Chuyện năm Dậu
Nhà bảo sang gà

Gà đẻ gà cục tác, không giấu được ai. Người lớn cứ lần tới chỗ cục tác mà lượm trứng để làm hột gà luộc, hột gà la cooc, hột gà ốp la, ốp lết.
Sáng chủ nhật, người lớn nói chuyện với nhau ngoài sàn nước:
Gà em cục tác mấy bữa nay mà cấm có tìm thấy trứng!
Mất đi đâu chớ! Cả khu tập thể chỉ có mái gà nhà cô. Mời cô sang gầm giường nhà tôi mà tìm. Không thấy thì ra nhà bảo sanh phường một!
Không! Nhà bảo sanh gà ở ngay trên nóc tủ gương nhà cái Phước. Cái tủ áp lưng vào khung cửa sổ không cánh cửa, khung cửa nhìn ra một con hẻm nhỏ tới mức chỉ mèo với gà đi lọt. Đã mấy hôm nay, từ con hẻm ấy, cô gà mái phóng lên chấn song cửa sổ, rồi tót vào nóc tủ, đẻ lén tới quả trứng thứ tư. Lũ trẻ quyết giữ kín ổ trứng, đợi tới ngày hiển hiện cái cảnh thần tiên, đúng như sách học vần lớp một đã dạy:
Mười quả trứng tròn
Mẹ gà ấp ủ
Hôm nay ra đủ
Mười chú gà con
Nhưng chưa tới ngày vỡ trứng, chuyện kín đã vở lở hết. Sáng thứ hai, đang giờ làm việc, ba cái Phước từ cơ quan hớt hải chạy về nhà, coi bếp điện đã cúp chưa. Mở cửa, ông thấy Phước với hai đứa bạn ngồi trên nóc tủ như bộ tam đa Phúc Lộc Thọ. Mờy đứa đếm đi đếm lại năm quả trứng ủ trong manh áo mưa rách, chính ba Phước đã bỏ quên trên ấy từ mùa khô năm trước. Cái Phước thấy ba đã biết có nhà bảo sanh gà, liền năn nỉ:
Đừng đuổi gà mẹ nghe ba. Cho nó mượn nóc tủ..
Nó đẻ trứng trên tủ gương thiệt hả? Ba Phước tròn mắt nói
Đúng là gà chợ, mắc đẻ còn tính soi gương. Hay! Cứ cho nó đẻ trứng đi, gần một nng một trứng chứ ít đâu. Nhưng đừng cho nó ấp. Phải có đủ gà trống, gà mái, trứng gà mới nở ra gà con. Mái không như mẹ gà này, ấp mấy, hột gà vẫn là hột gà.
Tội nghiệp! Nếu gà nghe hiểu tiếng người, nó sẽ nín đẻ, rán chờ cho tới khi trong khu tập thể có một bạn bà trống.