Dịch giả: Giang Hà
Chương 26

Tôi đi lại phía cửa và nhìn ra ngoài. Mưa đã dứt nhưng có sương mù.
- Chúng ta đi lên gác chứ? – tôi hỏi vị linh mục.
- Tôi chỉ có thể nán lại đây giây lát thôi.
- Vậy thì ta đi lên.
Chúng tôi đi lên thang gác và bước vào phòng riêng của tôi. Tôi nằm xuống giường của Rinaldi. Cha tuyên uý ngồi vào giường của tôi mà người cần vụ vừa sửa soạn. Trong phòng tối om.
Vị linh mục hỏi tôi:
- Sao? Anh đã khoẻ lại thật rồi chứ?
- Vâng. Chiều nay tôi mệt.
- Tôi cũng mệt nhưng không vì lý do nào cả.
- Thế còn chiến tranh?
- Tôi tin là nó sẽ chấm dứt. Tôi chẳng biết tại sao nhưng tôi cảm thấy là như thế đấy.
- Thế là thế nào?
- Anh có biết vị thiếu tá chỉ huy hiền lành của anh là thế nào không? Thế đấy, bây giờ nhiều người cũng như ông ấy.
- Chính tôi cũng cảm thấy như thế - tôi nói.
- Chúng ta đã qua một mùa hè kinh hoàng – cha tuyên uý nói – Anh sẽ chẳng bao giờ biết nó đã ra sao. Tuy nhiên anh đã ở dưới ấy và anh có thể tự hình dung ra. Nhiều người chỉ thấy cuộc chiến tranh trong mùa hè năm nay. Nhiều sĩ quan tôi tưởng không bao giờ hiểu được giờ đã hiểu ra.
- Thế rồi cục diện sẽ ra sao? – tôi vừa hỏi vừa vuốt cái chăn.
- Tôi cũng không rõ. Nhưng tôi nghĩ rằng nó không thể tiếp tục quá lâu.
- Thế thì việc gì sẽ xảy đến?
- Họ sẽ đình chiến.
- Ai?
- Cả đôi bên.
- Tôi cũng hy vọng như vậy – tôi nói.
- Anh không tin sao?
- Tôi không tin là cả đôi bên sẽ ngưng chiến trong cùng một lúc.
- Cứ cho là như thế đi. Đó là một yêu cầu quá cao. Nhưng khi tôi nhìn thấy tất cả những thay đổi đó trong lòng người là nó không thể tiếp tục được.
- Ai thắng trong mùa hè này?
- Không ai cả. – Cha tuyên uý nói.
- Bọn Áo thắng – tôi nói – Bọn chúng cố giữ không cho chiến thắng ở San Gabrielle. Như vậy là chúng ta đã thắng và bọn chúng sẽ không chịu ngừng chiến.
- Nếu họ nghĩ như chúng ta, họ sẽ ngừng chiến. Họ cũng đã đau khổ nhiều như chúng ta.
- Chẳng bao giờ kẻ chiến thắng dừng lại.
- Anh nản chí quá.
- Tôi nghĩ sao thì nói vậy.
- Như vậy anh nghĩ rằng chiến tranh sẽ kéo dài mãi mãi sao? Sẽ không có chuyện gì xảy đến phải không?
- Tôi không biết. Tôi chỉ nghĩ là bọn Áo sẽ không bao giờ ngưng chiến chừng nào bọn chúng còn thắng trận. Vì chiến bại mà người ta trở thành những tín đồ Cơ đốc giáo.
- Bọn Áo cũng là những tín đồ Cơ đốc giáo chỉ trừ người Bosni.
- Tôi không muốn nói đến tín đồ Cơ đốc giáo như nghĩa chữ. Tôi muốn nói chúng ta thất bại như đấng Cứu thế của chúng ta.
Ông lặng thinh.
- Giờ đây chúng ta hiền lành vì chúng ta bị thua. Chẳng biết đấng Cứu thế của chúng ta sẽ ra như thế nào nếu lúc bấy giờ thánh Pierre giải thoát được Người trong vườn Olive.
- Người cũng sẽ như vậy thôi.
- Tôi không tin thế.
- Anh nản lòng quá. Tôi tin là có điều gì đó sắp đến và tôi không ngớt lòng cầu nguyện. Tôi cảm thấy việc ấy sắp đến.
- Có khả năng sẽ có một việc gì xảy đến – tôi nói – Nhưng chỉ xảy đến riêng cho chúng ta thôi. Nếu họ cũng nghĩ như chúng ta thì thật tuyệt. Nhưng họ đánh bại chúng ta. Họ nghĩ khác hơn chúng ta.
- Nhiều binh sĩ cũng lập luận như chúng ta nhưng không phải vì họ bị tấn công.
- Họ bị tấn công ngay từ đầu. Họ bị tấn công ngay từ lúc người ta dứt họ ra khỏi trang trại và xung họ vào quân ngũ. Vì lý do đó người dân quê có lương tri vì họ từng chiến bại ngay từ lúc ban đầu. Hãy ban cho họ quyền lực đi rồi ta sẽ thấy lương tri của họ như thế nào.
Vị linh mục lặng thinh ra chiều nghĩ ngợi.
- Bây giờ chính tôi cũng đã chán nản quá rồi. Thế cho nên tôi cũng không còn muốn nghĩ đến những việc đó nữa. Tôi không hề nghĩ ngợi tuy nhiên khi bắt đầu nói thì tôi nói những gì hiện ra trong trí óc tôi mà chuyện đắn đo gì cả.
- Tôi đã từng hy vọng mấy điều.
- Thất trận chăng?
- Không có cái gì hơn thế cả, ngoại trừ chiến thắng. Điều này lại còn tệ hơn nữa.
- Đã từ lâu rồi, tôi ước mong chiến thắng.
- Tôi cũng thế.
- Bây giờ tôi không còn hy vọng nữa.
- Thì hoặc là chiến thắng hoặc là chiến bại chứ còn gì.
- Tôi không còn tin tưởng vào chiến thắng nữa.
- Tôi cũng thế. Nhưng tôi cũng không tin là sẽ chiến bại. Dù sao như thế sẽ có giá trị hơn.
- Thế anh tin tưởng gì nào?
- Giấc ngủ - tôi nói.
Ông đứng lên.
- Xin lỗi anh, tôi đã ở lại quá lâu. Nhưng tôi rất thích đàm đạo với anh như vậy.
- Tôi rất hân hạnh đã nói chuyện thêm một lần nữa. Tôi không có ý gì khi nói về giấc ngủ đâu.
Chúng tôi đứng lên và bắt tay nhau trong bóng tối.
- Bây giờ tôi ngủ ở tiểu đoàn 307.
- Sáng mai tôi sẽ lên trạm sớm.
- Khẩu súng này chắc là thứ tốt chứ? – Catherine hỏi.
- Ông còn cần chi nữa không ạ? – bà bán hàng hỏi.
- Không biết nữa, chắc là không.
- Khẩu súng có giây giật đấy.
- Tôi đã thấy.
Bà ta có vẻ muốn nài bán thêm món gì nữa.
- Ông không cần còi ư?
- Chắc là không.
Bà ta chào chúng tôi và chúng tôi bước ra ngoài. Catherine nhìn lại cửa tiệm. Bà bán hàng nhìn theo chúng tôi và cúi đầu chào một lần nữa.
- Mấy miếng gương nhỏ gắn vào mẩu gỗ kia để làm gì thế hả anh? – nàng hỏi.
- Để gài bẫy chim. Người ta đặt nó ra ngoài đồng, những con chim sơn ca thấy lấp lánh sẽ đến và người ta bắn nó.
- Thật là những người tài giỏi – Catherine nói - Ở Mỹ anh có bắn chim sơn ca không anh yêu?
- Chẳng bao giờ.
Chúng tôi băng qua đường và lên phía bên kia.
- Bây giờ em cảm thấy dễ chịu hơn – Catherine bảo – Khi mới bắt đầu đi, em cảm thấy buồn vô cùng.
- Khi ở bên nhau chúng mình luôn luôn thấy sung sướng.
- Thì lúc nào chúng mình lại chẳng ở gần nhau.
- Ừ, nhưng nửa đêm anh phải đi xa rồi.
- Đừng nhắc đến nữa, anh yêu.
Chúng tôi vẫn bước đều. Sương mù làm cho ánh đèn trở nên vàng vọt.
- Anh có mệt lắm không? – Catherine hỏi.
- Thế còn em?
- Em chả sao cả. Đi bộ như thế này vui chứ?
- Phải. Nhưng không nên đi lâu quá.
- Vâng.
Chúng tôi rẽ sang con đường không có ánh đèn. Tôi dừng lại ôm hôn Catherine. Trong khi hôn, tôi thấy tay nàng ôm chặt lấy vai tôi. Nàng núp trong áo choàng của tôi khiến cho áo che kín cả hai. Chúng tôi đang đứng dựa vào bức tường cao bên đường.
- Chúng ta đi đâu đi – tôi bảo.
- Vâng – Catherine đáp.
Chúng tôi tiếp tục đi dài theo con đường đến phố rộng xuôi theo con kênh. Phía bên kia có một bức tường gạch và nhà cửa. Trước mặt chúng tôi ở phía ngoài đường có một chiếc xe điện chạy qua cầu.
- Chúng ta có thể đi xe ngựa ở gần cầu kia – tôi bảo.
Chúng tôi đứng trên cầu trong màn sương mù để chờ xe. Nhiều chiếc xe ngựa chạy ngang qua chở đầy hành khách trên đường về nhà. Một chiếc xe ngựa chạy đến nhưng trong xe đã có vài người khách. Sương mù đã biến thành mưa.
- Chúng ta đi bộ hay đi xe điện vậy anh nhỉ? – Catherine hỏi.
- Sắp có chiếc xe khác bây giờ. Ở đây có nhiều xe chạy qua.
- Một chiếc xe đang đến kìa – nàng bảo.
Người đánh xe ngựa cho xe chạy chậm và dừng lại, hạ tấm bảng kim loại trên chiếc đồng hồ tính tiền xuống. Mui xe được căng lên và trên quần áo người đánh xe lấm tấm vài giọt mưa. Chiếc mũ bóng loáng của anh lấp lánh dưới cơn mưa. Chúng tôi ngồi nép vào trong xe và dưới mui xe rất tối.
- Anh bảo xe chạy đến đâu?
- Đến nhà ga. Chúng ta có thể vào khách sạn trước nhà ga.
- Đi như thế này à? Không hành lý gì cả liệu họ có chịu không?
- Được chứ - tôi đáp.
Đoạn đường đến nhà ga rất dài và chạy qua những phố nhỏ dưới trời mưa.
- Tí nữa chúng ta sẽ ăn tối chứ? – Catherine hỏi – Em đang đói đây.
- Chúng ta sẽ ăn tối trong phòng.
- em không có gì để thay mặc cả. Ngay cả áo ngủ cũng không.
- Mình sẽ mua một cái – Nói xong tôi quay ra người đánh xe – Cho xe trở về Via Manzoni.
Anh ta gật đầu và cho xe rẽ sang con đường bên trái. Đến con đường lớn, Catherine tìm một cửa hiệu.
- Đây này – nàng bảo.
Tôi bảo người đánh xe dừng lại. Catherine xuống xe, đi qua lề bên kia và vào cửa hiệu. Tôi ngồi dựa lưng trong xe chờ, trời mưa và tôi ngửi thấy mùi đường xá ẩm ướt cùng mùi ngựa dưới trời mưa. Nàng trở ra với một gói đồ trên tay, bước vội lên xe, chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành trình.
- Em hoang phí quá anh ạ - nàng nói – nhưng chiếc áo này đẹp lắm.
Tới khách sạn, tôi bảo Catherine ngồi chờ trong xe còn tôi đi vào nói chuyện với viên quản lý. Khách sạn hãy còn nhiều phòng. Tôi trở ra trả tiền xe rồi cùng Catherine vào khách sạn. Chú nhỏ mang hộ gói đồ cho chúng tôi, viên quản lý đưa chúng tôi về phía thang máy. Đâu đâu cũng có màn nhung đỏ và ánh đồng sáng chói. Viên quản lý khách sạn theo chúng tôi vào thang máy.
- Thưa ông bà định dùng bữa tối trong phòng ạ?
- Vâng, mang hộ thực đơn lên nhé – tôi nói.
- Ông dùng món gì đặc biệt không? Thịt rừng và khoai chiên?
Chiếc thang máy vượt qua ba tầng, đến mỗi tầng nó phát ra một tiếng “cách”. Sau một tiếng “cách” nữa, nó dừng lại.
- Thế thịt rừng ông có thịt con thú gì?
- Có chim trĩ, có gà lôi.
- Ông cho gà lôi.
Chúng tôi đi dọc theo hành lang. Tấm thảm đã mòn. Có nhiều phòng đóng cửa. Viên quản lý dừng lại và mở một cửa phòng.
- Đây, một phòng rất đẹp.
Chú nhỏ đặt gói đồ trên bàn giữa phòng. Viên quản lý mở màn cửa.
- Bên ngoài sương mù nhiều quá – ông ta nói.
Phòng được trang hoàng bằng thảm đỏ, trong phòng có rất nhiều gương, hai ghế dựa, một cái giường lớn có phủ tấm trải bằng sa tanh. Một cánh cửa thông sang phòng tắm.
- Tôi sẽ gởi thực đơn lên – người quản lý nói. Ông ta cúi chào rồi đi ra.
Ti người đều đứng cả lúc tàu chạy. Tôi nhìn ánh đèn nhà ga và quảng trường. Trời vẫn mưa, chỉ một lát sau các cửa kính đều ướt khiến cho không thể nhìn ra ngoài được. Sau đó tôi nằm lăn ra ngủ ở hành lang. Tôi đã cất kỹ cái ví đựng tiền và giấy tờ vào áo trong và quần đùi sát người. Tôi ngủ suốt đêm, chỉ thức dậy khi đến ga Brescia và Verona, lúc hành khách lên lại ngủ tiếp. Tôi gối lên một chiếc túi còn tay thì ôm chiếc kia và để người tôi có thể chạm vào cái ba lô. Ai muốn đi thì phải bước qua tôi vậy. Hành khách nằm ngủ la liệt trên sàn ở hành lang. Nhiều người khác đứng tì tay trên song cửa sổ hoặc tựa lưng vào cửa toa. Chuyến tàu này luôn luôn đông khách.