Người chủ hoàng cung
Tác giả: Bùi Cát Vũ

     hầm-rên hoảng quá, nó co rúm trong bụi cây giữa công viên Chờ-rui-chăng-va, ngực nó đập thình thịch. Đàn bò chạy tán loạn về phía nhà ga. Mất bò thì chết với Ang-ca. Chuyện gì đã xảy ra? Bọn lính Pol Pot chạy đi đâu như đàn kiến nhọt vỡ tổ. Xe nhà binh chen chúc nhau trên đường nhựa, húc đổ cả cột điện trên vỉa hè. Bọn lính chạy bộ nháo nhác tràn quan công viên. Ở đầu ngã tư, một người mặc áo đen đứng trên xe Jeep chắn ngang đường. Hắn ta giơ cao súng lục, trợn mắt quát to:
-Ở lại chiến đấu! Đứa nào chạy tao bắn!
Nó bắn thật, bắn qua đầu các xe chạy sau. Từ phía dưới đường hỗn loạn, một loạt tiểu liên đáp lại, ném hắn xuống đất. Chiếc xe tải hất văng chiếc Jeep sang một bên, rồi các xe sau vùn vụt lao qua. Ghê quá! Mới la ó mà nhoáng cái chỉ còn một mớ bầy nhầy trên mặt đường nhựa. Thằng Chầm-rên vẫn băn khoăn về đàn bò. Nó muốn bỏ trốn luôn nhưng rồi cũng như bao lần đã có ý nghĩ đó mà nó không dám làm. Trốn đi đâu mới được chứ! Đâu cũng công xã, đâu cũng Ang-ca.
Phía trước nha ga cũng có lính chạy. Như vậy là chúng chạy hết về hướng U-đông.
-À! Chầm-rên biết rồi. Hèn gì suốt ngày hôm qua, cả đêm nữa xe chạy lên phía trước nườm nượp; xe nhà binh, xe du lịch, xe chở khách, có cả xe máy cầy kéo rơ-moóc nữa. Xe chở bọn cố vấn Trung Hoa bụng phệ chạy nhiều lắm. Mà tại sao nó chạy? Nó có sợ ai mà chạy: Chầm-rên không sao hiểu nổi, nhưng nó thấy khoai khoái trong bụng. Bọn lính chạy thì Ang-ca cũng chạy. Chắc là Ang-ca ở công xã chăn nuôi của nó cũng chạy rồi. Phải chi mình biết trước mình cài một cái một cái đinh dưới bánh xe hết chạy. Biết đâu, mình chẳng tẩm dầu vô nùi giẻ đốt cầu kho xăng thì tụi bụng phệ cũng hết chạy. Nghĩ vậy, Chầm-rên khoái quá.
Tiếng pháo, tiếng súng bỗng rộ lên lẫn trong tiếng xe tăng như mưa dông sấm sét làm rung chuyển thành phố. Ruột gan Chầm-rên dồn hết lên đầu; nhưng nó cũng kịp nhận ra cơn bão khủng khiếp đó chạy từ hướng cầu Mô-ni-vông đến.
Bọn lính áo đen như bị ma đuổi, vứt cả hon-da, xe đpạ, nhảy xuống sông Tông-lê-sáp lẫn chân cầu sập bơi qua cù lao.
Chầm-rên quay lại phía có tiếng kêu la của con gái. Nó thấy một đám lính nắm tóc, nắm tay lôi xềnh xệch ba chị mặc xà-rông màu. Các chị giãt giụa, la oai oái: “Buông tôi ra, tôi không đi đâu hết!”. Mấy thằng lính bỏ ba chị lại, chạy được một đỗi, chúng quay lại xả súng bắn. Một chị chết tại chỗ, một chị chạy vào ngõ hẻm, còn một chị ôm vai bị thương toá máu, lảo đảo.
Chầm-rên thấy đến lúc phải dời chỗ. Nó chạy băng ra sông, men theo bờ xuống phía nhà máy bơm nước. Có tiếng xe tăng chạy ngược chiều với nó, hướng chợ Mới. Nó lần xuống cảng, len qua dãy cần cẩu, chui vào đống thùng gỗ, định trốn ở đấy. Nhưng nó nghĩ. "Không thấy gì hết, dễ sợ lắm". Nó đi qua hết khu cảng rồi dừng lại một chỗ kín ngồi xem chơi. Nó vớ được một mặt ghế ni-lông, nó kê lên khúc gỗ, rồi lên ngồi dựa ngửa. Cái áo đen dài tới gối, dày cộm, mất hết khuy nút từ lâu phơi trần cái bụng xếp ve đen kính, trông dễ sợ, từ sáng đến giờ nó chưa có gì để bỏ vào đó cả. Mọi ngày thì giác nầy nó lùa bò về lãnh một bát cháo. Ngoài bữa ăn chính đó, nó còn độn thêm vào nào chuối xanh, bí đỏ, cà non nhặt được trong các vườn bỏ hoang. Bây giờ thì lòng nó thấy chộn rộn nên cũng không đói. Nhìn đôi chân khẳng khiu, đầu gối da chai đen chũi giống cẳng con nghé quá, bất giác nó ngúc ngắc hai bàn chân rồi mỉm cười.
Mặt trời đổ lửa, sấy cái đầu của nó khét lẹt. Nó nhìn bâng quơ theo bờ sông. Trên mặt nhựa đường chảy ra bóng ướt như nước đọng, nó thấy mấy vật gì lù lù chạy về hướng nó. Xe bọc thép. Thứ này nó thấy nhiều rồi nhưng sao mấy chiếc này chạy êm quá. Đúng rồi! Xe rú máy rồi dừng lại trước nhà trụ sở “đại hội dân tộc", ngôi nhà có những khung kính hình ba góc xung quanh mái. Trên nóc bằng có cột cờ trắng thường treo lửng lơ lá cờ "lưỡi cuốc”.
Chầm-rên rất thích thú với tên lá cờ "lưỡi cuốc" mà nó bí mật đặt ra và chỉ một mình nó biết. Chả là hôm tụi Ăng-ca ở công xã xử tử bác Sam-rếch về tội bác dám cãi lại với chúng nó. Thằng chủ tịch Sam-đa đập một cuốc vào sau ót bác, thế mà sau khi ngã xuống đất, bác còn lồm cồm bò dậy để nó đập một cuốc thứ hai, óc văng tứ tung. Nhìn cái cuốc nhuộm máu, Chầm-rên liên hệ tới lá cờ của Pôn Pốt, nó thấy cái hình vàng vàng ở giữa cũng giống như lưỡi cuốc.
Trong ánh nắng đổ hột. Chầm-rên thấy mấy người trèo lên nóc nhà, lôi lá cờ lưỡi cuốc xuống và kéo lá cơ đỏ tươi rất to, cờ lên đến đỉnh cột gặp gió: bay lượn tíu tít. Chầm-rên cố nhìn khuôn hình ở giữa lá cờ rồi nó xòe bàn tay đưa lên trước mặt suy nghĩ: giống bàn tay năm ngón, ngón giữa là ba mình, ngón bên phải là má mình, ngón bên trái là mình, mình cao bằng má rồi còn gì, con hai ngón bìa là em Chầm-mâu và em Sơ-ri".
Chầm-rên thấy mấy chú ra bờ sông nhìn lên, nhìn xuống. Nó muốn chạy lại gọi: "Chú bộ đội giải phóng ơi! Tụi Pôn Pốt nó chạy lên U-đông nhiều lắm", nhưng không dám. "Chú bộ đội giải phóng!". Nó gọi trong lòng như vậy, vì nước đây mấy năm, ba má nó đã dùng tên thân thương ấy để gọi những người bộ đội đi đánh Mỹ, đánh Lon Non.
Mấy chú vẫy vẫy cờ đỏ trên tay. Chầm-rên nhìn xa xa trên dòng sông Mê-kông chói chang ánh nắng, cò mấy chấm đen rẽ nuộc chạy lên. Ba chiếc, sáu chiếc, rồi chín chiếc tàu giống nhau. Nhanh quá trời, mới đó mà đã trông rõ lá cờ phơi phới trên lưng tàu như kỳ con cá lăng. Chầm-rên phải tìm một chỗ nấp vì súng bắt đầu nổ. Phải trấn tĩnh lắm nó mới phân biệt được súng từ các tàu cá lăng bắn sang phía bờ bên kia và súng bên kia sông bắn vãi xuống nước. Rồi pháo đâu từ trong thành phố câu sang, nổ bên kia bờ và trên đảo.
Bốn chiếc tàu đầu bằng cặp mũi cù lao, há mồm nhả ra cơ man nào là bộ đội. Các chú chạy băng băng trên đảo. Chầm-rên xem mê ly, cho đến khi một phát pháo từ bên kia sông bắn vu vơ làm cháy đống thúng gỗ gần đó, nó mới chạy qua đường, đánh vòng ra phía sau nhà bảo tàng, rỗi chui tọt vào trong bức tường đổ. Ở đấy có mấy dãy nhà lụp xụp giữa vườn chuối và cây trứng cá.
Chầm-rên không thèm để ý những đồ vật ngổn ngang lẫn trong gạch ngói, cỏ rác. Mấy năm nay nó buộc phải quen và đã quen, như một con gà con mồ côi, với một manh áo, một quần đùi, ngay ngày hai bát cháo. Nó vào một gian nhà còn tương đôi nguyên vẹn, bỗng nó giật lùi mấy bước vì thoáng thây từ dưới mớ nệm lúi xúi thò ra một bàn chân nhỏ xíu. Nó khuỳnh hai tay như một dũng sĩ, dõng dạc bước tới dỡ mớ bông đã mục thành bột, lôi ra một con búp-bê. Cô nàng nhắm nghiền mắt ngủ li bì, quần áo rách bươm cả, tội quá! Chầm-rên đỡ nhẹ đôi mi lên, cô nàng mở mắt đen. Nó đặt nằm xuống, cô nàng không thèm ngủ nữa. Chầm-rên tìm một chỗ kín trên đầu tủ áo, cất giấu búp bê cẩn thận, định bụng sẽ trở lại lấy về cho Sơ-ri lúc gặp lại em.
Chầm-rên ra vườn. Một quày chuối xanh mơn mởn nghiêng mình chào nó. Vừa lúc ấy, nghe đâu từ trên cao, tiếng con gái rõ dần, to dần: "nghe đây, nghe đây! Hỡi các binh sĩ; Chế độ Pôn Pôt-Iêng Xa-ri tàn ác đã bị lật đổ. Cách mạng đã làm chủ hoàn toàn thành phô Phnôm Pênh. Các bạn hãy ra hàng! Ai ngoan cố chống cự sẽ bị tiêu diệt. Nghe đây! Nghe đây!"...
Một phút đắn đo. Chầm-rên nghĩ: người ta gọi binh sĩ Pôn Pốt, mình đâu phải lính mà ra hàng. Nhưng ở đây gần đường, rủi người ta gặp thì sao. Lính Pôn Pốt cỡ tuổi mình cũng không ít".
Nó luồn qua vườn chuối, lại gặp một con đường nhựa. Nó lách mình qua tấm cửa sổ vào bên trong một dãy tường thành rất cao. Nguy mất! Trong này trống trải quá! Không kịp suy tính gì nữa, Chầm-rên đâm sầm vào một tòa lâu đài gần nhất, có nền đá cao gấp mấy lần bề cao của nó. Mặc cho mấy ông chằng mỏ chim có cánh đang ưỡn ngực đỡ mái lâu đài. Mặc cho hai con sư tử đầu to sụ đang ngồi chồm hỗm. Mặc cho hai con rắn hổ mang năm đầu lớn bằng cột nhà. Nó nhảy choai choai lên không biết bao nhiêu là bậc thềm đá đỏ, chạy quanh hành lang, đẩy một cánh cửa màu đỏ chui tọt vào lâu đài. Tối om om. Nó ngồi dựa tường, thở. Sờ soạng sàn gạch, nó đoán rằng lâu rồi không có người quét. Tay nó chạm phải cả một bãi phân dơi. Nó nhắm mắt giây lâu rồi mở ra. Nó đã trông thấy được cảnh vật. Trên vòm cao phát ngợp rất nhiều bức tranh màu sặc sỡ, rõ nhất là bức tranh một đàn voi xám, ngà dài thượt, mắt như voi sống, vòi mềm mại cong lên đằng trước. Trên mình voi một chàng dũng sĩ mặt xanh đứng giương cung, nửa người ẩn hiện trong mây. Dưới mặt đất có mấy người con gái mình trần ngồi xếp hai chân về một phía, chắp hai bàn tay trước ngực. Chầm-rên lần đi theo chiều dài lâu đài. Nó mân mê những chân đèn bằng gỗ quý bóng loãng giống như nhau, cứ ba con rắn vàng cong đuôi đỡ lấy một chao đèn pha-lê trắng đục, có hình như chiếc dù nhỏ. Không biết đi qua bao nhiêu gian bỏ trống, nó mới gặp hai chiếc ghế bành rất to vơi những hoa lá vàng nổi bật ra khỏi đai dựa, nệm ghế cũng bọc lụa vàng. Kế đến là một cái bộ đồ sộ bằng nhiều khối vuông chồng lên nhau. Mỗi khối vuông đều được chạm trổ tinh vi, tuyền màu vàng và son, lại thêm những hạt thủy tinh màu xanh biếc lấp lánh như những vì sao. Trên đỉnh chao, chễm chệ một chiếc ghế tựa mạ vàng, nệm bọc nhung đỏ. Hai bên bệ có hai hàng lọng hình giỏ cỏ rũ xuống những tua óng ánh chỉ vàng xung quanh chiếc cán thon nhỏ bằng bạc.
Phía sau là hai hàng ghế vàng rồi đến một cái bệ còn to hơn, lộng lẫy hơn ngoi bệ trước. Thân bệ là hình chín chiếc thuyền đầu rắn, đuôi rồng chồng lên nhau thành ba lớp. Ba thuyền trên cùng chở một ngôi tháp hình quả bầu mà đỉnh tháp có màn che rường phủ theo chiều cao của người đứng. Đến đây, Chầm-rên chợt hiểu ra: thôi rồi, mình lọt vào hoàng cung rồi! Đây là chỗ công chúa đứng còn bệ trước là chỗ vua ngồi. Hồi nhỏ ba mình đã chỉ cho mình nhiều lần trong một bức hình. Đúng rồi! Nhưng không sợ, không có ai ở đây đâu. Tụi Ăng-ca đã chẳng nói: "Vua Xi-ha-núc là đồ ăn bám, bị chính phủ Khơ-me dân chủ bỏ tù cải tạo lao động" rồi đó sao.
Nắm can đảm trong hai bàn tay, Chầm-rên rảo bước qua cửa ăn thông ra phòng phía sau. Quan sát qua loa, nô đoán đây là phòng giải lao của vua, vì dưới cây lộng hình nấm to tướng bằng tơ tằm có tua tụi xanh đó là chiếc đệm rất dày, tròn to như cái trống nhà trường.
Đẩy cánh cửa bên, Chầm-rên choá mắt bởi các đồ vật bày bừa bộn trên mặt bàn, nào là mũ miện của vua, mũ của hoàng tử, của công chúa, của nữ thần Áp-sa-ra, mặt nạ của dũng sĩ Prêân mặt xanh, của chàng tinh ba đầu, của đại bàng Krưda. Chầm-rên thích nhất là mấy cái mũ có đỉnh tháp nhọn hoắt, vàng rực.
Nó ướm thử một cái mũ tháp lên đâu. Đến trước tấm gương thật to trên khung vang, cậu ta uốn hai bàn tay và co một chân theo điệu vũ Lam-vông, tươi cười tự nhủ: "Mình có thua gì hoàng tử. Giá mà có nước, mình rửa qua bộ mặt một chút thì hách phải biết".
Trở ra, Chầm-rên lại xô một cánh cửa khác có chạm một cành tre vang, lá ngọc. Nó giật nẩy mình khi thấy một thằng nhỏ đầu trọc ốm teo, âo đen quá gối đang đẩy cửa. Nó đưa tay lên đe, thằng kia cũng giơ tay dọa lại. Thì ra là chính nó trong gương. Gian buông này bốn phía đều là gương nên trông tưởng như rộng bát ngát, giữa phòng là một cái giường kỳ lạ. Chầm-rên biết đó là giường vì trên có nệm gối dài, gối ngắn bọc gấm màu hoa cà đã sờn cũ. Thành giường chạm đến mặt sàn, bốn mặt đều chạm trổ tinh vi, sơn son thiếp vàng. Bên trên là một ngôi tháp. Toàn bộ cái giường trông giống như một ngôi chùa nho nhỏ mở hết cửa.
Bên ngoài trời tối rất nhanh. Súng vẫn nổ râm ran xa gần đâu đây. Cơn đói như có ai rót nước vào ruột, làm cho Chầm-rên buồn ngủ lạ, nó lên giường nằm nhún thử, nệm lún đến nửa người, sờ đâu cũng thấy mềm mại, mát rượi. Nhìn lên trần thấy những hình vũ nữ lờ mờ xa xôi huyền ảo, nó nhớ đến cha mẹ và em. Khi gặp lại nó kể chuyện này, chắc ba phục nó ghê lắm. Hồi trước mỗi lần kể chuyện huyền bí của hoàng cung xong ba nó thường chép miệng: "Đời mình biết chừng nào mới đặt chân đến hoàng cung được”. Ba má, em Chầm-mâu, em Sơ-ri sẽ vui mừng hết sức vì không ngờ nó còn sống mà lại được vào ngủ ở hoàng cung. Nước mắt nó chảy ướt gối khi nhớ lại hôm bị đuổi ra khỏi Phnôm Pênh. Nó ốm nặng không đi nổi, bọn lính Pôn Pốt dí súng lôi ba má đi, bỏ mặc nó ở lại. Ba chỉ nhìn, mắt đỏ hoe, con má thì lồng lộn nắm chặt tay nó gào khóc. Khi má bị lôi đi xa, nó còn giữ lại mãi tiếng má gọi thảm thiết “Chầm-rên con ơi".
Thằng Chầm-rên bồng bềnh trên chiếc thuyền rồng, rồi chìm dần, chim dần trong tiếng ru của má:
“Con ơi ngủ đi
Má hát con nghe
Đợi cơm chín con ăn
Đợi con lớn con đi học
Con học cho giỏi
Làm việc cho đời".
Trăng rắc vàng trên mái hoàng cung chập chùng, những ngọn tháp trằn trọc đứng sừng sững trong màn sương mỏng. Phật bốn mặt trên tháp chính nhìn trăng với nụ cười huyền bí muôn thuở. Các mái cong uốn lượn uyển chuyển như những cánh tay vũ nữ trong điệu múa nữ thần Áp-sa-ra vẫy các vì sao.
Tháng Ang-ca Yéak trán dô, má lồi, mỏ quắm, đưa bàn tay đây móng vuốt, chỉ vào mặt Chầm-rên gầm gừ:
- Thằng nhãi con! Đàn bò đâu rồi! Mất đàn bò mày phạm hai tội một là phá hoại sản xuất, hai là không có thịt có sữa cho cố vấn Trung Hoa ăn cho khỏe để giúp Campuchia dân chủ đánh Việt Nam, mày phải chết hai lần.
Chầm-rên sợ quá, định chạy, nhưng quay lại thì thấy phía sau có một con sư tử nhe răng, hai con rắn hổ nghển cổ phồng mang, ngồi trên mình rắn là một ông vua, tay cầm búa. Chân cẳng Chầm-rên bị tê dại.
Từ xa cô mấy chú bộ đội cầm cờ chạy lại, Chầm-rên cố gọi to nhưng cổ họng bị nghẹt kêu không thành tiếng. Nó vùng ngồi dậy trên giường kỳ lạ, mình ướt đẫm mô hôi, cổ khát như cháy.
Qua các khe cửa đã thấy ánh sáng nhờ nhờ, Chầm-rên vụt chạy ra ngoại. Nhìn qua đầu tường hình những cánh hoa sen nó thấy một công viên cây cỏ um tùm. Nó phóng qua sân cỏ rộng, trèo khung cửa sắt, vượt đường, lủi vào công viên rậm rạp những cây cảnh lâu ngày không được chăm sóc cắt tỉa. Nó ngồi lên một băng ghế đá, nhìn lại mặt trước cửa hoàng cung. Nó nhớ hồi nó ngồi trên vai ba để xem lễ thì chính cánh cổng sắt nó trèo qua vừa rồi là chỗ đàn voi kiệu công chúa và hoàng tử đi ra. Còn ngôi lâu đài không tường kia là nơi vua, hoàng hậu và các ông lớn ngôi để cho người ta dòm.
Bỗng có tiếng chân sột soạt trên đá cuội. Một người đàn bà đi về phía nó. Bà ta trạc tuổi má nó, ăn mặc buồn cười, trên là cái áo thun màu xanh sọc đỏ dưới là cây sa-rông màu vàng còn đính hàng đăng ten trắng, bằng chứng của một tấm vải màn che cửa sổ. Bà ta xách một cây giỏ ni-lông đỏ. Làm như đã quen biết từ lâu bà ta hất cằm:
- Đêm qua mày ngủ ở đây à
Cũng không vừa, Chầm-rên hất đầu về phía hoàng cung giọng khinh khỉnh:
- Tôi ngủ trong kia kia? Bà hỏi làm gì?
Người đàn bà hơi kinh ngạc:
- Mày ngủ trong hoàng cung? Ra thế!
Chầm-rên hít mũi, khiêu khích:
- Bà là Ang-ca à?
- Tao cũng có thể nghĩ mày như vậy, vì thành phố này không có dân, tao biết...
- Tôi thì khác, tôi bệnh nặng bị bỏ lại, Ang-ca bắt tôi chăn bò cho công xã ở cây số 6, bà không tin thì lên đó mà xem.
Thấy thằng bé căm ghét bọn Ang-ca, nhưng rất đỗi ngây thơ, người đàn bà ân hận với thái độ vừa rồi, giọng ngọt ngào hơn:
- Cô tin cháu rồi. Cô cũng vậy cháu à, vợ chồng cô đang làm ruộng ở hợp tác xã Kan Tuốt thi Ang-ca bắt về nhà máy rượu Phnôm Pênh để làm la de, nước ngọt cho tụi cố vấn Trung Hoa uống, khỏi phải chở từ bên Tàu sang. Chồng cô trước làm ở xưởng đó mà. Sáng hôm qua, bọn Ang-ca bắt mọi người lên xe chở đi. Ra đến sân vận động đô thành thì xe đâm vào gốc cây, nhiều ngươi chết, cô cũng giả chết, chờ tụi Ang-ca chạy hết, rồi cô mới chạy trở vào thành phố. Loanh quanh tránh những chỗ đánh nhau mãi, rốt cuộc cô vào đến điện Chăm-ca-môn. Trời tối, không thấy người, cô vào ngủ trong đó luôn.
Chầm-rên nhìn người đàn ba một lượt, vẫn chưa hết khinh khỉnh:
- Cô ăn cắp những thứ ấy của người ta phải không?
Người đàn bã kiêu hãnh dằn từng tiếng:
- Không phải ăn cắp, mã lấy của cải của bọn Trung Hoa đã cho Pôn Pốt đó.
- Bà ngủ một mình?
- Một mình chứ mấy mình (bà ta bật cười).
Thằng bé láu lỉnh lắm cho người đàn bà thân mật hơn. Bà ta đặt cái giỏ lên băng, rồi ngồi bên cạnh đó. Còn Chầm-rên cũng thấy hình như bà này đứng về phe mình, nên cũng kéo vạt áo che cái bụng, đong đưa hai cẳng.
Người đàn bà ra vẻ vừa thạo đời vừa châm biếm:
- Đêm qua cháu ngủ trong buồng vua hay buồng hoàng hậu?
- Tôi không biết.
- Buồng hướng nam hay hướng bắc?
Thằng Chầm-rên không nói, nó quay đầu vào Hoàng cung, chỉ về phía bên trái.
- Như vậy là buồng hoàng hậu, còn buồng vua ở bên phải, hướng bắc.
- Sao cô rành thế?
- Trước đây cô là vũ nữ Hoàng gia.
Đến phiên Chầm-rên ngạc nhiên.
- Cô là vũ nữ Hoàng gia?
Nó nhìn người đàn bà dò xét. Tuy cô ta gầy gò, nhưng những nét trên mặt, trên người cô chỗ nào mà má khen em Sơ-ri đẹp, thì cô đều có như vậy. Còn chỗ nào chê Sơ-ri xấu thì cô khác. Như vậy là cô này đẹp, nó kết luận như thế và tin hơn. Nó không cau có nữa, nên bà ta cũng thấy nó xinh trai đáo để.
Chầm-rên mường tượng như đã thấy bức ảnh màu trên vách nhà ai đấy. Đầu cô đội mũ tháp vàng có cánh phượng che tai. Mình cô khoác chéo chiếc khăn dệt chỉ vàng. Đôi vai trần cô đeo vòng ngọc nạm kim cương ở cánh tay và cổ tay. Cô quấn xả rông gấm xanh, trê trễ sợi dây thắt lưng bằng vàng. Sợ cô không nói nữa, nó linh hoạt hẳn lên:
- Cô à. Hôm qua cháu thấy áo, mũ của các cô rồi, trong Hoàng cung ấy.
- Cháu có nhìn thấy nhà hát Hoàng cung không? Cái nhà ở góc thành phía nam, nhà có nhiều cột to sơn đỏ ấy. Cô đã diễn ở đó không biết bao nhiêu lần trong những ngay lễ và những buổi tiệc nhà vua tiếp khách nước ngoài.
Bỗng nhiên cô chau mày, giọng buồn buồn:
- Có tài, có sắc lúc đó cũng là tai họa đấy cháu ạ. Sămdéc K-Âu bà ta hơi rùng mình nhún vai, cười gằn - cô đến khổ với ông ấy...
Bà ta nín lặng nửa chừng. Tôi nghiệp cho thằng bé, nó hiểu đấy. Người đàn bà nhìn nó khẽ lắc đầu như muốn nói rằng: Cháu ơi, cháu còn bé bỏng, làm sao hiểu được, mà cũng không nên cho trẻ con biết làm gì. Dĩ vãng, một dĩ vãng mạ vãng đầy xót xa tủi nhục của một vũ nữ Hoàng gia. Năm lên bảy tuổi, Sô-pha-ni được tuyển vào học múa trong hoàng cung với một bà giáo sư giỏi nhất, vì em của má cô là vợ thứ mấy không biết nữa của Sămdéc K-Âu. Mười năm sau, cô trở thành ngôi sao chói lọi tài năng và nhan sắc trong đoàn vũ Hoàng gia. Trong những chuyến viếng du Sămđéc K-Âu thương đưa đoàn vũ của cô theo để giới thiệu nền nghệ thuật của dân tộc. Nhiều vị đệ nhất phu nhân các nước đã phải phát ghen lên vì cô. Điều đó càng làm cho Sămđéc K-Âu hãnh diện. Cô cùng tuổi với Bô-pha Đê-vi. Vì không phải là công chúa nên cô không được đề cao như vũ nữ Bô-pha Đê-vi. Sămđéc K-Âu là ông vua đóng phim, sáng tác âm nhạc và còn dạy cả múa nữa! Nếu như ông mở ca-si-nô để moi tiền trong máu mê cỡ bạc của dân, thầu nghệ thuật, nhất là vũ và xi-nê, thì ông tuyển được gái đẹp nhất trong nước. Gái nghệ thuật lại văn minh, biết làm duyên, biết trang điểm...
Thấy thằng bé đăm chiêu, tội nghiệp, cô trở lại với nó:
- Cháu tên gì, năm nay bao nhiêu tuổi?
Chầm-rên lơ đãng trước câu hỏi của cô, vì nó đang đuổi bắt những ý nghĩ theo trí nhớ sáng dần lên trong đầu. Nó quả quyết là trước ngày Pôn Pốt lùa dân ra khỏi Phnôm Pênh có lần nó đã xem đoàn vũ của cô biểu diễn trong một bộ phim màu. Cô đóng vai nữ thần Áp-sa-ra. Các nàng tiên ra trước đã thu hút nó ngay vì những bộ y phục lộng lẫy, những chiếc mũ vàng một tháp rực rỡ với những động tác uyển chuyển theo điệu nhạc ngũ âm quen thuộc, êm đềm. Những khi nữ thần Áp-sa-ra xuất hiện thì lập tức làm lu mờ các vì sao. Áp-sa-ra đội mũ ba tháp, tươi như bông hồng, từng bước đi theo tiếng trống đĩnh đạc, uy nghi. Áp-sa-ra xoay chầm chậm trên một chân có đeo hai kiềng vàng, năm ngón chân trần cong dớt như mũi thuyền, cánh tay, bàn tay, ngón tay uốn cong theo những chiều ngược nhau, mềm mại dịu dàng một cách lạ thường. Đúng cô là Áp-sa-ra rồi. Đêm ấy về ba má cháu và mấy người khách còn thức đến khuya uống trà, nói chuyện về cô. Cháu nhớ có ai đó bảo là đầu cô, mắt cô, tay, chân, lưng, ngực cô đều biết nói. Cháu cứ thắc mắc hoài, không hiểu tại sao họ lại nói như vậy. Cháu biết tên cô rồi. Cô không giấu cháu được đâu. Chầm-rên cười một cách hóm hỉnh, như vừa phát hiện ra một điều bí mật.
- Thưa cô cháu mười ba tuổi ạ. Cháu tên là Chầm-rên - Nó đáp như một cái máy khi ngươi đàn bà lắc vai nó hỏi đến lần thư hai.
Người vũ nữ giương đôi hàng mi dài và cong nhìn thằng bé, nói qua hơi thở:
- Vậy là cháu lớn hơn con của cô hai tuổi, đứa con độc nhất của cô...
Sô-pha-ny lại đuổi theo những ý nghĩ lúc đậm, lục mờ... Lòng tự trọng không cho phép cô làm mãi kiếp con chim trong lồng để thỏa mãn tính ích kỷ, tham lam của một nhúm người đế vương chuyên sống trên đầu, trên lưng hàng triệu dân dốt nát, đói khổ đến cùng cực. Cô cũng không thể chịu nhục nhã về tâm hỗn và thể xác, nên cô đã rời bỏ vũ đoàn là nơi vô yêu thích nhất, nơi mà từ bé cô đã định gửi gắm cả cuộc đời. Cô kết hôn với người yêu, một sinh viên nghèo được đi học bằng tiền lương nghệ thuật của cô.
- Ba má cháu đâu rồi? - Giờ thi cô hỏi với giọng đầy tình cảm của một người mẹ.
- Ba má và em cháu lạc mất từ ngày bị đuổi ra khỏi Phnôm Pênh.
- Cháu à, chắc chết hết rồi... chồng cô, con cô đều chết hết.
Con cô - Bà ta ôm mặt khóc nức nở - nó đi chăn trâu, nó sợ mất trâu Ăng-ca đập chết nên nó lội sông theo trâu... chết đuối... Trước ngày nó chết, cô đi làm ngang qua, nó gọi mẹ! Rồi nó khóc...
Chầm-rên thấy thương xót và tội nghiệp cho cô nhưng nó không khóc, nó hỏi nho nhỏ:
- Thế tụi Pôn Pốt nó không giết cô à?
- Cô giấu kỹ lắm. Con coi nè, tay cô chai dày nổi cục hết, chân cô đây vết sẹo. Nghệ thuật sân khấu đã giúp cô đánh lừa được tụi ngu si ấy.
Mặt trời đã lên khỏi ngọn cây. Dòng sông Mê Kông như một bức tranh trên kính, nền màu da cam hừng hực sắc xuân sống động. Từ bờ sông xuất hiện hai anh bộ đội đi vào công viên. Họ ăn mặc rất giống nhau, quân phục màu mạ non còn nguyên nếp gấp rất vừa với khổ người, đầu đội kết Lê-nin cùng màu với quân phục. Chiếc băng đỏ trên cánh tay càng làm tăng thêm vẻ cương nghị tươi trẻ. Khẩu AK chéo ngang ngực vơi chiếc thắt lưng rất gọn gàng. Hai anh sông bước trên đôi giày vải màu xâm sậm. Tóc đen, mặt sáng, họ đẹp quá, làm cho Chầm-rên có cảm tình ngay, còn người đàn bà thì hơi lo, họ đến đứng trang nghiêm trước mặt hai người và tươi cười chắp tay chào. Một anh nói tiếng Khơ-me chậm rãi, câu nào tròn câu ấy như đọc sách.
- Chào bà, chào em. Có phải hai mẹ con không ạ?
Người đàn bà chặp hai bàn tay với những ngón dài và cong, do dự một lát rồi gật đâu:
- Dạ... dạ, phải ạ!
Chẫm-rên nhìn xuống đất, nó kéo vạt áo đậy bụng.
- Bà làm việc trong thành phố, chắc bà quen thuộc nhiều ở Phnôm Pênh này chứ?
Người đàn bà bối rối.
- Tôi là ngươi Phnôm Pênh này, nhưng Ăng-ka không cho đi đâu hết nên không biết gì cả.
Một anh bộ đội vội vàng quay trở ra phía bờ sông càng làm cho người đàn bà thêm sốt ruột. Anh còn làm chưa nói thạo tiếng Khơ-me, nhưng đã vui vẻ nói cả bằng đầu, bằng mắt, bằng tay.
- Thưa bà, chúng tôi muốn nhờ bà và em giúp chúng tôi hiểu rõ hơn thành phố Phnôm Pênh.
Người đàn bà trả lời chậm rãi từng tiếng vừa ra điệu bộ như cô giáo:
- Thưa ông, tôi làm ở nha máy nước ngọt còn em này thì chăn trâu ở công xã cây số 6. Nhà của tôi trước ử chợ cũ. Lâu lắm rồi tôi không được về qua đó. Chồng con tôi đều bị giết hết rỗi. Ba năm rồi tôi không được biết gì về thành phố này.
- Bà hãy gọi chúng tôi bằng anh bộ đội cho thân mật.
Anh bộ đội lúc nãy trở lại, có mang theo một chiếc túi vải bên hông. đến nơi anh mở nắp túi lấy ra bốn gói mì tôm đưa cho em bé.
- Em cầm lấy ăn đỡ, hình như em đang đói thì phải. Nếu bà và em cần gạo thì cứ đến chỗ bộ đội mà lấy, chỗ nào cũng được.
Chầm-rên đưa hai tay đỡ quà tặng, mặt nó tươi rói, nó muốn nói một câu gì, nhưng chưa biết phải nói gì, nó lẩm bẩm:
- Cám ơn!
Anh bộ đội đeo túi nheo mắt tươi cười bảo Chầm-rên:
- Đêm qua em ngủ trong Hoàng cung phải không?
Nụ cười của Chầm-rên bỗng méo xệch, nó cụp mi mắt nhìn xuống đôi chân đầy cáu ghét. Anh bộ đội kia cũng nói với giọng hiền từ.
- Đêm qua chúng tôi thấy bà vào ngủ trong điện Chăm-ka-môn. Trải qua bao ngày thống khổ cực mưa nắng, có điều kiện cũng phải ăn ở êm ấm một chút chớ, em nhỉ!
Thằng Chầm-rên hết sợ, nó nghĩ rằng không có cái gì mà các chú không biết, nó đánh bạo nói:
- Hôm qua cháu thấy đội lính chạy lên U-đông nhiều lắm, cháu thấy mấy chú treo cờ trên nóc nhà nữa. Thấy mấy chú chạy tàu lên cù lao nữa cơ.
- Sao cháu không chạy đến với mấy chú?
- Cháu sợ... mấy chú nói cháu là lính của Pôn Pốt.
Hai anh bộ đội cười xòa, người đàn bà cũng cười theo. Một anh móc túi áo trên ngực lấy quyển sổ nhỏ bìa đỏ trao cho người đàn bà:
- Thưa bà, đây là quyển “Cương lĩnh Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước", bà hãy đọc và giải thích cho mọi người nghe. Hai mẹ con một quyển, hay là em bé cầm một quyên riêng?
Chầm-rên thấy cần phải nói thật, có việc gì mà các chú không biết.
- Chú bộ đội ơi! Không phải mẹ con đâu! Cháu có ba má, em Sơ-ri và em Chầm-mâu, đi lạc hết rồi. Còn đây là cô Sô-pha-ny, vũ nữ Hoàng gia đấy.
Hai anh bộ đội tươi vui nhìn người đàn bà, một anh giọng ôn tồn và lịch sự:
- Chúng tôi có nghe tiếng chị trên báo chí trước năm 1970. Hân hạnh hôm nay được gặp chị. Tốt lắm, chị sẽ trở về với nghệ thuật để giúp dân giúp nước. Đất nước mình rất cần khôi phục lại tất cả, khôi phục lại nền văn hoa cổ truyền lâu đời của dân tộc để phục vụ và phát triển đời sống tinh thần của nhân dân. Cỡ nghệ sĩ như chị có lẽ bọn Pôn Pôt giết hết rồi, không còn sót mấy người, đó là vốn rất quí.
Sô-pha-ni lấy làm lạ hết sức về quan niệm văn học nghệ thuật mà cô mới nghe lần đầu. Những điều ma cô dằn vặt trong bao nhiêu năm trời dưới chế độ cũ, bây giờ bỗng chốc như được mở tung ra, sáng sủa trong câu nôi giản dị chân tình của anh bộ đội. Tuy mới chỉ là một bóng dáng lờ mờ, nhưng cô đã thoáng thấy hướng đi và tầm vóc vĩ đại của nền nghệ thuật dân tộc nếu như được đi đúng hướng ấy.
Anh bộ đội hỏi lại:
- Thưa chị, lúc nãy chị nói anh nhà bị giết chết năm nào, ở đâu ạ?
- Chồng tôi bị Pôn Pốt giết hồi tháng mười năm ngoại ở nha máy rượu cây số ba, chỉ vì chung cho là có dòng máu Việt Nam.
Anh bộ đội nghiêm nét mặt, giọng nói đầy cương nghị:
- Chỉ chuyện ấy thôi cũng đủ thấy rằng máu của dân tộc Campuchia và Việt Nam đã đổ vì sự sống còn của hai dân tộc. Trước đây bọn đế quốc Mỹ, Pháp và gần đây bọn Pôn Pốt - Iêng Xa-ri tay sai của bọn bành trướng Trung Hoa đều muốn chia rẽ hai dân tộc Việt Nam, Campuchia để dễ bề thống trị. Cho nên, hai dân tộc phải đoàn kết cùng nhau sát cánh để đánh bại mọi kẻ thủ. Kẻ nào muốn chia rẽ hai dân tộc ta là kẻ thù chung của chúng ta.
Chầm-rên nhìn hai chú bộ đội không chớp mắt. Nó nuốt từng lời, trong óc nó cũng lập lòe một tia lửa nhỏ. Chú bộ đội đeo túi vải nói với nó:
- Còn em, em tên gì? Rồi đây em sẽ được đi học, học thật giỏi nghe em, để làm việc cho dân cho nước. Nước mình cũng giàu lắm, dân mình siêng năng cần cù lắm. Cùng nhau đoàn kết xây dựng lại Tổ quốc, không bao lâu sẽ ấm no sung sướng.
Chầm-rên cảm thấy ấm áp trong lòng vì lời nói của chú bộ đội sao giống câu hát mẹ thường ru quá. Sô-pha-ny đứng dậy, trong tim cô như được tưới qua một dòng máu mới, như từ dưới lòng đất sâu thẳm có một sức mạnh lạ lùng nào đẩy cô lên, như từ bầu trời xanh vời vợi kia có một bàn tay kỳ diệu nào kéo cô dậy. Ngỡ ngàng và tha thiết quá, cô nhìn hai anh bộ đội với cặp mắt đằm thắm chan hòa nước mắt của một tâm hồn nữa được sống lại. Sô-pha-ni nói nghẹn ngào.
- Bây giờ chúng tôi đi về đâu và làm gì?
Thằng Chầm-rên cũng nói chen vào như reo lên:
- Chú bộ đội giải phóng ơi, cho cháu đi cùng. Cháu sợ lắm. Cháu không ở đây đâu. Cháu sẽ làm mọi việc các chú chỉ bảo mà.
- Cháu bé, cháu cứ ở đây, đã có các chú. Chính cháu là người chủ Hoàng cung. Cả chị Sô-pha-ni nữa, cả nhân dân Campuchia là người chủ Hoàng cung, người chủ của một đất nước đã trải qua một thảm họa tàn khốc, vừa mới hồi sinh, có nhiều việc phải làm lắm.
Cả bốn người cùng đi về phía nhà hát Hoàng gia.
Nắng sớm mai chạy lung linh trên những vòm cây xanh ngắt, trên những mái ngói đỏ tươi, trên dòng sông Mê Kông lộng gió. Một mùa xuân lại đền.
Phnôm Pênh
Xuân 1979
 
 
 

Xem Tiếp: ----