Lan Chi đặt tờ báo đang xem xuống, thở dài rồi ngồi thừ người suy nghĩ.
Mỹ Kim thấy thế hỏi:
- Em đọc cái gì mà có vẻ suy nghĩ buồn chán như thế?
Lan Chi vội nói:
- Có gì đâu, mùa hè sắp đến, ở Thần Kinh người ta đang tổ chức những cuộc du lịch từ Huế vào Nam đó chị ạ.
- Thế sao khi đọc cái tin ấy em lại thở ra?
Lan Chi nói:
- Em nghĩ rằng có những cuộc du lịch thích thú như thế mà mình đi không được nên em buồn chớ sao đâu.
Mỹ Kim vừa nhả khói thuốc vừa nói:
- Thì ai cấm em đỉ Có phải như ngày trước đâu? Ngày trước mình không tiền. Đồng tiền là chúa tể của loài người mà! Em bỏ tiền ra rồi muốn đi Nam hay Bắc gì chả được. Chuyện gì mà buồn, chớ chị thì chị chả thích đi du lịch theo lối đó. Đi chung với những người mình không quen biết chán chết. Lại đi đây đi đó thì vất vả, chị không quen đâu. Họa may sau này, có chồng có chiếc xe nhà, chị đi hưởngtuần trăng mật với chồng thì được.
Lan Chi nói:
- Đợi đi hưởng tuần trăng mật với đức lang quân thì đời nào biết đó biết đây, em muốn đi du lịch cho biết, nhưng sợ mẹ không chọ Kỳ trước em xin đi Pháp với anh Tùng, mẹ tỏ vẻ buồn nên em phải ở nhà đó chị.
- Đi Pháp khác chớ, còn đây ra Bắc hoặc vào Nam độ mươi ngày là về, chắc mẹ cũng cho em đi chớ lẽ nào.
Lan Chi nói:
- Để mai em thưa với mẹ thử.
Sáng hôm sau Lan Chi đem ý muốn đi du lịch ra thưa với mẹ.
Lan Chi nói:
- Người ta có tổ chức một đoàn du lịch vào Nam, Con xin mẹ cho con gia nhập đoàn ấy để vào Nam rồi nếu thuận tiện, con lên Cao Miên viếng Đế Thiên Đế Thích. Con chỉ đi độ một tháng, ở nhà, thỉnh thoảng em Bích Diệp ở trường về và Bích Ngọc ở Mỹ Trang lên thăm mẹ, mẹ đừng buồn nhé.
Bà Hoàng nói:
- Ừ, thì con cứ đi chơi, nhưng con gái mà đi xa, lại đi chung với những người con chưa từng quen biết, con nên cẩn thận giữ mình con nhé.
Lan Chi mừng rỡ nói:
- Dạ, con cũng đã lớn, việc đi đứng con xin cẩn thận, mẹ không nên lo nghĩ.
Được mẹ cho phép, Lan Chi liền sửa soạn đến phòng du lịch để ghi tên.
Người đứng ra tổ chức cuộc du lịch ấy là hai vợ chồng thương gia Nguyễn Ngọc Phan, có tiếng là người đứng đắn. Ông bà Phan đã lớn tuổi được nhiều người tín nhiệm nên số người ghi tên cùng đi du lịch rất đông. Khi Lan Chi đến thì số người ghi đã hơn hai chục rồi.
Lan Chi đọc bản kê tên tuổi những người bạn đường, thấy có hai cụ già ngoài năm mươi tuổi, mười người thanh niên, vừa công chức vừa học sinh, bốn thiếu nữ cùng đi với mẹ.
Lan Chi thấy có các cô thiếu nữ thì mừng lắm, Lan Chi sẽ có bạn gái để trò chuyện dọc đường.
Sau khi đóng tiền lộ phí, Lan Chi trở về nhà lo sắm sửa đồ đạc.
Đúng ngày giờ đi, Lan Chi mang hành lý ra ga để nhập đoàn. Lan Chi được bà Phan giới thiệu với các bạn gái.
Bốn bạn gái của Lan Chi đều trạc tuổi của Lan Chị Cô Mỹ Lệ làm cô đỡ tại bện viện Huế, là một thiếu nữ cao lớn, vui vẻ, tuy không đẹp nhưng rất duyên dáng, ăn mặc thì cẩn thận lắm.
Cô Tố Ngọc, ái nữ của một bà huyện sang trọng và đẹp như một công chúa.
Cô Cẩm Hương người bé nhỏ, gầy còm nhưng có cặp mắt rất sắc sảo.
Cô Hồng, sinh viên vừa đậu bằng thành chung được cha mẹ thưởng cho đi du lịch trước khi cô xin bổ nhiệm vào công sở.
Lan Chi làm quen với các bạn và đã trong vài giờ họ đã thân ái nhau vì tuổi thanh niên dễ kết bạn lắm.
Chỉ có Lan Chi là đi một mình, bốn cô kia đều có mẹ đi theo.
Bà Phan cũng giới thiệu Lan Chi với các bạn trai trong đoàn và Lan Chi vui vẻ tiếp chuyện với họ không e lệ rụt rè như các cô bạn khác.
Tàu chạy qua đèo Hải Vân, Lan Chi ngồi nhìn mấy doanh trên chót núi và nghĩ đến câu.
Chiều chiều gió thổi Hải Vân
Chim kêu gành đá ngẫm thân thêm buồn.
Nhưng có lẽ cặp mắt Lan Chi đã say sưa trước cảnh đá bạc, một danh lam thắng cảnh trên đường Huế đi Đà Nẵng. Sóng đánh vào các gàng đá, làm tung toé nước biển một màu trắng bạc, trông đẹp mắt không sao tả được.
Đến Đà Nẵng đoàn du lịch đi viếng thành phố, bãi bể và thăm núi Ngũ Hành Sơn. Xong đoàn du lịch lại lên đường ghé Hội An, Quãng Ngãi để rồi đi Qui Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết và sau cùng đến Sài Gòn.
Một hôm trong lúc đi viếng Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết, Lan Chi đứng nhìn Phú Hải, buộc miệng khen:
- Chà cảnh đẹp quá, ai có ý tưởng dựng nên ngôi nhà này ít ra cũng là một thi sĩ.
Bỗng sau lưng Lan Chi có tiếng nói:
- Cảnh đẹp quá cô nhỉ? Nhưng sao bỏ hoang như thế này uổng quá. Giá mà tôi được một ngôi nhà như thế này thì tha hồ mà đọc sách.
Hai tiếng đọc sách đã làm cho Lan Chi chú ý đến chàng thanh niên đang nói chuyện với nàng.
Đó là một giáo viên có cái tên rất hiền hậu như vẻ mặt của chàng! Thiện.
Từ hôm đi du lịch đến nay, Lan Chi thường để ý đến Thiện, thấy Thiện ít nói chuyện với các bạn bè chỉ thích đọc sách. Thiện lại ăn mặc rất giản dị có vẻ là nhà nghèo. Nhưng những cử chỉ và lời nói của Thiện thì lại tỏ ra là một người biết lễ độ.
Đối với Lan Chi Thiện luôn luôn chàiện lẽ mình bị đau đầu hay ho tắt tiếng, rồi nằm nhà ủ rũ như một người chán đời.
Bao nhiêu việc đi đây đi đó đều trút hết cho Bích Ngọc.
Thậm chí mấy hôm nay trời mưa tầm tã, thành phố Huế đang bị ngập trong cảnh lụt lội, các bạn hàng không đến mua lá chuối, trái cây được, nên tiền đong gạo cũng hết, mà Mỹ Kim vẫn không rời khỏi cái lò sưởi ấm áp, cái khăn chòang len to ấm.
Kỳ tiền gửi qua Pháp cho Tùng đã đến,bà Hoàng lo đến mất ăn, mất ngủ, Bích Ngọc thấy thế cũng đứng ngồi không yên.
Lan Chi bàn với mẹ bán miếng đất trong thành để lấy tiền xài qua mùa đông,ra xuân trời tốt hãy hay.
Ban đầu bà Hoàng do dự vì đất trong thành là vật có giá cuối cùng của bàa, bán nó rồi là hết, sau này túng không còn biết cầm bán cái gì nữa cả. Nhưng Lan Chi, Bích Ngọc nói mãi bà mới bằng lòng.
Bà sai Bích Ngọc về Thanh Thủy, nhờ người cậu họ cùng đi với Bích Ngọc đến thương lượng với người mướn đất bấy lâu nay để bán cho được giá.
Mặc dù trời mưa không ngớt, đường sá lầy lội đến gối, Bích Ngọc vẫn phải mang chiếc tơi ra đi với vẻ mặt vui tươi.
Bích Ngọc đi rồi, mấy mẹ con xúm quanh lò sười, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng không ai nói gì với ai.
Bích Ngọc có hứa với mẹ là nàng sẽ đi hai hôm dù có thế nào cũng ráng đem tin lành về cho mẹ.
Vì thế chiều nay, bà Hoàng đã sống trong cảnh chờ đợi đã hai ngày nên mới thấy sốt ruột.
Bà càng sốt ruột hơn khi thấy Mỹ Kim cứ ra vào ngong ngóng ngoài đường, thỉnh thoảng lại cất tiếng nói vang nhà:
- Gớm, Lan Chi làm gì mà cứ ngồi thừ ra như vậy. Thử nói ra vài câu gì đó cho không khí trong gian phòng dễ thở coi. Sự im lặng tĩnh mịch cũng có thể giết người được. Ngoài trời mưa gió, trong lòng ta cũng mưa gió không ngừng. Than ôi! Cuộc sống cứ thế này kéo dài thì không khéo chưa đến ba mươi tuổi, tóc đã bạc, răng đã long, cái thú trần gian còn gì đáng kể.
Mỹ Kim có một lối nói văn hoa đài các. Nàng mà mở miệng ra là chọn lọc nói sao để cho mọi người để ý, nhưng trong bốn vách tường sụp đổ này còn ai có thời giờ mà để ý tới giọng nói văn chương khách sáo ấy làm gì.
Mỹ Kim nói chán lại ngâm thơ:
- “Đời đáng chán hay không chán?”
Rồi dằn từng tiếng, nàng nói:
- Lầu Tỉnh Mộng!Chà cái tên nghe thật là mộng ảo. Phải lắm chớ! Không tỉnh mộng sao được? Cứ đói rách thế này thì mộng gì mà không tỉnh!
Bích Diệp nãy giờ ngồi yên nghe chị nói,thấy thế bèn lên tiếng:
- Chị Mỹ Kim ơi! Chị đã sành thơ sao chị không ngâm câu: “Khóc than rên xiết là hèn” hả chị?
Mỹ Kim đã quạu sẵn, nghe em nói thế hét lên:
- Mỗi người mỗi tư tưởng, ai có quyền cấm ai nghĩ theo ý nghĩ của mình?
Lan Chi ôn tồn:
- Chị hãy chịu khó đọc sách cho qua thì giờ có hơn không? Ngồi không sẽ buồn chí, chị ạ!
Mỹ Kim càng giận dữ:
- Ai muốn đọc sách cứ đọc. Tôi không thích đọc sách. Mà đọc làm quái gì? Việc đời còn khối chuyện giả dối,nữa là những chuyện trong sách? Láo toét cả… Đọc nhiều càng ngu thì đọc làm gì?
Thấy các con cãi vã, bà Hoàng thở dài, nhắm nghiền đôi mắt mệt nhọc lại. Bà khẽ đưa tay kéo chiếc khăn quàng phủ kín đôi vai. Tiếng thở dài của bà có lẽ đã làm cho các cô gái im lặng.
Mỹ Kim nói:
- Thôi, để chị đi đón Bích Ngọc chứ cứ ngồi mãi thế này, chịu sao nổi?
Mỹ Kim rút chiếc lược trong túi, cái lược không bao giờ rời khỏi nàng, chải lại mái tóc cho nó xòe thêm trên trán, rồi lấy chiếc nón lá đội vào. Mỹ Kim đi ra ngoài.
Mỹ Kim đi rồi, bà Hoàng mắt vẫn nhắm nghiền nói:
- Chẳng biết Bích Ngọc đi thương lượng thế nào mà mãi bây giờ vẫn chưa về, mẹ đâm ra sốt ruột rồi.
Một sự im lặng lan khắp gian phòng lạnh lẽo.


Chương 5
HỜ HỮNG

Bích Ngọc ngồi nhìn đồng hồ, đôi mắt buồn rầu và lẩm nhẩm:
- Đã mười giờ rồi, sao chồng ta vẫn chưa về kìa?
Bích Ngọc nhìn ra ngoài sân tối đen như mực, đăm đăm ra chiều suy nghĩ.
Ai gặp Bích Ngọc lúc sau này cũng phải lấy làm ngạc nhiên. Về với huyện Tích đã ba tháng trời nay, Bích Ngọc mỗi ngày một gầy sút, không còn vui cười, lanh lẹ như trước kia nữa. Cử chỉ của nàng hóa ra chậm chạp, uể oải, chán nản.
Chính bà Hoàng cũng lấy làm lạ về sự thay đổi của Bích Ngọc.
Trước kia ăn uống cực khổ, sống trong sự thiếu thốn ở ngôi nhà sụp đổ, mà sức khoẻ của Bích Ngọc lại dồi dào, tâm hồn Bích Ngọc lại thơ thới.
Từ ngày về ở căn phố trong thành, Bích Ngọc thấy sức khoẻ kém nhiều, nàng không ăn uống ngon miệng như trước, đêm nào cũng trằn trọc suốt đêm.
Bích Ngọc buồn như thế nhưng không hề thổ lộ tâm sự của mình cho ai biết cả. Khi đã nhận lời làm vợ huyện Tích, Bích Ngọc không còn nghĩ đến Ấm Mạnh nữa. Bích Ngọc muốn đem trọn vẹn cả linh hồn lẫn xác thịt cho người yêu nàng tha thiết và đã có lòng quảng đại đối với gia đình nàng.
Nhưng lạ lùng thay, sau ngày cưới, thái độ huyện Tích thay đổi một cách đột ngột khiến Bích Ngọc không sao hiểu được.
Đám cưới xong huyện Tích dẫn Bích Ngọc đi hưởng tuần trăng mật tại bãi biển Đồ Sơn. Lẽ ra một tháng hưởng tuần trăng mật với người yêu, Bích Ngọc sẽ tìm thấy hạnh phúc của một cô gái vừa mới bước vào đời với tất cả sự giàu sang. Nhưng mà không, một tháng ở Đồ Sơn Bích Ngọc sống bên huyện Tích như sống bên một người bạn, một người anh, hết lòng săn sóc nàng, nhưng không một lời âu yếm.
Bao giờ nét mặt huyện Tích cũng khép lại, đứng đắn, lạng lùng.
Hưởng tuần trăng mật như thế, còn gì là lý thú? Thế mà Bích Ngọc vẫn phải lủi thủi bên huyện Tích.
Hết một tháng ở Đồ Sơn, huyện Tích dẫn Bích Ngọc về Huế.
Chỉ những hôm có bạn bè thì huyện Tích mới tỏ ra săn đón, vui vẻ với vợ, còn những lúc chỉ có hai người với nhau thì huyện Tích chỉ cứ cắm đầu đọc sách. Mặc Bích Ngọc làm gì thì làm, nghĩ gì thì nghĩ.
Có nhiều khi huyện Tích đi chơi suốt đêm với bạn bè, Bích Ngọc ở nhà đợi cửa chán nản.
Bích Ngọc lặng lẽ đau buồn, không hề tỏ ý gì giận trách huyện Tích cả. Do đó huyện Tích đâu có thấy được những giọt lệ đau buồn của người vợ trẻ?
Đêm nay, trước khi đi chơi, huyện Tích bảo với Bích Ngọc:
- Anh sẽ về dùng cơm nhà.
Nhưng đồng hồ đã điểm mười giờ, huyện Tích vẫn chưa về.
Mâm cơm còn đợi trên bàn.
Bích Ngọc ngồi nhìn ra sân, rồi đưa mắt nhìn mâm cơm để dưới ngọn nến.
Bích Ngọc chợt nhớ lại cái đêm mưa gió nàng đẩy cửa bước vào gian phòng của huyện Tích ở Mỹ Trang.
Lòng Bích Ngọc nổi lên sự cay đắng xốn xang. Cái ngày ấy khác với ngày nay nhiều quá.
Bỗng có tiếng còi xe, Bích Ngọc biết là huyện Tích về.
Một lát huyện Tích bước vào phòng nhìn mâm cơm và nói:
- Em chưa dùng cơm à? Chết nỗi, anh hẹn về dùng cơm với em nhưng gặp lại người bạn học cũ hẹn đi ăn nhà hàng, anh không sao từ chối được vì anh em đã mười mấy năm nay mới gặp lại. Em ăn cơm đi và đừng giận anh nhé.
Bích Ngọc thở dài nghĩ thầm:
- Vẫn có giọng lễ phép nhưng thật khó chịu cho mình.
Nói xong huyện Tích đi vào nhà thay quần áo mát.
Lúc huyện Tích trở ra, thấy Bích Ngọc vẫn ngồi yên chỗ cũ, mâm cơm chưa dỡ ra, liền nói:
- Em dùng cơm kẻo đói.
Bích Ngọc uể oải đứng lên, lại ngồi vào bàn ăn.
Huyện Tích đi lấy một quyển sách, đến ngồi vào bàn bên Bích Ngọc và chăm chú đọc, không để ý gì đến vợ nữa.
Bích Ngọc ăn vài miếng qua loa rồi kêu đứa ở dọn dẹp.
Bích Ngọc ngồi bên chồng hàng giờ mà huyện Tích cũng không nói gì.
Bích Ngọc vụt thở ra và ngáp dài.
Huyện Tích ngẩng đầu lên và không nhìn Bích Ngọc hỏi:
- Em buồn ngủ thì cứ đi ngủ trứơc. Anh còn đọc nốt đoạn sách này nữa.
Thấy Bích Ngọc làm thinh, huyện Tích nói tiếp:
- Độ rày hình như em không được khoẻ, thức khuya quá có hại cho sức khỏe, em ạ!
Nứơc mắt tràn ra đôi mắt, Bích Ngọc nói:
- Anh Tích!
Huyện Tích nhìn vợ rồi hình như bất nhẫn nói:
- Em có chuyện gì muốn nói với anh.
Bích Ngọc nói:
- Anh đi chơi khuya quá, em ở nhà một mình thật buồn…
- Em không muốn anh đi chơi đêm phải không? Thế sao lúc trước em không nói? Anh cứ tưởng là em không phiề. Thôi từ rày anh ráng về sớm với em.
Bích Ngọc cảm động quá nói:
- Cảm ơn anh!
Huyện Tích nói giọng không vui:
- Lại khách sáo!
Rồi như không chú ý đến Bích Ngọc nữa, huyện Tích cúi xuống đọc nốt quyển sách.
Bích Ngọc nhẹ nhàng đi ra khỏi phòng.
Giữ đúng lời hứa, đêm sau huyện Tích về sớm hơn mọi ngày và cùng vợ dùng cơm tối.
Trong khi ăn, huyện Tích không nói chuyện gì nói với Bích Ngọc cả, chàng ăn rất khoẻ, trái lại Bích Ngọc chỉ ăn có một chén là gác đũa.
Thấy Bích Ngọc ăn quá ít, huyện Tích hỏi:
- Sao độ rày em ăn ít vậy? Anh còn nhớ khi ở nhà em ăn nhiều lắm kia mà?
Bích Ngọc nói:
- Vâng, độ rày em cũng không hiểu tại sao em ăn kém quá.
Rồi Bích Ngọc lại thở ra và nói:
- Cái ngày em dùng bữa cơm tối với anh tại Mỹ Trang, em ăn ngon quá. Thật là một kỷ niệm êm đềm nhất trong đời em.
Huyện Tích nhìn Bích Ngọc một cách mỉa mai nói:
- Em màcũng còn nhớ cái kỷ niệm ấy sao?
Bích Ngọc cay đắng nói:
- Đời em rất nghèo kỷ niệm ấy đối với em quí lắm chớ.
Nói xong Bích Ngọc quay đi chỗ khác, lau vội hai giọt lệ long lanh trên mí mắt.
Huyện Tích làm thinh.
Không khí trong gian phòng thật là tẻ lạnh, lát sau, nghĩ sao huyện Tích lại nói:
- À, vậy độ rầy sức khoẻ của em kém quá. Mà anh cũng chán ở đây rồi. Hay là chúng ta về Mỹ Trang ở vài tháng vậy. Em có muốn không?
Bích Ngọc mừng rỡ nói:
- Vâng, mai chúng ta về anh nhé!
- Ừ, mai cũng được. Nhưng ở Mỹ Trang buồn lắm em có chịu được không?
Bích Ngọc nói:
- Em ở đâu mà chả được, còn buồn thì đờ em cũng buồn nhiều rồi.
Huyện Tích nói có vẻ hối hận:
- Anh xin lỗi em.
Bích Ngọc có ý muốn về Mỹ Trang đã lâu, vì nàng không muốn sống chốn đế đô khách khứa đông đảo, họ dòm vào gia đình nàng với cặp mắt tò mò khiến Bích Ngọc không khỏi khó chịu. Vả lại những người bạn của huyện Tích cứ đến rủ chàng đi chơi hoài, bỏ nàng vò vỏ ỏ nhà một mình.
Bích Ngọc nghĩ rằng về Mỹ Trang, Bích Ngọc cố chiếm lấy tình yêu của huyện Tích và xây lại hạnh phúc gia đình.
Bích Ngọc từ ngày sống bên huyện Tích đã đem lòng yêu chàng tha thiết, mặc dầu chàng hờ hững vơi nàng.
Lòng chung thủy của nàng chỉ biết yêu chồng làm Bích Ngọc không còn nghĩ đến Aám Mạnh với cái hôn say đắm ngọt ngào ngày nào.
Đối với Bích Ngọc, Ấm Mạnh đã chết trong lòng nàng rồi… Nhưng đau đớn thay, khi mà Bích Ngọc yêu tha thiết huyện Tích thì huyện Tích lại lạnh lùng với nàng.
Cặp vợ chồng ấy lại dọn về Mỹ Trang.
Nhưng giữa hai người không có gì thay đổi. Cũng những bữa cơm ngồi cạnh nhau, không ai nói với ai một lời, cũng những giờ tẻ ngắt dưới ánh đèn, huyện Tích đọc sách, còn Bích Ngọc ngồi may vá.
Rồi ai về phòng nấy.
Một tuần như thế trôi quạ Tuần sau huyện Tích lại bắt đầu đi vắng.
Một mình sống trong một ngôi nhà thênh thang giữa một khoảng vườn sầm uất, Bích Ngọc Bích Ngọc không hề bước chân ra ngoài bao giờ. Thành ra không khác nào huyện Tích đem giam khéo Bích Ngọc ở đây.
Một hôm huyện Tích đi đến khuya mới về thấy Bích Ngọc ngồi ngủ gật trên chiếc ghế xích đu liền nói:
-Sao em không đi ngủ sớm cho khoẻ?
Bích Ngọc nói:
- Khi sáng trước khi đi,anh bảo em đợi anh về anh nói chuyện gì một tí kia mà?
- À, xin lỗi, anh lại quên bẵng mất.
- Thế thì chuyện gì ấy, anh Tích?
Bích Ngọc gọi tên chồng một cách âu yếm, còn chồng nàng từ ngày cưới nàng không còn gọi tên nàng nữa.
Những tiếng êm ái ngày xưa:
“Bích Ngọc! Bích Ngọc của lòng anh” như đã chết hẳn trên đôi môi của huyện Tích rồi.
Huyện Tích nói:
- À, em đi vào phòng đi, anh có chuyện muốn nói với em đấy.
Bích Ngọc đi theo chồng.
Huyện Tích chỉ chiếc ghế cho Bích Ngọc và nói:
- Em ngồi xuống đây.
Và huyện Tích cũûng ngồi xuống ghế đối diện với Bích Ngọc.
Xong chàng rút ở cặp ra một tờ giấy và nói:
- Em đọc tờ giấy rồi anh sẽ nói chuyện.
Bích Ngọc không đọc mà nói:
- Giấy gì thế, ang cứ nói sơ qua em nghe cũng được.
- Đây là giấy em ủi quyền cho anh ra ngân hàng lãnh số tiền em đã ký gửi ở đấy. Số là anh có việc mua bán cần gấp một số tiền lớn. Đợi bán ruộng thì lâu quá, vậy anh tạm mượn của em, em bằng lòng chớ?
Bích Ngọc nghe thế, liền cầm cây viết để trên bàn và nói:
- Vậy em xin ký để mai anh đi lãnh.
Huyện Tích cảm động nói:
- Em phải đọc lại tờ ủy quyền chớ.
- Không cần.
Nói xong, Bích Ngọc ký vào tờ giấy, vẻ mặt thản nhiên.
Huyện Tích nói:
- Em tin anh quá như vậy rủi anh là người xấu gạt món tiền gia tài ấy thì em làm sao?
Bích Ngọc nói:
- Em đã từng sống trong cảnh nghèo. Bây giờ có nghèo thì cũng chả sao.
Huyện Tích nhìn Bích Ngọc trân trối và nói:
- Anh sẽ đem đế chưởng khế các bằng khoán ruộng đất của anh trị giá bằng số gia tài của em để làm giấy cầm cho em, đến bao giờ anh có tiền chồng đủ lại cho em, anh sẽ lấy bằng khoán về.
- Anh làm gì mà mất công như vậy.số tiền của em anh cứ dùng…
- Không, anh sẽ làm đúng như lời anh vừa nói đó.
Bích Ngọc hỏi:
- Anh chỉ nói với em chuyện ấy thôi phải không?
- Chỉ có chuyện ấy thôi.
Bích Ngọc đi ra đến cửa, nhưng chợt nhớ điều gì đó nên nói:
- Anh Tích à! Độ rày em không hiểu tại sao em nhớ nhà quá. Hay là anh cho phép em mời chị Mỹ Kim, hay chị Lan Chi hoặc em Bích Diệp về đây ở với em ít hôm cho vui anh nhé?
- Được, em cứ viết thư rồi sai người làm vườn sáng mai mang đi sớm.
- Như thế có phiền không anh?
- Chả có gì là phiền cả. Em bảo dọn cái phòng gần phòng em sẵn đi nhá. Bích Ngọc về phòng ngồi viết thư cho hai chị Lan Chi, Mỹ Kim và em Bích Diệp, và một bức thư riêng cho bà Hoàng.
Viết xong, Bích Ngọc tắt đèn đi ngủ.nhìn qua phòng bên, Bích Ngọc biết huyện Tích đang còn thức đọc sách.
Bích Ngọc ngủ một giấc ngon lành cho đến sáng trắng, bừng mắt dậy, Bích Ngọc lấy làm lạ tại sao đêm nay nàng ngủ ngon lành như thế. Có lẽ tại nàng đã bằng lòng cho chồng mựơn một số tiền lớn mà không cần suy nghĩ chăng.
Biết bao người khi nghèo thì tâm tính rất tốt, nhưng khi có tiền thì lại hoá ra keo kiệt, bủn xỉn, hoặc phách lối kiêu căng.
Còn Bích Ngọc trái lại, không bao giờ quên rằng nàng đã sống trong sự nghèo nàn. Cái nghèo đã luyện cho nàng đức tính kiên nhẫn, an phận và thương xót kẻ nghèo.
Bích Ngọc vẫn trao dồi đức tính ấy, không vì ngày nay sống trong sự giàu sang mà thay đổi.
Bích Ngọc ăn mặc rất giản dị, ăn uống cũng không lựa chọn lắm. Huyện Tích tuy không nói ra nhưng cũng phục thầm Bích Ngọc.
Bích Ngọc vừa mở mắt, liền chạy ra ngoài gọi người làm vườn sai mang thư về Lầu Tỉnh Mộng. Không thấy xe hơi ở nhà, Bích Ngọc hỏi người làm vườn:
- Bộ Ông đi rồi sao?
- Dạ Ông đi lúc năm giờ sáng. Ông có dặn con thưa với bà ông đi vắng ba hôm để điều đình công việc làm ăn. Thứ sáu đúng năm giờ ông sẽ về.
Bích Ngọc buồn bã trao hai bức thư cho người làm vườn rồi đi vào phòng trang điểm.
Chị bếp bưng đồ ăn lên và lễ phép thưa:
- Ông con có việc đi sớm, dặn con ở nhà hầu hạ bà, vài hôm nữa ông con sẽ về. Hôm nay bà muốn dùng món gì, bà dặn con, con sẽ mua nấu vừa ý bà.
Bích Ngọc vui vẻ nói:
- Về việc ăn uống, tôi dễ lắm, chị ạ. Chị cho tôi ăn thế nào cũng được. Chị đừng ngại.
Chị bếp thưa:
- Aáy chết, bà cứ gọi con bằng “con” chứ gọi bằng chị tội con lắm, mà ông con nghe, ông con lại k vừa lòng.
Ông huyện con lúc trước khó tính lắm. Con ở hầu ông huyện con đã lâu lắm rồi.
Hôm qua ông con có dặn con nấu nướng cho khéo vì ông con có bảo bà khéo lắm. Ông con cứ khen bữa cơm ông con dùng tại nhà cụ lớn.
Bích Ngọc nghe thế rất hài lòng, hài lòng ở chỗ huyện Tích còn nghĩ đến nàng, săn sóc nàng từng ly từng tí.
Bích Ngọc nói:
- Hôm nào ông về tôi sẽ bảo chị mua các thức ăn ông thích rồi tôi sẽ chỉ vẽ thêm cho chị. Hôm nay thì chị cứ tự tiện muốn nấu sao cũng được.
Nói xong, Bích Ngọc vỗ vai chị bếp, tỏ vẻ thân mật và nói:
- Chị săn sóc cho tôi nhiều quá. Về đây vài tháng có lẽ tôi sẽ mập lại.
Chị bếp thấy Bích Ngọc vui vẻ không kiêu căng liền đánh bạo nói:
- Hay là bà sắp có tin mừng?
Bích Ngọc cũng cười:
- Cũng không biết chừng…
Bích Ngọc ngồi vào ăn.
Bảo là bữa ăn điểm tâm nhưng nó thịnh soạn quá. Một thố cháo gà nóng hổi và một đĩa thịt gà xé phai trộn rau thơm phưng phức.
Bích Ngọc nói:
- Chị dậy lúc nào mà làm gà sớm thế này?
- Dạ thưa bà, con dậy từ lúc bốn giờ sáng. Con làm gà sớm để cho kịp ông con dùng. Món ăn sáng của ông con phải thật chu đáo.
Bích Ngọc nghĩ thầm: Huyện Tích thích ăn ngon như thế, mà từ ngày cứơi nàng đến nay, huyện Tích không hề tỏ ra chú trọng về sự ăn uống bao giờ. Có lẽ huyện Tích hờ hững với nàng nên không muốn phiền đến nàng chăng?
Bích Ngọc khen chị bếp để lấy lòng chị và cũng để hỏi dò về người chồng mà nàng chưa biết rõ tính tình cũng như dĩ vãng của chàng.
- Chị nấu vừa miệng tôi quá!
Được khen chị bếp tỏ vẻ vui mừng nên nói:
- Khi sáng này ông con cũng bảo là gà béo cháo ngọt.
Bích Ngọc hỏi:
- Trước kia, ông huyện đi vắng không ở Mỹ Trang thì chị có đi theo hầu ông huyện không?
Chị bếp nói:
- Lúc thôi làm, ông con đi Pháp, con ở nhà săn sóc ngôi vừơn này, ông con mới về một vài tháng gì đấy thì làm lễ thành hôn cùng bà.
Bích Ngọc muốn hỏi nữa nhưng nghĩ sao lại thôi. Bích Ngọc ăn xong, chị bếp lặng lẽ đi ra vì không thấy Bích Ngọc hỏi chuyện nữa và Bích Ngọc đang vui bỗng đổi ra suy nghĩ.
Bích Ngọc đang nhớ lại tiếng sáo giữa đêm khuya mà Bích Ngọc đã nghe thấy trong cái đêm đi về Thanh Thủy bị lạc vào Mỹ Trang và ngủ trọ lại nhà huyện Tích một đêm, rồi do đó có cuộc hôn nhân ngày nay.
Bích Ngọc lại nhớ đến câu nói của bà Hoàng về huyện Tích:
- Lúc thiếu thời, huyện Tích có cuộc tình duyên dang dở sao đó…
Tính tình huyện Tích không chừng, đôi khi nét mặt huyện Tích đượm một nét buồn khó tả. Cái dĩ vãng của huyện Tích ắt có gì bí mật đau buồn, mà người ngoài không sao hiểu được.
Tại sao huyện Tích không thú thật với Bích Ngọc?
Bích Ngọc sẵn lòng tha thứ kia mà! Huyện Tích đã không chịu nói thật về khoảng đời quá khứ của chàng lại còn tỏ thái độ lạnh lùng với người vợ mới cứơi thì lại sao bảo Bích Ngọc lại không buồn rầu.
Huyện Tích đi vắng, Bích Ngọc suốt ngày ở nhà đọc sách và đan áo.
Đến chiều người làm vườn về mang cho Bích Ngọc bức thư của Lan Chị Lan Chi hứa đến chúa nhật sẽ về Mỹ Trang ở với Bích Ngọc một tháng.
Bích Ngọc vui mừng hết sức. Trong các chị em, Bích Ngọc yêu Lan Chi hơn cả, vì Lan Chi hiểu Bích Ngọc và tính tình Lan Chi lại mềm mỏng dễ thương.
Bích Ngọc cất bức thư Lan Chi vào tủ rồi đi dọn dẹp trong phòng khách và gian phòng sắp dành cho Lan Chi ở.