Chương 4

Ông Điền thông cảm nhưng bà Hương thì hờn dỗi con gái. Lý lẽ bà đưa ra là tại sao Diệp Trúc không gọi điện về nhà sớm hơn. Như vậy bà đã có thể ăn nói với khách khứa. Đằng này...! giờ đây bà cảm thấy rất mất mặt?
Diệp Trúc tuyên bố:
– Được rồi con sẽ xin lỗi mọi người!
Chi Mai hỏi ngay:
Bằng cách nào chứ?
– Bằng cách nào thì đó cũng là chuyện của chị, Em đừng có bận tâm xen vào.
Chi Mai cụt hứng đi về phòng.
Ông Điền bảo Diệp Trúc:
– Ngay ngày mai con hãy mua điện thoại cầm tay đi. Để có gì liên lạc được liền.
– Dạ.
Bà Hương dịu giọng:
– Con định xin lỗi khách thật à!
Diệp Trúc gật đầu:
– Dạ đúng vậy. Vì đúng là con đã sơ ý mà.
Diệp Trúc về phòng mình. Tự nhiên cô nghĩ nếu như lúc chiều cô không đến nhà Thùy Linh, có khi đã không xảy ra tai nạn cho ba mẹ nó và bây giờ cô cũng có thể ngủ ngon sau một buổi tối mệt nhoài về tiếp đãi khách khứa.
Sáng sớm hôm sau Diệp Trúc bắt đầu thực hiện lời hứa của mình. một danh bạ điện thoại trên tay, cô ngồi bấm số, xin lỗi từng người khách.
Danh bạ này do Chi Mai cung cấp, Diệp Trúc chỉ việc theo từng cái tên bác Hai, chú Bảy và dãy số điện thoại mà gọi đến.
Cái tên bác Hai Đại nằm gần cuối danh sách.
– Alô! - cô lên tiếng sau khi bên kia đầu dây có người nhấc máy - xin vui lòng cho tôi nói chuyện với bác Hai ạ.
Giọng đàn ông ngái ngủ:
– Cô là ai vậy?
– Tôi là Diệp Trúc. Tôi muốn xin lỗi bác Hai vì tối qua tôi đã không về kịp để chào bác Hai và mọi người!
Diệp Trúc nói nhỏ nhẹ một hơi dài. Cô không biết là Bình Nguyên đang nghe điện thoại. Khi cô xưng tên,lập tức anh tỉnh như sao. Nghe cô thành tâm xin lỗi, anh ngạc nhiên vô cùng! Đúng là “đi một ngày đàng học một sàng khôn”! sau tám năm sống bên Mỹ bây giờ hình như cô ta đã đổi khác rất nhiều.
Một cô gái dịu dàng và hiểu biết!
Bình Nguyên chợt nảy ra một ý. Anh hắng giọng:
– Này cô Diệp Trúc à. Sau cô có thể hành động như vậy nhỉ? Cô có biết là tối qua mọi người đã phải dài cổ ra như thế nào không?
– Xin lỗi, bác..... – Không không, tôi là con trai của bác Hai thôi.
– À, anh gì này! Tối qua tôi gặp một chuyện ngoài ý muốn nên mới để mọi người chờ đợi như vậy. Và cũng vì lẽ đó nên tôi xin lỗị.... Bình Nguyên kẻ cả; – Đương nhiên chúng tôi thông cảm với cô. Nhưng liệu mọi người có thông cảm không đây? Alô! Cô chưa cúp máy chứ?
– Vâng, tôi vẫn nghe đây:
– Vậy cô có ý kiến thế nào?
– À...dĩ nhiên chín người mười ý. Rất may là hầu hết đều đã thông cảm cho tôi cũng như anh vậy.
– May quá!
– Đúng vậy. Tôi cám ơn anh nhé. Nhớ anh chuyển lời lại cho bác trai bác gái dùm tôi...
– Chuyện này hơi khó đối với đó cô Diệp Trúc à.
– Khó ư, Không phải là hai bác đang ở nhà sao?
– Ba mẹ tôi đang ở nhà thật. Có điều tôi vốn rất khác người, chưa bao giờ làm dùm ai không công cả.
– Anh..... – Cô yên tâm, điều kiện tôi đưa ra không khó khăn lắm đâu. Chỉ cần cô đồng ý mời tôi một ly cà phê bụi là được rồi.
Diệp Trúc cười khẩy:
– Anh đánh giá tôi tầm thường vậy sao. Tôi thế này mà chỉ có thể mời anh một ly cà phê của vỉa hè thôi à? Một bữa ăn ở nhà hàng năm sao vẫn dư sức đó.
– Thế thì tùy cô quyết định! Bình Nguyên phấn khởi nói nhanh.
Diệp Trúc thong thả:
– Tiếc là tôi không muốn mời một người như anh. Đừng buồn nghen! Bye!
Dập máy xong Diệp Trúc lẩm bẩm một mình:
– Đồ dân cà chớn!
Chi Mai thò đầu vào cửa phòng:
– Chị Hai, ba mẹ gọi chị xuống cùng ăn sáng!
– Ừ, chị xuống ngay đây.
Chi Mai quay xuống trước. Điện thoại reo, Chi Mai mau mắn chạy lại nhấc ống nghe.
– Alô!
– Chi Mai đó hả? Là anh Bình Nguyên đây.
– À.....có chi không vậy anh?
Bên kia đầu dây Bình Nguyên hơi ngập ngừng:
– Vừa rồi...chị Hai của em đã nói chuyện qua điện thoại mà không biết anh là Bình Nguyên.
Chi Mai bật cười:
– Vậy sao! Thú vị à nghe!
Cô bé nhìn lên thang lầu, Diệp Trúc đang đi xuống. Có lẽ Diệp Trúc nghĩ Chi Mai đang trò chuyện với bạn. Cô mỉm cười:
– Nói chuyện nhanh rồi xuống cùng ăn luôn nghe nhỏ?
Chi Mai gật đầu:
– Alô! Chi Mai à, em còn ở đó không?
Chi Mai hạ giọng:
– Chị ấy vừa xuống đó. Mà anh Bình Nguyên trò chuyện với chị ấy, thấy thế nào?
– Hình như dữ dằn hơn xưa. Điều đó anh chưa dám khẳng định. Chỉ dám chắc một chuyện là khôn ngoan kinh khủng!
Chi Mai cười khúc khích:
– Chưa gì anh đã chùn bước rồi!
Bình Nguyên phủ nhận:
– Không dám đâu. Anh đang tính toán để tìm ra chiến thuật tiếp cận mục tiêu đây.
Chi Mai đi guốc trong bụng Bình Nguyên.
–.....và trong chiến thuật đó rất cần sự giúp đỡ của Chi Mai này chứ gì?
Bình Nguyên cười xòa:
– Nhỏ đoán hay ghê!
– Anh đừng khen nịnh nữa. Con người em thực tế lắm đó.
– Hiểu rồi. Vầy nghe, khi nào cần anh sẽ gọi cho em.
– Ủa? Sao kỳ vậy?
– Có gì đâu. Ngay lúc này anh rất bận nên dù rất tò mò muốn tiếp cận chị em thì cũng đành gác lại thôi.
Chi Mai làu bàu:
– Mắc dịch anh! Làm người ta cụt hứng hết trơn!
Cô gác máy ngang xương, đi xuống phòng ăn.
Diệp Trúc đang xì xụp húp tô mì Quảng.
Ông Điền nói điềm đạm:
– Con nên nghe ba, đi nộp đơn xin việc ngay hôm nay đi con à.
Bà Hương bảo ông:
– Lát nữa mình nên ghi địa chỉ mấy công ty quen cho Diệp Trúc.
– Ừ, anh biết rồi.
Diệp Trúc rầu thầm. Cô không muốn mình xin được việc làm nhờ vào sự quen biết và nể nang đối với ba mẹ mình. Cô quyết định sẽ đi bằng con đường của riêng mình. Nếu thuận lợi cô được thu nhận vào, lúc đó hẳn nói cho ba mẹ biết.
Ăn sáng xong Diệp Trúc chuẩn bị ra ngoài. Cô gặp Chi Mai ở gần cửa. Cô em gái nhiệt tình:
– Để em đưa chị đi nghe chị Hai?
– Cảm ơn nghen nhỏ. Em lo đi học thì hay hơn.
Chi Mai khẽ lắc đầu:
– Tùy chị thôi. Em chỉ thấy nếu đi xin việc bằng phương tiện taxi thì phí quá!
– Ai nói với nhỏ là chị đi bằng taxi? Nhà còn xe hon da, xe đạp hai ba chiếc kìa!
Diệp Trúc chọn đi chiếc Attila màu trắng.
Bà Hương căn dặn:
– Nhớ là phải giữ lời ăn tiếng nói, nhở nhẹ mềm mỏng nghen con.
Diệp Trúc cười. Mẹ cô toàn lo chuyện đâu đâu. Đi xin việc đương nhiên là phải ý tứ rồi.
Đầu tiên Điệp Trúc quyết định ghé công ty Vạn Thái Dương. Giám đốc công ty này là bạn của dì Út Xuân nhưng không thân lắm. Cách đây hai tuần, ông ta sang Cali công tác tình cờ gặp dì Xuân. Qua tâm tình hàn huyên dì Xuân mới biết công ty Vạn Thái Dương đang có đợt tuyển chọn nhân viên. Ngay bản thân giám đốc công ty khi nghe dì Xuân nói có đứa cháu gái tốt nghiệp kinh tế bên Mỹ cũng đã nói:
nếu cô ấy đồng ý về làm việc cho công ty của ông ta thì hay quá! Lúc ấy dì út Xuân chỉ cười. Bởi vì dì cũng chưa biết chắc Diệp Trúc có về nước hay không!
Bây giờ Diệp Trúc sẽ đến công ty Vạn Thái Dương. May mắn là đợt tuyển nhân viên vẫn còn tiếp tục. Và thêm một may mắn nữa cho Diệp Trúc đó là cô gặp ngay trưởng phòng nhân sự. Xem qua hồ sơ của Diệp Trúc ông cho phỏng vấn ngay. Bất ngờ, ngoài tưởng tượng với Diệp Trúc khi nghe cô thư ký phòng nhân sự thông báo:
– Sáng mai chị hãy đến sớm để chúng tôi bố trí công việc cho chị nhé.
Diệp Trúc vui mừng đến choáng ngợp. Thoạt tiên cô định chạy ngay về nhà báo cho cha mẹ cùng chia vui. Nhưng rồi cô tính lại, vậy là thay vì về nhà, cô mua ít trái cây rồi chạy đến nhà Thùy Linh.
Thấy cô vào với túi trái cây to tướng bà Thùy Linh ái ngại:
– Chỗ bạn bè thân thiết với nhau con bày vẽ làm gì cho tốn kém!
Thùy Linh thì nói:
– Diệp Trúc có cha nuôi người Mỹ. Ba mẹ nuôi của nó giàu khủng khiếp luôn. Bao nhiêu đây đối với nó không nhằm nhò gì đâu mẹ à.
Bà Thùy Liên rầy con gái nhưng Diệp Trúc cười hồ hởi:
– Dạ, nếu bác không bị đau như vầy thì con mời cả nhà ta cùng đi ăn bên ngoài rồi.
Thùy Linh đoán mò:
– Mới chân ướt chân ráo về nước mà câu được hoàng tử nào rồi hả Diệp Trúc?
Diệp Trúc cự nự:
– Mệt mày quá! Chuyện có bạn trai thì lạ gì đâu mà vui mừng?
Thùy Linh dữ tay:
– Nhớ nghen, có mẹ tao làm chứng. Mai mốt mày khoe khoang về bạn trai của mày với tao thì tao nhất định sẽ quất vô đít mày trăm roi.
Diệp Trúc cười hì hì, trả giá:
– Trăm roi nhiều quá. Chục roi được rồi.
Bà Thùy Liên san sẻ niềm vui cùng cô:
– Có thể kể cho bác nghe không vậy?
– Dạ, sáng nay con đi xin việc. Cứ tưởng chờ kết quả ít nhất tuần lễ sau mới có. Ai ngờ họ thu nhận ngay và bảo sáng mai tới làm đó bác.
Thùy Linh xoa tay:
– Đúng là nhân tài dung nạp kiến thức ở nước ngoài về có khác!
Bà Thùy Liên hồn hậu:
– Đáng vui mừng thật đó. Bác chúc mừng cho con nghe Diệp Trúc! Con hãy cố gắng làm việc thật tốt.
– Dạ, con cảm ơn bác.
Thùy Linh quan tâm theo một khía cạnh khác:
– Mày vẫn chưa nói là mày đi làm ở công ty nào?
– Công ty Vạn Thái Dương! Đó là một công ty thương mại và dịch vụ khá lớn.
– Họ thỏa thuận về mức lương trả mày chưa?
– Lúc phỏng vấn nguyện vọng của tao là nếu bố trí đúng việc cho tao thì lương sẽ trên ba triệu. Tuy nhiên thật thà mà nói tao chưa có kinh nghiệm thực tế nên có lẽ họ sẽ trả thấp hơn một chút.
Bà Hương khích lệ:
– Không sao đâu Diệp Trúc. Chỉ cần thấy rõ thực lực của con thì một hai tháng sau họ tăng lương chứ gì.
– Dạ, con cũng nghĩ vậy.
Thùy Linh dặn:
– Tháng lương đầu tiên mày nhớ khao nghen.
Diệp Trúc quay sang chuyện tai nạn của ba mẹ Thùy Linh. Bà Thùy Liên cho biết ông Điền vừa lên công an quận để giải quyết vụ việc. Bên hại năn nỉ quá nên bà Hương nghĩ ông Điền sẽ không làm khó. Hơn nữa thương tích của hai ông bà đều nhẹ.
Bà Hương có vẻ từ tâm, Diệp Trúc và Thùy Linh xui tháng rủi của mình.
Diệp Trúc yà Thùy Linh đều không đồng ý. nhưng không tranh luận với bà.
Diệp Trúc nói:
– Bác có lòng nhân từ nhưng xét cho cùng thì phải giải quyết đúng theo pháp luật. Ít nhất y ta phải lo toàn bộ chi phí điều trị và bồi thường chiếc xe hư nữa.
– Ừ, chờ lát nữa bác trai về xem thế nào. Trưa nay ở lại ăn cơm với gia đình bác nghe Diệp Trúc.
– Da được ạ.
Thùy Linh nói:
– Vậy bây giờ con đi chợ.
– Phải đó. Tao cùng đi với mày tiện thể ghé vô shop hay siêu thị chọn một hai bộ đồ dùm tao.
Thùy Linh cười đùa:
– Từ bên Mỹ về mà mày không đem theo quần áo đủ mặc hay sao?
Diệp Trúc so vai:
– Hai va li đó! Nhưng phần lớn là đồ đầm. Tao thích mặc đồ vest hoặc đồ jean tới công sở hơn.
Hai đứa cùng nhau ra chợ. Thùy Linh có ý đưa Diệp Trúc đi chợ bình thường chứ không vô siêu thị dù có một siêu thị cách nhà chừng vài trăm mét.
Thích chứ Thùy Linh hỏi bạn- ở bển làm gì có chợ kiểu này?
– Ừ, len lỏi trong chợ cũng thú vị thật. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ sẽ thấy loại chợ nào cũng có cái ưu bên cạnh cái khuyết cả mày ạ.
– Chí lý. Bây giờ tao với mày phải vô siêu thị chọn mua quần áo rồi quay ra ngoài mua thức ăn.
Diệp Túc đồng ý.
Đi một vòng trong khu vực áo quần thời trang, Diệp Trúc chọn được bốn bộ vest với bốn màu trang nhã. Cô chọn thêm hai bộ cùng kiểu và cùng màu thật đẹp.
– Mày phải mặc bộ này những khi hai đứa mình đi chơi với đó nghe - cô bảo bạn.
Thùy Linh chép miệng:
– Mày mua cho tao còn tao sẽ mua gì cho mày đây nhỏ?
Diệp Trúc khoát vai bạn:
– Bạn bè với nhau từ hồi nào tới bây giờ thì mày mang cái tư tưởng có qua có lại ấy làm gì? Nói vậy không có nghĩa là tao ỷ mình có tiền rồi làm càng. Tao nghĩ mai mốt có khi mày sẽ còn tặng cho tao nhiều món quà quí giá hơn ấy chứ.
Thùy Linh nhận túi giấy, vẫn còn bần thần:
– Ừ, để từ từ tao nghĩ xem nên tặng mày món quà gì - cô chợt thở dài - tiếc ghê! Giá mà tao có một ông anh trai thì tao sẽ tặng cho mày ngay.
Diệp Trúc cự nự:
– Mày tào lao quá!
Thùy Linh cười rúc rích bên vai Diệp Trúc:
– Vậy sao? Tao nhớ tám năm trước mày nói sau này đàn ông rẻ rề. Có mấy đồng một giỏ! Nhưng tới bây giờ tao thấy mày chưa có tay đàn ông nào bên cạnh cả.
Diệp Trúc thản nhlên:
– Hồi đó tao thuộc lứa ăn chưa no lo chưa tới nên nhận định vấn đề không chuẩn xác lắm. Đúng là con trai chưa mất giá. Nhưng nói thật với mày, tao chỉ chấp nhận tên nào đánh thắng tao mà thôi!
Thùy Linh thè lưỡi sợ hãi:
– Cái gì? Đấu võ để có tình yêu à? Thôi, tao hết ý kiến rồi!
– Cô Anna!!
Diệp Trúc nhíu mày. Ai mà biết tên này của cô nhỉ? Thùy Linh thấy bạn để ý tìm kiếm nên cũng dáo dác nhìn quanh. Kia rồi! Một thanh niên bảnh bao và cao ngạo đang tiến lại gần hai đứa.
Thùy Linh huých nhẹ vào hông bạn thì thầm:
– Cha đo gọi mày phải không? Ừ, tên giấy tờ của mày bây giờ là Anna mà!
– Đúng vậy và bây giờ mày cũng nên gọi tao bằng cái tên đó nghen.
– Ờ...
Chàng trai chỉ còn cách hai cô gái chừng sải tay. Anh ta dừng 1ại, cười cười:
– Đúng là cô rồi. Qua đến lần thứ ba thì tôi nhận ra cô ngay và không còn quên tên cô nữa. Cô đi mua sắm à?
– Đương nhiên, đã vào siêu thị nếu không mua sắm thì có thể làm gì đây?
– Còn đây là bạn tôi!
Đôi câu nói xã giao gượng gạo về phía Diệp Trúc. Hai bên rơi vào im lặng làm Thùy Linh cũng thấy khó chịu ngượng ngùng.
Chàng trai lên tiếng:
– Cô Anna mua sắm xong chưa? Nếu không có gì bất tiện thì tôi xin được mời hai cô đi ăn...
Diệp Trúc lắc đầu ranh mãnh:
– Với chúng tôi thì không có gì bất tiện cả - tay cô bị nhỏ Thùy Linh véo nhẹ – nhưng mà...tiếc là chúng tôi không có lý do để nhận lời mời đi ăn của một người xa lạ.
Chàng ta so vai:
– Xa lạ ư? Chẳng phải chúng ta đã hai lần gặp nhau và lần này là lần thứ ba.
Diệp Trúc nghiêng nghiêng đầu:
– Đôi ba lần gặp nhau đâu thể xem là đã quen thân được. Chào anh!
Cô khoát tay Thùy Linh. Cả hai đi thẳng.
Ra tới bên ngoài Thùy Linh không giữ được kiên nhẫn nữa. Cô hỏi bạn:
– Mày gặp thằng cha đó ở đâu vậy?
– Một lần trên máy bay về nước nhưng không nói gì nhiều vì gần hạ cánh mới va chạm anh ta. Còn lần thứ hai thì mới vài ngày trước. Ừ, đúng lúc tao rời nhà mày sau khi đưa ba mẹ mày ngoài Biên Hòa về đó.
– Thằng cha đó... mặt mày ngó cũng không tệ.
– Gì? Bộ mới gặp chớp nhoáng mà mày đã khoái hắn rồi sao?
– Khoái cái đầu mày! Tao đang nhận xét sơ bộ về hắn chứ bộ.
– Vậy thì tiếp tục đi.
– Như tao vừa nói đó. Mới nhìn qua thấy cũng được. Nhưng ngó kỹ hơn thì cảm thấy hắn phách lối lắm.
– Chưa đâu - Diệp Trúc nhếch môi - nếu mày thấy hắn lái mô tô trăm năm chục phân khối mày sẽ ghét hắn cỡ nào nữa kìa! Tao đám bảo đảm đó.
Sắp sửa băng qua đường nhưng Thùy Linh chợt khựng lại. Cô nhìn bạn chăm chăm:
– Mày có cảm giác gì không Diệp Trúc?
Diệp Trúc nhăn mặt:
– Cảm giác gì là gì? Mày hỏi ngang xương tao làm sao trả lời được?!
Thùy Linh nhíu mày băn khoăn:
– Không hiểu sao nghĩ về tên đó tao lại cảm thấy thế nào ấy, rất lạ!
Diệp Trúc níu tay bạn:
– Qua đường kìa! ở đó mà nghĩ vẩn vơ. Tao đang cầu mong mai mốt đừng gặp lại tên đó đấy.
Không biết Diệp Trúc đã cầu xin vị thần nào nhưng xem ra cao xanh cố tình trêu ngươi cô nên đó chưa phải là lần gặp cuối cùng. Qua hai ngày sau Diệp Trúc vừa đến công ty thì người đầu tiên cô gặp chính là hắn! - ngay cửa thang máy.
Anh ta cười cười, nụ cười nữa trêu ghẹo nữa như chinh phục:
– Trái đất tròn và Sài Gòn nhỏ hẹp thật. Chúng ta lại gặp nhau rồi. Chắc chắn là có duyên với nhau đây.
Diệp Trúc phớt lờ bàn tay chìa ra muốn bắt tay cô. Bước vào thang máy giọng cô lạnh đạm:
– Gặp nhau thường xuyên đâu hẳn là có duyên với nhau?
Anh ta im lặng nhún vai. Chắc hẳn trong đầu đang nghĩ:
''cô nàng này là ai mà kênh kiệu thế nhỉ?''. Anh ta cũng bước vào thang máy. Bắt đầu khó chịu với cô nàng kiêu kì. Nhưng ma xui quỉ khiến thế nào mà anh ta không thể im lặng được.
– Cô...có việc gì mà đến đây vậy?
– Tôi phải báo cáo với anh sao? - cô hỏi lại.
– Cô hơi quá lời rồi! Tôi chỉ hỏi xã giao thôi mà.
Tầng bảy! Thang máy dừng lại. Cả hai cùng đi ra. Diệp Trúc thầm băn khoăn:
''tại sao lại có sự trùng hợp này nhỉ? Hắn cũng dừng lại tầng bảy?!'' lại cùng đi về một hướng với cô nữa chứ?!
Hắn dừng lại trước phòng kế hoạch! Diệp Trúc sửng sốt. Lẽ nào người trưởng phòng mà cô nghe nói lại là hắn?!
Trong tâm trạng hoang mang Diệp Trúc về chỗ làm việc của mình ở phòng nghiên cứu thị trường. Anh Hải - người lớn tuổi nhất trong phòng nói với Diệp Trúc:
Lát nữa anh sẽ giới thiệu em với trưởng phòng. Nghe nói cậu ấy đi Đà Lạt về rồi.
– Dạ.
– Bây giờ em xem qua tài liệu này, bổ sung chỉnh sửa rồi đánh máy lại trình trưởng phòng nhé!
Diệp Trúc đăm chiêu:
– Trình trưởng phòng xem sau đó hẳn đánh máy có được không anh Hải?
Anh Hải ngẫm nghĩ rồi đáp lừng chừng:
– Từ trước tới nay chưa làm vậy bao giờ nên anh cũng không biết nữa Anna ạ.
Diệp Trúc mỉm cười:
– Vậy thì hôm nay thử làm theo cách mới xem sao. Em thấy như vậy sẽ tiết kiệm rất nhiều.
–.....Nhưng mà..... – Không sao đâu. Em nghĩ là được mà.
Anh Hải miễn cưỡng gật đầu. Gật đầu nhưng lòng lo lo. Anh và mọi người ở đây còn lạ gì tánh khí của trưởng phòng. Không ưa cậu ta nhưng không dám làm trái ý vì cậu ta là sếp!
Diệp Trúc không chú ý đến thái độ ái ngại mọi người dành cho mình. Cô chăm chú xem tập tài liệu.
ít phút sau cửa phòng bật mở. Không bảo ai, lần lượt mọi người đứng lên và những câu chào hỏi:
– Chào trường phòng!
– Trưởng phòng đi công tác thuận lợi chứ ạ.
Chỉ có Diệp Trúc ngồi và chăm chú đọc tài liệu. Anh Hải hắng giọng khẽ gọi:
– Anna! Anna à! Chào trưởng phòng đi chứ!
– Hả? Anh Hải gọi em?
Anh Hải nháy mắt về phía cửa. Diệp Trúc ngỡ ngàng. Là anh ta!?
Cô đứng lên cảm giác hàng trăm con kiến đang bò trên mặt.
Anh Hải cười xum xoe:
– Thưa trưởng phòng, trong đợt tuyển nhân viên lần này cô Anna đây đã được thu nhận và phòng tổ chức điều cô ấy vào phòng chúng ta làm việc ạ.
Diệp Trúc muốn hụt hơi:
– Xin chào trưởng phòng, rất mong anh giúp đỡ...
Trưởng phòng đáp:
– Công ty luôn tạo điều kiện để tất cả nhân viên từ cao đến thấp làm việc đều thoải mái. Như vậy tôi đâu cần giúp đỡ gì nữa. Chỉ cần cô làm việc chăm chỉ là được rồi.
Nói xong anh ta bỏ vào phòng mình ngay.
Diệp Trúc ngồi xuống ghế, vẫn chưa hết bửng lửng. Đúng là oan gia ngõ hẹp. Chắc sắp tới thể nào cũng có chuyện phiền phức cho coi.
Anh Hải khẽ thở dài:
– Trưởng phòng của bọn anh là vậy đó. Khó khăn số một. Cứ như một người đàn ông bị vợ con mè nheo ở nhà rồi bực bội đem đến công ty đổ trút lên đầu nhân viên vậy.
Một giọng nữ thì thầm vang lên:
– Nhưng trưởng phòng chưa có vợ mà.
Anh Hải bực bội:
– Thì tôi chỉ ví dụ thôi mà.
Lại một nhận xét của ai đó.
– Công nhận máu trưởng phòng mình lạnh thật. Đứng trước một người đẹp như Anna mà vẫn tỉnh như không?
Diệp Trúc bối rối:
– Các chị quá khen. Em có đẹp gì đâu.
Cô cố gắng tập trung tư tưởng để hoàn thành tập tài liệu. Hơn một giờ sau cô gõ cửa phòng vị trưởng phòng.
– Mời vào!
Diệp Trúc đẩy cửa bước vào. Căn phòng tươm tất và thoáng mát. Bàn làm việc được sắp theo hình chữ L để vừa viết vừa sử dụng máy vi tính. Bên cạnh đó có một bộ sa lon bọc da và kệ sách nhỏ gọn. Trên bàn viết có tấm bảng mika ghi ''trưởng phòng nghiên cứu thị trường.
Lưu Bình Nguyên '' Bình Nguyên đang lên mạng, chỉ nói ngắn:
– Cô ngồi chờ vài phút.
Diệp Trúc không biết nên ngồi ở bàn salon hay ở chiếc ghế tựa trước mặt bàn viết. Hơi do dự, cô quyết định ngồi ở ghế tựa.
Bình Nguyên tiếp tục dán mắt vào màn hình vi tính. Anh thể hiện sự căng thẳng và tập trung cao qua đôi mày nhíu lại và vài nếp nhăn trên trán.
Năm phút! Rồi mười phút. Khoảng mười hai phút sau Bình Nguyên mới rời máy.
Anh xoay ghế lại, đối diện với Diệp Trúc.
– Xong rồi! Cô...đến đây làm việc được ba ngày rồi phải không cô Anna?
Diệp Trúc gật đầu:
– Vâng, chính xác thì hôm nay mới bắt đầu ngày thứ ba!
– À. Bây giờ cô trình bày đi! Chuyện gì?
Diệp Trúc đặt tập tài liệu lên bàn:
– Thưa trưởng phòng, đây là tài liệu tôi vừa bổ sung. Mời ông xem qua trước khi đánh máy ạ.
Bình Nguyên thoáng,cau mày khi nghe Diệp Trúc dùng từ “ông”:
Anh giở tài liệu. Liếc qua:
– Cái gì? Cô chưa đánh máy à? Tại sao?
– Tại vì tôi thấy không cần thiết, thưa trưởng phòng.
– Cô giải thích đi. Nếu có lý tôi sẽ chấp thuận.
– Đơn giản là trước khi thông qua trưởng phòng, nó vẫn chưa hoàn chỉnh còn tiếp tục bổ sung. Nếu đem đi đánh máy thì thật là lãng phí công sức và giấy mực. Tôi nghĩ trưởng phòng xem xong, tôi đem đi đánh máy cũng được.
Bình Nguyên nghĩ bụng:
– Con người cô ta xem ra không đơn giản. Nếu bây giờ mình vặn vẹo cũng khó. Lời cô ta không phải không có lý. Tốt hơn mình hãy đồng ý rồi từ từ đối phó cô ta sau!
Diệp Trúc dợm đứng lên. Bình Nguyên đưa tay:
– Ấy ấy! Cô chờ tôi xem xong đã chứ.
Thật ra tài liệu này Bình Nguyên đã xem qua. Đưa ra phòng nghiên cứu thị trường chỉ là thu thập thêm xem nhân viên có ý mới mẽ không mà thôi.
Vừa đọc Bình Nguyên vừa chú ý những đoạn mới được bổ sung. Có nhiều ý kiến mới và táo bạo, rất phù hợp với thực tế. Nghe phòng tổ chức nói cô gái này tốt nghiệp đại học bên Mỹ. Cô ta khá thật! Bình Nguyên có linh cảm sắp tới Anna sẽ hỗ trợ rất tích cực cho anh.
Bình Nguyên đưa trả tập tài liệu cho cô:
– Xong rồi. Cô cứ đánh máy đi.
Diệp Trúc nghi hoặc:
– Ông...thật sự xem xong rồi chứ?
Ngã người ra lưng ghế Bình Nguyên nheo mắt:
– Sao? Cô không tin tôi đã đọc xong à? Cô nghi ngờ trình độ của tôi hay cho rằng tôi làm việc qua loa cẩu thả?
Diệp Trúc lúng túng:
– Tôi không có ý đó.
Vậy thì ý gì đây...? Cô Anna, hình như cô ác cảm với tôi. Tôi vừa ngạc nhiên lại vừa thú vị vì điều đó. Cô nên nhớ tôi là cấp trên của cô. tôi nói thế nào thì cô hãy làm thế ấy. Rõ chưa?
– Diệp Trúc nhẫn nhịn:
– Vâng, tôi đã rõ thưa trưởng phòng. Bây giờ tôi sẽ đi đánh máy ngay. Chào ông.
Cô quay bước, không thấy mặt trưởng phòng sa sâm.
Bình Nguyên gọi giật:
– Chờ một chút, cô Anna!
Diệp Trúc cố kìm cơn tức giận để giữ bộ mặt lễ phép của cấp dưới.
Mắt Bình Nguyên quét dọc người cô, giọng anh khô khan cùng với cái hất hàm trịch thượng:
– Tôi nhớ không lầm thì mấy hôm trước đã gặp cô vào siêu thị mua sắm. Vậy xin hỏi cô mua sắm những gì mà không mua được một bộ đồ đàng hoàng để mặc đến công sở hả?
Diệp Trúc tái mặt giọng run run:
– Tôi ăn mặc làm sao mà ông nói vậy?
Bình Nguyên nhếch môi:
– Cô chưa nhìn lại mình à? Nhân viên công ty Vạn Thái Dương không được mặc quần Jean áo pull đến làm việc. Điều này có ghi trong nội qui.
Diệp Trúc xuôi xị:
–...Tôi đã sơ suất, xin lỗi trưởng phòng.
Thấy Diệp Trúc trở ra với bộ mặt ấm ức, hết thảy mọi người đều tỏ vẻ ái ngại.
Anh Hải đánh bạo hỏi cô:
– Có phải về tài liệu em trình qua cậu ấy đã gặp vấn đề không Anna?
Diệp Trúc lắc đầu. Cô muốn hét to lên, hỏi tại sao mọi người lại hiểm với cô như vậy. không một ai chịu nhắc nhở thiếu sót của cô. Nhưng cô cố nén vào lòng. Suy cho cùng chính cô đã bất cẩn. Mà hôm nay là cuối tuần! Hình như anh ta cố ý gây khó dễ cho cô thì phái. Hừm! - Diệp Trúc nghiến răng - hãy đợi đấy!
Tôi sẽ cố gắng không phạm sai lầm nữa, đồng thời cũng chờ đợi cớ dịp là làm cho anh bẽ mặt ngay, anh trưởng phòng phòng đáng ghét ạ.
Càng lúc Diệp Trúc càng thấy ghét trưởng phòng Bình Nguyên. Cứ như cô và anh ta có mối thù tiền kiếp vậy. bình thường, mà cũng có thể là cố ý, anh ta giao cho cô hàng đống công việc khiến cô suốt hai buổi hầu như phải dán chặt vào chữ nghĩa và con số, cho đến lúc hết giờ thì nghe cổ mình cứng đờ ra như gỗ.
– Công ty của chị Hai thế nào? Sếp của chị thì sao? Có dễ chịu không?
Nhỏ Chi Mai theo hỏi hoài làm cô phát ngán và chiều thứ bảy cô phải trốn nhỏ chạy ra ngoài phố. Càng chán hơn vì con đường nào cũng xe là xe. Tiếng ồn và khói bụi làm cô muốn đau đầu.
Đi gần rã rời đôi chân, cuối cùng Diệp Trúc cũng đến được một công viên nhỏ. Cô rảo bước nhanh về phía một băng ghế đá trống gần đó.
Chợt Diệp Trúc loạng choạng. Cô khẽ kêu lên:
– Chết rồi!?
Thụp xuống Diệp Trúc nhìn chiếc giày bên chân phải. Gót giày đã bị sút khỏi đế.
Diệp Trúc cầm chiếc giày xem tới xem lui rồi thử ghép gót vào vị trí cũ, gõ mạnh xuống nền xi măng...vô ích! Đinh đã bị vẹo. Lại là một sai lầm của cô. lẽ ra cô không nên quá tin vào những đôi giày model của nhỏ Chi Mai. Bây giờ gặp tai nạn giữa đường chẳng biết phải xoay xở thế nào.
Diệp Trúc tháo luôn chiếc bên kia rồi xách nó trên tay cô đi chân trần đến bên ghế đá.
Chán thật!
Diệp Trúc ngồi xuống ghế đá rồi mở xách tay lấy đi động ra. Gọi cho ai nhỉ?
Thôi thì thử gọi về nhà xem nhỏ Chi Mai đã về nhà chưa?
Diệp Trúc thất vọng, bởi vì người nghe điện là mẹ cô. bà nói Chi Mai chưa về, chiều thứ bảy lớp học cũa nó kéo dài đến năm giờ rưỡi mới tan! Cô quay sang Thùy Linh- nhủ thầm có lẽ giờ này có nó ở nhà. Lúc này Thùy Linh là cứu tinh duy nhất của cộ.... Nhưng rồi Diệp Trúc lại một lần nữa thất vọng.
Thùy Linh cũng không có ở nhà. Bà Thùy Liên nói có người muốn tài trợ Thùy Linh mở triển lãm tranh nên nó phải đi gặp họ cùng với người môi giới.
Đất trời thiên địa ơi! Bây giờ Diệp Trúc phải làm sao đây? Cô không can đảm đi chân trần ra khỏi công viên để gọi taxi về nhà.
Diệp Trúc cứ ngồi đó, nhấp nhổm xốn xang. Chốc chốc hết nhìn đôi giày nằm lăn lóc dưới đất lại nhìn kim đồng hồ. Nếu chờ Chi Mai tan học về nhà rồi lấy xe đến đây thì phải hai tiếng đồng hồ nữa. Hai tiếng đồng hồ! Thật khủng khiếp!?
Nắng chiều cứ nhạt dần.....Diệp Trúc buồn rầu với ý nghĩ:
''có lẽ phải chờ Chi Mai thật? Và cô thầm mong sao một phép mầu sẽ xảy ra. Một ai đó cảm thương tình cảnh của cô và đến giúp đỡ.
Hình như trên trái đất vẫn còn nhiều kỳ bí nên phép mầu đã đến! Giữa lúc Diệp Trúc còn đang nhắm nghiền thì một giọng nói vang lên thật nhẹ nhàng:
– Xin lỗị....tôi có thể giúp cô được không?
Diệp Trúc mở bừng mắt. Trước mặt cô là người đàn ông có lẽ trên dưới ba mươi tuổi, mặt cân đối hiền lành và ánh mắt đầy tin cậy.
– Anh......?
Anh giải thích:
– Chiều cuối tuần nào tôi cũng ra đây đi dạo. Thật tình tôi để ý cô tự nãy giờ.
Từ lúc cô vừa bị hư giày kia!
– Sao ạ? Ý anh là.....?
– Tôi không thể làm ngơ. Mong là cô không từ chối sự giúp đỡ của tôi.
Bây giờ anh mới chìa túi giấy giấu sau lưng ra.
Phút chốc Diệp Trúc rơi vào anh huống rất lạ kỳ. Cô đã hầu như không có một phút giây cảnh giác với người đàn ông lạ hoắc này. Nhưng cô vẫn nói:
– Anh giúp tôi? Nhưng tôi và anh là hai người không quen biết nhau mà?
Anh cười đằm thắm:
– Hãy thử nếu ở vào vị trí của tôi thì cô sẽ thế nào nhỉ? Không lẽ cô làm ngơ?
Nhưng mà...nói thật là càng nhìn cô tôi càng thấy cô rất quen. Có điều không tài nào nhớ đã gặp cô ở đâu. À, quên giới thiệu với cô, tên tôi là Minh Hoàng. Hiện nay tôi làm tại bộ phận tư vấn pháp luật của công ty thương mạidịch vụ Vạn Thái Dương! Còn cô?
Diệp Trúc ngẩn ra một lúc rồi cười thật tươi:
– Thì ra là vậy. hèn gì anh chả nói ''quen quen''. Thú vị ghê, giữa chốn xa lạ này gặp lại một người đồng nghiệp cùng công ty,!
Đến lượt Minh Hoàng ngạc nhiên:
– Thật vậy à? Thế cô làm trong công ty mà thuộc bộ phận nào?
– Tôi mới vào Vạn Thái Dương có mấy ngày thôi. Nếu anh nghe nói đến Anna Green ở phòng nghiên cứu thì trường thì đó là tôi!
– Anna Green à. Một cái tên tiếng Anh!
– Nó làm anh ngạc nhiên à?
Minh Hoàng gật đầu thừa nhận.
– Đúng vậy. Rất ngạc nhiên.
Diệp Trúc xích qua một bên:
– Mời anh ngồi đây đã.
– À, cảm ơn cô. mà công cũng nên mang giày vô đi. Tôi không dám chắc nó vừa với chân cô.
Diệp Trúc cúi xuống mang đôi giày mới. Đôi giày kiểu sandal, quai dây mảnh rất thanh tao.
– Hơi rộng một chút xíu thôi. Nó đẹp quá! Xin cảm ơn anh Minh Hoàng.
– Chúng ta là đồng nghiệp của nhau mà. Cô còn khách sáo vậy tôi thấy ngại lắm.
– Thôi thì tôi sẽ không cảm ơn nữa. Nhưng mai mốt lãnh tháng lương đầu tiên tôi mời anh đi ăn. Khi đó nhất định anh không được từ chối nhé.
– Được, tôi hứa.
Diệp Trúc nheo mắt cười cười:
– Anh có vẻ vẫn còn lạ lùng với cái tên của tôi thì phải. Nhìn tôi không có nét gì của một cô gái lai mà?... Thật ra tôi cũng có cái tên Việt Nam đàng hoàng. Nhưng cách đây tám năm tôi mang tên mới và ra nước ngoài sinh sống học hành. Tôi trở thành con nuôi của một người Mỹ, ông cũng là dượng út của tôi!
– Như vậy cô hiện mang quốc tịch Mỹ à? - Diệp Trúc gật đầu Minh Hoàng hỏi tiếp - vậy tên Việt Nam của cô trước đây là gì?
– Là...là bí mật! Không nói cho anh biết đâu!
Minh Hoàng phì cười:
– Nếu bí mật, ắt có ngày phải bật mí thôi. Bây giờ tôi bằng lòng gọi cô bằng cái tên Anna Green! Cô Anna Green, cô cho tôi đưa cô về nhé.
– Vâng, tôi đồng ý.
– Nhưng trên đường đi...có cần ghé đau đó nạp năng lượng không?
– Anh đang có thiệt tình và lúc nãy anh bảo tôi đừng khách sáo. Vậy thì tôi không thể từ chối rồi. Cũng nói thiệt với anh nghen! Về nước chưa được một tháng, còn rất thèm món ăn Việt Nam. từ vặt vãnh cho đến cao cấp.
– Bây giờ cô đang thèm loại thức ăn nào?
Cô cười hồn nhiên:
– Tùy ý hảo tâm của người mời thôi.
Minh Hoàng đưa tay:
– Vậy thì mời Anna, đi bộ một chút nhé. xe tôi để bên ngoài công viên. _ Diệp Trúc theo Minh Hoàng đến một nhà hàng nhỏ. Cô được môi ăn món phở xào, lẩu bông súng và tôm rang thịt ba chỉ. Cô ăn ngon lành, bên người thanh niên mới quen mà như đã thân thiết từ lâu lắm.
Ăn xong Minh Hoàng đưa Diệp Trúc về.
– Hôm nào đó tôi sẽ mời anh Hoàng vào nhà - Diệp Trúc nói.
Anh gật đầu.
– Ừ, chúng ta còn gặp nhau lâu dài mà. Tạm biệt và hẹn gặp vào sáng thứ hai tuần tới:
Diệp Trúc đứng nhìn theo cho đến khi xe Minh Hoàng đã khuất hẳn.
Vai cô chợt bị đập mạnh.
– Chị Hai! Em phát hiện ra rồi nghen!
Diệp Trúc nhướng mày hỏi em gái:
– Phát hiện gì?
– Thì đó! - Cô nàng hất hàm về phía cuối đường - chiều cuối tuần chị Hai được một anh chàng đẹp trai đưa về tận nhà. Đây là tin tốt lành chứ bộ. Chắc chắn ba mẹ sẽ vui lắm đây!
Diệp Trúc vội giữ tay em gái lại:
– Nghe nè nhỏ! Em đừng có nói linh tinh. Người lúc nãy chỉ là đồng nghiệp của chị. Tụi chị tình cờ gặp nhau bên ngoài. Ừ, mà nè, chị đã cả tin vào đôi giày của nhỏ, nó bị sút gót giữa đường. Nếu bạn chị không xuất hiện thì chị chẳng biết phải làm sao nữa.
Chi Mai đưa hai bàn tay xòe lên ý ngăn lại:
– Em hổng có lỗi trong chuyện này à nghen. Ai biểu chị vô siêu thị mua cả lô áo quần mà không mua giày chi?
– Em có lỗi đó. Lỗi khôngchịu nhắc nhở chị.
Chi Mai gật nhẹ:
– Rồi rồi, em nhận lỗi và em xin chuộc lại bằng bữa ăn thịnh soạn bên ngoài vào ngày mai. Chị đồng ý nghen.
Diệp Trúc tỏ ra rộng lượng:
– Ừ, chị đồng ý kẻo em lại bảo chị là bà chị hẹp hòi nhỏ mọn thì khổ.
Diệp Trúc không biết rằng em gái đang có ý đồ riêng cho bữa ăn ngày mai.
Chi Mai chắc mẩm phen này sẽ không còn bị vuột nữa. Cô nàng tranh thủ gọi điện cho Bình Nguyên. Vui khôn tả vì Bình Nguyên nhận lời.
Theo kế hoạch của Chi Mai thì sau khi cả nhà cô đến nhà hàng khoảng mười phút, Bình Nguyên mới xuất hiện - có vẻ như anh có hẹn ở đây. Đáng tiếc là không nhìn thấy người đã hẹn, anh đến hỏi ở quầy tiếp tân. Sau đó mới như vô tình họ nhận ra nhau! Đi ăn có cả ba mẹ thì khỏi lo bất ngờ xảy ra chiến sự.
Suốt buổi sáng chủ nhật Diệp Trúc nằm nhà đọc tạp chí. Chi Mai cũng không ra ngoài - cô nàng lo sợ chị Hai mình đi ra ngoài rồi như lần trước nên có ý ở nhà giữ rịt bà chị.
Ba giờ chiều cả nhà xuất phát. Thú vị một điều là kỳ này ba mẹ Chi Mai cũng chẳng biết gì.
Bốn người đến nhà hàng. Hình như họ nhận được thật nhiều cái nhìn ngưỡng mộ. Bà Hương và ông Điền bước vào cái tuổi năm lăm -năm tám. Không còn trẻ nhưng còn lâu mới già. ông Điền trán cao, quắc thước còn bà Hương thì đẹp một vẻ đẹp thuần hậu, tao nhã. Bên cạnh hai người là hai cô con gái thật xinh xắn ngoan ngoãn.
Diệp Trúc khoác tay ba mẹ:
– Hôm nay cô út nhà ta rộng rãi mời cả nhà dùng cơm. vậy thì chúng ta đừng e ngại khách sáo nghen ba mẹ.
Bà Hương cười:
– Đương nhiên rồi. Mẹ sẽ ăn rất thật tình.
Ông Điền thì nói:
– Nhờ phúc của con đó Diệp Trúc ạ.
Chi Mai phụng phịu:
– Ba nói vậy không sợ con buồn sao ba? Con nhớ hồi đó tới giờ con mời ba mẹ mấy lần rồi chứ bộ.
Bà Hương xoa dịu con gái:
– Ba con chỉ đùa thôi mà.
Họ chọn chỗ, Diệp Trúc cảm thấy thật thoải mái và thú vị bởi bầu không khí thật ấm áp. Ở đây người ta không xài bếp ga mà dùng một cái hỏa lò than đỏ hồng. Trên đó đặt cái tay cầm bằng đất nung - món lẩu trâu!
Chi Mai quảng cáo:
– Món này ngọt gắt eo, bổ tới xương luôn đó chị Hai.
Bà Hương thêm vào:
– Bên đó làm gì có món này. Con ăn nhiều nhiều đi.
Diệp Trúc hít một hơi thật sâu. Thơm quá! Hương thơm của thịt trâu hòa vào hương vị của sả gừng và cải bẹ xanh hăng nồn. Nước lẩu sôi bùng trong tay cầm. Diệp Trúc hơi nhổm người múc thử một muỗng nhỏ cho vào miệng...
Cô chấp chấp mấy cái, xuýt xoa:
– Ngọt quá chừng hà!
Tay cầm lẩu vơi dần cho bao tử bốn người căng lên từ từ. Xì xụp húp nước, mê mãi nhai gân trâu đã mềm, hơi giòn giòn và béo ngậy. Ai cũng khoái khẩu.
Nhưng Chi Mai thì bắt đầu cảm thấy sốt ruột. Mười phút theo như kế hoạch đã trôi qua! Vẫn chưa thấy bóng Bình Nguyên đâu. Thêm mười phút nữa. Tiếp viên đã châm thêm hai lần lẩu và mì cho mọi người.
Không chờ đợi thêm được Chi Mai vờ đi toilet. Cô nàng ra ngoài gọi điện thoại cho Bình Nguyên.
Bình Nguyên trả lời điện thoại bằng giọng ái ngại và tiếc rẻ:
– Làm sao bây giờ Chi Mai? Anh vừa chuẩn bị đi thì nhà xảy ra chuyện. Anh phải giải quyết!
Vừa định trách cứ một tràng dài, nghe vậy Chi Mai dịu lại:
– Chuyện gì vậy anh Bình Nguyên?
Thằng em họ của anh mới dưới quê lên chơi, lấy môtô của anh chạy. Ẩu tả thế nào mà phạm luật, bị giam xe rồi.
Chi Mai thở ra:
– Đúng là xui xẻo thật.
– Thôi thì dịp khác vậy nhé Chi Mai! Mong là nhỏ đừng trách anh.
– Đương nhiên em không trách rồi. Nhưng tiếc ơi là tiếc đây. Biết đến bao giờ mới có dịp may như vầy nữa chứ?
– Em đừng lo. Có chuyện thì thế nào cũng gặp hà.
Gác máy Chi Mai tự an ủi. Ừ, biết đâu hai anh chị ấy có duyên với nhau thật!