Chương 64
Chém loạn thần, Trần Quang Diệu xuất quân.
Cứu kinh đô, Vũ Văn Dũng lầm kế.

Hôm ấy ở kinh thành Phú Xuân, Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đang song luyện đại đao, bỗng quân vào báo:
- Hoàng thượng mời nhị vị tướng quân đến thương nghị.
Diệu và Dũng liền bỏ đao sửa soạn khăn áo vào chầu. Gặp hai tướng, vua Cảnh Thịnh nói:
- Lê Chất đã về hàng Nguyễn Phúc Ánh, dẫn giặc Gia Miêu đánh chiếm Quy Nhơn và Phú Yên. Nay trẫm vời cho mời hai khanh đến bạn xem tiến thủ thế nào.
Nghe xong Diệu, Dũng cùng giật thót người. Diệu hỏi:
- Lê Trung, Lê Chất đều là tướng trí dũng và trung nghĩa. Lê Chất hàng giặc vậy còn Lê Trung đâu?
Cảnh Thịnh đáp:
- Lê Trung làm phản, trẫm đã triệu về triều chém rồi.
Diệu thất kinh hỏi:
- Ai bảo Lê Trung làm phản?
- Khanh hãy xem thư này sẽ rõ.
Nơi xong Cảnh Thịnh trao cho Diệu hai là thư. Một của Lê Trung gửi cho Cảnh Thịnh, một Lê Trung gửi cho Phúc Ánh. Diệu đọc xong dậm chân xuống đất, ngửa mặt lên trời than rằng:
- May thay cho Phúc Ánh. Thương thay cho Lê Trung!
Đoạn Diệu chỉ mặt Cảnh Thịnh nói:
- Cơ nghiệp Tiên đế dày công gây dưng bị chính tay Bệ hạ phá tan nát vậy!
Cảnh Thịnh sợ hãi hỏi:
- Trẫm đã làm gì sao khanh nói như thế.
Diệu nén giận cao giọng rằng:
- Việc lớn như vậy tại sao Bệ hạ không cho chúng thần hay, lại âm thầm giết chết Lê Trung rồi sai người vào giết Thái tử Bảo và Lê Chất. Lê Chất hàng giặc là do Bệ hạ dạ dồn công thần vào bước đường cùng đó. Nếu Lê Trung có bụng làm phản thì cần gì phải về kinh phục mệnh cho Bệ hạ giết đi. Phải chi lúc ấy Bệ hạ sang suốt nghe lời Lê Trung và cho chúng thần hay thì đã bắt được Phúc Ánh rồi. Thật uổng cho cơ hội ngàn năm có một. Đã không phá được giặc lại giết hai trung thần - Đoạn Diệu lại gào to lên rằng - Tiên đế ơi là Tiên đế! Hãy sống lại mà coi người kế tục sự nghiệp của Tiên đế đây này!
Cảnh Thịnh thấy Diệu đau thương như vậy đâm cuống lên, Vừa lúc Bùi Thị Xuân vào tới, Cảnh Thịnh cầm tay Xuân nói:
- Trẫm đã biết lỗi! Trẫm đã biết lỗi! Chị Xuân hãy xin anh Diệu bỏ quá cho!
Diệu vẫn chưa nguôi hỏi Cảnh Thịnh rằng:
- Ai đã xui Bệ hạ giết Lê Trung.
Cảnh Thịnh đáp liền:
- Ấy chính là Vũ Tâm Can.
Diệu thét:
- Võ sĩ đâu! Lôi Vũ Tâm Can ra chém!
Võ sĩ xông vào trói Vũ Tâm Can. Không chút sợ hãi Can cười lớn mấy hồi. Diệu gằn giọng hỏi:
- Ngươi cười gì?
Can nín cười đáp:
- Ngày trước Nguyễn Nhạc giết chết cha ta. Ta tự hứa sẽ phá nát nhà Tây Sơn để trả thù. Nay dù có chết cũng không ân hận.
Diệu lại thét:
- Lôi nó ra ngoài chém làm ba khúc!
Võ sĩ lỗi Can đi rồi, Cảnh Thịnh khóc nói:
- Việc đã lỡ rồi, nay Quy Nhơn đã mất về tay giặc. Vậy các vì tướng quân tính thế nào?
Bấy giờ Trần Quang Diệu mới quỳ lạy Cảnh Thịnh, khóc nói:
- Thần mang nặng ơn sâu Tiên đế, thế tan xương nát thịt đến ơn. Chúng thần xin mang quân vào đánh quân Nguyễn Gia Miêu lấy lại Quy Nhơn, chỉ xin Bệ hả gần đấng trung thần, xa phường xu nịnh. Được như thế thần dù chết cũng cam.
Nằm Canh Thân (1800) Trần Quang Diệu lãnh bộ bình, Vũ Văn Dũng lãnh thuỷ binh cũng vào đánh Quy Nhơn.
Trước khi đi Bùi Thị Xuân hỏi Diệu rằng:
- Vợ chồng ta từ lúc theo Tiên đế tới nay trải qua trăm trận sinh tử có nhau, sao lần này chẳng không cho thiếp đi theo.
Diệu đáp:
- Nay ta và Văn Dũug phải vào Quy Nhơn đánh giặc. Các tướng Văn Lộc, Văn Tuyết, Đặng Xuân Bảo, Đặng Xuân Phong, Võ Đình Tú đều trấn thủ phương xa. Và phu nhân phải ở lại giúp vua trấn thủ kinh thành.
Bùi Thị Xuân nghẹn ngào khóc nói:
- Binh Gia Miêu thế này rất mạnh, xin chàng nên cẩn thận.
Diệu bùi ngùi bảo:
- Lúc Tiên đế còn sông quân Tây Sơn ta khi ra quân hào khí ngút trời, khi thu quân khúc khải hoàn oanh liệt. Sao này trước lúc ra trận nàng lại bịn rịn như thế?
Bùi Thị Xuân nói:
- Thiếp chẳng phải sợ giặc, chỉ vì nghe câu hát vừa rồi của bá tánh mà khóc đó thôi.
Diệu hỏi:
- Câu hát thế nào mà khiến nàng phải ưu phiền như vậy.
Xuân giật mình nói:
- Chàng hãy nghe đi, có người hát câu ấy từ xa theo gió thoảng đến kia.
Trần Quang Diệu lắng nghe tiếng hát rằng:
Lậy trời cho chóng gió Nồm
Cho thuyền Chúa Nguyễn giong buồm thẳng ra!
Nghe xong Diệu than rằng:
- Nay thiên thời, địa lợi, nhân hoà đều mất cả, nhưng phận ta làm tướng phải chết giữa sa trường chặn giặc.
Nói rồi Quang Diệu từ biệt vợ ra đi.
Võ Tánh và Ngô Tùng Châu trấn thủ thành Bình Định, ngày ấy nghe quân do thám về báo:
- Thưa tướng quân, tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu đem năm vạn bộ binh và Vũ Văn Dũng để năm vạn thuỷ binh cùng tiến vào đánh Bình Định. Xin tướng quân định liệu!!!9166_66.htm!!! Đã xem 537502 lần.


Được bạn: đưa lên
vào ngày: 19 tháng 5 năm 2007