Dịch giả: Anh Vũ
Chương 36
Đêm trước trận đánh

Chủ quán đã đem  Raoul ra khỏi những sự suy tư u ám khi bác vội vã bước vào căn phòng nơi vừa diễn ra cảnh tượng mà chúng tôi đã kể; bác la lên:
- Quân Tây Ban Nha! Quân Tây Ban Nha!
Tiếng kêu ấy khá nghiêm trọng để buộc mọi sự bận tâm phải nhường chỗ cho sự bận tâm mà tiếng kêu ấy ắt gây ra. Hai chàng thanh niên hỏi han tin tức và được biết rằng quả thật quân thù đang tiến qua Houdin và Béthune.
Trong khi ông Arminges sai bảo gia nhân sửa soạn cho những con ngựa đã được nghỉ ngơi sẵn sàng lên đường, hai chàng thanh niên trèo lên mấy cửa sổ cao nhất của ngôi nhà bao quát vùng chung quanh và.Quả nhiên trông thấy ở phía Hersin và Lens hiện lên một đoàn rất đông bộ binh và kỵ binh. Lần này không còn phải là một toán du kích lẻ tẻ nữa, mà là cả một đội quân.
- Thế là không còn cách nào khác hơn là nghe theo những lời chỉ bảo khôn ngoan của ông Arminges và vừa đánh vừa rút lui.
Hai thanh niên vội vàng xuống nhà. Ông Arminges đã lên ngựa. Olivain dắt hai con ngựa của hai anh, và bọn gia nhân của Bá tước de Guise đang canh giữ cẩn thận tên tù binh Tây Ban Nha, hắn cưỡi trên lưng một con ngựa nhỏ mà người ta vừa mới mua theo ý của nó. Để cẩn thận hơn nữa, họ trói tay nó lại.
Toán nhỏ ấy chạy nước kiệu theo đường đi Cambrin nơi họ tưởng sẽ tìm thấy hoàng thân nhưng tù hôm qua ông không còn ở đấy và đã rút về La Bassée vì một tin tức sai đã báo cho ông biết là quân địch phải qua sông Lys ở Estaire.
Quả thật do bị lầm về những tin tức đó, hoàng thân de Condé đã cho rút quân mình khi Béthune, tập trung mọi lực lượng của mình ở vùng giữa Vielll - Chapelle  và Venthie. Sau khi đích thân ông cùng với thống chế Grammont đi quan sát suốt dọc trận tuyển, ông vừa mới trở về và ngồi vào bàn ăn, hỏi han các sĩ quan ngồi gần về những tình hình mà ông đã sai họ thu thập; nhưng chẳng ai có được những tin tức xác thực. Quân đội địch đã biến đi đâu từ bốn mươi tám giờ và dường như đã tiêu tán mất rồi.
Không bao giờ một quân đội địch lại rất gần và do đó rất là đe doạ bằng khi nó bỗng nhiên biến mất hoàn toàn. Cho nên hoàng thân vừa trở nên cau có và băn khoăn trái với thói quen của mình thì một sĩ quan trực vào bảo rằng có người nào đó xin gặp thống chế Grammont.
Quận công đưa mắt xin phép hoàng thân và đi ra.
Hoàng thân nhìn theo, dán mắt vào cánh cửa, chẳng ai dám ho he, sợ làm ông lãng ý khỏi mối bận tâm của mình.
Bất thình lình một tiếng động vang lên. Hoàng thân vội vàng đứng dậy và giơ bàn tay về phía có tiếng động. Tiếng động ấy quá quen thuộc đối với ông, đó là tiếng súng đại bác.
Ai nấy đều đứng cả dậy.
Vừa lúc ấy cửa mở, thống chế Grammont mặt mày rạng rỡ bước vào và nói:
- Thưa Đức ông, Điện hạ có vui lòng cho phép con trai tôi, bá tước de Guise và bạn đồng hành là tử tước de Bragelonne vào để đem đến cho Điện hạ những tin tức về quân địch mà chính chúng ta đang tìm kiếm và chính họ đã lượm được?
- Thế là thế nào nhỉ? - Hoàng thân vội vã nói. - Tôi cho phép chứ. Không những tôi cho phép và tôi còn mong muốn nữa. Bảo họ vào đi.
Thống chế đầy hai thanh niên đến trước mặt hoàng thân. Hoàng thân chào họ và bảo:
- Các ông hãy nói đi, nói trước đã; rồi sau chúng ta hãy chúc mừng nhau theo tục lệ. Điều cấp bách nhất đối với tất cả chúng ta bây giờ là biết được quân địch ở đâu và đang làm gì.
Dĩ nhiên là bá tước de Guise lên tiếng không những vì anh lớn tuổi hơn mà còn vì anh được cha mình giới thiệu với hoàng thân. Và lại anh đã quen hoàng thân từ lâu, còn Raoul thì mới gặp lần đầu.
Anh kể cho hoàng thân nghe điều họ đã trông thấy từ quán  Mazingarbe.
Trong lúc ấy, Raoul nhìn vị tướng trẻ mà đã lừng danh về nhưng trận Roroy,  Fribourg et và  Nordlingen.
Từ sau khi cha mình và Henri de Bourbon chết, Louis de Bourbon, hoàng thân de Condé được người ta gọi tắt theo thói quen thời bấy giờ là Ngài Hoàng thân là một người trẻ trạc hai mươi sáu hai mươi bảy tuổi, mắt sắc như mắt phượng hoàng; agl'occhi griphani, như nhà thơ Dante nói, mũi khoằm, tóc dài bồng bềnh thành búp, tầm vóc nhỏ nhưng rắn rỏi, có tất cả những phẩm chất của một nhà chiến tranh vĩ đại, tức là cái nhìn sắc sảo, quyết định nhanh chóng, tinh thần dũng cảm truyền thuyết. Điều đó chẳng ngăn cản ông đồng thời là người phong nhã và trí tuệ, đến nỗi ngoài cuộc cách mạng mà ông đã làm trong chiến tranh bằng những yếu lĩnh mới mà ông đưa vào đó, ông còn làm cách mạng ở Paris trong hàng ngũ những vị công hầu trẻ ở triều đình mà ông là người thủ lĩnh tự nhiên.
Và đối lại với những người phong nhã của triều đình cũ mà Bassompierre, Bellegarde và quận công d'Angoulême là những người mẫu, người ta gọi các vị công hầu trẻ kia là những ông chúa nhỏ bé.
Mới nghe vài lời đầu tiên của bá tước de Guise và theo hướng có tiếng súng đại bác, hoàng thân đã hiểu cả.
Quân địch ắt đã qua sông Lys ở Saint-Venant và tiến về Lens hắn là với ý đồ chiểm thị trấn này để tách quân đội Pháp ra khỏi nước Pháp. Tiếng đại bác mà người ta nghe thấy chốc chốc nổ vang át cả những tiếng nổ khác của những khẩại bác cỡ nòng lớn đáp lại những đại bác Tây Ban Nha và Lorrain.
Những toán quân đó là thuộc lực lượng nào? Phải chăng chỉ là một đội dùng để nghi binh? Hay đó là toàn thể quân đội?
Đó là câu hỏi cuối cùng của hoàng thân mà de Guise không thể nào trả lời được.
- Do đó là câu hỏi quan trọng nhất đó cũng là câu hỏi mà hoàng thân muốn có được một câu trả lời chính xác, rõ ràng và chắc chắn.
Đứng trước mặt Hoàng thân, Raoul bị một tình cảm nhút nhát rất tự nhiên xâm chiếm ngoài ý mình. Lúc ấy anh cố vượt qua và tiến lại hoàng thân, anh nói:
- Về vấn đề này. Hoàng thân có cho phép tôi mạo muội đưa ra vài lời may ra có giúp ngài được chút nào không?
Hoàng thân quay lại và như bao trùm toàn thân chàng thanh niên trong một cái nhìn; ông mỉm cười nhận ra ở chảng một đứa trẻ suýt soát mười lăm tuổi.
Hoàng thân bèn dịu bớt cái giọng cộc lốc và rành rọt của mình và như đang phải nói với một phụ nữ, ông bảo:
- Tất nhiên rồi, ông cứ nói đi nào.
Raoul đỏ mặt đáp:
- Đức ông có thể tra hỏi tên tù binh Tây Ban Nha.
- Các ông bắt được một tù binh Tây Ban Nha à! - Hoàng thân reo lên.
- Vâng, thưa Đức ông.
- A, đúng rồi? - de Guise nói, - tôi đã quên đi mất.
- Có gì đâu, chính bá tước đã bắt nó mà, - Raoul mỉm cười nói.
Vị thống chế già quay lại phía tử tước, tỏ vẻ biết ơn về lời chúc mừng ấy đối với con trai mình, còn hoàng thân thì nói:
- Chàng thanh niên nói đúng đấy! Dẫn tù binh ra đây.
Trong lúc ấy Hoàng thân gọi riêng de Guise ra, hỏi anh về việc tên tù binh ấy bị bắt như thế nào, và hỏi xem chàng thanh niên kia là ai.
Rồi hoàng thân trở lại phía Raoul và nói:
- Này ông, tôi biết rằng ông có mang một bức thư của em gái tôi bà de Longueville, nhưng tôi thấy rõ là ông thích tự giới thiệu mình hơn bằng cách nêu cho tôi một ý kiến hay.
- Thưa Đức ông, - Raoul đỏ mặt đáp - Tôi không muốn Đức ông phải bỏ dở một cuộc chuyện trò thật là quan trọng như câu chuyện ngài đã trao đổi với Bá tước. Thưa, bức thư đây ạ.
- Được rồi, - hoàng thân nói, - Ông sẽ đưa tôi sau. Tù binh đây rồi, ta hãy nghĩ đến việc cấp bách nhất.
Người ra dẫn tên du kích đến. Đó là một tên trong bọn lính đánh thuê thời ấy vẫn còn, chúng bán máu cho bất kỳ ai muốn mua và già đời trong chuyện mưu mô và cướp phá. Từ lúc bị bắt, nó không nói nửa lời đến nỗi những người đã giữ nó cũng chẳng biết nó thuộc quốc gia nào nữa.
Hoàng thân nhìn nó với vẻ nghi ngờ khó tả.
- Mày là người nước nào? - Hoàng thân hỏi.
Tên tù binh trả lời bằng vài tiếng nước ngoài.
- A! Hình như nó nói tiếng Tây Ban Nha, Grammont, ông nói được tiếng Tây Ban Nha không?
- Thưa Đức ông, thực tình là rất ít.
- Còn tôi chẳng biết tí nào, - hoàng thân cười nói.
Rồi quay nhìn những người xung quanh, ông nói tiếp:
- Này các ông, ở đây có ai nói tiếng Tây Ban Nha và phiên dịch giúp cho tôi được không?
- Thưa Đức ông, tôi ạ, - Raoul đáp.
- A! Ông nói được tiếng Tây Ban Nha à?
- Thưa cũng tàm tạm, để thực hiện mệnh lệnh của điện hạ trong dịp này.
Trong suốt thời gian ấy, tên tù binh vẫn thản nhiên cứ như là hắn không hiểu gì hết về điều người ta đang bàn.
Raoul nói tiếng Tây Ban Nha bằng cái giọng xứ Castillan thuần tuý nhất:
- Đức ông muốn hỏi anh là ngươi nước nào?
- Ich bin ein Deutscher, - Tên tù binh đáp.
- Nó nói cái quỷ gì thế? - Hoàng thân hỏi. - Và cái tiếng nói lố lăng ấy là tiếng gì?
- Thưa Đức ông nó nói nó là người Đức, - Raoul đáp, - tuy nhiên tôi hoài nghi vì giọng nó dở quá và phát âm sai bét.
- Thế ông cũng nói được tiếng Đức nữa à? - Hoàng thân hỏi.
- Vâng, thưa Đức ông - Raoul đáp.
- Đủ để hỏi cung nó bằng tiếng ấy chứ?
- Vâng ạ.
- Vậy thì hỏi nó đi.
Raoul bắt đầu cuộc hỏi cung nhưng thực tế đã củng cố nhận định của anh. Tên tù binh không hiểu hoặc giả vờ không hiểu Raoul nói gì với hắn. Về phía mình Raoul cũng không hiểu rõ những câu trả lời của nó pha trộn hẩu lốn tiếng Flamand và Alsacien. Tuy nhiên giữa tất cả những cố gắng của tên tù binh để lẩn tránh một cuộc hỏi cung đúng qui cách. Raoul nhận ra cái giọng tự nhiên của người đó. Anh nói:
- Non siete Spagnuolo, non siet Tedesco; Siete Italiano (1).
Tên tù binh làm một động tác và cắn môi.
- A! Cái tiếng này thì tôi thạo lắm, - hoàng thân de Condé nói.
- Và vì rằng nó là người Ý, tôi sẽ tiếp tục cuộc hỏi cung. Cảm ơn Tử tước nhé, - Hoàng thân cười và nói tiếp - Từ giờ phút này, tôi cử ông làm người phiên dịch của tôi.
Nhưng tên tù binh không sẵn sàng trả lời bằng tiếng Ý cũng như bằng các thứ tiếng khác; nó chỉ muốn lảng tránh các câu hỏi mà thôi.
Cho nên nó chẳng biết gì hết, từ số lượng quân địch, tên họ những người chỉ huy, cho đến ý đồ của cuộc tiến quân.
- Thôi được, - Hoàng thân nói, ông hiểu những nguyên do của sự không biết ấy, - người này bị bắt trong lúc đang cướp phá và ám sát; hắn đã có thể chuộc mạng sống bằng cách nói ra, nhưng hắn không muốn nói. Hãy dẫn nó đi và đem bắn.
Tên tù binh tái mặt; hai người lính đã dẫn nó đến, mỗi người túm một tay nó và đưa ra cửa; còn hoàng thân thì quay lại với thống chế Grammont dường như đã quên hẳn mệnh lệnh ông vừa mới ban ra.
Tới ngưỡng cửa, tên tù binh dừng lại: hai người lính chỉ biết thi hành mệnh lệnh, muốn lôi nó ra đi tiếp.
- Khoan đã, - tên tù binh nói bằng tiếng Pháp - Thưa Đức ông, tôi xin nói.
- A, a! - Hoàng thân cười nói, - tôi biết rõ thế nào rồi cũng đến đấy mà. Tôi có một bí quyết kỳ diệu để gỡ những cái lưỡi này, các chàng thanh niên hãy tận dụng nhé, để sau này đến lượt mình còn chỉ huy.
- Nhưng với điều kiện là, - tên tù binh nói tiếp, - Điện hạ hãy thề là để tôi sống.
- Ta lấy đanh dự quý tộc mà thề, - hoàng thân nói.
- Vậy Đức ông hãy hỏi đi.
- Đội quân vượt qua sông Lys ở chỗ nào?
- Giữa Saint-Venant và  Aire.
- Ai là người chỉ huy?
- Bá tước de Fuensaldagna, tướng  général Beck và đích thân Đại công thân vương.
- Đội quân có bao nhiêu người?
- Mười tám nghìn người và ba mươi sáu khẩu đại bác.
Nó tiến về đâu?
- Về Lens.
- Các ông thấy chưa - Với vẻ đắc thắng, Hoàng thân vừa nói vừa quay lại phía thống chế Grammont và các sĩ quan khác.
- Vâng, thưa Đức ông - thống chế nói, - ngài đã đoán đúng tất cả những gì mà thiên tàỉ của con người có thể đoán được.
Hoàng thân nói:
- Hãy nhắc Le Plessis, Bellièvre, Villequier et d'Erlac, và hãy nhắc tất cả các toàn quân ở bên kia sông Lys rằng họ phải sẵn sàng để hành quân đêm nay; rất có khả năng ngày mai chúng ta tấn công quân thù.
- Nhưng, thưa Đức ông, - thống chế Grammont nói, - xin ngài nhớ cho rằng có tập hợp tất cả những người của chúng ta lại, cũng chỉ đạt xấp xỉ con số mười ba nghìn người.
- Ông thống chế ơi, - hoàng thân nói với cái nhìn tuyệt vời mà chỉ ông mới có, - chính là với những đội quân nhỏ mà người ta giành những trận thắng lớn.
Rồi quay về phía tên tù binh, ông bảo:
- Dẫn người này đi và phải canh giữ cẩn thận. Tính mạng nó trông vào những tin tức nó đã cung cấp: nếu tin tức đúng nó sẽ được tự do, nếu sai thì nó sẽ bị bắn.
Người ta dẫn tù binh đi.
- Bá tước de Guise, - Hoàng thân nói,
 - Đã lâu rồi anh không được gặp cha anh, hãy đến với cha anh đi. Còn anh, - ông nói tiếp với Raoul, - Nếu anh không mệt quá thì hãy đi theo tôi.
- Đến cùng trời cuối đất thưa Đức ông! - Raoul reo lên, anh cảm thấy một niềm nhiệt thành mới lạ, đối với vị tướng trẻ tỏ ra rất xứng đáng với danh tiếng của ông.
Hoàng thân mỉm cười; ông ghét những kẻ xu nịnh, nhưng rất yêu quý nhưng người nhiệt tâm.
- Này anh bạn, - Ông nói, - anh giỏi về góp ý kiến, điều ấy vừa được thử thách; ngày mai chúng ta sẽ xem anh hành động thế nào.
- Thế còn tôi, thưa Đức ông, - Thống chế nói, - tôi sẽ làm gì?
- Ông ở lại đây để tiếp nhận các toán quân hoặc tự tôi sẽ lại tìm họ hoặc tôi sẽ cử một người liên lạc về để ông dẫn họ đến cho tôi.
- Hai mươi vệ sĩ có ngựa tốt nhất, đoàn tuỳ tùng của tôi chỉ cần thế thôi.
- Ít quá đấy - thống chế nói.
- Thế là đủ rồi, - Hoàng thân đáp. - Bragelonne, anh có ngựa tốt không?
- Con ngựa của tôi bị giết sáng nay tạm thời tôi cưỡi con ngựa của tên hầu.
- Anh hãy hỏi và tự mình chọn ở trong chuồng ngựa của tôi con ngựa nào vừa ý anh nhất. Đừng có sĩ diện hão nhé hãy lấy con ngựa mà anh thấy là tốt nhất ấy. Tối nay anh có thể cần dùng đến nó và ngày mai thì chắc chắn đấy.
Raoul chẳng đợi bảo đến hai lần anh biết rằng đối với cấp trên nhất là khi các vị cấp trên đó lại là Hoàng thân, thì sự việc lễ phép cao nhất là tuân theo không chạm trễ và đừng có lý sự gì cả. Anh xuống chuồng ngựa, chọn một con ngựa andalou màu vàng nhạt, tự mình thắng yên cương cho nó - vì Arthos đã dặn anh là trong lúc nguy hiểm thì đừng có giao những việc quan trọng ấy cho ai cả. Rồi anh đến với hoàng thân lúc ấy đã lên ngựa.
- Bây giờ, -Hhoàng thân bảo Raoul.
- Anh hãy đưa tôi bức thư mà anh mang theo.
Raoul đưa thư cho hoàng thân.
- Anh hãy đi bên tôi nhé, - Ông bảo.
Hoàng thân thúc ngựa, móc dây cương vào chuôi kiếm như ông vẫn thường làm khi muốn tay mình được tự do, bóc phong thư của bà Longueville và phi nước đại trên con đường đi Lens, đi theo có Raoul và đỏàn tuỳ tùng nhỏ, trong khi những phái viên phái đi gọi các toán quân thì phóng băng băng theo các hướng ngược nhau.
Hoàng thân vừa phi ngựa vừa đọc. Một lát sau ông nói:
- Người ta nói những điều hay nhất về anh, tôi chỉ nói với anh một điều, đó là theo chút ít mà tôi đã trông thấy và nghe thấy, tôi nghĩ còn nhiều hơn người ta nói với tôi.
Raoul cúi mình.
Trong khi đó, toán người đi cứ mỗi bước tiến về Lens thì tiếng đại bác nghe càng gần lại. Mặt hoàng thân dán chặt về phía tiếng súng như mắt một con chim mồi. Dường như mắt của ông có sức mạnh xuyên quạ các rặng cây đang giăng ra trước mặt ông và bịt kín chân trời. Chốc chốc hai lỗ mũi của hoàng thân lại dãn ra như là ông háu ngửi mùi thuốc súng và ông thở phì phò như con ngựa của mình.
Cuối cùng người ta nghe tiếng đại bác gần quá và thấy rành rành là mình chỉ còn cách trận địa chừng một dặm. Pomme-de- Pinvậy, đến chỗ ngoặt của con đường thì trông thấy cái làng nhỏ Annay
 .Dân làng hết sức bối rối, lộn xộn, tin đồn về những sự tàn bạo của bọn Tây Ban Nha lan rộng và khiến ai nấy đều sợ hãi; đàn bà đã chạy trốn, đi về Vitry, có mấy người đàn ông ở lại.
Trông thấy hoàng thân, họ chạy đến, một người nhận ra ông và nói:
- A, Đức ông, ngài đến đánh đuổi tất cả lũ Tây Ban Nha đê tiện và lũ kẻ cướp Lorain phải không?
- Phải, nếu anh muốn làm người dẫn đường cho tôi.
- Rất sẵn lòng, Đức ông ạ. Điện hạ muốn tôi dẫn ngài đến đâu?
- Đến một chỗ nào cao để tôi có thế nhỉn thấy Lens và các vùng xung quanh.
- Tôi làm được.
- Tôi có thể tin ở anh anh là một người Pháp tốt chứ?
- Thưa Đức ông tôi là lính cũ ở trận Rocroy.
- Này cầm lấy, - hoàng thân vừa nói vừa đưa cho người lính túi tiền của mình, - đây là thưởng cho chiến công Rocroy. Bây giờ anh có muốn một con ngựa không hay là thích đi bộ?
- Đi bộ, Đức ông ạ trước tôi ở bộ binh mãi. Vả lại tôi tính dẫn Đức ông đi qua những con đường mà ngài phải xuống ngựa.
- Đi nào, - Hoàng thân nói, - Ta chớ nên để mất thì giờ.
Người nông dân chạy trước con ngựa của hoàng thân; rồi ra khỏi làng một trăm bước bác ta đi vào một con đường mòn ở cuối một thung lũng nhỏ xinh đẹp. Trong khoảng nửa dặm họ đi như vậy dưới lùm cây. Những phát súng đại bác vang lên rất gần, đến nỗi cứ mỗi tiếng nổ người ta tưởng như sắp nghe thấy tiếng Pomme-de- Pinđạn rít trên không. Cuối cùng người ta thấy một lối nhỏ rời con đường đang đi để bám vào thành núi. Bác nông dân đi vào lối ấy và mời hoàng thân đi theo mình. Hoàng thân xuống ngựa, bảo người phụ tá và Raoul cũng làm như vậy, dặn những người khác đợi lệnh của ông và phải đề phòng thủ thế cẩn thận, rồi ông bắt đầu leo lên lối dốc.
Mười phút sau đến một toà lâu đài cổ hoang tàn, nó bao quanh ngọn một Pomme-de- Pinđồi, đứng trên đó nhìn được bao quát cả vùng chung quanh. Cách xa độ một phần tư dặm trông thấy rõ Lys đang ở thế nguy, và phía trước Lens là cả đạo quân thù.
Nhìn thoáng một cái hoàng thân đã bao quát khoảng không gian mở ra trước mắt ông từ Lens cho đến Vitry. Một lát sau đã díễn ra trong trí óc ông tất cả kế hoạch của một trận đánh vào ngày hôm sau ắt là nó sẽ cứu nước Pháp lần thứ hai khỏi cuộc xâm lăng.
Ông lẩy bút chì, xé một tờ giấy trong cặp và viết.
"Ông thống chế thân mến,
Trong một giờ nữa Lens sẽ rơi vào tay quân địch. Ông hãy đến chỗ tôi, mang theo tất cả quân đội. Tôi sẽ tới Vendin để bố trí quân. Ngài mai chúng ta sẽ chiếm lại Lens và đánh bại quân thù!"
Rồi quay lại phía Raoul, ông bảo:
- Đi đi phi thật nhanh và trao bức thư này cho ông de Grammont
- Raoul cúi mình cầm mảnh giấy đi nhanh xuống núi, nhảy phốc lên ngựa và phi nước đại.
Mười lăm phút sau anh đã về tới chỗ thống chế.
Một phần lực lượng đã tới nơi. Người ta đợi phần còn lại từng giây từng phút.
Thống chế De Grammont dẫn đầu tất cả số lục quân và kỵ binh có sẵn và đi theo đường Vendin, để lại quận công Châtillon để chờ số quân còn lại và đưa họ đi sau.
Tất cả pháo binh đều đã sẵn sàng và lên đường.
Bảy giờ tối thì thống chế đến chỗ hẹn. Hoàng thân đang đợi.
Như ông đã đoán trước, Lens rơi vào tay quân địch gần như ngay sau khi Raoul đi. Việc ngừng pháo kích cũng đã nói lên sự kiện đó.
Người ta chờ đêm tới. Trời càng tối dần thì những toán quân mà Hoàng thân gọi cũng lần lượt tới nơi. Họ đã được lệnh là tuyệt đối không đánh trống thổi kèn.
Chín giờ thì tối hẳn. Tuy nhiên một ánh hoàng hôn cuối cùng còn chiếu sáng cánh đồng.
Đoàn quân do hoàng thân dẫn đi bắt đầu hành quân lặng lẽ.
Đi tới bên kia Annay thì trông thấy Lens; vài ba ngôi nhà đang cháy và một tiếng xôn xao âm thầm chỉ rõ sự hấp hối của một thành phố bị chiểm lĩnh dội đến tai những người lính.
Hoàng thân cắt đặt vị trí cho mỗi người; thống chế de giữ đầu cánh trái và phải dựa vào Méricourt; quận công de Châtillon ở trung tâm; cuối cùng hoàng thân ở phía trước Annay hình thành cánh phải.
Trật tự của trận đánh ngày hôm sau phải giữ nguyên như trật tự các vị trí đã bố trí đêm hôm trước. Mỗi người khi tỉnh giấc phải ở đúng nơi mà mình cần hành động.
Cuộc vận động được thực hiện trong yên lặng như tờ và với sụ chính xác cao nhất. Mười giờ ai nấy đã giữ vị trí của mình, mười giờ rưỡi hoàng thân đi kiểm tra các vị trí và ban mệnh lệnh cho ngày hôm sau.
Ba điều được căn dặn kỹ càng nhất cho tất cả các chỉ huy, và họ phải lo sao cho tất cả binh sĩ tuân theo nghiêm ngặt. Thứ nhất là các đơn vị phải trông nhau mà hành quân cho đúng, sao cho kỵ binh và bộ binh ở trên cùng một tuyến và mỗi đơn vị giữ đúng các khoảng cách của mình.
Thứ hai là đi công kích chỉ đi bước thường.
Thứ ba là để quân địch nổ súng trước.
Hoàng thân giao de Guise cho cha anh, và giữ Bragelonne ở với mình, nhưng hai thanh niên xin cho ngủ cùng với nhau đêm nay và được chấp thuận.
Một tấm lều được dựng lên cho họ bên cạnh lều của thống chế.
Ban ngày mệt nhọc thế, mà chẳng cậu nào buồn ngủ.
Vả chăng đêm trước của một trận đánh bao giờ chẳng là một điều trang nghiêm và trịnh trọng, ngay cả đốì với những người lính già cũng vậy, huống hồ là cả hai thanh niên lần đầu tiên đi ra nơi chiến trường khủng khiếp ấy.
Đêm trước một trận đánh, người ta nghĩ đến trăm điều lãng quên cho đến lúc ấy lại vụt lên trong trí óc. Đêm trước một trận đánh, những người dưng trở thành bạn bè và bạn bè trở thành anh em.
Chẳng cần phải nói rằng nếu như người ta giữ ở trong tim một tình cảm nào đó trìu mến hơn thì dĩ nhiên tình cảm ấy sẽ đạt tới mức phấn khích cao nhất mà nó có thể đạt.
Chắc rằng hai thanh niên ấy mỗi người đều cảm thấy một tình cảm nào đó, vì rằng một lát sau mỗi người ra ngồi ở một góc lều và tì lên đầu gối để viết.
Thư văn lai láng, bốn trang giấy lần lượt đầy những dòng chữ nhỏ li ti và sít nhau. Chốc chốc hai thanh niên lại nhìn nhau mỉm cười. Họ hiểu nhau mà không nói gì cả; hai tư cách phong nhã và dễ thương ấy sinh ra để thông cảm với nhau mà chẳng nói thành lời.
Viết thư xong, mỗi người bỏ thư của mình vào hai lần phong bì, chỉ khi nào xé phong bì ngoài cùng ra người ta mới biết được thư viết cho ai. Rồi cả hai tiến lại gần nhau, trao đổi các phong thư và mim cười.
- Nếu như sự bất hạnh đến với tôi. - Bragelonne nói.
- Nếu như tôi bị giết, - de Guise nói.
- Cứ yên trí, - cả hai cùng nói.
Rồi họ ôm hôn nhau như hai anh em. Xong mỗi người trùm áo choàng mà ngủ cái giấc ngủ trẻ trung và duyên dáng của những cánh chim, những bông hoa và những em bé.
Chú thích:
(1) Tiếng Ý: Mày chẳng phải người Tây Ban Nha, chẳng phải người Đức, mày là người Ý.