Chương: 3

Chuyện kể đầu quên đuôi, nói đến chuyện vượt thoát, cô nhớ lại thời canh mẹ Một chuyện cô vẫn không thể nào quên. Trong một chuyến về Phú Mỹ với người bạn thợ dệt. Cô bạn này dẫn cô đến nhà một anh cựu sĩ quan hải quân mới vừa cải tạo về. Họ thì thầm với nhau cái gì đó, cô không nghe được. Phía trước nhà là cái chợ chồm hổm, xa xa phía sau là con sông nhỏ, chạy ra đến Bà Rịạ Linh tính cho cô biết có điều gì liên quan đến mục đích của cô đang nuôi dưỡng.
Sau khi trở lại Sài Gòn, cô liều lĩnh xuống lại một mình, để gặp lại người đàn ông đó. Ông ta không có ở nhà. Không dám hỏi ai, cô lanh hoanh đến tối mới trở lại Sài Gòn. Dò tin, thì biết rằng, vợ anh ta có tiệm sách ở Ông Tạ, anh ta xuống Phú Mỹ giả dạng làm nghề đánh tôm, đang chuẩn bị ra khơị Đang dệt thuê nhà người ta cô không dám nghỉ. May quá hôm đó cúp điện, cô liều mạng chường thẳng mặt. Anh ta đang bệnh. Người nóng như lửa đốt. Cô nấu cháo, cạo gió... rồi trình bày lý do và nguyện vọng của cô. Thật tình khai báo rằng cô chỉ có bốn chỉ vàng, xin được đóng góp cho chuyến đị Anh ta làm thinh một lát rồi nói, vàng cứ giữ đó, khi nào định ngày xong thì anh sẽ thông báo và thu saụ Anh ta hẹn cô gặp tại Sài Gòn bàn chi tiết hơn, chuẩn bị lời nói với gia đình anh, rằng cô là người bà con, rằng ba cô gởi gắm cô cho anh....
Cô lên xuống vài lần nữạ Anh ta lớn hơn cô 7,8 tuổi gì đó. Đẹp trai và có phong cách của người đàn ông, dám nghĩ dám làm. Có lần cô xuống dò xét tình hình, sau khi ăn trưa chỉ có cô và anh ta xong, anh ta vào buồng ngủ, nhường cho cô cái võng bên ngoàị Cô nằm thiu thiu ngủ, thì nghe ai đó nắm chân mình. Mở mắt ra nhìn thấy anh ta với ánh mắt khờ đi nhìn cô, cô bật ngồi dậy rút chân lạị Cô vội vã hỏi anh có khát nước không, anh làm thinh. Cô không biết nếu như vì chuyện ra đi, mà anh ta làm tới liệu cô có chống cự. Lương tâm anh kịp thời thức tỉnh, không có chuyện gì xảy rạ Cô xin phép trở về Sài Gòn và chờ anh thông báo mật mả khi có chuyến. Sau này, mỗi khi chợt nhớ lại chuyện này, cô vẫn còn rùng mình.
Khỏang đâu hai tuần sau, một đêm cô thấy cô xuống nhà anh thì nhà trống hoách trống huơ, cửa mở tanh bành, đồ đạc bới tung. Nhìn ra phía sau, con tàu vừa đang xịch xịch nổ máy ra khơị Cô chạy theo, la hét, xin được đi theo, mà chiếc tàu cứ xa dần xa dần. Tỉnh dậy, mồ hồi dầm dề, âm thanh cái máy quạt cũ cạch..cạch... cạch giống như động cơ của con tàu đã đưa cô vào cơn ác mộng. Sáng hôm sau bỏ mặc luôn cái chỗ dệt, cô chạy xuống Phú Mỹ. Cảnh tượng y chang như trong giấc mơ, cũng nhà trống hoát, chiếc tàu biến mất. Cũng không dám hỏi ai quanh đó. Cô ra chợ đi lẩn thẩn lơ thơ một hồi, rồi vào một quán ăn ngồi chờ, chờ đến xế chiều, không thấy tàu về. Cô cảm thấy như miếng đất dưới chân cô đang sụp lỡ.
Sau đó một thời gian, qua cô bạn, cô biết anh cùng gia đình đã ra đi từ dạo đó. Cả tàu bị bắt lại, anh đang bị cầm tù. Cô cũng muốn đi thăm anh để hỏi tại saọ Nhưng mà, chuyện đã qua đị Dù sao Cô trân trọng cám ơn anh đã không làm gì phương hại cô, ngay cả 4 chỉ vàng cô tình nguyện dâng cho anh, mà anh cũng không nhận, và cũng may là anh bỏ cô lại, để không phải vào tù. Cô thông cảm tình thế khó khăn mà bất đắc dĩ cô đặt anh ta vào, anh không thể làm gì khác hơn. Chắc là anh cũng đã qua Mỹ theo diện HỌ Không biết anh có còn nhớ là đã một lần anh đi phỉnh phờ một cô gái tội nghiệp không?
Như lời hứa trước vong mộ của Ba cô ngày nàọ Cô trở về quê xây mộ cho Ba và thăm gia đình lần cuốị Cô không nói với ai về dự định của cô, một phần không muốn gia đình phải lo lắng, hơn nữa, khó đoan chắc là cô sẽ thóat yên ổn. Xa nhà gần mười năm, đó là lần đầu tiên cô về nhà vào giữa mùa hè. Gia đình ngạc nhiên, nhưng chẳng ai nghĩ là cô sẽ đi xa hơn nữa và có thể là chẳng bao giờ có ngày trở lạị Cô rảo quanh Vĩnh Ðiện, Ðà Nẵng, xin chào tạm biệt, hẹn một ngày trở lại không xa lắm.
Qua theo dõi đài nước ngoài cô biết rằng các trại tỵ nạn đã lần lượt đóng cửa Hồng Kông, Thái Lan, Philippine, Mã Lai, Indonesia, và cuối cùng là Nhật. Bồn chồn, lo lắng nhưng cô đâu có làm được gì khác hơn là chờ đợị Những cái cô nắm trong tay không phải là mục đích, đó chẳng qua là phương tiện để cô thực hiện mục đích. Ðã bao năm rồi cô nuôi dưỡng ý định đó, không lẽ vì chuyện đóng cửa mà cô hủy bỏ nó saỏ Bằng mọi giá cô phải ra khỏi Việt Nam, dẫu rằng có tiếc nuốị Mới hôm nào đây cô ao ước có được một mái che, thì nay cô đã có một chỗ để gọi là nhà bằng với chính công sức của mình. Cô tự hào, hãnh diện và yêu thương cái nhà của cô biết dường nàọ Cái vật chất mà cô cho tầm thường, là phương tiện lại là cả tâm hồn cô. Ngôi nhà tí hon ở 550 Hồng Lạc Phường 11, Quận Tân Bình là căn nhà của tâm hồn cô đó.
Thế mà cô phải bỏ nó lại mà đi, ngày mai sẽ ra sao? Mới thủa nào đây, túi rỗng lo toan cơm áo, đói lạnh. Nay lỉnh kỉnh trói buộc, khiến không thể nào dứt bỏ. Phiền toái thật. Đâm ra đắn đo chọn lựa nắm bề chắc ăn. Thế là không biết bao nhiêu chuyến gọi mời, cô vẫn chưa cảm thấy an toàn. Con tàu sắt của hải quân được mua lại, và một mình cô làm cả cuộc phân lỵ Hôm đó là sinh nhật của cô, có ai đã sinh tử cùng một ngàỷ Cũng như bao cuộc vượt biển khác, luồn lách dáo dác ra đi như một tên ăn trộm. Ngày mai là một dấu hỏi to tướng. Cô đã nghe kể ở Bidong bắn xả vào thuyền nhân không cho cập bờ, cô đã nghe không biết bao chuyện về hải tặc biển Đông, đói khát, về những cực hình ở trại…Tất cả không đủ làm cô chùng bước. Cho dù chữ trinh không những đáng giá ngàn vàng đối với phái nữ mà đối với cả đàn ông. Cô phong kiến trong quan niệm về quan hệ nam nữ. Nhưng cô chấp nhận tất cả, chỉ mong giữ lại được cái xác và bộ óc của mình mà thôị Thế mà khi đã thực sự vào chuyện rồi cô mới thấy hãi hùng.
Xuống Cần Thơ, chờ và di chuyển không biết bao nhiều lần, đến chiều tối thì đáp chuyến xe đi Long Xuyên. Lội vào chợ, dân chúng thì thầm xì xào “Vượt biên! Vượt biên...” Họ dòm bộ dạng lớ ngớ của đám người lạ mặt thì đoán ra ngaỵ Nửa khuya dưới ánh sáng của con trăng rằm, từ tàu taxi đánh ra cá lớn. Cảnh tượng giống như trong phim cướp biển nào đó, đèn đuốc lập loè như những con đom đóm khổng lồ, tiếng kêu gọi nhau í ới, chẳng bù với lúc nằm nín thở không dám cụ cựa dưới tàu taxị Cô và người bạn bám vào tàu lớn nhảy qua, thì nghe hỏi, “mật mã?“ Là cái quái gì cô có hề biết. Người đưa đường chỉ đưa bọn cô đi nào hớ răng nói điều chị Vậy là cô và người bạn tật nguyền bị đẩy trở lại tàu con. Linh cảm điều bất ổn, cô xô mạnh cô gái xuống tàu lớn, và nhảy ùm theo, khỏi cần leo thang, khỏi cần đôi cọ Đầu gối toét ra, vết thẹo vẫn còn đó. Sau này dò la tin tức thì biết là kẻ đưa mối cho cô là đám lường gạt không có trong ban tổ chức, họ bán đứng cô và cô em bạn. Cô em chịu trả vàng đủ cho đám vô lại, còn cô viết thư về dặn người thân chỉ chung một nửa theo lời cam kết. Mặc dù cũng hơi teo teo khi nghe thiên hạ doạ là sẽ sai bọn đâm thuê chém mướn thanh toán những người không chung đủ vàng. Nhưng mà cô có làm gì sai hả? Cô đâu có được cho lên tàu lớn, chẳng qua là cô liều mạng lao theọ Đó là công của cô, sòng phẳng, không gạt lường ai cả. Chính họ đã không làm đúng theo hợp đồng. Lẽ ra cô không trả một xu cho đám bất lương đó, nhưng mà dù sao thì cô cũng đà đến đích an toàn, trả là trả cho sự bình an của mình sau những tai ương đối mặt.
Cuộc hành trình hai mươi ba ngày đã điểm thêm dấu ấn kinh hòang trong ký ức cô. Cô chỉ là thứ điếc không sợ súng. Có lẽ là một chuyện khác nếu như cô đã cảm giác được cái tột cùng kinh hãi khi bị hải tặc rượt, cái tuyệt vọng giữa biển đen ngòm không nhìn thấy bến bờ là đâu, cộng thêm cái vật vã về thể xác ngập lặn trong mùi hôi thúi cùng cực, ói đến hết luôn mật xanh. Thiên hạ kẻ cầu Chúa, người kêu Phật, còn cô chỉ mong sao được chấm sớm. Cô cầu cho chiếc tàu lật quách, cô không chịu nổi nữa rồị Trong trạng thái mơ hồ cô nghe tiếng Ba cô gọi, cố nhoài tới để nắm bắt tay Ba cô, nhưng bàn tay cứ cách xa dần tầm với của cô. Cô lại nhìn thấy hình ảnh xơ xác tiêu điều của chị, xanh xao tiều tụy của mấy đứa em…Cô nhìn thấy cái thân thể ốm o của mẹ cô đang sàng gạo, thân gập vào ba khúc mà sao vẫn mỏng dính, đôi vai gầy nhấp nhô qua làn vải bạc thếch. Cô không phân biệt được cái cảm giác khủng khiếp đang chiếm ngự trong cô là của giấc mơ hay thực tế. Xác cô nằm ở sàn tàu mà hồn cô lãng đãng, vật vờ nơi đâụ
Tự hồi nào cô an nhiên chấp nhận con người và cuộc sống vốn dĩ như thế, cô không muốn thay đổi bất cứ ai ngoại trừ bản thân mình. Cô chẳng còn bồi chồi bộp chộp phán đoán, lên án bất cứ ai nếu chưa tìm hiểu nguyên nhân của sự việc. Vẫn không tránh khỏi cái nhờm tởm cho loại người chờ nước đục buông câu, dùn gió bẻ măng. Giữa nỗi kinh hoàng tột đỉnh, biên giới sống chết là một sợi chỉ, thế mà có loài thú mang mặt người giở trò bậy bạ khốn nạn. Cô vận hết hơi tàn, đấm đá, cào cấu, cắn xé, để thoát khỏi bàn tay của con quỷ râu xanh. Nếu có vũ khí trong tay, có lẽ cô không ngần ngại mà kết liễu cái sinh vật đầy thú tính kiạ Trong khi đó phía trên buồng lái đang cố sức xả hết tốc lực bứt đuôi đám hải tặc. Dưới bóng tối mờ mịt của hầm tàu, cả đống thịt người 315 mạng bầy nhầy say sóng, ngụp lặn trong vũng lầy nhầy nhụa thải ra từ hơn ba trăm cái xác đó, mọi thứ dường đều bị tê liệt, nhưng không hiểu sao cái lửa dâm dục của con thú kia không chịu dập tắt. Cô không cá nhân hoá chuyện tổn thương hay xúc phạm vì tên yêu tinh kia, loại người đó không cần phân biệt già trẻ, lớn bé, nhưng mà cô vẫn không thể tránh được cái nhờn nhợn ở cuống họng mỗi khi phải nhìn thấy lại bóng dáng con thú đó.
Trong suốt hai mươi ba ngày đó, tâm trạng của cô lên lên xuống xuống, lúc thì bềnh bồng, khi thì rớt tuột xuống tận đáy thảm sầu, lúc bay lên tót lót mây xanh vui mừng. Biết bao nhiêu là chuyện để kể. Quả thật không khó khăn gì để nhìn thấu suốt một con người qua những ngày đó, bao nhiêu sự thật phơi bàỵ Con người nếu chịu khó suy nghĩ một chút, kềm chế được cái bản năng ham muốn, biết chia sẻ với người khác thì chẳng có gì đáng nóị Nhưng mà nói ra cũng chẳng để làm gì. Có điều cô cảm thấy đời thăng hoa khi cô vượt qua từng chặng cám dỗ, những thủ đoạn hèn hạ và rất vui mừng, hạnh phúc khi cô tìm thấy ở đâu đó còn có những con người thật ngườị Có những lúc phải lên tiếng, phải hành động để bảo vệ quyền lợi của mình và vì thế phải giẫm đạp lên quyền lợi của người khác. Ai nào muốn một cuộc sống toàn những đua chen ganh ghét, mạnh được yếu thua, cô chỉ muốn được đối xử công bằng. Nhưng mà tìm đâu ra được, nếu như không lên tiếng đòi hỏi và đấu tranh giành lấỵ
Cô không hòan toàn thanh thản như cô vẫn muốn tỏ ra như vậỵ Chuyện này nó đã ray rứt cô một thời gian dàị Khi chiếc tàu sắt bị phá huỷ đánh chìm để được chính quyền địa phương của Bidong cho vào đảo, thì cả tàu được chia ra làm sáu tàu nhỏ. Mỗi tàu trung bình chở 50 ngườị Trong lúc bà con náo loạn giành giựt phao được Mã Lai cấp phát. Cô không hề hay biết, cô đã thiếp đi trong cơn mê sảng. Người đi cùng với cô ở Bảy Hiền là một em gái bị bệnh tê liệt tất nhiên làm sao vớ được cái phao cho mình. Lúc cô choàng tỉnh thì ai nấy đều chuẩn bị sang tàụ Cô và em gái cùng một số phụ nữ khác đi một mình, không giành giựt được chiếc bùa hộ mạng, hãi hùng với tình trạng chiếc tàu lớn sắp chìm. Không thể nào diễn tả ra đây được nỗi tuyệt vọng phủ trùm cô trong lúc cấp bách đó. Như mãnh thú lồng lộn trước khi chấp nhận cái chết, cô nhảy bổ về phía người đàn ông đang phân phát phao, cũng là lúc cái cuối cùng vừa rớt vào tay của một người đàn ông khác. Cô gào cô thét, xin đừng bỏ mặc bọn cô chết. Thật ra cô biết bơi, dù có rớt xuống biển thì cũng không phải uống nước ngay, nhưng em gái tật nguyền kia thì saỏ Người đàn ông đã đảm nhận nhiệm vụ phân chia đang cầm hai cái phao, một cho anh ta, một cho đứa bé trai nhỏ. Cô xuống giọng van xin “Hãy chia bớt cho em gái tôi một cáị” Anh ta văng tục, “ĐM mày, nãy giờ mầy ở đâu, bây giờ mới chường mặt ra mà xin xỏ! “ Nói phải trái với anh ta, không hề lay chuyển. Cô liều mạng lao mình tới giựt đại cái phaọ Không biết xấu hổ gì cả, cô ôm cứng cái bùa không chịu thả rạ Tức mình, anh ta đá vào bụng cô, cô té lăn nhào xuống sàn tàụ Thiên hạ dửng dưng không ai lên tiếng, ai lo phần nấỵ Cái tình nhân loại lúc đó là thế. Ai nào có chối cải sự tham sống sợ chết, nếu không thương mình thì trời tru đất diệt. Có lẽ vì thế họ làm ngơ trước những người tàn tật, những chị có con mọn, không có chồng đi theọ Hơn bao giờ hết cô thấm thía nỗi thiệt thòi của phái nữ, đi một mình.
Lúc đó tàu Mã Lai vừa đi tuần đến, xí lô xí la hỏi han. Vận dụng số tiếng Anh lỏm bỏm kết hợp với biểu diễn, cô đã khiến được mấy anh lính, tai cho người đàn ông kia mấy tai, rồi tướt đoạt luôn hai cái phao của anh ta trao cho em gái và cô. Cô xin thêm cho số phụ nữ còn lạị Người đàn ông và đứa cháu trai không có phao! Lúc đó cô hả hê vô chừng kể. Nhưng mà về sau càng nghĩ lại càng hổ thẹn lương tâm. Có ai đã từng xem phim Titanic, cảnh hỗn độn trước một chiếc tàu sắp chìm thì có thể hình dung được bối cảnh đã diễn ra trên chiếc tàu của cô. Cũng có những người vị tha, nhưng không thiếu những kẻ ích kỷ. Có điều khác là trên Titanic đàn bà, con nít được giải quyết trước. Sau đó, dường như thấu hiểu cung cách xử xự của những chiếc thuyền vượt viên, chính quyền bất cứ quốc gia nào cũng ưu tiên giải quyết cho đàn bà trẻ em trong những trường hợp có tính cách đe doạ tính mạng. Thế giới loài người văn minh là chỗ đó đó. Luật rừng xanh từ từ tháo lui như một quy luật tiến hoá tất yếụ Đòan tàu chia làm hai, ba tàu ra khơi trước, tiếp tục cuộc hành trình đi tìm tự dọ
Số còn lại chờ Mã Lai đóng tàụ Phút chia tay kẻ đi người ở, chen lấn lên tàu, kinh hoàng không thua gì lúc bị hải tặc rượt, cô bị rớt lạị Họ đưa đám còn lại vào một một đảo điều của Mã Lai, tên là Kulim(?) Không có nước uống, trong khi chờ đợi nước chở từ thành phố nào đó ra, bọn cô dùng lon đồ hộp múc tạm mấy vũng nước đọng, để lắng cáy xuống rồi treo tòng teng trên nhánh cây, dùng diêm quẹt đốt lá khô đun lên, nhấp môi làm dịu cơn khát. Hơn trăm rưỡi con người mà chỉ có vài vũng nước toàn là cáu bẩn đọng lại lâu đời từ những lá cây mục rữạ Lại thêm đĩa, con nào con nấy to như chiếc đũạ Thò tay xuống múc nước là nó táp ngaỵ Một số chị em bị kẹt, đem quần áo giặt, nước nâu sẫm lạị Ăn uống, tắm rửa, giặt gịa cùng một vũng. May quá tối hôm đó trời mưa, vận dụng tất cả lon rải rác trên đảo hứng nước từ mái lều, uống ngon ngọt thấm thía từng tế bàọ Mưa mang dòng nước ngọt, mưa cũng làm chỗ ngủ ướt bẹp nhẹp. Đàn ông con trai ngủ một lều, đàn bà con gái riêng một lềụ Không biết lý do gì. Có những em bé trai đòi Mẹ, mà không có Cha đi cùng mới được giải quyết vào lều của Mẹ.
Ban đêm lính Mã Lai tuần suốt. Có phải mấy anh lính sợ phụ nữ bị đám đàn ông làm bậy nên canh giữ nghiêm nhặt? Trong khi chính họ làm công tác khám xét luôn đêm. Tiếng la ơi ới, a á vang lên suốt đêm. Đám đàn bà con gái, sắp hai hàng như cá chuồn phơi khô. Xoay đầu ra thì bị khám phần trên, quày đầu vô thì phần dưới bị. Cứ nằm trơ ra mà la í á, chẳng có ai đâu mà cứụ Lại thêm sự trả nủa của đám côn trùng, rắn rết bị tướt đoạt sự yên tĩnh thường hằng. Suốt bảy đêm liền như vậỵ
Hố xí thì đám thanh niên được điều động ra đào mấy cái hục lộ thiên, bên cạnh có những cây điều caọ Mấy anh lính canh, không biết tại sao phải trèo lên đó mà gác lúc đàn bà con gái làm cái công tác tối khẩn ấỵ Sáng nào cũng sắp hàng điểm danh, kiểm điểm có người nào bỏ trốn? Trốn đi đâu giữa cái đảo hoang đó? Ngồi sắp hàng phơi nắng, con nít khóc la um sùm, mấy anh lính Mã Lai đếm lộn hoàị Mấy ảnh, dùng cây ba ton gõ lên đầu từng người mà đọc to, sa-tu, đu -ơ, đếm tới đếm lui vẫn saị Bị gõ muốn chai luôn cái sọ dừạ Chẳng là mấy em nhỏ thèm sữa mẹ đang chui trong lòng mẹ, mấy ảnh không dòm kỹ thì bỏ sót, nên sỉ số sai lệch thôị
Tàu đóng xong rồi, lại phải ra khơi tiếp, nhắm hướng Indonesia trực chỉ. Lần này tàu dỏm, lại không có tài công thợ máy, số tài công thợ máy của chiếc tàu sắt đã phân phối trong đám người đi trước. Mới rà máy chạy thử mà tàu bể tan tành, phải vô chờ thêm một ngày nữạ Gỗ tàu còn tươi rói, đóng thô sơ, vậy mà họ dám đẩy trăm mấy mạng người ra khơị Được chỉ bảo sơ qua việc định la bàn, tốc độ, chẻ sóng sơ sơ, là một anh lãnh nhiệm vụ tài công cho chiếc tàu của đám người cô lên đường. Ai cũng làm thầy trong chiếc tàu cỏn con đó, cãi nhau í ốị Hai chiếc cùng ra khơi đợt hai không biết đã đi về đâu? Sau này mới biết tàu họ lạc vào đảo khác trên đường đi tới Indonesiạ Tàu cô bị mắc cạn, được đám dân chài Indo cứu và chỉ hướng vào Karas, sau khi vòng vàng nữ trang lột giao cho họ. Cô còn dấu lại được chiếc nhẫn và sợi dây chuyền.
Karas là một đảo dân chàị Đẹp như tranh vẽ, diệu kỳ như trong những câu chuyện thần tiên thời ấu thơ. Với những hàng dừa bọc vòng ven bờ, gió biển lung lay tàu lá như thì thầm đón chào những con người đến từ bên kia bờ. Sóng lam lăn tăn rì rào, vỗ nhẹ những gót chân phiêu bạt, dải cát vàng phẳng phiu điểm tô bởi hàng vạn cái vỏ ốc đủ màu sắc, có phải là bến mơ, là vùng đất hứa? Mới đây thôi lênh đênh vô bờ bến, mới đây thôi sống chết là chuyện của ông trờị Có phải là mơ, có phải là mê sảng? Trời đất vẫn đang xoay xoay, chân bước như đạp trên mâỵ Không đâu, thực chứ không phải mộng gì cả. Cảm giác say sóng mà thôị
Vừa đặt chân lên đảo, dân làng túa ra đón nói xí lô xí là. Trường vừa tan học, đám học trò bâu quanh, em nào cũng bịt mũi, không chịu được cái mùi khó diễn tả từ đám người lạ lẫm. Từng toán khoảng mười người cùng giới được một nhà dân có giếng nước tình nguyện rước về cho làm vệ sinh cá nhân. Có bạn không còn gì khác ngoài bộ đồ trên thân. Dân làng tặng mấy cái xà rông bông hoa sặc sỡ. Dòm nhau cười như nắc nẻ. Còn cô khư khư ôm nguyên gói, không đánh mất một cây kim sợi chỉ. Trút bỏ bộ vó lọ lem, điểm phấn tô son lại, hoà nhập vào cái không khí trong lành của một hòn đảo đượm ngát tình thương.
Đảo có một trường tiểu học, các em mặc đồ đồng phục, nữ bận váy, nam quần sọt - màu xanh, áo sơ mi trắng. Một trạm xá, và nhiều shop. Nhà cửa đơn sơ, đa số là nhà sàn, nhưng tiện nghi không thiếu thứ gì. Hầu như nhà nào cũng có truyền hình màu và máy cassettẹ Cư dân theo đạo Hồi, ăn bốc rất tài tình và gọn ghẽ. Họ mời những người họ thích về nhà thếch đãị Món cá trích sốt cà chấm chung với đọt khoai mì, ngon chi lạ. Đặc biệt là có rừng bòn bon, tự nhiên leo lên rứt bỏ miệng lủm.
Mô tô là phương tiện di chuyển trên đảọ Cô cùng đám bạn trẻ gia nhập với đám dân đảo đèo nhau chạy vòng quanh đảo, đúng ra chỉ có một con đường chạy tới chạy lui chứ không hẳn là chạy quanh. Cảnh đẹp, lòng buồn tênh. Tuy có một số người lợi dụng sự nhẹ dạ của đám thuyền nhân, họ tung tin là Indo sẽ thu hết tất cả vàng chỉ cho giữ tiền mặt khiến một số bà con bán đổ bán tháo vàng. Còn đại đa số là dân cư đảo Karas rất là tốt bụng. Suốt năm ngày ở đó, bọn cô không phải nấu một bữa cơm nàọ Được mời ăn, lúc ra tiệm, khi về nhà họ, cũng có khi họ mang thức ăn đến khu tạm cư.
Buổi tối cô và đám trẻ cùng tàu được mời đi dự buổi trình diễn do đoàn văn nghệ từ thành phố Tanjung Pinang quạ Bọn cô cũng ra sàn, nhảy tưng bừng. Người người không phân biệt màu da, ngôn ngữ tay trong tay say sưa hoà điệu với tiếng đàn, tiếng trống. Dưới ánh đèn màu mờ mờ, cô thấy một bà lão có vẻ nghèo khổ. Bà có nước da đen cố hữu của dân đảo, cái mũi khằm, đôi mắt che khuất dưới cái khăn trùm đầu, thầm lặng dúi vào tay cô một vật gì đó. Cô do dự rụt tay về. Bà dùng hai tay bóp chặt bàn tay cô, hoảng sợ thật sự. Bà dùng một tay vỗ nhè nhẹ vào tay cô như muốn nói, cứ an tâm đị Mặc dù không hiểu mô tê là chi, cô nắm chặt vật đó với một tâm trạng khó hiểụ Bỗng dưng nỗi lo âu biến mất nhường lại một niềm tin yêu loé lên, kỳ bí. Về lại chỗ ở, cô mới biết đó là hai tờ năm trăm đồng Indọ Món tiền không lớn lắm, có thể dùng một tờ năm trăm để mua một cái áo mớị Nhưng cô cảm thấy như bà đã ban cho cô một gia tài quý báu với tấm lòng giàu nhân ái của bà. Bà đã làm giàu cô rồi đó, trái tim cô mềm nhũn đi vì xúc động. Thế giới chung quanh an bình tràn, ngập yêu thương. Thật khó mà tưởng tượng, con người sao quá tốt, quá nhân hậụ
Một tối khác, anh chàng sinh viên rủ cô cùng nhóm bạn dạo dọc theo bờ biển, anh ta nắm tay cô. Cô để nguyên, chỉ xem anh ta như một đứa em trai tốt bụng. Cô muốn ôm siết lấy anh ta, thể hiện lòng cảm xúc sâu xa về tấm lòng nhân đạo của dân đảo, đã rưới lên tâm hồn cô lòng tin yêu con người, làm sống dậy ngọn lửa yêu thương người với người đã lắt leo trong cơn bão lũ. Cô trân trọng cái sát na vô cùng diệu vợi đó, và e rằng nó sẽ tan biến đị Không! cảm giác đó vẫn hiện về trấn an cô mỗi khi cô gặp điều không hài lòng về nhân thế. Rằng đâu đó còn có những con người rất là tốt, tốt một cách im lặng. Cô đóan anh chàng trẻ hơn cô rất nhiềụ Không hiểu là anh ta có nhận ra điều đó không nữạ Vốn liếng tiếng Anh vỏn vẹn trong nắm tay, không đủ cho cô biểu lộ được niềm biết ơn sâu xa của cô và các bạn đối với anh nói riêng và toàn dân ở đảo Karas nói chung.
Nhưng rồi bọn cô phải ra đi, tàu cao uỷ đang chờ ngoài kiạ Những gói đồ ăn của anh chủ tiệm, mấy cái bánh bao của anh y tá, bó hoa rừng của chàng sinh viên, có cả anh chàng gốc Hoa, vợ bốn con, cũng ra cầu tàu tiễn đưa bọn cô, những bàn tay vẫy vẫy chào cho đến mất hút... Một ngày nào đó cô sẽ về thăm lại cái đảo thắm đượm tình nhân loại nàỵ Sau những ngày chịu đựng chung nỗi vất vả của những người đi tìm tự do, cuối cùng thì cô cũng đã đặt chân lên đảo tỵ nạn. Không thể nào lột tả được nỗi hân hoan trong lòng cô. Ðến rồi niềm mơ ước sau những năm tháng chịu đựng, xin giả từ tất cả đau thương. Ngày mai rạng rỡ, huy hoàng đang chờ cô đó. Chào mi một đời bão nổị
Có biết đâu rằng, trại Galang đang thu vén để giải tán. Tất cả các người đi trước ngày đóng cửa thì dồn ở Galang II, chờ ngày gặp phái đòan các quốc gia đến nhận và làm thủ tục định cư. Còn những người như cô được liệt vào dạng tạm dung, phải qua quá trình thanh lọc để minh định có đủ tiêu chuẩn tỵ nạn chính trị hay tỵ nạn kinh tế và sẽ bị cưỡng bách hồi hương. Bọn cô được cho ở tạm trong bệnh viện Galang I, từ lâu không còn sử dụng. Mười người trong một phòng mỗi cạnh khoảng ba mét. Vì mỗi ngày người nhập trại càng gia tăng, bệnh viện bị thu hồi để đưa vào sử dụng.
Bọn cô bị đẩy ra những barrack vừa dựng chỉ có mái che bằng vải nhựa, không vách không gì cả. Diện tích ở được phân chia theo đầu ngườị Mỗi người vừa đủ trải một chiếc chiếu con. Những hộ gia đình có diện tích rộng rãi dễ dàng trong việc sắp xếp. Người ta vào rừng đốn cây để làm vách, làm sàn. Dụng cụ không có, ngòai con dao cao ủy mà cô phải dùng chung với ba người khác. Cô chẳng làm gì khác hơn là gồng mình chịu trận thôị Cô bán chiếc nhẫn mua được cái mùng, nhưng nếu nằm không khéo chạm vào thành mùng thì chuột cống táp ngaỵ Chia sẻ chỗ ăn ở với rắn, rết, và tỷ tỷ con gián. May mà chưa có con nào nựng cô, ngoại trừ một chị chuột cống gặm ngón chân cái cô một lần.
Nơi cô trải chiếu, cả hai bên, người ta dựng vách để có chỗ sinh họat riêng tư. Chừa lại phần cô bằng cái hòm, trống trước trống saụ Ăn uống, ngủ nghỉ, nấu nướng trong cái hòm đó, thậm chí bài tiết cũng tại đó luôn. Ban ngày thì vào rừng làm cái việc ấỵ Tuy có khó khăn vì cây cỏ dại mọc cao khó ngồi, phần sợ rắn rết, nhưng ít ra cũng có chỗ để giải quyết. Còn đêm khuya mà nghe có mùi lạ ngòai mùi cố hữu của đường cống bị ứ đọng sau barrack, thì y như rằng đâu đó có một kẻ không dằn nổi cái chất muốn đi ra ngoài trong cái giờ cắc cớ, đã phải lay hoay mở bao nylon, cột miệng lại để sớm mai vào rừng thủ tiêụ Ðâu dám thắp đèn vì chẳng khác nào “Thưa ông con ở bụi nầỵ” Lò mò trong bóng tối, lúc va vật này, khi đụng cái kia đổ bể tùm lum. Coi vậy chứ không phải dễ dàng đâụ Bởi vì cái chuyện đó nó không bao giờ chịu đi riêng rẻ một mình, luôn luôn có tiền hô hậu ủng, Ðó là chưa kể đến phần điều chỉnh âm thanh. Ôi thôi, biết bao điều vui buồn của những ngày tháng ở trại sau ngày đóng cửa, kể làm sao hết. Sau này P3V, tên gọi cảnh sát ở đảo, cho bà con bấm ra làm chòi riêng. Cuộc sống tương đối dễ dãi hơn những ngày đầu