Chương 5

Bà Thành vừa thấy Nga bước vào nhà, bà đã lớn tiếng như muốn xua đuổi nàng.
– Cô còn mặt mũi để về nhà này sao?
Nga cúi đầu đáp:
– Thưa má, con mới về!
– Hừ! Cái tiếng má ấy giờ tôi mang không nổi đâu.
– Má...
– Tôi đã biết ngay từ lúc cô ra quán rồi. Thật khổ cho con trai tôi, nó lặn lội vất vả nơi xứ người để lo kiếm tiền nuôi con, còn cô thì ở đây mèo mả gà đồng.
– Má! Chuyện tụi con chỉ là chuyện hiểu lầm, con xin má đừng nói thêm vào khiến cho anh Đoàn đau khổ.
Bà quắc mắt quát lên:
– Cô nói cái gì? Cô dám nói tôi nói thêm cho cô à?
– Con không dám.
– Hừ! Vạy chứ cô qua đây làm gì? Thằng Đoàn nó không muốn nhìn mặt cô nữa đâu.
– Má! Con xin má khuyên nhủ anh ấy dùm con. Thật ra, chỉ là chuyện hiểu lầm thôi, con không hề làm gì sai trái đối với anh ấy. Chẳng qua người làm họ không bằng lòng chuyện con đối xử với họ, nên họ đã đặt điều nói bậy.
– Làm sao tôi biết được đâu là đúng đâu là sai? Nhưng miệng đời có câu "không lửa sao có khói”.
Nga van nài bà:
– Má! Con xin má vì hai đứa cháu mà nói giúp cho con một tiếng. Con không hề làm lỗi với anh Đoàn, má cũng đâu muốn cho vợ chồng còn ly tán, hai đứa cháu xa cha xa mẹ. Lúc này anh ấy còn đang rất giận con, anh ấy sẽ không nghe con giải thích, còn có má là có thể giúp con. Anh ấy rất yêu kính má, con xin má, con không thể mất anh ấy, càng không muốn anh ấy hiểu lầm con, chỉ cần anh ấy bình tĩnh suy xẹt cặn kẽ mọi điều rồi hãy giận con.
Bà Thành trề môi mai mỉa:
– Tôi làm sao can thiệp vào chuyện vợ chồng của cô, càng không thể xúi nó bỏ cô hay lấy cô.
Nga đau khổ rớt nước mắt:
– Con không còn nương dựa vào ai ngoài má nữa. Con xin má, con biết suốt bao năm làm dâu má, con đã không khôn khéo làm má vui lòng, nhưng con luôn kính trọng má. Con xin má vì hai đứa cháu mà khuyên giải anh ấy một lần. Nếu như chúng con xa nhau hai đứa bé sẻ khổ vì không cha hoặc không mẹ. Má củng đâu thể nào bao bọc nuôi dưỡng chúng, con chỉ sợ anh Đoàn buồn phiền rồi...
Bà Thành chau mày hỏi gằn Nga:
– Cô nói rồi cái gì?
– Con sợ anh ấy không còn tâm trí tập trung vào công việc, lỡ xảy ra chuyện xui rủi gì thì ân hận suốt đời.
Bà Thành sừng người ra suy nghĩ. Nó nói cũng phải. Bà coi phim người ta đóng cũng thế, buồn rầu lo lắng rồi lơ đãng trong công việc nào té chết, nào bị sẩy tay ngã vào máy tàn tật suốt đời. Ôi trời! Lỡ mà thằng Đoàn nó có làm sao thì chết.. Dù sao cũng là máu thịt của bà, bà làm sao mà dững dưng chứ. Nhưng cái con vợ nó thì bà ghét. Hứ? Từ lúc thằng Đoàn cưới nó về, bà đã không mấy hài lòng. Đàn bà mà đẹp quá cứ lồ lộ như lôi kéo đàn ông, không biết làm lụng cái gì, chỉ giỏi xúi chồng nó chống đối bà. Hừ, lần này thì bà cho nó bỏ.
Bà Thành chau mày hỏi Nên khi thấy Đoàn không xuống ău cơm:
– Anh Hai bây đâu?
Liên nhìn lên lầu rồi thở dài:
– Anh ấy ở trên sân thượng.
Ông Thành nói:
– Mặc kệ nó, ăn cơm đi. Nó đói khắc nó ăn. Vợ với con... Hừ?
Liên dè dặt lên tiếng:
– Con nghĩ là anh Hai hiểu lầm chị Hai thôi. Ảnh lớn rồi mà không suy xét trắng đen, để cho người ta khích bác.
Bà Thành lừ mắt gạt lời Liên:
– Bây biết cái gì mà lên tiếng xen vào. Anh bây nó đâu phải thằng ngu, thằng khờ, không có sao người ta nói, không mười thì cũng một.
– Con thấy chị Hai không phải hạng người đó. Nếu có thì bao năm nay chị ấy đã có rồi.
– Chẳng qua vi nó ở chung với tao nên được tao kềm kẹp giữ gìn, giờ thì về bên má nó, lại một mình một động lấy gì không sanh lòng.
– Má đừng nói thêm vào làm gì. Chuyện của anh chị Hai, mình không khuyên nhủ thì thôi, nói làm chi cho gia đình anh chị tan rã.
– Hơ! Cái con này, mày làm cô giáo cả với tao à?
Liên phụng phịu bất bình:
– Con chỉ nói vì lẽ phái thôi.
– À mày cho là tao sai.
Bà giận dỗi dằn đôi đũa xuống bàn:
– Không ăn nữa? Đúng là con cái, nó khôn lớn rồi, nó cho là mình sai mình quấy. Phải, bây giờ bây đã đủ lông đủ cánh để bay đâu cần tới cha mẹ.
– Hơ!..
Minh chau mày khó chịu.
– Thôi chị Ba! Chuyện đâu đâu tự dưng lại làm ầm lên, cãi má chi vậy?.
Liên tức giận nhìn em:
– Chuyện gia đình, chuyện của anh chị, chứ có phải chuyện người dưng đâu.
Minh càu nhàu:
– Nhưng chị làm cho má giận thì hay lắm sao. Chuyện của anh chi Hai thì để cho anh chị Hai quyết định, cần gì tới chị.
Liên giận dỗi bỏ đũa dứng đậy:
– Con người mày ích kỷ lắm!
Vi thấy thế thi ngăn chồng:
– Thôi, anh đừng cãi nữa!
Minh cáu 1ên với vợ:
– Ai cãi với bà ấy? Em biết gì!
– Ơ! Sao lại cáu với em?
Ông Thành bực mình can thiệp:
– Thôi, tụi bây có để cho tao ăn cơm hay không?
Mâm cơm chỉ còn vỏn vẹn lại ba người cùng với không khí u ám ngột ngạt!
Liên khẽ khàng đến bên anh. Đoàn dường như nghe tiếng chân em gái, nhưng anh vẫn lầm lì ngồi đốt hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác. Liên nói:
– Anh Hai hút nhiều quá khô phổi đó.
–...
– Đã lâu, anh em mình không có dịp ngồi riêng trò chuyện, lúc nảy anh Hai ốm đi nhiều. Em biết anh Hai đang buồn, em không dám xen vào chuyện riêng của gia đình anh, nhưng có nhiều sự việc không thể nghe mà khẳng định được.
–...
– Những ngày anh Hai đi xa, chị Hai rất buồn và lo lắng cho anh. Chị hết hỏi người này đến hỏi người khác về anh, hai đứa bé vừa vắng cha lại không có mẹ chăm sóc. Có hôm chúng bị bệnh, chị Hai phải vừa buôn bán, vừa chạy về lo cho chúng đến nữa đêm rồi tờ mờ sáng lại trớ dậy lo dọn quán để bán sớm.
–...
– Em không hiểu từ đâu mà anh Hai lại cho rằng chị Hai quen với người đàn ông khác. Chẳng lẽ bao nhiêu năm qua anh Hai không tin vào tình yêu của chị Hai sao?
Đoàn gạt tàn thuốc rồi mệt mỏi đáp:
– Em nói nhiều như thế để làm gì?
– Em muốn anh chị đừng vì lời hồ đồ của người ngoài mà ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
– Em cứ mặc anh.
– Em không mặc được, vì anh là anh Hai của em mà.
Đoàn buồn bã ngồi lặng đi một lúc lâu, rồi mới từ tốn lên tiếng:
– Anh biết em quan tâm đến anh, nhưng em không hiểu được đâu.
– Vậy thì anh Hai nói cho em hiểu đi.
– Anh đã sống hơn nữa đời người rồi Liên à. Từ khi trắng tay đến giờ anh thất chí lắm. Mười mấy năm qua, anh đã gầy dựng nên sự nghiệp, nói nhiều thì cũng không nhiều, nhưng nói ít thì cũng không ít. Anh được mọi người trọng nể thân thiện, đùng một cái tất cả chỉ còn là tro bụi. Tiền bạc không, sự nghiệp không, mọi người xa lánh coi thường, vợ con thì long dong cực nhọc:
Anh rất tuyệt vọng trong khi Nga không hề lên tiếng oán trách phàn nàn. Cô ấy cứ âm thầm nhẫn nhục mà gánh chịu, anh xót xa lắm.
– Vậy mà anh còn làm khổ chị ấy.
– Thật ra, lần này về, anh không biết anh sẽ đi đến bao lâu. Anh không dám nói thật với Nga về công việc của mình, sợ làm cho cô ấy lo buồn suy nghĩ. Có đôi lúc đứng nhìn khoảng đất mênh mông cằn cỗi trước mặt mà anh chỉ muốn buông xuôi:
Vì sao em biết không? Vì anh thấy mình không đủ sức để vượt qua:
Ba mươi mấy tuổi rồi, ông trời bắt anh làm lại từ đầu, anh thật không sao xoay xở nổi, anh nản lắm!
Liên xúc động đặt tay lên vai anh, cô rất cảm thông với những khó khăn mà anh cô đang phải đối đầu:
– Anh phải cố lên chứ, bởi vì anh là anh Hai của em mà. Ngay từ lúc còn nhỏ, đám bạn của em có đứa nào khoe khoang điều gì em đều bảo. Xì! Tường gì cái đó anh Hai tao cũng biết, anh Hai tao cũng làm được. Trong lòng em, không có chuyện gì mà anh Hai không làm được cả. Nhất là lúc này anh còn có chị Hai và Ti anh, Ti em. Cả ba nhười đó họ đang nương tựa vào anh, nếu như anh buông xuôi thì ba mẹ con chị ấy sẽ sống ra sao?
– Anh không muốn làm họ khô nửa!
– Anh không được buông xuôi, không được chán nản bỏ cuộc, càng không được bỏ rơi chị Hai. Anh phải có trách nhiệm với hai đứa bé.
Đoàn lắc đầu, ánh mắt anh nhìu xuống vùng tối trước mặt. Hai anh em đều ngồi im lặng và chìm dần vào bóng tối. Liên lo lắng đợi phản ứng của anh, nhưng chỉ thấy gương mặt nhợt nhạt của anh chìm trong quầng sáng mờ mờ phía trước. Lòng Liên quặn đau, cô khẽ khàng lên tiếng phá vỡ sự im lặng quanh họ:
– Anh Hai! Anh đang nghĩ gì vậy?
– Anh đang nghĩ đến những tháng ngày đen tối trước mặt. Liên à! Sau khi anh đi, em hãy nhín chút thời giờ chăm sóc cho chị Hai em và hai cháu giúp anh. Nếu như...
Đoàn do dự rồi cũng khẽ nói giọng nói của anh trầm đục như tiếng động sâu trong lòng vực thẳm:
– Nếu như chị Hai em tìm được hạnh phúc khác thì em cứ để cho chị ấy tự chọn lựa và quyết định đừng ngăn cản, cũng đừng gièm pha.
– Anh nói gì vậy?
– Anh chắc sẻ không trở lại nữa, Cơn giận chợt bùng lên trong lòng Liên:
– Anh trốn chạy trách nhiệm sao? Anh thực sự không quan tâm đến chị Hai sao? Anh hèn yếu vậy ư? Em thật, không nghĩ về anh như thế. Anh làm cho em thất vọng quá.
Thế nhưng Đoàn đã đanh mặt đáp:
– Anh đã quyết rồi. Mai sáng anh sẽ đi sớm.
Liên kêu lên, nhưng Đoàn đã lầm lũi bỏ xuống lầu, cái dáng anh đi như muốn đổ gục về phía trước. Liên không thể hểu được tại sao anh ấy lại làm như thế.
Liên không khỏi chạnh lòng khi nhìn đôi mắt mở to vô hồn của Nga, đôi mắt cứ đau đáu nhìn vào khoảng không phía trước, nhưng thật ra như chẳng nhìn thấy gì. Nó cứ đục đục, dại dại rồi từ hai hốc mắt quầng đen ấy chầm chậm trào ra hai dòng lệ, không một âm thanh, không tiếng khóc. Hai hàng nước mắt cứ lắng lặng rơi nhè nhẹ rồi lăn dài trên gò ná hốc hác xanh xao của Nga.
Liên bất nhẫn chạm vào tay Nga. khẽ gọi, vì cô sợ Nga sẽ lịm đi và cứ bất động như đá, cái bất động đáng sợ ấy thật đến đau lòng.
– Chị Hai!
Nga ngơ ngẩn nhìn Liên như vừa chợt nhớ ra sự tồn tại của mình, cô đau đớn hỏi:
– Anh ấy còn nói gì nữa không? Chắc là anh ấy giận chị lắm, oán chị lắm.
Tại sao lại ra nông nỗi này chứ?
– Không phải lỗi của chị, chẳng qua anh Hai hèn yếu quá nên đã trốn chạy trách nhiệm và trốn chạy chính cả bản thân mình.
– Chị biết sau khi anh ấy buộc phải từ chức, mất hết cả thể diện và sự nghiệp, anh ấy đã rất nản chí. Chị không đám nói gì, kể cả lời chia sẻ cũng đành để trong lòng vì sợ chạm vào vết đau của anh ấy. Suốt mấy tháng qua, anh ấy ra đi chị cứ lo sợ anh ấy sẽ không quay trở lại. Cho đến khi gặp lại anh ấy, chị rất đỗi vui mừng, chị biết trong lòng anh ấy chị vẫn còn tồn tại, anh ấy đã quay về cùng chị. Thế mà tâm trạng của anh ấy như một trái bóng căng hơi, chỉ cần một va chạm nhẹ cũng sẽ bùng nở và điều đó đã xảy ra:
Nó giúp cho anh ấy không còn vương vấn ngần ngại nữa.
Liên nhìn cái dáng nhỏ bé ủ rũ của chị dâu mà lòng không khỏi xót xa thương cảm.
Chị ấy thật hiền lành dịu dàng, cô chợt thấy giận anh trai mình vô cùng. Thật ra, đàn ông họ đã nghĩ gì trơng đầu họ mà cứ để cho những người đàn bà yêu thương họ luôn phải đau khổ?
– Chị Hai! Chị cho anh ấy thời gian để bình tâm trở lại. Em tin anh ấy là người hiểu biết. Một ngày nào đó anh sẽ quay về thôi.
– Chị sẽ không chờ anh ấy về được.
Liên nhìn sững Nga, thế nhưng cô không đọc được điều gì qua ánh mắt chỉ chứa toàn niềm đau của chị ấy. Cô chợt nghĩ đến hai đứa bé, chúng sẽ ra sao đây khi cha mẹ chúng xa nhau?
– Chị cám ơn vì em đã nghĩ đến chị. Nếu như sau này có việc chị nhờ em giúp đỡ, em không từ chối chứ?
– Không. Nhưng là việc gì?
Liên thấy trong mắt Nga ánh lên một tia sáng, dường như cô vừa quyết định một điều gì đó.
– Chị chưa thể nói ra lúc này, nhưng có lời hứa của em, chị thấy lất an tâm.
Liên lo ngại nhìn gương mặt xanh xao của Nga. Chỉ mới qua có một ngày mà trông chị ấy thật tiều tụy.
– Chị đang nghĩ gì thế chị Hai? Chị còn có hai đứa bé để chăm sóc, chị không quên chúng chứ?
Nga đáp:
– Chị sẽ không bao giờ quên mình còn có hai đứa con phải lo lắng cho chúng, nhưng chị cũng không thể nào đánh mất hạnh phúc của chính bản thân mình.
Liên ái ngại và rất muốn biết trong cái đầu nhỏ bé của chị dâu mình đang nghĩ điều gì. Cô không hỏi vì biết có hỏi thì Nga cũng sẽ không nói ra. Chị ấy tuy hiền lành nhưng lại là người lất cứng rắn và kín đáo. Khi chị ấy đã quyết định điều gì thì chị ấy sẽ làm và cũng không muốn cho ai biết.
Liên vừa dựng xe ở đầu ngõ thì cô đã nghe có tiếng nô đùa của hai anh em thằng Ti từ trong nhà vọng ra.
– A ha ha! Anh Ti lớn, anh coi thằng rô bô của em cừ không?
– Của anh cừ hơn.
– Của em. Anh không biết nhường nhịn em, em méc ngoại cho coi. Của con cừ hơn phải không chú?
Liên thoáng ngạc nhiên khi bước vào vì nhận ra có người đàn ông lạ trong nhà. Anh ta quay lại khi nghe Ti anh, Ti em reo lên mừng cô:
– A, cô Ba tới!.
Liên không biết là mình có hoa mắt hay nhìn lầm hay không. Trước mặt cô người đàn ông đang nô đùa với hai anh em thằng Ti là “gã”.
Gã cũng nhướng cao đôi chân mày nhìn cô ngạc nhiên.
– Sao anh lại ở đây?
Gã nhún vai ra chiều như không thể giải thích được, gã hỏi:
– Cô là gì của hai chú nhỏc này?
– Tôi là cô của chúng.
– Trái đất cũng tròn ghê nhỉ! Dường như chúng ta có duyên nợ gì đó, không biết là hên hay xui đây?
– Vết thương ở chân anh lành chưa?
Gã đứng lên búng búng cái chân rồi nhìn nhảy cười trước khi trả lời cô:
– Cô thấy đó, bình thường? Chỉ có điều nó không được thẩm mỹ lắm, một vết sẹo như cơn sâu róm vắt ngang qua, tệ ơi là tệ.
Liên bật cưởi, gã vẫn có cái lối nói chuyện dấm dắng không đầy đủ thành phần kết cấu câu thế nhưng Liên lại thấy thú vị. Nếu như là học trò của cô thì đã bị cô mắng và cho điểm dưới năm rồi.
– Sức đề kháng của anh cũng mạnh lắm, vết thương như thế mà không chịu vào bệnh viện, cũng chẳng chịu đi bác sĩ. Có lúc nó đã khiến cho tôi lo ngại, lở như bị nhiễm trùng tôi không rõ. trách nhiệm của mình đối với anh phải truy cứu ở mức độ nào.
Gã bật cười, Rồi vẫn cái kiểu nheo nheo cái đuôi mắt trông rất ghét, gã nói:
– Tù chung thân! Nhưng nhờ thế mà biết tay nghề của cô rất cao. Nào băng bó, nào tự mua thuốc điều trị cho tôi. Chậc! Cô giỏi lắm, dù sao cũng cám ơn cô.
Liên bật cười, cái cười xuất phát từ trong lòng cô mà ra, không gượng gạo cũng không vì xã giao, bởi vì từ lúc gặp được gã, lòng cô cứ cuộn lên một điệu nhạc vui tươi rộn rã, niềm vui như cứ chực trào ra trên khóe mắt bờ môi của cô.
Cơ quên đi cả cái mục đích đến thăm hai anh em thằng Ti, quên cả nổi phiền muộn vướng bận tâm tư cô vì chuyện của anh chị Hai mình. Thật kỳ diệu và lạ lùng, nhưng cô lại không dám đào sâu thêm vào sự kỳ diệu đó bới vì nó khiến cho cô thẹn thùng xấu hổ, cái thẹn thùng của một người con gái đang thầm lén yêu thương.
– Tôi cứ ngỡ sẽ không còn gặp lại anh nữa.
– Tôi có khác gì cô. Thì ra cái tỉnh lẻ này có lắm cái kỳ ngộ dành cho tôi.
– Anh quen với bác?
Gã thoáng ngập ngừng rồi đáp:
– Ừ.
– Sao tôi lại không biết?
– Chẳng lẽ bác Hai phải kể hết tên người quen của bác ấy cho cô biết.
– Ờ hén!
– Ở đờ đừng quá tò mò chỉ tổ thêm phiền.
Liên ngượng ngùng nhún vai:
– Cũng đâu phải tò mò quá đáng.
Gã đưa mắt nhìn Liên chằm chặp. Cô gái có khuôn mặt rất dễ nhìn, phái nói là xinh xắn mới đúng. Hôm nay gã mới nhìn kỹ cô, từ đơi mắt đến cái miệng hồng mượt mà, không rõ là cô gái này có ý nghĩa gì trong cuộc đời của gã không mà gã lại cứ gặp cô ta mãi, từ cái lần đụng xe đó đến lần đối mặt này. Gã lại lả người rất tin vào duyên số, nhìn cái sắc hồng ửng trên đôi gò má mịn màng của cô, cùng cái lúng túng thẹn thùng kia, gã chợt hiểu ra trong lòng cô đã có gã rời. Gã không phải là thằng con trai mới lớn, ngờ nghệch đến nỗi không hiểu đàn bà muốn gì ở gã. Tuy nhiên gã không còn cái háo hức tự phụ của những ngày tháng trước khi có một người khác phái ngưỡng mộ gã hoặc là khi gã đã chinh phục được trái tim một người đẹp mới. Trong lòng gã giờ chỉ duy nhất hiện hữu một bóng hình, đó là Nga. Nàng đã làm cho gã mất hết tất cả hứng thủ trong việc chinh phục phụ nữ và tự hào về điều đó, gã không muốn mất thời gian cho bất cứ ai ngoài Nga.
Liên có phần hụt hẫng tiếc nuối, khi gã đứng lên cáo từ ra về.
– Anh về à.
– Tôi có việc phải đi. Cô ở lại chơi với hai chú nhớc thay tôi.
Thằng Ti anh chạy lại nắm tay gã:
– Mai, chú lại nữa nghe, chụ Hiệp!.
– Mai à? Để chú xem đã, nếu chú rảnh chú sẽ tới.
– Chú rảnh mà!
– Ừ thì rảnh.
– Vậy là mai chú tới nghe.
– Ừ, chú sẽ tới.
– Con chờ chú đó!
Gã bẹo má hai thằng bé rồi thẳng bước đi ra không chút quan tâm đến Liên, dù chỉ là một nụ cười hoặc cái vẫy tay lần cuối. Cô chợt thấy hờn hờn làm sao.
Dường như trong mắt anh ta không hề có mình. Tại sao anh ta lại có thể dửng dưng thờ ơ như thế? Cái hờn, cái dỗi ấy cứ theo Liên cho đến khi cô về đến nhà.
– Chị Ba mới về à? Hai anh em thằng Ti có khỏe không chị?
Liên lơ đãng dáp rồi đi lên lầu:
– Ờ khỏe.
Vi nhìn theo lấy làm lạ. Nghĩ lúc mới đi chị ấy vui vẻ là thế, bây giê trở về trông chị ấy cứ như người mất hồn uể oải lừ đừ làm sao. Không biết có chuyện gì hay không? Vi cứ thắc mắc nhìn theo Liên cho đến khi cái dáng thất thểu của Liên khuất sau cánh cửa:
Liên vứt chiếc túi lên giường rồi bước lại tấm gương đứng nhìn bóng mình không chớp mắt. Đôi mắt của cô mở tròn xoe ra săm soi từng mi li mét trên gương mặt của mình. Cái trán này, đôi mắt này, làn da này dâu phải quá tệ:
Cô không dám khoe khoang thái quá, nhưng cô rất hãnh diện vì gương mặt xinh xắn của mình, đã có biết bao người con trai từng nói như thế với cô?
Thế thì tại sao gã như không chút cảm nhận gì? Từ cái cử chi đến cả lời nói, phản ứng của gã cũng không có một tí ti nào gọi là chú ý đến các ưu điểm trên con ngươi cô.
Gã có phải là đàn ông không? Liên chau mày rồi gục đầu vào tấm gương.
Can cớ gì ông trời lại dun rủi cho cô gặp lại gã? Từ sau lần chia tay với gã, cô đa đau khổ biết bao, nhung nhớ biết bao. Cô cố quên, cố tự nhủ với lòng để vùi sâu hình bóng của gã vào tận ngóc ngách cuối cùng của trái tim, cô đã lấy công việc phủ lấp lên nỗi tương tư thất vọng đó. Thế mà ngay cái lúc cô tưởng như đang lấy lại cân bằng cho tâm hồn mình thì gã lại xuất hiện.
Ôi? Cái ông thần tình ái có hai đôi cánh nhỏ kia sao cứ cợt đùa cô. Nếu có muốn đọa đày cô thì cứ giương thẳng mũi tên của ông mà bắn cho vở nát trái tim cô ra để cô đau mà chết đi một lần rồi thôi, cớ sao lại cứ làm cho tim cô mang vết thương ầm ỉ này.
Liên đặt túi trái cây lên bàn trong nụ cười rạng rỡ của hai đứa cháu.
– Cô Ba mua trái cây cho ngoại hả?
– Ừ. cô ba mua cho ngoại và Ti anh Ti em.
Bà Liên đứng cạnh bên lên tiếng:
– Cháu lại thăm chúng được rồi; mua quà làm gì. Bác đi chợ mỗi ngày, chúng có thiếu gì đâu.
– Con biết. Con mua biếu bác và cho cháu nó mừng. Bác vẫn khỏe hả bác?
– Ừ bác khỏe. Anh chị bên nhà cũng khỏe chứ cháu?
– Dạ, cám ơn bác, ba má con vẫn khỏe. Bác trông hai đứa nhỏ cũng cực lắm, bác phải bồi bổ nhiều vào để có sức.
– Cám ơn cháu.
Liên ngồi chơi với hai đứa cháu mà không biết mở lời ra sao với bà Liên để hỏi thăm về Hiệp. Mãi một lúc sau, cô mới ngập ngừng hỏi:
– Hôm nọ con có đến mà bác không có nhà.
– À, bác nghe Ti anh nói.
– Con chờ mãi.
– Bác chạy lên đầu xóm bỏ hụi.
– Con đến thấy có anh gì chơi với hai đứa nhỏ. Anh ấy là bà con với nhà hở bác?
– À, cháu nói cậu Hiệp à?
– Dạ.
– Ờ, là quen thôi!
– Con chưa gặp anh ấy bao giờ. Anh ấy ở đâu vậy bác.
– À ở thành phố, cho nên cũng không có thời giờ ghé thăm. Ờ, để bác lấy chè cho ăn. Hôm nay bác nấu chè đậu xanh, thằng Ti anh nó nóng trong người nên bác nấu ăn cho nó mát.
Nói rồi, bà đứng dậy vào bếp cắt ngang câu chuyện mà Liên đang muốn hỏi.
Liên thoáng thất vọng nhưng vẫn ngồi lại chơi đùa với hai đứa cháu. Tuy nhiên nếu tinh ý bà Liên ắt sẽ nhận ra điều khác thường trong cử chỉ của cô.
Chốc chốc, cô lại ngóng ra ngoài cửa như mong chờ ai đó. Cô ngồi chơi lâu hơn mọi lần và nói chuyện lơ đãng hơn, không đầu không đuôi, chảng chuyện nào ra chuyện nào. Cho đến khi trời sập tối, Liên mới chịu cáo từ bà, thì cũng vừa lúc Nga về đến.
Bà Liên khoe:
– Cô Ba thằng Ti mới ghé chơi.
– Vậy à!
– Lúc này cô Ba nó đến thăm thường xuyên lắm, cứ cách ngày, mới đến hôm qua hôm nay lại tới còn mua quà mua bánh nữa.
Nga soạn túi thức ăn ra bàn rồi lên tiếng nói với mẹ:
– Ở nhà bên ấy có cô Ba tụi nó là ăn ở biết trước biết sau.
– Ừ Má cũng thấy cô ấy tốt bụng, có điều sao chưa chịu lấy chồng. Người cũng xinh xắn lắm mà lại cao số.
– Cũng không hẳn tại số đâu má chẳng qua vì má chồng con khó khăn quá nên ai đến họ cũng sợ.
– Tội nghiệp! Con gái có thì mà cứ như thế cũng khổ. Chị bên đó khắt khe quá.
Nga thở dài:
– Đành chịu thôi má à. Cả nhà có ai dám làm trái ý má chồng con đâu. Lâu dần rồi thành nếp, dù cho bà có trái cũng phải cắn răng mà chịu đựng.
Bà Liên xót xa nhìn nếp nhăn trên khóe miệng của con. Khi cô nhắc đến gia đình bên chồng, gương mặt của cô như già đi lại ẩn hiện sự cam chịu nhẫu nhục.
Bà buồn lầu nghĩ nó thật vô phước gặp phải gia đình chồng phong kiến khắt khe, lại gia trưởng độc đoán. Bao nhiêu năm làm dâu, con gái bà chắc đã chịu nhiều đau khổ tủi cực. Đã thế, chồng nó lại vô tâm hồ đồ không biết thương vợ thương con, thật là dáng giận.
– Thằng Đoàn nó về rồi nó đi, thế mà nó cũng không qua chào má một tiếng.
Nó có nói bao giờ nó về không?
– Dạ không. Công việc của anh ấy có phải như người ta đâu má. Anh ấy đi gấp quá nên không qua chào má, nhưng anh ấy có gửi lời với con, má chấp làm gì.
Nga đã giấu mẹ chuyện lục đục của hai vợ chồng nàng vì nàng không muốn làm cho mẹ mình suy nghĩ buồn phiền, cho nên bà Liên không hay biết gì về chuyện Đoàn giận vợ và nghi ngờ nàng.
– Má có giận nó đâu. Nói là nói thế chứ má cũng biết nó mắc làm. Cầu mong cho nó làm nên chuyện để cho con đở phải buôn bán vất vả.
– Má à! Mai mốt con đi theo anh ấy, má có lãnh nuối giùm hai đứa con của con không?
Bà đùa nên đáp cộc lốc một tiếng:
– Không.
Nga quay lại nhìn thì thấy bà lườm nàng, nàng chợt hiểu bèn cười xòa bá vai bà:
– Má không rãnh, con cũng bỏ cho má nuôi.
– Hừ! Hết nuôi cô bây giờ lại nuôi con cô. Không biết cái thân già này còn chịu đựng được mấy nỗi!
– Con biết má cực, con thật bất hiếu.
– Nói thế thôi, má có mỗi mình con, má không lo cho con thì lo cho ai, có điều má thấy con vất vả má thật không vui.
– Chỉ ít năm thôi mà. Vả lại, con cũng không buôn bán nữa đâu. Anh Đoàn không thích, con sẽ kiếm việc khác để làm.
– Con định làm cái gì nữa, sao nói làm quán cũng được?
Nga nén tiếng thở dài vì sợ để mẹ lo.
Bán được nhưng chỉ đủ qua ngày, biết chừng nào mới trả hết nợ. Con định sang quán rồi lấy tiền trả cho người ta, còn bao nhiêu đưa cho má lo cho hai đứa nhỏ.
– Còn con tính đi đâu?
– Con có việc của con má à.
– Má không an tâm chút nào. Thà ở đây mà bữa cháo bữa cơm, còn thấy con thấy cháu gần gũi, còn hơn mợi đứa một nơi, má nhớ chịu sao nổi.
– Má già rồi, chỉ còn biết vui với con với cháu, tụi con bỏ đi hết má ở với ai!
Bà Liên nói xong thì rân rấn nước mắt tủi thân. Những nếp nhăn trên mặt của bà như hằn sâu hơn, Nga thương mẹ quá đỗi, nàng chỉ biết ôm lấy bà rồi gục mặt vào bờ vai gầy guộc của bà lặng đi, cái mùi mồ hôi quen thuộc của bà quyện lấy nàng như vỗ về, như âu yếm vuốt ve khiến cho nàng thấy thật ấm áp.
Nó như cho thêm nàng sức mạnh và niềm lạc quan tự tin. Nảng khẽ nói:
– Má đừng vậy kẻo con khóc bây giờ. Lúc này, con cần có má động viên con, để con đủ sức vượt qua thử thách này. Con sẽ không để cho má thất vọng vì con đâu.
Bà vỗ vỗ cánh tay Nga dang choàng qua vai mình, rồi nhoẻn miệng cười gượng gạo:
– Thôi, má không vậy nữa, má cười nè, chịu chưa? Con cứ làm những gì mà con tính đi má ủng hộ con.
– Chà! Dạo này má nói chuyện giống trong phim Hồng Kông ghê há. "Ủng hộ" con nữa!
– Hì hì! Thì cũng phải học hỏi cái hay cái tốt chớ.
Nga cũng bật cười theo mẹ, vừa khi anh em thằng Ti chạy ùa vào kêu lên – A! Sao má giành ngoại của con:
Nói rồi, chúng nhào vào lòng bà xô tay mẹ ra tranh nhau ôm bà. Tiếng cười đùa của ba bà cháu vang lên ấm áp cả căn nhà.
Bảo châu đứng chau mày nơi ngưỡng cửa khi thấy cái ổ khóa to đùng bên ngoài.
Cô hỏi người thư ký:
– Anh Hiệp không đi làm à?
– Dạ không. Anh ấy có đi nhưng về sớm rồi.
Châu lẩm bẩm:
– Quái lạ chưa! Lúc này anh ấy làm sao đó, cứ biến mất tăm, không biết đang làm gì nữa.
Châu không vui mà còn thêm giận Hiệp.
Dường như anh qwên mất cô rồi thì phải. Biết tìm anh ấy ở đâu bây giờ?
suốt một tháng qua cô chưa được gặp anh, nỗi nhớ, nỗi mong cứ bồn chồn trong lòng.
Bà Hoàng thanh thoát trong bộ áo gấm màu khói bước từ trên lầu xuống, bà mỉm miệng cười khi nhận la người khách đến viếng thăm mình.
– Là con à? Lâu lắm rồi con không qua bác?
Châu lễ phép chào bà rồi đáp:
– Con bận quá nên không sang thăm bác được Bác đừng giận con.
– Bác nói thế thôi, bác biết con còn có công việc. Chính thằng Hiệp nhà này cũng thế. Nó cứ đi suốt có ở nhà vởi bác đâu.
– Lúc này anh ấy bận làm sao bác?
– Ừ, nghe nói công việc ở công ty nhiều lắm.
– Thế sao con qua đó không gặp anh ấy? Hỏi trợ lý, thư ký cá hai họ đều không biết anh ấy đi đâu.
– Vậy sao!
Đôi chân mày thanh tú của bà Hoàng khẽ chau lại. Bà đã ở ngoài năm mươi mà vẫn còn giữ được nét đẹp. Hiệp giống mẹ nhiều cho nên anh thừa hưởng được rất nhiều ưu điểm ở bà.
– Bác không biết anh ấy đi đâu sao bác? Hôm nay con tìm mâi mà không gặp anh ấy.
– Nó vừa mới về hôm qua. Sáng nay nó đi làm cái gì đó chắc cũng gần về tới rồi.
– Con chờ anh ẩy được không bác?
Bà hòa nhã mỉm cười:
– Con cứ ở lại chờ.
– Con cám ơn bác.
Thời gian trôi qua, Châu bâng quơ tựa cằm nhìn ra cửa sổ. Những chiếc lá non trên cành đang đùa theo ngọn gió, chúng vươn cao tấm thản màu xanh mượt mà lên nhảy múa trông thật nhịp nhàng uyển chuyển. Nắng đã tắt đần cuối trời, một vài tia nắng còn luyến tiếc cuộc vui chưa muốn trở về. Chúng tinh nghịch vờn quanh nhánh cây, chiếu những tia sáng lấp lánh qua kẽ lá, khiến cho vũ khúc của những cành lá xanh càng sinh động rực rỡ hơn. Thế nhưng tâm trạng của Châu không vui, nên cô cứ lơ đãng không buồn quan tâm, cho đến khi những tia sáng cuối cùng cũng tan biến mất, cành cây và những chiếc lá cũng hòa mình vào màn đêm đẹn sẫm.
Châu quay vào, căn phòng của Hiệp vẫn vắng lặng im ắng. Cô uể oải bật đèn, cái ánh sáng nhợt nhạt của ngọn đèn càng khiến cho căn phòng thêm ảm đạm và nỗi mong chờ của Châu càng se sắt bồn chồn hơn.
– Bảo Châu!
Châu giật mình ngẩng lên, dụi mắt khi nghe tiếng Hiệp gọi tên mình.
– Anh về rồi đó à?
Hiệp không trả lời câu Châu hỏi, mà chỉ ngạc nhiên nói:
– Sao em lại ở đây?
Châu hờn dỗi:
– Em chờ anh.
– Có chuyện gì không?
Châu xem đồng hồ rồi đáp:
– Đã qua bữa ăn tối rồi.
– Em chưa ăn cơm mà có thể ngủ được à?
– Anh còn nói. Anh cứ thử ngồi chờ một người nào đó suốt mấy tiếng đồng hồ thì anh sẽ hiểu.
Hiệp nhướng mày rồi cúi sát mặt Châu, đôi đồng tử của anh chao chao cười rồi nhìn sâu vào ánh mắt đang hờn dỗi của Châu. Anh hỏi:
– Tại anh à?
Bao nhiêu ấm ức giận dỗi. chợt tan theo cái miệng cười quyến rũ củạ anh.
Hiệp đưa tay khều nhẹ chóp mũi của cô rồi kéo tay cô đứng lên théo mình. Cô vờ dùng dằng:
– Đi đâu chứ?
– Đưa em đi ăn. Anh chợt thấy thèm món cá rô kho mỡ hành ở tiệm chú Ký quá. Đi thôi em!
Cái tiệm ăn quen thuộc tiếp đón Hiệp rất thân tình. Mặc dù không phải là nhà hàng hay cao lâu nhưng cái quán khang trang của chú Ký rất đông khách thượng lưu đến dùng bữa, ở đây không kể đến các món ăn ngon tuyệt hảo mà là cách đón tiếp khách ăn một không khí ấm cúng thân mật như ê tại nhà mình.
Hiệp rất thích đến đây ăn. Ở đây có tất cả các món ăn tây tàu và rất hợp khẩu vị của anh.
Chờ cho ngượi hầu bàn quay lưng, Châu mới hỏi:
– Mấy lúc gần đây, anh đi đâu, cứ như biến mất trong không khí vậy?
Hiệp uống một chút rượu khai vị, rồi đáp:
– Trước bữa ăn nên nói chuyện vui đừng khiến cho anh phải suy nghĩ. Anh không muốn nói thật mà cũng không muốn nói dối em.
Châu nhãn mày:
– Khó nói vậy sao?
– Ừ Là chuyện tiêng của anh.
– Vậy chắc là nó sẽ làm cho em buồn chứ gì?
Hiệp nhếch môi cười:
– Đã bảo là không hỏi nữa mà.
Châu ấm ức hờn:
– Anh lạ quá.
Hiệp lại nhún vai cái cử chỉ quen thuộc mỗi khi anh không muốn tiếp tục câu chuyện.
– Anh vẫn là anh!
Vừa lúc thức ăn đã được đem đến, Hiệp ân cần tiếp cho Châu, những món ăn mà anh biết cô rất thích, tuy nhiên Châu lại không thấy thú vị như những lần đi cùng anh lúc trước. Anh vẫn ga-lăng, vẫn tận tình, nhưng cái ga-lăng tận tình đó đối với ai anh cũng thế, cô không tìm được điều khác lạ nào nơi anh. Thật ra, cô muốn anh biểu lộ một điều gì đó ngoài cái miệng cười vẫn nồng nàn, cái ánh mắt vẫn đa tình quyến rũ kia, để cho cô cỏ thể đoán ra trong đầu anh đang suy nghĩ những gì.
Hiệp gắp thêm thức ăn cho Châu rồi ngừng đũa hỏi:
– Cứ nhìn anh như thế thì no à?
Châu xụ mặt đáp:
– Em đang muốn biết anh toan tính điều gì mà giấu em?
– Biết nhiều để làm gì. Đàn bà thật lạ, cứ thích tò mò khi biết điều đó không vui cũng cứ tò mò.
– Chỉ vì em quan tâm đến anh. Em không muốn mất anh.
Tình yêu thì để nói riêng trong phòng kín, không phải trên bàn ăn. Em cứ thế chắc là anh đau dạ dày sớm quá! Món này ngon lắm, lần đầu tiên đến đây anh đã thích rồi, em ăn đi.
Châu phụng phịu rồi cũng đành tạm gác câu chuyện đang làm cô ấm ức lại, cô biết đó là điềụ khôn ngoan trong lúc này, khi cô thấy cái anh cười trong mắt anh đã tắt. Có một lần cô nhớ anh đã nói với cô:
"Anh chúa ghét đàn bà rắc rối gây phiền. Nếu như không thấy vui anh sẽ bỏ tức khắc. Trong tất cả những người anh quen em là người ngoại lệ. Ở bên em, anh không thấy phiền toáí'.
Cô không muốn mất anh và cô đã cố kiềm chế để không trở nên kẻ gây phiền chán cho anh. Cô đã gượng làm vui để tận hưởng những giây phút ít ỏi dược anh chăm sóc yêu anh, cô có thể chịu đựng nhiều hơn thế nữa.