Dịch giả: Phan Văn Các & Trịnh Trung Hiếu
P4 - Chương Hai

Mưa rào suốt một ngày một đêm. Trận mưa này không như mọi lần, thoạt đầu lắc rắc mấy hạt để báo động cho người ta, mà là ngay tức khắc trên trời ào ào trút xuống không ai kịp trở tay.
May là lúa mì đã gặt xong cả, không thì đến ngâm ở ngoài đồng; đất vàng, cỏ xanh, cây cối, tất cả đều sũng nước, thay màu, chương lên. Đất pha cát vốn hút nước rất khoẻ, bây giờ cũng thành vũng bùn. Bùn chảy tràn ra bốn phía, khỏa lấp hết những hố trũng to nhỏ chung quanh. Đá sỏi trên đồng hoang được mưa rào gột rửa, đá vân màu trắng muốt và đá thạch anh trong suốt phơi cả ra trên mặt đất, làm cho các bãi đất nổi lên giữa mặt nước có vẻ thanh khiết lạ thường. Những cành cây đã no nước không còn chịu đựng nổi những cơn mưa liên tiếp dội xuống nữa, tất cả đều ủ rũ cúi đầu, xuôi vai rũ rượi; cỏ xanh um tùm hết lớp này đến lớp khác nằm rạp trên mặt đất, trộn lẫn với bùn nước, ngọn cỏ ngoan ngoãn xuôi theo chỗ trũng, hệt như loài rong ở lòng sông. Nhìn qua cửa sổ, cảnh vật bên ngoài trở nên hết sức lạ lẫm, con người như thình lình lạc vào thế giới khác. Ai nấy thấy lòng thắc thỏm, tựa hồ như đất sắp sụt dưới chân mình.
Xóm làng nằm trên mọi doi đất quá cao nên chưa bị ngập, nhưng như một cái đĩa chứa đầy nước, cái nước bùn đục ngầu kéo theo đủ thứ từ hố xí, từ chuồng lợn, từ tàu ngựa của mọi nhà chảy tràn ra chung quanh. Trong đĩa là một bãi nước đục ngầu láng nền nhà và còn đang dâng lên nữa. Có những bức tường bắt đâu nứt vỡ, có những ngôi nhà bắt đầu đổ sụp. May mà những nơi đó đều không có người ở. Lợn mẹ, lợn con chạy nháo nhác khắp xóm tìm chỗ trú mưa. Cuối cùng chúng nằm bẹp trên doi đất dưới mái hiên khu nhà tập thể, mà lo lắng nhìn lên bầu trời.
Tôi dồn hết cả hơn hai chục con ngựa do tôi chăn vào tất trong ngôi nhà kho to thường ngày vẫn lấy làm hội trường. Lúc đó lúa mì chưa tuốt, rơm mới chưa cắt nên nhà kho vẫn bỏ không. Đàn ngựa đứng chen chúc dưới tấm biểu ngữ chăng ngang, như đang sắp sửa lắng nghe bản báo cáo “ phê Tống Giang ” tràng giang đại hải. Gà vịt của các gia đình công nhân nông trường lúc này đều ướt sướt mướt, đứng rụt cổ trong chuồng, chẳng còn hơi sức mà quang quác lên nữa.
Lúc vừa bắt đầu mưa, tôi kéo hai cây gỗ tròn ở chuồng ngựa về làm hai cây cột chống bên ngoài gian nhà ọp ẹp của tôi, đỡ lấy vách sau và vách hồi đã nghiêng nghiêng chực đổ. Nhờ vậy, dẫu có mưa tiếp mấy hôm cũng chẳng lo. Người tôi sũng nước từ đầu đến chân. Tôi chạy vào nhà, cô hết sức ân cần đi xách nước, lấy xà bông khăn mặt cho tôi và đỡ lấy trong tay tôi từng chiếc quần áo ướt tôi cởi ra.
- Nhà có đàn ông vẫn hơn! – Cô cười vui vẻ thoả mãn.
- Đàn ông thì cô có thể kiếm đâu chả được một người. Bây giờ chỉ vật tư mới khan hiếm, chứ người thì lại quá thừa, thừa nhất là đàn ông.
- Cái đó thì chưa chắc – Cô bỗng thân mật với tôi khác hẳn thường ngày, véo một cái vào vai tôi – Đàn ông được như anh thì hiếm lắm.
Tôi nguẩy lưng về phía sau, ẩy cô ra xa.
- Thôi đi đi! Với cô thì miễn cứ đàn ông là được.
Tôi cảm thấy dường như cô đớ người ra đằng sau lưng tôi, và sau đó, suốt cả buổi chiều không nói không rằng, cứ âm thầm khâu đế giầy, âm thầm làm cơm, tối đến sau khi đi ngủ, âm thầm buông một tiếng thở dài.
Buổi tối không có điện. Nghe đâu vì sợ nước xói đổ cột điện thì nguy hiểm, nên nông trường ngắt hẳn cầu dao chung. Ngoài cửa sổ tối om om, trong nhà cũng tối mò mò. Nằm cuộn mình trong chăn, tôi nghĩ bụng: các bậc hiền triết đã dạy bảo tôi như thế, sao tôi còn nói những lời đay nghiến cô làm gì? Và tôi cũng âm thầm buông một tiếng thở dài.
Giờ ngọ hôm sau, giữa lúc mọi người còn tưởng mưa nữa, thì bỗng nhiên trời tạnh, tạnh dứt khoát, tựa hồ như trên trời cũng có một chiếc cầu dao chung đóng mở nước mưa vậy. Trên trời không có lấy một giọt nước, chỉ có làn gió ẩm sì làm rung lên những gợn sóng lăn tăn trên mặt đất lúc này đã hoá thành ao hồ. Trên đỉnh đầu còn âm u, nhưng đằng chân trời đã hửng. Từng đám mây đen khổng lồ cuồn cuộn trôi đi, dần dần tan biến ở chân trời hửng sáng. Mây đen thưa dần, bầu trời mỗi lúc một quang đãng.
Nhưng mọi người mới thở phào nhẹ nhõm một chút, thì bốn bề thôn xóm bỗng rít lên những hồi còi lanh lảnh. Tiếng còi rất vang và kéo dài, tựa như những chiếc dùi sắt gõ liên hồi vào màng nhĩ người ta.
- Mau lên! Mau lên! Mương cái vỡ bờ rồi!
- Lên mương ngay! Lên mương ngay! Toàn nông trường tập hợp!
- Mang theo cuốc xẻng, sọt đất….
- Mau lên, mau lên! Không ai được ở nhà….
Các trung đội trưởng, tiểu đội trưởng chân đất giẫm bùn lép bép vừa chạy vừa hét. Công nhân nông trường đàn ông đàn bà đều chui ra khỏi nhà, đứng cả dưới những giọt gianh còn long tong chảy mà hỏi thăm nhau, nghe ngóng tình hình. Thật ra chẳng còn phải nghe ngóng gì nữa, năm nào cũng một lần như vậy: mùa hè hễ có mưa rào thì mương chính nhất định tràn. Nhưng lần này xem ra khác hẳn mọi lần, công nhân chần chừ hỏi nhau:
- Làm thế nào? Đ.mẹ, bỏ đi cả thì ai trông nhà?
- Chỉ giỏi bốc phét! Đ.mẹ, ra cái lệnh cũng không nên hồn!
- Để xem mấy ông đầu nậu có đi không đã, mấy ông đầu nậu không đi thì chúng mình cũng đếch đi.
- Phải đấy! Chứ nếu thật vỡ đê mương cái, lũ về thì trong nhà cái bát ăn cũng chẳng còn!
- Lại còn lũ nhóc nữa chứ, làm thế nào bây giờ?
Cánh đàn bà gào khóc.
tan chảy vào trong đó.
Nhưng tôi lại muốn đập nát tất cả những thứ đó. Chưa đạt được thì háo hức mong ước, nắm được trong tay rồi thì lại chực vứt bỏ; lúc chưa bước vào thì khao khát được chen chân, bước vào rồi thì ước ao một thế giới rộng lớn hơn. Tôi luôn ở trong tình trạng cáu gắt, ghen tuông và hối hận khó gọi tên ra được, đồng thời trước mặt lại có một niềm hy vọng mơ hồ đang quyến rũ tôi. Cáu gắt, ghen tuông và hối hận chỉ có thể được bình phục trong một cơn thoả mãn. Cô đã cho tôi thoả mãn. Nhưng sau thoả mãn lại cáu gắt, ghen tuông và hối hận hơn, tôi lãnh đủ sự giày vò của hy vọng.
Với kẻ kia; cô cũng như vậy chắc? Kẻ kia cũng đã từng thoả mãn với cô ư? Thế là tôi bỗng dưng sửng cồ lên, hành vi yêu đương đã hoá thành sự trả thù thô bạo…..
- Nếu anh cảm thấy không công bằng, thì anh cứ đi kiếm các cô nào khác mà ngủ với họ vài lần cũng chả sao…- Một buổi tối cô rụt rè bảo tôi như vậy.
- Tôi không như cô đâu – Tôi ngắt lời cô – Cô thì với thằng đàn ông nào cũng được, chứ tôi thì không phải bạ con đàn bà nào cũng xong đâu.
- Vậy anh bảo em làm thế nào bây giờ? – Cô e lệ khép nép toan chui vào lòng tôi một lần nữa.
- Không có cách nào đâu – Tôi đáp lại rất lạnh lùng – Chúng mình chẳng thể lâu dài được, sớm muộn gì cũng phải chia tay nhau thôi.
Tình yêu của tôi đối với cô xen lẫn bao nhiêu là tạp chất: lực hút và lực đẩy hợp lại thành một, sức hội tụ và sức khuếch tán cũng hợp lại làm một; vừa toan vỗ về lại vừa muốn giày vò, vừa thương lại vừa giận cô…..những tình cảm trái ngược cứ xoắt xuýt lấy nhau, không tài nào tách chia ra được. Đó là con rắn hai đầu đang cắn xé trái tim tôi.
- Đi đi! – Có lúc tôi ẩy cô ra khỏi chăn – Trên mình cô giờ đây tôi vẫn ngửi thấy cái mùi của mấy thằng đàn ông kia của cô.
Cô khóc lên rưng rức. Tiếng khóc phát ra từ đáy lòng. Căn buồng tối om như một nấm mồ. Ánh sáng bàng bạc ngoài song kia chỉ là một làn tử khí lạnh lẽo nơi âm phủ. Chúng tôi đang ở nơi giáp ranh âm phủ với dương gian. Nơi đây đang nằm cạnh nhau hai con người sống nhưng đã chết rồi, hoặc giả là hai cái xác chết đang còn sống.
Không có ý thức, không có lý tính, không cả thời gian và không gian, không cả tương lai và quá khứ. Chỉ có hiện tại, chỉ có những cảm giác xoắn xuýt vào nhau không sao phân biệt được. Không phải là tình cảm, mà là cảm giác, cảm giác thuấn tuý do bản năng của thần kinh tiếp nhận mà thôi. Thứ cảm giác biến hoá muôn màu trong chớp mắt…..
- Thôi! Cô đừng khóc nữa. Cô khóc nghe nẫu ruột lắm. Thôi vào đây mà ngủ.
- Câu vừa rồi là anh tức khí nói dỗi đấy chứ? – Cô cẩn thận dò la ý tứ.
- Ừ! Con người mà lỵ, tất nhiên là phải có khí° chứ. Không có khí thì sống làm sao được?. 
Thần kinh đang run rẩy, như một chiếc mạng nhện trước gió hiu hiu. Cô cố lấy hết cam đảm, dịu dàng bảo tôi:
- Ngay từ đầu chúng mình đã chẳng giao hẹn là không bới lại chuyện quá khứ đó sao?
- Không bới lại chuyện quá khứ! – Tôi lại đùng đùng nổi đoá. Cái màng nhện đã rách toang - Thế còn chuyện về sau? Cái chuyện sau ngày cười thì sao? Bây giờ tôi mới hối hận là sao lúc đó tôi lại không xông vào khi cả hai người….
- Đừng làm thế anh ơi! Anh đừng làm thế! – Cô sợ hãi bò dậy quỳ ở cuối giường – Em đáng tội chết! Em hư đốn quá! Em chỉ trót dại một lần ấy thôi. Em xin thành khẩn khai với anh như vậy. “ Thành khẩn được hưởng khoan hồng, chống cự thì bị nghiêm trị ” mà anh, có được không anh?
- Hừm! Cô thì ngoài mấy câu đầu lưỡi của tù lao cải với nhân viên hỏi cung ra, có nói được điều gì nên hồn.
Câu nói vô tình bất giác gợi nhớ về bao nhiêu là chuyện cũ, như từng pha, từng pha trong một cuốn phim lại hiện ra trước mắt. Vốn dĩ chúng tôi cùng ở một nơi mà đến đây. Tơ nhện khẽ phất phơ trước gió. Tôi rầu rĩ vỗ vào gối.
- Thôi cô ngủ đi. Lúc ấy….tôi….tôi chỉ giận cô lẽ ra cô không nên…. với hắn……Cô nghĩ xem hắn là hạng người nào? Hắn có như tôi với cô đâu, hắn khác….
- Vâng… vâng….- Cô nức nở - Em đáng tội chết! Thế nhưng anh không biết chứ….em đã….với mấy người, song chỉ có…..với anh là….cảm thấy khác hẳn.
- Cảm giác của cô nhậy bén quá đấy.
- Đúng thế - Cô vội phân trần – Anh nghe em nói đã….
- Tôi không nghe cô đâu! Những cái chuyện thối ấy của cô, tôi cũng chẳng muốn biết làm gì! – Tôi trở mình, quay lưng lại – Tôi chỉ nghe người ta bảo, đừng có lấy gái nạ dòng, vì gái nạ dòng bao giờ cũng đem chồng sau ra so với chồng trước…
- Thì chính là nhờ có so sánh mới biết….- Cô đưa ngón tay út di khẽ trên vai tôi thành hình những vòng tròn, vòng nọ nối tiếp vòng kia -…..mới cảm thấy anh là hơn chứ.
- Cái đó thì chưa chắc. Cô có thể so sánh tiếp hết người này đến người khác.
- Thật đấy mà! Không phải đến bây giờ đâu, mà là chín năm về trước cơ! – Hơi thở nóng hổi của cô phả vào tấm lưng trần của tôi – Cái hôm ở giữa bãi lau lách của đội lao cải ấy, em đã cảm thấy anh không giống như những người khác.
- Cũng may là tôi không giống những người khác đấy, không thế thì ít ra tôi cũng phải gia hạn thêm những ba năm tù! – Tôi bật lên tiếng “ hừ ” lạnh lùng – Cô nói những câu gì, có lẽ cô quên hết rồi chăng?
- Hồi đó em đâu có nói thật….
- Tôi làm sao biết được câu nào là cô nói thật, câu nào giả vờ! Thôi đủ rồi, đừng đóng kịch nữa ngủ đi.
Nhưng cô vẫn sụt sịt khóc lóc. Nước mắt đàn bà là dòng suối nhỏ ri rỉ, âm thầm yếu ớt, hiền lành mà bào mòn được mọi góc cạnh cứng rắn nhất của nham thạch. Những hòn sỏi chính là do nước mắt đàn bà bào mòn mài nhẵn, và khổ nỗi, cũng chỉ ngâm trong nước mắt đàn bà thì đá sỏi mới trở thành lung linh đẹp đẽ.
- Nào! – Tôi quay mình trở lại bảo.
…….
 
Và lúc này đây, trong bóng đêm hẳn là có biết bao âm mưu đang được tính toán sắp đặt; biết bao quỷ kế và những ý đồ trốn tránh quỷ kế đang hình thành một cách thầm lặng; dưới ánh đèn sáng trưng, người ta đang hồi hộp căng thẳng lục tìm bao nhiêu hồ sơ nhân sự, bên trong hàng rào sắt đang giam cầm bao nhiêu tù tử hình chờ ngày hành quyết; bao nhiêu quảng trường đang dán bài báo chữ to phê phán và đấu tố suốt đêm; mái tóc của biết bao nhiêu người đang bạc đi trong phút giây này đây….
Mưa!.
Trên đồng ruộng bao la rộng phẳng, mây kéo đến rất nhanh, mưa cũng ào đến rất nhanh, bởi vì trên đường đi chúng chẳng gặp cái gì cản trở. Mùa thu, lại là mùa sẵn mưa, lúc nào cũng có thể mưa được.
Giữa lúc mây đen còn đang mỏng manh chưa kịp che khuất mặt trời thì cơn mưa đã nôn nóng ào tới. Hạt mưa to bằng hạt đậu như đạn bắn xuống mặt đất, in từng đám rỗ hoa trên nền đất cát. Trên bãi cỏ hoang cũng như trên đồng ruộng, lập tức bốc lên một lớp bụi mù trắng xoá trộn lẫn bụi đất và hơi nước. Gió vẫn thổi.
Trên đồng bãi xuất hiện một cảnh đẹp kỳ lạ: mặt trời chói chang và ấm áp toả ánh sáng chọc thủng làn mây đen, khác nào những chùm tơ ngù vàng óng phất phới trên không trung; những hạt mưa xuyên qua ánh nắng rơi xuống, mang theo màu sắc chói lọi của cầu vồng; những lá cói, lau lách, lá rau tai lợn và lá ngưu bàng đang già cỗi bỗng trở lại tràn trề sức sống, đẹp một màu vàng rực rỡ đến nao lòng.
Nhưng cả đàn ngựa bỗng nhớn nhác. Đó là một cơn mưa lạnh. Những giọt mưa buốt như băng khác nào những ngọn roi quất xuống mình chúng vừa bị phơi nắng đến rộp lên. Tôi với chàng Câm hai mũi giáp công, cố sức dồn chúng vào trong dải rừng cây. Nhưng bị ướt mưa, chúng cứ quay cuồng cả lên, húc đầu vào nhau, chèn ép lẫn nhau. Vó con trước chồm lên thì bùn bắn vào mắt con sau, rồi vó con sau lại chồm lên đạp vào đầu con trước, và giữa lúc đó thì một chú ngựa con hốt hoảng lồng lên.
Nó lìa đàn chạy lung tung, húc bừa loạn xạ lên. Đó là một chú ngựa con ương bướng, xấu tính xấu nết, cổ còn đeo cả cái gông bằng gỗ chúng tôi dùng để trị nó. Và chính cái gông này làm nó càng hoảng sợ thêm. Nó cứ đưa vó trước gõ lộp bộp lên gông, nghe rõ tiếng khô không khốc của gỗ gõ vào xương. Hẳn là nó đau lắm nên nó mới chạy lồng lên, vừa chồm vừa rống như vậy. Tôi phóng con Xám đi đón đầu nó, quát nó ầm ầm, nhưng nào nó có chịu nghe tôi chỉ huy. Nó quay đầu bỏ mặc tôi đứng đấy; lao như bay về phía chuồng ngựa.
Không được để nó sổng ra chạy lung tung! Nó mà sổng ra được đến sân phơi thì thóc lúa trên sân sẽ bị giày xéo tan nát bừa bãi hết.
- Đó là vì chưa thiến nó đấy mà - Chớp lấy giây phút rỗi rãi giữa lúc vô cùng bận rộn, con Xám bảo tôi - Cứ thiến quách đi là nó sẽ ngoan ngoãn ngay.
- Chạy nhanh lên – Tôi quất cho nó một roi - Đừng lắm lời.
- Anh quên rằng tôi với anh đã từng có một buổi thảo luận về triết học rồi sao? – Con Xám trách móc tôi – Ôi, anh đã khác trước mất rồi!
Chú ngựa non vẫn lồng như bay về chuồng. Thì ra nó đúng là chưa bị thiến, dẫu sao thì với sức vóc non trẻ vẫn hơn, nó chạy nhanh hơn con Xám của tôi. Kìa, nó đã sắp phi đến bãi cây dương và cây liễu quế dương, trồng làm rừng phòng hộ phía trước sân phơi rồi.
- Mau lên! – Tôi lại quất cho con Xám một roi.
Nhưng, giữa lúc chú ngựa non sắp chạy tọt vào rừng phòng hộ, thì thình lình từ trong rừng băng ra một bóng người mặc quần áo trắng, trong mưa gió mịt mùng đứng dang hai tay ra cản giữa đường chạy của nó.
- Đừng chặn nó như thế! Coi chừng đấy! – Tôi gào lên - Nắm lấy cái gông của nó.
Chú ngựa non vẫn chồm bốn vó lên lao về phía trước, tưởng chừng như trước mặt nó chẳng hề có gì ngăn cản, cứ thế xông thẳng tới cái bóng trắng kia. Nhưng người kia vừa khoẻ vừa nhanh, chờ nó lao gần đến nơi, liền né người tránh sang một bên rồi theo đà chồm tới nắm được chiếc gông trên cổ nó.
Chú ngựa non sững lại, lắc lắc cái cổ dài ngoẵng, rồi vẫn bướng bỉnh lồng lên, có điều là đổi sang hướng khác, toan chạy chéo ra đồng cỏ. Người kia cố sức ghì chặt cái gông đánh bệt đít xuống đất để cho nó kéo đi. Mảnh vải nhựa làm áo mưa, trên đầu rơi tuột xuống, bây giờ mới nhận ra là Hương Cửu.
- Nhanh! – Tôi kẹp chặt con Xám, thúc nó băng nhanh tới bên chú ngựa non, vồ lấy sợi dây thừng buộc trên cái gông, mới kìm nó dừng lại được.
- Cô chạy đi đâu thế? – Tôi nhảy xuống ngựa, vừa đưa tay vỗ về chú ngựa non, lúc này các cơ bắp còn rùng rùng run rẩy, vừa hỏi cô ta.
Cô đứng lên, khắp người bê bết bùn. Cô nhặt vải nhựa về, thở hổn hà hổn hển:
- Thấy đội thổi còi gọi mọi người ra sân phơi để che đậy thóc lúa. Em trông chừng sắp mưa, vơ vội cho anh chiếc áo chạy tới đây….Mặc mẹ nó chứ! Tào Học Nghĩa thấy em chạy ra đằng này cũng chẳng gọi nữa. Bây giờ thì mọi người đang bận túi bụi ở đằng sân phơi ấy…..
 Cô phấn khởi vừa tự hào nhìn chằm chằm  vào mặt tôi hỏi:
- Em khá đấy chứ hả anh? Em khá đấy chứ?
- Cô khá đấy, cô khá đấy! Cô là anh hùng nữa cơ!
Tôi vội cởi bỏ chiếc gông treo lủng lẳng trước ngực chú ngựa non, tay cầm lấy dây cương dắt nó và nhảy lên mình con Xám. Cơn mưa rào sắp qua, những hạt mưa thưa thớt rơi lác đác quanh mình. Quần áo chúng tôi đều đã sũng nước.
- Lên đây – Tôi chìa bàn tay kia ra đón lấy cái bọc nhỏ cô đang ôm trong lòng, rồi kéo luôn cả cô lên lưng ngựa.
- Đi đâu thế này? Sao không về nhà ngay? – Cô ngồi sau ôm chặt lấy lưng tôi, hỏi.
- Mưa sắp tạnh rồi. Chàng Câm còn ở trong rừng, mọi người còn đang ở sân phơi, chúng mình về nhà bây giờ chưa tiện – Tôi giật cương cho ngựa quay đầu – Chúng mình cũng vào rừng cây kia trú mưa thôi.
Mưa rào chưa kịp ướt bãi đất trong rừng. Dưới tán rừng tranh tối tranh sáng, không khí lúc này thật trong trẻo và mát dịu, thoang thoảng mùi thơm của các thứ lá cây. Trên đầu chúng tôi, các thứ cây dương, cây hoè, cây liễu quế dương, cành lá chằng chịt rậm rạp, che một lớp tán dày. Dưới đất, cây niệt, cây dong rừng và các thứ cây dại mọc um tùm, chừng như chúng náu mình ở đây có thể vĩnh viễn thoát khỏi gió dập mưa vùi xơ xác. Chim chóc tụ tập trên cành, ríu ra ríu rít, nửa như nháo nhác hoảng sợ, lại nửa như hớn hở vui mừng. Chúng bay chuyền trong cành lá, làm rơi những giọt mưa to tròn lạnh giá, lộp bộp trên lá dong lá niệt, những lùm cỏ dại đẫm nước càng mượt mà xanh biếc.
- Cô thay quần áo đi – Tôi buộc hai con ngựa vào một gốc bạch dương, ném cho cô gói quần áo, cô bọc trong chiếc bao ni-lông đựng phân hoá học mang đến.
- Thế còn anh? – Cô đứng giữa lùm cỏ, hai cánh tay khuỳnh ra, tóc xoã tung, vẻ ngây dại.
- Tôi có bị bê bết bùn từ đầu đến chân như cô đâu. Cô trông này, quần áo tôi vẫn khô đấy chứ. Cô thay ngay đi kẻo cảm lạnh đấy.
- Ở đây có ai không? Chàng Câm ở đâu?
- Có ma – Tôi bảo – Chàng Câm ở cánh đồng bên kia cơ.
Cô rút trong bao ni-lông ra bộ quần áo của tôi, rồi nhìn tôi, cười rất tươi. Đoạn, không chút ngượng ngùng với tôi, cô cởi tuột hết quần áo ướt trên mình. Tôi ngồi trên một lùm cỏ dại, châm một điếu thuốc say sưa ngắm nhìn.
 - Em vẫn đẹp lắm – Tôi thốt lên.
Một lát sau, cô mặc xong quần áo đến đứng trước mặt tôi, dang hai cánh tay, xoay quanh một vòng thật uyển chuyển duyên dáng.
- Vậy anh có còn đòi bỏ em nữa không? - Giọng cô hết sức nũng nịu.
Cô biết rất rõ ưu điểm của mình. Chưa một lần sinh nở, lại lao động chân tay nhiều năm, cô vẫn giữ được vóc dáng cân đối khoẻ mạnh của thời con gái. Quần áo rộng thùng thình của tôi khoác lên mình cô, trông càng xinh xắn và trẻ ra. Cô vuốt mái tóc sũng nước ra sau gáy, lấy mùi xoa buộc túm lại. Như vừa tắm gội xong, trên gương mặt thanh tú với làn da rất mịn, ánh lên nét tươi cười tinh nghịch quyến rũ. Không trả lời cô, tôi đứng dậy, quẳng đầu mẩu thuốc lá đi, và ghì chặt cô vào lòng.
Trong phút giây ấy, dường như không phải tôi ôm cô, mà là ôm một áng mây, một khối hơi nước ấm nóng mờ ảo. Chính chiếc áo rộng thùng thình đã gây nên cái xúc giác kỳ diệu ấy! Cô ngoan ngoãn và thận trọng nằm xuống thảm cỏ. Chỗ bụng dưới của cô cho tôi cảm giác chắc lẳn và ấm áp. Tôi dúi mặt vào khoảng giữa cái cổ tròn trịa và bờ vai mềm mại của cô. Mùi thơm trên tóc cô, da thịt cô cùng với mùi lá niệt, lá dong rừng lẫn mùi đất bùn chung quanh, hợp lại thành một hương vị lạ lùng say đắm. 
Một con bọ xít không biết ở đâu vù vù bay đến. Trên cây mấy chiếc lá vàng lững lờ rơi xuống. Hai con ngựa gõ móng khe khẽ, mũi thở phì phò. Một thứ âm thanh xào xạc tí tách đâu đây, như tiếng sóng xa xăm nào dâng lên từng đợt, khác nào “ vũ khúc Pô-lai-lô ” của Ra-ven° trên nền một tiết tấu cố định, hai giai điệu luân lưu đắp đổi, trở đi trở lại mãi…..
Ôi, hãy tha thứ cho anh, hãy hiểu cho lòng anh! Em có hiểu được và tha thứ cho anh không? – Linh hồn chẳng bao giờ được yên ổn của tôi lại xốn xang dữ dội; bên cạnh tôi luôn nghe văng vẳng tiếng ai đó kêu gọi nơi phương xa - Nơi đây sao mà ngạt thở. Đây là một cái xóm nhỏ khiến con người mỏi mòn đi, hệt như cái khoảng hõm quyến rũ giữa cái cổ tròn trịa và bờ vai mềm mại của em vậy. Em đã cho anh sức sống, chính em đã khiến tuổi xuân của anh sáng bừng lên trở lại, nhưng rồi sức sống ấy lại thôi thúc anh rời bỏ em! Tuổi xuân lần này cũng sẽ không thuộc về em nữa….
Một lúc sau chúng tôi phờ phạc mà khoan khoái nằm duỗi dài trên thảm cỏ.
- Anh đang nghĩ gì thế? – Cô hỏi tôi.
- Không!
- Anh không nghĩ gì cả ư?
- Ừ!
- Anh muốn có một đứa con không? – Cô trở mình nằm sấp lại, chống khuỷu tay xuống đất.
Nhớ lại lời Hà Lệ Phương nói với mình, tôi đáp:
- Muốn.
- Thế thì chúng mình xin một đứa đi.
- Việc gì phải xin con nuôi? Cô đẻ một đứa có hơn không.
- Chúng mình đều đã luống tuổi cả rồi!… - Cô nói – Xin một đứa nhơn nhớn, chúng mình cũng đỡ được mấy năm vất vả…Bây giờ ở nhà quê, khối trẻ nhà nghèo bố mẹ không nuôi nổi đấy. Cùng lắm thì chúng mình bỏ ra một ít tiền.
- Tiền đâu ra?
- Em có đấy! – Cô cười hì hì.
- Thôi đi – Tôi không muốn làm cô khó nghĩ – Không có con vẫn hơn.
- Sao vậy anh? – Cô níu lấy vai tôi hỏi – Anh vẫn nghĩ cách không sống với em nữa chứ gì! Không có con cái càng đỡ vướng víu chứ gì?
Tôi im lặng không đáp. Đôi mắt đen láy của cô lo lắng dò tìm ý tứ trong mắt tôi. Nhưng tôi không thể nhắm mắt lại. Trong rừng cảnh tranh tối, tranh sáng dường như đã xua tan phần nào, tựa như một cốc nước trà pha loãng. Tôi nghe thấy tiếng chim vỗ cánh. Tôi đã nghe thấy tiếng chim hót vang mà chỉ có giữa khoảng trời bao la mới vang được như thế. Có lẽ trời đã tạnh hẳn.
- Chúng mình sống trong một thời buổi thật gian nan – Tôi bảo cô – Tôi không thể nào làm tròn được trách nhiệm của một người bố, dù là con mình đẻ ra hay là con nuôi xin được. Một gia đình đang yên lành êm ấm, thế mà bỗng dưng một đêm vợ con tan tác, làm đến nguyên soái rồi cũng không chắc thoát khỏi cảnh đó, nhưng tình cảnh như vậy tôi đã chứng kiến quá nhiều rồi – Tôi nắm lấy bàn tay nhỏ bé ấm áp của cô – Hương Cửu ạ, bây giờ chẳng phải thời buổi có thể giữ riêng cái tổ ấm nhỏ nhoi của mình như lũ kiến kia được đâu.
- Tại sao? – Cô vẫn nằm sấp, hai bàn tay đỡ lấy cằm, hai bàn chân co lên khua khoắn trên khôn
  • P1 - Chương Ba
  • P1 - Chương Bốn
  • P1 - Chương Năm
  • P1 - Chương Sáu
  • PHẦN THỨ HAI - Chương Một
  • P2 - Chương Hai
  • P2 - Chương Ba
  • P2 - Chương Bốn
  • P2 - Chương Năm
  • PHẦN THỨ BA - Chương Một
  • P3 - Chương Hai
  • P3 - Chương Ba
  • P3 - Chương Bốn
  • P3 - Chương Năm
  • P3 - Chương Sáu
  • PHẦN BỐN - Chương Một
  • P4 - Chương Hai
  • P4 - Chương Ba
  • PHẦN NĂM - Chương Một
  • P5 - Chương Hai
  • P5 - Chương Ba
  • P5 - Chương Bốn
  • P5 - Chương Năm
  • P5 - Chương Sáu
  • P5 - Chhương Bảy ( Chương Kết)
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    - Đúng thế. Em phải luôn luôn nhớ chúng mình là người như thế nào? Chúng mình ấy à, chẳng những việc người nước ngoài được làm, chúng mình không được làm, mà ngay cả những việc người Trung Quốc khác được làm, chúng mình cũng không được làm. Đó chính là số phận của chúng mình. Vắt! – Tôi thúc con Xám chạy nhanh hơn. 
     
    Chú thích:
    ° “ Mất cõi cực lạc ” ( Paradise Lost ) bản trường ca tuyệt tác của nhà thơ Anh vĩ đại John Milton ( 1608 – 1674 ) sáng tác trong 28 năm trời từ khi ông 32 tuổi cho đến năm 59 tuồi ( 1667 ) mới hoàn thành, kể chuyện Adam và Eva vì ăn quả cấm mà từ cõi cực lạc bị đày xuống hạ giới. Nội dung cao đẹp, lời thơ hùng tráng, là tác phẩm cổ điển quý giá của nền văn học Anh.
    ° Feuerbach.
    ° Nguyên văn: hữu khí. Tác giả chơi chữ, khó dịch. Khí trong tiếng Hán vừa có nghĩa là hơi thở, vừa có nghĩa là sự giận dỗi.

    - Đúng thế. Em phải luôn luôn nhớ chúng mình là người như thế nào? Chúng mình ấy à, chẳng những việc người nước ngoài được làm, chúng mình không được làm, mà ngay cả những việc người Trung Quốc khác được làm, chúng mình cũng không được làm. Đó chính là số phận của chúng mình. Vắt! – Tôi thúc con Xám chạy nhanh hơn. 
     
    Chú thích:
    ° “ Mất cõi cực lạc ” ( Paradise Lost ) bản trường ca tuyệt tác của nhà thơ Anh vĩ đại John Milton ( 1608 – 1674 ) sáng tác trong 28 năm trời từ khi ông 32 tuổi cho đến năm 59 tuồi ( 1667 ) mới hoàn thành, kể chuyện Adam và Eva vì ăn quả cấm mà từ cõi cực lạc bị đày xuống hạ giới. Nội dung cao đẹp, lời thơ hùng tráng, là tác phẩm cổ điển quý giá của nền văn học Anh.
    ° Feuerbach.
    ° Nguyên văn: hữu khí. Tác giả chơi chữ, khó dịch. Khí trong tiếng Hán vừa có nghĩa là hơi thở, vừa có nghĩa là sự giận dỗi.
    --!!tach_noi_dung!!--

    Đánh máy: ĐạoCấy
    Nguồn: Nhà xuất bản trẻ & Nhà xuất bản Lao Động 1989
    Được bạn: Ct.Ly đưa lên
    vào ngày: 18 tháng 8 năm 2007

    --!!tach_noi_dung!!--
    P4 - Chương Ba
    --!!tach_noi_dung!!--
    P5 - Chương Hai
    --!!tach_noi_dung!!--