CHƯƠNG 18

Sinh hoạt lại đi vào quỹ đạo. Đan Lệ dọn trở về khu chung cư nữ sinh, dĩ nhiên, hai vợ chồng ông Đức lại từ Gevena bay sang La Mã một lần nữa, lần này, cả hai người không những gặp Đan Lệ, mà còn gặp luôn cả Chí Tường. Ông Đức biết rất rõ rằng, con gái mình đã bị tình yêu làm cho mù quáng, không còn cách gì cứu gỡ được nữa, ông đành phải trịnh trọng gửi gấm nàng cho Chí Tường:
- Chí Tường, cho dù thế nào đi nữa, cháu cũng không phải là chàng rể mà bác chọn! Bác không biết phải nói với cháu như thế nào, Đan Lệ là một đứa trẻ được nuông chìu từ tấm bé, không hề biết trời cao đất dày, cũng không hề biết đến khổ sầu của nhân gian. Đúng ra, bác đưa nó từ HongKong sang Thụy Sĩ, là muốn cho nó thoát khỏi chốn đau khổ, không ngờ, nó lại gặp phải cháu!
Chí Tường hỏi:
- Cháu là đại diện cho sự đau khổ hay sao?
Ông Đức trả lời:
- Bác không biết cháu có phải hay không? Bác chỉ biết một điều là, từ khi Đan Lệ quen biết cháu, nó gần như làm bạn với nước mắt mỗi ngày. Ngày trước, nó chỉ biết cười, bây giờ, cháu tự mình nhìn nó đi!
Chí Tường nhìn Đan Lệ, đúng vậy, nàng đã thay đổi! Nàng không còn là cô gái nhỏ vui vẻ, phóng khoáng, cười nói huyên thiên, bất cần đời ở bảo tàng viện Borghese ngày trước nữa. Nàng gầy sụt đi, tiều tụy đi, xanh xao và mệt mỏi, chàng cảm trái tim mình đau đớn như bị ai bóp chặt lại, gương mặt chàng bất giác biến sắc.
- Thưa bác, có thể cháu là đại diện cho sự đau khổ. Cháu không giống như bác, trên lưng cháu lúc nào cũng gánh một cột trụ to...
Chàng nghĩ đến chiếc cột trụ to tướng oằn nặng trên vai Chí Viễn, cảm thấy rằng ông Đức tuyệt đối không thể nào hiểu được thí dụ này. Chàng hơi dừng lại, đổi đi cách nói:
-... Cho dù cháu có là đại diện cho sự đau khổ hay không, xin bác tin ở cháu, cháu không hề bao giờ muốn đem sự đau khổ đến cho người khác, nhất là Đan Lệ! Nếu như Đan Lệ vì cháu mà gặp phải sự bất hạnh...
Đan Lệ nãy giờ vẫn theo dõi những câu nói của ông Đức và Chí Tường, lúc này, nàng nhào đến, đứng chắn giữa hai người, gương mặt nàng mang đầy nét hoảng hốt, sợ hãi, đôi mắt nàng mở to ra, nhìn vào ông Đức bằng ánh mắt cầu khẩn, căng thẳng, nàng nói thật to tiếng:
- Ba! Ba nói ít đi vài câu dùm con, được không? Con nói cho ba nghe, nếu như Chí Tường là đại diện cho sự khổ đau, thì xa rời anh ấy là sự tuyệt vọng. Ba!...
Giọng nàng nhỏ xuống, thấp hẳn đi, như cầu khẩn, như van lơn:
- Ba hãy để yên cho tụi con đi mà! Khổ đau cũng được, hoan lạc cũng cam, tất cả đều là do tự con tìm lấy! Con không oán trách một ai cả! Ba! Ba làm ơn dùm con đi, con không dễ gì mới thuyết phục được anh Hai của anh ấy...
Ông Đức vừa kinh ngạc, vừa giận dữ:
- Con còn phải thuyết phục cả anh Hai của hắn nữa à! Ba xem, hắn ta đúng là một nhân vật quan trọng của thế giới đây mà!...
Đẩy con gái sang một bên, ông thật sự bị chọc giận, trừng mắt nhìn Chí Tường, ông gằn giọng hỏi:
-... Cậu có thể bảo đảm là con gái tôi sẽ hạnh phúc hay không?
Chí Tường cũng nhìn thẳng vào ông Đức, trả lời ngắn gọn:
- Dạ không! Cháu chỉ có thể bảo đảm là cháu yêu nàng! Hạnh phúc hay không, nàng phải tự mình cảm nhận lấy!
Ông Đức giận đến đỏ mặt:
- Yêu? Người nào cũng biết nói chữ yêu! Yêu! Chỉ là một chữ trống rỗng, ngoài yêu ra, cậu còn có thể cho nó gì khác nữa?
- Con người của cháu!
- Con người của cậu hay lắm sao?
- Con người của cháu đối với bác, đối với thế giới này, có thể không có gì hay ho, cháu chỉ là một chiếc lá giữa dòng, như trăm ngàn chiếc lá khác. Thế nhưng, đối với cháu hoặc với Đan Lệ, có thể, đó là toàn bộ!... Ngoài ra, cháu còn có một thứ khác có thể cho nàng, thế nhưng, chưa chắc gì bác đã coi trọng thứ đó!
Chàng nhìn ông Đức chằm chằm. Ông Đức hỏi:
- Thứ gì?
- Quốc tịch của cháu!
Ông Đức đột nhiên cảm thấy mình bị đánh ngã quỵ, bị chàng trẻ tuổi, miệng còn hôi sửa này đánh ngã nhào! Chàng trai trẻ này chỉ dùng có mấy chữ, đã đánh trúng ngay nhược điểm của ông. Ông cứ đứng đó, trừng mắt lên, không biết nói gì cho phải. Đan Lệ đã lẹ làng nhào tới, ôm choàng lấy cổ cha, nàng để gương mặt mịn màng của mình, áp sát vào gương mặt của cha, nói bằng một giọng thân mật, dễ thương, dịu dàng, nũng nịu với ông rằng:
- Thôi mà ba, ba đừng giận mà! Cái tính của Chí Tường là như thế đó, nói chuyện lúc nào cũng chỏi người ta như vậy! Thôi đi ba, ba đừng nói nữa mà! Ba chọc cho anh ấy nổi sùng lên, anh ấy sẽ càng nói càng nổi nóng đấy! Thôi nhé ba, coi như con không phải, con xin lỗi ba vậy!
Trời ạ! Nói như vậy là thế nào? Hắn ta còn bị chọc cho "nổi sùng" lên nữa chứ! Lại còn "nổi nóng" nữa chứ! Ông Đức vừa giận dữ, vừa buồn cười, lại vừa có cảm giác chẳng đặng đừng. Nhìn vào gương mặt nửa như cuống quýt, nửa như van lơn, nửa như nũng nịu của Đan Lệ, ông biết rằng mọi chuyện coi như đã xong! Trái tim của con gái đã bị chàng trẻ tuổi này "Chụp bắt" mất tiêu rồi, làm cha mẹ có thể làm gì khác hơn được. Vả lại, khi ông đối diện với gương mặt bất khuất, tự hào của Chí Tường, sự tán thưởng và ưa thích của ông đối với chàng trai trẻ này lại tràn lan như nước vỡ bờ trong tận cùng trái tim. Cuối cùng, ông thở ra một hơi dài, đẩy nhẹ Đan Lệ vào vòng tay Chí Tường, ông nói:
- Thôi được! Chí Tường! Con đường của hai đứa còn dài l, vượt qua phế thành,
Mỗi ngày bôn ba ngàn vạn dặm!
Gần đến nhà rồi! Gần đến nhà rồi!
Mẹ ơi! Cha ơi! Vui biết bao!
Do bởi điệu nhạc của bài hát vô cùng đơn giản và dễ bắt chước, chỉ một lúc sau, cả một xe người đều đã cùng hát ầm lên với Đan Lệ, "Xe cũ phi nhanh, xe cũ phi nhanh!". Và cứ như thế, chiếc xe cũ nát "phi thẳng" đến quãng trường Quốc Hội.
Một loạt tiếng thắng xe rít vang lên gấp rút, chiếc xe cũ nát dừng lại, mọi người trên xe, la hét hoan hô ào ào nhảy xuống. Bọn họ khoa tay múa chân, nói chuyện um sùm với bức tượng nữ thần La Mã, Chí Viễn đẩy Chí Tường đến trước bức tượng, nói lên thật to:
- Hôm nay, chúng ta đến đây chiêm ngưỡng nàng! Ngày sau, hậu thế sẽ chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc của Chí Tường!...
Chàng nói bằng một giọng nhừa nhựa, say sưa, giải thích thật to:
-... Chí Tường! Trần Chí Tường! Nàng có biết không? Đó là một cái tên Đông Phương, nàng có biết không?
Chí Tường loạng choạng đưa tay ra kéo Chí Viễn, chàng tự cho rằng mình không hề say, thế nhưng không hiểu vì sao chàng cứ hả miệng ra cười toe toét, chàng cười mãi, cười mãi không thôi:
- Anh Hai, anh say rồi! Anh Hai, anh đừng kêu nữa! Đó chỉ là tượng đá, không nghe được tiếng của anh đâu!
- Nàng nghe được chứ! Nàng là thần mà, làm sao nàng nghe không được!
Chí Viễn cãi lại, tiếp tục nói chuyện với bức tượng, tiếp tục đưa tay quơ quào, la hét. Đan Lệ cười rũ rượi, vùi đầu mình vào lòng Chí Tường. Ức Hoa là người uống ít rượu nhất, là người tỉnh táo nhất trong bọn, nàng không ngừng chạy đến kéo tay Chí Viễn, Chí Viễn quay mòng mòng như cần trục xe lăn, không ngừng kêu la:
- Michaelangelo! Michaelangelo! Ông là bậc thày, ông là danh sư của ngành điêu khắc, ông cũng nên đến đây làm quen với thằng em trai của tôi, nữ thần La Mã, các vị anh hùng vô danh, Ceasar đại đế, vua Nile, Bernini... tất cả mọi người hãy đến đây, đêm nay, Trần Chí Viễn này bày tiệc, mời tất cả mọi người! Trần Chí Viễn này dọn một tiệc rượu cho thằng em trai, tất cả mọi người hãy đến đây! Đến đây...
Ức Hoa ôm lấy cánh tay chàng, ôm lấy người chàng:
- Chí Viễn! Chí Viễn! Anh làm cảnh sát đến đây bây giờ! Anh làm cho mọi người trong thành phố thức dậy bây giờ!
Chí Viễn cười sặc sụa:
- Người trong thành phố? Ha ha! Những "người" ở đây, chỉ có chúng ta, ngoài chúng ta ra, chỉ có thần linh của La Mã, và những hồn ma bóng quế của La Mã, đêm nay, là đêm người, quỷ, thần cùng nhau họp lại hội nghị! Ha ha, Ức Hoa, em có biết không?...
Chàng nâng cằm nàng lên, đột nhiên không cười nữa, mà nói thật nghiêm trang:
-... Những người hôm nay, là ma quỷ của ngày mai, là thần thánh của ngày sau, em hiểu không? Định luật của nhân loại là như thế đó! Như Trương Phi, như Quan Công, đều đi qua con đường như thế. Chúng ta, cũng sẽ đi qua con đường như thế...
Ông già ngồi trên những bậc thang dẫn lên tòa nhà nghị viện, từ nãy giờ ông cứ ở đó hát tới hát lui bài hát "Xe cũ phi nhanh", hiển nhiên là ông đã mê mẩn với bài hát này rồi.
- Xe cũ phi nhanh! Xe cũ phi nhanh!
Xuyên qua La Mã, vượt qua phế thành,
Mỗi ngày bôn ba ngàn vạn dặm!
Gần đến nhà rồi, gần đến nhà rồi!
Mẹ ơi! Cha ơi! Vui biết bao!
Đột nhiên, ông vùi mái tóc bạc phơ của mình vào hai cánh tay, và bắt đầu cất tiếng khóc rưng rức. Ức Hoa vội vàng buông Chí Viễn ra, chạy đến ôm lấy đầu cha. Nàng hỏi:
- Ba! Sao vậy ba?
Ông già đọc lên bằng một giọng mơ màng:
- Gần đến nhà rồi! Gần đến nhà rồi!... Ba muốn về nhà, ba muốn về nhà!
Ức Hoa vội vàng nói:
- Được rồi, ba, bây giờ chúng ta lái xe về nhà ngay đây! Ba đứng dậy đi, chúng ta về nhà!
Ông già khóc hu hu, nói xong rồi lại hát:
- Ba không nói nhà ở La Mã, ba muốn nói đến cái nhà thật sự của ba!... Xe cũ phi nhanh, xe cũ phi nhanh... Mỗi ngày bôn ba ngàn vạn dặm! Gần đến nhà rồi! Gần đến nhà rồi! Mẹ ơi! Cha ơi! Vui biết bao!...
Ức Hoa ngớ người ra, sựng lại, nàng không biết phải làm như thế nào. Đúng ngay lúc đó, nàng nghe tiếng Chí Tường kêu rú lên:
- Anh Hai! Anh sao vậy?
Nàng quay đầu lại, vừa đúng lúc nhìn thấy Chí Viễn đang ngã về phía chiếc tượng đồng to tướng, nàng kêu rú lên, Chí Tường đã đưa tay ra ôm ngay Chí Viễn. Ức Hoa chạy nhào tới, cúi người xuống, nàng nhìn thấy gương mặt trắng bệch một cách thảm hại của Chí Viễn, đang nằm gọn trong lòng Chí Tường, chàng vẫn còn đang mĩm cười, miệng vẫn còn đang lẩm bẩm:
- Chí Tường, em là một nghệ thuật gia vĩ đại!
Nói xong, đôi con mắt chàng nhắm nghiền lại. Ức Hoa kêu lên kinh hoàng:
- Chí Viễn! Chí Viễn! Chí Viễn! Anh say rồi? Hay là sao vậy?
Đan Lệ kéo tay Ức Hoa:
- Nhanh lên! Chúng ta đưa anh ấy đến bệnh viện! Anh ấy bệnh rồi! Để em lái xe cho! Nhanh lên!