Phần Thứ Ba
CÔ bé hát rong

I
Thành phố Núi, như tên gọi của nó, là một thành phố nhỏ xinh nằm trên vùng núi cao. Cái đặc biệt không đâu có tại đây là khí hậu quanh năm mát mẻ.
Mùa nắng nóng đừ dội khắp mọi nơi thì ở thành phố Núi lại chỉ như mùa thu.
Trừ mấy phố buôn bán nhà cửa liền nhau, còn thì các nhà đều được xây cất rải rác quanh các quả đồi, dưới các thung lũng. Mỗi nhà đều nằm giữa một khoảnh vườn. Cả thành phố cũng giống như một ngôi vườn lớn lẩn khuất dưới rừng thông và rừng anh đào.
Thông thì bốn mùa xanh tươi và bốn mùa reo bát. Anh đào thì vào quãng cuối đông đầu xuân là nở hoa. Bấy giờ từng vùng anh đào rờ rỡ như những áng mây hồng bồng bềnh giữa biển thông xanh. Ven các ngả dường ít thấy hàng rào xi măng mà thường là những bờ hoa dã quỳ vàng rực hoặc hoa tường vi phớt hồng. Dã quỳ chỉ nở cuối năm, còn tường vi thì quanh năm suốt tháng lúc nào cũng lặng lẽ chào đón khách qua bằng nụ cười chúm chím nhè nhẹ tỏa hương.
Thơ mộng và hiền hòa, thành phố Núi xiết bao quyến rũ đối với du khách bốn phương. Người thành phố phần lớn cũng sống nhờ du khách. Từ độ bãi bỏ tem phiếu, du khách ngày càng đông.
ở thành phố Núi có chợ Giữa. Du khách từ xa tới, sau khi thăm các thắng cảnh, không mấy ai không dạo ra chợ giữa.
Trên đường vào chợ giữa, ở một góc vỉa hè, có một cô bé hát rong.
CÔ bé khoảng mười một mười hai tuổi, xinh đẹp khác thường với nước da trắng hồng, và nhất là cặp mắt to đen đượm buồn, cái nét buồn lẽ ra ở tuổi này không thể có Ai đi ngang qua chỉ thoáng nhìn cũng phải thầm nhủ: cô bé này lớn lên hẳn sẽ thành một thiếu nữ nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành đây!
Thực ra cô bé không phải là một người hát rong như những người hát rong khác. em bán mấy thứ hàng lưu niệm lặt vặt, chẳng hạn mấy bức tượng tạo ra từ rễ cây khô, mấy con cu li, mấy quả thông... Thay cho lời mời chào, thỉnh thoảng cô bé thổi lên một điệu nhạc, hát lên một bài ca. Nhạc của cô bé rất độc đáo, ngân lên chỉ nhờ một chiếc lá đặt trên môi đưa qua đưa lại, giọng cô trong trẻo chứa chan xúc cảm. Người khách dửng dưng nhất cũng không thể không dừng bước lặng nghe, giữa cảnh chợ đời nhộn nhạo mà bỗng cảm thấy tâm hồn thoáng như bắt gặp một thế giới thuần khiết, thanh cao.
CÔ bé ấy là bé Loan.
Từ khi mẹ bị liệt, Loan phải thôi học. Tiền trợ cấp mất sức hàng tháng của mẹ chẳng được là bao, gánh nặng kiếm sống trong nhà chính thức đặt lên đôi vai bé bỏng của em. Vợ chồng ông Cường thường chạy qua chạy lại thăm nom, hoặc cho con sang đỡ đần đôi việc.
Hai õng bà hết sức áy náy về việc bé Loan phải thôi học, rất muốn nuôi em nhưng tính đi tính lại khả năng quá hạn hẹp không sao kham nổi. ông bà còn phải nuôi cha mẹ già ngoài quê, lại thêm hai người em trai liên tiếp hy sinh ở chiến trường Cam-pu-chia bỏ lại vợ con nheo nhóc đương nhiên chỉ còn trông cậy vào sự cưu mang của anh chị.
Nhà Loan có một chiếc đồng hồ báo thức do bạn cha em đi Liên XÔ về tặng. Hồi cha em còn sống, ông thường dùng nó báo thức để dậy đúng giờ. Nay Loan cũng vậy. Cứ năm giờ sáng, chuông reo, là em trở dậy.
Việc đầu tiên, em thắp bếp dầu đun một ấm nước.
Trong khi chờ nước sôi, em đánh răng rửa mặt. Xong, em cho lợn ăn bằng thức ăn nấu sẵn từ tối qua. Theo ý kiến của bác Tâm, em chỉ giữ lại nuôi một con lợn nái, đỡ bận mà thu lợi cũng khá. Nước sôi, em đổ đầy phích và ra mở chuồng gà cho gà ăn. Kế đó, em rảo quanh vườn hái su su, hái đậu leo, xới đất, nhặt cỏ, vun gốc.
Khoảng sáu giờ, em vào nhà, cũng là lúc mẹ em vừa thức. Em pha nước giúp mẹ đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh, thay quần áo rồi giúp mẹ tập đi. Một thời gian dài, bà Phượng nằm liệt giường, ỉa đái tại chỗ, Loan đều lau dọn chu toàn. Theo lời khuyên của bác Phan Thạch, Loan tìm cách giúp mẹ tập đi. Mới đầu bà chỉ vịn thành giường đứng run rẩy một lúc. Dần dần, bà vịn thành giường bước được vài bước. Sau, bà vịn vai con bước đi dăm bước. Cứ thế, cứ thế, dù vô cùng chậm chạp, tình hình tiến triển khá dần. Bà không nói được, chỉ ú ớ, nhưng nghe được, và hiểu được những điều người khác nói. Khi tập cầm lại được bút, bà viết ra giấy hai chữ to bằng nắm tay "Yêu con". Nằm nhà một mình, sau những lúc vịn tường tập đi, việc thích thú hơn cả của bà là viết ra giấy mấy chữ ấy. "Yêu con" rồi "Mẹ yêu con" rồi "Con yêu của mẹ"... Cuối ngày, khi Loan về tới nhà, thấy quanh giường mẹ và rải rác trên sàn nhà rơi đầy những tờ giấy như thế. Giấy hiếm, em nhờ bác Cường và bác Phan Thạch kiếm cho những xấp bản tin Liên XÔ giấy tốt người ta chỉ in rô-nê-ô một mặt, còn một mặt trắng, để mẹ tập viết. SỐ giấy mẹ đã viết kín, Loan tích lại bán giấy lộn.
Bảy giờ, sau khi cho mẹ ăn sáng xong, Loan ra khỏi nhà. Em không bán su su và đậu leo ở chợ mà đem bán cho một bà có sạp rau ngay ở đầu ô, cách nhà không bao xa, lại gần lối em vào rừng. Cả buổi sáng em cặm cụi trong rừng kiếm rễ cây làm tượng.
Hàng của Loan ngày càng được giá. Hồi đầu, nhiều người cho rằng đó chẳng qua chỉ là những mẩu rễ cây tầm thường. Nhưng rồi trong vài mươi người cũng có vài người biết nhận ra vẻ đẹp riêng ở cái rễ cây tưởng chừng như tầm thường kia. HỌ mua không cần mặc cả, thậm chí còn nhắc Loan sao bán rẻ quá vậy, phải nâng giá lên, và họ trả thêm tiền cho em. HỌ còn nói:
- ấy là chưa tính cái phần được nghe tiếng nhạc lá độc đáo và giọng hát tuyệt hay của em, em bé ạ. Phần ấy thì không thể tính được giá nào...
Cũng có những người, mà số này khá đông, ban đầu không định mua hàng, nhưng vì bị thu hút bởi tiếng nhạc; tiếng hát của em, nên dừng lại, rồi càng nghe họ càng không muốn dời gót. Sau cùng, họ mua một thứ gì đó, trả tiền gấp đôi gấp ba với lời khẩn khoản rằng để tạ ơn cô bé đã cho họ được thưởng thức một nghệ thuật chưa từng gặp ở đâu.
Loan không cần ra chợ sớm. Buổi trưa, sau khi ở rừng về với một mớ rễ cây chất trong gùi mang sau lưng, em lo bữa trưa cho hai mẹ con rồi ngồi tỉa gọt các bức tượng. Ba giờ chiều, giờ du khách bắt đầu đi dạo chợ, em mới đem hàng ra bán. Thường thường cứ độ năm giờ hoặc cùng lắm là sáu giờ chiều, hàng đã bán hết.
Đã từ lâu, Loan nhận thấy khi ở trong rừng hễ em thổi nhạc lá thì từng bầy chim, từng lũ bướm lại quần tụ quanh em. Lũ bướm đủ màu không biết đến bao nhiêu con, chúng bay xôn xao như thể múa theo tiếng nhạc. Còn bẩy chim thì đua hót hòa cùng tiếng nhạc.
Và có một hiện tượng đặc biệt hơn nữa là mỗi khi em di chuyển thì chúng cũng di chuyển theo, chỉ cần em bước đi mà không thể dứt tiếng nhạc quá lâu. Loan bèn nảy ra ý nghĩ hãy thử rủ chúng rời khỏi rừng về phố chơi.
Loan chuẩn bị sẵn một số hàng dự trữ giấu trong rừng. Hôm ấy em dậy sớm hơn thường lệ, lo liệu mọi việc hàng ngày cho mẹ xong liền vội vàng vào rừng ngay lúc mới rạng đông. Em tới chỗ giấu hàng chất đầy gùi đeo sẵn trên lưng rồi thổi nhạc lá. Chỉ một loáng các bạn chim các bạn bướm đã quây quẩn quanh cô bé nhạc sĩ. Trên lưng vẫn mang gùi hàng, Loan đứng dậy thong thả bước đi. Em đi tới đâu các bạn bướm bạn chim bay theo tới đó. Em ra khỏi rừng, các bạn cũng ra khỏi rừng. Và thế là cả cái đàn ca múa nhạc kỳ lạ ấy mà Loan là người vừa chỉ huy vừa giữ vai diễn chính cứ từ từ giong ruổi qua các dải đồi các thung lũng rồi vào thành phố, vào chợ. Khỏi nói dân phố ngạc nhiên đến đâu, thích thú đến đâu. Người ta xúm đen xúm đỏ theo Loan, trầm trồ bàn tán. Vì quá đông người, Loan không tới được cái góc vỉa hè quen thuộc trước chợ nên đi thẳng ra bãi cỏ ven hồ ở giữa thành phố, cách chợ cũng không xa. Em đặt gùi hàng xuống và lần lượt trình diễn các điệu nhạc lá em đã sáng tác. Mặt hồ trong veo phản chiếu bầu trời xanh ngăn ngắt có muôn ngàn cánh bướm tung tăng múa vui, muôn ngàn cánh chim chao hàng chớp lóa trong nắng vàng óng ả, chim vừa chao hàng, vừa ríu ran ca hát hòa theo điệu nhạc lá của cô bé bán tượng rễ cây. CÔ bé đứng bên gùi hàng, năm ngón tay thon nhỏ cầm chiếc lá đưa đẩy trên môi mấp máy, còn tay kia uyển chuyển đánh nhịp cho khúc nhạc tuyệt vời Mỗi tuần hai lần, Loan lại rủ các bạn bướm, các bạn chim rời rừng về bãi cỏ ven hồ giữa thành phố trình diễn ca múa nhạc. Nhưng khác với lần đầu, những lần sau, bao giờ em cũng đưa các bạn về qua nhà giới thiệu trước với mẹ các tiết mục cho mẹ vui.
Bà Phượng sung sướng lắm. Bà đã đi được dăm bước không cần vịn. Bà cũng đã nói được bập bẹ. Hớn hở như một đứa trẻ, đưa tay đánh nhịp cùng với Loan, hình như bà muốn hát lên nhưng không thể hát, chỉ lắp bắp nói:
- Mẹ... mẹ thích... thích lắm?
Thu nhập của Loan khá lên nhiều. Ngoài phần chi dùng, đã có thể dành dụm được chút ít. Bác Phan Thạch bảo Loan sắp xếp thời gian để bác dạy em học tiếp Bác cùng em lập một thời gian biểu hợp lý kết hợp thuận tiện cả việc kiếm sống và việc học. Không biết tự bao giờ, bác đã tảo được ở đâu mấy bộ sách giáo khoa.
Bác có cách dạy chỉ với ít thời gian mà cho em học được nhiều.
Sau những tai ương dồn dập, cuộc sống khốn quẫn của Loan xem ra đã có lối thoát.
Một hôm em vừa đưa các bạn bướm, các bạn chim rời rừng ra tới đường cái dẫn vào thành phố, thì một chiếc xe du hếch sang trọng đỗ xịch ngay bên chân.
Một gã trai bước xuống. Gă có nước da ngăm ngăm trông thật quen. à, Loan nhớ rồi, anh ta tên là Đắc.
Anh ta đã thành người lớn. Gã trai nở nụ cười làm thân:
- Em bé, anh chào em.
- Vâng em chào anh.
- Anh mời em lên xe đi chơi.
- Em không đi được, em phải đi bán hàng.
- Hàng gì vậy? Đưa anh coi.
Loan tháo gùi hàng khỏi lưng. Đắc bảo:
- Để đó anh mua hết. Bao nhiêu?
Loan nói giá. Đắc rút túi lấy một xấp tiền trả ngay và nắm cánh tay Loan:
- Nào, bây giờ không phải đi bán hàng nữa, đi với anh chứ!
Không, em không đi được, em còn các bạn của em.
- Bạn nào? Anh có thấy đứa nào đâu?
Loan chỉ các bạn bướm, các bạn chim đang bay quây quần trên đầu. Đắc trố mắt, cười khẩy:
- Chỉ được cái xạo.
Bị cho là xạo, loan tức lắm, em dưa chiếc lá lên môi thổi nhạc Các bạn bướm, các bạn chim của em liền cùng múa ca theo. Đắc cười hì hì xoa dịu:
- Anh đùa em tí thôi. Thực ra anh đã nhiều lần xem em biểu diễn ngoài bờ hồ. Bây giờ thế này, em bé ạ, anh đã giới thiệu với các bạn anh về tài nghệ của em, anh bảo rằng anh quen thân với em.
Loan nghĩ thầm: đấy mới chính là xạo, - các bạn anh đòi anh phải mời bằng được em về nhà anh biểu diễn. Nào, đi, các bạn anh đang chờ để được đón tiếp em, thôi, lên xe đi.
Loan đang còn dùng dằng thì Đắc đã kéo em lên xe.
Người lái xe đã nổ máy sẵn, chiếc xe lướt đi êm ru. Lát sau, xe dừng trước một cái cổng lớn có mái cong như mái chùa. Người lái xe bóp còi, hai cánh cổng sơn xám có bánh xe tự động từ từ tách ra rồi tự động khép lại khi xe vừa lọt vào trong. Bên trong là một cái sân rộng thênh thang trồng cỏ nhung xanh mịn, giữa sân có một bể nước phun với hòn non bộ. Dọc hai bên đường rải sỏi cho xe chạy, bày lác đác các chậu cây cảnh đủ loại. Xe đi sâu vào trong và dừng lại trước hàng hiên một tòa biệt thự ba tầng to như một lâu đài.
Đắc đưa Loan xuống xe. Em còn đang choáng ngợp trước căn phòng khách lớn trần thiết choáng lộn nồng nặc mùi nước hoa lẫn mùi thuốc lá thì một đám con trai con gái choai choai diện rất sang ùa tới vây lấy em hoan hô và giục nhau lấy nước ngọt cho em uống.
Một số đứa trong bọn uống bia hút thuốc vẻ rất sành sỏi Đợi Loan uống cạn ly nước. Đắc nói mấy lời điệu đà giới thiệu với các bạn rồi bảo Loan biểu diễn. Loan lắc đầu:
- Không được đâu, ở đây không được, phải ngoài trời.
- Ừ thì ngoài trời - Đắc nói đầy miễn cưỡng - ra, chúng mày, xách hết bia ra.
Cả bọn kéo ra sân.
Loan thổi nhạc nhưng không mấy hào hứng. Không khí ở đây khiến em eảm thấy xa lạ, gò bó. Tuy nhiên, âm nhạc làm em quên hết qua khúc dạo đầu là mềm say mê lại cuốn em vào dòng nhạc. Và cùng em, bướm múa, chim ca.
Đám trai gái chốc chốc lại hí lên khoái chí. Chúng nốc bia, hút thuốc, vỗ tay, nhảy cẫng loạn xạ.
Bỗng nhiên, Loan vụt thấy tức ngực như bị ai đấm mạnh. Tiếng nhạc lá tắt nghẹn cùng lúc một tràng cười khoái trá của ai đó vang lên. Thì ra một gã trai vừa chộp được một con chim và gã đắc chí cười lớn nắm con chim trong tay huơ lên khoe với các bạn. Con chim giãy giụa. Một số đứa khác cũng chụp lấy mấy con bướm.
Phấn bướm bay lả tả. Bọn chúng tỏ ra hào hứng với cái trò tàn nhẫn ấy hơn là nghe nhạc, đua nhau đuổi bắt bướm, chim. Lũ bướm bầy chim sợ hãi tan tác tứ phía và biến ngay khỏi cái sân chơi nguy hiểm.
Loan ôm mặt khóc nức nở, chạy ra cổng. Em đụng phải những bức tượng rễ cây mà em mất bao công phu tạo ra vứt lăn lóc cạnh lối đi. Đắc lẽo đẽo chạy theo năn nỉ xin lỗi, đưa rất nhiều tiền trả cho buổi biểu diễn cũng là đền về mấy con chim con bướm, và dỗ dành thế nào em cũng không quay lại.
II.
Sức khỏe của họa sĩ Phan Thạch ngày càng đáng lo ngại. ông gầy sút đi trông thấy. Nước da ông vàng bủng, hai má tóp rọp, cặp mắt trũng sâu. ông nói năng có vẻ khó khăn. Ngoài căn bệnh sốt rét từ thời kháng chiến thỉnh thoảng tái phát, ông còn bị hành hạ bởi thứ bệnh quái ác nào đấy chỉ mình ông biết. Đang dạy bé Loan học ông đành phải bỏ ngang. Khổ tâm lắm nhưng chẳng biết làm sao. ông tìm gặp ông Cường để cùng bàn xem có cách gì cho bé Loan học tiếp thì vợ chồng ông Cường lại đang bận bịu vì hoàn cảnh cha mẹ già ngoài Bắc phải chuyển cả nhà ra đó.
Những buổi tối trời, họa sĩ vẫn gắng chống gậy đi lấy ký họa ngoài rừng. ông đang dồn sức cho một bức tranh lớn. ông bảo bé Loan:
- Bức này bác vẽ cháu ngồi thổi nhạc lá dưới gốc ấy chò nghìn tuổi, và đặc biệt bác vẽ cả bác nữa, bác ngồi cạnh cháu và cũng thổi nhạc lá. Bác sẽ tặng cháu bức này.
Loan nhìn ông đầy biết ơn. ông dặn thêm:
Sau này, dù khó khăn mấy, cháu cũng đừng bao giờ bán bức tranh này.
CÓ lúc đang vẽ ông bỗng buông bút thẫn thờ, bồn chồn. Những âm thanh khủng khiếp giống cơn bão đang kéo tới mà ông thường gọi là cơn bão man rợ của lòng tham không đáy luôn quấy đảo ông. Và đồng thời nó cũng thúc bách ông cầm lấy bút. ông lại hối hả vẽ, như thể chạy đua với một cái gì đó.
Tình trạng khai thác rừng vô tội vạ càng ngày càng trầm trọng. Những cánh rừng sa mu quý hiếm bị chặt hạ và bán ra nước ngoài. Đến cả rừng cấm quốc gia cũng chẳng thoát. Thậm chí ngay trong thành phố, từng vạt rừng thông bị hãm hại bằng đủ mánh khóe, trắng trợn có, tinh vi có, để lấy chỗ cho những ngôi biệt thự mới, những nhà hàng khách sạn mọc lên vừa lố lăng, vừa kệch cỡm. Báo chí kêu ra rả chẳng ăn thua gì.
Nhiều nhà khoa học đã báo động về một trạng thái sa mạc hóa chớm xuất hiện. Nhiều nhà văn thì báo động về một trạng thái sa mạc hóa khác: sa mạc hóa trong tâm hồn con người. Họa sĩ Phan Thạch vừa vẽ vừa như nhìn thấy trước mặt mình không phải cây chò nghìn tuổi mà là một sa mạc mênh mông.
ông đau đớn nghĩ: thế hệ bé Loan sẽ phải đối phó với sa mạc cả trên đất đai lẫn trong tâm hồn. ông gửi gắm vào tranh tất cả nỗi đau lẫn niềm hy vọng thăm thẳm của mình.
Một hôm, quãng gần trưa, như thường lệ, bé Loan từ trong rừng trở về nhà. Lưng mang gùi hàng, vừa đi em vừa thổi nhạc lá. Em đi đơn độc, không có các bạn bướm, các bạn chim cùng theo múa ca. Sợ hãi vì cái lần bị chọc phá tan tác tại ngôi biệt thự sang trọng dạo nào, các bạn không dám ra khỏi rừng nữa. Loan đang định chuyển nhạc lá sang một điệu nhắn với họa sĩ Phan thạch rằng em muốn trò chuyện với ông, thì bỗng nghe thấy nhạc lá của ông. Kỳ lạ thật? Cứ y như ông đọc được ý nghĩ của em. Nhưng lần này nhạc của ông là một thúc báo nguy. Chưa bao giờ ông phải dùng tới khúc báo nguy gửi cho em. Hẳn phải có chuyện gì hết sức nguy cấp. Loan vội quay trở lại rừng tìm chỗ giấu gùi hàng rồi hối hả chạy về hướng cánh rừng có ngôi nhà của họa sĩ Phan Thạch.
Lúc chạy qua gần đỉnh con thác có cây chò nghìn tuổi, Loan thấy cảnh rừng trở nên khác lạ. Cây cối bên bờ suối bị đốn trụi. Một con đường mới được bạt ra, phơi màu đất đỏ. Một tốp người đang hè nhau kéo một chiếc máy nổ lớn đặt trên bánh xe lăn theo đường đến gần cây chò. Một tốp người khác đang bắc giàn xung quanh gốc cây Một người có vẻ chỉ huy, hét to:
- Phải bắc sao cho có thế mà đặt lưỡi cưa chứ.
Tiếng chặt cây, tiếng hò hét, cười nói huyên náo cả vùng rừng tĩnh lặng.
Bé Loan chạy tới nhà họa sĩ thì thấy ông nằm vật dưới sàn nhà lát gỗ, bên chân giá vẽ. Nghe tiếng động, ông từ từ mở mắt. ông đưa tay yếu ớt ra dấu cho bé loan lại gần. Em cúi xuống bên ông:
- Bác! Bác ơi, bác làm sao thế - Không sao, không sao, không có chuyện gì cả.
ông mỉm cười. Thực ra thì có chuyện, nhưng nụ cười của ông như muốn xua tan chuyện ấy. ông thều thào:
- Con ơi, chỉ có chuyện là ta đã xong bức tranh...
Ngừng một lát, ông thều thào tiếp:
- Bức tranh cuối cùng của đời ta, ta dành tặng con.
Loan nhìn bức tranh trên giá. Em thấy cây chò nghìn tuổi. Em thấy em và họa sĩ ngồi dưới gốc cây.
Cây chò dường như đang rung động tán lá bí ẩn và tiếng nhạc lá trong tranh như thu hết hồn thiêng của rừng mà ngân lên.
- Bác ơi, hình như người ta đang đem cưa máy tới để cưa cây chò.
- Ta biết, ta biết, trước sau gì rồi cũng tới cơ sự ấy.
- Cây chò nghìn tuổi mà gục xuống, nhạc lá sẽ tắt, và sa mạc, sa mạc sẽ... Thôi, con hãy thu hết số tranh trong nhà này đem về cất giữ cho ta. Làm gấp đi. Ta mệt quá, ta phải ngủ một giấc.
Dứt lời, ông nhắm mắt ngủ ngon lành.
Ba hôm sau, khi Loan đang thổi nhạc lá bán hàng trên bãi cỏ ven hồ trong thành phố thì nghe tiếng nhạc lá của ông. Lại khúc nhạc báo nguy. Em vội gửi hàng cho một người quen ở chợ rồi tức tốc chạy vào rừng. Tới nhà họa sĩ, em không thấy ông đâu cả. Căn nhà không còn tranh, trống vắng dễ sợ. Em chạy quanh, vòng ra sau nhà, ra chỗ máng nước, cũng chẳng thấy ông đâu.
Tiếng nhạc báo nguy vẫn văng vẳng thúc giục, hơi nhạc đã yếu lắm. Bấy giờ em mới nhớ đến vườn tượng. Em chạy lên vườn tượng. Tìm khắp vườn tượng chẳng thấy ông. Em chạy đến hang đá. Đến trước cửa hang, em giật mình sững lại. ông nằm đó, ngay dưới chân tấm bia tưởng niệm liệt sĩ Lữ Thị Châu Uyên, mắt nhắm nghiền. Bên cạnh ông là một đống lớn những hòn đá bằng nắm tay. Em cúi xuống lay gọi ông. ông từ từ mở mắt. Nhận ra em, ông mỉm cười. ông nắm bàn tay em.
Tay ông lạnh ngắt. ông thều thào:
- Con thân yêu' Bàn tay ông ấm dần trong tay em. ông vỗ vỗ bàn tay kia trên chiếc cặp vẽ đặt trên ngực.
- Ta gửi con chiếc cặp này... Hãy đọc...
- Bác ơi, bác làm sao?
- Ta không sao hết, ta chỉ sắp đi, đi rất xa, đi mãi mãi. Lát nữa, khi con đặt ngón tay lên mũi ta, không thấy ta thở nữa, đặt bàn tay lên ngực ta, không thấy tim ta đập nữa, tức là ta đã đi, khi ấy con hãy vuốt mắt cho ta và đắp đống đá này lên mình ta, vậy thôi, ta chỉ yêu cầu con có vậy thôi...
ông nắm lấy bàn tay em, bàn tay ông lạnh dần.
Tiếng nói ông như từ cõi nào rất xa vọng về:
- Hãy đọc lời ta dặn, thôi ta đi, việc này hoàn toàn bình thường với tất cả mọi người, từ biệt con thân yêu!
Mắt ông dại đi, không nhìn em nữa mà nhìn tận đâu đâu Em đặt ngón tay lên mũi ông. ông không thở nữa.
Em đặt bàn tay lên ngực ông. Tim ông không đập nữa.
ông đã đi thật rồi.
Em vuốt mắt cho ông.
Bấy giờ em mới nhận thấy ông nằm dưới một cái hố có lót đá, đầu gối lên một phiến đá cỡ bằng cái gối. Thì ra ông đã chuẩn bị trước cho cuộc ra đi này.
Bé Loan không khóc òa lên như lần cha em mất. Từ từ em nâng từng hòn đá xếp quanh mình ông, xếp cao dần, cao dần thành một nấm mộ. Em đang định đi hái một bó hoa rừng để dặt lên mộ ông thì thấy một đàn bướm lặng lẽ bay tới. Chúng không bay lao xao vui mắt như thường vẫn vậy mà vỗ cánh chầm chậm buồn bã.
Rồi chúng tụ lại đậu sít nhau thành một tấm thảm hoa choàng lên mộ. Một bầy chim bay tới cùng lặng lẽ như đàn bướm. Chim không hót ríu ran như thường vẫn vậy mà cất lên những tiếng kêu thống thiết. Con Nhót, con sóc bạn bầu của họa sĩ tới nằm phủ phục bên chân mộ.
Và có hai con nai, hai con gấu nằm phủ phục ở mô đá mé ngoài.
Loan đưa chiếc lá lên môi. Em thổi khúc ai điếu người họa sĩ yêu người, yêu rừng, yêu muôn loài.
Trong tiếng nhạc lá của em có tiếng của ngàn cây rì rầm tiếc nhớ, tiếng của những vách đá trầm vang khơi dòng tưởng niệm vĩnh hằng... Tất cả những tiếng ấy là tiếng của trái tim em hòa quyện trong chiếc lá và đôi môi em, cất lên tiễn đưa hình hồn họa sĩ thong dong siêu thoát.
ở thành phố Núi, hầu như chẳng ai biết rõ về họa sĩ Phan Thạch. Người ta chỉ nói với nhau mang máng rằng cái ông họa sĩ hơi hâm hâm mát mát ấy đâu như trước kia là bộ đội chiến đấu ở vùng này, thuyên chuyển đi nhiều nơi rồi sau phục viên về lại đây trông coi rẫy cho một người bạn đồng ngũ cũ. Vừa trông coi rẫy cho bạn ông vừa tự mình khai phá một cái rẫy riêng ven con suối lớn vốn là cái rẫy của đồng bào dân tộc du canh bỏ lại đã thành bãi hoang. ông trồng được một vườn cà phê, cất một ngôi nhà gỗ nhỏ và ngày ngày lang thang trong rừng vẽ vời lăng nhăng, chẳng quan hệ với ai. Và bây giờ ông từ giã cõi đời cũng lặng lẽ như khi ông sống.
Trên đường về, qua chỗ cây chò nghìn tuổi, bé Loan thấy một tốp người lực lưỡng cởi trần đang dùng cưa chạy điện cưa cái gốc cây khổng lồ, mùn gỗ bắn trắng xóa. Tiếng cưa rít khé tai, rợn óc. Trong thành Phố không ai nghe thấy cái tiếng rít ma quái ấy, nhưng bé Loan thì đi đâu cũng không thoát khói nó. Hai hôm sau, vào buổi chiều, trên bãi cỏ ven hồ giữa thành phố, khi em đang thổi nhạc lá bán hàng thì bỗng nhiên nhạc tắt Nhớ lời họa sĩ Phan Thạch, em biết rằng, ở trong rừng, cây chò nghìn tuổi đã bị hạ gục.
Rừng đã tắt nhạc. Cây lá mất hồn. Muôn loài héo hon. Gió vẫn thổi nhưng chẳng. còn nghe thấy tiểng reo, chỉ còn một thứ âm thanh khô khốc của gió nóng.
Thành phố trụi trần phơi những ngôi biệt thự như những bộ xương lộng lẫy. Cái tươi mát hiền hòa đặc biệt nổi tiếng của thành phố Núi đã biến mất.
Hoàng hôn cháy rực như lưỡi lửa của sa mạc đang lấp ló.
Bé Loan cảm thấy tức ngực. Em cứ nhìn, nhìn mãi chiếc lá nho nhỏ trên mấy ngón tay em run rẩy, chiếc lá cùng với đôi môi em, hơi thở em đã dâng hiến bao khúc nhạc tuyệt vời, giờ héo quắt, nhạc tắt lịm.
Những người khách quen hàng ngày vẫn thường đến nghe nhạc lá của Loan đứng vây quanh thấy em đang thổi nhạc bỗng ngừng lại đột ngột, họ giục.
- ôi nhạc hay quá sao lại ngừng vậy cháu? Thổi tiếp đi cháu.
Loan chết lịm cả người. chẳng biết nói sao. Làm thế nào cho những người lớn kia hiểu được như em rằng tất cả mọi chiếc lá đã bị cướp mất linh hồn, không thể nào ngân lên tiếng nhạc được nữa. Em hát:
Xót thay bao rừng xanh.
Ai phá thành sa mạc.
Thương thay bao mầm xanh.
Ai đang tay vùi dập.
Đây là bài hát do họa sĩ Phan Thạch đặt lời cho một điệu nhạc lá em đã sáng tác. Từ nay, em không chỉ hát để thay cho lời mời chào khách mua hàng, mà em còn hát để truyền đến mọi người nỗi đau của rừng, của từng chiếc lá, của từng mầm cây.
Loan đang hát thì tự nhiên có một con chim cánh xanh cổ vàng ở đâu bay tới. Chim lượn mấy vòng rồi đậu xuống vai em. Chim cất tiếng hót, một tiếng hát ảo não hòa với bài hát rất buồn của em. Những người đứng nghe đều cảm thấy lòng quặn thắt, mắt rớm lệ: một nỗi mất mát lớn đã xảy đến cho đời họ - cuộc sống không cây xanh, tắt âm nhạc. Và rồi chẳng biết sẽ còn những tai họa nào nữa tiếp tục giáng xuống?
Những tia nắng cuối ngày vừa tắt thì trời trở lạnh, cái lạnh buốt giá gay gắt, khác hẳn cái lạnh dìu dịu dễ thương vốn có của thành phố Núi xưa nay. Vậy là khí hậu ở thành phố Núi đã bị đảo lộn hoàn toàn. đã xuất hiện cái trạng thái gọi là khí hậu lục địa, ngày rất nóng và đêm rất lạnh.
Co rúm người lại vì cái lạnh, bé Loan lần bước trở về nhà. Chiếc áo em mặc quá mỏng, hai hàm răng em va vào nhau lập lập. Con chim cánh xanh cổ vàng cũng theo em khi lượn chấp chới trên đầu, khi đậu xuống vai. NÓ cũng rét run, hai cánh xơ xác khua lẩy bẩy. Loan mở vạt áo cho nó chui vào. Được ủ ấm, nó đỡ run.
Khi lên hết cái dốc ngoại ô, Loan chợt thấy trong bóng tối nhá nhem một con vật gì như con mèo từ phía trước nhảy tới. Em giật mình vì bị bất ngờ. Con vật vọt tới cạnh chân em rồi cứ nhảy quẩn theo vẻ mừng rỡ như con chó gặp chủ. Cái đuôi dài cong phất phất. Loan nhận ra bạn quen: thì ra đó là con Nhót. Loan cúi xuống chìa hai bàn tay, con sóc nhỏ đáng yêu vội nhảy lên. Loan ôm Nhót. vào lòng ủ ấm cho Nhót và chính Nhót cũng ủ ấm lại cho em.
Về gần đến nhà, sắp bước vào cồng thì Loan gặp một bà già mặc áo dài nâu đầu chít khăn nâu như người đi tu Gương mặt bà đẹp tựa một bà tiên. Bà hỏi Loan:.
- Cháu ơi, cháu cho già hỏi thăm, cháu là con cái nhà ai?
- Dạ thưa, cháu là con ba Huấn, mẹ Phượng.
- Vậy là đúng cháu đây rồi. Ta tìm cháu ở ngoài chợ, nhưng người ta bảo cháu ở ngoài bờ hồ, ta ra bờ hồ thì cháu đã về rồi. Ta là bà Ba Thủy, em ruột của bà ngoại con, con đưa ta vào nhà đi.
Trong nhà, mẹ loan ngồi bên đèn đang sốt ruột chờ em về. Nhận ra bà Ba Thủy, bà Phượng ôm chầm lấy, miệng lắp bắp:
- Dì!Dì'...
Bà Phượng nói năng tuy chưa được bình thường nhưng đã hơi suôn sẻ rành rọt hơn trước. Bà cũng chống gậy đi lại được quanh nhà, quanh sân. Gặp được người dì ruột, bà cảm động trào nước mắt, mơ màng ngỡ như thấy lại được mẹ mình, người mẹ mà bà phải xa lìa từ sau vụ lộ hầm bí mật trong nhà năm 1974, mẹ bị bắt và bị giặc tra tấn đến chết trong tù.
Từ ba bốn năm nay bà không được tin gì của bà Ba Thủy ngoài cái tin bà đã xin thôi làm trưởng ban quản lý chợ Giữa bỏ về nhà ở chân núi Tây lập am tu tại gia. Thời không chiến chống Pháp, bà Ba Thủy có người yêu là bộ đội nhưng đã hy sinh. Từ đó bà chẳng yêu ai lấy ai chỉ biết có hoạt động cách mạng cho tới thành công rồi đi tu..
Bà Ba Thủy đưa ống tay áo chùi nước mắt cho cháu.
Bà nhớ lại hình ảnh con bé Phượng nữ sinh với tà áo dài trắng duyên dáng thuở nào làm liên lạc cho các tổ đấu tranh chính trị trong giới tiểu thương ở chợ Giữa rất lanh lẹ và khôn khéo. Cón bé nữ sinh ấy nay cũng sắp thành một bà già. Bà bảo cháu:
Ta có nghe nói về tai họa xảy đến cho vợ chồng con, nhưng mấy năm qua ta đau yếu liên miên có lúc tưởng chết nên không thăm hỏi gì tới con được. Gần đây có một ông họa sĩ, ông ấy tự giới thiệu, tên là gì nhỉ, để ta nhớ xem, à ông họa sĩ Phan Thạch, tìm đến ta. Không hiểu ông ấy hỏi han ở đâu mà biết trước kia ta phụ trách phong trào tiểu thương chợ Giữa.
ông ấy bàn với ta vận động chị em phong trào cũ lập một cái quỹ trợ cấp, cũng tức là một cái học bổng cho con bé nhà con, nó tên là gì nhỉ, à, con Loan, để nó được tiếp tục đi học. Các bà trong phong trào cũ phần lớn cũng gieo neo, nên học bổng chỉ là một món nhỏ thôi, chắc con Loan cũng vẫn phải vừa học vừa làm để kiếm thêm. Đây, ta trao cho con món học bổng tháng đầu tiên, từ tháng sau con Loan ra chỗ sạp mứt dâu của bà Tư Hòa ở chợ Giữa, đằng sau dãy hàng hoa ấy, hỏi bà Tư Hòa ai cũng biết, cứ nói con là Loan con mẹ Phượng, bà Tư sẽ đưa học bổng cho con mỗi tháng một lần. Vậy nhé. Thôi, ta đi đây.
Dứt lời, bà đi. Loan chưa kịp mời bà ở lại ăn một bữa cơm thì bà đã khuất dạng. Bà cứ như một bà tiên trong truyện cổ tích, thoáng hiện ra làm. phúc rồi thoáng biến đi.
III
Chíp Chiu ơi, ở nhà ngoan nhé?
"Chíp Chiu, Chíp Chiu... Chí...ỉu...!" - con chim cánh xanh cổ vàng chao liệng trên đầu Loan kêu lên vui vẻ.
Loan đặt tên nó là Chíp Chiu và hình như nó biết là nó được đặt tên như thế, nên mỗi khi Loan gọi nó đều kêu Chíp Chiu đáp lại. Kể từ cải buổi chiều giá lạnh theo Loan về nhà cách đây hơn một năm, Chíp Chiu và Nhót đã ở lại luôn với Loan.
Sáng sáng, lúc Loan bước ra khỏi nhà đến trường, Chíp Chiu lại chấp chới bay theo một đoạn tiễn em. Và Nhót thì nhảy túng tầng thoắt đằng trước thoắt đằng sau, cùng Loan xuống hết dốc mới quay về.
- Nhót ơi, ở nhà ngoan nhé!
Loan ngoảnh lại vẫy vẫy, Nhót đứng trên hai chân sau chào Loan.
Những buổi chiều Loan đi bán hàng (từ dạo được học tiếp, Loan chỉ bán hàng mỗi tuần ba buổi), Chíp Chiu và Nhót đều cùng đi. Chíp Chiu thì hát với Loan, còn Nhót thì múa. Mùa hè lại đến, một năm học nữa sắp kết thúc. CÔ giáo chủ nhiệm cho biết năm nay ngoài phần thưởng học sinh giỏi, Loan còn được cả phần thưởng học sinh hiếu thảo của thành phố.
- Năm nay, trong buổi lễ phát thưởng, em phải hát đấy nhé!
- Vâng, thưa cô, thế nào em cũng hát.
- À sao lâu lắm rồi không thấy em thổi nhạc lá?
- Ơ thế cô chưa biết chuyện gì ư?
- Chuyện gì cơ?
- CÔ chưa biết chuyện cây chò nghìn tuổi trong rừng bị hạ gục?
- CÓ cô có đọc mấy bài báo người ta viết về chuyện này. Nhưng cây chò nghìn tuổi ấy thì có liên quan gì...
- Có, cô ạ, từ khi cây chò nghìn tuổi bị hạ gục, lá không ngân lên tiếng nhạc được nữa, bất cứ chiếc lá nào..
Trời ơi, thật thế ư?..
Đúng thế cô ạ, em đã thử tất cả mọi thứ lá, không một chiếc lá nào còn ngân lên tiếng nhạc được.nữa.
- Trời ơi, đây là điềm báo gở gì chăng?
Giọng cô giáo run run. Hai thầy trò cùng cảm thấy một nỗi hãi hùng trước một tai họa ghê gớm nào đó đang treo lơ lửng trên đầu cái thành phố trần trụi dưới nắng gay gắt cây cối héo khô.
CÔ giáo nhắc lại:
- Nhưng dừ sao em cũng phải hát đấy nhé. Giọng em trong và giàu cảm xúc lắm. Mỗi lần nghe em hát, cô cảm thấy như giữa cơn nắng hạn gặp được dòng suối mát.
Dạo sau này, Loan đã biết luyện giọng mỗi sáng sớm. Đấy là do sự chỉ dẫn của bác Phan Thạch khi bác còn sống. Bác mượn được ở đâu về các tài liệu dạy hát, bác đọc rồi giảng cho Loan. Từ đấy cứ sáng sớm thức dậy là Loan lại vừa làm việc này việc nọ vừa luyện giọng.
Loan nhớ biết bao tiếng nhạc lá trước kia. Nhiều khi, đứng ngắm bức tranh em cùng bác Phan Thạch ngồi dưới gốc cây chò nghìn tuổi thổi nhạc lá, Loan cứ mường tượng như từ bức tranh đang vẳng ra tiếng rì rầm thân mật của rừng thiêng và tiếng nhạc lá của hai bác cháu hòa ngân. Em mơ màng... ước gì, ước gì... Em chợt lầm rầm thốt lên lời khẩn nguyện:
ơi Chò nghìn tuổi ơi.
Tôi cầu khẩn xin Người.
Ban cho tôi chiếc lá.
Tôi tấu nhạc dâng đời.
Em biết đây chỉ là cây Chò Nghìn Tuổi trong tranh.
Em biết mọi chiếc lá trên mặt đất này đã bị cướp mất linh hồn, chẳng thể nào tìm đâu một chiếc lá có thể thổi ngân lên tiếng nhạc. Nhưng cây chò trong tranh bác Thạch nó sinh động quá, nó như còn đang sống thực cùng em, em vẫn như được nghe thấy tiếng nhạc vọng xuống từ tán lá huyền bí kìa. Và em cứ mơ màng, cứ ước ao...
Tự nhiên đã thành nếp, sáng nào em cũng vừa luyện giọng vừa đến trước bức tranh thì thầm lời khấn nguyện:
ơi Chò nghìn tuổi ơi..
Tôi cầu khẩn xin Người.
Ban cho tôi chiếc lá.
Tôi tấu nhạc dâng đời...
Vào buổi sáng chủ nhật trước hôm đi nhận phần thưởng một ngày, Loan náo nức trở dậy. Em nói với mẹ:
Mẹ ơi, ngày mai con đưa mẹ đi dự lễ phát thưởng, mẹ nhé.
Bà Phượng ôm đầu con, cười rất tươi, lâu lắm bà mới lại cười tươi như thế.
Mẹ thích... thích đi lắm... Mẹ sẽ... cố...
- Con sẽ xuống đường cái thuê xe thồ lên nhà mình đưa mẹ tới rạp hát, mẹ chẳng phải đi bộ đâu.
- ừ, ừ b ấy giờ... có xe... thồ à?
- Có, nhiều lắm, người ta chở thuê bằng xe máy ấy, mẹ ạ. Vèo một cái là tới nơi thôi.
- Tiện nhỉ!
Ngày mai, nhận phần thưởng xong con sẽ hát đấy.
Loan ôm cổ mẹ hôn một cái thật kêu. Rồi em bắt đầu luyện giọng như thường lệ. Em đi quanh nhà, mở tung cửa sổ, sắp xếp lại các vật dụng bừa bộn, gấp mùng mền, xuống bếp thắp bếp dầu đặt ấm nước, lại vòng lên nhà trên. Nắng sớm lùa qua cửa sổ. Loan vừa hát vừa đưa tay đón nắng. Con Chíp Chiu hát theo em. Con Nhót nhảy theo em. Trên vách bức tranh cây Chò-nghìn-tuổi như hiện ra với một vẻ đẹp mới. Loan đến trước bức tranh say sưa ngắm hình ảnh cây chò hùng vĩ và cả hình ảnh chính em bên cạnh bác Phan Thạch cùng thổi nhạc lá. Như mọi hôm, em lầm thầm khấn nguyện:
ơi Chò - Nghìn - Tuổi ơi...
Em tiếp tục hát, quay người theo nhịp của bài ca.
Nhưng bỗng có gì khác lạ sau gáy khiến em quay phắt lại. Và em không dám tin ở mắt mình. Em thấy cây Chò trong tranh rung động tán lá. Em đưa tay xoa lên mắt mình, sợ mình hoa mắt. Không, mắt em vẫn bình thường. RÕ ràng là cây chò trong tranh đang rung động tán lá. Em cảm thấy cả con người mình cũng rung động theo. Em mở to mắt nhìn muôn ngàn chiếc lá trong tranh run rẩy, em nghe được cả tiếng rì rào của chúng.
Rồi em thấy từ tán lá trong tranh, một chiếc lá tách ra, nhè nhẹ bay xuống. Bất giác, em đưa hai bàn tay cung kính đỡ lấy. Chiếc lá rơi gọn giữa lòng bàn tay em. Một chiếc lá thật. Em nhón đầu ngón tay cầm cuống lá giơ lên nhìn kỹ hơn. Quả là một chiếc lá thật. Em đặt lá vào môi. lá chạm môi man mát.
Em thổi.
Kỳ diệu thay, tiếng nhạc ngân lên. Em tưởng mình mơ. Để cho chắc chắn, em thổi luôn một bài vui, bài "Bướm bay" và hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, mẹ nghe thấy gì không?
Đang đi dạo ngoài sân, mẹ em đáp:
- Mẹ nghe thấy... nghe thấy tiếng nhạc lá... có phải... có phải con thổi không?
- Chính con thổi đấy?
Rồi cứ thế, em vừa thổi nhạc lá vừa nhảy chân sáo ra cổng, ra đường. Chíp Chiu bay theo em. Nhót nhảy theo em. Em say sưa thổi hết bài này đến bài khác. Em vào rừng. Phải đi rất xa, vượt qua những bãi trống mênh mông vốn là rừng cũ bị chặt phá, em mới tới rừng. Ngồi bên bờ một con suối, em tiếp tục thổi nhạc. Chíp Chiu bay lượn chấp chới trên đầu em, hót hòa theo nhạc.
Chưa bao giờ Chíp Chiu hót vui thế. Còn Nhót thì múa trên phiến đá. Nhót cũng múa những điệu vui chưa từng thấy.
Mải mê thổi nhạc, Loan không để ý có những con bướm bay tới gần, lúc đầu cỏn dè dặt, sau bạo dần. Khi Loan tình cờ nước mắt nhìn lên thì quanh em đã là cả một đàn bướm muôn màu muôn sắc đang dập dờn múa.
và bầy chim cũng tới. Chim đua nhau chao lượn, đua nhau hót vang, hòa cùng nhạc lá. Thế là lại được trở lại y như thuở nào, nhạc lá của Loan có muôn vàn bạn chim bạn bướm cùng ca cùng múa.
Loan vui mừng khôn xiết. chíp chiu Và Nhót Cũng vui mừng khôn xiết: Chíp Chiu phóng vút lên từng không, thả vào trời xanh những chuỗi tiếng hót lấp lánh như những chuỗi ngọc. Nhót thì nhảy từ phiến đá này sang phiến đá khác ở giữa dòng suối, nhảy sang bờ suối bên kia rồi lại nhảy về, nhảy lên tít tận ngọn cây cao rồi lại bất ngờ xuất hiện với điệu múa môi trên phiến đá chỗ Loan ngồi.
Bỗng Nhót nhảy lên vai Loan, giật tóc Loan. Cùng lúc ấy Chíp Chiu cũng sà xuống chuyển giọng hót một điệu báo nguy. Loan sững người chưa kịp hiểu điệu gì xảy đến thì nghe nổi lên tiếng lá ầm ầm kinh khủng từ phía thượng nguồn dòng suối. Em ngoảnh nghìn ngược về phía ấy, thấy nước đục ngầu cuốn theo rác rền cuồn cuộn lao xuống. Em vừa đứng dậy, dòng suối bên chân em đang trong xanh thoắt đục ngầu.
Lũ!
Trời đang nắng mà lũ đổ xuống. Trên thượng nguồn đột ngột mưa lớn, nửa mảng trời phía ấy đen rầm.
Trong chớp mắt, nước suối dâng cao rất nhanh. Nghe cả tiếng đá lăn ùng ục dưới lòng suối. Loan vẫy Nhót bám theo sườn núi lên cao hơn.
Nửa trời nắng sáng thu hẹp dần. Mây đen ùn ùn tràn ra, rồi tất cả tối sầm. Mưa trút ào ào. Loan lao đầu chạy về nhà. Những con đường mòn dẫn ra cửa rừng để về nhà cũng đã ngập. Nước ngập tới đầu gối loáng cái đã tới ngực. Mưa táp vào mặt khiến em mất cả phương hướng. Bám được một thân cây, em cố leo lên ngồi trên chạc cây. Chíp Chiu và Nhót đã lên được ngọn cây ngay từ lúc Loan mới bám được gốc cây Cả ba đều ướt sũng. Sực nhìn xuống dưới, Loan không còn thấy dòng suối- đâu nữa, cả- vùng rừng trước mặt cũng biến mất, chỉ còn một biển nước mênh mông đục ngầu nổi lềnh bềnh những thân -gỗ lớn, thậm chí cả những cây tươi bị trốc nguyền gốc nguyên cành theo nhau trôi băng băng. Loan phải nhắm mắt lại. Nhìn lâu em choáng váng cả mặt mày.
Chíp Chiu kêu chiêm chiếp nghe rất tội. Nhót thì nép bên mình Loan run bần bật. Chúng nó lạnh. Loan cũng lạnh lắm. Em nghiến chặt hai hàm răng mà răng vẫn cứ va nhau cầm cập. Em quặp chặt hai cẳng vào chạc cây cho khỏi ngã, vì thân cây cứ nghiêng ngả theo từng cơn gió thốc cuồng loạn liên hồi. Không có một dấu hiệu nào là mưa sẽ bớt, trái lại, mưa mỗi lúc một dữ hơn. Mưa đổ sầm sập, chớp lóe lằng nhằng, sấm rền vang, rồi có lúc mưa chuyển nhẹ hạt tưởng đâu sắp có thể dứt, thì lại bỗng sầm sập, sầm sập Cái điệp khúc ấy cứ lặp đi lặp lại -triền miên qua suốt buổi trưa, suốt cả buổi chiều.
Rồi đêm xuống. Trước khi trời tối hẳn, nhờ ánh chớp, Loan thấy nước đã ngập tới nửa thân cây. Bóng đêm mới đầu làm em sợ. Nhưng em có gan góc của một cô bé sớm phải vật lộn với cuộc sống để gánh vác gia đình. Em tự nhắc mình không được ngủ dù có buồn ngủ đến mấy. Nếu ngủ quên, dễ rơi tõm xuống nước và bị nước cuốn đi. ấy là em nghĩ phòng xa thế, chứ làm sao mà ngủ được dưới trời mưa tầm tã thế này. Thỉnh thoảng em lại vỗ về con Nhót nép bên sườn mình và con Chíp Chiu đậu trên vai. Em thủ thỉ kể cho chúng nó nghe đủ mọi thứ chuyện chợt nảy ra trong đầu, những câu.chuyện thực ở nhà ở lớp trộn lẫn những mơ ước của em. Em tưởng tượng ra một hoàng tử có phép lạ. Hoàng tử nhìn thấy em bị mắc nạn giữa rừng đêm mưa lũ. Hoàng tử nói, tiếng chàng xuyên mưa xuyên gió: "Bé Loan xinh đẹp đáng yêu của ta, hãy kiên nhẫn, ta sẽ đến cứu em" dứt lời, chàng bay qua mưa gió đến chỗ chạc cây này. Chàng ủ ấm cho Loan, cho Nhót và Chíp Chiu. Rồi chàng tháo chiếc giày dưới chân và thổi vào giày một hơi, chiếc giày biến thành một chiếc thuyền có hàng trăm cánh buồm. Chàng mời Loan cùng Nhót và Chíp Chiu lên thuyền. Chiếc thuyền của chàng biết bay, nó lướt trên mặt nước một đoạn rồi cất mình bay lên. Thuyền bay tới một đỉnh núi có cung điện nguy nga. Hoàng tử làm lễ cầu xin đất trời dứt mưa dứt gió. Trời đất bỗng ngời sáng, thanh bình. Hoàng tử quay sang Loan, lúc này là một thiếu nữ kiều diễm, và ngỏ lời cầu hôn nàng. Loan e lệ cúi đầu nhận lời bằng cách đưa chiếc lá lên môi thổi một khúc nhạt réo rắt nhất, thiết tha nhất tặng cho hoàng tử. Và Loan dẫn chàng về nhà ra mắt mẹ nàng...
Hai ngày hai đêm trôi qua, không lúc nào ngớt mưa. Vào buổi sáng ngày thứ ba, khi trời có vẻ nhẹ mây một chút thì Loan thấy cái cây mình đang bám bỗng rung chuyển. Nước đã mấp mé chạc cây, chảy rất xiết. Rồi cây từ từ ngả ra và cuốn theo dòng nước.
Loan bíu lấy cái cành còn nổi trên mặt nước. CÓ lúc sóng xoáy khiến cây chìm nghỉm, Loan cũng chìm theo nhưng em không rời cây, cố nín thở cho tới lúc cái cành em bám lại nổi lên.
Cây trôi băng băng theo dòng. Một thân gỗ lớn lao sượt qua người Loan. Quanh em, lềnh bềnh đủ thứ bị nước cuốn. CÓ cả những ngôi nhà trôi, người đội mái thò đầu lên ì ới kêu cứu. Loan cũng lên tiếng kêu cứu, nhưng em còn sức đâu mà kêu, tiếng em chỉ lào phào.
Em chỉ còn một bản năng mách bảo là phải bám chặt lấy cành cây.
Lại một thân gỗ lớn nữa lao tới. Loan thấy đau xé bên vai. Rồi em không hay biết gì nữa.
Sau này Loan mới biết rằng người ta nhặt được em nằm rấp dưới một cái cây bị nước cuốn mắc vào một bụi tre. Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang nằm trên một bãi trống bên bờ sông, cánh tay băng bó. Trên bãi, có nhiều ngườì- đi đi lại lại gọi hỏi nhau huyên náo. CÓ cả tiếng khóc than thảm thiết. Người nằm la liệt, người chết đuối được vớt lên lẫn những người còn sống được cấp cứu. CÓ ai đó kề vào miệng Loan một lon sữa đặc đã đục lỗ, em hút được mấy hớp, người ấy nói: "Hãy thế đã"', rồi đem lon sữa cho người bên cạnh. Sữa làm.em tỉnh hẳn..
Một người đàn bà chống gậy đi thất thểu trên bãi, chốc chốc lại cúi xuống nhìn kỹ vào những người đang nằm. Loan nhận ra người đàn bà. ấy chính là mẹ em.
Em gọi mẹ,thế nhưng tiếng em quá yếu. Nghỉ một giát, em dồn sức lấy hơi gọi thật to.
- Mẹ? Mẹ? - Giời Phật!Con tôi? Con tôi!- Bà Phượng lật đật chạy lại ôm lấy con..
Mẹ ơi, nhà mình có làm sao không - Nhà mình ở trên đồi cao - Bà Phượng bỗng nói suôn sẻ được cả một Câu dài - nước chỉ mấp mé thôi. Nhưng thành phố thì bị ngập bùn đến một nửa. Núi lở, bùn tuôn xuống thành lũ.
Khi Loan cùng mẹ về tới nhà thì thấy Nhót ở đâu bỗng xuất hiện nhảy quẩn bên chồn và Chíp Chiu bay liệng hót chào. Em reo lên:
A, thế là chúng mình còn sống cả!
IV
Trong chiếc cặp vẽ của họa sĩ Phan Thạch mà Loan giữ từ sau khi ông qua đởi, có một cuốn vở ghi chép, một tờ giấy viết mấy lời dặn dò và một tấm sơ đồ.
Sáng nay, chuẩn bị đi rừng, Loan mở cặp lấy tấm sơ đồ bỏ vào túi. Ngoài đồ ăn trưa, em còn đem theo mấy thẻ hương và chiếc đèn pin. Em đến trước bức tranh cây Chò nghìn-tuổi lầm thầm khấn:
ơi Chò nghìn tuổi ơi.
Tôi cầu khẩn xin Người.
Ban cho tôi chiếc lá.
Tôi tấu nhạc dâng đời...
Cây chò trong tranh rung động tán lá, rồi một chiếc lá tách ra nhè nhẹ rơi xuống hai bàn tay Loan thành kính đưa lên. Em đặt lá lên môi. Em thổi khúc nhạc tạ ơn và vừa thổi tiếp những khúc nhạc tùy hứng, vừa thong thả ra khỏi nhà. Tất nhiên, như thường lệ, có Chíp Chiu bay theo em và Nhót nhảy theo em.
Loan đi tới cánh rừng phía đông thành phố. Em vẫn đi đúng con đường mòn cũ mà bác Phan Thạch đã đi thời kháng chiến và bác từng dẫn em di hồi bác còn sống. Quang cảnh đổi thay dễ sợ. Những khu rừng già còn sống sót sau các trận bom B52 mà bác Phan Thạch đã chỉ cho Loan thấy cũng đã bị người ta chặt trụi, rồi cuộc tàn phá của trận lũ bùn càng khiến cảnh núi rừng thêm điêu tàn thảm hại.
Vườn cà phê của bác Phan Thạch ngập lút trong cỏ hoang, ngấn bùn tới gần ngọn cây. ở mạn ven suối, mấy vạt cà phê bị trốc gốc. Ngôi nhà thì vẫn nguyên, chỉ bị tốc mất ít tấm lá mây. Rặng thông quanh nhà mà xưa kia con Nhót sống trên đó cũng còn. Nhận ra chốn cũ, Nhót nhảy phắt lên cành thông, chuyển từ cây nọ sang cây kia. Nhưng rồi nó lại nhảy xuống cạnh Loan dáng vẻ ngơ ngơ ngẩn ngẩn rất tội nghiệp. Loan nhận thấy, dù trời đang có gió, thông vẫn không reo. Chợt nghĩ đến chiếc lá kỳ diệu mà cây Chò Nghìn Tuổi trong bức tranh của bác Phan Thạch đã ban cho em, Loan bèn đưa lá lên môi. Em thổi khúc tưởng niệm. Lạ thay, rặng thông dường như nghe được tiếng nhạc lá của em.
Thông cất tiếng reo vi vút buồn buồn, hòa cùng tiếng nhạc lá. Mới đầu Loan không dám tin ở tai mình.
Nhưng em thử ngừng nhạc lá một chút, thì nghe thấy tiếng thông reo còn nuối theo tiếng nhạc, và khi em ngừng hẳn nhạc lá hồi lâu thì thông không reo nữa.
Loan không mở cửa vào nhà. Em sợ cái trống trải lạnh lẽo trong đó. Em bần thần đi quanh nhà, vòng ra đằng sau. Cái máng nước bằng ống nứa vẫn dẫn nước về chảy lóe róc. Em chỉnh lại mấy cây nứa bắt chéo chống máng nước cho ngay ngắn, gạt những chiếc lá khô nằm trên máng làm nghẽn dòng chảy.
Loan đi lên vườn tượng. Các bức tượng và các ngôi mộ liệt sĩ đều bị lũ lấp trong cỏ hoang. Loan phải vạch cỏ mới tìm ra cái lối đi lát đá dẫn tới mộ bác Phan Thạch và bia tưởng niệm liệt sĩ Lữ Thị Châu Uyên ở cạnh cửa hang.
Một lớp cỏ xanh mịn phủ đều lên mộ họa sĩ Phan Thạch và bên trên lớp cỏ, hàng nghìn con bướm đủ màu đậu sít nhau thành một tấm thảm hoa, vẫn y nguyên như khi ông mới mất. Những cánh bướm luôn rung động khiến tấm thảm hoa luôn luôn đổi màu, các màu theo nhau biến hóa vô tận. Loan thắp hương trên mộ và bia tưởng niệm, đàn bướm vẫn không hề có con nào rời đi.
Ngồi lặng bên mộ, Loan bồi hồi nhớ lại thuở bác Phan Thạch còn sống, nhớ những khi hai bác cháu trò chuyện từ xa bằng nhạc lá. Em lấy chiếc lá trong túi ra thổi nhạc. Em thổi khúc tưởng niệm rồi khúc tạ ơn. Sau đó em thổi tất cả những khúc nhạc em đã sáng tác như bác Phan Thạch vẫn thường gọi thế, kể cả những khúc tùy hứng em nhớ được.
Loan thổi say sưa, những khúc nhạc dẫn em vào một giấc mơ. Em gặp bác Phan Thạch. Râu tóc bác bạc phơ.
Bác xoa đầu em, hôn lên mái tóc em khét nắng. Bác nói:
- Nhạc con sáng tác hay lắm. Con gắng lên?
Hai bác cháu bay lượn lang thang trong những cánh rừng bạt ngàn giữa cơ man là chim và bướm cùng lượn bay, cùng vui hát. Rồi không thấy bác đâu nữa. Bấy giờ em mới biết em vừa mơ một giấc mơ.
Quanh em, một đàn bướm, một đàn chim rất đông đang bay lượn. Bướm múa theo tiếng nhạc. Chim hót hòa cùng tiếng nhạc. CÓ phải chim và bướm từ trong giấc mơ bay ra thành chim thật bướm thật? Em không biết. Em không phân biệt nổi mơ và thực. Em thấy rõ những con bướm đậu sít nhau thành tấm thảm hoa trên mộ bác Phan Thạch thì vẫn đậu nguyên đó, còn đàn bướm bay lượn kia là một đàn bướm khác mới xuất hiện. Chíp Chiu đậu trên vai em. Nhót múa bên em..
Rồi Loan đi vào hang. Em khoát tay ra hiệu cho các bạn chim, các bạn bướm ở lại bên ngoài. Trong hang, các bức tượng của bác Phan Thạch vẫn ở nguyên vị trí cũ. Nhưng khối đá lớn giữa hang lại đã là một pho tượng Phật. Thì ra trước khi qua đời bác phan Thạch đã kịp biến khối đá thành pho tượng Phật, nay Loan mới thấy vì từ khi bác mất em không vào hang.
Loan mở tấm sơ đồ xem kỹ lại. Tay cầm chiếc đèn pin, em vòng qua đằng sau pho tượng Phật bước về cuối hang. Trong này mờ mờ tối. Loan bấm đèn pin soi Vách đá kín mít. Em sải bước đo dọc chân vách đá Một, hai, ba... Đến bước thứ bốn mươi hai, em dừng lại, lẩm nhẩm tính rồi bước thêm bảy bước nữa.
Dưới ánh đèn pin, hiện ra một khoảng trống hẹp và cao chỉ đủ một người vào lọt. loan rọi đèn. Bên trong tối om, thấy ghê ghê. Ngần ngừ mấy giây, em quả quyết bước vào. Em dò dẫm bước từng bước thận trọng. Trống ngực em đập thình thịch. Không biết sẽ gặp phải những gì bất trắc ở đằng trước? Vách đá hai bên kéo dãi tạo thành một hành lang sâu hun hút.
Mỗi bước chân nghe phát ra tiếng lạo xạo. Loan cúi xuống quờ tay rờ thử. Hóa ra đó là một lớp sỏi lẫn cát ẩm ẩm. CỐ nén hồi hộp, em bước tiếp. Trong hang mát lạnh mà mồ hôi túa ướt đẫm trán lăn cả xuống mắt. Em đưa tay áo quệt, chùi, tay kia vẫn không rời chiếc đèn pin. Vách đá hai bên mở rộng, vòm hang cũng cao dần. Loan soi đèn xem lại sơ đồ, thấy các dấu hiệu chỉ dẫn đều khớp với thực tế. Yên tâm, em bước tiếp, chiếc đèn pin lia qua lia lại. Lòng hang mở ra rất rộng. CÓ vẻ đây là một khoảng hang khác được thông với cái hang bên ngoài bằng một hành lang.
Bỗng Loan giật bắn cả người bởi một âm. thanh lạ:
Pâm...!âm... â...âm!
Vách đá truyền vang tiếng "pâm" kéo dài một lúc lâu mới dứt. Không phải tiếng người. Vậy tiếng gì? Hay đây là tiếng của vị thần trấn ngự hang này? Trống ngực Loan lại đập thình thịch, dồn dập hơn trước. Dựa lưng vào vách đá, hai tay ôm lấy ngực, miệng em lầm rầm vừa như khấn vừa như tự nói với mình. Thần nhân từ, thần thương em, em đâu có làm gì xúc phạm, em chỉ làm theo lời dặn của bác Phan Thạch, một họa sĩ nhân từ...
MỒ hôi Loan chảy ròng dính bết tóc mai và cả sau gáy Em vươn tay cột lại tóc.
- Aâm...? âm... â... âm...' Cái âm thanh kỳ lạ lại vang lên, nhưng Loan không giật mình sợ hãi nữa, trái lại, nỗi sợ thoắt tan biến. Bởi em hiểu ra do đâu mà có cái tiếng "âm" này. Trong lúc đột ngột vươn tay lên cột lại tóc, em tình cờ chạm vào vách đá làm phát ra tiếng "âm". Em thử lại liền, đấm mạnh mấy cú vào vách đá. Quả nhiên một hồi tiếng "âm" nối nhau rền vang. Bây giờ thì cái âm thanh kỳ lạ này lại khiến em hết sức thích thú. Đôi tai bén nhạy của em cho em biết vách đá ở đây có nhạc. Em dùng bàn tay khi gõ, khi vỗ thì nhận được những âm thanh trầm bổng khác nhau. Và mỗi vị trí khác nhau trên vách đá cũng có âm thanh khác nhau. A!Tuyệt vời làm sao. Hóa ra vách đã chính là một cây đàn thiên nhiên, nếu biết gõ đúng chỗ sẽ có thể tạo ra những khúc nhạc.
Nghĩ vậy, em bèn tắt đèn, dùng cả hai tay gõ, vỗ, đấm, hích... vào các vị trí khác nhau trên vách đá, dần dần, qua nhiều lần lặp đi lặp lại và chọn lựa, em đã tạo ra một khúc nhạc mới. Khi cảm thấy khúc nhạc đã hoàn chỉnh, em chơi lại như thể biểu diễn cho một công chúng vô hình. Các vách đá trong hang dội lại, tạo nên một hiệu quả âm nhạc độc đáo chưa từng có.
Hang thực ra không đến nỗi tối bưng tối bít như Loan tưởng lúc đầu. Khi không có ánh đèn pin, trong hang là một bầu ánh sáng xanh nhẹ huyền ảo, chắc hẳn nhờ những khe đá nào đó khó thấy ở trên cao. Ngừng chơi nhạc, Loan mới bình tĩnh quan sát khắp hang.
Đập vào mắt em trước hết là những lượn sóng đã xen kẽ những vạt sỏi trắng muốt.
Chợt Loan thét lên một tiếng hãi hùng, toàn thân lạnh rợn và ngất xỉu.
Loan không biết mình ngất đi bao lâu. Khi em tỉnh lại mở mắt, em thấy nó vẫn nằm đó, chỗ góc hang đằng kia. Nó, cái con vật làm em sợ chết ngất ấy, là một con rắn rất to, phải đến bằng cổ chân em. NÓ nằm cuộn khoanh lù lù một đống, đầu hơi ngóc lên, cặp mắt nhỏ sáng quắc mở giương không chớp, mình đầy vẩy óng ánh nửa đen nửa xám.
Loan không dám tính đến việc đi tiếp nữa. Mặt vẫn quay về phía con rắn, em sè sẽ lần theo vách đá sau lưng tìm lối trở ra cửa hang. Được một quãng, em thấy mình gặp khoảng trống ở đằng sau, đoán rằng đây chính là cái hành lang dẫn ra cửa hang, em quay người lao vào, không dám bật đèn. Em hối hả lần tới, lần tới.
Một lúc khá lâu, vẫn không gặp khe đá hẹp thông ra phần hang ngoài cùng có pho tượng Phật, em mới ngờ ngợ chỗ mình đang đi không phải là cái hành lang tối mà em đã chui vào lúc ban đầu. Chỗ này rộng hơn, thoáng hơn, sáng sủa hơn. Em dấn thêm mấy bước thì gặp một khu vực khá rộng. Đây là một khoang hang nữa, cũng rộng bằng khoang hang có vách đá phát nhạc và có con rắn nằm vừa rồi.
loan bấm đèn pin xem lại sơ đồ. Các chỉ dẫn cho thấy trong khi em tưởng mình đang trên đường ra thì trái lại em đi sâu vào hang, và đã tới gần mục tiêu.
Loan rọi đèn khắp xung quanh.
A!- Em khẽ reo lên vui mừng.
ở góc hang phía trái, vách đá có hình thế đúng như các dấu hiệu chỉ dẫn trong sơ đồ. Từ dưới nền hang lên tới vòm hang, vách đá tự nhiên cấu tạo như những cái bậc dài. Em đếm. Sáu bậc. Đúng rồi? Em tiến đến, trèo lên bậc thứ ba. Vừa rọi đèn em vừa đưa bàn tay rờ trên mép bậc. Thì ra moi bậc thang là một cái "hòm" có nắp đậy Nắp là một phiến đá dày do người đục ở ngoài đem vào đậy gần khít. Loan ráng sức nâng cái nắp đá.
Không đến nỗi nặng lắm. Một bàn tay em giữ nắp mở hé, một bàn tay em luồn vào hòm. Bàn tay em gặp đúng những thứ được chỉ dẫn trong sơ đồ. Yên tâm, em kiểm tra tiếp hai hòm ở hai bậc thang bên trên. Mọi cái đều ổn Em hoàn toàn yên tâm. Bấy giờ em mới thở phào sung sướng, ngồi dựa vào bậc đá nghỉ. Nghĩ đến cái đận lát nữa đây phải trở lại khoang hang có con rắn nằm để đi ra, Loan thấy ngao ngán quá. Nhưng có cách nào khác được Loan nhớ bác Phan Thạch có lần bảo em rằng, rắn nó chỉ cắn mình khi nó tưởng nó bị tấn công, chẳng hạn bất thình lình mình đạp hoặc đụng phải nó.
Vậy em sẽ di ra rất nhẹ, tránh xa chỗ nó nằm. Em cố trì hoãn cái giờ phút phải đi ra bằng cách sục sạo khắp khu vực hang em đang ở. Khu vực này cũng được rọi bởi một thứ ánh sáng mờ mờ xanh nhẹ như khu vực bên kia.
CÓ một điểm trên vòm hang, hơi sáng hơn khiến Loan chú ý. Em bước tới. Chỗ ấy nền hang cao dần lên.
Tới sát nữa, em thấy hơi giáp giữa vách hang với vòm hang có một lối đi thông đâu đó. Bám vào một vấu đá, em trườn theo triền dốc của nền hang, đu người lên.
Ngó qua lỗ trống, em thấy bên'kia là một khoang hang sáng sủa. ánh sáng tỏa xuống từ một lỗ tròn, em nhận ra nó rộng hơn nhưng bị các bụi cây rậm bám xung quanh che bớt. Lựa thế đứng, em bẻ các cành cây quanh lỗ tròn. Thứ cây mọc trên đá, cứng và dai hết sức Em nghiến răng bẻ mãi một lúc lâu mới hết các cành cây trong bụi rậm quanh miệng lỗ, rồi chui lên.
Em thấy mình đã ở ngoài sườn núi. Em nằm vật ra đón làn gió mát lộng thổi.
Nhờ gió, mồ hôi đầm đìa trên mình Loan khô dần.
Những chỗ bị cây đá cào xước giờ mới xót. Nhưng Loan chẳng kể gì. Ra được bên ngoài không phải qua chỗ con rắn, mừng biết mấy. Nắng gió cứ phơi phới. Từ đây lên đỉnh núi chắc cũng gần.
Đỡ mệt, Loan mới ngồi dậy nhìn ngó bốn bề. Nơi em ngồi là một cái thềm đá rất rộng, như thể một cái ban công lớn, vách núi lại hõm vào thành một mái che tự nhiên. Thành phố dưới kia hiện ra lồ lộ trong tầm mắt.
Từ trên cao đây nhìn xuống, càng thấy cái vẻ trần trụi thê thảm của thành phố đã bị đốn gần hết rừng thông, lại thêm nhếch nhác sau cơn lũ. loan nhớ bác Phan Thạch thường đau đớn kêu: "Sa mạc? Sa mạc? Đời các cháu rồi phải đương đầu với sa mạc..." Ngày nóng như thiêu như đốt đêm lạnh thấu xương. Các gia dình ở thành phố Núi đều phải vừa sắm chăn bông vừa phải sắm quạt máy, cảnh ấy hồi nào đến giờ chưa_hề có, nay đã xảy ra. Các gia đình nghèo càng khốn khổ bội phần. Từ sau cơn lũ bùn, các bà kháng chiến cũ buôn bán ở chợ Giữa không đủ sức góp tiền trợ cấp cho Loan nữa, em lại phải bỏ học. Cũng may, sức khỏe của mẹ Loan đã khá lên, nhờ bà rất kiên nhẫn tập luyện. Tuy còn chậm chạp và khó khăn, bà đã có thể làm mấy việc vặt trong nhà như hái rau, nấu cám lợn, cho gà cho lợn ăn... Và Loan cũng cứng cỏi tháo vát hơn trong việc kiếm sống. Em dự định tuần sau sẽ bắt tay vào làm cỏ khôi phục vườn cà phê của bác Phan Thạch.
Em đã sắp thành một thiếu nữ. Nghe nói người ta có mở các lớp học buổi tối. Rồi em sẽ tới các lớp ấy học tiếp. Loan đứng dậy đi quanh thềm đá. Sườn núi bên dưới toàn đá tai mèo. Đường đi xuống rất hiểm trở. Nhưng đường lên có vẻ dễ hơn, đá ít lởm chởm và thế núi đỡ gằn hơn. Đang sắp sửa leo lên thì Loan chợt nhìn thấy trên vách đằng sau thềm đá mà nãy giờ em luôn ngồi quay lưng lại, hiện ra một đôi mắt.
Một đôi mắt rất lớn, một đôi mắt người. Đôi mắt đầy ưu tư nhìn xuống thành phố. Đôi mắt cứ nhìn hoài như thế, không bao giờ chớp.
ĐÓ là một đôi mắt được tạc vào vách đá.
Loan khẽ "ồ" lên một tiếng. Vậy là bác Phan Thạch đã lên đây. Đôi mắt kia chính là do bác đã tạo nên. Đôi mắt nom thật giống đôi mắt bác. Đôi mắt chính là đôi mắt bác.
Loan cứ đứng như chôn chân trên thềm đá, nhìn đăm đăm vào đôi mắt ấy. Em cảm thấy đôi mắt ấy đã nhận ra em, ánh mắt hai bác cháu gặp nhau. Bất giác, em đưa chiếc lá lên môi. Em mường tượng như bác Phan Thạch vẫn đang sống và em thổi nhạc lá bên bác.
Chỉ lát sau, các bạn chim, các bạn bướm đã quây quần với tiếng nhạc. Chíp Chiu và Nhót cũng có mặt.
Rồi, theo sự dẫn đường của Chíp Chiu và Nhót, Loan trèo lên đỉnh núi, gặp một lối mòn lờ mờ.
Lối mòn này dẫn về đúng cạnh trái của khối đá bia tưởng niệm liệt sĩ Lữ Thị Châu Uyên.
V
Loan đã biết liệt sĩ Lữ Thị Châu Uyên là ai, và vì sao họa sĩ Phan Thạch lại tới ẩn cư tại đây.
Trong cuốn vở mà ông gửi em giữ, họa sĩ đã kể lại với Loan chuyện đời mình. Loan đã thức nhiều đêm đọc lại đến thuộc lòng.
CÓ lần con hỏi ta: 'Liệt sĩ Lữ Thị Châu Uyên là ai?
Công việc bề bộn rồi nhiều sự đau lòng xảy ra khiến ta chưa có dịp kể cho con. Ta ghi lại đây, một ngày nào đó con sẽ đọc.
Châu Uyên là vợ ta.
Ta với nàng yêu nhau từ khi nàng là sinh viên năm thử nhất Đại học Y, ta là sinh viên năm cuối Đại học Mỹ thuật, nhưng quen nhau thì sớm hơn nữa, từ khi nàng còn là cô bé thiếu niên quàng khăn đỏ thường cùng bạn là Anh Thư đền sinh hoạt ở câu lạc bộ thiếu niên Hà Nội. Chi đoàn trường Đại học Mỹ thuật cử ta sang giúp câu lạc bộ thiếu niên phụ trách môn vẽ, nặn.
Châu Uyên và Anh Thư sinh hoạt bên nhóm sinh vật nhưng cũng thích vẽ, hay chạy qua xem ta hướng dẫn rồi cũng tham gia. Châu Uyên và Anh Thư thân nhau lắm, đi đâu cũng cặp kè có nhau, khi vào đại học cũng cùng chọn ngành y và học cùng lớp.
Ta với Châu Uyên cưới nhau được hai tháng thì ta lên đường vượt Trường Sơn vào chiến trường miền Nam, hồi đó để giữ bí mật chỉ gọi là đi B. Sáu tháng sau, Châu Uyên tốt nghiệp cũng đi B, cả Anh Thư cùng đi đợt ấy Châu Uyên và Anh Thư công tác ở một bệnh viện dã chiến. Còn ta thời gian đầu làm công việc trang trí cho một đoàn văn công, nhưng một trận B52 ném bom trúng vị trí, đoàn hy sinh gần hết. May mắn sống sót mà chẳng có việc gì làm ở cái đoàn văn công đã teo lại thành một tổ văn nghệ xung kích. ta xin ra đơn vị chiến đấu. Trong một chiến dịch tấn công vào thành phố, ta bị thương, được đưa vào bệnh viện, lại đúng là bệnh viện của Châu Uyên. Nhờ lần bị thương ấy, cũng không đến nỗi nặng lắm, mà ta được gặp nàng sau mấy năm xa cách. Chẳng ngờ đấy lại là lần gặp cuối cùng.
Vết thương lành, ta trở về đơn vị. Dù đường liên lạc khó khăn, vợ chồng ta cũng thư từ cho nhau đều đặn. Ta mừng rỡ xiết bao khi được thư Châu Uyên cho hay chúng ta sẽ có con. Mùa hè năm sau Châu Uyên báo tin nàng đã sinh con trai. Chúng ta lấy họ của ta và họ của nàng ghép lại đặt tên con là Phan Lữ. Bẵng đi mấy tháng không được tin tức gì của mẹ con nàng nữa. Rồi một hôm ta nhận được thư Anh Thư báo cái tin sét đánh: Châu Uyên đã hy sinh nhưng không tìm được xác. Anh Thư thay Châu Uyên nuôi con cho ta, khi ấy con ta mới được bốn tháng.
Sau này, Anh Thư kể lại với ta, Châu Uyên đã hy sinh trong một trường hợp đặt biệt. Châu Uyên sinh con giữa đận nàng đang bị sốt rét, và lại thiếu ăn triền miên, vì địch đánh phá rất ác liệt, đường tiếp tế ách tắc..
Hai mẹ con nàng được đưa về một kho gạo. Cùng với một nhân viên người dân tộc K Ho, Châu Uyên trông coi kho gạo và mấy cái rẫy. ở đây được ăn no hơn một chút vì có gạo, có sắn, bắp và các thứ rau ngoài rẫy như rau lang, rau bí. Sức khỏe hai mẹ con dần dần khá hơn.
Thằng bé rất xinh trai. Hôm ấy, cô nhân viên người Kho vào một làng dân tộc gần đó có công việc, ở kho chỉ còn hai mẹ con Châu Uyên. Khoảng mười giờ sáng, Châu Uyên ra rẫy hái rau. Bé Phan Lữ ngủ trong chiếc võng cột giữa hai cái cây trước cửa kho. Châu Uyên đang hái rau ngoài rẫy thì một tốp ba chiếc máy bay trực thăng bay tới quần riết trên vùng rừng, vừa quần vừa bắn rốc két và đại liên, bắn kiểu thăm dò. Hình như chúng tìm kiếm gì đó. CÓ lúc tưởng chừng chúng phát hiện được kho gạo. Châu Uyên chạy băng qua rẫy về phía bìa rừng bên kia, ngược hướng với phía kho gạo để thu hút sự chú ý của bọn máy bay trực thăng cho chúng khỏi phát hiện ra cái kho. Một em bé người K Ho tình cờ đi rẫy lúc đó núp trong rừng đã chứng kiến về sau kể lại với Anh Thư. Một chiếc máy bay trực thăng rà thấp bắn theo Châu Uyên. Nàng ngã nhoài, bắn lại một loạt AK rồi bật dậy chạy tiếp. Rôc-két từ chiếc máy bay trực thăng phóng tới tấp. Châu Uyên không dậy nữa.. Một chiếc máy bay trực thăng hạ gần nàng. Hai tên Mỹ nhảy ra xem xét rồi xộc nách Châu Uyên kéo lên máy bay. Đôi chân Châu Uyên đỏ lòm một màu máu.
Tốp trực thăng quần thêm mấy vòng nữa rồi bốc lên cao bay đi. Lát sau, từ một chiếc máy bay trực thăng bỗng rơi xuồng một vật gì đó. Cũng trưa hôm đó, Anh Thư cùng hai nữ y tá cua bệnh viện tới kho lĩnh gạo, gặp em bé người K Ho và nghe em kể lại đầu đuôi. Mọi người cùng với tổ du kích địa phương đổ xô đi tìm xác Châu Uyên, nhưng tìm mãi đền tối cũng không thấy. Anh Thư chỉ nhặt được gần chỗ đám đất đẫm máu trên rẫy một chiếc dép cao su đen và chiếc khăn buộc tóc của Châu Uyên. Chiếc dép và khăn đều dính máu. Đêm ấy, vùng rừng mà mọi người đoán là nơi Châu Uyên bị ném từ trên máy bay trực thăng xuồng lại bị máy bay B52 dội bom suốt đêm, đất đá cây cỏ lộn nhào hết, nên việc tìm xác trở nên vô vọng.
Mãi tới ngày đất nước thống nhất ta mới được gặp con, ở Hà vội. Anh Thư và con ta đã trở về đây trước đó ít lâu. Ngày ta được gặp con cũng là ngày ta được bù đắp lại nỗi mất mát tưởng không gì bù đắp nổi trong chiến tranh. Chính Anh Thư, người bạn thân thiết nhất của Châu Uyên, người mẹ nuôi của con ta, đã bù đắp cho ta. Nàng thổ lộ với ta rằng nàng yêu ta từ thuở mới vào đại học, nhưng duyên may đã đền với Châu Uyên chứ không phải với nàng. Nay Châu Uyên đã hy sinh, nàng muốn làm vợ ta. Ta vô cùng cảm động trước tấm tình tuyệt vời của nàng nhưng lại rất áy náy. Nàng là một người con gái nhan sắc, một nữ bác sĩ giỏi đang được bao nhiêu chàng trai có địa vị theo đuổi, nàng thừa điều kiện để lấy một người chồng hơn ta mọi mặt, lẽ nào lại để nàng mắc vào hoàn cảnh đèo bòng con cái của ta. Ta phân tích mọi lẽ với nàng nhưng nàng vẫn khăng khăng giữ nguyên ý nguyện. Ta nêu ra một lý do nữa, một lý do căn bản, và tin rằng với lý do này thể nào nàng cũng phải đổi ý. Ta nói ta sẽ không bao giờ quên được Châu Uyên và rồi sự đó sẽ khiên nàng khổ sở. Nàng đáp rằng chính nàng cũng sẽ không bao giờ quên được Châu Uyên, rằng khi thấy ta không quên Châu Uyên thì nàng càng yêu càng quý ta. Nàng còn nói. trong Anh Thư có cả Châu Uyên, nêu nhớ Châu Uyên thì hãy sống với Anh Thư.
Ta đón nhận tình yêu của nàng với niềm biết ơn. Con ta đã gắn bó với nàng từ khi mới lọt lòng mẹ được bốn tháng, và nó không hề biết nó có một người mẹ ruột đã khuất. Ta với Anh Thư nhất trí cùng nhau hãy cứ để thế cho tới khi nó trưởng thành.
Cuộc đời ta như con thuyền lênh đênh tưởng đã cặp được bến bờ hạnh phúc. Nhưng không. Nỗi bất hạnh ập đến từ phía ta không ngờ nhất.
Anh Thư có thai. Hai vợ chồng ta cùng tíu tít vui mừng chuẩn bị đón đứa con đầu lòng của nàng. Hôm nàng đi sinh, ta ngồi chờ suốt đêm ngoài cửa phòng đẻ.
Đến gần sáng, người nữ y tá bước là với vẻ mặt lạnh ngắt, ta gạn hỏi mãi mới biết vợ ta sinh ra không phải một đứa con mà là một quái thai, hay đúng hơn, một đứa con-quái-thai. Anh Thư đã ngất đi khi nhìn thấy con. còn ta thì rã rời cơ hồ không đứng vững, mãi một hồi lâu mới đủ can đảm bồng nó lên. Mấy ngày sau, nó chết.
đến bận sinh thứ hai, cái tai họa khủng khiếp ấy lại lặp lại.
Ta biết nguyên nhân là ở ta. trong chiến tranh, ta nhiều phen bị những trận mưa chất độc hóa học của bọn Mỹ tưới lên mình. Máu ta nhiễm độc đi-ô-xin. Các xét nghiệm đã chỉ rõ. CÓ dấu hiệu của bệnh ung thư máu. Cái chết đã mai phục trong mình ta.
Nhân một chuyến đi vẽ xa, ta lẳng lặng rời bỏ Anh Thư và đứa con thân yêu. Ta gửi về cho nàng một bức thư nói hết sự tình, rồi từ đó cắt đứt mọi liên lạc để tạo điều kiện cho nàng sớm quên ta và lập gia đình mới.
Ta trở lại cánh rừng phía đông thành phô Núi này.
Ta dành những năm còn lại của đời ta cho rừng, những cánh rừng đầy thương tích mà ta yêu vô cùng, thương vô cùng Tất cả tình yêu thương không nói nên lời ấy ta ký thác vào những bức tranh. Ta đã cố công tìm kiếm hài cốt Châu Uyên của ta nhưng không kết quả, chỉ gặp được một chiếc dép cao su mà ta tin có thể là chiếc dép còn lại của nàng.
°°°
Trong cuốn vở, sau phần kể về vợ ông, nữ liệt sĩ Lữ Thị Châu Uyên, họa sĩ Phan Thạch vẽ một bản sơ đồ các ngôi mộ liệt sĩ trong vườn tượng. ông ghi chú rất tỉ mỉ các đặc điểm của những bộ hài cốt chưa rõ tên khi tìm thấy, hy vọng người ta có thể dựa vào đó mà may ra tìm được tên tuổi liệt sĩ.
Sau khi ăn trưa bằng cơm nắm muối vừng đem theo. Loan nhổ cỏ cho khu vườn tượng. CỎ nhiều quá, em làm liên tục không nghỉ, mãi tới lúc mặt trời gần gác núi đằng tây mới xong. Dồn hết cỏ vào một góc, kéo vạt áo lau mồ hôi, Loan khoan khoái ngắm khu vườn tượng đã trở lại sạch đẹp như thuở nào. Em thắp hương khắp các mộ hệt sĩ và thắp một tuần hương nữa trên mộ bác Phan Thạch, trên bia tưởng niệm liệt sĩ Lữ Thị Châu Uyên. Tự nhiên, em ngước nhìn trời, nhìn ra cánh rừng xa xa. Em nhớ hồi còn sống bác Phan Thạch cũng thường dừng bên bia tưởng niệm này mà nhìn hoài vào cõi mông lung kia. Em mường tượng như nhìn thấy cái cảnh vợ bác, bà Châu Uyên bị ném từ máy bay trực thăng trên trời cao xuống, thịt xương tan nát trong cánh rừng kia.
Loan khoác túi lên vai ra về. Lúc dợm chân bước đi, tình cờ ngoái nhìn vào trong hang, em giật mình kinh hoảng kêu lên một tiếng cắm đầu ù té chạy xuống núi.
Chạy được một quãng xa, ngoảnh lại phía sau không thấy gì, em bước thong thả lại nhưng vẫn thở dồn vì sợ.
Lội qua con suối lớn, em mới thật yên lòng.
Ra khỏi rừng, Loan chưa về nhà ngay. Em theo con đường mòn đi qua những dải đồi xưa vốn là rừng thông đã bị chặt trụi, một ít thông non mới trồng lại nhưng không được chăm sóc, cây sống cây chết loi thoi nom buồn thiu. Xuống một thung lũng lơ thơ mấy ngôi nhà gỗ nhỏ giữa vườn rau, em leo lên một vùng đồi chi chít mồ mả, đó là nghĩa trang thành phố. Nghĩa trang có hai khu, một khu là nghĩa trang cán bộ, một khu là nghĩa trang nhân dân. Khu nghĩa trang cán bộ, mồ mả rất sang trọng. Khu nghĩa trang nhân dân, mồ mả đủ loại sang hèn, có những cái xây mái dựng bia nhưng có những cái chỉ là nấm đất sè sè xập xệ.
Loan đi vào khu nghĩa trang nhân dân, nơi có mộ cha em. Khi qua đời, cha em không được coi là cán bộ nữa, chỉ là một tên tù, nên phải chôn ở đây. Đang lúi húi đi, bỗng Loan dừng lại núp sau tấm bia một ngôi mộ lớn, ghé mắt nhìn ra. Đằng trước, cách độ mấy bước chân, chỗ ngôi mộ cha em, có một người đang quỳ móp xuống lầm rầm khấn khứa. Gió bay lại cho em nghe được tiếng người ấy khấn: "Tôi mắc tội lớn với Người, xin Người tha thứ cho tôi, tôi bị họ buộc phải hại người, chỉ vì miếng cơm manh áo mà tôi mắc vòng tội ác Tôi đang tự trừng phạt mình, xin oan hồn hãy buông tha tôi...". Em nghe rất rõ những lời khấn lạ lùng. Em còn đương nghĩ ngợi phân vân thì người kia đã dừng dậy bước ra khỏi nghĩa trang. Mặt trời đã lặn từ hồi nào, mây đen vần vụ. Em không thể nhìn rõ mặt ông ta trong bóng chiều nhập nhoạng, chỉ thấy được cái dáng người gầy nhẳng và dáng đi xiêu vẹo. Loan thắp hương trên mộ cha rồi về nhà kể lại ngay với mẹ sự việc khó hiểu vừa gặp. Nghe xong, mẹ em ngẫm nghĩ, đoạn bà hỏi:
- Con nhắc lại cho mẹ lần nữa, lời người ấy khấn thế nào?
Loan nhắc lại không sót một chữ, vì em đã chú ý nghe và thuộc luôn.
Bà Phượng nói, khẽ khàng như tự nói với mình:
- Rồi dần dần sự thật cũng sẽ phơi ra hết...
Đến đêm, trước khi đi ngủ, bà gọi Loan lại bảo:
- Loan con, con sắp thành người lớn rồi, mẹ cần nói để con biết về nỗi oan ức và cái chết tức tưởi cửa ba.
Hồi ấy ba bị bắt oan. CÓ những người có thế lực cố tình vu oan cho ba con để che giấu tội lỗi của họ, vì ba biết rõ những tội lỗi ấy. Người ta bảo với mẹ rằng ba tự tử chết trong tù nhưng mẹ không tin. Mẹ cho rằng ba bị giết. Theo mẹ, thì cái người chiều nay con thấy quỳ khấn trước mộ ba chính là người đã thực hiện tội ác đó theo một cái lệnh từ đâu đó. Lời khấn của người ấy trước mộ ba đã bộc lộ một sự thực bấy lâu bị bưng bít. Nhưng con ạ, ở đời, con người ta không ai bưng bít được điều gì với chính lương tâm mình. Hẳn là bao năm qua người ấy bị lương tâm cắn rứt ghê lắm nên đã đến trước mộ ba mà xin tha tội.
HỌ giết cả mẹ nữa đấy nhưng mạng mẹ còn lớn, mẹ đã không chết, trí nhớ mẹ nay đã khôi phục được nguyên vẹn. Mẹ nhớ rằng không phải tự nhiên mẹ ngã xuống vực, chính hai tên đi mô tô xẹt qua rất Sát đã đạp mẹ ngã. Một mặt giết mẹ, một mặt họ cho người đến lục tung nhà cửa để cướp tài liệu. Nhưng họ không tìm thấy mà cướp. Con còn nhớ cái cuộn giấy bọc ni lông dạo ấy mẹ bảo con đem đi giấu chỗ hốc đá dưới cây si gần mộ bốn liệt sĩ cùng đơn vị với ba không?
- Dạ nhớ.
- Cuộn giấy đó là những chứng từ kế toán cho thấy tội phá rừng làm giàu của họ. Sáng mai con đi lấy về cho mẹ nhé.
Vâng, sáng mai con sẽ đi thật sớm.
Loan đi nằm nhưng không sao ngủ được, tuy em đang tuổi ăn tuổi ngủ. Những điều mẹ em vừa nói đã xóa tan cái đám mây đen kết bằng những lời đồn đại độc địa mà thiên hạ vẫn lan truyền về cha em. Lòng bồn chồn khó tả, Loan trở dậy lách cửa bước ra thềm.
Trăng rất sáng. Trời lạnh buốt. Em quay vào nhà mặc thêm áo ấm. Mẹ vẫn chưa ngủ. Bà hỏi:
- Con đi đâu đấy?
- Con đi dạo và tập thổi nhạc lá một lát thôi ạ.
Loan vừa dạo quanh sân vừa thổi nhạc lá. Lát sau, đoán chừng mẹ đã ngủ, em mở cổng ra đi. Em chạy như bay qua các dải đồi, sau cùng, em tới chỗ bốn ngôi mộ liệt sĩ trên sườn núi. Em trèo lên chỗ cây si. NÓ vẫn đứng đó, có vẻ cao lên nhiều. Cái hốc đá dưới gốc vẫn thế Cuộn giấy bọc ny lông còn nguyên. Em mừng hú, đút cuộn giấy vào bụng áo rồi chạy ù về nhà.
Khi bước qua cổng, vừa toan kéo cánh cổng gỗ đóng lại thì Loan đột ngột rú lên lùi thụt dần về phía sau.
Một con rắn rất to nửa đen nửa xám không biết từ đâu xuất hiện đang bò vào sân. Chính là con rắn em đã gặp trong hang vào lúc chiều đã làm em sợ hết hồn khi tình cờ ngoái lại nhìn thấy nó nằm dưới chân pho tượng Phật.
Con rắn bò vào nằm khoanh giữa sân.
Loan lùi tới bậc thềm rồi thoắt quay mình nhảy tót vào nhà đóng chặt cửa, trống ngực đập dồn. Em không biết rằng con rắn đã theo em từ hang về và không lúc nào rời em nửa bước. Em cũng chưa biết rằng từ nay nó sẽ gắn bó mãi mãi với em.