Chăn Tha
Tác giả: Trần Thuỳ Mai

     ôi gặp Chăn Tha tất cả ba lần.
Lần thứ nhất, nàng đến giữa tro tàn của thị xã Xiêm Riệp.
Cả đống xương người đang được gom lại ngay cạnh đến Ăngko Vát. Trước đống xương trắng một thiếu nữ Campuchia đứng gục đầu, tóc bay lòa xòa trước gió.
Tôi đến gần, hỏi bằng tiếng Campuchia:
- Em cần gì?
- Em tìm cha em. Cô gửi trả lời, rồi ngước nhìn tôi: trên khuôn mặt vàng bủng là đôi mắt đen, to, não nề, sâu thẳm.
Cách mấy hôm sau, đại đội tôi khám phá ra một cái giếng, bên dưới có tám bao tải chứa xác người đã mục ruỗng.
Những xác người rữa nát đặt nằm trên đất, đen xỉn, quắt queo, khuôn mặt dúm dó thật kinh hoàng. Trong lúc chờ đem chôn, chúng tôi phải dùng báng sung đuổi lũ chó đang chực xông vào. Mùi tanh nồng nặc.
Giữa lúc ấy, tôi chợt cảm thấy có người nhìn từ sau lưng. Một mái tóc rũ rượl, một đôi mắt nhẫn nhục ảo não: Chăn Tha.
- Lục Thum cho em đến gần mấy cái xác.
Nửa giờ sau, em gái quay lại, vẻ tuyệt vọng. Nàng chắp tay lại trước mặt tôi như chào từ giã.
Tôi bùi ngùi đặt tay lên vai nàng:
- Chào nhé Chăn Tha. Chúc em gặp may hơn ở nơi khác.
Bất chợt, nàng quy xuống và đổ gục... Hốt hoảng, tôi đỡ nang lên và nhạn ra dưới đôi môi run rẩy là cái đói đang hoành hành dữ dội.
Tôi cữu tỉnh Chăn Tha bằng mấy bát nước cháo. Sau đó, nàng cùng ở với chúng tôi hơn nửa tháng trời. Vào đêm đại đội nhận lệnh hành quân bên Sóc-ni-kun, tôi chuẩn bị ba lô rồi sang từ biệt nàng.
Băng qua con đường nhỏ lẫn trong cỏ ranh giữa hai lán trại, tôi nghe tiếng người gọi. Chăn Tha đang ở bên bờ giếng. Trăng thượng tuần phủ lên cả người, cả cỏ cây, lóng lánh một màu ngân nhũ.
Nàng đang tắm, vai để trần, tấm xàrông đỏ quấn tư ngực xuống ướt đẫm. Lần đầu tiên tôi nhận ra Chăn Tha đẹp: những dường cong trên ngươi nàng mềm mại. Tôi bối rối dừng lại.
- Lục thum hãy lại đây. - Chăn Tha dịu dàng bảo tôi. - Từ trước đến nay, nàng vẫn gọi tôi là Lục Thum (Ông lớn) mặc dù tôi phản đối. Mắt Chăn Tha chìm trong một quầng đen huyền hoặc:
- Em sẽ không nhìn thấy Lục Thum nữa. Rối em cũng trở về phum thôi.
- Em trở về, rồi sống ra sao?
Lúc ấy Campuchia chưa ra khỏi cơn khủng hoảng sau chiến tranh.
- Chắc là khổ nhưng ở đó em còn thằng Xai Xà Rông em trai của em, nó chỉ còn em trên đời này thôi.
Tôi rất muốn nắm tay Chăn Tha để từ giã, nhưng vẫn bối rỗi đứng im. Tục lệ Campuchia, ai không được phép mà tự tiện nắm tay con gái sẽ có thể bị phạt vạ một bò. Nắm tay thiếu nữ và sờ đầu trẻ con, đó là hai điều tối kỵ mà người lính chúng tôi đều biết.
Chừng như hiểu ý, Chăn Tha bỗng nắm lấy tay tôi, ủ vào giữa đôi tay nàng. Thật bất ngờ, nàng bước đến sát bên tôi. Tôi hoa mắt: đôi gò vú tròn trĩnh của nàng nổi bật lên dưới tấm xàrông ướt đẫm. Thân hình nàng đầy đặn hiện ra dưới trăng, với mớ tóc ướt đang nhỏ nước ròng ròng xuống đôi vai. Nàng đăm đăm nhìn tôi vẻ mặt nghiêm trang và hoang dã. "Lục Thum đã cứu sống em, vậy mà em chưa có gì để đền ơn". Chăn Tha nói, giọng khàn, đục nhưng rất rành rọt… Với sự nhạy cảm của đàn bà, nàng đã hiểu được nỗi khao khát của người lính xa nhà.
Tôi ôm lấy thân thể mềm mại của nàng. Nàng ướt đẫm, gợi cảm và nóng ấm. Tôi là một người đàn ông, và tôi biết mình đang giữ trong tay một món quà tặng tuyệt vời. Những không hiểu sao, giữa lúc đó, nước mắt tôi cứ trào ra, không thể cầm được?
“Không, Chăn Tha". Tôi kéo lấy mí xà rông kéo lên che kín ngực nàng. Nàng giữ hai tay tôi lại, khẩn khoản:
- Lục Thum để cho em thành người vô ân, Lục Thum không tốt đâu.
Tôi lắc đầu:
- Thôi em về đi, ngủ ngon đi. Cầu em sông yên lành. Đừng gọi tôi là Lục Thum, tôi chỉ muốn là bạn của em thôi.
Chăn Tha lùi lại, nhìn sững tôi, rồi nàng chắp tay cúi chào tôi rất thấp.
Lúc ngẩng người lên, môi nàng thấp thoáng nụ cười kỳ lạ, một nụ cười ngậm ngùi pha lẫn xót xa.
Đó là một đêm rằm mùa thu. Về sau tôi cứ bị ám ảnh bởi nụ cười của nàng khi gặp tôi lần cuối, và chợt nhớ ra: đó chính là nụ cười bí ẩn trên tháp Bayon bốn mặt.
Sáu năm sau.
Campuchia hồi sinh, nhưng hồi sinh trong khói lửa.
Tôi nhận nhiệm vụ tiểu đoàn phó được một ngày thì đụng độ nổ ra ở vùng ven rừng Biển Hồ. Rừng Biển Hồ dày đặc, cây cối xen vào nhau kín mít, chỉ chừa lối đi khuất mờ trong cỏ... Nhưng lối đi thường cài mìn chi chít, để tránh mìn chung tôi phải phát rừng mà đi. Mưa dầm dề, có những lúc nhấc chân lên mới hay đế giày đã nằm lại dưới bùn lầy từ lúc nào không biết.
Chúng tôi nghỉ ngơi trong một phum đơn độc giữa hai quãng rừng. Đất còn ướt, vì thế tất cả đều ngủ trên võng. Thằng Hưng cần vụ và cậu trợ lý tác chiến tiểu đoàn nằm gần tôi. Vừa thiếp đi một tí, bỗng tôi mở mắt. Có tiếng động sột soạt trong lá cây. Tôi nhỏm dậy định xuống võng thì Hưng đã dậy trước tôi. Một tiếng nổ chát chúa vang lên, Hưng nhào xuống, hai chân dập nát đầm đìa máu. Tôi quát to:
- Cẩn thận, địch cài mìn dưới dép!
Đằng xa trong lùm cây có chỗ lay động: có người đang luồn rừng trốn chạy. Cậu trợ lý tác chiến tiểu đoàn nghiến răng, nhắm bắn. Cái bóng đổ xuống, lặng im.
Xác kẻ chôn mìn được lôi vào. Một cái xác mảnh mai, da ngăm ngăm đã xám lại. Một thiếu niên Campuchia còn trẻ hơn cả thằng Hưng. Viên đạn xuyên từ bả vai trái trổ tới, máu chỉ rỉ ra vài giọt.
Lúc sắp lên đường, bỗng có tiếng huyên náo. Cái xấc lật sấp trong sân đã có người đến nhận. Tất cả chúng tôi ngạc nhiên quay lại nhìn mặt con người cả gan ấy.
Một cô gái đứng lãng lẽ rước cái xác bé nhỏ, tớc rũ rượi in lên cây rừng và bầu trời xám ngắt. Cô dường như không để ý gì đến đoàn người súng ống vây quanh, đôi mắt đăm đăm, não nề, sâu thẳm.
- Xai Xà Rông, em ơi!
Cô gái quỳ xuống. Tiếng kêu như dao đâm vào ruột. Tôi rùng mình nhận ra Chăn Tha.
Giữa phút ấy, cô gái nhìn lên, mắt như đóng đinh vào khuôn mặt tôi. Tôi ngạc nhiên thấy nàng không khóc. Về sau này, nàng bảo tôi:
- Người Campuchia không khóc người chết, để cho họ thảnh thơi đi lên cõi trời bất diệt. Chỉ đau khổ cho người sống phải chia ly...
Mùa khô năm ấy tôi được đi phép mấy ngày ngắn ngủn, rồi quay lại với chiến trường. Đất Campuchia thật kỳ lạ, mùa mưa nơi nào cũng lầy lội ướt sũng vậy mà sang mùa khô tất cả giếng đều cạn, đất khô cỏ héo, tất cả nước hình như bị hút xuống tận lòng quả đất. Đi hành quân, có lúc chúng tôi phải liếm những giọt sương trên lá cho đỡ khát. Nhưng, sương mùa khô thường rất mỏng...
Cảnh người chiến sĩ bị thương giữa rừng đã khốn đốn, bị thương vào mùa khô càng nguy kịch. Thường nạn nhân chết vì khát trước khi bị vết thương hành mà chết. Đấy chính là tình cảnh tôi sau một trận phục kích năm 1986: một mình lạc trong rừng, vai mang vết thương, đôi môi khô quánh. Tôi vừa đi vừa ngã sấp ngã ngửa, không thể định hướng được đường về. Lúc ấy hai chân và tất cả giác quan của tôi chỉ hoạt động theo bản năng sinh tồn thuần tuý, hướng về hai mục đích: tránh mìn và tìm nước.
Ngày thứ ba lạc rừng, mắt tôi bắt đầu mờ đi. Vậy mà sao trên trời sao mà sáng thế. Những ngôi sao nhấp nháy ấy báo hiệu trời sẽ còn nắng to nữa. Những ngày qua, tôi đã nhai lá cây, đã liếm những giọt sương mỏng trên lá. Tôi ngã quỵ, súng rơi khỏi tay.
Một bóng người hiện ra, mờ mịt nước mặt tôi. Một bóng người có đầu tóc rũ rượi đôi mắt não nề chập chờn trước mắt tôi. Chợt tôi tỉnh hẳn lại khi thầy con dao sáng rực trong tay người ấy. Đó là một cô gái: tôi nhận ra Chăn Tha vơi con dao rừng nhọn hoắt.
Bấy giờ tôi mới nhận ra mấy hôm nay, thỉnh thoảng bất chợt tôi cảm thây như cô người theo dõi. Vì phải vật lộn với cơn khát vầ nỗi đau nhức nên tôi đã tự trấn an rằng đó chỉ lâ ảo giác. Nhưng bây giờ thì thực rồi: Chăn Tha đã kiên nhẫn bám theo tôi như người thợ săn bám theo con hổ bị thương. Giờ phút này, nàng mới hiện ra để đòi lại máu của Xai Xà Rông, em nàng.
Cây súng đã rơi khá xa tay tôi. Bình thường tôi là tay thiện xạ, bắn hai phát đạn cùng xuyên qua một chiếc lá. Nhưng Chăn Tha quá gân, nếu đưa tay với lây súng có thể nàng sẽ chặt đứt tay tôi. Chỉ còn một cách nằm im đợi lưỡi dao chém xuống. Ánh dao vừa loáng lên, tôi lập tức lăn qua một bên ôm lẫy chân Chăn Tha giật mạnh. Cô gái mất đà ngã nhão. Cuộc vật lộn bắt đầu. Chăn Tha là con gái nhưng cô ta hoàn toàn mạnh khỏe. Còn tôi vừa bị thương lại vừa đói khát đến kiệt sức.
Cái chết chờn vờn ước mặt tôi, ẩn hiện trong đôi mắt Chăn Tha đang bừng cháy. "Chăn Tha, cô không nhớ cái đêm bên bờ giếng sao?" Bất chợt tôi phì phò hỏi nang qua hơi thở cạn kiệt.
Thật bất ngờ, Chăn Tha khựng lại. Những nếp hằn trên mặt giãn ra, vẻ mặt cô chợt dịu lại thoáng vẻ trẻ thơ. Cô thừ ra nhìn tôi "Không, em vẫn nhớ. Em còn mắc nợ ông". Bỗng nàng bụm một, òa khóc:
- Lục Thum ơi? Sao ông lại giết Xai Xà Rông?
- Xai Xà Rông muốn giết chúng tôi, Chăn Tha biết rõ như vậy mà.
Chăn Tha rấm rức khóc một lúc, rồi nàng nhận ra: tôi đã cầm lại được cây súng.
- Ông định bắn em? Vậy ông hãy bắn đi, em khổ lắm, vì ông vừa là người ân, vừa là kẻ thù của em. Nếu em chết rồi thì chẳng bao giờ phải khổ tâm nữa.
- Không, tôi không bắn. Tôi thương Chăn Tha, tôi không ghét Chăn Tha, không muốn giết Chăn Tha.
Tiếng tôi thều thào giữa đôi môi khô quánh. Bất chợt tôi thấy nước mắt nàng mằn mặn thấm vào giữa môi tôi. Tôi ngã vật xuống, lịm đi, không biết gì nữa.
Chẳng biết tôi đã ngất đi như thế bao lâu, cho đến khi có tiếng người gọi xa xa từ đâu đó vọng tới. Tôi mơ màng thấy mình bơi trong một ao nước trong xanh mát rượi, tiếng người gọi hình như đâu từ tít bên bờ vọng lại. Tôi mở mắt: Chăn Tha đang cúi xuống bên tôi, nàng đang nhỏ cho tôi từng giọt, từng giọt nước. Thấy tôi tỉnh lại nàng vui mừng rạng rỡ: "Ôi! Lục Thum! Lục Thum không chết".
Tôi liếm môi, cựa mình, thây thân thể như cây cỏ tươi lại sau cơn mưa. Ổ rơm dưới lưng tôi kêu xào xạc. Chăn Tha đã cõng tôi vế đây, trong túp lều chăn vịt bên bờ ao cạn. Nắng tư những lỗ thủng trên nóc chòi lốm đốm làm tôi hoa mắt. Chăn Tha bước ra ngồi rồi trở vào, tay bưng tô cháo nóng. Tôi nhìn theo thấy vóc người nàng uyển chuyển và mập mờ như từ một thế giới huyên ảo khác mà đến. Dựa đầu vào ngực nàng, tôi húp bát cháo nong, ngoan ngoãn như đứa trẻ ốm trong lòng mẹ.
Ngoài cửa chòi, những sợi khói xanh lam mỏng mảnh vươn cao rồi nhạt nhòa trên nền trời. Xa xa dưới kia là mảnh ao đã cạn, chỉ còn lại một vũng nước nhỏ, trên vũng nước sót lại một bông súng lạc loài đỏ thắm.
Bảy ngày đêm Chăn Tha nuôi tôi trong túp chòi lá ven ao. Không có ai ngoài hai chúng tôi và một con trăn nhỏ trong góc chòi, con trăn nàng nuôi để bắt chuột. Đêm đêm, nàng rúc vào nách tôi như con chó con đùa nghịch. Tấm thân nàng mềm, ấm, quấn lấy tôi ấp ủ. Tôi thì thầm trong, lúc ôm ghì lấy nàng:
- Em đúng là con gái của thần rắn Nagar, Chăn Tha ạ.
Nàng không đáp lời tôi. Ngoài xa kia, tiếng tắc kè kêu, đĩnh đạc to vang rồi im bặt. Đêm ở đây yên tĩnh quá, tôi nghe rõ tiếng nàng thở, tiếng sự sống rung động dưới làn da, và cả giây phút tim tôi vỡ òa trong lồng ngực.
Đến ngay thứ bảy, Chăn Tha nấu cơm nếp, vắt thành nắm to, đựng nước vào chiếc “bình tông” lớn. “Chăn Tha ơi, cùng về với anh". Tôi dỗ nàng. Nhưng nàng lắc đầu, đôi mắt não nề, sâu thẳm. Nàng nhìn tôi rồi từ từ nhìn lên vách. Ở đô có con dao rừng sáng loáng. Con dao của Xai Xà Rông. "Con dao nó thỉnh thoảng đòi máu của anh, em sợ lắm. Anh biết không, bảy ngày đêm rồi, hôm nào em cũng phải khấn với nó: để em đền ơn anh xong đã, rồi sẽ, “báo thù”. Tôi lạnh mình vì điều bộc lộ chất phác mà rợn người của Chăn Tha. Bất chợt nàng ôm ghì lấy tôi, đôi môi cuồng nhiệt của nàng lại sưởi ấm thân tôi. Trong lần mê đắm cuối cũng, chưa bao giờ tôi thấy Chăn Tha gần gũi mà lại xa cách như thế. ”Anh đi đi, đi thật nhanh, đừng bao giờ quay lại nữa”.
Ngay hôm ấy, tôi lên đương tìm về đơn vị. Tôi biết, nếu còn ở lại có thể là tôi sẽ chết dưới tay nàng, hoặc cả hai đứa tôi sẽ chịu ơn nhau đến chẳng bao giờ trả nổi.
Hai năm sau, chiến trường phần nào lắng dịu. Tôi chuyển về đóng quân ở huyện Puốc. Đời lính những năm này đã bớt gian khổ. Chúng tôi ăn uống tương đối đầy đủ, quần áo chỉnh tề. Lĩnh ở đơn vị tôi đã có thời giơ tán gẫu với các cô thôn nữ, luôn miệng đùa: “Ôn xrơ lanh boóng tê? (Em có yêu anh không?).
Phần Chăn Tha nàng mãi mãi bặt tăm.
Một lần, tôi có việc ra chợ Xiêm Riệp cùng với cậu cần vụ. Tôi không vào chợ, chỉ ngồi trên xe commăngca mở đài ra nghe. Cậu cần vụ mua sắm xong, ra xe, tay xách một giỏ bông súng:
- Một cô gái Campuchia nhờ em cầm giỏ bông súng này ra cho anh. Cô ấy bảo gửi biếu Lục Thum vì biết Lục Thum thích ăn canh chua bông súng.
Tôi tái mặt, bảo cậu cần vụ quay lại tìm. Nhưng vô ích. Không cần phải nghe tả lại hình dáng, tôi biết ngay đấy là Chăn Tha.
Từ đô tôi luôn sống với cái cảm giác như đã từng thấy khi kiệt sức lê từng bước trong rừng già. Cái cảm giác ai đó theo dõi mình trong từng bước đi. Có một cái bóng đeo theo tôi. Tôi cố tìm, trong mỗi chặng đường đi qua, mỗi mái nhà tôi đến. Nhưng chỉ là một cái bóng, không ai nắm bắt được một cái bóng bao giờ.
Dần dần, tất cả ctĩng phôi pha. Tháng 9 năm 1989, quân đội Việt Nam hoàn toàn rút về nước. Trung đoàn tôi đi vào gần cuối đội hình hành quân.
Sáng xuất phát, tất cả ra đứng ven đương, chờ đoàn xe đi qua, đợi đến lượt mình.
Hàng trăm chiếc xe nối nhau, sẵn sàng cho chuyến đi dài: xuyên qua bảy tỉnh của Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài trở về quê mẹ. Hai bên đường, dân đứng sắp hàng san sát, vẫy tay chào. Trời nắng. Tôi ngồi một mình trên xe Jeep trông ra. Các đồng đội đang xuống xe ngồi bên vệ cỏ, uống nước dừa trong bóng mát.
Chợt có ai đó đến bên tôi. Cảm giác kỳ lạ vụt đến, cảm giác lúc tôi ở trong rừng Biển Hồ. Chăn Tha. Không ngờ, sau ba lần gặp gỡ định mệnh còn cho tôi gặp nàng thêm một lân nữa, vào giờ phút ngắn ngủi này. Nàng đứng đó, nhìn tôi, tay bế một đứa bé khoảng lên ba.
- Chăn Tha. Bao nhiêu năm nay em ở đâu? Tái sao giờ này Chăn Tha mới đến? Nàng đứng đó, nhìn tôi, mái tóc đen che khuất một phần trong chiếc khăn cro-ma băng lụa tơ ằm màu cánh sen. Mắt nàng vẫn to đen, sâu thẳm. Đưa bé áp đầu vào má nàng, tay mân mê bộ ngực tròn trặn sau làn áo mẹ. Mắt nó cũng đen như mắt nàng, nhưng da sáng, tóc mượt chứ không quăn. Trên khuôn mặt của đứa bé tôi nhận ra khuôn mặt của chính mình.
Tôi bế đứa nhỏ vào lòng tràn ngập yêu thương và oán trách. Tại sao con tôi ra đời không thấy mặt tôi! Chăn Tha nhìn vẻ mặt nghẹn ngào của tôi, môi nàng thoáng một nụ cười phảng phất buồn.
Mùa khô năm ấy, sau khi tôi về lại đơn vị, Chăn Tha cũng về lại phum va biết mình có thai. Quân Pôn Pốt ngầm trong dân ép Chăn Tha xuống đơn vị kiện cáo vâ gây rắc rối, nhưng nàng không chịu. Bụng mang dạ chửa, nàng một mình một thân trốn về thị xã. Trong cảnh túng cùng, nàng được một người đàn ông Campuchia lớn tuổi đùm bọc. Chăn Tha sinh con và nhận là vợ người đàn ông. Tục ở Campuchia, con gái thách cưới rất cao, những người nghèo thường rất khó lấy vợ, chỉ lấy được các bà góa hoặc gái lỡ làng, nghĩa là những người không có quyền thách cưới…
Tôi ôm ghì đứa con vào lòng. "Chăn Tha ơi, hãy về với anh!" Chăn Tha lắc đầu, mắt lấp lánh yêu thương. Trong bao nhiêu năm, sau ngày sinh con, Chăn Tha vẫn treo con dao rừng trên vách. Đến tháng chín nay nghe tin quân Việt Nam rút về, nàng ném con dao xuống con mương hoa súng, nói với mọi người:
- Xai Xà Rông đi đầu thai rồi! Nó không còn lẩn quất ở đây nữa đâu.
Thế rồi Chăn tha cùng với chồng bế con ngược lên huyện Puốc tìm tôi từ giã.
Kể đầu đuôi tới tôi xong, Chăn Tha vẫy chồng đến chào. Tôi thắt ruột thắt gan vì thấy chồng nàng quá già, râu tóc đã điểm bạc. Bên cạnh chồng, Chăn Tha đẹp đầy dặn như mặt trăng tròn sáng rỡ.
Tôi nhìn con tôi, cố ghi nhớ những đường nét trên khuôn mặt ngây thơ. “Tên con là gì. Chăn Tha?”
- Tên con là Xóc Xơ Bai, nghĩa là từ giã. Nào vẫy tay chào bố đi con? Chăn Tha nhìn tôi, đôi mắt nàng ánh lên vẻ dịu dàng man dại của một góc rừng mùa khô nărn xưa. Bất chợt nước mắt nàng trào ra trên má: ngươi con gái Campuchia không khóc trước cái chết nay đã khóc khi vô tình nhớ lại khoảnh khắc hạnh phúc ngấn ngủi của một đời người.
Chăn Tha ơi! Từ biệt Chăn Tha! Chăn Tha hận thu vả yêu thương nồng nàn và kiêu hãnh! Giữa hồi ức về những tháp đá Bayon bốn mặt, đâu mới thực là khuôn mặt của em.