Dịch giả: Anh Vũ
Chương 48
Ngọn tháp nhà thờ Saint-Jacques- la-Boucherie

Ô ng de Gondy đã chạy khắp chỗ và trở về toà tổng giám mục là sáu giờ kém mười lăm.
Đến sáu giờ ông được báo là có linh mục ở Saint-Merri tới.
Ông vội vã nhìn phía sau linh mục và thấy có một người đi theo.
- Cho vào - Ông bảo.
Linh mục vào và Planchet theo sau.
- Thưa Đức ông, - Linh mục Saint-Merri nói, - Đây là người mà tôi đã có vinh dự trình với ngài.
Planchet cúi chào với dáng điệu của một người đã từng đi lại những nhà tử tế.
- Ông sẵn lòng phụng sự lợi ích của nhân dân chứ? - Gondy hỏi.
- Đúng như thế, - Planchet đáp - tôi là Fronde trong tâm hồn. Như Đức ông thấy đấy, tôi bị kêt án treo cổ.
- Vào dịp nào?
- Tôi đã giải thoát khỏi tay bọn cảnh sát của Mazarin một vị công hầu cao quý mà chúng dẫn trở lại ngục Bastille nơi ông đã bị giam giữ từ năm năm.
- Ông ta tên là gì?
- Ồ! Đức ông biết rõ quá: đó là bá tước de Rochefort.
- À! Thật đúng rồi! - Chủ giáo nói - tôi có nghe nói về vụ ấy. Ông đã làm nổi dậy cả một khu phố, có phải không?
- Cũng gần như vậy, - Planchet đáp với vẻ tự mãn.
- Ông làm nghề gì nhỉ?
- Bán mứt kẹo ở phố Lombard.
- Ông thử giải thích xem vì sao làm một nghề yên bình như vậy mà ông lại có những khuynh hướng hiếu chiến đến thế?
- Thế vì sao Đức ông vốn là người nhà thờ bây giờ lại tiếp tôi trong bộ y phục kỵ sĩ với thanh kiếm bên mình và đinh thúc ngựa ở đôi ủng?
- Đối đáp khá lắm, thật vậy? - Gondy cười nói, - Nhưng ông biết đấy, mặc dầu đeo tấm băng giáo sĩ, tôi luôn luôn có những khuynh hướng chiến tranh.
- Ấy, thưa Đức ông, trước khi làm nghề mứt kẹo tôi đã ba năm ở trung đoàn Piémont, và trước đó tôi đã đi hầu ông d'Artagnan mười tám tháng.
- Ông trung uý ngự lâm quân ấy à? - Gondy hỏi.
- Chính ông ấy, thưa Đức ông.
- Nhưng người ta bảo ông ấy là một người theo phái Mazarin cuồng nhiệt?
- Ô! - Planchet kêu lên.
- Ông định nói gì?
- Không, thưa Đức ông. Ông d'Artagnan đang ở trong quân ngũ, ông ấy làm chức phận của mình là bảo vệ Mazarin, lão trả lương cho ông ấy, cũng như những nhà tư sản chúng tôi, chúng tôi làm chức phận của mình là công kích Mazarin, lão ăn cắp của chúng tôi.
- Ông là một anh chàng thông minh đấy, ông bạn ạ. Có thể trông cậy ở ông được không?
- Tôi nghĩ rằng, - Planchet nói, - Ông linh mục đã bảo đảm với ngài về tôi.
- Có thể, nhưng tôi thích nhận được sự bảo đảm ấy từ miệng ông.
- Thưa Đức ông, ngài có thể trông cậy ở tôi miễn rằng đó là việc làm đảo lộn thành phố.
- Thì đúng là việc ấy. Ông thấy là có thể tập hợp được bao nhiêu người trong đêm nay?
- Hai trăm tay súng và năm trăm tay thương.
- Giá như mỗi khu phố chỉ cần một người làm được như vậy, thì ngày mai chúng ta sẽ có một đội quân khá mạnh.
- Đúng quá.
- Ông có sẵn sàng tuân theo bá tước de Rochefort không?
- Tôi sẽ đi theo ông ấy xuống dịa ngục, và chẳng phải nói chơi đâu vì tôi cho rằng ông ấy có thể xuống đấy lắm chứ?
- Hoan hô!
- Ngày mai phân biệt giữa bạn và thù bằng dấu hiệu gì?
Mọi người Fronde có thể gài trên mũ một chiếc nơ bằng rơm.
- Được!
- Xin ngài ra lệnh.
- Ông có cần tiền không?
- Thưa Đức ông, tiền bạc không bao giờ làm hại trong bất cứ việc gì. Nếu không có tiền người ta sẽ khỏi cần đến nó; nhưng nếu có tiền thì mọi việc chỉ càng nhanh hơn và tốt hơn thôi.
Gondy đến một cái hòm và lôi ra một túi tiền và nói:
- Đây là năm trăm pistol; mà nếu công việc tiến hành tốt thì ngày mai lại có từng ấy nữa.
- Tôi sẽ báo cảo trung thành với Đức ông về số tiền đó, - Planchet nói và kẹp túi tiền vào nách.
- Tốt lắm. Ông hãy canh chừng giáo chủ.
- Xin cứ yên trí, lão ta ở trong những bàn tay vững vàng.
Planchet đi ra, Linh mục nán lại đằng sau một chút và nói:
- Thưa Đức ông, ngài hài lòng chứ?
- Phải, người ấy có vẻ là một tay kiên quyết.
- Vâng, hắn sẽ làm nhiều hơn hắn hứa đấy.
- Thể thì tuyệt lắm.
Linh mục ra theo Planchet đang đợi ông ở cầu thang.
Mười phút sau người ta báo tin linh mục ở Saint-Sulpice đến.
Cửa phòng Gondy vừa mở ra, một người chạy xổ vào đó là bá tước de Rochefort.
- Thì ra ông đây à, ông bá tước thân mến! - Gondy vừa nói vừa giơ tay ra.
- Thưa Đức ông, - Rochefort nói, - thế là cuối cùng ngài đã dứt khoát?
- Bao giờ tôi cũng vậy, - Gondy đáp.
- Thôi không bàn chuyện ấy nữa; tôi tin lời ngài; chúng ta sẽ cho lão Mazarin dự vũ hội(1).
- Thì… tôi hi vọng.
- Thế bao giờ cuộc vũ bắt đầu.
- Những người được mời sẽ đến đêm nay, - Chủ giáo nói, - Nhưng các cây vĩ cầm sớm mai mới bắt đầu chơi.
- Ngài có thể trông cậ chỉ nữ hoàng của bà và giơ một cánh tay hãy còn tuyệt mỹ, tuy bao năm tháng đã trôi qua, đặt lên cái tráp để mở, - tôi sẽ nói ông rõ. Hai bức thư ấy là hai bức thư duy nhất mà tôi đã viết cho Buckingham. Con dao ấy là con dao mà Filtơn đã đâm ông ấy. Ông hãy đọc mấy bức thư đó và sẽ thấy tôi có nói dối hay không?
Mặc dầu được phép như vậy, vì một tình cảm tự nhiên, đáng lẽ đọc thư, Mazarin đã cầm lên con dao mà Buckingham lúc gần chết đã rút ra khỏi vết thương của mình và qua Lanporter gửi đến hoàng hậu, lưỡi dao đã mòn hết vì máu biến thành gỉ; rồi sau một lát xem xét, trong khi đó khuôn mặt hoàng hậu biến sắc trắng bệch ra như tấm vải phủ bàn thờ mà bà tựa mình lên, ông đặt lại con dao vào trong tráp và bất giác rùng mình. Ông nói:
- Được rồi bà ạ, tôi tin lời thề của bà.
- Không, không - Hoàng hậu cau mày nói - đọc đi, tôi muốn thế, tôi ra lệnh thế, như tôi đã nhất quyết tất cả sẽ kết thúc lần này, và chúng ta sẽ không trở lại vấn để này nữa. - Rồi với một nụ cười khủng khiếp bà nói tiếp, - Ông cho rằng rồi đây, trưởc mỗi lời buộc tội của ông, tôi lại phải sẵn sàng mở tráp này ra hay sao?
Bị khuất phục bởi khí phách ấy, Mazarin tuân theo như một cái máy và đọc hai bức thư. Một bức là hoàng hậu xin lại ông Buckingham chuỗi hạt kim cương, bức này do d'Artagnan mang đi và đưa đến kịp thời. Bức kia do Laporter mang đến cho quận công trong đó hoàng hậu báo trước là ông sắp bị ám hại, nhưng thư đến quá muộn.
- Được rồi, thưa bà, - Mazarin nói, - chẳng có gì phải trả lời điều đó.
- Có chứ, thưa ông, - Hoàng hậu nói và đậy tráp lại rồi đặt bàn tay lên nắp tráp. - Có chứ, có một điều gì đấy phải trả lời: ấy là tôi vẫn luôn luôn bội bạc với những người đã cứu tôi, tôi ấy, và đã làm tất cả những gì họ có thể làm để cứu ông ta: ấy là tôi chưa tặng gì cho cái ông d'Artagnan trung hậu ấy mà ông nói đến ban nãy, ngoài bàn tay tôi đưa ra để ông ta hôn, và chiếc nhẫn kim cương này.
Hoàng hậu chìa bàn tay xinh đẹp về phía giáo chủ và chỉ cho ông ta xem một viên đá tuyệt diệu lóng lánh nơi ngón tay bà. Bà nói tiếp:
- Hình như ông ta đã bán nó đi trong một lúc túng thiếu; ông ta đã bán đi để cứu tôi lần thứ hai, vì để cử một mật sứ đến ông quận công và để bảo với ông rằng ông sắp bị ám sát.
- D'Artagnan có biết chứ?
- Ông ta biết tất cả. Làm thế nào mà biết được? Tôi không rõ, nhưng cuối cùng ông ta đã bán chiếc nhẫn kim cương đó cho ông des Essarts, tôi thấy ông  Essarts, đeo ở ngón tay và tôi đã chuộc lại, nhưng chiếc nhẫn kim cương này là của d'Artagnan ông ạ. Tôi nhờ ông đưa lại cho ông ta, và vì ông có diễm phúc có bên cạnh mình một con người như vậy, ông cứ sử dụng ông ta.
- Cảm ơn bà- Mazarin nói - Tôi sẽ tận dụng lời khuyên.
Như rã rời bởi nỗi xúc động Hoàng hậu nói:
- Bây giờ ông có chuyện gì khác cần hỏi tôi không?
- Thưa bà, không, - Giáo chủ trả lời với giọng mơn trớn nhất của mình. - chỉ cần bà tha thứ cho những điều nghi kỵ bất công của tôi nhưng vì tôi yêu bà đến nhường nào, nên cũng chẳng lấy làm lạ nếu tôi ghen, dù ghen cả với quá khứ.
Một nụ cười khó hiểu lướt trên môi Hoàng hậu. Bà nói:
- Vậy thưa ông, nếu không có điều gì cần hỏi, xin ông để tôi yên, chắc ông hiểu rằng sau một cuộc xung đột như vậy, tôi cần ở một mình.
Mazarin nghiêng mình nói:
- Tôi xin cáo lui, thưa bà, bà có cho phép tôi lại đến không?
- Có nhưng ngày mai. Tất cả quãng thời gian ấy để tôi hồi phục, không phải là quá nhiều.
Giáo chủ cầm tay hoàng hậu, hôn một cách phong nhã, rồi rút lui.
Ông ta vừa ra khỏi, hoàng hậu đi sang phòng con trai và hỏi Laporter xem vua đi nằm chưa. Laporter lấy tay trỏ cậu bé đang ngủ.
Anne d'Autriche trèo lên các bậc giường, ghé môi sát vầng trán cau lại của con trai và dịu dàng đặt lên đó một cái hôn; rồi bà đi lặng lẽ như đã đến, tự bằng lòng với việc bảo người hầu phòng:
- Laporter thân mến của tôi, hãy cố gắng làm cho vua vui vẻ hơn với ông giáo chủ, tôi và vua chịu ơn ông ấy nhiều lắm.
Chú thích:
(1) Anne d'Autriche (1601 - 1666) - Công chúa Tây Ban Nha kết hôn với vua Pháp Louis XIII, bị tể tướng Richelieu chèn ép. Từ 1634, làm nhiếp chính cho con mình là vua Louis XIV, và chọn Mazarin làm tể tướng.
(2) Mariede Medicis (1573-1642 Hoàng hậu của Henri IV. Sau khi Henri IV qua đời bà làm nhiếp chính cho con trai là vua Louis XIII đã giúp bà chống lại ông quận công de Richelieu, và còn thắng ông ta nữa.
(3) chỉ Condé.
(4) Kiên nhẫn (tiếng Ý)

Truyện Hai mươi năm sau Lời giới thiệu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 & 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 CHương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chhương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68 Chương 69 Chương 70 Chương 71 Chương 72 v>- À ông cầm lấy chiếc mũ định đi ra, nhưng khi quay lại ông thấy gã ăn mày đứng giữa ông và cánh cửa.
Cử động đầu tiên dường như là người ấy muốn làm điều gì ác đối với ông.
Nhưng rồi, trái lại, ông thấy gã chắp hai bàn tay lại và quỳ xuống.
- Thưa Đức ông, - Hắn nói, - Trước khi rời tôi, xin ngài hãy ban phước cho tôi, tôi van ngài.
- Đức ông à! - Gondy kêu lên, - Ông bạn ơi, bác nhầm tôi với người khác rồi.
- Không, thưa Đức ông, ngài là gì thì tôi coi ngài đúng như vậy, nghĩa là Ngài chủ giáo, thoạt nhìn là tôi nhận ra ngay.
Gondy mỉm cười.
- Thế bác muốn tôi ban phước à? - Ông hỏi.
- Vâng, tôi cần vậy.
Người ăn mày nói những lời đó với giọng hổ nhục và ân hận thật lớn lao và sâu sắc đến nỗi Gondy giơ tay ra và ban phước cho hẳn với tất cả sự uyển chuyển mà ông có thể làm được.
- Bây giờ, - chủ giáo nói, - giữa chúng ta có sự hoà đồng. Tôi sẽ ban phước cho ngươi và đối với tôi, nhà ngươi là thiêng liêng cũng như ngược lại tôi là thiêng liêng đối với ngươi. Nào, nhà ngươi có phạm một trọng tội gì mà công lý của con người truy tố không và tôi có thể bảo đảm cho nhà ngươi?
Gã ăn mày lắc đầu.
- Cái trọng tội mà, tôi phạm không thuộc công lý của con người, và ngài chỉ có thể giải thoát cho tôi bằng cách luôn luôn ban phước cho tôi như ngài vừa mới làm.
- Nào, phải thật thà, - Giáo chủ nói - Không phải suốt đời nhà ngươi đã làm cái nghề mà ngươi đang làm chứ?
- Không, thưa Đức ông, tôi chỉ làm từ mười năm nay.
- Trước khi làm nghề này, bác ở đâu?
- Ở ngục Bastille.
- Thế trước khi vào ngục Bastille? …
- Tôi sẽ nói với Đức ông sau, vào cái ngày mà ngài muốn nghe tôi xưng tội.
- Được rồi. Vào bất cứ giờ nào ngươi đến, ban ngày hay ban đêm, hãy nhớ rằng tôi sẵn sàng xá tội cho ngươi.
- Xin cảm ơn Đức ông, - gã ăn mày nói bằng một giọng khàn khàn, - Nhưng tôi chưa sẵn sàng để tiếp nhận.
- Được rồi. Thôi, từ biệt.
- Xin từ biệt Đức ông, - Gã ăn mày nói và vừa mở cửa vừa cúi rạp mình trước vị chủ giáo.
Chủ giáo cầm cây đèn nến xuống thang và đi ra, vẻ rất trầrn ngâm.
Chú thích:
(1) Nghĩa bóng: đánh, choảng.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Nguyễn Học
Hiệu Đính: Ct.Ly
Nguồn: Nguyễn Học ( Mõ Hà Nội )
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 6 tháng 11 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--