Lan Chi đặt tờ báo đang xem xuống, thở dài rồi ngồi thừ người suy nghĩ.
Mỹ Kim thấy thế hỏi:
- Em đọc cái gì mà có vẻ suy nghĩ buồn chán như thế?
Lan Chi vội nói:
- Có gì đâu, mùa hè sắp đến, ở Thần Kinh người ta đang tổ chức những cuộc du lịch từ Huế vào Nam đó chị ạ.
- Thế sao khi đọc cái tin ấy em lại thở ra?
Lan Chi nói:
- Em nghĩ rằng có những cuộc du lịch thích thú như thế mà mình đi không được nên em buồn chớ sao đâu.
Mỹ Kim vừa nhả khói thuốc vừa nói:
- Thì ai cấm em đỉ Có phải như ngày trước đâu? Ngày trước mình không tiền. Đồng tiền là chúa tể của loài người mà! Em bỏ tiền ra rồi muốn đi Nam hay Bắc gì chả được. Chuyện gì mà buồn, chớ chị thì chị chả thích đi du lịch theo lối đó. Đi chung với những người mình không quen biết chán chết. Lại đi đây đi đó thì vất vả, chị không quen đâu. Họa may sau này, có chồng có chiếc xe nhà, chị đi hưởngtuần trăng mật với chồng thì được.
Lan Chi nói:
- Đợi đi hưởng tuần trăng mật với đức lang quân thì đời nào biết đó biết đây, em muốn đi du lịch cho biết, nhưng sợ mẹ không chọ Kỳ trước em xin đi Pháp với anh Tùng, mẹ tỏ vẻ buồn nên em phải ở nhà đó chị.
- Đi Pháp khác chớ, còn đây ra Bắc hoặc vào Nam độ mươi ngày là về, chắc mẹ cũng cho em đi chớ lẽ nào.
Lan Chi nói:
- Để mai em thưa với mẹ thử.
Sáng hôm sau Lan Chi đem ý muốn đi du lịch ra thưa với mẹ.
Lan Chi nói:
- Người ta có tổ chức một đoàn du lịch vào Nam, Con xin mẹ cho con gia nhập đoàn ấy để vào Nam rồi nếu thuận tiện, con lên Cao Miên viếng Đế Thiên Đế Thích. Con chỉ đi độ một tháng, ở nhà, thỉnh thoảng em Bích Diệp ở trường về và Bích Ngọc ở Mỹ Trang lên thăm mẹ, mẹ đừng buồn nhé.
Bà Hoàng nói:
- Ừ, thì con cứ đi chơi, nhưng con gái mà đi xa, lại đi chung với những người con chưa từng quen biết, con nên cẩn thận giữ mình con nhé.
Lan Chi mừng rỡ nói:
- Dạ, con cũng đã lớn, việc đi đứng con xin cẩn thận, mẹ không nên lo nghĩ.
Được mẹ cho phép, Lan Chi liền sửa soạn đến phòng du lịch để ghi tên.
Người đứng ra tổ chức cuộc du lịch ấy là hai vợ chồng thương gia Nguyễn Ngọc Phan, có tiếng là người đứng đắn. Ông bà Phan đã lớn tuổi được nhiều người tín nhiệm nên số người ghi tên cùng đi du lịch rất đông. Khi Lan Chi đến thì số người ghi đã hơn hai chục rồi.
Lan Chi đọc bản kê tên tuổi những người bạn đường, thấy có hai cụ già ngoài năm mươi tuổi, mười người thanh niên, vừa công chức vừa học sinh, bốn thiếu nữ cùng đi với mẹ.
Lan Chi thấy có các cô thiếu nữ thì mừng lắm, Lan Chi sẽ có bạn gái để trò chuyện dọc đường.
Sau khi đóng tiền lộ phí, Lan Chi trở về nhà lo sắm sửa đồ đạc.
Đúng ngày giờ đi, Lan Chi mang hành lý ra ga để nhập đoàn. Lan Chi được bà Phan giới thiệu với các bạn gái.
Bốn bạn gái của Lan Chi đều trạc tuổi của Lan Chị Cô Mỹ Lệ làm cô đỡ tại bện viện Huế, là một thiếu nữ cao lớn, vui vẻ, tuy không đẹp nhưng rất duyên dáng, ăn mặc thì cẩn thận lắm.
Cô Tố Ngọc, ái nữ của một bà huyện sang trọng và đẹp như một công chúa.
Cô Cẩm Hương người bé nhỏ, gầy còm nhưng có cặp mắt rất sắc sảo.
Cô Hồng, sinh viên vừa đậu bằng thành chung được cha mẹ thưởng cho đi du lịch trước khi cô xin bổ nhiệm vào công sở.
Lan Chi làm quen với các bạn và đã trong vài giờ họ đã thân ái nhau vì tuổi thanh niên dễ kết bạn lắm.
Chỉ có Lan Chi là đi một mình, bốn cô kia đều có mẹ đi theo.
Bà Phan cũng giới thiệu Lan Chi với các bạn trai trong đoàn và Lan Chi vui vẻ tiếp chuyện với họ không e lệ rụt rè như các cô bạn khác.
Tàu chạy qua đèo Hải Vân, Lan Chi ngồi nhìn mấy doanh trên chót núi và nghĩ đến câu.
Chiều chiều gió thổi Hải Vân
Chim kêu gành đá ngẫm thân thêm buồn.
Nhưng có lẽ cặp mắt Lan Chi đã say sưa trước cảnh đá bạc, một danh lam thắng cảnh trên đường Huế đi Đà Nẵng. Sóng đánh vào các gàng đá, làm tung toé nước biển một màu trắng bạc, trông đẹp mắt không sao tả được.
Đến Đà Nẵng đoàn du lịch đi viếng thành phố, bãi bể và thăm núi Ngũ Hành Sơn. Xong đoàn du lịch lại lên đường ghé Hội An, Quãng Ngãi để rồi đi Qui Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết và sau cùng đến Sài Gòn.
Một hôm trong lúc đi viếng Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết, Lan Chi đứng nhìn Phú Hải, buộc miệng khen:
- Chà cảnh đẹp quá, ai có ý tưởng dựng nên ngôi nhà này ít ra cũng là một thi sĩ.
Bỗng sau lưng Lan Chi có tiếng nói:
- Cảnh đẹp quá cô nhỉ? Nhưng sao bỏ hoang như thế này uổng quá. Giá mà tôi được một ngôi nhà như thế này thì tha hồ mà đọc sách.
Hai tiếng đọc sách đã làm cho Lan Chi chú ý đến chàng thanh niên đang nói chuyện với nàng.
Đó là một giáo viên có cái tên rất hiền hậu như vẻ mặt của chàng! Thiện.
Từ hôm đi du lịch đến nay, Lan Chi thường để ý đến Thiện, thấy Thiện ít nói chuyện với các bạn bè chỉ thích đọc sách. Thiện lại ăn mặc rất giản dị có vẻ là nhà nghèo. Nhưng những cử chỉ và lời nói của Thiện thì lại tỏ ra là một người biết lễ độ.
Đối với Lan Chi Thiện luôn luôn chàiện lẽ mình bị đau đầu hay ho tắt tiếng, rồi nằm nhà ủ rũ như một người chán đời.
Bao nhiêu việc đi đây đi đó đều trút hết cho Bích Ngọc.
Thậm chí mấy hôm nay trời mưa tầm tã, thành phố Huế đang bị ngập trong cảnh lụt lội, các bạn hàng không đến mua lá chuối, trái cây được, nên tiền đong gạo cũng hết, mà Mỹ Kim vẫn không rời khỏi cái lò sưởi ấm áp, cái khăn chòang len to ấm.
Kỳ tiền gửi qua Pháp cho Tùng đã đến,bà Hoàng lo đến mất ăn, mất ngủ, Bích Ngọc thấy thế cũng đứng ngồi không yên.
Lan Chi bàn với mẹ bán miếng đất trong thành để lấy tiền xài qua mùa đông,ra xuân trời tốt hãy hay.
Ban đầu bà Hoàng do dự vì đất trong thành là vật có giá cuối cùng của bàa, bán nó rồi là hết, sau này túng không còn biết cầm bán cái gì nữa cả. Nhưng Lan Chi, Bích Ngọc nói mãi bà mới bằng lòng.
Bà sai Bích Ngọc về Thanh Thủy, nhờ người cậu họ cùng đi với Bích Ngọc đến thương lượng với người mướn đất bấy lâu nay để bán cho được giá.
Mặc dù trời mưa không ngớt, đường sá lầy lội đến gối, Bích Ngọc vẫn phải mang chiếc tơi ra đi với vẻ mặt vui tươi.
Bích Ngọc đi rồi, mấy mẹ con xúm quanh lò sười, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng không ai nói gì với ai.
Bích Ngọc có hứa với mẹ là nàng sẽ đi hai hôm dù có thế nào cũng ráng đem tin lành về cho mẹ.
Vì thế chiều nay, bà Hoàng đã sống trong cảnh chờ đợi đã hai ngày nên mới thấy sốt ruột.
Bà càng sốt ruột hơn khi thấy Mỹ Kim cứ ra vào ngong ngóng ngoài đường, thỉnh thoảng lại cất tiếng nói vang nhà:
- Gớm, Lan Chi làm gì mà cứ ngồi thừ ra như vậy. Thử nói ra vài câu gì đó cho không khí trong gian phòng dễ thở coi. Sự im lặng tĩnh mịch cũng có thể giết người được. Ngoài trời mưa gió, trong lòng ta cũng mưa gió không ngừng. Than ôi! Cuộc sống cứ thế này kéo dài thì không khéo chưa đến ba mươi tuổi, tóc đã bạc, răng đã long, cái thú trần gian còn gì đáng kể.
Mỹ Kim có một lối nói văn hoa đài các. Nàng mà mở miệng ra là chọn lọc nói sao để cho mọi người để ý, nhưng trong bốn vách tường sụp đổ này còn ai có thời giờ mà để ý tới giọng nói văn chương khách sáo ấy làm gì.
Mỹ Kim nói chán lại ngâm thơ:
- “Đời đáng chán hay không chán?”
Rồi dằn từng tiếng, nàng nói:
- Lầu Tỉnh Mộng!Chà cái tên nghe thật là mộng ảo. Phải lắm chớ! Không tỉnh mộng sao được? Cứ đói rách thế này thì mộng gì mà không tỉnh!
Bích Diệp nãy giờ ngồi yên nghe chị nói,thấy thế bèn lên tiếng:
- Chị Mỹ Kim ơi! Chị đã sành thơ sao chị không ngâm câu: “Khóc than rên xiết là hèn” hả chị?
Mỹ Kim đã quạu sẵn, nghe em nói thế hét lên:
- Mỗi người mỗi tư tưởng, ai có quyền cấm ai nghĩ theo ý nghĩ của mình?
Lan Chi ôn tồn:
- Chị hãy chịu khó đọc sách cho qua thì giờ có hơn không? Ngồi không sẽ buồn chí, chị ạ!
Mỹ Kim càng giận dữ:
- Ai muốn đọc sách cứ đọc. Tôi không thích đọc sách. Mà đọc làm quái gì? Việc đời còn khối chuyện giả dối,nữa là những chuyện trong sách? Láo toét cả… Đọc nhiều càng ngu thì đọc làm gì?
Thấy các con cãi vã, bà Hoàng thở dài, nhắm nghiền đôi mắt mệt nhọc lại. Bà khẽ đưa tay kéo chiếc khăn quàng phủ kín đôi vai. Tiếng thở dài của bà có lẽ đã làm cho các cô gái im lặng.
Mỹ Kim nói:
- Thôi, để chị đi đón Bích Ngọc chứ cứ ngồi mãi thế này, chịu sao nổi?
Mỹ Kim rút chiếc lược trong túi, cái lược không bao giờ rời khỏi nàng, chải lại mái tóc cho nó xòe thêm trên trán, rồi lấy chiếc nón lá đội vào. Mỹ Kim đi ra ngoài.
Mỹ Kim đi rồi, bà Hoàng mắt vẫn nhắm nghiền nói:
- Chẳng biết Bích Ngọc đi thương lượng thế nào mà mãi bây giờ vẫn chưa về, mẹ đâm ra sốt ruột rồi.
Một sự im lặng lan khắp gian phòng lạnh lẽo.


Chương 12
NHỮNG NGÀY QUA

Ngày giờ thấm thoát, mới đó mà Tùng ở Pháp đã về. Bà Hoàng sung sướng thấy con đẹp hơn trước, tuấn tú đẹp trai trông thấy.
- Con đã về ấy à? Thế con định làm gì bây giờ? Chuyến này con để cho mẹ cưới vợ cho con đấy nhé!
Tùng tươi cười:
- Vâng, lần này thì con xin chìu lòng mẹ, nhưng mẹ phải lựa một người dâu vừa đẹp vừa có học, lại vừa biết cư xử với nhà chồng, mẹ nhé!
Bà Hoàng cũng cười:
- Thì mẹ sẽ lựa kỹ mà. Mẹ cũng dư hiểu là các cô em chồng có vừa đâu, và lại Mỹ Kim thì ai mềm mỏng lắm thì mới ở chung với nó được.
Tùng nói:
- Về vấn đề em chồng thì con xin mẹ thế này. Chúng con phải ở riêng.
Bà Hoàng không vui:
- Chỉ mình con là con trai, mà con đi ở riêng thì còn nghĩa lý gì nữa? Người ta sẽ chê cười mẹ.
Tùng vội nói:
- Con nói vậy, chớ tới đâu hay đó. Con cũng chưa có ý định gì về gia đình mà. Nay mai có lẽ con sẽ được bổ việc về Sở Công chánh. Nhưng cái chí nguyện của con là mở một xưởng đồ sành sứ. Nước ta nền kỹ nghệ chưa được phát đạt. Những thanh niên du học cứ theo đuổi về y học, luật học hay văn chương mà ít người nghĩ đến cái học thực dụng, vì thế mà mãi đến hôm nay nước ta vẫn chưa có các xưởng chế tạo máy móc, khuếch trương công nghệ.
Bà Hoàng chỉ muốn cho Tùng làm quan, vì theo bà chỉ có làm quan là sung sướng, là ăn trên ngồi trước, là được mọi người kính nể, nghe Tùng nói đến chuyện mở xưởng chế tạo đồ sứ, bà không khỏi lấy làm lạ.
Bà nói:
- Nếu con định mở một xưởng chế tạo đồ sành đồ sứ thì trước kia ở nhà mà mở chẳng hơn, chuyện gì lại phải đi Tây đi Tàu cho tốn kém, rồi trở về mới mở.
Tùng cười:
- Chính nhờ xuất dương mà giờ đây con mới dám đứng ra mở cuộc làm ăn này đó, mẹ ạ. Mẹ xem, huyện Tích em rể con đó. Trước kia nó làm tri huyện, theo như người khác theo đuổi quan trừơng thì giờ đây ít lắm nó cũng làm đến tỉnh trưởng chứ? Thế mà nó từ quan bỏ đi Pháp học chế tạo đồ nhôm. Bây giờ mở một xưởng chế tạo đồ nhôm ở Đà Nẵng, nó đã sắp thành triệu phú rồi đó. Mà Tích vẫn sung sướng chẳng kém gì ai.
Bà Hoàng phải công nhận lời Tùng nói là phải, bà nói:
- Huyện Tích thì sung sướng rồi.
Tùng chụp cơ hội ấy liền nói:
- Đó, mẹ còn ép con xin vào làm việc ở Sở Công chánh làm gì?
Bà Hoàng nói:
- Thì tùy ý con. Miễn là con chịu cưới vợ cho mẹ có cháu nội ẵm là được.
Tùng nói:
- Bộ cháu ngoại không phải là cháu sao? Con của Bích Ngọc có thường về đây không mẹ?
Bà Hoàng nói:
- Cháu nào cũng là cháu, có điều chúng thỉnh thoảng mới về đây thăm mình chớ có ở đây đâu. Thằng Phúc con của Bích Ngọc đẹp lắm. Vợ chồng nó cưng như cưng trứng.
Cau chuyện đến đây thì Mỹ Kim, Lan Chi, Bích Diệp ở ngoài bước vào nói:
- Anh Tùng nói chuyện với mẹ mà chúng con lại tưởng là mẹ có khách lạ chứ.
Tùng nhìn Lan Chi và hỏi:
- Thế còn cô và Ấm Mạnh bao giờ thì mới đám cứơi?
Lan Chi nhìn anh kinh ngạc:
- Ai bảo anh như thế? Ấm Mạnh với em làm sao hợp nhau được? Em đã từ chối lời yêu cầu của Ấm Mạnh ngay lúc anh còn ở nhà kia mà. Vợ chồng muốn ăn đời ở kiếp với nhau phải có sự kính nể lẫn nhau. Đằng này em khinh Ấm Mạnh thì có bao giờ em chịu làm vợ một con người như thế đâu.
- Thế giờ đây Ấm Mạnh ở đâu và làm gì?
- Em đâu có biết và cũng chả muốn biết làm gì.
Mỹ Kim nói:
- Ấm Mạnh bảo với người ta rằng anh ta yêu Lan Chi lắm. Trong đời chàng, chàng chưa từng yêu ai bằng yêu Lan Chi, và chàng ta thất vọng về tình lại còn đau khổ hơn món của hồi môn của Lan Chi.
Tùng nói:
- Lan Chi khinh Ấm Mạnh cũng có lý, nhưng kể ra thì lần này Ấm Mạnh đã yêu thật sự đấy chứ.
Mỹ Kim nói:
- Ai biểu tính toán cho lắm. Nghe đâu Ấm Mạnh đã đi khỏi Huế, và rồi anh ta thề ở vậy suốt đời để thờ tình yêu của chàng như cái anh chàng thi sĩ Pháp nào đó, nổi danh ví mối tình thất vọng ấy mà.
Bích Diệp xen vào:
- Đời, chị Lan Chi thế mà hay thật. Chị đã làm cho hai thanh niên thất vọng vì đã quá yêu chị. Một anh Lê Cần xin đổi lên rừng thiêng nước độc, để quên người yêu, giờ đây đến Ấm Mạnh.
Lan Chi thở ra và nói:
- Chị có muốn những việc rắc rối ấy đâu. Mình thật không có ý làm khổ người ta bao giờ, họ muốn đeo cái khổ vào họ, mình biết nói sao bây giờ?
Tùng hỏi:
- Thế bao giờ em và Mỹ Kim mới chịu lập gia đình để anh làm chủ cái biệt thự của ông để lại theo tờ di chúc? Các em nên nhớ rằng bao giờ các em lấy chồng thì anh và mẹ mới được làm chủ cái biệt thự riêng đấy nhá.
Bích Diệp nói:
- Thế thì không bao giờ anh làm chủ cái biệt thự của anh được vì em nhất định không lấy chồng.
Tùng nhìn Bích Diệp tươi đẹp với đôi má phúng phính rồi nói:
- Có cô gái nào vỗ ngực bảo là chịu đi lấy chồng đâu, nhưng rồi cô nào cũng: “Vai mang khăn gói sang sông – Mẹ lạy mẹ, thương chồng con phải đi”.
Tùng lại hỏi Mỹ Kim và Lan Chi:
- Kìa hai em chưa đáp câu hỏi của anh?
Mỹ Kim nói:
- Anh không biết Lan Chi đã có người đi hỏi sao?
Tùng hỏi:
- Bao giờ? Thế sao các em không viết thư báo tin mừng ấy cho anh biết?
Bà Hoàng liền đem chuyện Lan Chi giúp cho Thiện du học, bà nhấn mạnh về tính tình đáng quý của Thiện.
Tùng nói:
- Ừ, biết dùng đồng tiền như em Lan Chi cũng đáng khen đấy. Biết bao thanh niên hiếu học vì không tiền mà phải bỏ sự học dở dang. Thế bao giờ Thiện về đây?
Lan Chi nói:
- Cũng sắp về rồi anh ạ. Mới ba năm nay mà Thiện đã đậu bằng kỹ sư về nghề in và nghề chế tạo giấy ảnh nữa.
Mỹ Kim ngồi hút thuốc, nhìn theo làn khói và có vẻ buồn rầu. Mỹ Kim năm nay đã ba mươi tuổi rồi...
Thấy các em đã sung sướng hạnh phúc, Mỹ Kim cũng hơi buồn rầu cho thân phận muộn màng.
Bà Hoàng nhìn Mỹ Kim ái ngại nói với Tùng:
- Mỹ Kim có nhiều nơi hỏi lắm, nhưng chỗ nào nó cũng chê cả.
Nghe đến đây Mỹ Kim bỏ đi ra vì nàng không muốn động đến nỗi buồn của nàng.
Người ta đến hỏi nàng cũng nhiều nhưng hoặc là góa vợ, hoặc là li dị vợ. Phải, vì với cái tuổi ba mươi, người ta đã liệt Mỹ Kim vào cái hạng gái lỡ thời rồi, thanh niên trai trẻ không bao giờ chịu nghĩ đến nàng mặc dù nàng giàu và nàng vẫn đẹp. Thế mới biết thời gian đã làm hại cho nhân duyên không ít.
Mỹ Kim đi ra rồi, Tùng liền nói với bà Hoàng:
- Tánh tình Mỹ Kim khó chịu quá, lúc còn nghèo mà nó điệu bộ không ai chịu nổi, thì giờ đay nó giàu thì ai mà chịu cho được.
Bích Diệp nói:
- Chị Mỹ Kim chẳng những ỷ mình giàu và đẹp mà thôi, chị còn có tánh ganh tị, chị không muốn thấy ai sung sướng hạnh phúc hơn chị cả. Đến chị Bích Ngọc có hạnh phúc mà chị cũng ghen ghét nữa là ai. Chị suýt nữa đã làm gia đình chị Bích Ngọc phải điêu đứng vì câu nói không đâu của chi đó. Em là phận em, em không dám phê bình chị Mỹ Kim nhiều, nhưng sự thật chị ấy khổ vì chị ấy muốn khổ mà thôi.
Bà Hoàng thở ra.
Tùng hỏi Bích Diệp:
- Còn cái bệnh viện của em ra thế nào?
Bích Diệp nói:
- Bệnh viện của em đông khách lắm. Không phải em mở cái bệnh viện này ra để làm giàu. Em chỉ có ý giúp đỡ những chị em nghèo nàn, những trẻ thơ đau ốm. Với những người giàu có thì em lấy tiền, nhưng với những ai nghèo khó thì em giúp được là em giúp. Hiện giờ ở bệnh viện em, em nuôi cả chục đứa bé gái mồ côi hoặc bị cha mẹ bỏ rơi. Rồi đây, nếu có thể em còn nuôi thêm nữa, em sẽ nuôi chúng cho đến lớn khôn, gây dựng cho chúng. Em thấy công việc của em làm rất hợp thời. Mỗi ngày với chiếc xe hơi nhỏ mà em tự lái lấy, em dùng những giờ rảnh để đi thăm các vùng quê, chữa bệnh và cho thuốc đồng bào.em sung sướng thấy em đi đến đâu được mọi người tiếp đón tử tế.
Tùng nói:
- Anh không ngờ em lại có được tấm lòng từ thiện quí hóa như vậy. Nhưng sao anh nghe mẹ bảo là bác sĩ Phùng và ông Tham Hành đi nói em mà em không nhận lời?
Bích Diệp nói:
- Em được thiên hạ vì yêu quý nể nhiều quá nên tình yêu của Phùng, hay của Hành đối với em không làm cho em quí được. Em nghĩ để thì giờ phụng sự nhiều người vào phụng sự một người, em không thể làm được. Tình yêu của em chia cho trăm ngàn người không tốt đẹp hơn là cho một người mà người ấy không có em vẫn sung sướng. Chớ trăm ngàn đứa bé thơ, trăm ngàn gia đình nghèo, thiếu sự giúp đỡ của em sẽ thiếu thốn nhiều.
Lan Chi nói:
- Em Bích Diệp muốn sống cho công việc từ thiện thật đáng khen. Em hiểu được ý muốn của Bích Diệp nên em không khuyên Bích Diệp lập gia đình. Bích Diệp có cả một gia đình rồi, cái gia đình của Bích Diệp gồm những đứa bé mồ côi đó mà.
- Phải chi Mỹ Kim hợp tác với Bích Diệp trong công cuộc từ thiện này thì đời nó sẽ vui hơn và cuộc sốn ù ý nghĩa hơn, Lan Chi nhỉ?
Lan Chi nhìn lên trần nhà mà không đáp, vì Lan Chi hiểu là Mỹ Kim không bao giờ chịu hạ mình để làm những công việc như thế.
Sau những ngày cực khổ nghèo túng, bà Hoàng giờ đây sống yên tĩnh bên con bên cháu. Những ngày già của bà thật hạnh phúc.
Nhìn vào các con bà thật hài lòng và thầm cảm ơn ông cha chồng đã cho bà và các con một bài học rèn luyện tâm tính.
Bích Ngọc yên cảnh gia đình. Tùng thì đã có cơ sở vững vàng và đã nghe lời mẹ cưới vợ.
Rồi Thiện ở Pháp về cưới Lan Chị Đôi bạn trẻ này đã hưởng những ngày sung sướng nhất.
Bà Hoàng lại thấm khen Bích Diệp, đã làm được một việc từ thiện ít người làm được. Bà hãnh diện được làm mẹ của một cô con gái như thế.
Bà chỉ hơi buồn về Mỹ Kim, nhưng Mỹ Kim đã ở riêng và đang dốc chí tu hành.

Hết


Xem Tiếp: ----