CHƯƠNG 10

    
iấc ngủ không mộng mị vụt tan trong tiếng mạch đập thình thịch và ký ức về Fielding nằm chết trong phòng làm việc của ông. Ánh nắng lọt qua khe rèm cửa sổ. Tôi đã sống sót qua đêm nhưng vẫn luồn tay xuống gối tìm khẩu 38 ly. Chỉ sau đó tôi mới đưa tay đập lên đầu đồng hồ báo thức, dập tiếng chuông.
Suốt đêm điện thoại không réo chuông, vậy là tổng thống đã không tìm tôi. Tôi kiểm tra hộp thư thoại phòng trường hợp ngủ quên không nghe thấy, nhưng chẳng có tin nhắn nào cả. Cố không nghĩ gì lôi thôi nữa, tôi bấm số gọi Lu Li Fielding. Tiếng máy trả lời. Giọng Fielding vẫn vang lên trong hộp thoại, đầy hài hước. Hy vọng lúc này Lu Li đã cách xa Chapel Hill hàng trăm cây số, tôi bỏ máy, cầm súng vào trong buồng tắm, khóa cửa lại sau lưng.
Tôi cạo râu thật nhanh. Một chiếc xe do thám đã đậu gần nhà tôi đêm qua lúc tôi từ nhà Fielding về. Nó vội lủi đi khi tôi đến gần. Sau khi bỏ mấy món đồ nhạy cảm trong cốp xe ra, tôi gọi cho Rachel để biết chắc cô đã về nhà. Tôi nằm yên không ngủ trong khoảng hai tiếng, lắng nghe xem có tiếng động nào khả nghi, đầu óc nghĩ đến chiếc đồng hồ bỏ túi của Fielding. Vỏ bằng vàng xỉn, đã mòn vì cọ xát nhiều, một mặt số bằng chữ số La Mã đã ngả vàng. Không phải đồng hồ, Lu Li bảo thế. Dây chuyền. Có lần tôi đã hỏi Fielding về viên pha lê trên dây đồng hồ. Ông kể rằng một vị đạo sư Tây Tạng đã tặng nó cho ông ở gần Lhasa, nó giúp cho trí nhớ không bị phai mờ. Ông cười ha hả khi kể chuyện đó, nhưng khi ấy tôi không hiểu ý vị của câu chuyện vui. Bây giờ tôi mới hiểu.
Một công nghệ vi tính mới do Trinity hoàn thiện là bộ nhớ lưu trữ hình ảnh không gian ba chiều. Thay vì lưu dữ liệu vào mấy con chíp tí xíu, các kỹ sư của Trinity đã lưu chúng dưới dạng hình ảnh ba chiều trong phân tử của những tinh thể ổn định. Dùng laser để đọc chép dữ liệu, họ đã lưu được những lượng thông tin cực lớn trong các nguyên tử bố trí đối xứng của pha lê. Những viên pha lê tôi đã thấy ở phòng thí nghiệm hình ảnh ba chiều của Trinity có kích thước một quả bóng bầu dục, nhưng không có lý gì những viên pha lê nhỏ hơn không thể sử dụng được. Như cái viên pha lê trên dây đeo đồng hồ của Fielding.
Bằng cách nào đó, ông bạn người Anh này đã tải được các dữ liệu của Trinity vào viên pha lê trên dây đồng hồ. Và bởi vì không có kỹ sư hoặc nhà khoa học nào ngoài những thành viên cơ mật của Trinity biết về khả năng này, nên Fielding đã mang nó ra vào phòng thí nghiệm mà chẳng mảy may bị nghi ngờ.
Nhưng tại sao ông lại ăn cắp thông tin? Để bán cho kẻ trả giá cao nhất ư? Fielding là người truyền thống. Cho dù ông có bị túng quẫn về tiền bạc đi nữa, thì tôi cũng không bao giờ nghi ngờ ông có dính líu đến hoạt động gián điệp. Hay là ông ôm ấp một tư tưởng bí mật nào đó? Hay từ bỏ một tư tưởng? Hay ông là nhà khoa học với tư tưởng chính trị non nớt tin rằng mọi dân tộc nên được chia sẻ quyền tiếp cận những phát minh khoa học mới nhất? Có thể lắm. Nhưng tôi không nghĩ ông muốn một nước hiếu chiến nào đó lại có một vũ khí mạnh như máy tính Trinity. Nghe Fielding nói, có thể thấy ông không muốn bất kỳ một nước nào có nó.
Phải vậy không? Ông chẳng đã làm hết sức mình để ngăn không cho Trinity trở thành hiện thực đó sao? Kịch bản này có vẻ hợp lý nhất, nhưng tôi không đủ thông tin để đoán chắc. Và nếu không có chiếc đồng hồ ấy tôi không thể chứng minh được điều gì.
Tôi tắm dưới vòi hoa sen nóng rẫy, rồi mặc một chiếc quần cotton cứng và áo khoác thể thao, rảo bước ra xe, cố không nghĩ nhiều về những việc sắp làm. Mục đích đầu tiên của việc trở lại Trinity là để tìm chiếc đồng hồ của Fielding, nhưng sự thật là tôi không thể làm gì khác hơn. Ở lì trong nhà chỉ tổ kéo bọn theo dõi của NSA đến gần hơn, còn bỏ trốn - như tôi hy vọng Lu Li đã làm - sẽ khiến cho cả cơ quan chống lại tôi, nhưng nếu cứ duy trì được cái ảo tưởng là mọi chuyện vẫn bình thường - cho đến lúc tổng thống trở về - là tôi có thể trả thù cho cái chết của Fielding.
Trong những ngày giao thông thuận lợi, đi từ nhà tôi ở khu ngoại ô Chapel Hill đến tổ hợp Trinity mất độ hai mươi phút. Công viên Tam giác Nghiên cứu, nơi ẩn náu gọn ghẽ của tập đoàn nghiênn phòng tổng thống đây. Tôi nhớ là anh đã đến thăm văn phòng vài năm trước. Tôi vừa nhận được tin nhắn của anh. Chắc anh hiểu chúng tôi ở đây đang quá bận. Tôi không thể quấy rầy tổng thống cho đến khi biết rõ chuyện này là thế nào, nhưng tôi muốn nói chuyện với anh ngay khi có thể. Anh hãy giữ nguyên số máy này, tôi sẽ gọi lại ngay khi thời gian cho phép.”
  Tôi gần như nhẹ nhõm cả người. Tôi chống tay lên quầy cho vững. Thiết bị nhận dạng người gọi đến cho thấy cuộc gọi của McCaskell đã đến từ hai mươi phút trước.
  “Ai đấy?” Rachel hỏi.
  Tôi mở lại cho cô nghe lời nhắn.
  “Tôi phải thừa nhận rằng,” cô nói, “giọng nói nghe như của McCaskell.”
  “Giống giọng McCaskell? Thì đúng là ông ta. Vậy ra cô vẫn không hiểu tí gì về những chuyện cô thấy đêm qua?”
  Cô kéo một chiếc ghế từ bàn bếp ra rồi ngồi xuống đối diện tôi. “Anh nghe tôi nói này, David. Anh biết tại sao tôi đến đây không? Tại sao đêm qua tôi lại giúp anh?”
  “Nói đi.”
  “Cuốn sách của anh.”
  “Sách của tôi?”
  “Phải. Hằng ngày ở bệnh viện tôi thấy những điều mà người ta không nói với tôi khi ở trường y. Các ca đã rơi vào kẽ hở giữa thực tế và luật pháp. Những vấn đề hóc búa mà chính phủ không có can đảm để đối diện. Tôi cố sức xoay xở tình hình... có thể là than phiền với các bác sĩ khác, nhưng chỉ có bấy nhiêu thôi. Anh đã viết ra để thế giới đọc nó, mà không thèm đếm xỉa chuyện gì sẽ xảy đến với mình. Nạo phá thai. Chăm sóc cuối đời và chăm sóc thai nhi. Chết êm ái. Trời ơi, anh viết về việc giúp anh trai của anh chết.”
  Tôi nhắm mắt lại và thấy hình ảnh của anh trai mình, không thể cử động gì ngoài đôi hàng mi vì sự tàn phá của chứng teo cơ, rồi đến ngày ngay cả đôi hàng mi cũng không còn động đậy được nữa. Chúng tôi đã đi đến một thỏa thuận. Đến thời điểm đó, tôi phải giúp anh chấm dứt những gì còn lại của cuộc đời anh.
  “Tôi suýt nữa đã xóa chuyện này khỏi cuốn sách,” tôi nói.
  Cô nắm cánh tay tôi. “Nhưng anh đã không xóa. Anh đã liều mạng, và anh đã giúp cho vô khối người bằng cách cứ để thế không xóa. Những người mà anh không biết. Nhưng họ biết anh. Tôi biết anh. Và bây giờ thì anh ốm. Anh đã cần trợ giúp hàng tháng trời, và những liệu pháp thông thường đã bó tay. Tôi không thể nào vượt qua bức tường mà anh đã dựng lên.” Bàn tay cô nắm chặt cánh tay tôi, cô mỉm cười khích lệ. “Tôi tin rằng anh đang bị cuốn vào một nhiệm vụ rất quan trọng, đúng không? Nhưng hãy trả lời tôi điều này. Nếu máy tính Trinity đúng như những gì anh nói, thì, sao lại là anh? Anh biết không? Anh đã viết một quyển sách tuyệt vời. Tổng thống quen anh trai anh. Nhưng liệu điều đó có làm cho anh đủ trình độ đánh giá môn khoa học mà anh đã kể với tôi không?”
  Cô nói đúng. Còn nhiều điều phải nói. Tôi đã giữ kín quá khứ của mình quá lâu để đến bây giờ muốn nói ra cần phải có một ý chí mãnh liệt.
  “Cha tôi là một nhà vật lý hạt nhân,” tôi nhẹ nhàng nói. “Trong chiến tranh ông làm việc ở Los Alamos. Ông là nhà vật lý trẻ nhất làm việc trong Dự án Manhattan.”
  Đôi mắt đen của cô lóe lên. “Còn gì nữa?”
  “Tôi đã học vật lý lý thuyết ở Đại học Công nghệ Massachusette.”
  “Trời đất ơi! Đúng là tôi chưa biết gì về anh, phải không?”
  Tôi chạm vai cô. “Cô biết chứ. Nghe này, cha tôi là thành viên của nhóm người đầu tiên phản đối việc sử dụng bom. Nhóm gồm những người như Leo Szilard, Eugene Wigner. Người Đức đã đầu hàng, còn người Nhật thì không có nguồn lực để chế bom nguyên tử. Nhóm của cha tôi muốn chơi quả bom ấy với quân đội Nhật, chứ không phải dội xuống đầu dân thường. Sự phản đối ấy bị phớt lờ, và Hiroshima trở thành lịch sử.
  “Nhưng ngày nay chúng ta sống trong một thế giới khác. Ngay khi tổng thống nhận ra những điều mờ ám trong Trinity - chúng ta đang nói về việc giải phóng trí thông minh con người ra khỏi thân xác, lạy trời - ông biết rằng mình sẽ bị công kích chính trị nếu công chúng biết ông cứ tiến hành mọi việc mà không quan tâm gì đến các vấn đề luân lý, đạo đức. Hãy nhìn cơn giận dữ của công chúng xung quanh những nghiên cứu về nhân bản vô tính và phôi thai thì biết. Vì vậy tổng thống yêu cầu phải giám sát khía cạnh đạo đức. Ông ấy biết cuốn sách của tôi, ông ấy biết công chúng sẽ tin rằng tôi nói sự thật, và ông ấy tin tôi vì ông ấy biết anh tôi. Hơn nữa, sự khách quan đầy lương tâm của tôi còn có tính huyết thống, từ cha tôi với Dự án Manhattan. Vậy thử hỏi còn ai hơn tôi?”
  Rachel lắc đầu. “Vậy tại sao anh lại trở thành bác sĩ mà không phải là nhà vật lý?”
  Cô này không sao thoát khỏi cái bóng của một bác sĩ tâm thần. Hay có lẽ chỉ đơn thuần vì cô là phụ nữ. “Sau Hiroshima, cha tôi phải chịu một cuộc sống tồi tệ. Edward Teller tiếp tục dấn lên sáng chế bom khinh khí. Oppenheimer phản đối. Cha tôi cũng vậy. Ông đòi chuyển ngành. Tướng Grover không muốn nhả ông ra khỏi ngành vũ khí, nhưng họ đồng ý cho ông một công việc mang tính kỹ thuật nhiều hơn, ít dính dáng đến những đầu đạn hạt nhân hơn. Họ chuyển ông về một phòng thí nghiệm quốc gia ở Oak Ridge, Tennessee.”
  “Thế sao cha anh không bỏ việc luôn đi?”
  “Cuối cùng ông ấy đã làm thế. Nhưng hồi đó là Chiến tranh Lạnh. Khi ấy có đủ loại áp lực. Oppenheimer bị ngược đãi nhiều năm vì phản đối bom khinh khí. Cha tôi gặp mẹ tôi cũng chính ở Oak Ridge. Ở đó đời sống trở nên dễ chịu hơn. Rồi ông bà sinh ra anh tôi. Tôi sinh sau khá lâu. Một tai nạn, thật ra là thế.” Tôi mỉm cười khi nhớ lại cha mẹ tôi bộc bạch điều đó với tôi. “Tôi lớn lên ở Oak Ridge, nhưng khi tôi đến tuổi thiếu niên thì cha tôi đã bỏ vật lý hạt nhân và đưa chúng tôi về Huntsville bang Alabama, nhờ đó ông có thể làm việc cho chương trình không gian.”
  “Tôi vẫn chưa thấy mối liên hệ với y học.”
  “Mẹ tôi là bác sĩ nhi khoa ở Oak Ridge. Bà đã làm được nhiều điều tốt. Chẳng cần phải là thiên tài mới nhận ra công việc mang lại cho mẹ tôi nhiều hạnh phúc hơn cha tôi. Điều này đã ảnh hưởng đến tôi.”
  Tôi nhìn xuống điện thoại, chỉ mong nó lại đổ chuông lần nữa. “Đêm qua, tôi mới chỉ nói với cô một phần sự thật. Khi tổng thống trao cho tôi chức vụ này, tôi có cảm giác kỳ quặc rằng đây là quả báo. Tôi được trao một cơ hội mà cha tôi chưa bao giờ có ở Los Alamos. Cơ hội để thực thi kiểm soát đối với một công trình khổng lồ có thể thay đổi vĩnh viễn cả cái thế giới này. Xem sự thay đổi đó là tốt hay xấu, thiện hay ác. Tôi cảm nhận điều đó vào cái ngày tôi bước chân đến Phòng Bầu dục, và chính điều đó đặt tôi vào đây.”
  Rachel hít sâu rồi thở ra thật chậm. “Tất cả là thật đấy chứ? Tôi muốn nói đến Trinity.”
  “Thật. Và tôi phát cuồng lên vì vui sướng khi McCaskell gọi lại cho tôi. Chúng ta cần tổng thống vô cùng.”
  Tôi đứng dậy, nửa muốn mở lại tin nhắn của McCaskell, nhưng cơn mệt mỏi đã ập xuống. Tôi hy vọng chỉ là do kiệt sức, nhưng rồi những tiếng o o quen thuộc cứ rít lên trong răng hàm. Nhớ ra không còn viên amphetamine nào cả, tôi lấy một lon Mountain Dew từ trong tủ lạnh, bật nắp và uống một hơi dài để có chút caffein.
  “David?” Rachel nhìn tôi lạ lùng. “Anh có sao không? Trông anh run rẩy quá.”
  “Tôi ngất mất,” tôi vừa nói vừa uống thêm một ngụm soda nữa.
  “Ngất?” Đôi mắt cô mở to. “Chứng ngủ rũ?”
  Cô chưa bao giờ chứng kiến một trong những cơn bệnh của tôi. Khi tôi gật đầu, như có một màn đen lướt qua mắt tôi. Nó để lại một cảm giác đe dọa mơ hồ, tựa chừng vừa có ai trong phòng với chúng tôi, ngay đó nhưng tôi không nhìn thấy. “Tôi đang bỏ sót một việc,” tôi nói to ý nghĩ của mình lên.
  “Anh đang nói về chuyện gì?”
  Hình ảnh Geli Bauer vụt hiện trong trí tôi. “Chúng ta đang lâm nguy.”
  Rachel trông có vẻ lo lắng cho tôi hơn là lo sợ mối hiểm nguy bên ngoài. “Nguy hiểm loại nào?”
  “Có gì đó bất thường trong cách mọi chuyện diễn ra. Godin cho chúng tôi nghỉ... Hồ sơ của tôi bị lấy cắp khỏi phòng làm việc của cô... McCaskell gọi. Tôi đang bỏ sót điều gì đó, nhưng tôi quá mệt nên không thể nghĩ ra.”
  “Tôi nghĩ McCaskell gọi đến là tin tốt chứ.”
  “Đúng. Nhưng chỉ....” Dù đờ đẫn, tôi vẫn thấy cần súng trong tay đến phát điên. “Tôi nhờ cô một việc. Chờ tôi ở đây hai phút.”
  “Cái gì?” Mắt cô tối sầm vì lo âu. “Anh định đi đâu?”
  “Sang nhà bên cạnh.” Tôi hối hả ra cửa sau.
  “David! Lỡ anh bị ngất thì sao?”
  “Có ai gọi cũng đừng mở cửa!” tôi kêu lên. “Nhưng nếu điện thoại reo thì trả lời và bảo tôi sẽ về ngay.”
  Tôi chạy ra ngo&agrCha tôi cũng từng trải qua những cảm giác tương tự khi nghiên cứu vũ khí hạt nhân ở Los Alamos và Oak Ridge. Và hồi ấy ông đã phải phục tùng trắc nghiệm phát hiện nói dối. Nhưng thời thế đã thay đổi so với thời Chiến tranh Lạnh. Ngày nay NSA có những máy phát hiện nói dối dựa trên công nghệ MRI, và không giống máy phát hiện nói dối truyền thống, nó chính xác đến một trăm phần trăm.
Nguyên tắc rất đơn giản: khi nói dối, bộ não vận dụng nhiều tế bào thần kinh hơn khi nói thật. Ngay cả những kẻ nói dối bệnh lý cũng nghĩ đến sự thật trước khi trả lời câu hỏi. Sau đó anh ta mới bịa ra hoặc lặp lại câu nói dối của mình. Hành động này soi sáng bộ não kẻ nói dối như những ngọn đèn đêm Giáng sinh, và máy phát hiện nói dối MRI chỉ việc chụp lại và lưu kết quả cho người thẩm vấn. Chính Fielding là người đã chống lại việc dùng máy phát hiện nói dối MRI, lập luận rằng những triệu chứng lạ trong chúng tôi sẽ trầm trọng hơn khi tiếp xúc thêm với MRI. Đó là một thắng lợi của Fielding trong cuộc chiến chống lại sự xâm phạm cõi riêng tư của chúng tôi, nhưng những cuộc thẩm vấn phát hiện nói dối thông thường thì không ảnh hưởng gì lắm đến thần kinh. Áp dụng chúng một cách bất ngờ sẽ cho anh cái cảm giác như đang sống ở một nơi tinh thần bị đàn áp tồi tệ, nhất là khi anh đang có điều gì muốn giấu.
“Cô định gây mê tôi à?” tôi hỏi. “Hay trói tôi?”
Ả có vẻ muốn thế thật.
“Không. Thôi quên đi.”
Ả giơ ngón tay lên lơ đãng sờ vào vết sẹo. “Tôi không hiểu sao anh lại chống cự hăng như vậy, bác sĩ?”
“Chắc chắn là cô hiểu.”
“Anh đang giấu giếm điều gì?”
“Nếu tôi có điều gì muốn giấu thì cô cũng thế.”
“Anh đang cố lật đổ dự án này.”
“Tôi làm thế nào được chuyện đó? Mà tại sao tôi phải làm thế? Dự án đang bị treo cơ mà.”
Geli ngắm nghía móng tay ả, hai chiếc trong số đó bị cắn trụi. Có lẽ rốt cục ả cũng không điềm tĩnh cho lắm. “Bằng cách ra trước công luận,” cuối cùng ả nói.
À đây rồi. Nỗi sợ hãi thầm kín do chứng hoang tưởng của đầu óc nhà binh. “Tôi chưa hề làm thế.”
“Anh có nghĩ đến chuyện đó không?”
“Không.”
“Anh đã nói chuyện với tổng thống chưa?”
“Trong đời tôi ấy à?”
Cuối cùng ả cũng gắt lên khó chịu, “Sau cái chết của Fielding.”
“Chưa.”
“Hôm qua anh có gửi lại lời nhắn ở Nhà Trắng.”
Tôi cảm thấy mặt mình đỏ lên. “Phải.”
“Anh đã gọi điện thoại công cộng?”
“Thì sao?”
“Tại sao?”
“Di động của tôi hết pin.” Tôi nói dối dễ dàng, khó mà kiểm tra được.
“Tại sao anh không đợi về đến nhà hẵng gọi?”
“Đúng lúc đó tôi thấy cần nói chuyện.”
“Thấy cần nói chuyện với tổng thống Mỹ?“
“Đúng thế.”
“Về cái chết của Fielding?”
“Cùng với những chuyện khác.”
Ả có vẻ cân nhắc khá kỹ lưỡng những lời sắp nói ra. “Anh nói với Nhà Trắng anh không muốn các yếu nhân khác của Trinity biết rằng anh đã gọi cho họ.”
Huyết áp của tôi tụt xuống đột ngột. Làm thế nào mà bọn chúng nghe được những gì tôi nói qua điện thoại công cộng? Chắc hẳn bằng cách nghe trộm, mà không phải cảnh sát địa phương hay FBI hầm bà lằng. NSA mỗi ngày ghi âm trộm hàng triệu cuộc điện thoại riêng tư, các ổ đĩa ở tầng hầm khu căn cứ quân sự Meade được kích hoạt bởi những từ khóa như thuốc nổ, Al Qaeda, mã hóa, RXD, hoặc thậm chí Trinity. Tôi nhớ mình đã nói “Trinity” ngay khi tổng đài Nhà Trắng trả lời, để cô ấy nối máy cho tôi đến nơi cần gọi. Có lẽ NSA đã ghi âm cuộc nói chuyện của tôi từ lúc ấy.
Tôi trấn tĩnh và nhìn thẳng vào mắt Geli. “Tôi được đích thân tổng thống chỉ định vào dự án này chứ không phải NSA hay John Skow, hay ngay cả Peter Godin. Tôi có mặt ở đây để đánh giá các khía cạnh đạo đức của dự án. Nếu tôi xác định có vấn đề nào tồn tại, tôi báo cáo trực tiếp với tổng thống. Ở đây không ai có quyền nói gì về chuyện này.”
Ván bài đã lật ngửa rồi. Tôi vừa mới vạch một lằn ranh giữa tôi với tất cả những người khác trong tòa nhà Trinity.
Geli nhoài người ra phía trước, cặp mắt xanh của ả thách thức tôi. “Anh có mấy điện thoại di động, bác sĩ Tennant? ”
Không phải là tôi tự nguyện cho máy siêu MRI quét qua vì không biết gì. Lý thuyết rất đơn giản: vì loài Homo sapiens vốn tiến hóa trong từ trường trái đất thì năng lượng từ trường của một máy MRI chẳng thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của nó. Điều này đã được chứng minh qua vô số lần sử dụng máy MRI thông thường, tạo ra từ trường mạnh gấp ba mươi ngàn lần từ trường trái đất. Nhưng máy Siêu MRI do Trinity phát minh - sử dụng vật liệu siêu dẫn và những nam châm khổng lồ - tạo ra một từ trường lớn hơn từ trường trái đất tám trăm ngàn lần. Những tác dụng phụ khó chịu như làm nóng mô đã được giải quyết tốt trong các thí nghiệm ở động vật, nhưng trong nhiều ngày sau khi tiến hành “siêu chụp”, tất cả chúng tôi đã trải qua những triệu chứng rối loạn thần kinh.
Jutta Klein, người thiết kế máy Siêu MRI, bị mất trí nhớ ngắn hạn. Ravi Nara chịu sức ép kinh khủng của các xung động tình dục (y đã bị bắt gặp nhiều lần đang thủ dâm trong phòng làm việc hay trong toilet). John Skow bị chứng run tay, còn bản thân Godin thì bị động kinh. Fielding, thật ngạc nhiên, bị hội chứng Tourette và thường xuyên buột ra những câu chữ không thích hợp. Còn tôi thì bị chứng ngủ rũ.
Vì Ravi Nara, nhà thần kinh học đoạt giải Nobel của chúng tôi, không thể tìm thấy cách giải thích nào về mặt y học cho những triệu chứng hỗn loạn đột ngột này, nên toàn bộ các cuộc chụp Siêu MRI được tạm ngưng. Công việc trên máy tính Trinity vẫn tiếp tục, nhưng máy Siêu MRI đã được đưa ra khỏi dây chuyền, các kỹ sư của Godin chỉ có sáu bản chụp nguyên gốc để khảo sát và không ai biết như vậy có đủ làm nên một bước nhảy vọt trong máy tính mẫu hay không. Nara thất bại rồi, Fielding bắt đầu điều tra những tác dụng ngoại ý này trong thời gian rảnh rỗi. Sáu tháng sau, ông đề xuất rằng những tác dụng ấy là do các quá trình lượng tử trong não chúng tôi bị phá vỡ gây nên - và bổ trợ cho lý thuyết của mình bằng hai mươi trang giấy dày đặc các phép toán phức tạp. Nara cãi rằng không có gì trong lịch sử thần kinh học chứng tỏ rằng não người diễn ra các quá trình lượng tử. Chỉ có vài nhà vật lý - trong đó có Roger Penrose - ủng hộ lý thuyết “tân kỳ” của nhận thức này, tuy vậy Fielding vẫn lao như điên vào công việc để chứng minh lý thuyết của mình là đúng.
Peter Godin lúc đầu ủng hộ Fielding, nhưng chẳng bao lâu sau lão lại cho tiếp tục thí nghiệm MRI trên loài linh trưởng. Tinh tinh và vượn không có biểu hiện bị tác dụng phụ. Fielding lập luận rằng các giống vượn không có ý thức như con người, vậy nên trong não chúng không có các quá trình lượng tử để bị phá vỡ. Godin phớt lờ. Lúc đó tôi báo cáo những hoài nghi của Fielding cho tổng thống, và ông đã chính thức ra lệnh đình hoãn dự án, cho đến khi có một cuộc nghiên cứu thấu đáo về các tác dụng ngoại ý.
Đó là chuyện cách đây sáu tuần. Từ đó đến nay, Fielding và tôi đã làm việc hầu như suốt ngày đêm để chứng minh lý thuyết về sự phá vỡ các quá trình lượng tử của ông. Tôi cảm thấy mình như một người phụ việc cho Einstein, gọt bút chì và ghi chép các nhận xét trong khi thiên tài làm việc bên cạnh. Tuy nhiên, dù cực kỳ thông minh, Fielding vẫn chưa chứng minh được lý thuyết của ông. Còn quá nhiều điều chưa biết về bộ não. Bây giờ ông chết khi chưa chứng minh được mối liên hệ giữa MRI và những tác dụng ngoại ý, tôi không thể hy vọng chặn lại cơn triều của ý chí tập thể đòi tiếp tục dự án. Không có bằng chứng về tác hại, Trinity lại tiếp tục.
Trận chiến sẽ bắt đầu ngay trong vài phút, sau mấy lời trống rỗng tỏ lòng tiếc thương Fielding “ra đi đột ngột”. Tôi bước đến trước cửa phòng họp, mồ hôi rịn ra trên mặt.
Phòng họp trống rỗng.
Tôi chưa bao giờ đến đầu tiên ở bất kỳ cuộc họp nào. Những người chủ chốt khác buộc phải đến đúng giờ. Tôi rót cà phê từ bình trên tủ buffet ra, ngồi vào góc bàn phía xa và cố giữ bình tĩnh.
Mọi người đi đâu tiệt cả thế này? Đang quan sát tôi từ phòng an ninh chăng? Họ giấu camera ở đâu? Đằng sau một bức tranh? Phía bên phải tôi treo một bức ảnh đen trắng hiếm có, chụp các nhà vật lý chủ đạo của Dự án Manhattan: Oppenheimer, Szilard, Fermi, Wigner, Edward Teller. Họ đứng thành một nhóm thân ái trước dãy núi Oscura ở New Mehico, những người khổng lồ của khoa học ấy, sau này mỗi người đi theo một số phận tiền định là nổi danh hay ô nhục, tùy theo quan điểm của họ. Một vài người, như Teller hiếu chiến, đã vươn lên trong vinh quang rực rỡ, những người khác thì không được may mắnh xén tỉa gọn gàng. Nhìn bề ngoài nó giống nhà, nhưng tôi không có cảm giác ấm cúng. Một con chó đen vô chủ giống Labrador nhảy vọt ra đường, một cảnh hiếm thấy ở đây. Một chiếc Lexus lăn bánh lại phía tôi, khi đi ngang qua tôi nó chạy chậm lại. Tôi vẫy tài xế, một phụ nữ dong dỏng cao, trông hống hách. Chị ta nhìn tôi chằm chằm như thể tôi là kẻ thóc mách nguy hiểm. Tôi bước qua đường đến trước cửa nhà mình.
  Tôi thò tay vào túi lấy chìa khóa rồi rờ đến tay nắm cửa. Tôi đút cái gì đó vào lỗ khóa, nhưng... không phải chìa khóa của tôi. Nó bằng kim loại mỏng, giống như chiếc giũa. Tôi xoay xoay chìa trong ổ khóa. Hơi bị mắc một chút, nhưng sau đó khóa mở ra. Tôi mở cửa, lách vào bên trong và nhanh chóng đóng cửa lại sau lưng mình.
  Tay tôi thọc sâu vào túi bên kia, chạm phải cái gì lành lạnh. Các ngón tay bao quanh gỗ, và bàn tay nắm chặt báng một khẩu súng, một khẩu tự động. Tôi không nhận ra loại vũ khí này. Tôi lấy từ túi bên ra một ống giảm thanh rồi chậm rãi vặn vào nòng súng. Nó vừa khít. Đứng ngoài hành lang, tôi nghe tiếng thủy tinh va vào nhau lách cách. Có ai đang ở trong bếp. Tôi thận trọng tiến lên một bước, chân dận thử ván sàn, rồi bắt đầu bước...
  Tôi choàng tỉnh trong nỗi khiếp sợ và giật phắt khẩu súng từ bên hông ra. Một khẩu súng lục, không phải súng tự động. Và không có giảm thanh. Tôi muốn kêu to gọi Rachel, nhưng cố nén lại. Bằng một động tác, tôi lăn khỏi giường, đứng lên, rồi men ra cửa phòng ngủ.
  Thoạt tiên tôi chỉ nghe thấy một giọng nữ khẽ ngân nga. Bản nhạc nghe như “California” của Joni Mitchell.
  Tiếng sàn gỗ cứng trong hành lang kêu răng rắc.
  Tôi khẽ hít hơi rồi nín thở.
  Tiếng ván sàn lại răng rắc. Có kẻ nào đang qua cửa, từ phải sang trái. Tôi nhắm mắt chờ đợi. Một tiếng rắc nữa. Tôi đếm chậm đến mười. Rồi tôi dùng bàn tay không nhẹ nhàng xoay tay nắm cửa. Khi đã xoay đủ vòng, tôi giật mạnh cửa ra, lao vào phòng khách, nhắm khẩu 38 ly sang bên trái.
  Một thanh niên tóc dài màu vàng hoe đứng cách tôi hai mét, hai cánh tay giơ qua cửa bếp. Tôi không nhìn thấy bàn tay, nhưng tôi biết chúng đang nâng một khẩu súng.
  Tôi kéo cò.
  Không có tiếng nổ hay tiếng cạch nào cả. Hóa ra tôi chưa gạt chốt an toàn, nên cò súng hai nấc chỉ đi được nửa chừng. Tôi nhả nó về, thằng tóc vàng quay người lại và đập vào mắt tôi là một khẩu tự động có ống giảm thanh, nòng súng đen ngòm không đáy. Đúng lúc này cò súng của tôi giật mạnh, và một tia lửa vàng cam phụt ra chiếu sáng rực hành lang. Tôi chớp chớp nhắm và khi mở mắt ra thì thằng tóc vàng đã biến mất.
  Một giọng phụ nữ thét lên khiến màng nhĩ tôi ê buốt.
  Tôi nhìn xuống. Thằng tóc vàng nằm trên sàn nhà, máu tuôn ra từ sọ hắn. Tôi bước lại đạp chân lên cổ tay đang giữ súng của hắn. Tiếng thét vẫn không dứt. Tôi liếc sang bên phải. Rachel đang đứng tựa lưng vào bồn rửa bát, mặt cô xám ngoét, mồm há hốc.
  “Im ngay!” tôi quát. “Im!”
  Mồm cô vẫn há, nhưng tiếng kêu tắt lịm.
  Tôi giật khẩu tự động khỏi tay thằng tóc vàng, rồi kiểm tra mạch ở cánh tay hắn. Như sợi chỉ. Viên đạn xuyên qua sọ chỉ trên vành tai phải một chút. Đôi mắt xám của hắn trợn trừng, cả hai đồng tử bất động và dãn rộng. Tôi cúi xuống, thấy chất óc của hắn lộ ra. Hắn không thể sống quá năm phút.
  Tôi cảm nhận hơn là nhìn thấy Rachel di chuyển. Nhìn lên, tôi thấy cô đang cầm ống điện thoại trong bếp; sắp sửa quay số.
  “Bỏ xuống.”
  “Tôi gọi cứu thương.”
  “Hắn không còn cơ hội đâu.”
  “Làm sao anh biết được!”
  “Tất nhiên là tôi biết. Nếu cô không tin thì kiểm tra đi.” Tôi đứng thẳng lên. “Mà ngay cả khi hắn có cơ hội sống thì ta cũng không thể liều được.”
  “Cái gì? Anh nói sao?”
  “Cô nghĩ thằng này là ai? Một tên lưu manh đường phố chắc? Một thằng nghiện đột nhập vào nhà tôi giữa ban ngày? Cô nhìn hắn xem.”
  Rachel liếc xuống chừng vài giây. “Tôi không biết hắn là ai. Anh biết hắn à?”
  Khi tôi nhìn kỹ thằng nhãi đã ngỏm, tôi nhận ra mình biết hắn. Ít nhất đã có gặp từ trước. Không thường xuyên, nhưng có lần tôi đi qua hắn trong bãi đậu xe của Trinity, một gã trai gầy cao lêu nghêu, tóc hoe vàng, có dáng vóc của những người mà ta có thể gặp trên đường núi châu Âu. Giống như Geli Bauer, hắn có thể chất của một vận động viên leo núi, hoặc một tên lính xuất sắc.
  “Tôi biết hắn. Hắn làm việc cho Geli Bauer.”
  Rachel nheo mắt bối rối. “Ai vậy?”
  “Cô ta là Trinity. Cô ta là Godin. Cô ta là NSA.” Tôi quẳng cả hai cây súng lên mặt quầy bếp. “Có kẻ đã ra lệnh cho cô ta lấy mạng tôi. Cả cô nữa, có vẻ thế.”
  Có gì đó trong tôi vẫn cưỡng lại ý nghĩ cho rằng Peter Godin đã ra lệnh giết tôi. Nhưng ở Trinity không gì có thể thực hiện được nếu lão chưa thông qua.
  “Chúng ta phải gọi cảnh sát,” Rachel nói. “Chúng ta sẽ không sao. Hắn định bắn tôi. Đó là tự vệ, là... giết người có lý do chính đáng, như họ thường nói.”
  “Cảnh sát ư? Cô không thể gọi cảnh sát để điều tra NSA. Tôi đã nói với cô rồi.”
  “Tại sao không? Hắn định giết tôi. Đó là hành vi phạm tội.”
  Tôi gần như phì cười. “NSA là cơ quan tình báo lớn nhất và bí mật nhất ở Mỹ. Mọi việc nó làm là tuyệt mật. Phải có lệnh của tòa án thì cảnh sát mới có thể bước qua cổng vào căn cứ quân sự Meade.”
  “Đây không phải căn cứ quân sự Meade.”
  “Đối với NSA, nó là căn cứ quân sự Meade. Nghe này, chúng ta cứ tự lo cho tới khi tôi gọi được cho tổng thống. Cô hiểu không?”
  Cô nhìn xuống vũng máu. “Có thể hắn thật sự là lưu manh đường phố.”
  “Cô vẫn không hiểu à? Đó là lý do chúng lấy cắp bệnh án của tôi từ phòng cô đấy!”
  “Cái gì?”
  “Chúng đã tính đến chuyện giết cô.”
  Cô há mồm ra nhưng không nói gì.
  “Nếu không thì chúng đã phải photocopy bệnh án và để lại chỗ cũ. Chúng không muốn để lại một thứ gì ở phòng khám để cảnh sát Durham có thể liên hệ cô với dự án.”
  Cô lắc đầu, nhưng lý lẽ của tôi khó mà bác bỏ. Tôi giắt khẩu tự động vào thắt lưng rồi nhặt khẩu 38 ly của mình lên.
  “Chúng ta phải rời khỏi đây. Thật nhanh. Có thể bọn khác đang đến gần.”
  Mắt cô mở to. “Bọn khác?”
  Tôi bỗng ngộ ra tất cả. “Bọn NSA nghe trộm điện thoại của tôi. Khi chúng thấy Ewan McCaskell để lại tin nhắn, chúng biết tôi chưa nói chuyện được với tổng thống. Đó là tất cả những gì mà chúng mong đợi. Tôi đã quá kích động khi thấy tin nhắn.”
  Tôi nắm tay cô. Bàn tay lạnh và mềm rũ. “Chúng ta phải chạy thôi. Rachel. Ngay bây giờ. Nếu không, chúng ta chỉ có nước chết ở đây thôi.”
  “Chạy đi đâu?”
  “Bất cứ đâu. Không xác định. Chúng ta phải biến mất.”
  “Không. Chúng ta không làm gì sai.”
  “Điều đó chả có nghĩa lý gì.” Tôi chỉ vào gã nằm trên sàn và thấy hắn không còn thở nữa. “Cô có nghĩ rằng cái xác này là một trong những ảo giác của tôi không? ”
  “Anh đã giết hắn,” cô nói với giọng của một đứa trẻ.
  “Và tôi có thể làm lại điều đó. Lúc ấy hắn chuẩn bị nã một phát đạn vào đầu cô.”
  Cô loạng choạng. Tôi đỡ cô, rồi dìu cô vào phòng ngủ của khách nơi tôi bị bất tỉnh ít phút trước.
  “Cô nghỉ ở đây. Tôi phải đi kiếm mấy thứ.” Tôi cố nhét khẩu 38 ly vào tay cô, nhưng cô rụt lại. “Cô giữ đi,” tôi nài nỉ, bắt cô nắm lấy súng. “Nếu cô một mình ra khỏi đây, cô sẽ bị giết.”
  Cô trừng trừng nhìn tôi với cặp mắt trống rỗng.
  Tôi lấy khẩu tự động ra khỏi thắt lưng, kiểm tra để đảm bảo chốt an toàn đã gạt. “Hứa với tôi là đừng ra khỏi đây nhé.”
  “Tôi sẽ không ra khỏi đây,” cô đờ đẫn nói.
  Tôi rời phòng khách và lao nhanh lên gác. Phòng ngủ của tôi ở bên trái cầu thang. Phía bên phải là một phòng ngủ tôi dành để chứa đồ. Tôi kéo một chiếc ghế cũ vào hốc nhỏ trong phòng rồi đứng lên. Với tay là tôi có thể chạm tới tấm gỗ dán dẫn lên gác xép. Tôi đẩy mảnh gỗ vuông ra rồi dùng sức nâng mình chui vào đó.
  Tôi đứng lom khom để khỏi bị đinh trên xà gồ thò ra đâm phải, tôi giữ thăng bằng trên rui nhà, nhìn quanh để tìm phương hướng. Ánh sáng lọt qua mái chìa và lỗ thông hơi dưới vòm đủ để tirc;ng thầy của mình. Lão đến gặp hết chủ nhà băng này đến chủ nhà băng khác, vay được sáu tỷ đô la, và sáu mươi ngày sau bắt đầu khai trương Siêu máy tính Godin ở Mountain View, California. Trong khi Cray vật lộn để thực hiện cuộc cách mạng Cray 2, thì Godin cùng với nhóm nhỏ của mình sáng chế ra chiếc máy bốn bộ vi xử lý thanh nhã và tin cậy, bằng cách nâng tốc độ lên gấp sáu lần, nó đã làm cho Cray 1 mất ưu thế hàng đầu. Tuy chưa phải là một tiến bộ có tính cách mạng, nhưng đã có một phòng thí nghiệm vũ khí của chính phủ đề nghị mua nó. Với tám tỷ đô la mỗi chiếc máy bán ra, Godin đã nhanh chóng trả hết nợ và bắt tay vào thiết kế chiếc siêu máy tính mơ ước của mình.
Chạy đua với các cơ quan chính phủ và với bản thân Seymour Cray, Godin đã có chỗ đứng trong thị trường siêu máy tính, và lão không bao giờ ngoái lại. Khi sự kết thúc chiến tranh lạnh gần như đã quét sạch các cơ hội làm ăn của siêu máy tính, Godin chuyển sang công nghệ xử lý đồng thời, và vào giữa những năm chín mươi, các máy tính của lão đã chiếm ưu thế hoặc hất cẳng máy của Cray ở NORAD, NSA, Lầu Năm Góc, Los Alamos, Lawrence Livermore và các căn cứ tên lửa trên hầu khắp đất nước. Thời cơ đến, Godin vừa là người tiên phong vừa là người nối gót, nhưng lão là người đầu tiên trụ lại được.
Mọi người ngước nhìn lên khi lão già bước vào phòng họp, còn tôi thì gần như đứng hẳn lên. Khi tôi mới đến đây hai năm trước, Godin trông còn trẻ hơn cả Fielding, lúc đó mới sáu mốt tuổi. Thế mà hai năm dẫn dắt Trinity đã làm Godin già đi kinh khủng. Mặt lão có lúc trông phì ra như bệnh ung thư dùng steroid. Lúc khác, nó lại quắt lại như những hốc xương, tóc thì gần như rụng hết. Hôm nay trông lão có vẻ như sắp sụp xuống trước khi đến được bên bàn. Lão đã từng nói với tôi rằng trong những lúc sáng tạo căng thẳng, cơ thể lão luôn chịu sự biến đổi về vật lý. Godin thường xuyên làm việc không nghỉ năm sáu mươi giờ liền, và mặc dù biết làm thế sẽ lấy đi của lão nhiều năm tuổi thọ, lão cho rằng đó là cái giá công bằng phải trả cho những gì lão đạt được khi còn đứng trên mặt đất này.
Đôi mắt màu xanh nhạt của lão lướt qua phòng một lượt, dừng lại nơi tôi lâu hơn những người khác. Sau đó lão gật đầu chào tất cả mọi người rồi ngồi vào chiếc ghế trống bên cạnh Skow.
“Vâng, giờ tất cả chúng ta đã có mặt cả đây,” Skow nói với vẻ trang trọng như đang hành lễ, “Tôi sẽ rất thiếu sót nếu cứ bắt đầu cuộc họp mà không có đôi lời về tổn thất kinh hoàng mà chúng ta - và dự án này - đã phải chịu ngày hôm qua. Sau khi cuộc giải phẫu tử thi hoàn tất, chuyên gia nghiên cứu bệnh học khẳng định rằng tiến sĩ Fielding chết do xuất huyết não. Ông...”
“Chuyên gia nghiên cứu bệnh học ư?” tôi cắt ngang. “Cán bộ pháp y nhà nước à?”
Skow nhìn tôi vẻ nhẫn nhịn. “David, anh biết rằng chúng ta không ở trong tình trạng an ninh thông thường. Chúng ta không thể để chính quyền địa phương dính vào. Nguyên nhân tử vong của tiến sĩ Fielding được chứng thực bởi một chuyên gia nghiên cứu bệnh học của NSA ở căn cứ quân sự Meade.”
“NSA có chuyên gia nghiên cứu bệnh học?” Tôi hiểu tại sao cơ quan cần bác sĩ tâm thần. Bẻ mã khóa là một nghề cực kỳ căng thẳng. Nhưng tại sao cần nhà nghiên cứu bệnh học?
“Cơ quan đã nhận được ý kiến bổ sung đầy đủ của các chuyên gia y khoa,” Skow nói như hướng dẫn viên của nhà nước. “Một số được thuê trực tiếp, một số là các bác sĩ chuyên khoa được đánh giá kỹ càng.” Gã liếc nhìn Godin, lão này đang nhắm tịt mắt. “Anh nghi ngờ về nguyên nhân tử vong của Fielding phải không?”
Đến lúc quyết đấu đây. Găng tay đã ném ra bàn rồi.
“Xét cho cùng,” Skow nói bằng giọng hạ cố, “anh cũng là một bác sĩ nội khoa có kinh nghiệm. Phải chăng anh thấy có gì mâu thuẫn trong ca đột quỵ này?”
Tôi cảm thấy không khí căng thẳng. Mọi người đang chờ tôi nói, đặc biệt là Ravi Nara, người đã chẩn đoán là Fielding chết do đột quỵ.
“Không,” cuối cùng tôi nói. “Ravi bảo anh ấy thấy hiện tượng liệt, cấm khẩu, dãn đồng tử ngay trước khi chết. Các dấu hiệu ấy phù hợp với đột quỵ. Có điều... thông thường, nó phải kéo dài đôi chút trước khi chết. Sự đột ngột khiến tôi ngạc nhiên.”
Chẳng khác gì không khí thoát ra khỏi một quả bóng. Những đôi vai chùng xuống nhẹ nhõm, bàn tọa xê dịch, những ngón tay bắt đầu gõ nhịp trên bàn.
“Ừm, tất nhiên,” Skow nói vẻ rộng lượng. “Điều đó cũng làm tất cả chúng tôi ngạc nhiên. Và Andrew, rõ ràng là, không thể thay thế.”
Tôi muốn bóp cổ Skow. Chính gã đã muốn thay thế Fielding từ sáu tháng nay, nhưng không một ai có đủ khả năng như nhà bác học người Anh này để mà thay thế.
“Và để chứng minh tôi nói hoàn toàn nghiêm túc,” Skow nói, “chúng ta sẽ không tìm người thay thế ông.”
Chỉ Jutta Klein có vẻ bị sốc giống tôi. Fielding biết về dự án Trinity rõ hơn bất cứ ai trừ Godin. Ông đã đưa chúng tôi qua bao phen bế tắc. Những vấn đề làm cho các kỹ sư phần mềm cũng như kỹ sư vật liệu phải bí hàng tuần lễ thì đối với ông người Anh lập dị này chỉ như những câu đố vui, đôi khi được giải quyết trong mười lăm phút. Về mặt này, Fielding là người hoàn toàn không ai thay thế được. Nhưng khía cạnh lượng tử của Dự án Trinity thì không thể bỏ qua. Đối với tôi, vật lý lượng tử cũng na ná như giả kim thuật - thứ giả kim có lợi - và nếu cứ tiến hành mà không có ai đủ trình độ giải quyết các vấn đề như hiện tượng liên đới lượng tử và hiệu ứng cơ học lượng tử không mong muốn, thì đúng là điên rồ.
“Nhưng các anh định làm gì với những tác dụng ngoại ý của MRI mà chúng ta đang nghiên cứu?” tôi hỏi. “Như các anh đã biết, Fielding tin rằng đó là do tình trạng rối loạn lượng tử trong não.”
“Vớ vẩn,” Nara phản pháo. “Không có bằng chứng về bất kỳ quá trình lượng tử nào trong não người. Không có, và sẽ không bao giờ có!”
“Bác sĩ Nara,” Skow lên tiếng.
Tôi khinh bỉ nhìn nhà thần kinh học. “Khi ở trong phòng với Fielding, anh đâu có chắc chắn bằng một nửa thế.”
Nara im bặt, hầm hầm nhìn tôi.
Skow ban cho tôi một nụ cười nhẫn nhịn. “David, cả Peter và tôi đều coi anh và Ravi hoàn toàn đủ khả năng tiếp tục khám phá ra những vấn đề y học bất thường. Đưa thêm một bác sĩ mới nữa vào đây lúc này chỉ khiến tình hình an ninh thêm rủi ro một cách không cần thiết.”
Tôi không muốn tranh cãi chuyện này. Tôi cần dành sức để làm việc với tổng thống. “Liệu thi hài Fielding và các vật dụng cá nhân của ông có được gửi về cho bà quả phụ không?”
Skow hắng giọng. “Hình như chúng ta không thể tiếp xúc với bà Fielding. Do đó di hài của Andrew sẽ được hỏa thiêu theo di chúc của ông.”
Cùng với tất cả bằng chứng của vụ giết người. Tôi cố giữ nét mặt bình thản. Như vậy là Lu Li đã trốn thoát rồi. Mặt khác... liệu họ có nói giọng đó không nếu họ đã bắt được hoặc giết bà ấy?
Godin khẽ chạm vào cổ tay Skow.
“Ông muốn bổ sung thêm điều gì phải không, Peter?” Skow hỏi.
Godin đưa tay xoa đỉnh đầu đã hói gần hết dưới ánh đèn phản quang. Lão ngồi bất động như Phật đang tọa thiền, chỉ thấy đôi mắt xanh chuyển động. Lão ít nói, nhưng mỗi khi cất lời là cả thiên hạ lắng nghe.
“Bây giờ không phải lúc nói những chuyện vụn vặt đó,” lão nói. “Hôm qua chúng ta đã mất đi một con người vĩ đại. Andrew Fielding và tôi không nhất trí với nhau về rất nhiều vấn đề, nhưng tôi tôn trọng ông hơn bất cứ ai tôi đã từng cộng tác.”
Tôi không giấu nổi ngạc nhiên. Mọi người rướn mình lên như muốn nuốt từng lời. Đôi mắt xanh thôi miên lia một vòng quanh căn phòng. Godin tiếp tục. Giọng lão mềm mỏng nhưng vẫn trầm sâu và mạnh mẽ.
“Từ buổi bình minh của lịch sử, chiến tranh bao giờ cũng là động lực của khoa học. Nếu có mặt hôm nay, Fielding ắt sẽ cãi lại tôi. Ông sẽ nói rằng chính bản năng ham hiểu biết của loài người đã thúc đẩy khoa học tiến lên. Nhưng đó chỉ là suy nghĩ ao ước mà thôi. Chính xung đột của loài người đã tạo nên những bước nhảy vọt vĩ đại trong công nghệ. Một thực tế đáng tiếc, nhưng là thực tế mà ai có đầu óc đều phải nhận thấy. Chúng ta sống trong thế giới sự kiện, không phải thế giới triết học. Các nhà triết học đặt ra những câu hỏi về thực tại của vũ trụ rồi tỏ vẻ ngỡ ngàng khi chúng ta đá họ bằng mũi giày và hỏi xem họ có cảm thấy cái thực tại đó không.”
Nara cười khẩy, nhưng ánh mắt quắc lên của Godin làm y tiu nghỉu ngay.
“Andy Fielding không phải loại người đó.” Godin gật đầu với tấm ảnh đen trắng treo trên tường. “Giống như Robert Oppenheimer, Andy là một huyền thoại. Nhưng về bản chất, Andy là một nhà lý thuyết thiên tài có khuynh hướng thực hành lớn.”
Godin vuốt món tóc bạc ra sau vành tai, nhìn khắp bàn. “Việc vũ khí hóa khoa học là bước đi đầu tiên không tránh khỏi đã cuốn biết bao tài năng thời bình vào guồng của nó. Nỗ lực chế tạo bom đầy phi thường của Oppenheimer đã chấm dứt Thế chiến II và mang lại cho thế giới năng lượng hạt nhân an toàn. Chúng ta ngồi đây - năm người còn lại chúng ta - đang đối mặt với một nhiệm vụ không nhẹ hơn chút nào. Chúng ta không cố gắng chiếm lĩnh bộ não của Chúa, như Fielding từng nói. Chúa chỉ là một bộ phận của não người, một cơ chế sao chép tiến hóa được tạo ra để giúp chúng ta chịu đựng được ý nghĩ về cái chết của chính mình. Khi cuối cùng chúng ta tải được mẫu thần kinh đầu tiên vào máy mẫu và có thể giao tiếp với nó, chúng ta sẽ làm việc với bộ phận đó của não, tương tự như các phần còn lại. Nói theo lối nhân cách hóa thì chúng ta sẽ phải làm việc với Ngài. Nhưng Thượng đế, tôi nói trước, sẽ chỉ phiền toái như bất kỳ vết tích nào của não. Bởi vì sự hoàn thiện của Trinity sẽ khiến cơ chế copy đặc biệt này trở nên không cần thiết. Công việc của chúng ta sẽ kết liễu sự ngự trị của cái chết đối với loài người. Và chắc chắn rằng không có một mục tiêu nào cao quý hơn thế.”
Godin đặt đôi bàn tay cong vẹo lên bàn. “Nhưng hôm nay... hôm nay chúng ta thương tiếc một con người có niềm tin can đảm. Trong khi chúng ta, do sự cần thiết nghiệt ngã, phải tập trung vào các khả năng quân sự và tình báo của một nguyên mẫu Trinity hoạt động, Fielding đã nhìn thấy cái ngày ông có thể ngồi xuống hỏi máy câu hỏi xưa nhất của loài người: ‘Sự sống đã bắt đầu như thế nào? Tại sao chúng ta hiện hữu? Vũ trụ sẽ kết thúc ra sao?’ Ở tuổi sáu mươi ba, Fielding có lòng nhiệt tình của một đứa trẻ mà không xấu hổ vì điều đó. Mà ông cũng chẳng việc gì phải xấu hổ.” Lão cúi đầu buồn bã. “Phần tôi, tôi sẽ rất nhớ ông.”
Tôi thấy nóng mặt. Tôi đã chờ đợi John Skow vãi nước mắt cá sấu xong sẽ vội vã quay về với đề tài nghiên cứu và phát triển toàn diện. Nhưng Godin còn cao thủ hơn. Lời lẽ của lão chứng tỏ lão hiểu rất rõ kẻ thù của mình.
“Sau khi tìm ra nguyên nhân triệu chứng thần kinh của chúng ta,” Godin kết luận, “dự án sẽ tiếp tục. Nếu chúng ta cần một nhà vật lý lượng tử nữa, chúng ta sẽ thuê người. Chúng ta sẽ không tiếp tục tiến lên mà không rõ nguy hiểm. Fielding đã dạy tôi biết tầm quan trọng của sự thận trọng.”
Godin dùng các ngón tay trái xoa bóp kỹ bàn tay phải. “Tất cả chúng ta đã phải chịu một cú sốc trầm trọng. Tôi muốn mọi người hãy nghỉ ngơi đầy đủ trong ba ngày, bắt đầu từ trưa nay. Sáng thứ ba tới chúng ta sẽ gặp nhau tại phòng này. Trong thời gian này cần tuân thủ tất cả các quy tắc an ninh ngoài nơi làm việc.”
Câu nói của Godin làm mọi người im phăng phắc. Con người làm việc hùng hục gấp đôi bất kỳ ai khác lại đề xuất nghỉ ngơi? Một “kỳ nghỉ” như thế trái ngược với bản tính của Godin đến nỗi không ai còn biết nói gì nữa.
Cuối cùng Skow hắng giọng. “Vâng, về phần mình, tôi sẽ tận dụng chút thời gian cho gia đình. Vợ tôi chuẩn bị ly dị tôi bởi tôi dành quá nhiều thì giờ ở đây rồi.”
Godin cau mày và lại nhắm nghiền mắt.
“Hoãn họp à?” Skow liếc sang Godin hỏi.
Ông già loạng choạng đứng lên rồi ra khỏi phòng không nói một lời.
“Ừm, thì thế,” Skow nói một câu không cần thiết.
Tôi đứng dậy đi về phòng làm việc của mình, mắt dán vào lưng Godin đang thoái lui. Cuộc họp đã diễn ra không hề giống như tôi dự liệu. Phía trước, Godin bắt đầu rẽ, nhưng lão bỗng dừng lại và quay mặt về phía tôi. Tôi bước lại gần lão.
“Anh và Fielding rất thân nhau phải không?” lão hỏi.
“Tôi mến ông ấy. Và cả ngưỡng mộ nữa.”
Godin gật đầu. “Tôi mới đọc cuốn sách của anh hai đêm trước. Anh thực tế hơn là tôi dự đoán. Ý kiến của anh về nạo phá thai, nghiên cứu mô bào thai, nhân bản vô tính, chi tiêu cho chăm sóc cuối đời, về chết êm ái. Tôi hoàn toàn đồng ý.”
Tôi không thể tin nổi Peter Godin làm việc với tôi hai năm mà lại chưa đọc cuốn sách đã đưa tôi đến với Trinity. Lão nhìn qua vai tôi một lát, rồi lại nhìn thẳng vào mặt tôi.
“Có một ý nảy đến với tôi trong cuộc họp,” lão nói. “Anh có biết một giả thuyết cũ về lịch sử? Nếu anh có thể ngược dòng quá khứ, và có cơ hội để giết Hitler, anh có giết không?”
Tôi mỉm cười. “Đây không phải công thức thực tế cho lắm.”
“Chưa chắc. Tất nhiên, vấn đề Hitler thì dễ. Nhưng thử tưởng tượng một trường hợp khác xem nhé. Nếu anh trở lại năm 1948 và anh biết rằng Nathuram Godse đang chuẩn bị ám sát Gandhi - anh có giết hắn để ngăn cuộc ám sát không?”
Tôi suy nghĩ về điều này. “Ông thật ra đang hỏi cứ theo chuỗi sự kiện này rồi tôi sẽ đi đến đâu. Vậy ông có giết mẹ Hitle không?”
Đến lượt Godin mỉm cười. “Tất nhiên anh đúng. Và câu trả lời của tôi là có.”
“Thực tế, tôi nghĩ câu hỏi của ông là về quan hệ nhân quả. Liệu giết mẹ Hitler có tránh được Thế Chiến II không? Hay một kẻ ất ơ nào đó nổi lên từ sự bất bình của quần chúng lại xả nỗi uất hận Đức vào Hiệp ước Versailles?”
Godin xem xét ý này. “Hoàn toàn có khả năng. Thôi được. Giả sử đây là năm 1952, và anh biết rằng một tay kỹ thuật viên phòng thí nghiệm lóng ngóng sắp làm hỏng thí nghiệm cấy tế bào của Jonas Salk. Việc điều trị bệnh viêm tủy xám bị chậm lại có khi nhiều năm. Liệu anh có giết tay kỹ thuật viên vô tội đó?”
Đầu tôi bắt đầu có tiếng ù ù kỳ lạ. Có lẽ Godin đang đùa bỡn tôi, mặc dầu lão đâu có phí thời gian để đùa.
“May sao cuộc sống thực tế không đặt cho chúng ta những câu đố ấy,” tôi nói. “Chỉ có kinh nghiệm mới cho phép chúng ta định hình được nó.”
Lão cười nhạt. “Tôi không rõ, bác sĩ ạ. Người ta đã có thể chặn Hitler lại ngay từ khi ở Munich.” Godin nhoài người vỗ vào cánh tay tôi. “Dù sao đó cũng là đôi điều để ngẫm nghĩ.”
Lão quay đi và cẩn trọng chọn hướng khi đến chỗ rẽ.
Tôi đứng trong hành lang, cố đoán ra ẩn ý trong những điều vừa được nghe. Godin không bao giờ lãng phí ngôn từ. Lão không rỗi hơi suy nghĩ về lịch sử hoặc đạo đức. Lão đã nói trắng ra về vụ giết người. Vụ giết người mà theo lão là chính đáng. Tôi lắc đầu không dám tin. Godin vừa nói đến Fielding.
Việc giết Fielding là cần thiết, lão vừa nói thế. Fielding vô tội, nhưng vì thiện ý ông đã can thiệp, vậy ông phải bị thủ tiêu.
Tôi quay bước về phòng làm việc của mình, bất giác rùng mình. Không ai hỏi tôi về việc liên lạc với Washington. Không ai nhắc đến cuộc viếng thăm của tôi tới nhà Fielding. Không một lời về Rachel Weiss. Và ba ngày nghỉ sẽ cho tôi vô khối thời giờ nói chuyện với tổng thống. Thậm chí tôi có thể bay tới Washington. Cái quái quỷ gì đang xảy ra thế này?
Tôi chết lặng trước ngưỡng cửa phòng làm việc. Một phụ nữ tóc vàng, cao ráo gân guốc với đôi mắt xanh lóe sáng và một vết sẹo lốm đốm trên má trái đang ngồi trên ghế của tôi, dán mắt vào màn hình máy tính của tôi. Geli Bauer. Nếu có người nào trong tòa nhà này ra tay giết Andrew Fielding, thì đó chính là ả.
“Xin chào, bác sĩ,” ả nói, môi thoáng cười. “Trông anh có vẻ ngạc nhiên. Tôi nghĩ hẳn anh đang chờ tôi.”
Chú Thích:
1. Chào buổi sáng (tiếng Đức).