Chương: 6

Trở lại trường sau gần hai mươi năm, vốn liếng tiếng Anh không bao nhiêu, nếu không hạ quyết tâm thì khó mà theo được. Nhiều lúc cái khó khiến cô muốn đầu hàng ngaỵ Cái khó của bài vở, của sự thiếu thốn thì giờ và tài chánh chỉ là phụ. Cái làm cô điên đầu nhất là sự chống đối, chỉ trích của một số ngườị Họ coi sự học của cô là một thứ trơi ngươi, không thực tế. Họ khích bác, nói cho cô nản lòng. Họ càng chống đối cô càng học cho họ biết taỵ Ông trời còn không khống chế được cô huống hồ gì họ mà đòi định đoạt số phần của cô. Cứ ngỡ sau những tháng năm lăn lộn ngược xuôi, cô đã chứng ngộ về thế thái nhân tình. Đúng ra cô nên ngạc nhiên nếu như thiên hạ ủng hộ việc đi học của cô. Hãy chấp nhận sự đố kỵ như một lẽ thường tình. Nhưng mà họ vẫn khiến cô bực mình, dẫu biết rằng giận dữ như vậy là tự phóng uế cuộc sống mình. Cô tri ân những chiếc cầu nối giữa tấm lòng. Ước gì cô có cơ hội đáp đền xứng đáng.
Mỗi người một quan niệm, người ham cái cầm trong tay, kẻ ham cái giữ trong đầụ Cái giàu của người là túi bạc rủng rỉnh, nhà cửa rình rang -- cái giàu của người kia những gì thu lượm cho tâm hồn mình, cho những người thân yêu của mình được hạnh phúc. Có thể sau này quan niệm về sự giàu nghèo của cô sẽ thay đổị Chỉ có những thành viên trong cùng một mái nhà chung một nồi cơm mới chịu chung hậu quả về cái quan niệm ấỵ Nếu ham tiền, thì cô đã đi làm thợ làm móng, đục ra khối tiền, mắc chi phải thức sáng con mắt lo lắng bài vở trong khi thiên hạ ngáy khò khò. Thương cho chồng con cùng cô chịu cực chịu khổ. Ròng rã hơn bốn năm vừa sinh con, nuôi dạy con và mùa hè đi làm, cô đã hoàn thành chương trình bốn năm đúng như dự định.
Từ thủa bé cô đã tự cho mình là con người của kỹ thuật, cho dù cho đến bây giờ cô vẫn chưa làm được cái giống gì. Thậm chí, lái chiếc xe cũng không biết thùng xăng nằm ở phía nàọ Cô không thích hợp lắm những bài văn thơ than mây khóc gió, ỉ ôi than vãn. Nhưng cũng không chối bỏ, ở trạng thái tận cùng nỗi xót xa cô xả hồn mình qua những dòng nhạc thê lương. Vậy mà trong kỳ thi tốt nghiệp cấp ba cô đứng đầu trung tâm về văn. Có lẽ cô thích hợp với dòng thơ có tinh thần chiến đấụ Miễn là hừng hực khí thế quyết chiến là hợp với cô, không cần phải biết chiến đấu cho cái gì. Càng lớn tuổi thì cái tinh thần đó càng tỷ lệ nghịch. Tuy nhiên, cái máu đầy thách thức không hề giảm. Trong một kỳ thi nếu có hai bài toán chọn lựa, cô sẽ chọn bài khó cho dù kết quả như thế nào không cần thiết. Vậy là cô chọn cái ngành computer sciencẹ Tại saỏ Tại vì cô vẫn là cô.
Mấy năm đầu, cô vớt sạch sẽ mấy môn liên quan đến toán hoàn toàn gọn ghẽ. Cho dù cô đã mất hết kỹ năng về toán của một thờị Hai mươi năm rồi, còn lại gì? Trong các lớp đó từ thầy đến trò dòm cô với ánh mắt ngạc nhiên lẫn e dè. Điều đó đã khiến cô tự tin hơn. Bất luận bạn là ai già hay trẻ, gái hay trai, nếu bạn thật sự giỏi thì bạn sẽ được nhìn nhận. Cho dù thiên hạ nhất là đàn ông thích nhìn cái gì trên cái đầu hơn là cái gì có trong cái đầu của phụ nữ. Nhưng rồi cô đã vấp phải sai lầm trầm trọng. Giỏi toán chưa chắc giỏi về lập trình. Chính ông giáo sư cũng nói với cô rằng, hiểu khái niệm là một chuyện, còn viết chương trình là chuyện khác. Cái lớp đầu tiên về computer science đã làm cô dội ngược. Một người chưa hề đụng đến computer ngoài trừ dùng như một cái máy đánh chữ, làm sao hiểu được cái ngôn ngữ của máy móc? Tự trấn an rằng, có thể là ta chưa hiểu, chưa quen thôị Cố gắng lên, cố gắng nữa sẽ tìm thấy sự hứng thú. Đúng thế, có những đêm chồng con yên giấc, thì đã bị cô đánh thức bởi tiếng chân nhảy thình thịch cùng tiếng hét lên “Eureka!” khi cô “run” được một program. Cũng có những đêm thức trắng mắt ếch, thâm quầng nhưng bài làm cứ bị lỗi hoài, mò mẫm không rạ Không biết hỏi aị
Cũng có lúc nhận bài phát ra, cô không hiểu cái gì cả, không biết cái đề đòi hỏi cái gì. Chạy tới chạy lui hỏi thầỵ Hiểu được đề rồi, thì không biết phải bắt đầu từ chỗ nàọ Chao ơi! Lại phải chi nữa rồị Phải chi cô còn trẻ, phải chi cô không có con dại, phải chi có ai đó để hỏi nhờ...Càng đi sâu vào ngành computer science cô càng thấy rõ ràng là nó không thích hạp với khả năng của cô. Cô không thể quày đầu lại, đành phải phóng theo lao mà hoàn thành chương trình cử nhân. Có phải bộ não của cô đã không còn hoạt động? Có nhiều khám phá rằng dù ở bất cứ lứa tuổi nào, não được vận dụng thường xuyên thì các tế bào thần kinh tuy không phát triển nhưng sẽ không bị liệt đị Tại sao cô nhét không vô?
Cô bò, cô lếch cho hết mấy chương trình yêu cầu, nhất định không đầu hàng. Bạn bè có người bức quá nhảy qua information system, cô thì tới đâu thì tới, quyết đi cho trọn. Đánh chết cái nết không chừạ Nếu cô đừng hăng làm chuyện chướng nghịch thiên hạ, thì cô đã chọn ngành kế toán hoặc tài chánh thích hợp với khả năng của cô hơn. Năm thứ tư cô được ông Bill Gates trợ cấp tiếp tục lấy bằng cao học. Muốn được học bổng của ông vua software này thì phải là dân tộc thiểu số, cần trợ cấp, điểm phải duy trì ít nhất là 3.3, và được trường đề cử. Nhưng mà ông chỉ đài thọ cho những ngành mà minority chưa có chỗ đứng, đó là khoa học kỹ thuật. Không biết tại sao họ lại đặt cái tên ngành thư viện là library sciencẹ Miễn có chữ science trong cái major là được. Cô định theo tiếp master ngành thư viện. Nhưng ngặt một nỗi trường của cô không có ngành này, phải đi xa hơn là điều cô không thể. Tính tới tính lui nát cái óc cũng chưa chọn được giải pháp nàọ Ham cái học bổng của ông Gates quá! Nó bao gồm tiền chi dùng cho ở, đi lại, học phí, sách vở, dụng cụ, không bị khấu trừ vào những trợ cấp học bổng khác mà bạn đang hưởng. Vả lại, hiện tại cô cũng chưa có việc làm theo cái bằng, tại sao không học nữạ Thế là đi tiếp cái ngành cô sợ trối chết. Mặc dù đã làm xong thủ tục nhập học, nhưng cô cảm thấy đã đủ cho cô lắm rồị Cô thật sự kiệt quệ, con người tong teo ròm riết vì ăn ngủ không đủ và lại quá lo lắng. Học càng cao mà không có kinh nghiệm thì khác chi leo lên đỉnh kim tự tháp của cơ hội tìm việc. Chính yếu là cô biết mình không thể nào giỏi trong cái ngành đó. Tuy tiếc hùi hụi, nhưng phải đem cái check gởi trả lại cho Gates Millennium Scholars. Một ngày nào đó khi con cái đã trưởng thành, biết đâu cô sẽ trở lại trường. Nhưng dứt khoát không phải là cái ngành computer quỉ quái nàỵ
Hai năm đầu ở Community College, khoảng cách không gian, thời gian không gây trở ngại lớn, nhưng ngôn ngữ lại là thanh chắn. Lúc cái chum sắp vỡ, không dám lấy lớp, nhưng ở không thì tiếc một học kỳ. Cô lấy đại lớp government telecoursẹ Học qua đài truyền hình, mượn băng về nghe xem, và mua sách để làm bài tập. Căng mắt căng tai, nghe thấy đầy đủ, nhưng óc hiểu lờ mờ. Đến lúc lấy test, trời ạ. Sáu câu trả lời cho mỗi câu hỏi mà câu nào cô cũng thấy hình như là đúng. Đến cái final, cô đã gắng học rất kỹ mà cũng như những cái test trước, dòm mấy cái chữ quen quen mà câu nào cũng vậỵ Mồ hôi túa ra, cô không muốn con Bi, mà hiện tại môn đó cô đang Xị Phải chi có con ruồi con muỗi bò đâu cô đánh đó cho rồi, phó mặc trời đất, vắt óc cũng không thấy câu nào saị Cái chum nó nhúc nhích, nó tống nó đạp, nó đòi mở nắp. Quẹt xong câu cuối cùng, nộp bài cô chạy ào ra ngoài, hối đức lang quân đang ôm thằng cu lớn, chờ đợi cô ngoài cửa phòng thi, chở cô đến bệnh viện. Chắc là cu nhóc thiếu oxy quá, mẹ ngạt thì con cũng nghẹt. Và chum mở nắp.
Thêm một chuyện ngớ ngẩn trong kiếp làm sinh viên già. Để hoàn thành cái bằng associate, phải có một lớp lab. Lý Hoá cơ bản là chuyện nhỏ. Cô chọn hoá vô cơ. Không ngờ những phản ứng, những công thức cấu tạo đã băng qua khỏang cách thời gian nối kết lại một cách nhuần nhuyễn. Từ cái thời cắp sách thời bé tí teo, cô có hề biết phòng thí nghiệm. Mắt thì sáng như sao, cơ hội nào để sờ cái contact lens bao giờ. Hôm đó giờ thí nghiệm các dung dịch vô cơ với các chất hữu cơ. Trong đó dùng contact lens để thử. Ông thầy giảng giải cái gì gì đó cô nghe mà không hiểụ Cô bỏ lens vào dung dịch. Vớt nó ra, dường như nó mềm đi thì phảị Cô dùng đũa khều tới khều lui, rồi xé nát nó ra, vứt vào sọt rác. Cô ghi lại kết quả thí nghiệm, tác dụng với nhaụ Thật ra thì không phải vậỵ Contact lens nguyên si của nó cũng đã dẽo mềm như vậy rồị Cô cảm thấy như là cả lớp đang xì xào cái gì đó. Thì ra họ cần lens, và họ biết cô đã dùng. Ông thầy lại hỏi cô, lens đâu rồị Thoạt đầu cô không hiểu tại sao ông hỏị Có một số chất sau khi tham gia phản ứng thì vất đi, có gì đâu mà hỏi với han. Ông thầy nhắc lại một lần nữa từng chữ một. Cô chỉ vào thùng rác. Ông ta khom xuống lượm, rồi đứng bật dậy, hai tay giơ lên, đầu nghiêng về một bên. Cô dần dà hiểu ra, lens đó phải giữ lại và chuyền cho người khác làm thực nghiệm. Thái độ của ông thầy làm cô điếng hồn. Dường như ông cố ghìm lời “sao mầy ngu quá là ngu vậy hả?” Mặc dù sau đó, có một số sinh viên Việt Nam không hiểu bài đến hỏi ông, thì ông chỉ họ đến cô mà trao đổị Không cần lấy final cô cũng đạt, nhưng mà cô vẫn không quên cái nhìn thảng thốt và ngao ngán của ông thầy lớp hoá.
Hai năm ở community college trang bị cho một sinh viên làm quen với cung cách sinh hoạt ở bậc đại học. Nhất là sinh viên ngoại quốc, người lớn trở lại trường, cô có đủ hai tiêu chuẩn. Thủ tục vào học dễ dãị Học phí cũng rẻ so với universitỵ Nếu bạn ra trường hai năm với điểm số cao bạn sẽ được hưởng học bổng cho hai năm tớị Điều đó không khó khăn gì. Nhưng bên cạnh những lợi ích của việc học mở đầu ở community college, tồn tại một số bất lợị Hai năm kế tiếp là hai năm rất là nặng nề. Cô hoàn thành 65 credit trong 4 mùa và một mùa internship. Đôi khi phải lấy một lần bốn lớp programming. Vào university sau hai năm college là bạn được xem tương đương junior. Nhưng khi vào chuyên ngành, cô phải đi lại từ level thấp nhất. Nhồi nhét một đống sách lý thuyết, rồi thực hành trong bốn học kỳ. Cho dù bắt đầu từ mức hạng chót bét mà cô vẫn không theo kịp. Vì ngành Computer Science dường như dành cho những người đã thông thạo về computer trước khi lấy lớp. Cô thì không biết cái mốc xì gì cả. Đã vậy mà cứ luôn muốn hiểu cái key word, concept. Thậm chí cô còn hỏi ông thầy offset, pivot, virtual... nghĩa là gì? Có những tay viết programming tài tử, xài mấy cái function, command hiểu không nổị
Viết program giống như viết văn thôi, nhưng ngôn ngữ được dùng là ngôn ngữ đã quy ước. Sự quy ước đó không phải chỉ giữa con người với con người mà còn kết hợp với máy móc nữạ Do đó, tương tự mấy nhà viết văn nổi tiếng chưa hẳn là người có trình độ học vấn cao, thì mấy tay viết program giỏi không nhất thiết là người phải hiểu concept. Giống vậy, có kiến thức thì văn thu hút kẻ có đầu óc hơn, hiểu algorithm thì program sẽ trôi chảy hơn. Có điều là nắm vững algorithm chưa chắc sẽ viết program giỏị
Cái khó không bó mà ló cái khôn. Xưa kia, nghe thấy các bạn trẻ mượn bài nhau, cô tự nhủ “học vậy mà học không biết để làm gì nữa” Để rồi đến phiên cô, không lên tiếng mượn mà lặng thinh rinh cối đá. Đôi lúc để cần có bài nộp đúng thời hạn cô trở thành hacker bất đắc dĩ. Thông thường thì một project được cho thời gian ít nhất là hai tuần. Cô vật lộn với nó từ khi được phát rạ Trong khi đó mấy tên Mỹ con thảnh thơi trong phòng lab chơi game cho đến vài ngày cuối cùng tụi nó mới chịu phát thảo bước đầu tiên. Thầy cho phép làm theo nhóm. Cô không dám làm chung với ai, sợ lòi cái ngốc của mình rạ Hơn nữa, cô cũng đâu có thì giờ ở lại trường để làm bàị Học xong là dông ngay về nhà, cho đỡ tốn tiền babysit. Thế mới nghiệm ra rằng, ra trường điểm cao chưa chắc đã giỏị
Đừng nói là kinh nghiệm sẽ không gặp sai lầm. Còn sống là còn gặp phải nó dài dàị Không có gì xấu hổ và nhục nhã bằng gian dối và trộm cắp. Thật không đó? Có phải chỉ khi nào bị bắt quả tang? Thêm một điều nữa trong biết bao nhiêu điều cô chợt tỉnh ngộ, rằng có những điều người khác làm được mà mình dù có cố gắng thế nào cũng không làm được. Không làm được một việc chưa hẳn là thất bại, vô dnh hơn cô nữạ Chột gặp mù dù sao cũng đỡ hẩm hiu cho nhaụ Những ngày đầu ở Mỹ, tứ cố vô thân, người quen biết duy nhất thì buộc phải tránh xa để bảo tồn cái gọi là đạo đức làm ngườị Những khó khăn cô gặp như bao nỗi khốn đốn của những người đến từ một nước nghèo, mà bản thân thì mạc khố, rách xơ mướp. Có khác chăng cô là một cô gái quá lứa mà ôm đầy mơ ước. Bắt đầu học tiếng Anh, học được ba tháng. Trong trường có dạy luôn lái xẹ
Ông thầy dạy lái xe tên là Jim. Ông già ngoài sáu mươi, đi đứng khệnh khạng, nói năng lắp bắp. Không biết vì già hay là vì một thứ bệnh nào đó. Vậy mà ông đảm nhận vai trò hướng dẫn một kẻ chưa hề biết xe hơi là gì điều khiển món vũ khí có thể gây chết ngườị Bí quá cũng phải học, chứ cô sợ lắm. Hai học viên được xếp vào cùng giờ láị Thay phiên nhau, người này lái, thì người kia ngồi băng sau quan sát học hỏi thêm. Ông Jim ngồi phía trước, cạnh người láị Một hôm cô không có giờ học lái, nhưng có ai đó không đến lớp học lái được thì ông Jim gọi cô. Mừng quá, vì mỗi tuần chỉ học lái hai lần, mỗi lần 45 phút. Được gọi học thêm cô đồng ý ngaỵ Nếu học trong giờ ESL thì có xe bus nhà trường đưa đón. Học thêm thì phải nhờ ai đó giúp đỡ chuyện đưa rước. Ông Jim đồng ý đến rước cô, và giao kết là cô phải tự tìm phương tiện đi về. Cô ừ tuốt luốt. Cô nghĩ tuy ông Jim nói vậy, chứ không lẽ ông để cô lội bộ saọ Ông cũng có thể lấy con đường trở về như trong lịch dạy lái thì đâu có saọ Nghĩ vậy cô hớn hở học thêm giờ lái xe phụ trộị Hết giờ học, ông thả cô tại trường ESL. Người Mễ cùng học với cô thì ra xe bus thành phố về. Chỗ cô ở không có xe bus ngang quạ Không biết gọi điện thoại công cộng, mà có biết chăng nữa cũng đâu có ai mà gọi, ngoại trừ bà bảo trợ ở cách mấy chục miles. Đứng chơ ngơ giữa sân trường một hồi lâu sững sờ, chẳng biết phải làm gì. Đường về nhà xa quá là xa, mà cũng không rành nữa chứ. Đi học toàn ngồi trên xe bus trường, nó chạy tùm lum đâu có theo một tuyến nhất định. Không lẽ đứng đó mà khóc saỏ Vừa đi vừa lục loại đầu óc nhớ những điểm quen thuộc. Trời đổ mưa, có mấy người Mỹ tốt bụng, ngừng xe lại hỏị Cô sợ quá, không dám hó hé, vì biết đâu họ lợi dụng gì đó. Lần mò cả buổi mới đến nhà, vừa đi vừa khóc. Cảm lạnh mất mấy ngàỵ Rút ra được một bài học giá trị. Phải chuẩn bị, đừng tin vào sự động lòng xót thương của người khác.
Nói chuyện học lái xe mới nhớ lại tai nạn kinh khủng mà cô đã gây rạ Anh chàng tập cô lái xe, theo kinh nghiệm lâu năm, anh ta nói, chạy ra xa lộ mới học lái nhanh chóng. Cô chưa biết điều chỉnh tốc độ, chưa biết dòm thế nào cho cái xe ở chính giữa lane, mà cái anh chàng điên đó mang cô ra đùa với tử thần. Như con nai ngơ ngác, tin lời kẻ mười năm lái xe chưa hề bị phạt, chạy ra xa lộ. Ngang qua cái cầu xa lộ, chui vào, tự nhiên cô sợ, đạp thắng. Đùng, đùng, cô tưởng bánh xe bể lốp hay sao đó. Thả tay lái, mặc tình nó chạy đâu thì chạỵ Xe nó nhảy qua lane ngược chiều, hai chiếc xe đang chạy tớị Một chiếc nhảy xuống lề, lộn mấy vòng. Một chiếc đụng vào xe cô. Thì ra khi cô đạp thắng, chiếc xe sau thắng không kịp đâm vào đuôi xe cô. Thiên hạ bị thương tùm lum, cái anh chàng tập cô lái cũng bị gãy cổ. Anh ta mở cửa nhảy ra khỏi xẹ Cô từ chỗ tài xế, run quá không mở cửa được, bò qua chỗ anh ta vừa ngồị Khi cảnh sát tới làm biên bản họ tưởng anh chàng là tài xế. Bằng lái uy tín, mười năm chưa bị phạt. Phần mấy tên thanh niên xe sau húc tới nên lỗi thuộc về họ, cả đám đứa nào cũng máu me đầm đìạ Kinh khủng quá! Anh chàng được xe mới, lại được bồi thường, tuy phải nằm bệnh viện. Còn cô không trầy, không sây sát chỗ nào cả.
Nghĩ cũng lạ. Lái gần mười năm rồi mà vẫn de ẹ như hạch, vậy mà lúc đó thi một cú là dính ngaỵ Cô xin được việc ở một xưỡng may, đồng thời gà cho cô bạn lấy được bài thi để cả hai vào làm chung một chỗ. Không có tiền, nên cô xúi cô bạn mua chiếc xe nhưng cô bạn từ chối vì chưa biết láị Thế là cô ăn toàn mì gói suốt mấy tháng dành dụm được một ngàn đồng bốn trăm năm mươi đồng. Gởi về Việt Nam xây nhà mồ cho Ba cô, còn một ngàn nhờ người bảo trợ mua giùm cho một chiếc xe để đi làm. Bà bảo trợ dẫn cô đến nhà của một tín đồ tin lành đi cùng nhà thờ với bà để mua xẹ Xe tuy đã mười tuổi đời nhưng nước sơn vẫn còn bóng lưỡng, đó là điểm cô ưng ý nhất. Cái tên Plymouth sao đọc kỳ cục quá. Nhưng dù sao cũng xứng đáng với mấy tháng tiện tặn, dù kết quả là một cái mặt sần sùi, hột lớn và hột bé che kín cả làn da vốn dĩ không được sáng sủa lắm. Chiếc xe to kềnh càng, cái mũi dài hơn mũi con cá ngựạ Mặc dù cô đã kéo hết cở, ngón chân cô vừa đủ chạm tới bàn gạ Cô kê thêm một cái gối để ngồi mà nhìn vào người ta vẫn ngỡ là chiếc xe không người láị Cô cưng chiếc xe hết chỗ nói, sáng lau, chiều rửa, thiếu điều đắp mền cho nó ngủ nữa thôị Cô không ngờ có một ngày cô làm chủ được một chiếc xe hơi đồ sộ như thế. Cô nhờ người thay nhớt. Có một chỗ hơi rỉ sét, cô mài tới mài lui cho láng rồi sơn quét lạị Cô chở cô bạn đi làm, và rất làm hãnh diện rằng không phải nhờ vả ai nữạ Nhưng chiếc xe đó chỉ chạy được hai tuần lễ, rồi nằm im luôn. Tiền sửa còn mắc hơn tiền mua xẹ Áy náy chăng? Vì bà bảo trợ từng nói với cô những người tin lành đều là đáng tin cậỵ Ðể bù lại, bà bảo trợ vận động nhà thờ của Bà cho cô bốn ngàn đồng cọng thêm giá trị còn lại của khối sắt, họ mua cho cô chiếc xe nhỏ nhắn, xinh xắn, tuổi vừa đủ bạ
Nhiều chuyện hài hước xảy ra lúc sống chung với cô bạn. Cô muốn giúp cô bạn học tiếng Anh. Mua cuốn tự điển Việt Anh - Anh Việt về, nói rát cuống họng mà cô bạn vẫn chưa tra được cái từ muốn trạ Tiếng Việt chưa thông, làm sao mà học tiếng Anh. Không biết là cô chẳng có khả năng sư phạm hay là cô bạn thích lật từng trang hơn là hiểu alphabet là cái quái gì. Cô chưa đầu hàng thì cô bạn đã thôi không chịu học nữạ Bó tay thôị Có lần đi quá lố trên xa lộ. Cô nhờ cô bạn xem cái exit kế tiếp nằm phía tay phải hay tay tráị Cô bạn hỏi lại, xem chỗ nào trong bản đồ? Cô đâm cáu kỉnh với cô bạn. Nhưng rồi, khi cô bạn bị đuổi vì may thành phẩm thì ít mà làm giẻ rách thì nhiều, những lúc một mình lạc bước, cô cảm thấy nhớ và ước thầm phải chi có cô bạn bên cạnh thì cũng đỡ tủị Cái hơi hướm tình người mới cần thiết làm saọ
Bà bảo trợ, người từng tìm mọi cách chứng minh với cô rằng tín đồ tin lành đều là người có đạo đức. Ngược lại, một người có tư cách đạo đức thì người đó phải là một tín đồ tin lành. Bà bảo trợ là con người nhân hậụ Cả gia đình bà dành thời giờ chăm lo săn sóc những người cần sự giúp đỡ bất luận sang hèn, màu dạ Bà đã trích phần lớn thu lợi của mình đóng góp vào nhà thờ. Bỏ tiền túi đài thọ các sinh viên từ Nepal, Ấn Độ muốn trở thành các nhà truyền giáo, qua Mỹ học ở cái trường đại học. Gia đình bà làm chủ một công ty, nhưng họ chưa hề lái một chiếc xe mớị Họ xài đồ rất là đơn giản và bình dân. Cho dù cô có đầy đủ điều kiện vật chất, chắc chắn là cô sẽ không ban phát rộng rãi như bà. Nhưng không phải vì lòng tốt, sự ban ân đó mà khiến cô phải chịu sự lèo lái của bà, nhất là về phần tâm linh. Mặc dù cô đã từng đi nhóm ở nhà thờ tin lành một thời gian dàị Cô rất mang ơn, qúy và kính trọng bà bảo trợ nhưng không vì thế mà cô cho phép mình bị mua chuộc. Bà nói với cô rằng, ngày nào bà còn biết rằng cô sẽ không được lên thiên đàng sau khi chết, thì ngày đó bà chưa an lòng. Bà thương cô, bà muốn cứu vớt cô. Chao ơi! Thật là phiền phức. Chính sự tuyên truyền đó đã làm giảm đi cái tình cảm cô giành cho gia đình bà. Tại sao lại như vậy? Nếu như cô ậm ừ đi đến nhà thờ chỉ bằng cái xác thì bà có đưa phần hồn cô lên thiên đàng? Nhiều lúc cô thành tâm mong muốn làm vui lòng bà, nhưng bà muốn lôi kéo cô bằng cách chứng tỏ rằng đạo này tốt hơn đạo kia thì ngồi đó mà mơ đị
Tại sao bà không nhìn vào lối sống chính cô để xác định cô có đủ tiêu chuẩn để được lên thiên đàng hay không, giả như bà là người được thừa lệnh phán xét. Chân lý nếu tồn tại thì chỉ có một. Tại sao bà không nghĩ có nhiều con đường để đi đến chân lý? Tin tưởng chỉ có một tôn giáo là cứu rỗi còn các tôn giáo khác thì không, thật là cực đoan. Điển hình một thí dụ, là tín đồ của một tôn giáo thì được lên thiên đàng (theo lời bà bảo trợ), cho dù có làm việc bại hoại thế nào chăng nữa, có đúng không? Nếu đúng như vậy thì theo đạo nào chỉ chú trọng phần hình thức, là lối đóng bìa sách cho những cuốn kinh, không cần biết kinh sách giảng dạy điều gì, thực hiện ra làm sao và đóng góp thế nào cho gia đình và xã hộị Còn nếu sai, thì rõ ràng đâu nhất thiết phải là đạo nào mới tìm được chân lý mà chủ yếu con người đó vận dụng lời dạy của kinh sách như thế nào đối với cuộc sống cho chính bản thân họ và những người chung quanh. Đôi khi nhìn hành động của con người cũng chưa có thể phán xét được là họ có được lên thiên đàng hay bị đày xuống địa ngục, giả định thiên đàng địa ngục có thật, mà phải đi tìm nguyên nhân của sự việc. Lời dạy trong kinh sách được truyền tụng nhằm mục đích biến đổi nội tâm con người một cách hữu ích. Vấn đề là thức ăn dùng để nuôi sống con người, chứ đừng bắt con người phải phụng sự cho thức ăn. Ôi, chuyện tôn giáo nói hoài không hết chuyện. Nói chung, cô rất sợ những con người cực đoan trong tín ngưỡng.
Gia đình cô không phải là tín đồ Phật giáọ Tuy nhiên, thời thơ ấu mẹ cô dẫn các chị em cô vào GÐPT Bồng Lai làm oanh vũ, đã quy y nhưng cô chẳng nhớ pháp danh cô là gì. Ðến năm mậu thân nhà cô dọn ra Ðà Nẵng. Không vào được trường tiểu học công lập, mẹ cô xin cô vào trường Bồ Ðề và ở đó cô gia nhập Đòan Học Sinh Phật Tử. Lên trung học, cô không sinh hoạt ở HSPT nữa mà theo bạn bè tham gia GÐPT Xuân Hòa vì nơi đó có anh chàng cô thích. Ði sinh họat có tính cách vui chơi, thanh niên, cô không có khái niệm rõ rệt về tôn giáọ Thời gian ở Sài Gòn cô đi nhóm nhà thờ Tin lành ở Trương Minh Giảng, đi chùa Cao đài ở Minh Phụng Quận 11. Rồi qua đảo trở thành huynh trưởng cấp tấn của GÐPT. Cô đã quy y lại một lần nữạ Nhận thấy cô sân si quá nhiều nên thầy mới cho cô pháp danh là Giác Tịnh, trong khi có đoàn sinh khác không biết sao thầy lại đặt pháp danh là giác daọ Thế đó cô trở thành một tín đồ Phật Giáọ
Tôn giáo nào cũng nhằm cứu rỗi, giải thoát con ngườị Nỗi khổ đau không phải là sự kiện mà là sản phẩm của con người, là phản ứng của con người đối với sự kiện xảy rạ Cô tôn trọng sự tín ngưỡng của thiên hạ, dù đức tin đó nằm trong tôn giáo hay không tôn giáọ Cô khâm phục những con người hướng thượng, qua sự dẫn dắt của đức tin đã làm những việc giúp người, cải thiện xã hội theo chiều hướng tốt đẹp. Riêng cô, đi chùa hay đi nhà thờ cũng chỉ là nơi để tìm sự yên ổn cho tâm hồn. Nhất là lúc xa quê hương, có một nơi lui tới để tìm lại một chút gì đó mang tính nguồn cộị Đôi lúc cô ao ước có được một đức tin như những người khác, để khi thất bại, hay là những lúc hẫng hụt có nơi để hướng vọng về. Chính cô cũng cảm thấy những con người có đức tin là những người có đạo hạnh, có hồn hơn, đáng tin cậy nhưng tại sao cô không thể tìm cho mình một nơi chốn trú ngụ cho phần hồn? Cô bạn chung phòng theo đạo “sponsor”, dường như sự tín ngưỡng đó đã làm cô bạn tốt hơn trong cung cách đối xử. Cô bạn dành dụm tiền thường xuyên gởi về cho mẹ nuôi còn ở Việt Nam. Không biết khi nhận những đồng bạc đó, người mẹ nuôi có biết là đứa con mà bà đã lượm về để lo việc đồng áng ngày nào, đã phải lở loét đôi bàn tay kỳ cọ những chồng chén bát ở nhà hàng mới kiếm được? Tâm hồn của cô bạn trong lành và dễ thương quá. Có điều là cô bạn nhất định không ăn những món ăn cô cúng cơm ba cô. Cùng một món ăn, mỗi con người tiêu hoá khác nhau tuỳ theo cơ thể của họ. Ăn để nuôi cơ thể, nhưng ăn nhiều quá thì làm sao tránh khỏi bội thực. Tin quá sẽ trở thành cực đoan tránh làm sao khỏị Thây kệ thiên hạ, miễn sao họ đừng đụng chạm đến cô là được rồị
Hoài bão đã thật sự bước vào giai đoạn thực hiện. Ra ngoại quốc, xong! Học thành tài, chuẩn bị! Làm Mẹ một đàn con, đang treo bảng cầu phu! Cô lập gia đình không một chút đắn đo lựa chọn. Cô gởi thư báo về gia đình tên một người, đến khi gởi thiệp về thì tên một người khác. Chồng cô chẳng tài năng như người, cũng không xấu trai dễ sợ, nhưng có được cái đức tính hiếm có ở các đấng mày râụ Cô mà gặp người khác thì không tránh khỏi cảnh thượng cẳng tay hạ cẳng chân. Ông trời dường như dần dà ưu ái cô. Một đời con người có bao nhiêu giai đoạn đáng ghi nhớ? Mới sinh ra, còn nhỏ quá, biết cái khỉ khô gì đâụ Có nhớ chăng là lúc lập tổ, truyền giống. Cuối cùng thì trở về cát bụi, cũng có hay bao giờ.
Ngày cô lập tổ, như một chuyện đùa nhưng có thật. Mới quen nhau không bao lâu, cô bảo anh cưới cô. Mặc dù, tuổi ngoài ba mươi nhưng xa gia đình quá lâu, cô chả biết cái mốc xì gì cả. Nhờ bà bảo trợ dẫn đi mua áo cướị Bà ấy thuộc phái chuộng đồ cổ, đưa cô vào mấy tiệm thrift để mua đồ seconđhand. Bà bảo trợ dường như không hiểu nổi cái ý nghĩa quan trọng về cái ngày lập thân. Tuy nghèo xơ xác, làm cu li, vừa lo sắm xe, vừa gởi tiền về Việt Nam, trong nhà băng có vỏn vẹn ngàn bạc. Cô mua luôn cái áo mới dọn trụi lũi số vốn cắc củm dành dụm. Bà bảo trợ chắc nghĩ cô khùng, thây kệ! Cô không muốn thuê mướn, mượn mõ ai cả. Phải chi đời có thể cưới vài lần thì cô cũng sẵn sàng xài đồ second hand. Sau này cô mới biết là việc sắm sửa áo cưới là việc của nhà trai lọ Có lẽ ế lâu quá, nay được người chịu cưới, mừng quá nên lú lẩn. Thực ra, vì sống độc thân và tự lập nên ngay cả việc lập gia thất cô cũng nghĩ đơn giản là phải do bàn tay mình tạo rạ Khi được có một cái đám cưới tạm gọi là rình rang, cô thật không ngờ. Được ông chồng trao cho hai chiếc nhẫn hột xoàn, cô cũng chả biết giá trị là bao nhiêụ Lúc đó cô vui lắm. Vui không phải là được một vật có giá trị vật chất mà ở cái tính cách trân trọng, cũng đầy đủ phẩm vật mặc dù cô không có ai bên cạnh. Ngày cưới, họ đàng gái trùm lủm mình cô. Sau này thấy mấy cô con gái, con dâu nhà họ có mấy cái hột bự hơn cô nhiều, cô vẫn yêu qúy những cái hột của cô.
Mới đến Mỹ không bao lâu nên bạn bè đâu mấy ai, ngoại trừ mấy người làm cùng hãng và một số em đoàn sinh GĐPT chùa Linh Sơn. Tội nghiệp cô nhỏ phụ dâu mới có tí xíu mà đi phụ cho bà chị già ngoài ba mươi, chẳng xứng tí nàọ Chẳng ai chỉ vẽ, tối trước ngày rước dâu, hai chị em ra tiệm Mỹ chải tóc. Tụi nó chải hai cái đầu giống như hai cái tổ quạ. Đội khăn vào không được. Về nhà nhúng nước gỡ ra ép xuống nhỏ lại để quáng cái khăn vành cho vừạ Thế là cả đêm hai chị em kê gối mà dựa lưng không dám nằm sợ hư hai cái tổ chim sẻ. Gần sáng, chịu hết nổi, hai đứa hè nhau ngáy khò khò. Đang kéo gỗ chợt nghe tiếng chuông gọi cửa, sảng hồn thức giấc. Dòm qua cửa sổ chung cư thấy thiên hạ đàn trai áo quần bảnh bao sắp hàng trước cửạ Hai chị em chạy tới chạy lui như gà mắc đẻ. Súc miệng, lau mặt, quẹt quẹt phấn son, thay đồ. Lúc đó có một em cùng học ở college đến phụ nấu nước, lấy mấy cái bánh ngọt đãi đàng traị Rồi mới gọi hai cái mặt ngái ngủ ra trình làng. Cái ngày đó tuyết rơi lất phất, nhằm ngày lễ Tạ ơn, lạnh vô hậụ Thiên hạ nào nỉ, nào nhung, nào dạ tùm lum tà lạ Chỉ có cô và phụ dâu là phong phanh trong tà áo dài, lóng cóng cúi gầm mặt nhắm chiếc xe hoa mà lũi tới cho lẹ. Mỗi khi nghĩ lại cô vẫn không nín cười nổị Lớn tồng ngồng mà chả biết cái gì là cái khỉ gì. Đám cưới mà mua giấy về làm lồng đèn, đủ thứ kiểu con nít treo toòng teng khắp nơi trong căn hộ, vừa mới thuê để có chỗ rước dâụ Lúc đãi tiệc nhà hàng chú rể không muốn nhảy, cô dâu ham vui chạy ra nhảy tưng bừng với đám nhóc, thiếu điều muốn tốc váy bà lên. Họ hàng bên chồng hiểu không nổi cô, có phải họ vừa rước phải một con khùng.
Ðã đến rồi ước mơ được làm mẹ. Vừa học vừa làm và sức người có hạn, cô ngất xỉu té vào máỵ Đầu may mấy mũị Và con của cô vừa mới tượng hình cũng đã bỏ cô đi rồị Đây là giai đoạn tăm tối nhất của một người đàn bà không biết là mình có khả năng làm mẹ hay không? Nếu không lưu lại cho đời dòng máu của mình, thì còn nghĩa lý gì? Phải chăng cô đã quá tuổi cho một vai trò làm mẹ? Ðến lần thứ hai, cô quẵng bỏ tất cả, tập trung săn sóc con từ lúc nghe được nhịp đập đầu tiên cho đến khi con ra đờị Cô không ngờ cô còn có khả năng làm mẹ làm vợ. Sống quá lâu với trạng thái đè nén cảm xúc, trấn áp bản năng tự nhiên của giới tính, cô trở thành con người hầu như lãnh cảm. Lại thêm cái tính khí ngang tàng cứng cỏi làm thiên hạ cứ nghĩ cô là đàn ông. Riết hồi cô cũng tưởng mình là như thế. Con vừa được sáu tháng thì Bác sĩ phát hiện cô có bướu có thể bị ung thư. Trước đây, cô cũng bị hù bởi mấy ông bác sĩ tài ba này là con cô sẽ không được bình thường, thiếu tuỷ sống... Khiến vợ chồng cô thất điên bát đảo một phen. Lần này thì sao đây? Nếu đúng như vậy thì ông trời thật đoản quá! Mới ngấp ngỏi được một tí thì sắp hết đời rồị Nghĩ là mình chẳng sống được bao lâu nữa, cô xin chồng cho phép trở lại trường để mãn nguyện ước mơ của cô. Tuy mấy ngày đầu cô có phần chóang váng, sững sờ. Nhưng dù sao thì cô cũng may mắn có được chồng và con để nói lời trăn trối, nhắn nhủ gởi gắm gia đình khốn khổ của cô còn ở Việt Nam. Chứ bệnh ở Sài Gòn, hoặc ở đảo thì trơ trọi một mình, không biết trối trăn cùng aị Chỉ thương cho thằng con còn quá bé bỏng. Âu đó cũng là cái duyên cho cô trở lại con đường học vấn.
Sau nhiều lần thử nghiệm, người ta nói bướu lành tính, không phải ung thư. Giá như không có báo động giả đó, thì có lẽ kiếp này cô chẳng bao giờ có cơ hội trở lại trường. Trách nhiệm oằn trên vai, cô đâu thể an nhiên đi học. Lỡ đà, cô làm tới luôn. Lúc đầu cô chỉ định học một năm, thấy dễ ăn quá phóng tiếp lên hai năm, tốt nghiệp danh dự. Nhà trường có tổ chức một buổi chiêu đãi cho các sinh viên ưu tú. Ai nấy đều được gọi lên trao huy chương và phát biểu cảm tưởng. Đó đây lời chúc tụng, tỏ bày lòng chân thành biết ơn đến các bậc ân nhân đã giúp họ thành công. Có bất hạnh chăng khi cô cảm thấy khó khăn để nói lên lòng sâu sắc biết ơn ai, ngoài người chồng đang ở nhà trông hai đứa con cho cô.
Cắp sách đến trường ở cái tuổi bên kia đồi là một việc làm chướng tai gai mắt? Hai năm đầu cô lấy lớp buổi tối, lúc chồng đi làm về trông con. Thành phần lấy lớp đêm, đa số là những người cứng tuổi, đang đi làm, muốn tìm cơ hội tiến thân. Tuy cô không cảm thấy lạc lõng vì sự chênh lệch về tuổi tác, nhưng luôn mang mặc cảm mình là người già nhất lớp. Cũng may là nhờ cái xác nhỏ con, n sau chiến tranh, dân vốn đã nghèo lại càng nghèo hơn. Mỗi sáng sớm cô trông thấy phái đoàn chân đất, áo vải may từ những bao cát của những căn hầm còn sót lại, ở quê nội lũ lượt ngang qua nhà. Họ thường ghé nhà cô để uống nước lấy sức đi tiếp. Những người quê nội cô, miếng giẻ để vá áo cũng không có. Mới đây cô có dịp nhìn An Trường qua một số hình ảnh của những người Mỹ đã từng chiến đấu ở Gò Nổị Ôi thương quá mảnh đất nghèo, nơi đã sản sinh ra Ba cô. Chí cô lớn lắm, tâm cô sắt son lắm, nhưng đến bây giờ cô vẫn chưa làm được gì cho quê hương cô. Thời gian cô sống ở Saì Gòn tương đương với thời gian cô ở Mỹ cho tới naỵ Khỏang thời gian sau này Việt Nam thay đổi quá nhanh, càng nới rộng khỏang chênh lệch giữa giàu và nghèọ Nhưng lề lối làm việc chẳng hề thay đổị Vẫn cái thói trịch thượng, hám đóị Trước khi về, suốt mấy năm liền cô triền miên với giấc mơ hồi hương. Không hiểu sao, chuyến về đã khiến cô cảm thấy như đã đánh mất cái gì đó thiêng liêng mà cô đã từ lâu phụng thờ. Cô đứng giữa quê nhà mà tưởng mình là khách vãng laị
Bạn bè thời Đà Nẵng, nghe tin cô về đã chuẩn bị hàng tháng trước đó, tụ tập đông đủ để đón rước cô. Nhưng cô viện lý do giờ bay không nhất định, và chỉ đến dự buổi họp mặt và rong chơi trong một ngàỵ Lẽ ra cô nên nói lời cảm ơn theo phép lịch sự, nhưng trong lòng cô nghèn nghẹn. Cô thật sự không ngờ bạn bè trân trọng cô đến thế. Cô yêu quê hương, trọng nghĩa bạn, tình người, nhưng sự nồng nhiệt tiếp rước khiến cô chạnh lòng nghĩ đến quá khứ, một cõi u hoàị Ngày đó... mà thôi, nói làm gì cho thêm đau lòng. Ngày xưa, có đám con nít lầm tưởng cô là việt kiềụ Vì cái thời đó cô cần cái mã bên ngoài để tạo chỗ đứng trong lòng ngườị Lấy áo che bụng rỗng. Ngày nay cô về, thì bạn bè hỏi cô rằng, “Không lẽ bên Mỹ không có áo quần kiểu cọ...?“ Đúng ra là cô đã mua sắm, tân trang lại cho cả gia đình cô trước khi ra mắt họ hàng sau một thời gian dài xa cách. Mà họ cũng chưa hài lòng. Có lẽ họ chờ đợi bà đầm ông tây nào đó, chứ không phải mấy người ốm đói, ròm riết trong những bộ đồ đơn giản như gia đình cô đang mặc. Thật tình thì ngay với chính gia đình cô, cô cũng cảm thấy cái khỏang hở. Phải chăng cô đã tự rào kẽm gai quanh mình, không muốn ai vượt quá giới hạn? Như kẻ mới từ bên ngoài nắng chói chang, bước vào nhà, cô không nhìn thấy gì cả ngoài những con đom đóm lập lòẹ Đúng ra thì cô đang cố gắng điều chỉnh tầm nhìn để nhận định rõ nét về những người đã từng chiếm một vị trí trong tâm hồn cô. Cô không đủ thì giờ để nối kết cảm xúc vượt qua chặng thời gian đầy những chập chùng trắc trở. Do đó, tránh làm sao được cái cảm giác xa lạ trong buổi đầu gặp gỡ trở lạị
Thương lắm quê nghèo, thương lắm những con người vất vả. Cô thật sự không biết thể hiện bên ngoài thế nào cho xứng hợp. Thiên hạ trách cô hờ hững, lạnh lùng, không thể hiện tình cảm... Có biết đâu rằng bên trong cô gào thét, trào dâng nỗi khát khao một cái gì đó không thể diễn đạt ồ ạt qua lời nói, quà cáp... mà là một ánh mắt, một thái độ lặng thinh ẩn chứa muôn ngàn sự cảm thông. Nếu như lúc cô ra đi mất xác thì saỏ Cô về rồi cô lại ra đi, trả lại các người sự yên vui của họ, và cô mang thêm một nỗi buồn miên man. Năm tuần lễ, cô vẫn chưa thật sự tận hưởng niềm vui hồi hương. Ngoại cảnh đã làm cô choáng váng. Những người cô lên danh sách gặp lại không gặp. Tốt hơn hết là đừng bao giờ gặp lạị Hy vọng là cô đã không làm buồn lòng những ai đã hướng vọng về cô. Trong đám bạn cô, có kẻ là ông này bà nọ từ cái thủa cô còn cù bất cù bơ nơi quê nhà. Kẻ có danh phận người có củạ Thật sự thì cô hân hoan khi biết được bạn bè khá giả, để lương tâm cô không phải áy náỵ Vinh dự được làm bạn, nếu như tâm hồn họ muôn thủa không dao động bởi các ái lực kiạ So với họ, rõ ràng cô chẳng bằng ai, nhưng cô cảm thấy vui mừng rằng cô đã thoát ra khỏi vũng lầỵ Cô dòm những người bạn xơ xác tả tơi mà liên tưởng đến số phận của mình, nếu như cô đã cúi đầu chấp nhận. Thầm cám ơn các bạn đó, không vì sự sa cơ thất thế của mình, đã dẹp bỏ tự ái đến tham dự. Mặc dầu cô chẳng giúp đỡ được gì cho aị
Chẳng còn đâu bờ ao, vườn ổi, cây cam, gốc xoài, cây mận, những nhành lựu dẻo cong nặng tráị Đâu rồi hương thơm của hoa cau, bưởi, ô mai, thầu đâu…Mỗi mùi là một nỗi nhớ bí ẩn dịu kỳ. Đâu rồi mùi quê hương? Tất cả đều biến mất. Cô e sợ rằng những cái mới vô tình này sẽ thay thế hình ảnh đẹp đẽ của một miền quê thời thơ ấu trong ký ức mình. Nếu ở đó không còn có gia đình cô, không có hài cốt của Ba cô, cô chẳng bao giờ mong mỏi được trở lạị Cô không hiểu tại sao có câu hát ca dao “thương cha nhớ mẹ thì về, nhược bằng thương kiểng nhớ quê thì đừng.” Thương cha mẹ là chuyện tất nhiên, thương kiểng nhớ quê là một điều mà kẻ tha phương nào cũng phải mang. Quê hương, nỗi nhớ triền miên, dù cho không còn một người thân nào ta cũng muốn trở lại, tại sao là đừng? Riêng cô không muốn về chỉ vì cô cảm thấy không chịu đựng được và không muốn làm người khác thất vọng.
Mới đây thôi, cô nghĩ thầm tai họa giáng lên đầu cô chắc cũng đủ rồị Chỉ còn cái chết nữa là thôị Ầm một cái, bị xe đụng sống đi chết lạị Không ngờ cái miệng của cô nó độc thật. Nếu ngày hôm đó cô chết đi thì đất trời chẳng có gì đổi thaỵ Hai đứa con cô khôn lắm thì hỏi được câu “Mẹ đâu?” vài hôm rồi cũng sẽ lãng quên. Một kiếp người sao quá mong manh? Trong cái rủi có vận maỵ Được bồi thường. Sẵn dịp ở nhà dạy dỗ con cái và chờ cơ hội làm giàụ Bằng cách nào đây, nghĩ hoài chưa rạ Đã bao lần trong đời, có lúc cô thốt nên lời, khi lẩm bẩm, lúc nghĩ suy rằng “giá như”, “nếu mà”, “ước chi”... để so bì, than trách nhân thế, đổ lỗi hoàn cảnh. Chẳng giúp ích gì mà chỉ giết mòn cuộc sống của mình thôị Có mơ ước thì phải tự đứng dậy bắt tay vào, không thôi mơ ước chỉ là ước mơ hãọ Có những điều chẳng cầu mong, mà lại phải đối chọi thì đừng chạy trốn hoặc đầu hàng. Đối diện với sự thật, tìm hiểu và rút tỉa kinh nghiệm học hỏi để vững chải thêm. Đó là những điều cô tâm niệm, nhưng áp dụng cho cuộc sống đâu phải là chuyện dễ như nóị Dù sao đi nữa thì cô cũng đã nhìn nhận được đâu là ánh sáng và đâu là bóng tốị
Tháng rộng ngày dài, vui buồn, sướng khổ khó mà lường trước. May rủi là chuyện của đời, còn cô ráng sống chắt chiu qúy trọng từng giây phút, biết trân trọng những gì hiện hữu, vì cô biết rằng nó tuy chẳng nhằm nhòa gì so với thiên hạ, nhưng cả một thiên đường mơ ước với biết bao nhiêu người khác, trong đó có cả gia đình cô còn lại ở Việt Nam. Cô tri ân những tấm lòng rộng mở và luôn cầu nguyện sự an vui đến với họ. Nỗ lực nuôi dạy hai đứa con nên người là mục đích còn lại của đời cô. Ðược sống và sống tự do là qúy nhất rồị Bất hạnh nếu phải xảy ra nữa, thì không phải vì bản thân cô bị trừng phạt cho hành vi của mình, mà hãy coi như là một sự thử thách trước khi cô nhận lãnh một ân thưởng nào đó.
Hết

Xem Tiếp: ----