triều một đêm bảy nước lo tính".
Hàng chúa đọc đi, đọc lại mấy lượt cũng chẳng hiểu nghĩa ra sao. Đời
đến sáng ra triều, Hàng chúa bèn đem thơ ấy hỏi ý các quan. Trong triều
có vị đại thần là Nhan Trọng Tử, người học giỏi, nghe Hàng chúa đọc bài
thì ấy bèn bước ra tâ rằng:
- Hạ thần có thể đoán bài thi ấy được.
Hàng chúa nói:
- Vậy khanh có hiểu Tôn tiên sinh nói gì trong ấy chăng?
Nhan Trọng Tử tâu:
- Cứ theo bài thơ mà lấy nghĩ thời như vầy: Câu thứ nhất nói dâu sanh
con nhỏ nghĩa là có cháu, cháu tức là tôn, chỉ họ Tôn. Câu thứ hai nói
bạn khách tới nườm nượp cả tháng, nghĩa là chử tân, và chữ ngoạt nhập
lại chữa Tẩn. Câu thứ ba nói chén không đáy nghĩa là chữ bôi, mất một
chữ thành chữ bất. Câu thứ tư nói một đêm lại là chữ tử. Ráp bốn câu lấy
bốn chữ là: Tôn Tẩn bất tử nghĩ là Tôn Tẩn chẳng chết. Lại bốn chữ đầu
của bốn câu là thượng tại Tề quốc, nghĩa là hiện nay còn ở tại nước Tề.
Hạng chúa lộ vẻ mừng phán rằng:
-Nếu quả như Tôn Tẩn chưa chết, thì quả nhân bớt lo.
Phán dứt bèn cho dời Trương Xa tới hỏi rằng:
- Lúc khanh ở Tề, Tề chúa có nói chuyện chi không?
Trương Xa tâu:
Tề chúa nói rằng Tôn Tẩn chết rồi, ắt Bàng Quyên chinh phạt sáu
nước. Vậy khi nào xảy ra chuyện như vậy thời trong sáu nước phải hiệp
lực với nhau mà chống với Ngụy.
Hàng chúa phán rằng:
- Nếu vậy thì bây giờ trong các khanh có ai lãnh mạng cầm thơ qua
Tề dâng cho Tề chúa xin binh cứu viện và dò tin Tôn Tẩn luôn thể hay
không?
Hàng chúa hỏi luôn mấy tiếng mới có một vị lão quan tuổi hơn bảy
chục ra xin đi.