Chương 3
NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

BÀI 4. ĐĂNG KÝ LÍNH BIỆT ĐỘNG QUÂN MIỀN NAM.
Đầu óc tôi đang suy nghĩ tìm kiếm đăng ký vào binh chủng nào cho có lương, thì gặp dịp Xã đưa thông tư về làng phổ biến nhà nước đang tuyển mộ lính Biệt Động Quân ai muốn đi đến Tiểu-Khu Thừa-thiên để đăng ký. Sau khi bế mạc cuộc họp của thôn, về nhà xin cha mẹ đi đăng ký lính nầy. Hồi đầu cha bảo đi lính nào phục vụ gần địa phương, thỉnh thoảng về thăm gia đình vợ con, tau nghe cái lính nầy ở mải trong Sài gòn xa xuôi quá chớ nên đi, tôi phải lựa lời lẽ năn nỉ phải trái mãi, ông bà mới xiêu lòng cho tuỳ ý. Xong chuyện cha mẹ, cũng phải bàn qua với bà xã vài câu cho hợp lệ, tài gì mà bà xã giữ được chân, khi lòng tôi đã quyết.
Trong khi sắp đi xa mẹ tôi sắm một mâm cổ, để cha cúng bái Tổ Tiên Ông Bà, cha tôi khấn nguyện được ơn trên phò hộ tôi được bình an mạnh khỏe, ngày ra đi có ngày trở lại. Cha cũng dặn dò tôi đủ điều không thể nhớ hết nổi, chỉ nhớ vài câu đại khái, nên làm việc thiện lánh việc ác, khôn ngoan xão quyệt quá người ta cũng ghét, dại dột thiệt thà quá thiệt cho bản thân, con liệu mà ăn ở đối nhân xử thế cho phải đạo là tốt, điều cần nhất giữ gìn sức khỏe là quí hơn tiền tài vàng bạc, kể cả ngọc ngà châu báu cũng không sánh bằng sức khỏe của con người. Câu cuối ông dặn thêm phải biết thương cha nhớ mẹ, thương vợ nhớ đến các em và quê hương tình làng nghĩa xóm. Chớ nên vui vẻ quá trớn mà quên hết lời dặn dò của cha và nhiệm vụ của cấp trên giao phó, quên gia đình là con lỗi đạo, quên nhiệm vụ bị khiển trách phạt tù tội không có cơ hội tiến thân, tôi cũng hứa xin giữ lời cha mẹ dạy con không khi nào dám quên. Sau khi cúng bái Tổ tiên Ông bà xong, cha mẹ dọn đồ cúng xuống bàn, quanh quẩn cả gia đình dùng bữa cơm thân mật, ngày mai xách gói lên đường. Đồng hành có ba anh em Vịnh, Sâm, Sơn đã cùng rủ nhau từ mấy hôm nay, khi ra đến Tiểu khu Thừa-Thiên (Huế) ba anh em vào xin đăng ký lính Biệt Động Quân. Ngày vào Phòng xét tuyển, Vịnh, Sâm đủ tiêu chuẩn được thu nhận, Sơn bị rớt vì quá thấp không đủ chiều cao, thất vọng lủi thủi ra về một mình buồn da diết, hai anh em được trúng tuyển ở lại cũng ngậm ngùi thương hại cho Sơn.
Trong năm nay có một số đông anh em trong làng đồng trang lứa, họ đã rủ nhau đăng ký lính Bảo-An đi gần ngót, anh em tôi thấy ở nhà cũng buồn nên rủ nhau đi.
Tôi khám sức khỏe đã trúng tuyển, hai hôm sau Ban Tuyển binh thu nhận hồ sơ khai sinh vợ, hôn thú, thẻ căn cước, để thiết lập hồ sơ quân bạ. Binh 2 Phan Vịnh số quân 60/202.413 nhập ngũ ngày 07/9/1961 Binh chủng Biệt Động Quân tại Tiểu khu Thừa Thiên. Nay tôi đã chính thức là người của quân đội Chính phủ miền Nam. Phải ở tập trung tại Mang-Cá Huế để đợi tuyển dụng cho đủ số lượng, thời gian chờ đợi tại đây cả hai tháng trời nhà nước phải nuôi ăn, lần đầu tiên tôi được ăn cơm nhà binh tập thể tại đồn Mang Cá, ở đây nhà bếp cho ăn cũng tạm được. Mỗi ngày chỉ có hai lần tập họp điểm danh sáng và tối mà thôi, chẵng có làm công việc gì cả, tập họp kiểm danh buổi sáng xong, rủ nhau kéo ra Phu Văn Lâu chơi bơi lội tắm giặt trên sông Hương, trưa về dùng cơm lại đi chơi tiếp. Có một số anh em nhà quê mới lên tỉnh lần đầu tiên còn ngáo ộp, đi xa cha mẹ cho ít tiền mang theo hộ thân khi cần đến không biết giữ gìn, bị bọn du đảng bụi đời làm cò mồi dụ khị đánh tráo bài ba lá, mấy anh có máu mê cờ bạc moi tiền ra đặt xuống bị chúng tóm hết sạch vậy. Bên phe lính mới thì đông, tụi đánh lận bài tráo chỉ có ba bốn đứa nó ăn hết tiền đã đầy túi vội la lớn có Cảnh sát đến bỏ chạy mất tiêu. Phát hiện gian lận, biết nó nơi đâu mà tìm, đành chịu thua, bị chúng cho một bài học đau hơn hoạn. Khi chờ đợi tại đây tôi cũng xin phép cán bộ tuyển binh về thăm lại nhà ba bốn lần. Tháng 12/1961 mới đưa đi thụ huấn, trước khi đưa đi huấn luyện cán bộ cho biết ngày giờ lên tàu lửa, để anh em về đông đủ tập họp mà đi, tôi cũng về thăm nhà lần cuối cho bà xã biết tôi đi chuyến tàu đêm tại ga Huế, sáng 07g30 tàu chạy ngang qua địa phương, tôi trông xuống bờ ruộng bên lề đường tàu nhìn thấy bà xã đứng một mình, ngữa mặt nhìn lên tàu, tôi đứng sẳn ngoài cửa đưa bàn tay bai bai vài cái, tàu đã chạy đến cửa hầm Phú Gia chui qua mất hút, tôi bùi ngùi thương vợ muốn ứa nước mắt. Tàu chạy một ngày ròng rã đến 24g00 đêm vào tới ga Nha-Trang thì xuống tàu. Có cán bộ hướng dẩn đến đoàn xe quân vận chờ sẳn ở bên ngoài sân ga, cán bộ ra lệnh cho anh em leo hết lên xe chở ngược lui Ninh-Hòa rồi rẽ về Dục-Mỹ là đã đến địa điểm huấn luyện. Năm ấy Trung tâm huấn luyện mới thành lập, nhà cửa còn lụp xụp, không đủ cho lính ở phải che thêm lều vải ở tạm, ban ngày trời nắng nóng lắm không chịu nổi. Qua ngày sau lãnh quân trang quân dụng đầy ăm ắp một xách maranh (túi đựng a 794;‹‰ 56; 0794; 5;âm nhớ bồ dù về thăm ăn tết ở nhà, còn tôi thì nhát gan không dám làm việc phạm kỹ luật, ở lại quân trường ăn tết đầu tiên trong quân đội, nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhớ vợ buồn muốn thúi ruột. Tết xong anh Sâm trở lại trình diện bị phạt, trước tiên cạo đầu trọc lóc như thầy chùa, nhốt vào chuồng cọp, kẽm gai đan kín, thấp, nhốt vào thì chỉ có ngồi còm lưng, bò bốn chân như con cọp, sau phạt đi nhảy tử thần khô tại núi Đeo. Dây tử thần là một sợi dây cáp dăng từ chóp núi xuống chân núi dài cở 150m, khi nhảy móc rõ rẻ vào dây cáp, người nhảy hai tay cầm chặt hai chiếc vòng sắt gắn liền với rõ rẻ chỉ co giò lên cho hỏng mặt đất, thế là bánh xe rõ rẻ đưa người chạy xuống độ dốc của sợi dây, khi chạy xuống gần chạm mặt đất có người cầm cái cờ đỏ phất mạnh một cái là phải buông tay té theo thế nghiêng mình kê bả vai xuống bãi cát nhào lộn theo trớn bốn năm vòng đúng tư thế thì an toàn, té thất thế thì bị thương tật cột sống, gãy cổ, có khi bị vở gan mật gây chết người, nếu không chết cũng bị tàn phế suốt đời. Qua một thời gian cho khóa sinh bị phạt nhảy thử nghiệm, có gây ra chết người nên mới dẹp bỏ môn nầy, chỉ còn huấn luyện dây tử thần nước mà thôi. Tháng 2 năm 1962 bắt đầu vào khuôn khổ huấn luyện rất căng thẳng. Súng Garan M.1. không có dây mang, luôn luôn cầm hai tay nghiêng đầu súng về bên trái 45 độ, vai mang ba lô nặng 20 kg, đầu đội nón sắt hai lớp, chân mang giày Bốt-đơ-sô, khi di chuyển ra bãi tập năm cây số, phải chạy đều bước hai hàng dọc, khi đi cũng như khi về, không bao giờ cho đi đều bước thong thả, thời gian nầy vừa làm tạp dịch vừa huấn luyện quân sự, bị hành hạ quần thảo thật gian khổ, có một số anh em không theo nổi đã đào ngũ tại quân trường.
Mấy ông Sĩ quan huấn luyện viên nói thao trường đỗ mồ hôi, chiến trường bớt đỗ máu. Nhà bếp của Trung tâm nuôi ăn rất tệ hại mất vệ sinh, cơm thì hai phần cơm một phần lúa, thức ăn canh rau muống già đựng trong sọt cần xé gánh xuống suối chao đão vài lần đem lên đổ vào chảo nấu với nước lã và muối hột, món ăn mặn cá biển ươn ình kho với nước và muối thấy toàn xương ăn mặn chát. Nhưng đi tập dợt về bụng quá đói cũng dứt một gamen đầy ăm ắp ngon lành.
Khóa A và B nầy khai giảng đầu tiên lúc Trung tâm mới thành lập nên rất thiếu thốn mọi mặt. Trung tâm phải giữ lại làm tạp dịch kiến thiết quân trường, mọi người đều được lãnh lương hàng tháng, riêng mình tôi chỉ được nuôi cơm giống như đi quân dịch, tôi tìm hiểu nguyên nhân, anh thư ký quân số báo cáo đào ngũ nhằm tên của tôi nên bị ngưng lương, tôi làm đơn khiếu nại chẵng được giải quyết, cũng ráng cố gắng chịu đựng qua thời gian huấn luyện nầy. Ngày mãn khóa rời quân trường ra đơn vị hành quân, xe quân vận chở hết vào ga Nha-Trang lên xe lửa vào ga Saigòn, xe chở về Miền Tây tỉnh Long-An trình diện Đại Đội 32 Hành Chánh Quản trị Biệt Động Quân, tôi lại làm đơn trình bày lý do gần một năm tôi chưa có lương, Đại Đội Trưởng cho tôi được lưu trú tạm thời với năm anh em cùng khóa hàng ngày canh gác cổng ra vào, chờ đợi điều chĩnh lương bổng cả một tháng mới được, cho tôi ký lãnh một tháng để thanh toán tiền cơm tháng khi lưu trú tại đây. Điện đến Hạ sĩ quan Hậu cứ tại Trại Lê văn Trúc Mỹ-Tho lái xe Dod đến Long-An nhận lãnh sáu anh em tân binh, về đến căn cứ hậu trạm, ra lệnh gởi hết rương xách túi quân trang cồng kềnh vào kho Đại Đội, Hậu cứ trang bị súng đạn xong, vai mang ba-lô tay cầm súng nạp đạn tư thế sẳn sàng chiến đấu lên xe Dod của Hậu trạm tài xế đưa đến bắc Rạch-Miễu đi Kiến-Hòa xuống phà chạy cặp bến xe leo lên đường chạy mãi về tới tỉnh Kiến-Hòa xuống xe, đến tàu thuỷ lên tàu chạy dọc theo sông Hàm Luông. Trong khi đang di chuyển trên tàu tôi nhìn thấy quang cảnh mênh mông, sông nước hai bên bờ sông nơi nào cũng trùng trùng điệp điệp toàn cây dừa nước rậm rạp, chẳng thấy loại cây gì mọc xen lẫn.
Tàu chạy cả buổi sáng cho đến 15giờ chiều mới cặp bến chợ huyện Thạnh-Phú nơi đồn trú của đơn vị hành quân. Tân binh chúng tôi có sáu anh em được bổ sung về đây. Thường-vụ Đại Đội hướng dẫn trình diện Đai Đội Trưởng, ông dặn dò anh em chúng tôi đôi lời, rồi ra lệnh Thường vụ bổ sung cho các Trung-đội mỗi nơi hai người, tôi được bổ sung về Trung đội 1 trinh diện Trung đôïi trưởng nhận công tác. Tôi được phân công làm khói lửa cho Ban Chỉ huy Trung đội gồm có sáu miệng ăn, sáng nhận tiền ra chợ mua thức ăn về trại nấu cơm, dến 10 giờ dọn ra mời ăn bữa trưa, rửa dọn nghỉ ngơi lo bữa chiều. Bổn cũ soạn lại cứ thế mà làm, khỏi đi hành quân tuần tiểu trong khu vực của huyện, ban đêm phải gác hai giờ. Ở đây được ba tháng thì có lêïnh thuyên chuyển cả Đại Đôïi về Liên Trường Võ khoa Thủ-Đức. Về đây tôi nhận nhiệm vụ mới, được bổ sung cho Tiểu đội 1 Hành quân tuần tiểu ban ngày lẫn đêm, có khi đi phục kích giữ an ninh tại ấp Tân Phong, Đình Phong Phú, Bân Oâng Thàn quanh khu vực quân trường để sinh viên sĩ quan đi huấn luyện chiến thuật ban đêm cũng như ban ngày, ở đây cũng nhàn rỗi, chẳng có đánh đá đụng trận nào cả, một tháng sau Hạ sĩ quan hậu cứ đến phát lương tôi được lãnh một lần tám tháng lương, thời gian thụ huấn chưa lãnh. Trả hết nợ cho bạn bè, nợ quán của mấy mụ vợ lính bán quán cà phê sáng ăn uống thiếu ghi sổ, tiền còn lại đi may sắm áo quần sơ mi quần tây, sắm đồ dùng cá nhân, mua giày dép, mua khăn len, áo ấm để làm quà tặng cho gia đình. Mua giấy ca-rô bút máy về trại viết đơn gởi Đại đội trưởng xin được nghỉ phép thường niên 15 ngày, ông nhận đơn xét thấy sự thật hơn năm chưa được nghỉ phép, ông chấp thuận cấp phép, ra lệnh thư ký tiền trạm làm giấy phép trình lên Đại tá Chỉ huy trưởng Liên trường ký xong gọi trình diện đưa cho, cầm được tôi không quên lời cám ơn Trung uý rồi chào ông trở về phòng nghỉ của binh sĩ, sung sướng vô cùng, mừng hơn là trúng số độc đắc, mang súng đạn quân trang gởi vào kho Tiền trạm, giả từ tạm biệt bạn bè, xách túi hành lý qua ga tàu lửa Thủ-Đức mua vé tàu đi Huế. Về phép lần thứ nhất trong đời đi làm lính, lại mới được truy lãnh tám tháng lương tha hồ mua sắm quà cáp về tặng gia đình cháu chắt. Năm nay về phép quê hương vẫn còn an ninh yên ổn đi lại thăm viếng bà con làng xóm khắp nơi chưa có cách mạng bắt bớ, đêm vẫn ngủ nhà với gia đình được. Dẫn bà xã đi Huế ra chợ Đông-Ba mua sắm quần áo vải đẹp, đổi lại đôi hoa tai cho bà xã hài lòng. Chung sống với gia đình 10 ngày qua mau quá, sắp hết phép, mẹ cũng sắm một mâm cỗ cho cha cúng ông bà tổ tiên phù hộ cho con và dâu ra đi được bình an mạnh khỏe, dùng bữa cơm gia đình nghỉ ngơi trò chuyện. Sáng ngày mai dắt vợ lên đường từ giả tất cả, trở về Đơn vị trình diện. Năm nay cha mẹ vẫn còn khỏe, ông 52 tuổi, bà 48 tuổi, nên tôi cũng yên lòng mà đi. Vợ chồng vào đến nơi trình diện trả giấy phép đúng hạn, báo cho Đại đội trưởng có mang theo vợ. Oâng ra lệnh cho Thường vụ sắp xếp nơi ăn chốn ở tại Khu gia binh Liên trường. Ở đây vợ tôi chỉ đi chợ nấu cơm hai đứa ăn với nhau, những ngày tôi được đổi ca nghỉ ở nhà, còn khi đi công tác bên ngoài thì bới cơm vào camen ba ngăn đậy nắp ràng dây thun kỹ gởi cho xe GMC đưa cơm hàng ngày của quân trường ngày hai lần trưa và chiều. Thời gian cứ trôi đi trôi đi sự việc cứ diển biến như thường lệ, vợ chồng tôi sống với nhau được sáu tháng, thì bụng bầu vợ đã thấy bự, tôi khuyên bà xã nên về quê sinh nở để nhờ Bà ngoại lo cho một đứa con đầu lòng. Vợ đồng ý về quê, tôi đưa qua ga Thủ-Đức mua vé ra tàu về quê.
Tôi trở lui về đơn vị công việc cũng như thường ngày, dạo nầy ăn cơm tháng vợ lính nấu, đến tháng lãnh lương trả tiền. Vào ngày 01.11.1963 Dương Văn Minh lật đổ Ngô Đình Diệm, tình hình chính trị lúc nầy rất rối ren, Quân Giải Phóng Miền Nam cũng lớn mạnh lên, Đại Đội được lệnh rời khỏi Liên trường Thủ-Đức, di chuyển về Trung-Lương Mỹ-Tho để thành lập Tiểu Đoàn 52 Biệt Động Quân. Đưa đi huấn luyện bổ túc tại Trung tâm huấn luyện Biệt Động Quân Trung-Hòa Củ-Chi Hậu-Nghĩa. Thời gian huấn luyện tại đây cũng đụng nhiều trận với quân Giải phóng, ác liệt nhất trận Hố Bò bị chết Cố vấn Mỹ, nhiều lính Biệt Động Quân chết và bị thương, bản thân tôi được bình yên vô sự. Sau ngày mãn khóa học cả Liên đoàn di chuyển về tại Mỹ-Tho.
Tiền trạm đóng tại chùa Oâng, về đến đây Tiểu Đoàn nhận lệnh hành quân liên tục. Hành quân Tiểu khu Long-An vừa về đến trại, nhận lệnh hành quân Định-Tường vừa chấm dứt lại nhận lệnh hành quân Tiểu-khu Kiến-Hòa, cứ xây quanh như chong chóng, không có được một ngày nghỉ. Đi hành quân băng sông lội rạch áo quần giày vớ lúc nào cũng dính đầy bùn lấm ẩm ướt thật là gian khổ không thể tưởng tượng. Khi bình thường còn nản chí, khi đụng trận lại càng bi đát hơn. Bạn bè người bỏ mạng sa trường kẻ thương tích tàn phế, có đôi khi lội suốt từ sáng đến chiều tối bị đụng trận không được một hột cơm vào bụng đói muốn rã ruột. Cứ ngày đi đêm dừng nghỉ, hết xứ nầy đến nơi khác, cây cối rậm rạp, sông rạch chằng chịt, tôi cứ mang một túi xách cứu thương và khẩu súng Carbin lủi thủi đi theo đoàn quân tham dự các cuộc hành quân liên tục không trốn tránh một ngày nào.
Sau Tiểu đoàn dời Tiền trạm về đóng tại Long-An, Đơn vị cũng đi hành quân hai ba tháng mới về tiền trạm nghỉ được một hôm lại chuẩn bị đi tiếp. Cũng có một số binh sĩ không chịu đựng được gian nan nguy hiễm bỏ đào ngũ về đăng ký lính khác. Sáu anh em tân binh khóa của tôi được bổ sung về đơn vị 1962 người chết kẻ bị thương có một anh đào ngũ, chỉ còn lại một mình tôi là mạnh khỏe đang phục vụ Đại đội 4/52 Biệt Động Quân.
BÀI 5. MỘT TRẬN ĐÁNH NHỚ ĐỜI
Tôi tham dự một trận đánh nhớ đời tại Lương Hòa Thượng, thuộc huyện Đức-Hòa, Long-An. Vào O700g không nhớ ngày, nằm trong thời gian tháng năm hoặc là tháng sáu năm1964, Tiểu-đoàn mướn ghe của dân tại Lương-Hòa đưa hết binh sĩ của đơn vị qua bên kia sông Vàm Cỏ Đông, Tiểu Đoàn Trưởng ra lệnh cho tất cả bốn Đại đội, mỗi Đại đội một cánh quân di chuyển trong rẩy mía đường, song song theo con sông Vàm Cỏ về hướng tây huyện Đức-Hòa. Như mọi ngày tôi cũng mang một túi xách cứu thương đựng đầy những gói băng bó cá nhân để cấp cứu cho thương binh khi lâm trận, tay cầm khẩu súng Carbin lên đạn sẳn, đi theo Ban chỉ huy Trung Đội 1 Đại Đội 4, đơn vị di chuyển được một cây số thì nghe có tiếng súng AK trong các đám mía đường bắn ra, tôi trông thấy binh sĩ của Đại đội 1 đã có hai người bị thương y-tá đang băng bó, tiến xa một quảng nữa, thì nghe anh mang máy truyền-tin PRC 25 của Trung đội báo lại cho Trung đội trưởng, lệnh của Đại bàng cho biết cánh quân Đại đội 1 đang đụng độ rất nặng, đã có số binh sĩ bị thương và tử trận. Đơn vị chúng tôi đi cánh quân sát bờ sông, nhìn thấy trực thăng đáp xuống tản thương, Trung đội trưởng ra lệnh binh sĩ đề cao cảnh giác, sẳn sàng chiến đấu, tôi vừa đi theo ban chỉ huy Trung đội nhìn kỹ phía trước bên trái bên phải từ sáng đến gần trưa chẵng thấy một bóng dáng VC nào mà nổ súng cho phí đạn. Khi cánh quân cùng Ban Chỉ huy của Trung đội tôi tiến đến sát con rạch nằm chận ngang phía trước mặt. Tai tôi nghe một phát súng bên kia rạch bắn qua rất gần, trúng phải đầu anh lính mang máy truyền tin Trung đội vở sọ ngã nhào chết liền tại chỗ, tôi thấy đã chết nên không băng bó, ông Trung đội trưởng, cấp bậc Chuẩn uý mới về đơn vị mang khẩu súng Colt 45 đầu đội mủ nâu đi ngóc ngách bị một phát súng, đạn xuyên qua trước trán hơi sâu, té ngữa máu ra đầm đìa, tôi chạy lại bên ông ngồi xuống xé băng để bó vết thương cho ông ấy, tai tôi nghe bỏm một cái sát mé rạch gần chỗ tôi đang ngồi, nổ ầm lên một tiếng điếc cả tai bùn nước khói bắn lên tung toé phủ cả một vùng, tôi tưởng là đã chết theo các bạn rồi, khi hoàn hồn nghe đầu gối hơi đau nhói, biết mình mới bị thương chưa chết vẫn còn đi cà nhót được, tôi di lùi về phía sau gặp được TS1 Hớn tôi cho anh hay, anh lính truyền tin đã chết, Trung đội trưởng có lẽ cũng chết vì đã bị thương thủng trán quá nặng. TS1 Hớn là Trung đội phó từ lâu sống chung trong ban Chỉ huy Trung đội bạn chơi thân với nhau, ông ấy choàng vai tôi dìu lui phía sau cả hai trăm mét thì thấy một số binh sĩ bị thương và tử trận được cứu ra khỏi làn đạn giao chiến, nằm ngồi la liệt chờ trực thăng cứu thương đến di tản, tôi ngồi xuống đây với anh em tự tay băng bó rịt lại vết thương cho kỹ, cở năm phút nghe có tiếng trực thăng đến bốc hết số binh sĩ bị thương và tử trận rồi cất cánh bay lên ra khỏi trận địa, từ đây tôi mới hú hồn thở phào một cái nhẹ nhỏm, biết chắc mình đã được bạn bè cứu mạng. Về đến Tổng Y Viện Cộng hòa Saigòn, đầu gối của tôi bị sưng to nhức nhối không thể đi lại được nữa y-tá đưa vào phòng mỗ, Bác sĩ gây mê mổ lấy mãnh đạn trên đầu gối ra để nằm trong phòng lạnh một đêm, ngày sau đưa ra ngoài điều trị được ba ngày thì bó bột từ bắp đùi cho đến bàn chân, thế là cái chân phải của tôi to tướng, trắng lốp, nặng trịch, ngay chò, chẵng duỗi ra co vào được nữa, bệnh viện cho ký nhận một cặp tó để chống nạnh di chuyển khi cần, nằm tại đây được năm ngày sau có một số anh em bạn lính cùng đơn vị chơi thân với nhau, họ được may mắn sống sót mạnh khỏe bình an, rủ nhau sáu anh em đến thăm tôi tại bệnh viện, họ kể chuyện lại cho tôi nghe, trực thăng tải thương chuyến của mầy là cuối cùng.
Sau nầy VC xung phong đánh tan tành cả Tiểu đoàn, Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn chết sạch, đứt liên lạc, các Đại đội bị thương và chết hết phân nữa, ai bị thương nhẹ chạy được may ra còn sống, ai bị thương nặng đi không được là chết hết, Trung đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng đ794;5; 794;ải đi làm lính, không sớm thì muộn, chẵng ai cho ở nhà với vợ mãi được đâu. Tôi nhất quyết phải bỏ lại cha mesa trường rồi, còn đâu nữa mà các bạn tới thăm. Mấy anh em chuyện trò qua lại gần một giờ đồng hồ, các bạn chúc tôi điều trị chóng bình phục rồi từ giả ra về, anh em cho hay số còn lại đang an dưỡng tại Quân đoàn III Biên-Hòa chờø bổ sung quân số.
Tôi nằm Bệnh viện Bác sĩ cho uống thuốc viên 10 ngày thì cho xuất Viện về điều trị tại gia 29 ngày tái khám. Về nhà xa quá trong khi người còn thương tích, về nhà sợ cha mẹ vợ con buồn. Hồi ấy Hậu trạm Tiểu doàn vẫn còn ở Long-An, tôi được nhận giấy xuất viện về thẳng Hậu trạm trình diện nghỉ ngơi tại đây cho đến ngày tái khám nhập viện lại, Bác sĩ cho cắt bột vết thương cũng lành, nhưng chân vẫn còn ngay chò, chưa co vào duỗi ra được, Bác sĩ cho nghỉ tiếp 29 ngày nữa để tập thể dục cho cái chân trở lại bình thường mới đi làm việc. Tôi nhận được giấy xuất viện lần thứ hai cũng được nghỉ dài ngày, mừng quá về lại đơn vị xin đổi giấy phép nghỉ tại gia. Lúc nầy mặc áo quần thường dân đi xe khách về Huế, lần nầy về làng Aáp chiến lược đã bị phá huỷ tan tành, ban ngày thì của quốc gia, ban đêm của Cách mạng, chỉ viếng về nhà ban ngày một vài tiếng đồng hồ thăm cha mẹ vợ và các em rồi vào Lăng-Cô ở lại nhà bác cho đến ngày hết phép từ giả ra đi. Vào đến Long-An đi vô doanh trại thấy trống rỗng chẵng còn ai, hỏi ra mới biết Tiền trạm và gia đình binh sĩ đã di chuyển hết về Biên-Hòa.
BÀI 6. PHỤC VỤ HẬU CỨ & TIỀN CỨ
HẠ SĨ QUAN, QUẢN TRỊ QUÂN SỐ & TIẾP LIỆU
Hết phép dưỡng bịnh tại gia, trở vào đơn vị, thì đã di chuyển hết về Biên-Hòa, thời ấy tôi chẳng biết Biên-Hòa ở nơi đâu cả, chỉ nhớ lại mang máng trong đầu óc sáu tỉnh Miền Đông Nam Bộ, có lẽ giáp ranh giới gần Saigòn.
Suy nghĩ một lát nếu đi Saigòn Biên-Hòa thì xa lắm, phần nữa xa lạ chưa rành, đường xá biết đâu mà tìm. Tôi quyết định trở lại Mỹ-Tho trình diện hậu cứ Hạ sĩ quan quân số & và Tiếp liệu Đại đội ở bên cạnh Đại đội 32 Hành chánh quản trị Tiếp liệu Biệt động quân.
Thời gian ấy TSI Trân giữ chức vụ nầy, ông ấy bảo tôi ở đây làm việc, khi nào có chuyến liên lạc, tao sẽ gởi mầy ra trình diện Đơn vị, ông ấy bày việc cho mà làm, ông mở kho chỉ vào một đống súng ống ngoài chiến trận đưa về đủ loại bùn bám rỉ rét, chưa lau chùi vào dầu mỡ để bảo trì quân dụng, ông bảo tôi làm việc nầy.
Tôi nghĩ ăn lương thì phải làm việc, mà làm việc nầy chẵng phải nặng nhọc gì, tôi ước ao được làm việc nầy vĩnh viễn thì cũng chẳng cực khổ gì, còn nhàn hơn một ngàn lần theo Đơn vị đi hành quân. Tôi cặm cụi tháo ra từng loại súng chùi rữa sạch sẽ, vô dầu mỡ sắp xếp lại ngăn nắp theo vị trí đâu vào đấy, ông ấy thấy tôi làm việc nhiệt tình rất hài lòng, tôi làm hai ngày thì hoàn tất đâu vào đấy, ông lại giao cho việc khác, ông hỏi tôi mầy biết viết chữ không? Tôi trả lời dạ thưa TS em viết được, ông đưa cho một tờ giấy mẩu Q.T.T và một bản danh sách Đơn vị, ông bảo viết hết danh sách từ trên xuống dưới vào đây để làm phiếu gởi xin cấp quân trang (áo quần).
Tuổi còn trẻ mắt sáng tay viết chữ còn mềm mại sắc sảo, ngồi vào bàn viết nghiêm túc, nắn nót nét chữ rõ ràng ngay thẳng đẹp đẽ, ông nhận xét nét chữ của tôi viết và sự làm việc nhiệt tình tận tuỵ, ông rất mến giữ lại phục vụ hậu cứ với ông hai tháng tại Mỹ-Tho.
Ban ngày ông giao công việc cho làm, đêm nghỉ tự do, tôi mướn phòng trọ bên ngoài, ban đêm đi chơi tôi thấy trong thành phố có lớp dạy đánh máy chữ, tôi xin đăng ký học một khoá hai tháng, phải trả tiền trước hai phần mới thu nhận vào học, tôi chấp nhận đóng tiền để học, tôi học một tháng mười lăm ngày, đã sử dụng máy thành thạo, thao tác đánh máy mười ngón tay, cách thức trình bày văn bản phải cân đối theo khổ giấy. Đêm đi học đánh máy chữ hết giờ về nghỉ nhà trọ bên ngoài, ngày vào hậu cứ làm việc như thường lệ, hôm nay là ngày báo cáo quân số định kỳ bằng danh sách, anh lính thư ký vắng mặt. Xếp hỏi tôi lâu nay đi học đánh máy chữ đã đánh được chưa? Tôi trả lời: dạ thưa em cũng đánh tạm được nhưng còn chậm, ông nói thì cứ thư thả mà làm cho đàng hoàng là được.
Ông đưa cho một tờ mẫu với quyển sổ kiểm danh, bắt lót ba tờ giấy đánh thành ba bản. Tôi thư thả đánh cẩn thận, trình bày cân đối đẹp đẽ, làm hoàn chỉnh trình lên cho ông xem ký tên đóng dấu để gởi đi, xếp rất hài lòng và khen ngợi. Ông giữ tôi lại giúp việc hậu cứ được hai tháng thì có lệnh của Đơn vị trưởng bảo ông phải gởi số binh sĩ xuất viện hết thời gian nghỉ dưỡng bệnh ra hành quân.
Vì cấp số của mỗi Đại đội làm việc hậu cứ chỉ được ba người: một hạ sĩ quan, hai binh sĩ, chức vụ HSQ/QSTL thư ký đánh máy chữ, tài xế, thêm tôi là thặng dư, anh thư ký đang làm việc quan liêu, ỷ lại, ham đi chơi, bỏ việc làm, thiếu trách nhiệm, vô kỹ luật. Nên ông không dùng nữa, ông ra lệnh cho tôi trang bị súng đạn như tất cả các anh em khác hết hạn nghỉ bệnh phải ra hành quân. Ông giữ tôi lại làm việc hậu cứ. Viết thư cho Đơn vị trưởng trình bày lý do thay đổi nhân viên văn phòng hậu cứ, cũng được Đơn vị trưởng chấp thuận.
Từ đây tôi được chính thức cơ hữu của văn phòng Quân số Tiếp liệu Đại đội 4/52/BĐQ.
Bà xã và con gái đang ở với cha mẹ tôi tại quê nhà, có bà chị dâu vợ ông anh họ rủ nhau vào Nam tìm chồng, bà chị vào Thủ-Đức gặp chồng, còn bà xã tôi thì bơ vơ, đường sá xa lạ đất rộng bao la, chẳng biết chồng đang hành quân nơi đâu mà tìm, ở tạm với anh chị mấy ngày sau, ông anh cũng lanh lẹ đi tìm hỏi tới Biên-Hòa, Đơn vị cho biết tôi đang làm việc tại hậu cứ Định-Tường Mỹ-Tho, ông xin địa chỉ đi đánh điện tín về hậu cứ, Xếp tôi nhận được nói cho tôi biết, ông bảo viết Sự vụ lệnh ông ký cho mà đi rước vợ con về (cột lý do công tác: Liên lạc đơn vị hành quân Thủ-Đức)
Tôi cầm Sự vụ lệnh mặc áo quần dân sự đón xe ca đi Saigòn, sang xe về Thủ-Đức gặp vợ con rước về Mỹ-Tho mướn nhà trọ ở với nhau, từ nay gia đình có 3 người mới sum họp, vợ chồng ở tại đây được năm tháng.
Đầu năm 1965 Đại đội 32/ Hành chánh/Tiếp liệu được lệnh giải thể, sáp nhập Đại đội 31/HCTL/BĐQ Thủ-Đức.
Hậu cứ Tiểu đoàn và các Đại đội cũng di chuyển về Thủ-Đức, vợ con cũng đưa về đây mướn nhà trọ ở.
Ông TSI Trân được thăng cấp Thượng sĩ Tiểu đoàn trưởng bổ nhiệm chức vụ khác Quyền Sỉ quan Hoả thực của Tiểu đoàn, TS Soa thư ký tiền trạm Đại đội thay thế Hạ sỉ quan quân số Tiếp liệu Đại đội 4.
Tôi vẫn tiếp tục làm thư ký Đại đội, đợt nầy tôi cũng được thăng Hạ sĩ vừa được hai tháng thì thay đổi Đai đội trưởng mới về thay thế Đại đội trưởng cũ đi nơi khác. Ông nầy đưa đệ tử vào làm thư ký Văn phòng Đại đội thay tôi ra ngoài Đơn vị hành quân làm thư ký quân số tiền trạm, đơn vị đang đồn trú tại Quân đoàn III Biên-Hòa.
Công tác của tôi hàng ngày vào buổi sáng Đơn vị tập họp xong báo cáo quân số lên Tiểu đoàn, hàng tuần lãnh lương thực, thực phẩm phân phối cho Đại đội, mỗi tháng nhận hàng Quân tiếp vụ phân phối cho binh sĩ đơn vị ghi chép rành mạch để trừ vào dịp lính lĩnh lương hàng tháng hoàn tiền lại cho cửa hàng.
Công tác nầy tôi làm tốt chẳng có gì khó lòng.
Cuối năm 1965 Tiểu đoàn đã được bổ sung đầy đủ quân số đưa đi huấn luyện bổ túc lần thứ hai tại Trung tâm Huấn luyện Biệt động quân Trung-Hòa Củ-Chi, Hậu-Nghĩa. Tôi cũng đi theo Tiểu đoàn, dạo nầy đến đây nhìn thấy pháo binh của Mỹ và xe Thiết giáp đóng chung quanh Trung Tâm rất đông. Trung tâm cũng bị VC pháo kích liên miên, phía Mỹ cũng phản pháo bằng đại bác hạng nặng 175 ly cài trên xe thiết giáp bắn liên tục 24/24 vào hướng mật khu cách mạng Hố Bò và địa đạo Củ-Chi.
Kỳ này quân giải phóng lớn mạnh lấn chiếm bao vây thu hẹp tầm hoạt động của Trung tâm, nên Tiểu đoàn chỉ học chiến thuật quanh quẩn gần hai bên hàng rào, không dám hành quân ra xa bên ngoài như lần trước. Khi mãn khóa học nầy Trung tâm cũng có huấn luyện cho tân binh được giải thể cuối năm 1967. Tiểu đoàn được đưa về Long-Khánh, căn cứ tiền trạm đóng trên chóp đồi Tân Phong Xuân-Lộc, hoạt động ba tỉnh Long-Khánh Bà-Rịa, Bình-Tuy.
Tôi ở làm việc với Tiền trạm Tiểu đoàn được thăng Hạ sĩ I. Đến mùa xuân 1968, Tiểu đoàn được điều về giữ Saigòn đi hành quân ven đô. Ban Quân số Tiếp liệu Tiền trạm Tiểu đoàn đóng dưới móng cầu Saigòn tôi cũng theo tiền trạm làm việc tại đây.
Tháng 12/1967 Đại đội 31 Hành chánh Tiếp liệu/Biệt Động quân dời căn cứ Thủ-Đức về căn cứ Long-Bình Mỹ rút bàn giao lại tại Thanh-Hóa Hố-Nai, thuộc khu vực trại gà bây giờ, để thành lập Liên đoàn 3 Biệt động quân. Hậu cứ Liên đoàn và 3 Tiểu đoàn trực thuộc đóng tại đây.
Thời gian đơn vị hành quân chung quanh Saigòn tôi làm đơn xin theo học khoá quản trị tiếp liệu, được cấp trên chấp thuận. Bộ Chỉ huy 3 Tiếp vận căn cứ tại trại Lê Văn Duyệt Saigòn gọi tôi trình diện khai giảng khóa học nầy, khóa sinh theo học đủ các quân binh chủng 120 người học ba tháng thì mãn khóa, tôi được tốt nghiệp xếp hạng 45/118 bị đánh rớt hai anh không đủ điểm trung bình. Mãn khóa học nhận Sự Vụ lệnh trở về đơn vị cũ.
Qua năm 1969 được đủ điều kiện thăng cấp bậc Trung sĩ cũng làm nhiệm vụ Hạ sĩ quan tiền trạm.
Năm 1970 Tiểu đoàn được lệnh đi huấn luyện bổ túc lần thứ 3, lúc nầy Trung tâm huấn luyện Trung-Hòa đã giải thể, Cách mạng chiếm. Tiểu đoàn phải chuyển ra Trung tâm Dục-Mỹ Nha Trang để huấn luyện. Toàn thể Tiền trạm Hậu cứ đều phải đi huấn luyện hết.
Khi gần ngày mãn khóa có một anh lính gìa nhậu rượu đế say khước nằm ngủ giữa trời không căng bông sô che sương đêm khuya lạnh cóng anh ta thả hồn theo gió, chết cứng ngắc chẵng có ai biết, sáng ra khi anh em thức dậy đi làm vệ sinh cá nhân để chuẩn bị tập họp mới phát hiện. Tiểu đoàn cấp Sự vụ lệnh cho tôi và một Tiểu đội chở xác anh lính chết vào nhà xác quân khu Nha-Trang để tẩm liệm xin máy bay đưa về Saigòn. Khi chưa tẩm liệm đang để trong nhà xác, Tiểu đội đi theo có nhiệm vụ ăn mặc chĩnh tề cầm súng đứng canh giữ xác chết, khi được tẩm liệm bỏ vào quan tài hai lớp phía trong có bọc kẽm hàn kỹ đóng nắp thật chặt, xong xe đưa quan tài ra phi trường, thì Tiểu đội đi theo canh gác trở về lại Quân trường Dục-Mỹ.
Lúc nầy tôi ngồi trong phòng trực phi trường của không quân Nha-Trang chờ đợi máy bay đến chở quan tài, ba anh lính Không quân trực sân bay bỏ ra bộ bài binh xập xám ăn tiền, rủ tôi chơi một tay, tôi cũng vui vẻ nhận lời ngồi vào bàn, cầm bộ bài xáo trộn đều đặng rồi để xuống một anh thò tay vào cân, một anh cầm bài lên chia mỗi người một con, ai lớn được làm cái ván đầu, phần tôi lật lên con ách tôi được làm cái, cầm hết bài lên trộn đều để xuống cho các anh ấy cân, tôi nhập bài lại chia xong, bắt bài lên binh, bài lớn dễ binh nên tôi binh nhanh bỏ xuống, còn ba anh bài xấu nên binh lâu, chờ cho các anh bỏ xuống hết, bắt đầu tôi xét từ trái qua phải, thấy bài cả ba anh đều thua, tôi gom tiền hết, đặt tiền lại, tới phiên anh kế tôi làm cái, chia bài xong bắt lên tôi thấy mậu binh bỏ xuống ngồi nhìn các anh binh xong chung tiền cho tôi trúng lần hai, thừa thắng lấy gậy ông đập lưng ông, tôi đặt hết tiền đã ăn được, nếu có thua thì tiền của các anh mình trả lại, thế mà bài cứ đỏ ăn liền năm sáu ván ba anh ấy thua sạch tay. Thì gặp dịp máy bay vừa đến, tôi xin phép nghỉ ra phi trường lên máy bay, ba anh không quân nhìn theo tôi mà lòng thất vọng, tôi nghe một anh thốt lên rằng: ba đứa mình bị cọp vồ, vì huy hiệu Biệt động quân có may đầu cọp bên cánh tay trái. Tôi lên máy bay cất cánh ngồi nhớ lại thấy cũng diệu kỳ, bình thường tôi cũng có binh xập xám nho nhỏ cỏn con chơi giải trí, nhưng ít khi được ăn ai, vì binh chậm thấp không biết gian lận, nên ăn thì ít thua thì nhiều.
Hôm nay đi chuyến công tác áp tải quan tài về quê của người bạn tử sĩ sao mà hên quá, vớ được một số tiền bài xập xám tại Nha-Trang về nhà tha hồ uống bia với các bạn. Tôi nghĩ vong hồn của anh lính nầy linh thiêng phù hộ cho tôi được bình an hoàn thành nhiệm vụ và được phát tài. Máy bay về hạ cánh tại phi trường Tân Sơn Nhất thì đã có xe GMC đợi sẵn, đưa quan tài lên chở thẳng về gia đình của anh ấy, mặc dầu thân nhân của họ đã qua đời, cũng hỏi qua nguyên nhân cái chết, tôi kể sự thật gia đình cám ơn rối rít.
Tôi thay mặt Đơn vị và anh em bạn bè nói đôi lời phân ưu với thân nhân tử sĩ, trao số tiền Đơn vị quyên góp phúng điếu, báo cho tang gia biết mai táng xong xuôi đến hậu cứ tôi hướng dẩn nạp hồ sơ lãnh tiền tử. Tôi từ tạ lên xe về hậu cứ Hố Nai với gia đình.
Cách tuần lễ sau Tiểu đoàn cũng mãn khóa về đến. Ông Tiểu đoàn trưởng nầy mới nhậm chức trước ngày Tiểu đoàn đi thụ huấn bổ túc, ông củng cố hệ thống tổ chức của Tiểu đoàn, sắp xếp lại các ban ngành, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo chỉ huy, cán bộ chuyên môn làm việc hậu cứ theo khả năng thích hợp đúng ngành nghề, thay thế những người không có chuyên môn đưa ra hành quân. Tôi cấp bậc TS I có bằng chuyên môn Tiếp liệu, được bổ nhiệm chức vụ Hạ sĩ quan quân số Tiếp liệu Đại đội 4/52/BĐQ, thay thế TSI Soa giữ chức vụ khác, tôi nhận chức vụ nầy đầu năm 1970.
Tiểu đoàn được lệnh hành quân sang Campuchia, xáp trận liên tục, bị tổn thất nhân mạng, quân trang quân dụng, văn phòng hậu cứ phải làm hồ sơ báo cáo tổn thất để xin bồi hoàn bổ sung cho đơn vị. Lúc nầy hậu cứ cũng làm việc rất căng, làm không kịp thời kịp lệnh bị Sĩ quan chỉ huy hậu cứ chửi, ngoài tiền tuyến cần những món quân dụng gọi điện về chưa có gởi ra kịp cũng chửi. Nhưng được làm việc tại hậu cứ, khỏi phải đi hành quân gian khổ, thỉnh thoảng máy bay trực trăng đưa đi tiếp tế quân trang quân dụng phát lương bổng cho binh sĩ một vài hôm là đưa về hậu cứ làm việc.
Cuối năm 1971 Liên đoàn rút khỏi Campuchia về đóng tại Binh-Long An-Lộc. Năm 1972, năm gọi là mùa hè đỏ lửa, lâm một trận lớn san bằng bình địa tỉnh Binh-Long An-Lộc thành một đống gạch vụn. Hậu cứ không tiếp tế không liên lạc, thời gian hơn hai tháng, chỉ có máy bay C.130 của Mỹ chở lương thực đạn dược tiếp tế bằng cách thả dù, dù rơi đúng vị trí thì quân bạn lấy dùng, dù bay lạc hướng ra ngoài thì chịu thua, ai xài cũng được. Trận nầy trung gian mà nói đôi bên bạn địch đều tổn thất nặng nề. Phía Giải phóng chỉ chiếm thêm một ít từ Lộc-Ninh trở về An-Lộc. Khu vực thành phố Bình-Long An-Lộc Liên đoàn 3/BĐQ còn tử thủ được. Sau thời gian mới chịu bỏ di tản về huyện Chơn-Thành, Bến-Cát, Bình-Dương.
Đầu năm 1973 tôi bị đưa đi học khóa tu nghiệp Hạ sĩ quan tại Trung tâm huấn luyện Quang-Trung, khóa nầy chẵng có thăng quan tiến chức gì cả, thêm tốn công tốn tiền, bỏ một vợ và năm đứa con sống trong trại gia binh nheo nhóc, vợ một mình chăm con không kỹ để chết một thằng con trai vừa tròn một tuổi, tôi đang thụ huấn tại trung tâm, được tin báo, nóng ruột trốn trại đi về Hố-Nai lo chôn cất con xong xuôi trở lại trình diện, bị ban an ninh của trung tâm gọi lên điều tra xét hỏi, tôi cũng trình bày hoàn cảnh sự thật, các xếp cứ bắt bẽ bảo sao không làm đơn xin phép, tôi trả lời thẳng thắng, nếu tôi làm đơn lên Thiếu tướng Chỉ huy trưởng ký được giấy phép chắc con tôi đã thối vửa ra nước. Nếu các xếp không tin lời khai của tôi cứ điện về đơn vị của tôi mà hỏi thì rõ hư thật. Sau khi các xếp xác nhận đúng cũng khoan hồng cho tôi không phải bị phạt, tôi tiếp tục tham dự khóa học cho đến ngày mãn khóa trả về đơn vị cũ, tôi cũng được phục hồi lại chức vụ hiện hành.
Đầu năm 1975 Liên đoàn thất thủ căn cứ Chơn-Thành, Bến-Cát, ban đêm cho lệnh di tản về Lai-Khê Bình-Dương, binh sĩ bị xáp trận với quân Giải phóng bỏ xác rải rác trong rừng, số bị thương cũng chẳng được cứu chữa, tản thương, một số bị quân Giải phóng bắt làm tù binh gần muốn hết, còn lại một ít may mắn sống sót chạy về hậu cứ mình trần thân trụi, trình diện hậu cứ cái xác không hồn.
Đơn vị xin bổ sung thêm một số lao-công đào binh mới ân xá, một số quân dịch mới ra trường, cả cũ lẫn mới tập họp cả liên đoàn quân số chưa được một Tiểu đoàn, lệnh cấp trên cho thay đổi toàn bộ phận chỉ huy Liên đoàn. Liên đoàn trưởng mới về nhậm chức ra lệnh cho hậu cứ trang bị lại quân trang quân dụng vủ khí cá nhân tập thể đầy đủ. Tập họp đưa đến sân bay Biên-Hòa. Máy bay C130 chở ra đổ hết xuống Phan-Rang để làm lá chắn được một ngày thì bị tan rã.
Thấy Đại uý sĩ quan Ban 3 của Tiểu đoàn 52/BĐQ và một số binh sĩ cũng chạy về mình không trình diện hậu cứ, thế là toàn bộ phận lính chiến đấu của Liên đoàn 3/BĐQ đã bị quân Giải phóng xóa tên lần cuối cùng tại Phan-Rang.
Hậu cứ Liên đoàn và ba Tiểu đoàn trực thuộc vẫn còn làm việc như cũ, ai làm việc gì cứ làm việc ấy, lúc nầy rất khuẩn bất bi thãm. Nhân viên hậu cứ chúng tôi phải làm việc 24/24 giờ, quân Giải phóng sắp đến bên lưng.
Ông Trung uý Mẫn Chỉ huy hậu cứ phát điên lên ngày nào cũng nhậu say tuý luý, chửi anh em làm việc hậu cứ như tát nước vào mặt, ông hối thúc phải làm nhanh các hồ sơ khai báo tổn thất gởi đi, để xin bồi hoàn kịp thời, quân số, quân trang, quân dụng, lương thực, hướng dẫn làm hồ sơ cho thân nhân binh sĩ chết mất tích lãnh tiền càng sớm càng tốt. Ví có ba đầu sáu tay cũng chẵng tài nào làm kịp.
Một phần vợ con gia đình của lính tử trận, mất tích đến hậu cứ khóc lóc om sòm, đòi lãnh tiền tử. Thân nhân tử sĩ họ cũng nghĩ rằng: quân giải phóng đến chiếm căn cứ thì còn đâu mà lãnh, nên họ khóc lóc la lối, có đôi người nóng nảy chửi bới cũng phải cắn răng mà chịu đựng.
Đến giờ nghỉ đi ăn cơm đạp xe về trại gia binh nhìn thấy bà xã bụng thì bự gần ngày sinh, bốn đứa con dại khờ, ba đứa mạnh khỏe, một đứa bé nhất ốm nặng, chỉ mua thuốc viên về tán ra cho uống, bà xã một mình không thể nào đưa con đi bệnh viện được, đưa đi thì bỏ nhà bỏ ba đứa con lại không ai nấu cơm nước cho tôi về ăn để đi làm. Đến giờ nghỉ về ăn cơm nhìn con càng ngày càng ốm nặng ra, người nó teo lại như con tép, cặp mắt lờ đờ. Thở thom thóp không ra hơi, tôi thương con quá muốn trào nước mắt. Tôi suy nghĩ một lát, quyết định việc nhà cần phải lo trước, việc nước lo sau, bằng mọi giá phải cứu con của mình đã, cứ mãi mê lo công vụ rủi con chết như thằng em nó nữa thì ân hận suốt đời.
Tôi trở vào hậu cứ gọi anh lính thư ký ra ngoài phòng làm việc căn dặn kỹ lưỡng, chỉ vẽ công việc ở nhà nên làm công việc gì trước sau, giao hết bộ chìa khoá kho tàng cho anh ấy giữ, tôi chẳng cần thiết gì nữa. Dặn lại chỉ huy hậu cứ có hỏi đến tôi, anh cứ nói thật con tôi gần chết nên trốn ở nhà đem con đi bệnh viện.
Tôi chẳng cần phải xin phép thêm rắc rối, nếu xin lão già ấy chẳng cho mà còn chửi nữa thêm nhục. Đào nhiệm trốn về nhà ẳm con đi chữa bệnh tại Bệnh viện Tiểu khu Biên-Hòa, đến tới bệnh viện lúc 14g00 ngày 25/4/1975, được Bác sĩ khám tiếp nước biển cho uống thuốc con tôi hơi tỉnh lại, 14 giờ ngày 28/4/1975 quân giải phóng đã tiến đến Trà-Cổ Tân-Bắc, thuộc xã Bắc-Sơn bây giờ. Quân đoàn III và bệnh viện cũng được lệnh di tản. Tôi ẳm con leo lên xe Hồng thập tự chạy đến Saigòn thì trời đã tối, xuống xe tại bệnh viện Trần ngọc Minh, bệnh viện nầy chỉ tiếp nhận thương binh, không nhận gia đình vợ con binh sĩ.
Tôi mướn xe xích lô máy chở cha con qua bệnh viện Nhi Đồng 2 xin cho con được nhập viện, được nằm tại đây đến 28, 29/4/75, rạng ngày 30/4/1975 tôi ngồi trên lầu 2 của bệnh viện nhìn xuống ngã sáu Saigòn thấy đủ các lính quân binh chủng của chế độ cũ, áo giáp nón sắt súng đạn đầy đủ, súng to súng nhỏ có cả đại bác pháo binh 105 ly, xe pháo đầy ngã sáu, trong khoảng thời gian cở 9 hoặc 10 giờ sáng 30/4/1975 nghe radio trên đài phát thanh Sài gòn ông Dương Văn Minh kêu gọi anh em binh lính chế độ Sài gòn ngưng bắn, bàn giao súng đạn căn cứ đồn trại lại cho quân Giải phóng. Một lát sau tôi nhìn xuống thấy súng đạn xe pháo nằm la liệt hai bên lề đường, chẳng còn thấy một ông lính của chế độ cũ nữa. Chế độ Saigòn cũ sập đổ hoàn toàn chấm dứt từ đây.
Quân Cách mạng thắng lợi thống nhất đất nước hai miền Nam Bắc.
Cuộc đời binh nghiệp của tôi cũng được chấm dứt từ đây. Trả hết món nợ tang bồng của thời trai trẻ.
Trót sinh ra phải có chi chi, Chẵng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu. (Nguyễn Công Trứ)
Trong thời gian 14 năm làm lính chế độ Saigòn tôi đã bỏ ra 5.040 ngày, tỷ giá theo đô la 50.400 USD chẳng mua được danh vọng hay một tí tài sản vật chất gì cả, chỉ mua được cái nhục to tướng, góp công chế độ cũ gây ra bao nhiêu phiền hà cho đất nước. Chẵng có công, mà chỉ là mang lấy tội, kéo dài một cuộc chiến vô nghĩa, huynh đệ tương tàn. Mạng sống ngàn cân treo sợi tóc. Biết giữ lấy đạo làm người của Đức Khổng Phu Tử, ghi nhớ làm theo lời dặn dò của cha trước khi xa gia đình, nhờ có đức của cha mẹ, Ông bà Tổ tiên, Phật Trời phù hộ được còn sống sót đến ngày hôm nay.
Nhớ lại những ngày còn đi đánh trận bị thương rất nặng, nhờ anh em bạn bè cứu mạng nếu chậm một chút xíu nữa là đã bỏ mạng sa trường, bây giờ nghĩ lại mà rợn tóc gáy.