Dịch giả: Phan Văn Các & Trịnh Trung Hiếu
P3 - Chương Bốn

Cô quả nhiên chưa ngủ, đang ngồi cắn hạt hướng dương bên chiếc bàn ăn kê ở buồng ngoài. Trên bàn trải một tờ báo, rắc đầy vỏ hạt hướng dương. Con mèo mun khoanh tròn trên một chiếc ghế đẩu.
- Anh làm sao về muộn thế?
Cô đưa ngón tay cái và ngón trỏ nhón lấy một hạt hướng dương, ngón tay út giơ cao lên, đưa lên giữa hai chiếc răng cửa nõn nà bằng một động tác duyên dáng như trên sân khấu, lơ đãng hỏi một câu.
- Con Xám vạm vỡ của tôi bị tụt xuống hố bùn – Tôi nói, tiện tay treo chiếc roi ngựa lên cái đinh cô đã quy định.
- Cơm ở trong nồi đấy – Cô vẫn ngồi yên tại chỗ.
Tôi rửa mặt xong, bê cơm ra bàn, đuổi con mun đi. Trong chiếc chiếc vỏ đồ hộp làm cái gạt tàn để trên bàn, có mấy đầu mẩu thuốc lá.
- Ai đến thế? – Tôi hỏi.
Theo ánh mắt tôi, cô nhìn chiếc vỏ đồ hộp, im lặng một lát rồi nói:
- Bí thư Tào.
- Ông ta đến làm gì?
- Có gì là lạ. Quý chúng mình thì đến chơi thôi.
- Bí thư mà lại quý chúng mình, chỉ nguyên điều đó đã đủ lạ rồi – Tôi vừa ăn vừa nói.
Cô đưa mắt nhìn tôi một cái, rồi lại tiếp tục cắn hạt hướng dương. Im lặng một lúc, cô mới nói:
- Anh đến là kỳ quặc. Cứ như là trời sinh ra để bị người ta khinh rẻ thì mới thích thú. Người ta quý mình, người ta đến nhà chơi, thì anh lại thắc mắc không yên. Chúng mình có chột mắt cụt mũi gì đâu nào, cớ sao lại không sống được trước con mắt người ta giống như mọi người khác.
Nói có lý có lẽ, tôi chịu không cãi được, đành lặng lẽ ngồi ăn.
Ăn xong tôi dọn bát đũa ra bàn bếp, lúc này mới cảm thấy rã rời mệt mỏi. Tôi cứ tưởng cô sẽ nói như mọi bận: “ Anh để đấy, em rửa cho ”. Nhưng không, cô chẳng nói gì cả, thế là tôi bắt tay rửa, cô cũng chẳng ngăn.
Cô vẫn ngồi bên bàn ăn, uể oải cắn hạt hướng dương, rồi uể oải vươn vai một cái rõ dài, đoạn dốc hết tàn thuốc trong chiếc vỏ đồ hộp ra tờ báo, vo viên lại vứt vào sọt rác, rồi cầm lấy chiếc bàn chải nhỏ, cẩn thận trải khăn bàn thật sạch sẽ. Bất cứ lúc nào, ngay cả lúc chán chường buồn bã nhất, cô vẫn giữ được thói quen gọn gàng sạch sẽ.
- Anh cởi bộ quần áo của anh bỏ ngoài kia, đừng mang vào gian trong, anh lăn lê những đâu, mà cứ như trâu đầm thế kia? – Cô nói xong cũng không hề nhìn tôi, vén luôn rèm cửa đi vào. Tôi làm theo lời cô, cởi bỏ bộ quần áo bê bết bùn đất ra, quẳng vào chậu giặt. Chần chừ một lúc, tôi đổ nước vào, tự mình giặt lấy.
Khi tôi vào buồng cô vẫn chưa ngủ, mắt mở thao láo, nhìn lên trần nhà dán bằng giấy báo, cứ như đang đọc một bài nào trên đó.
- Chưa ngủ à? – Tôi buột miệng hỏi.
Cô không buồn đáp, mà trở mình quay mặt vào vách. Tôi trải chăn mé giường đằng này. Gần đây, tôi lại đắp cái chăn cũ của tôi, cô đắp cái chăn cũ của cô, còn chiếc chăn cưới mới tinh có thêu hình chiếc máy kéo của chúng tôi, thì đặt giữa hai người để làm ranh giới. Chiếc vỏ chăn đỏ rói, đúng là cái màu cảnh cáo răn đe.
Tôi nằm xuống, vớ lấy một quyển sách, nhưng mãi chẳng đọc được chữ nào. Cô cũng không giục tôi tắt đèn đi ngủ như mọi hôm, cả đến hơi thở cũng không nghe thấy. Gian buồng chìm trong một thứ im lặng đến nghẹt thở, đòi hỏi tôi phải phá tan.
- Hương Cửu này – Tôi bỏ sách xuống, dốc hết quyết tâm nói - Nếu cô cảm thấy không hợp ấy mà, thì chúng ta có thể ly hôn.
- Có mà điên! – Cô tiếp ngay lời tôi bằng một giọng hết sức tỉnh táo, rõ ràng là cô chờ mãi cái phút tôi lên tiếng – Tôi đã ly hôn hai bận rồi, bây giờ vừa mới cưới nhau lại ly hôn nữa? Để người ta cười cho thối mũi ra à. Sau này tôi cũng còn phải sống nữa chứ - Sau đó là tiếng khóc tức tưởi – Thôi thôi, đủ rồi! Chỉ tại cái số tôi đen đủi rủi ro, cái kiếp tôi nó khổ thế! Bây giờ thì tôi đã rõ, cả đời tôi chẳng bao giờ được sống sung sướng đâu!
- Đâu có? Cô còn trẻ chán! – Tôi bỗng thấy mủi lòng xót xa – Cô chẳng phải viết đơn đâu, để tôi viết cũng được……
- Anh viết, anh cứ đi mà viết. – Cô giẫy lên trong đống chăn – Anh lấy cớ gì mà viết? Tôi có tội tình gì? Anh lấy lý do gì mà đòi ly hôn với tôi nào?
- Ấy, cô đừng hiểu nhầm! – Tôi vội vàng giải thích – Không phải là cô có tội, mà là tôi có tội. Luật hôn nhân chẳng đã có điều quy định: “ Những người không có năng lực trong sinh hoạt vợ chồng thì không được kết hôn ”. Chỉ có điều sau khi cưới chúng ta mới biết được điều đó.
- Thôi, thôi! – Vai cô rung lên – Đem cái lý do ra càng chỉ tổ cho người ta cười. Người ta lại tưởng cái con Hoàng Hương Cửu này chỉ thèm cái của ấy….
- Cũng chẳng sao cả. Đó là một lý do quang minh chính đại.
- Thôi cút anh đi. Chuyện chăn gối mà quang minh chính đại à? Chỉ có cái hạng mọt sách như anh mới mở mồm ra mà nói như vậy được.
Việc quang minh chính đại, hợp lý hợp pháp, thì ở nơi này lúc này không thể giải quyết một cách hợp pháp hợp lý, chính đại quang minh. Tôi suy nghĩ đắn đo mãi: quả có vậy! Nhưng đâu là cách giải quyết êm thấm trọn vẹn? Tôi quả là vô kế khả thi….
- Hề hề! - Lại cái giọng cười khẩy lạnh nhạt của cô mà tôi nghe đã quen tai – Tôi đã nghĩ kỹ rồi: chúng ta kết hôn thì cũng coi như hai hộ riêng lẻ nhóm họp thành hợp tác xã vậy. Chúng ta đâu có đáng được gọi là gia đình? Vẫn là hộ độc thân đấy thôi. Tôi cũng cầm bằng như tớ sẽ trở lại đây kéo cậu dậy trước lúc trời sáng.
Trăng đã lên đỉnh đầu. Dưới ánh trăng, đi giữa đồng không mông quạnh tưởng chừng như đi trên mặt trăng vậy, tít tắp tới tận đường chân trời đen sẫm kia, hoàn toàn vắng tanh vắng ngắt, không một bóng người. Có cảm tưởng như đi đến đường chân trời ấy, rồi bước thêm một bước nữa thì sẽ rơi vào bầu trời mênh mông bát ngát. Lúc này tôi đã trở về với môi trường quen thuộc của tôi, bồng bềnh trong trạng thái không trọng lượng, toàn thân lâng lâng, bước chân thoăn thoắt. Tôi rất thích ban đêm một mình đi bách bộ dưới trăng. Thì ra, con người ta đi từ thế giới này sang một thế giới khác không có gì khó, bất quá chỉ là trái đất từ phía này quay sang phía kia mà thôi.
Khoảng hơn mười một giờ đêm, tôi về tới đội sản xuất. Cái xóm nhỏ tôi đã êm đềm ngủ say trong ánh trăng. Từng dãy nhà đất màu vàng khè, giờ đây nằm dài ngay ngắn đều đặn giữa đồng ruộng, cũng một màu vàng đất ấy. Hệt như những người nông dân lam lũ sau một ngày làm lụng cực nhọc. Trong giải rừng bên kia, tôi thấy dãy nhà đầu tiên có hai ngọn đèn sáng chói. Một ngọn là văn phòng của đội sản xuất, còn một ngọn nữa là nhà kho của đội sản xuất trước đây, nay là nhà tôi. Khuya thế này rồi mà cô ta vẫn chưa đi ngủ, một tình cảm ấm áp, một nỗi niềm xót thương bỗng dâng lên dào dạt trong tôi.
Đến văn phòng đội báo cáo với Tào Học Nghĩa đã chăng? Hay là về nhà thăm cô trước đã, bảo cô đi ngủ đi kẻo muộn? Tôi rời đường cái, đi vào con đường mòn xuyên qua giữa rừng dương thưa thớt. Cành lá dương khô mục rụng xuống từ năm trước xào xạc dưới chân tôi. Gió đêm mát lạnh lùa trên những ngọn cây, nghe rõ tiếng chim non giật mình kinh hãi chiêm chiếp liên hồi trên các tổ chim gi, chim sẻ.
Xung quanh rừng dương là một dãy liễu quế hương. Liễu quế hương là giống cây đặc sản vùng tây bắc, vỏ cây nâu sẫm như cây me, thân cây cong queo đầy gai; lá tro mốc thếch, nhưng hoa vàng lấm tấm như những hạt gạo, lại có hương thơm ngào ngạt lạ thường. Giống cây này mọc được cả vùng đất mặn cằn cỗi, không đòi hỏi thiên nhiên phải cung cấp nhiều mưa, lại hào phóng hiến dâng hương thơm cho đời không chút dè sẻn.
Mùa này hoa liễu quế hương đã tàn, trên cành lúc lỉu những chùm quả xanh non. Sang thu cả tán cây sẽ là một màu vàng óng ả. Tôi đi qua dưới từng cây liễu quế hương, sắp đến cuối rặng cây thì thấy đèn văn phòng chợt tắt. Có cảm tưởng như cái xóm nhỏ của tôi bỗng nhắm lại một mắt. Từ văn phòng một bóng người đi ra, dưới ánh trăng vằng vặc, tôi nhận ngay ra là Tào Học Nghĩa. Anh ta không đi về phía nhà anh ta ở dãy sau, mà nhắm về phía nhà kho, tức là nhà tôi. Giữa lúc tôi đang ớ ra vì kinh ngạc, thì anh ta đã đẩy cửa đi lọt vào nhà tôi. Ánh đèn trong cửa vụt hắt ra, một vệt sáng dài loé ra tận ngoài đồng. Nhưng loáng cái, cửa đã đóng lại.
Tôi tiến thêm mấy bước nữa, trong nhà đèn cũng tắt phụt.
Trước mặt tôi giờ đây, cái xóm nhỏ của tôi đã nhắm nghiền cả hai mắt.
Cả cái xóm nhỏ đều đã ngủ say. Tôi đã bị gạt bỏ lại bên ngoài, chỉ một mình tôi thức.
Cái việc ấy rốt cuộc đã sảy ra.
Chân tôi bủn rủn, tôi ngồi bệt xuống gốc cây liễu quế hương. Tôi nghe rõ tiếng vỏ cây đầy gai cào sồn sột lên chiếc áo choàng bằng vải bạt của tôi, nhưng lưng tôi chẳng còn mảy may tri giác.
Nhớ lại những nỗi nhục nhã đã từng nếm chịu, và đem so với mọi cảnh bất hạnh của mọi kẻ bất hạnh. Duy có nỗi nhục nhã này, tôi chưa từng nếm mùi bao giờ khiến tôi kinh ngạc, cảm thấy không ngờ, không tin rằng số phận lại hậu hĩ với tôi như vậy. Dường như trời sinh ra tôi là đã định sẵn rằng tôi phải nếm trải mọi nỗi đau khổ, phải đi xuyên suốt toàn bộ hoả ngục đày đoạ dựng lên bằng nước và lửa, bằng gươm đao và rắn độc. Mấy hôm nay, tôi bắt đầu dự cảm lờ mờ rằng cái ngày tôi phải chịu đựng nỗi nhục nhã đó e chừng sắp đến.
Từ lâu tôi đã như con chó đói bị dồn đến chân tường co lưng, quắp đuôi, hai mắt đỏ ngầu tia máu tuyệt vọng nhìn lên cây gậy đã giơ cao, đớn hèn bất lực chờ cái giây phút nó sẽ giáng xuống đầu mình. Duy chỉ cầu mong có một điều là nó đừng đập vụn xương tôi ra, để cho tôi còn bò lê được, còn ăn được, còn băng bó vết thương được, may ra còn khỏi được.
Đến giờ phút này, cái gậy đã rốt cuộc giáng xuống.
Tôi lại một phen nghiệm thấy được trực giác của mình.
Tôi rã rời đổ xuống dưới gốc cây liễu quế hương, hai tay tôi điên dại vầy vò lớp vỏ cây đầy gai, lòng bàn tay rách bươm toé máu, dường như tôi làm thế là để phục hồi lại tri giác, đặng kiểm tra mức độ tổn thương của mình.
- Này, cớ sao ngươi lại nằm đây? - Bỗng nhiên một bóng ma từ trên không trung lướt tới, đá vào lưng tôi một cái – Hãy đi cầm lấy cái rìu đẵn củi! Sau cánh cửa nhà các ngươi vẫn có một cái đấy thôi? Trong túi ngươi có sẵn chìa khoá, mở toang cửa ra mà xông vào. Đại trượng phu đứng trong trời đất, há có thể chịu được nỗi ô nhục nhường kia ư?!
Tôi ngẩng đầu lên. Bóng ma mặc quan phục nhà Tống, da ngăm ngăm đen, vóc người lùn béo, mắt phượng mày ngài. Bóng ma khe vuốt chòm râu, bảo:
- Anh em của ta quyết không bao giờ đớn hèn như nhà ngươi, như đại ca Võ Nhị Lang có biệt hiệu là “ đinh ba tấc ”, còn quyết liều sống chết với loài gian phu dâm phụ, huống chi nhà ngươi thân cao bảy thước, sức dài vai rộng, đường đường một đấng tài trai. Nhà ngươi nín nhịn mối nhục tày trời đó thì mặt mũi nào nhìn thấy cha mẹ nhà ngươi nơi chín suối?
Cái này có thể thử được đấy! Cái hôm cưới, ở trên tường đã chẳng ngổn ngang xác chết đó sao? Phải chăng là điềm báo trước?
Nhưng….
- Tống đại ca ơi! – Tôi kêu lên – Nhưng mà, thời đại đã đổi khác. Đại ca giết Diêm Bà Tích mà vẫn nhở nhơ ngoài vòng pháp luật, chứ còn tôi? Ngày nay chẳng có Lương Sơn Bạc….
- Theo ta, thời buổi này của các ngươi cũng chẳng khác thời Tuyên Hoà là mấy - Tống Giang nói – Chúa thượng hôn dung, sói hùm chắn lối, bậc trung lương bị hãm hại, lúc này không dựng gậy làm cờ mà nổi lên thì còn đợi đến lúc nào? Lương Sơn Bạc thì cũng do các hảo hán lập ra đấy chứ….
- Thưa đại ca, mỗi thời một khác – Tôi vội thưa - Tập đoàn lãnh đạo hiện nay phức tạp hơn thời xưa của đại ca lắm lắm. Ngay nội bộ tập đoàn ấy đã có biết bao nhân vật yêu nước thương dân, họ đang làm việc trong cảnh gian nan, mong đưa nước nhà lên con đường chính đáng. Dân chúng bên dưới dẫu có liều lĩnh làm bừa thì thật ra cũng chẳng ích gì.
- Thiển cận quá, thiển cận qúa! - Tống Giang cười ha hả - Trên dưới kết hợp, nội công ngoại kích, trong triều ngoại nội cùng lo thì mới mở ra được cái mà nhà ngươi gọi là con đường chính đáng. Nếu không có lực lượng phía dưới, lực lượng ngoại kích, lực lượng ngoại nội, thì những bậc khanh sĩ trong triều yêu nước thương dân, mà nhà ngươi nhắc đến trên kia cũng sẽ lâm vào cảnh đơn thương độc mã, một bàn tay vỗ sao kêu được, cuối cùng sói hùm dọn sạch, tống vào ngục trời. Nhà ngươi mau mau tập hợp lấy một cánh quân, chi viện các bậc trung lương trong triều, để “ thanh quân tróc, chính triều cương ”, lọc sạch tả hữu của nhà vua, sửa ngay cương kỷ của triều đình.
- Thưa đại ca, cánh quân mà đại ca nói đó, ngày nay chúng tôi gọi là “ tổ chức cách mạng ”. Bộ máy chuyên chính thời nay nhân danh giai cấp vô sản lập lên, không giống như bọn sai dịch ở nha môn thời đại ca đâu! Ngay từ khi những “ tổ chức cách mạng ” như vậy chưa kịp hình thành, thì chúng nó đã ra tay trước. Hành động vây bắt của chúng còn nhanh hơn cả hành động của tổ chức mình. Hơn mười năm nay, chúng nó thà bắt nhầm hàng nghìn người chứ không để bỏ xót một người. Năm 1968, tôi vừa mới ra khỏi đội lao cải, chẳng biết mô tê gì cũng tưởng là có một “ bộ tư lệnh Lưu - Đặng ” thật, bèn liều mạng lao đi tìm, nhưng chẳng những không được ích gì, mà còn bị chụp mũ tống vào trại giam ngay. Đại ca tưởng dễ lắm sao? Chẳng hạn như đại ca đấy, qua đời mấy trăm năm nay, mà chúng vẫn cứ lôi đại ca ra mà phê mà đấu đấy thôi. May mà đại ca không hiện về ban ngày đấy, nếu không cũng bị bắt trói ngay tại chỗ rồi.
- Ôi! Thật đúng là mỗi thời mỗi khác! - Tống Giang ngửa mặt than dài - Kể nói như thế, thì một con kiến mối như nhà ngươi quả không có cách nào cứu nguy cho xã tắc. Vậy thì cắt quách cổ đôi gian phu dâm phụ kia đi, rồi sau tự sát, cũng là một cách răn đe trừng phạt những quân gian ác trên đời.
- Đấy tuy đáng kể là một cách sửa chữa thói đời, nhưng Tống đại ca còn chưa biết đấy thôi, tôi với cô ta tiếng là vợ chồng, song thực ra chẳng phải vợ chồng gì, tôi cũng chả bỏ liều tính mạng mình với chúng, dẫu rằng tôi chẳng còn mảy may luyến tiếc cuộc sống hôm nay…
Một trận gió ù ù nổi lên, cành lá các cây liễu quế hương, cây dương thảy đều vật vờ nghiêng ngả. Những cái bóng lờ mờ của chúng in trên mặt đất giờ đây rối tung lên, thành một đám khói đen mù mịt. Trên không trung lại vang lên giọng bi thiết của một u hồn khác.
- Chỉ tại cái mặt trăng kia đi chệch quỹ đạo, đi sát địa cầu hơn thường ngày, bởi thế làm cho loài người đều điên rồ hẳn đi – U hồn này có bộ mặt đen sì, khoác chiến bào của quân nhân Vơ-ni-dơ thời cổ đại. Thì ra là u hồn của Ô-ten-lô xứ Mô-rơ. Ông ta lướt đi giữa sương mù đen đặc, đôi mắt đờ đẫn, dáng vẻ tự nhiên như không biết có ai khác – Dũng khí của ta cũng bỏ ta mà đi. Kẻ hèn nhát yếu đuối nào cũng có thể cướp được gươm ta. Nhưng một khi gian ác đã thắng được chính trực, thì làm gì còn có vinh dự được nữa. Hãy để cho tất cả đều quy về hủy diệt.
Ở dưới địa ngục ông ta đã bị giày vò đến phát điên. Cái giày vò ông ta chính là lương tâm và lòng hối hận. Giọng nói sắc lạnh của ông như có ý răn đe, bất cứ kẻ nào mưu toan giết vợ rồi tự sát.
Sương mù dần dần tan đi, hai u hồn đều đã biến mất, không còn bóng dáng đâu nữa.
Lát sau, trăng lại tỏ, bầu trời lại sáng trong. Cơ thể tôi cỡi trên ánh mắt tôi, xuyên qua bầu trời xanh đen đi ngao du bốn cõi. Dưới gốc cây liễu quế hương này, tôi dường như có thể đối thoại trực tiếp với bất cứ thiên thể nào trong vũ trụ. Hơn thế nữa, tôi vươn tay ra hoặc giơ chân lên đều là ở trong vũ trụ bao la đó. Tôi đã lao mình vào trong vũ trụ.
- Ôi! – Tôi gào thét vào bầu trời thăm thẳm - Mạnh Tử bảo rằng: trời sắp giao trách nhiệm lớn cho người nào thì tất trước làm cho gân cốt người ấy phải mệt, cơ thể người ấy phải đói, tâm trí người ấy phải khổ, công việc người ấy phải loạn. Mệt, đói, khổ, loạn tôi đều đã nếm trải, nhưng biết đến lúc nào mới coi là kết thúc? Nếu như mọi thứ từng trải ấy không có một mục đích, thì tôi thà kết liễu cái sinh mệnh của mình ngay tại đây còn hơn. Đây cũng có thể coi là  một kiểu kết thúc….
- Với con cá sống dưới đáy giếng không thể luận bàn về biển cả, ấy là vì hạn chế bởi không gian; con sâu mùa hạ không thể đàm đạo về băng giá, ấy là vì bị chế ước về thời gian; với gã thư sinh quê mùa không thể bàn đạo lý lớn, ấy là vì anh ta bị ràng buộc bởi lễ giáo – Trên trời cao có một giọng nói sang sảng trả lời tôi - Giờ đây, ngươi đã khỏi sông và nhìn thấy biển cả, biết được cái xấu xa của chính ngươi, như vậy mới có thể cùng ngươi luận bàn những đạo lý lớn lao.
- Vâng ạ, mong tiên sinh chỉ giáo. Con xin vâng mệnh – Tôi biết người đang nói chuyện với mình là Trang Tử, mặc dù không nhìn thấy hình thể Người.
- Lời nói ấy của Mạnh Kha, có điều bất thông là ở chỗ ông ta cho rằng tạo hoá luôn có mục đích định trước. Ta từng nghe người có thành tựu lớn nói rằng: kẻ tự khoe mình thì chẳng có công tích gì, kẻ đã thành công mà không biết thoái lui thì sẽ rơi vào thất bại, kẻ tiếng tăm hiển hách ắt sẽ bị tổn thương. Người nào biết vứt bỏ công danh mà trả lại chúng nhân, đạo lớn lưu hành mà không khoe khoang công mình, đức hạnh đầy đủ mà không cầu tiếng tăm, thì mới có thể không cầu xin gì ở người khác, người khác cũng không cầu xivẫn ở với bà cụ Mã, anh thì cứ coi như vẫn ở bên cạnh Chu Thụy Thành là được. Chúng ta giúp đỡ nhau trong cuộc sống, những công việc nặng nhọc như gánh nước, nhào than, vác gạo, bổ củi thì anh giúp tôi; còn thổi cơm, giặt giũ quần áo, quét dọn nhà cửa thì để tôi làm.
- Hu, hu…. – Cô như không nén nổi, bỗng oà lên khóc - Chứ còn biết làm thế nào bây giờ? Đành phải vậy thôi…. Tôi mong lên mong xuống, mong ngày mong đêm, mong có được một người đàn ông tử tế….Việc gì tôi cũng làm được, tôi tình nguyện hầu hạ chồng tôi, ăn ở đời kiếp yên lành với nhau, dù cho người ta có thay đổi chính sách, thay quân đổi quan gì đi nữa, thì người ta cũng phải để cho dân được sống chứ?! Không có dân, thì ra cái nhà nước gì nữa? Chúng ta cứ đóng cửa buồng lại mà ăn ở với nhau, không gây rối, không kiếm chuyện, không để người ta thọc gậy bánh xe. Thế mà, than ôi…..mong lên mong xuống, mong ngày mong đêm cuối cùng vớ phải cái đồ phế thải vô tích sự là anh! Anh là cái thứ đàn ông gì? Bà cụ Mã còn cứ một hai khen anh tốt nết, mát tính, phúc hậu. Hề, hề! Bây giờ tôi mới biết, anh đâu đáng mặt đàn ông. Tôi nghe người ta bảo, lũ hoạn quan ngày xưa cũng ẽo ợt đồng cô như anh đấy…..Anh mà là đàn ông ra thằng đàn ông ấy à, thì dù anh có suốt ngày đánh đập chửi bới tôi…..
Từng giọt, từng giọt nước mắt to như hạt ngô bất giác trào lên hai khoé mắt tôi. Tư duy của tôi rối loạn hẳn. Một nỗi đau đớn xót xa to lớn quật tôi ngã vật trên giường. Đèn vẫn còn sáng nhưng trước mặt tôi trời đất tối sầm, tối đen như mực, rồi chợt nẩy đom đóm như sao xa.
- Trời ơi là trời! – Tư xưa tới nay tôi không hề tin trong cõi u minh có trời đất quỷ thần gì, nhưng vẫn không nén nổi gào lên – Ông trời ơi, sao ông nỡ đày đoạ tôi đến thế này? Ông vật tôi ngã lăn đùng ra còn chưa đủ sao, lại còn giẫm lên ngực tôi nữa.
Cô thấy tôi nằm im bèn ngồi dậy, nhìn tôi bằng cặp mắt ướt đẫm đỏ hoe. Có lẽ cô nhìn thấy nước mắt tôi đầm đìa, nhưng cô cũng chẳng nói gì, chỉ đưa tay giật tắt ngọn đèn.
Lẽ ra tôi phải nằm dịch vào an ủi cô, vỗ về cô, ôm chặt cô vào lòng, và tỉ tê, và hành động…để dỗ dành cô vui lên. Nhưng tôi đâu có cái năng lực ấy, tôi không có cái năng lực để mà đảm đương lấy cái nghĩa vụ mà lẽ ra tôi được gánh vác. Trước đây tôi cũng thử vài lần, những lúc cô không vui. Nhưng lần nào rồi rốt cuộc, cô cũng cố sức đẩy tôi xuống rồi lồm cồm ngồi dậy. Mắt lờ đờ, mặt đỏ lựng, cô hổn hển thở dốc.
- Anh chỉ làm em thêm khó chịu thôi! – Cô bảo.
Thế là tôi hiểu, từ nay tôi không được đụng đến cô nữa. Tôi phải nép mình sang một bên, phải chúi vào trong xó nhà kia, tốt nhất là hoá thành con chuột. Trong cái mà người ta gọi là nhà đây, trong hai gian nhà kho dột nát này, cô dần dần phình to ra mãi, cuối cùng cô choáng hết toàn bộ không gian, và chẳng còn đâu chỗ cho tôi dung thân nữa. Trước kia lúc tôi còn ở nhà tập thể của nhân viên độc thân, thì chỗ ở của tôi cũng hẹp thôi, nhưng không gian tâm lý của tôi thì mênh mông bát ngát; giờ đây không gian nhà cửa của tôi rộng hơn nhiều, nhưng không gian tâm lý cứ co thắt lại hẳn. Tim tôi bị cô nhét cho đầy ứ, tôi thấm thía cái câu người ta thường nói: “ nẫu ruột, nẫu gan ” là nghĩa thế nào.
Đến bây giờ tôi mới nếm mùi được biết, có một thứ áp lực còn khủng khiếp hơn cả áp lực xã hội, đó là áp lực gia đình. Lần lượt nhớ lại những người bị hành hạ giày vò đến phải tự tử trong bao nhiêu cuộc vận động đấu đá trước đây, tôi nghiệm ra rằng cái bẫy cò then chốt nhất, thúc bách họ đi tới hành động tuyệt vọng lại chính là tác động của vợ con đối với họ. Chính tác động này thúc họ đi đến quyết định cuối cùng. Còn những người chịu đựng và vượt qua mọi nỗi giày vò, thì phần lớn đều có một hậu phương vững chắc và êm ấm. Ngay khi ngồi trong chuồng bò, không có lấy cả một chiếc đũa, họ vẫn có thể cảm ứng được nỗi niềm nhớ nhung của một con tim.
 Lại một lần nữa tôi nghĩ đến tự tử. Đã thành ra thứ đồ phế thải, thành ra người phân nửa rồi, chỉ có quyền để cho người ta sai khiến chẳng khác gì con Xám vạm vỡ kia, cuối cùng lay lất kiếp sống thừa trong cái tàu ngựa, sống vật sống vờ như thế thì phỏng còn ý nghĩa gì nữa? Những ngày này, người mẹ thân yêu khuất bóng từ lâu hiện ra trong chiêm bao của tôi. Vẫn như trong ảnh, người hiền từ, xinh đẹp, khoé miệng luôn nở một nụ cười vĩnh hằng bất diệt. Trong làn sương mù mịt hư ảo, người thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện. Nhưng mỗi lần tôi hấp tấp bò đến bên người thì người lại biến mất. Tỉnh lại, tôi cứ thầm đoán mãi cơn chiêm bao, cho đến khi trời sáng hẳn: người đang gọi tôi đi theo người chăng? Hay người động viên tôi tiếp tục sống nữa?
Sau buổi rạng đông, nhà kho dần dần sáng sủa hơn. Một túp nhà dột nát vách siêu mái sụt đã được bàn tay Hương Cửu sửa sang dọn dẹp trở nên sạch sẽ khang trang. Tôi là người chúa ghét mạng nhện, cái mạng nhện thường khiến tôi liên tưởng nhà tù. Vậy mà trong túp nhà kho vốn rất dễ bắt màng nhện này, giờ đây sạch sẽ như lau chùi. Chiếc bàn viết làm bằng cánh cửa, khăn trải bàn trắng tinh, trên cửa sổ, trong chiếc ống nghiệm trong suốt cắm một chùm hoa mã lan phơn phớt tím chen vài bông bìm bịp hái ngoài bờ dậu.
Nền đất ghép từng viên gạch phẳng lỳ; trên tường đất màu vàng, giấy báo cắt dán khéo léo chẳng kém gì giấy bồi vách có hoa văn đẹp mắt. Lọ kem xoa mặt và chiếc gương tròn của cô, chồng sách dầy cộm của tôi, mọi thứ đều tưng bừng sức sống lúc nào cũng tung tăng hớn hở làm vừa lòng chủ nhân.
Đôi bàn tay tài hoa của cô đã gẩy lên những nốt nhạc tuyệt vời của khúc “ Mộng xây tổ ấm Bồng Lai ”. Và nhìn lại cô đang ngửa mặt thiêm thiếp giấc nồng, từ vầng trán cho tới khuôn cằm, chủ nhân của đôi bàn tay khéo léo ấy thật xinh tươi duyên dáng, khác nào người đẹp trong tranh. Mọi thứ đều không có ý hắt hủi tôi, mà trái lại, như đều ra sức cuốn hút tôi vào trong đó, cuốn hút tôi vào cuộc sống bình thường. Nhưng giữa tôi với mọi thứ đó lại đang có một bức tường giá lạnh ngăn cách, một bức tường xây bằng gạch pha lê khêng của họ, nhưng số người tuân theo lời dạy của ngài thì đông hơn gấp bội chứ ạ! Tại sao ngài lại cho rằng người đời sau rất ít nghe lời của ngài? Điều này quả là con không rõ lắm.
- Con ơi! Đó cũng chính là điều ta hằng lo lắng ở trên thiên đường. Hạng người thứ nhất mà con nói đó, họ viện dẫn lời ta theo lối tầm chương trích cú để làm vũ khí lý luận vì lợi ích riêng của họ, hoặc để tranh dành quyền lực, hoặc để đàn áp quần chúng. Thế nên trong trí tưởng của đám quần chúng thường ít am hiểu lý luận đó, bộ mặt ta hiện ra thật là dễ sợ, bởi vì những kẻ kia đã biến ta thành ra là một người dường như ở đâu cũng đối lập với lợi ích của quần chúng.
- Ôi, cứ nghĩ đến mà ta cứ giật mình kinh hoàng! Thế nhưng, những kẻ đó thường dành những thắng lợi, dẫu là những thắng lợi tạm thời thôi. Vậy thì, nguyên nhân là do đâu? Thì chính là ở chỗ chúng đã làm được công việc của chúng! Còn hạng người thứ hai mà con nói đến, họ hồn nhiên ngây thơ nhất nhất theo lời ta, thì lại thường hay vấp váp, thất bại, nguyên nhân lại chính là ở chỗ họ đã không làm được công việc của họ…
- Con có điều chưa hiểu rõ. Lời của ngài há chẳng phải là chân lý đó sao? Vì sao những kẻ không làm theo lời ngài, chỉ hành động theo ý riêng của họ thì có thể thành công, dù chỉ thành công tạm thời? Còn những ai răm rắp theo lời ngài thì thường vấp váp, thất bại?
- Con đừng sốt ruột, hãy nghe ta nói tiếp – Mác đặt bàn tay rắn chắc lên đầu gối tôi – Thành quả quan trọng nhất suốt cuộc đời nghiên cứu của ta, chẳng qua chỉ có hai điều mà người bạn chí thân của ta là Ăng-ghen đã quy nạp trong bài phát biểu trước mồ ta: một là phát hiện ra nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, một nữa là phát hiện ra phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại và nhưng quy luật vận động đặc thù của xã hội tư bản do phương thức sản xuất ấy đẻ ra. Còn thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng thì đó là điều xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên cứu của ta. Nếu nói chân lý thì chân lý là chỗ đó.
- Nhưng hai loại người mà con vừa nhắc đến thì dù thiện ý hay ác ý, họ lại đều chỉ đi tìm kiếm những kết luận có sẵn trong quá trình nghiên cứu của ta, chứ không phải là qua toàn bộ công trình nghiên cứu của ta mà đúc rút ra phương pháp luận. Ta rất tán thưởng mệnh đề “đắc ý vong ngôn ” trong triết học phương Đông của các người. Nếu như đắc cái ý tức là thấu hiểu nội dung tư tưởng của ta thì có thể vong cái ngôn tức là quên phắt đi cái vỏ ngôn ngữ của ta. Song sau khi ta và Ăng-ghen đã về thiên đàng, thì rất nhiều người chỉ đắc cái ngôn mà vong cái ý của ta. Đó chính là cái mà triết học phương Đông của các người gọi là “ tiểu trí bất cập đại trí ” đó, thế thì còn nói gì là chân lý.
- Con đã có phần sáng tỏ. Thế nhưng tại sao ngài lại nói rằng “ họ làm việc họ ” thì có thể thành công được? Vậy ý nghĩa chỉ đạo của học thuyết là ở chỗ nào?
- Con vẫn chưa sáng tỏ lắm - Một nụ cười mỉm thoáng hiện ra trong chòm râu rất rậm của Mác – Ta đã nói, những phát triển của ta nếu quả có ích cho hậu thế, thì chính là chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng đã nói lúc nãy. Người đời sau muốn dành được thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, ta nghĩ rằng phải nên vận dụng cái phương pháp luận đó mà làm lấy công việc của mình.
- Hậu thế chúng con quyết kế thừa sự nghiệp của ngài…. – Tôi vội vàng an ủi vong linh của Mác.
Mác bật lên tiếng cười trí tuệ nhìn xa trông rộng.
- Con ơi, con đừng đánh giá thấp trí thông minh của ta. Ta chẳng ngốc nghếch đến nỗi tưởng rằng việc làm của hậu thế là kế thừa sự nghiệp của ta đâu. Sự nghiệp của ta đã hoàn thành năm 1883 rồi. Mỗi thế hệ chỉ làm công việc mà thế hệ mình làm nổi do lịch sử quy định. Công việc giải phóng nhân loại là sự nghiệp mà mỗi thế hệ phải phấn đấu không ngừng. Bất cứ quốc gia nào, bất cứ dân tộc nào, bất cứ một đảng nào cũng không thể bao biện làm thay, chứ đừng nói chỉ một người nào. Chỉ có ai mắc chứng già lẩm cẩm thì mới dám nhận để cho người ta tôn mình làm lãnh tụ của cách mạng thế giới, và đòi hỏi hậu thế hoàn thành cái gọi là sự nghiệp của mình thôi. Hãy nhớ kỹ con ơi, Hê-ghen nói câu này rất chí lý: “ Các dân tộc và các chính phủ của họ, không hề học được điều gì trong lịch sử cả. Xét về điều này, mỗi thời kỳ đều quá ư đặc thù ”.
- Có nghĩa là, mỗi một thời đại đều có hoàn cảnh hết sức riêng biệt, mỗi thời đại đều là một trạng thái hết sức đặc thù, đến mức cần phải và cũng chỉ có xuất phát từ trạng thái đó, lấy nó làm căn cứ thì mới phán đoán được thời đại đó, xử lý được công việc của thời đại đó mà thôi. Bởi thế cho nên, những kẻ trương ngọn cờ của ta lên mà “ làm công việc của họ ” lại thường có thể thành công, lý do chính là ở đó. Tuy nhiên nếu ta còn sống, nếu ta còn có quyền phát ngôn, thì ta sẽ yêu cầu kẻ ấy rằng: “ Xin lỗi ngài, ngài cứ nói bằng ngôn ngữ của chính ngài đi, có được không? Ngài cứ lấy cái ý của tôi một cách không tự giác, rồi khư khư bám lấy cái lời của tôi một cách rất tự giác, đến nỗi làm cho lời của tôi nhiều lúc tưởng đúng mà hoá ra sai, hà tất phải làm như thế? ”. Thật ra, nếu con không cho là ta huyênh hoang, ta có thể nói rằng: phàm là sự nghiệp cách mạng được thành công, thì đều là kết quả của việc tự giác hoặc không tự giác vận dụng duy vật lịch sử và duy vật biện chứng. Ví bằng chỉ khư khư bám lấy dăm câu ba chữ của ta, thì coi như bắt ta phải chết lần thứ hai vậy. Này con ơi, chết chẳng phải là điều vui vẻ gì đâu. Nhất là khi tận mắt thấy người ta đem xử tử cái tinh thần của ta, mà chẳng có cách gì làm khác được.
- Vâng, chính con cũng từng có cảm giác như vậy, mặc dù con không khi nào dám so với ngài. Vậy, về quang cảnh tương lai của xã hội của chúng con, ngài có thể chỉ giáo cho con đôi điều chăng? Bởi vì vấn đề này chẳng những liên quan đến việc con đối xử với cuộc đời như thế nào, mà còn quan hệ đến kiếp sống và cái chết của con.
- Kinh tế! –ông thể nào đập vỡ được.
Cơ năng sinh lý của tôi, cho đến đầu nút dây thần kinh của tôi, đã khiến tôi không bao giờ được hưởng thụ cuộc sống của con người bình thường nữa, đã khiến tôi đã mất hết khả năng sáng tạo mà mỗi con người bình thường hằng có.
“ Sinh tồn? Hay hủy diệt? ” Tôi lặp đi lặp lại mãi câu nói của Hăm-Lét.