Tối hôm ấy, cả đêm tôi không ngủ được.
Hết khóc, tôi lại trằn trọc trên giường. Mắt trừng trừng nhìn lên nóc mùng. Hàng trăm ý nghĩ từ đâu kéo đến.
Tất cả những thước phim về người cha ruột khốn khổ như quay lại trong đầu tôi. Ngày mai rồi tôi sẽ gặp lại người trong Sở Thú. Tôi sẽ xưng hô với người thế nào để tránh cho người xúc động? Ôi cha ơi! Bây giờ con mới biết người là cha ruột của con! Và với tâm trạng ngập đầy cảm xúc như thế. Mắt tôi không làm sao nhắm lại được.
Mãi đến lúc ánh sáng từ phương đông ló dạng, bình minh của 1 ngày chủ nhật chờ đợi đến, tôi vội vã nhảy xuống giường ngay. Rửa mặt chải đầu sơ sài, tôi đi ngay ra cửa. Nền đường còn ướt đẫm sương đêm.
Đường sá thật vắng, và khi tôi đến trước Thảo Cầm Viên thì cổng còn chưa mở. Nhìn vào đồng hồ, còn cách hẹn giờ gặp những 3 tiếng. Lâu quá! Tôi chọn 1 chiếc ghế đá gần cổng ngồi chờ và sắp xếp những điều cần làm khi gặp lại người cha ruột. Tôi tự nghĩ có nên kể lể lại cho người nghe sự nhớ thương của mẹ không? Tôi phải trình bày thế nào để sau đấy, tôi sẽ đưa người về nhà... nhưng chắc chắn là người sẽ không đi đâu.
Vậy thì tôi sẽ đi theo người. Cha muốn đưa tôi đi đâu cũng được. Cuộc sống hẳn không thoải mái như những ngày qua. Nhưng chắc chắn là tôi sẽ giúp được cha tìm lại được hạnh phúc. Tôi sẽ cố làm sao để người lấy lại niềm tin yêu cuộc đời. Ít ra cuộc đời vẫn còn có ý nghĩa. Khi người vẫn còn 1 đứa con, biết đến người, thương cảm đến với người. Và tôi cứ thế ngồi chờ, thật lâu, cửa Thảo Cầm Viên mới mở.
Tôi tìm đến cái điểm hẹn cũ. Chiếc ghế đá cạnh cây Tùng Hương Ấn Độ. Ngồi đấy với cõi lòng nôn nóng. 9 giờ hơn mà sao người vẫn chưa đến? Tôi đứng lên ngồi xuống không yên.
Có 1 ông phu quét đường, dừng chổi trước mặt tôi, người hỏi:
-Cô có phải là cô Trầm Bội Dung không?
Tôi giật mình đáp:
-Vâng, tôi là Trầm Bội Dung đây, còn ông là ai?
Ông ta không đáp mà nói:
-Có 1 người đàn ông nhờ tôi đưa cho cô bức thư này.
Và ông móc trong túi ra. Tôi ngạc nhiên đỡ lấy phong thơ. Nét chừ rắn rỏi quen thuộc. Tôi vội mở ngay ra xem.
Bội Dung con!
Hãy tha thứ cho cha về chuyện không thể chờ gặp con 1 lần cuối cùng, trước khi đi xa. Nhưng cha biết làm sao hơn? Khi con nhận được thư này thì ta đã phải đi rồi.
Nhưng mà con đừng buồn. Trong cuộc đời này có bao nhiêu thứ mà ta chủ động được đẩu? Cũng nào có lệ thuộc vào sự sắp xếp của ta chứ? Với ta thì được gặp lại con, đã là 1 hạnh phúc quá lớn rồi. Biết được mẹ con và con sống hạnh phúc, ta thấy định mệnh đã khoan dung cho đời ta quá nhiều rồi, còn đòi hỏi gì nữa! Ta nào dám mong mỏi gì hơn?
Bội Dung!
Con có biết không, chưa bao giờ ta được sống 1 cách sung sướng và vui vẻ như mấy tháng vừa qua. Ta đã tưởng chừng như ta đã lên được đến tận thiên đàng. Con đã mang đến cho ta nhiều an ủi, hạnh phúc. Biết con ngoan, con nên người. Ta không còn sung sướng gì hơn.
Ta hết sức cảm ơn cha mẹ con. Người đã khéo dạy dỗ con cái. Ta cũng cảm mơn con nữa. "Đứa con gái nhỏ dễ thương của ta". Ta có thể gọi con 1 lần cuối về cái danh xưng đó chứ hở Bội Dung?
Đã bao nhiêu năm qua rồi, ta đã mơ ước được gặp và được gọi con như vậy.
Bội Dung!
Con nên nhớ rằng, con đã có 1 gia đình hạnh phúc. Được cha mẹ thương yêu là 1 hạnh phúc con ạ. Ta mong rằng con ý thức điều đó, và hãy trân trọng cái hạnh phúc hiện có của mình. Hãy yêu kính cha mẹ hiện có của con. Vì họ là người cha và người mẹ tốt nhất trên cõi đời này đó con ạ.
Thôi ta đi đây!
Chúc con vui vẻ và hạnh phúc.
Một người cha.
Ký tên.
Đọc xong bức thư tôi nhìn lên, thấy người phu quét rác vẫn còn đứng gần đấy. Tôi chạy vội đến nghẹn giọng hỏi:
-Ông ơi! Ông là gì của người viết lá thư này?
-Không là cái gì hết - Người phu quét rác nói - Nhưng tôi biết ông ta.
-Vậy địa chỉ của ông ta ở đâu? Bác làm ơn cho biết đi.
-Ông ta không có nhà - Người phu quét rác nói - Ông ta đến từ 1 nơi rất xa đây. Mấy tháng trước ông ta xin tạm ngụ tại nhà tôi. Ông ấy là 1 người tốt.
-Nhưng bây giờ ông ta ở đâu rồi?
Tôi quýnh quáng hỏi, người phu quét rác ngần ngừ 1 chút nói:
-Ông ta đã đi rồi - Và nhìn về phía chân trời xa ông tiếp - Ông ấy đã đi thật xa, và sẽ không bao giờ trở lại cõi đời này nữa.
Lời của ông làm tôi choáng váng. Tôi thấy mọi vật trước mặt mình như tối sầm lại:
-Ý ông nói là...
Người phu quét rác không để tôi kịp nói thêm, tiếp:
-Ông ấy đã chết rồi!
-Chết rồi?
-Vâng - Người công nhân nói 1 cách bình thản - Trước đó, ông ta đã sớm mắc bệnh ung thư gan. 1 thứ bệnh bất trị. Theo lời ông ấy kể lại thì cách đây hơn năm, bác sĩ ở bệnh viện tuyên bố là ông ta chỉ có thể sống cao lắm là 6 tháng nữa thôi... nhưng rồi như có 1 phép lạ, chẳng hiểu sao ông ấy lại kéo dài được cuộc sống của mình cả năm. Thứ 2 tuần rồi, lúc đi làm về, ông ta than mệt, và như biết mình không còn sống được bao lâu nữa. Ông ấy đã gọi tôi đến bên giường. Trao cho tôi phong thư và bảo là sáng chủ nhật sau lúc chín giờ đến đây gặp cô và đưa cho cô.
khuya lắm rồi. Bên ngoài hòan toàn yên lặng, chỉ có tiếng gió thổi qua khóm cây rì rào. Đêm bình lặng nhưng tôi cảm thấy mọi thứ chẳng có vẻ bình thường chút nào. Một nỗi lo sợ vu vơ bỗng xâm chiếm lấy tâm hồn tôi.
 Con gái của mẹ, mẹ chẳng biết bao giờ con mới lớn nổi!
 Đó là câu kết luận của mẹ, mỗi khi nghe tôi cãi bướng một điều gì, mà người phải chịu thua.
 Hôm ấy, khi mẹ bỏ đi ra ngoài, tôi khép cửa phòng lại. Lúc đó tôi mời yên tâm. Suýt tí thì mẹ đã khám phá ra bí mật mà tôi giữ kín.
 Nhưng vừa quay người lại, tôi chợt giật mình. Ngoài khung cửa sổ, người đàn ông lạ lại xuất hiện. Ông ta giống như một bóng ma. Sự xuất hiện đột ngột, đến độ tôi không kịp phòng bị. Cảm giác sợ hãi lan rộng trong tim. Ý đồ gì đây? Nhưng rồi nhìn cái khuôn mặt đau khổ, buồn bã, cái ánh mắt như van xin, tôi lại thấy đây hẳn là một người lành chứ không phải kẻ dữ. Nhưng với thái độ phản kháng, tôi đã lùi ra sau (thật ra thì lúc đó tôi không thể không sợ được, vì ông ta đứng thật sát cửa). Tôi nắm chặt lấy hai nắm tay lại, lắp bắp nói:
 - Ông... ông... là ai vậy?
 Người đàn ông lạ nhìn tôi. Ánh mắt chẳng có gì dữ tợn, trái lại như vui sướng... Ông ta không trả lời ngay, nhìn tôi rất lâu như vậy, rồi gật đầu như ra hiệu bảo tôi đừng sợ. Tôi thu hết can đảm, bước tới gần phía cửa sổ, ông ta lại khoát khoát tay như vẫy chào tôi với nụ cười. Nỗi lo sợ tan dần trong đầu, thay vào đấy là cái cảm giác tò mò, hiếu kỳ càng lúc càng như thúc giục trong tôi.
 Tôi hỏi:
 - Ông tìm ai? Ông muốn gì?
 - Tôi không tìm ai cả — Ông ta lại nói, giọing nói miền Bắc, hơi trầm – Tôi đứng ở bên ngoài gần tháng nay, nghe cô kéo đàn rất hay. Mà tôi thì rất thích nghe đàn nhất là cái bản "Những ngày phiêu bạt" đấy. Tiết tấu của nó dễ tạo cho lòng người một tình cảm man mác buồn. Thí dụ như cô là một người không nhà không cửa, vô gia đình, khi cô nghe cái bản nhạc này, cô mới có cảm nhận được hết cái hay của nó. Tôi nghe cô đàn mấy hôm nay. Tôi cũng biết chút đỉnh về âm nhạc. Cô đàn khá đấy, nhưng phải chi lồng đước cái tình cảm vào bản nhạc thì hay biết mấy.
 Lời nhận xét của người đàn ông xa lạ làm tôi ngạc nhiên.
 Một người sống lang thang như vậy, sao lại có kiến thức về âm nhạc chẳng kém một nhạc sĩ lành nghề. Lại còn biết cả tên bản nhạc nữa
 Tôi hỏi:
 - Ông là ai?
 Người đàn ông lạ cười - nụ cười có cái gì cay đắng:
 - Một kẻ sống lang thang.
 - Một kẻ sống lang thang? Tôi thốt lên rồi nhìn thẳng vào mặt ông ta, tôi không còn e dè nữa - -Thế thì tại sao ông cứ đứng trước cửa sổ phòng tôi để làm gì? Ông muốn gì?
 Người dàn ông lạ không trả lời thẳng câu hỏi của tôi, ông ta nhìn tồi cười, rồi nói:
 - Ngày mai, tôi có thể hầu chuyện với cô không? Tôi có chuyện muốn nói. Sáng mai tôi sẽ đứng trước cổng trường chờ cô lúc tan học, được chứ?
 Tôi ngạc nhiên:
 - Ông biết tôi còn đi học?
 - Vâng. Tôi còn biết cả trường hiện cô đang học. Biết cả thời khóa biểu của cô nữa đấy!
 - Ồ!
 Tôi ngạc nhiên. Ông ta đã theo dõi mình bấy lâu nay, vậy mà không hề hay biết. Tôi chưa kịp nói gì thì đã nghe người đàn ông lạ nói:
 - Mai là ngày thứ năm, cô sẽ có tiết học từ một đến ba giờ chiều? Đúng không? Cô là sinh viên năm thứ hai chuyên ngành violon, Nhạc viện thành phố. Tôi còn biết là cô học rất giỏi...
 - Ông là ai?
 Tôi tròn mắt nhìn ông ta, nhưng người đàn ông lạ đã nhạy cảm trấn an:
 - Đừng sợ, chẳng ai làm gì cô đâu, nhất là với những cô gái tốt bụng và giàu lòng nhân từ như cô. Tôi muốn gặp cô chỉ với thiện chí. Cô hiểu và thông cảm. Tôi muốn cô tin tưởng tôi.
 Có nên tin không? Tôi phân vân. Nhưng rồi nghĩ lại, chắc không đến đỗi nào đâu, một con người có kiến thức về âm nhạc như vậy thì không thể là kẻ ác được. Vả lại, cái ánh mắt của ông ta, cái ánh mắt đặc biệt như đầy sức mạnh làm cho tôi như bị lôi cuốn, bối rối. Tất cả tạo cho tôi niềm tin, tôi gật đầu, nói:
 - Thôi được, vậy thì ngày mai, lúc ba giời rưỡi chiều tôi sẽ gặp ông trước cổng trường vậy.
 Tôi định quay đi, nhưng ông ta lại nói:
 - Khoan đã, tôi muốn xin cô một điều.
 - Điều gì?
 - Đừng kể lại chuyện này cho người nhà cô biết, nhất là mẹ cô.
 Lời của ông ta làm tôi do dự. Mặc dù năm nay tôi đã mười tám tuổi, ý quên, mười chín tuổi. Nhưng mà, tôi chưa hề làm một chuyện gì mà qua mặt cha mẹ tôi. Nhưng tại sao phải giấu cha mẹ chuyện này? Có gì không phải? Tôi đắn đo. Nhưng rồi cái ánh mắt như van xin, khẩn cầu của ông ta, khiến tôi lại mềm lòng. Tôi gật đầu, rồi vừa khép cửa lại vừa nói:
 - Thôi được, ông đi đi, mai sẽ gặp!
 Ông ta bỏ đi.
 Tôi vừa khép cửa xong thì cũng may thật, tôi nghe thất có tiếng chân trước cửa phòng, rồi tiếng hỏi của cha:
 - Bội Dung này. Giờ mà còn chưa ngủ à?
 - Dạ, con đang chuẩn bị đi ngủ đây, nhưng mà tại sao cha lại biết?
 - Vì cha thấy đèn còn sáng. Vả lại, cha cũng nghe tiếng con nói chuyện, mà con đang nói chuyện với ai đấy?
 - Dạ đâu có -Tôi vội vã chối, buông màn cửa xuống rồi thêm - Con đọc thơ mà cha tưởng là con nói chuyện à?
 - Đọc thơ ư?
 Cha vừa hỏi, là cánh cửa cũng bật mở. Cha bước vào với tẩu thuốc trên miệng, người nhìn tôi với nụ cười:
 - Con lại tập tành đọc thơ từ bao giờ vậy? Đâu thử đọc cho cha nghe một bài xem.
 Chết chửa! Từ xưa đến giờ có bao giờ tôi đụng đến thơ ca đâu! không từng nói dối nên nói ra là bị bể bạc, nhưng là con người lanh trí, nên tôi vội vã nghĩ đến mấy câu thơ mà mình đã từng học ở dưới trung học.
 Tôi đọc:
 "Anh không thấy nước sông Hải Hà từ thùng cây đổ xuống
 Cuồn cuộn đổ ra hồ bơi đi mãi không bao giờ quay lại... "
 Cha tôi đã ôm bụng cười lăn, cái tẩu thuốc trên miệng người suýt rơi xuống đấy. Rồi người hỏi:
 - Ai dạy con bài thơ đó vậy?
 Tôi quên mất, nhưng rồi cũng nghĩ ra, hình như đây là một bài thơ của ông Lý Bạch, Lý Ngư gì đấy! Có điều chắc tôi đã đọc sai, nên mới bị cha cười như vậy.
 Cha nói:
 - Con dù gì cùng lớn rồi, đừng có nghịch ngợm mãi. Bài thơ của người ta hay như vậy mà lại sửa đầu sửa đuôi làm mất cả cái ý thơ. Thôi, bây giờ cũng khá khuya rồi, đi ngủ đi, đừng có vớ vẩn nữa.
 Nói xong người quay lưng đi ra cửa, nhưng rồi đến cửa, cha lại quay lại:
 - Ồ quên nói cho con biết chuyện này. Công ty của cha vừa mới tuyển dụng được một kiến trúc sư trẻ, tốt nghiệp ở đại học California mới về. Cậu ấy rất giỏi, tên là Đường Thanh Cao, cũng khá điển trai. Chủ nhật tới, con đừng đi đâu nhé. Cha đã mời cậu ấy đến đây dùng cơm. Con phải ở nhà tiếp khách đấy!
 - Ồ cha! Tôi kêu lên - Con đã nói với cha bao nhiêu lần rồi. Con không thích bạn trai. Con cũng chưa muốn lấy chồng đâu. Bảo anh chàng "đường muối" "cao đơn hoàn tán" gì đó đi chỗ khác chơi. Con bận lắm.
 - Con bận gì?
 - À thì bận... Bận... đàn
 Tôi lúng túng bối rối.
 Cha lắc đầu:
 - Đây là chuyện quan trọng. Con không nên nói đùa mãi. Thôi được rồi, đi ngủ đi, mai sẽ tính.
 Cha nói và bước ra cửa, người không có vẻ gì không hài lòng, trái lại tôi thấy người có vẻ rất vui. Đợi cha ra ngoài xong, tôi khép cửa lại
 Khép cửa xong là tôi leo lên giường ngay, nhưng không hiểu sao tôi lại không buồn ngủ. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi biết thế nào là thao thức. Nhắm mắt lại mà cái khuôn mặt của người đàn ông lạ cứ lởn vởn trong đầu, nhất là cái đôi mắt. Đôi mắt u ẩn làm sao đấy, không phải chỉ có thết, tôi cũng bị bứt rứt vì hôm nay là lần đầu tiên tôi nói dối với cha me. Nói dối chỉ vì một người đàn ông xa lạ không quen biết. Tại sao tôi lại làm như vậ? Tôi cũng không biết!
 Cứ thế tôi trằn trọc mãi cho đến gần sáng mới ngủ được
 Và qua ngày hôm sau. Đúng ba giờ rưỡi chiều. Vừa ra khỏi lớp nhìn ra cổng trường tôi đã trông thấy người đàn ông lạ mặt
 Hôm nay, khác với mọi hôm, con người ông ta có vẻ chải chuốt hơn. Tóc chải khéo, rẽ ngôi kỹ lưỡng, áo ủi thẳng. Đặc biệt ông ta có vẻ thật vui. Cứ cười luôn miệng. Điều đó làm ông ta như trẻ hẳn.
 Thấy tôi bước ra, ông tiến tới tự nhiên, đỡ lấy hộp đàn trên tay, rồi nói:
 - Chúng ta tìm một nơi nào nói chuyện nhé?
 Không hiểu sao tôi lại rất bình thản, tôi nói:
 - Tùy ông.
 - Vậy thì mình vào Sở thú vậy. Ở đấy khá vắng, được chứ?
 Ông ta hỏi. Tôi suy nghĩ. Sở thú! Ở đấ6 khá nhiều bóng râm, nhưng mà, bây giờ là ban ngày. Giữa thanh thiên bạch nhật chắc không có gì nguy hiểm đâu. Vả lại, người đàn ông này cũng có vẻ lương thiện... thế là tôi nhận lời, cùng ông ta đến Thảo cầm viên.
 Thảo cầm viên cách trường cũng không bao xa nên chúng tôi đã đi bô. Trên đường chẳng ai nói gì với nhau cả. Tôi thì căng thẳng lại tò mò. Không hiểu ông ta muốn nói chuyện với tôi, mà nói chuyện gì?
 Đến Thảo cầm viên, lựa chiếc băng đá dưới gốc cây dừa, chúng tôi ngồi xuống. Nghĩ cũng lạ, tại sao tôi lại co thể đi riêng rẽ với một người từ trước đến giờ không quen biết. Ngay cả tên ông ta là gì, tôi còn chưa rõ, chứ đừng nói đến gốc gác ông ta. Kỳ thật!
 Người đàn ông xa lạ đã ngồi đấy yên lặng. Một cánh tay đặt trên thành ghế, tuy trang phục đơn sơ cũ kỹ, nhưng không che mất cái phong cách lịch sự của một người quý phái, có học. Tôi cũng ngồi đấy ngắm ông ta. Chờ đợi sự mở lời nhưng chỉ thấy ông ta yên lặng.
 Trước băng ghế chúng tôi ngồi, hơi xa một chút có một cây dáng thấp lùn với những chiếc lá hình kim. Ông ta nhìn cái cây đó một chút, rồi nói:
 - Cô có biết không, cái loài thực vật này là một giống hiếm, nó di thực từ Ấn Đô. Ba bốn tháng mới nở hoa một lần, mà mỗi lần nở là cho một loài hoa màu trắng tinh khiết có hương thơm ngát. Đứng ở thật xa mà vẫn có thể ngưởi thấy mùi hương.
 Tôi ngạc nhiên nhìn ông ta:
 - Làm sao ông biết điều đó?
 Người đàn ông lạ cười, rồi nhìn tôi:
 - Tôi đã đi đến thật nhiều nơi, gần như phiêu bạt khắp phương trời nên biết được rất nhiều thứ...
 - Sống như ông vậy là sướng quá!
 - Không sướng đâu, tôi đã làm một cuộc phiêu bạt bắt buộc, đó là cái quả mà tôi phải trả cho tội lỗi của mình.
 Rồi quay sang tôi, ánh mắt có chút xót xa, phiền muộn, ông tiếp:
 - Có lẽ là cô muốn biết tại sao tôi cứ đứng ngoài cửa cô nhìn vào, phải không?
 - Hôm trước ông đã bảo rồi, ông thích nghe tôi đàn.
 - Đó chỉ là một lý do.
 - Thế thì tại sao?
 - Một tháng trước đây, tình cờ tôi đi ngang qua cổng trường cô. Ngay lúc trường đang tan học. Và tôi đã trông thấy cô. Thế là tôi cứ đi theo cô đến tận nhà. Biết được nhà cô, rồi khám phá thấy nhà cô có một khung cưả sổ gần sát mặt đường, thế là sau đó, tôi không ngăn được lòng. Tôi cứ thường đến đấy, đứng bên ngoài nhìn vào nhà cô.
 - Đó không phải là một lý do chính đáng!
 Tôi nói mà cảm thấy không hài lòng.
 - Vâng, lý do đó chưa đủ — Người đàn ông lạ sau một giây suy nghĩ nói. Giọng nói lúc này lại ngập đầy xúc động - Cái ly do chính là vì... cô đẹp lắm, cô lại giống hệt như đứa con gái của tôi.
 Tôi ngạc nhiên kêu lên:
 - Ồ. Con gái của ông? Có nghĩa là ông cũng đã từng có gia đình?
 - Vâng - -Người đàn ông lạ mặt gật đầy. Khuôn mặt dàu dàu — Nếu ngày đó mà tôi và đứa con gái không bị thất lạc nhau, thì bây giờ, nó cũng lớn như cô.
 Tôi nhìn ông ta. Cái ánh mắt buồn buồn kia làm tôi cảm động:
 - Nhưng mà.. nhưng mà... tại sao ông và con gái ông lại thất lạc nhau chứ?
 - Chuyện đó thì.. Ông ta nhìn tôi cười nhe, rồi lắc đầu nói — Nói ra phức tạp lắm, chưa hẳn nói ra mà cô hiểu.
 - Thì ông cứ nói đi, chắc chắn tôi hiểu mà.
 Tôi nói nhưng ông ta vẫn lắc đầu:
 - Thôi, không nói tốt hơn.
 - Nếu ông không nói tôi về ngay.
 Tôi bướng bỉnh nói. Và đương nhiên người đàn ông lạ chẳng muốn tôi bỏ về, nên nói:
 - Đơn giản là như vầy, vợ tôi vì giận tôi, nên đã bế nó theo.
 - Tại sao vợ ông lại giận ông? Nhìn ông tôi nghĩ chắc cũng không đến nỗi nào? Như vậy có nghĩa là... Bà ấy là... một người đàn bà thiếu trách nhiệm?
 Tôi nói và chợt nhiên liên tưởng đến nội dung những quyển tiểu thuyết tình cảm đã đọc. Đôi vợ chồng trẻ yêu nhau lấy nhau vì tình không gặp thời, kiếm không ra tiền cung phụng cho bà vợ tiêu xài. Thế là cái thế lực vật chất quyến rũ lôi cuốn... người đàn bà đả nhẹ dạ bỏ đi... Để lại cho ông chồng trái tim tan vỡ...
 Nhưng người đàn ông lạ đã cắt ngang sự tưởng tượng của tôi:
 - Không, không phải.. Vợ tôi là một người đàn bà tốt, lo cho chồng con. Nhưng mà.. thôi, chuyện phức tạp lắm, nói ra cô không hiểu đâu. Trên đời này..
 Ông ta ngưng lại, mắt đăm đăm nhìn cây Tùng Hương Ấn Độ trước mặt, rồi nói:
 Không biết phải nói thế nào, giải thích thế nào. Có điều lúc đó tôi còn trẻ quá... nên khá nông nổi.. tôi đã không làm chủ được mình... nhưng mà...
 Ông thở dài.. Và bắt đầu kể chuyện của mình cho tôi nghe.
 Nắng đã sụp tắt ở hướng tây. Ráng hồng buổi chiều sao lại buồn thảm và thê lương chi lạ


Chương: 4

Sự hối hận của Bảo chỉ kéo dài được một tuần. Bảo đã giữ đúng lời, tan sở là chàng quay về nhà ngay, không la cà ở sòng bạc như dạo trước. Nhưng hạnh phúc cũng chỉ tồn tại được có một tuần lễ. Qua thứ hai tuần sau, Bảo đi làm rồi mất luôn hai ngày.
 Tâm Như lúc đầu cũng nghĩ là chẳng có gì chẳng qua chỉ là ngựa quen đường cũ. Nhưng rồi sau đấy lại lo âu. Biết đâu những tay cùng bệnh với Bảo không muốn Bảo quay về đường ngay, hoặc họ đòi nợ, Bảo không tiền trả nên đã thanh toán chàng? Làm sao có thể tin được những tay cờ gian bạc lận. Họ dám làm mọi chuyện chứ không phải chơi.
 Thế là Tâm Như điện thoại đến hộp đêm "Con chim Xanh" nơi Bảo làm việc. Ở đấy cho biết Bảo đã hai ngày qua không có đến làm. Vậy là Bảo đi đâu? Tâm Như vội vã thu gọn bản thảo, lấy dây cột lại đàng hoàng, rồi mới bế bé Phương Phương ra ngoài. Nhà đã hết gạo, Tâm Như cần phải đi giao nộp bài cho báo ngay để lấy tiền đong gạo. Khóa cửa cẩn thận xong, Tâm Như mới đi.
 Ông chủ nhiệm báo là một người tốt bụng. Tâm Như viết bài thường xuyên nên ông đã biết qua, nhìn thấy Như, ông vồn vã nói:
 - Ồ cô Như, mới sáng sớm mà cô đã đến à?
 Tâm Như cười, giao xấp bản thảo cho ông tổng biên tập:
 - Dạ kẹt quá, đang cần tiền mua sữa cho cháu nên ghé qua đây.
 Ông chủ nhiệm là người tế nhị, ông không nói gì, bước ngay vào trong lấy hai ngàn bạc ra đưa cho Như. Số tiền đó hơn nhuận bút của một truyện ngắn.
 - Ồ, sao nhiều quá thế này?
 - Không nhiều đâu, cô cứ lấy mua sữa cho cháu. Vả lại, lúc gần đây bài viết của cô khá khởi sắc, rất đáng hưởng số tiền trên.
 Tâm Như cầm tiền trên tay mà xúc động. Với số tiền này, mẹ con Tâm Như có thể sống được gần năm ngày. Đã lâu rồi Như mong mỏi bài viết của mình mãi lôi cuốn được bạn đọc. Nàng mong công việc đều đặn, không phải lo chuyện kinh tê khó khăn, vì vậy Như rất cố gắng, viết một cách thận trọng.
 Số tiền chỉ đủ lo ăn thôi. Còn số nợ của Bảo? Đương nhiên là Bảo không có khả năng gánh một mình rồi. Tâm Như cũng biết, với cái bọn cờ bạc lưu manh, nợ mà không trả thì thân xác Bảo chưa chắc được an toàn. Nhưng bây giờ với số tiền ít ỏi này biết làm sao đây? Tâm Như gật đầu nói nhỏ một tiếng cám ơn với ông chủ nhiệm, rồi quay người định bước ra, nhưng ông chủ nhiệm đã gọi giật lại:
 - Cô Như này, hình như cô đang gặp khó khăn?
 - Dạ!
 Như đáp.
 - Thế nhà cô đâu?
 - Anh ấy là nhạc công cho vũ trường "Con Chim Xanh".
 - Thu nhập ở đấy nghe nói cũng khá lắm mà?
 - Dạ, nhưng mà...
 Tâm Như chỉ nói được bấy nhiêu rồi ngưng lại. Biết phải trả lời sao? Khi mà tháng lương nào Bảo cũng đều nướng sạch trong sòng bạc, không những thế còn mang nợ như núi... Nhưng không lẽ Tâm Như lại kể lể chuyện đó ra? Nàng chựng lại và chỉ biết đứng ngẩn ra nhìn ông chủ nhiệm.
 Ông chủ nhiệm là người lịch thiệp, biết Tâm Như có điều khó nói, nên vội vã gật đầu:
 - Thật ra thì thời buổi này đời sống hơi khó khăn, tiền làm ra thì ít mà xài lại nhiều, lại có con nhỏ...
 Tâm Như chỉ cười buồn, gật đầu chào ông chủ nhiệm báo, rồi lật đật bế con ra khỏi toà soạn.
 Tâm Như đã đi thật xa rồi mà vẫn có cảm giác như đôi mắt của ông tổng biên tập từ phía sau vẫn đăm đăm nhìn theo. Có tiền việc đầu tiên là Tâm Như bước vào của hàng thực phẩm mua cho con mấy hộp sữa. Phải bồi dưỡng cho con. Gần đây nó cứ uống nước cháo mãi, nhìn con càng ngày càng gầy đi mà Tâm Như đau lòng. Uống sữa trong hoàn cảnh kinh tế gia đình hiện nay là xa xỉ, nhưng Tâm Như không thể làm khác hơn. Mua được mấy hộp sữa cho con, Như thật hài lòng, nàng cũng ghé ngang qua hộp đêm "Con chim Xanh" nhưng hộp đêm giờ này đóng cửa. Đành phải về nhà thôi. Có khi Bảo đã có mặt ở nhà.
 Nhưng khi Tâm Như về đến nhà, thì chỉ thấy nhà vắng lạnh. Như vậy là Bảo không có về. Tâm Như uể oải pha sữa cho con. Một sư giằng co trong đầu. Ta có nên thừa dịp nầy bỏ đi chăng? Chắc chắn một điều là Bảo không bao giờ bỏ được cờ bạc... Như vậy ta chờ anh ta trở về để làm gì nữa? Tâm Như đứng dậy, sắp xếp đồ đạc, bế con lên. Đi thì được rồi... nhưng mà... nhưng mà Tâm Như lại bịn rịn, bước đi không đành. Hình như có một sợi dây vô hình nào đó đang quấn lấy chân và trái tim của Như muốn Như ở lại.
 Bé Phương Phương lâu ngày mới được bú sữa, nó nút lấy nút để. Nó bú dồn dập, cử chỉ của con làm Tâm Như đau lòng. Con bé mới có đầy tuổi. Cái tuổi chưa thôi sữa vậy mà lại không có sữa thường xuyên. Tâm Như siết chặt con vào lòng, nàng buồn bã nói:
 - Phương Phương ạ, nếu mẹ sớm biết là sẽ có ngày hôm nay, thì mẹ đã không để con chào đời đâu con a. Tại sao con tôi lại khổ thế này?
 Rồi như mơ hồ nhớ lại, cuộc tình của hai người, mặc dù gặp nhiều trắc trở, nhưng cũng đã có một khoảng thời gian hai người cũng rất hạnh phúc. Lúc bấy giờ, dù không khá giả lắm, nhưng Bảo chưa sa vào cái bẫy cờ bạc. Còn bây giờ... Như nghĩ, nếu Bảo bình thường như mọi người thì hẳn là hạnh phúc biết bao. Cờ bạc chẳng kém á phiện, khi đã sa vào có thế nào cũng không rút ra được, thề thốt khuyên nhủ rồi thề thốt... Cuối cùng đâu lại vào đấy. Gia đình không tích lũy được mà những thứ đáng giá thì lại lần lượt vỗ cách bay đi.
 Đứa bé đưa bình sữa lên. Tâm Như nhìn xuống. Bình đã cạn sữa. Bé Phương Phương còn chép miệng nó còn muốn uống. Như đỏ cả mắt, nàng muốn khóc.
 - Thôi uống bấy nhiêu đó đủ rồi, uống nhiều quá tức bụng đấy, để chiều uống tiếp nữa nha con.
 Tâm Như nói như vỗ về, bé Phương Phương hình như hiểu được, nó cười với nàng.
 Còn bao nhiêu việc chưa làm, Tâm Như vội đặt con lên giường, chắn gối cẩn thận rồi mới đi ra nhà sau giặt áo.
 Ngồi cạnh vòi nước, Tâm Như thừ người ra với thau quần áo đầy bọt xà phòng... Cái công việc này ngày xưa khi còn là con gái, Tâm Như có bao giờ phải làm đâu? Tất cả đã có thím Trương, cô Tú.
 Như nhớ đến mợ Tâm mỗi lần ghé qua chơi, đều cầm bàn tay nàng lên khen lấy khen để. Đôi bàn tay với những ngón tay thon dài, trắng mịn. Những ngón tay chỉ để ấn lên phím đàn chứ không phải để làm bất cứ một việc gì khác. Thế mà, bây giờ... Những vết chai sần đã hiện trên vân tay. Đã lâu lắm rồi chẳng ai màng cần nó lên để chiêm ngưỡng, kể cả Bảo, chồng nàng.
 Tại sao vậy? Ngày xưa với cái bản chất nhạy bén của người nghệ sĩ, Bảo là con người tế nhị đầy ý thơ cơ mà! Chàng nuông chiều, nịnh đầm, tỉ mỉ. Bất cứ cái gì Tâm Như chưa ngỏ ý là Bảo đã làm. Chính Tâm Như đã yêu Bảo do cảm động bởi cái bản tính đó. Tình yêu của hai người như một ly rượu ngọt tràn đầy. Họ đã yêu nhau nồng thắm, Tâm Như đã nghĩ là rồi họ sẽ quấn quýt bên nhau suốt đời, chẳng rời nhau được. Nhưng mà... vậy sao lại có cái ngày nầy? Tại sao có cái thay đổi lớn lao thế này chứ? Con người! thật khó nói. Hoàn toàn bất ngờ, Tâm Như và Bảo hiện như hai con người xa lạ.
 Những bọt xà phòng do sự khuấy động, lúc giặt tạo nên như nở to ra, căng phồng đến mức độ nào đó rồi vỡ tan. Tâm Như chợ nhớ đến thời con gái của mình. Cái cô tiểu thư được nuông chiều muốn gì có nấy giờ không còn nữa! Người con gái ngày xưa không làm động móng tay bây giờ biết đủ mọi thứ, giặt áo, nấu cơm, bế con, pha sữa.. Biết cả cách nài nỉ khất nợ. Biết cả nhẫn nhục khi mua hàng thiếu tiền bị chủ quán nặng lời. Đã lâu lắm rồi Tâm Như không dám ngắm kính... Nếu sớm biết sẽ có ngày này chắc Tâm Như đã nghe lời cha mẹ.. yên phận ở đấy chờ khi địa lợi nhân hòa để cha mẹ sắp xếp cho một người chồng bề thế, giàu có.
 Tâm Như giặt xong chiếc áo dơ cuối cùng. Đổ bỏ thau nước dơ, thay một thau nước khác. Nước sạch trong ngần lăn tăn sóng in rõ bóng Tâm Như lên mặt nước. Một khuôn mặt tiều tuỵ, buồn phiền, xanh xao. Tâm Như đưa tay lên vuốt lấy nhừng sợi tóc lòa xòa trước trán. Nhìn xuống mặt nước, nàng tự hỏi:
 Đây là con người ta đây sao?
 Một nỗi buồn thoáng nhanh. Trái tim Tâm Như thắt lại. Ngay lúc đó, Tâm Như nghe tiếng con đang học nói từ trong nhà vọng ra.
 - Ba, ba, mẹ, mẹ..
 Cha của con ư? Tâm Như nhìn xuống mặt nước nói - Cha con đang bận ở sòng bạc... Ông ấy mê cờ bạc đến độ quên cả mẹ con ta, ông ấy không còn biết đến nhà cửa, ông ấy không cần gì khác ngoài những con bài, con ạ.
 Rồi Tâm Như ngẩn ra, quên cả chuyện giặt áo.
 Thật lâu sau đấy Tâm Như mới tiếp tục công việc được. Nắng đã lên cao. Tâm Như mang quần áo mới giặt ra ngoài sân sau, phơi trên nhừng cây sào. Thế này chắc có lẽ tối Bảo mới về. Như vừa phơi được mấy cái thì thiếm Châu ở nhà kế bên cũng mang quần áo mới giặt ra phơi.
 Nhìn thấy Như, thím nói:
 - Chú Bảo làm gì bận quá, mới thấy về nhà đã vội vã đi ngay vậy hở thím?
 Tâm Như giật mình. Bảo mới về? Thì ra ban nãy lúc giặt áo Tâm Như nghe tiếng bé Phương Phương gọi "Ba, ba" là lúc nó nhận diện ra Bảo, chứ không phải là học nói vu vơ.
 - Mới đây hở bác?
 - Ờ, sao? Cô chẳng hay à? Cách đây chỉ khoảng nửa tiếng thôi. Hình như tôi còn nghe cả tiếng bé Phương gọi cha nữa mà?
 Đúng vậy! Nhưng mà tại sao Bảo vừa về tới không kịp gặp ta đã đi ngay. Chợt nhiên, Tâm Như đặt thau quần áo xuống, xông vào nhà. Nàng nhớ lại cái khoản tiền mua sữa còn dư lại. Cái khoản tiền đủ cầm cự thêm bốn ngày ăn.
 Tâm Như kéo hộc tủ ra, học tủ trống rỗng, chỉ có một mảnh giấy với hàng chữ viết vội:
 "Tâm Như!
 Hãy tha thứ cho anh, nhưng anh rất cần tiền để gỡ lại em ạ!
 Bảo"
 Gỡ lại? Gỡ lại? Trời ơi! Tâm Như đẩy mạnh hộc bàn rồi ngồi phịch xuống ghế, nàng muốn khóc lên thật to nhưng rồi chỉ run run đôi môi. Không một tiếng thốt ra khỏi miệng... Tay chân Tâm Như rã rời. Công lao thức mấy đêm bây giờ mất hết. Bây giờ phải sống thế nào đây?
 Tâm Như đã tính giặt quần áo xong, sẽ ra cái chợ nhỏ ngoài đầu chợ, mua một miếng gan heo về nấu cháo cho con bồi dữơng, vậy mà, sao Bảo lại có thể tàn nhẫn như vậy? Con trẻ cần được bồi dưỡng. Nếu không thì làm sao nó lớn được.
 Tâm Như nắm chặt đôi nắm tay lại. Móng tay bấm sao vào da thịt, vậy mà Tâm Như vẫn không thấy đau. Hàm răng nghiến lại, nỗi đau khổ căm tức tràn ngập từng tế bào.
 - Anh Bảo? Anh có còn là con người không? Anh vẫn là một người đàn ông đấy chứ? Tại sao anh lại có thể hành động như vậy? Anh định giết chết mẹ con tôi ư?
 Tâm Như kêu lên. Gian phòng trống vắng không có một tiếng vang. Và Tâm Như đã ngồi như vậy mãi cho đến lúc có tiếng "rầm!" Rồi tiếng khóc thét của bé Phương Phương, Tâm Như mới giật mình quay lại. Bé Phương Phương đang nằm lăn kềnh dưới đất. Tâm Như hốt hoảng đứng bật dậy, chạy đến đỡ con lên.
 Khoảng cách giữa giường ngủ và mặt đất không cao lắm. Bé Phương Phương có lẽ vì sợ mà khóc nhiều hơn là vì đau. Tâm Như bế con lên xem xét, chỉ có một vết đỏ trên trán con bé. Nhưng như vậy cũng đủ làm cho tim Tâm Như thêm đau nhói. Nàng xiết chặt con nghẹn ngào.
 - Phương Phương, con đến với cái cõi đời này chi vậy? Nó đâu có gì là tốt đẹp! Mẹ thật ân hận, nếu sớm biết thế này, mẹ đã không để con chào đời.
 Sau một thời gian dài vật vã, Tâm Như cảm thấy không thể tiếp tục thỏa hiệp. Bởi vì cái thói xấu cờ bạc đã biết đổi Bảo thành một con người khác - Một con người hoàn toàn xa lạ với người chồng đáng yêu đáng quý thuở nào. Tại sao ta cứ phải cắn răng chịu đựng cái nỗi kổ do Bảo mang đến chứ?
 Và lần này Tâm Như quyết tâm, nàng dỗ con ngủ xong, sắp xếp quần áo vào vali. Tâm Như cố chỉ nghĩ đến những cái xấu của Bảo, để nén những tình cảm yếu đuối bào chữa cho Bảo âm ỉ trong lòng.
Tâm Như xếp từng cái áo, từng cái quần đặt vào vali. Nàng làm việc 1 cách từ tốn, chậm rãi. Quần áo thì không nhiều, vậy mà Như lại xếp gần cả tiếng đồng hồ, làm mà Như chờ đợi, Như muốn kéo dài thời gian ra, Tâm Như cũng không hiểu sao mình lại hành động như thế? Còn lại chiếc áo khoác màu xanh bên ngoài, Tâm Như cầm lên ve vuốt rồi nghĩ ngợi.
Hôm ấy là mùa đông. Lấy nhau được nửa năm. Tâm Như nhớ rất rõ. Lại là đầu tháng, Bảo vừa lãnh tiền. Đúng ra là mua 2 chiếc, 1 cho Bảo và 1 cho Như. Nhưng vì không đủ tiền... Như nhớ lại vợ chồng đã cãi vả nhau ra sao, lần cãi đầu tiên giữa 2 người. Khi Bảo đã mua chiếc áo đó cho nàng, chàng hay đi ngoài luôn, chàng cần áo hơn, vậy mà... Cuối cùng rồi chuyện cãi nhau đó cũng kết thúc với những giọt nước mắt cảm động, tình yêu nồng nàn hơn cả. Bảo đã ngắm Như rồi ôm Như vào lòng khi Như mặc áo, chàng nói:
-Em mặc chiếc áo này đẹp thật, đẹp tuyệt đấy! Anh nào có nhầm lẫn đâu?
Lúc đó sao mọi thứ lại tỉ mỉ, lại mật ngọt, 1 cách tình cảm như vậy? Còn bây giờ? Tâm Như ăn mặc thế nào, Bảo có buồn ngó tới. Chàng nào có thì giờ đâu! Chàng chỉ biết đến những con cơ, rô, chuồn, bích. Lâu lắm rồi, ngay cái nhìn Bảo cũng không dành cho nàng chứ đừng nói chi đến con. Bây giờ vuốt ve chiếc áo trên tay, bao nhiêu cảm hoài ngày cũ lại đến, Tâm Như cảm thấy xôn xao trong lòng, mắt chợt ướt. Chiếc vali mở nắp còn để trước mặt.
Chợt có tiếng cửa mở. Bảo xuất hiện ở ngạch cửa. Cũng giống như những lần trước khi thua bạc trở về nhà, đầu tóc của Bảo rối bù, khuôn mặt hốc hác, xanh xao, mệt mỏi. Đôi mắt thì láo liên bất thần. Thái độ của Bảo như đau khổ, ân hận. Nhiều lúc Tâm Như cảm thấy ngạc nhiên. Cờ bạc có gì quyến rũ mà Bảo lại say như vậy? Tâm Như nhìn chồng, lòng ngổn ngang trăm mối tơ vò, giận có, buồn phiền, đau khổ, thương hại có. Nàng chưa kịp phản ứng gì thì Bảo đã trông thấy chiếc vali quần áo. Khuôn mặt Bảo tái hẳn, chàng bước vội tới qùy dưới chân vợ.
-Tâm Như! Đừng em, đừng làm như vậy.
Tâm Như cố giữ cho con người mình thật cứng cỏi, nàng nói nhanh:
-Tôi đã hết chịu đựng nổi rồi anh ạ!
-Đây là lần cuối cùng em ạ, hày tha thứ cho anh 1 lần nữa.
-Anh nói câu này đã bao nhiêu lần rồi, anh biết không?
-Nhưng đây là lần cuối cùng, anh chỉ xin em 1 lần này nữa thôi.
-Làm sao tôi có thể tin lời hứa của anh chứ.
Tâm Như bậm môi nói, nàng xách vali lên nhưng Bảo đã chụp lấy tay nàng lại giật cái vali lôi hết quần áo ra ngoài.
-Anh van em, Tâm Như, mấy lần trước em sẵn sàng tha thứ cho anh, vậy thì thêm 1 lần này nữa, không được sao?
-1 lần rồi, 1 lần, cứ như vậy, tiếp tục mãi mãi. Anh Bảo, có bao giờ anh dứt được cái máu đỏ đen của anh đâu? Vì vậy em không thể chịu đựng thêm được nữa. Mẹ con em không thể sống mãi trong hoàn cảnh thế này. Anh là con người không có lương tâm. Anh dám lấy cắp hết tất cả đồng tiền em kiếm được để mua gạo, anh muốn giết chết hết mẹ con em như vậy thì anh nào còn cái nhân tính nữa đâu?
-Anh biết lỗi của anh. Anh chỉ xin em hãy tha thứ cho anh 1 lần cuối.
-Không được - Tâm Như cương quyết - Tôi phải đi, thà là 1 mình anh chết còn hơn cả 3 chúng ta cùng chết. Tôi rất quý cái núm ruột của tôi.
-Tâm Như! Tâm Như! - Bảo kêu lên và bắt đầu khóc - Nếu em không còn yêu anh thì ít ra em cũng nên nghĩ lại cái tình cảm mấy năm trời chung sống. Chúng ta đã tạo dựng được 1 gia đình nhỏ, 1 đứa con. Chúng ta còn có cả tình yêu cơ mà!
-Tình yêu! Con cái! - Tâm Như kêu lên - Anh còn mặt mũi nào dám nhắc đến những thứ đó nữa chứ? Anh đã đánh mất tất cả mọi thứ rồi.
-Không, anh vẫn còn, chỉ tại chuyện cờ bạc làm anh u mê ra, em biết không, mỗi lần ngồi trong sòng bạc, anh vẫn nghĩ đến em, đến con đấy chứ. Nhưng mà quỷ tha ma bắt cái cờ bạc, nó làm anh như mê hoặc nó cứ tạo cho anh cái viễn tưởng là anh sẽ thắng, sẽ đem về thật nhiều tiền để sắm sửa áo quần cho em, để mua sữa cho con. Nhưng số anh đen, anh cứ thua mãi! Và anh không thể không gỡ lại, nhưng rồi vì nôn nóng anh không còn bình tĩnh nên lại thua. Tâm Như, em nên hiểu cho anh, không phải anh không nghĩ đến vợ con, nhưng khi đã ngồi vào sòng bạc là không làm sao đứng dậy được nữa.
Tâm Như kêu lên:
-Anh đã biết vậy, mà tại sao cứ mãi cờ bạc?
-Bây giờ thì anh biết rồi, anh sẽ không đi nữa đâu. Với điều kiện em hãy tha cho anh 1 lần nữa. Em đồng ý chứ? Em đừng bỏ đi, hãy ở lại. Chúng ta sẽ xây dựng lại cái mái ấm. Tâm Như, ngày xưa em đã từng yêu anh tha thiết, không lẽ bây giờ anh đã ăn năn hối hận mà em nỡ nhẫn tâm dứt mặt anh bỏ đi đành sao? Tâm Như, anh van em, anh biết em là người vợ hiền lành yêu chồng con, hãy tha cho anh thêm 1 lần nữa. Đây là lần cuối cùng em ạ.
Lệ đã vờn quanh mắt Tâm Như, tất cả nhạt nhoà trước mắt. Như không còn thấy gì nữa cả, chỉ có lời của Bảo tha thiết dịu êm bên tai.
-Tâm Như, em cứ coi anh như 1 kẻ tội đồ đã biết cải tà quy chánh, em hãy thứ tha thử anh 1 lần nữa xem, em biết đấy, bây giờ ngoài em và con ra, anh là 1 đứa bơ vơ, anh cần được hỗ trợ bởi tình yêu của em. Nếu không có, anh sẽ chết mất. Em cũng biết đấy, tất c style='height:10px;'>
Bảo ngẩn ra, nghĩ đến những buổi làm việc thâu đêm của vợ, những bữa cơm đạm bạc chỉ toàn rau muống. Những số tiền nợ cứ càng lúc càng chất chồng.
Bảo bỗng thấy sôi máu lên. Chàng nhảy đến xô ngã tên ngồi cái. Cái xô bất ngờ của chàng làm hắn ngã bật ra sau. Và con bài 2 chuồn hiện ra dưới bàn chân của gã. Vậy là quá rõ ràng. Cả sòng bạc nhốn nháo lên, và 2 tay đàn em của tay cái, đã nhảy bổ đến đánh Bảo để giải vây cho tay chủ.
Bảo bị mấy cú đấm vào mặt, làm tối tăm mặt mũi. Bảo còn chưa đánh trả thì mấy cú đấm nữa đập vào bụng và Bảo ngã người ra sau.
Vô tình bàn tay chàng quơ trúng vào 1 chiếc ghế. Thế là 1 phản ứng phản xạ, Bảo chụp lấy chân ghế, quơ mạnh về phía đầu 1 tay đang chồm đến định đánh bồi. Cú đập khá chính xác làm tay em này ngã bật ra sau nằm yên. Tên còn lại thấy Bảo đã có vũ khí trên tay không dám xông tới nữa.
Lúc đó, lại có tiếng còi cảnh sát. Hắn vội vã cùng tay cái và những tay đánh bạc khác rút lui.
Bảo vừa buông chiếc ghế xuống thì 2 cảnh sát viên đã chạy vào. 2 mũi súng đen ngòm chỉa thẳng về phía chàng. Rồi 1 chiếc còng với chất thép lạnh cập vào tay. Họ không nghe chàng phân bua, cũng không cần chàng giải thích. Họ cúi xuống xem xét cái tay đang nằm dưới nền gạch. Cú đánh của Bảo đúng vào chỗ nghiệt. Bảo nghe họ nói với nhau: "Nó chết rồi".
Thế là Bảo bị điệu về bót.
Cũng may là cái tay điều tra viên là tay có nghiệp vụ vững. Hiểu được cái lý do tự vệ chính đáng của Bảo.
Tên bị Bảo giết lại là 1 tay có nhiều tiền án hình sự. Vì vậy Bảo đã được giảm nhẹ án. Chỉ với tội danh "tự vệ, không cố ý giết người" nên chỉ lãnh cái mức án tù 2 năm.
Chưa hết! Vào tù, khi cánh cổng sắt khép lại, thì thế giới bình thường cũng bị bỏ lại bên ngoài.
Ở đây là 1 xã hội khác. Cái xã hội tối đen như 4 bức tường. "Luật lệ được sắp đặt theo tay trưởng phòng ác ôn - Luật lệ của Đại Bàng".
Ngay khi vừa kiếm được 1 chỗ trống ngồi xuống, thì Bảo đã nghe tiếng ai đó ở góc phòng hỏi:
-Ê thằng kia vào đây tội gì đấy?
Bảo còn đang đau khổ khi nghĩ đến vợ con ở nhà nên đáp tỉnh bơ:
-Giết người!
-Ngon vậy ta! - Tiếng gã ngồi ở góc phòng kêu lên - Đâu ngẩng mặt lên cho chiêm ngưỡng tí nào?
Bây giờ thì Bảo đã quen với cái ánh sáng lờ mờ trong phòng giam. Bảo thấy ở góc phòng ngoài tay lên tiếng, vóc dáng cao lớn và hung dữ ra còn có mấy tay khác cũng mặt mày hung dữ không kém đang đấm lưng cho hắn.
Bảo nghe tên kia nói:
-Ê! Tướng tá gầy còm như vậy mà lì vậy ta, hẳn là có nghề chứ?
Và không đợi Bảo phản ứng, hắn hất hàm cho 1 tay ngồi bên cạnh:
-Đâu A Ngầu, mày ra dợt thử 1 trận với hắn xem.
Bảo còn chưa hiểu ý định của tay ấy, mà sau này Bảo mới hiểu là trưởng phòng nói gì thì thấy tay có tên là A Ngầu đứng dậy tiến về phía chàng. Và trong lúc Bảo còn ngạc nhiên thì liền ngay đó, 1 cú đá bay đến. "Bốp!" Bảo đã tối tăm mặt mày ngã lăn ra. Nhưng đâu phải chỉ có vậy thôi. Những cú đá và những cú đấm khác lại tới tấp. Bảo chẳng đánh trả lại được đòn nào, chàng đã ngất lịm ngay sau đó.
Trong suốt 2 năm ở tù, đâu phải Bảo chỉ bị có 1 trận đòn đó thôi?
Sự yếu đuối của Bảo bị đám vô thủ du thực chế nhạo. Và chúng đã xếp Bảo vào hạng thứ dân tận cùng trong tù. Chúng bắt chàng phải hầu hạ cả phòng. Hôm nào phần cơm đưa vào phòng thiếu là Bảo phải nhịn ăn. Không những thế, chàng còn phải đấm lưng, xoa bóp cho những tay to đầu đến tận khuya mới được ngủ.
2 năm ở tù! 1 thời gian không dài lắm nhưng nó đủ để Bảo suy nghĩ về sự lầm lỗi của mình, đủ để Bảo xót thương những giọt mồ hôi chảy xuống cho đồng tiền kiếm được, để Bảo biết xót thương vợ con - Những con người đã đau khổ bấy lâu nay vì chàng. Đồng tiền kiếm được bằng cờ bạc nhẹ nhàng đấy, nhưng lại là những đồng tiền phi nghĩa. Nó không ở lại với ta lâu và nó chỉ làm cho con người ta hư hỏng thêm thôi.
Bảo bắt đầu thấy nhớ thương vợ.
Không biết bây giờ vợ con chàng ở nơi nào? Chắc chắn là Như và con không còn ở lại thành phố này. Bởi vì nếu có, sao không vào tù thăm Bảo? Bảo rất hiểu Như. Cô ấy là 1 người giàu tình cảm. Nếu còn ở lại thành phố này, Như đã biết chuyện Bảo bị kêu án và sẽ thăm nuôi chàng. Như là người yêu chồng cơ mà?
Bảo ân hận. Bảo không trách chuyện vợ con bỏ đi. Đó là lỗi của chàng. Và chàng tự hứa với lòng mình là bao giờ được tự do... Bảo sẽ đi tìm lại vợ con. Chàng sẽ bỏ hẳn chuyện cờ bạc, sẽ nghiêm chỉnh làm ăn và thương yêu vợ con nhiều hơn.
Và 2 năm tủi nhục cơ cực như vậy đã trôi qua.
Hôm Bảo ra khỏi tù, hít được cái không khí trong lành, thì cuộc đời hoàn toàn như lạ. Bảo quay về nơi ở trọ cũ. Đúng như điều chàng đã đoán, mọi thứ đã đổi khác. Mẹ con của Tâm Như đã bỏ đi từ lâu. Căn gác đã được người khác mướn. Bảo đi tìm khắp nơi nhưng không gặp. Rồi chiến tranh xảy ra. Mãi năm rồi Bảo mới lang bạt đến thành phố này. Nhanh thật, mới đấy mà đã 18 năm.