Chương 6
26

    
a không biết là mi đã bao giờ nghĩ đến cái điều lạ lùng này chưa, ấy là cái tôi. Ta càng quan sát nó, nó càng thay đổi, như khi nằm trong cỏ, bạn nhìn đăm đăm vào mây trên trời. Thoạt đầu nó giống như một con lạc đà, rồi một người đàn bà, cuối cùng hóa thành một cụ già râu dài. Nhưng không cái gì là cố định cả, vì trong nháy mắt chúng đã thay hình đổi dạng.
Thì nói chẳng hạn vào nhà vệ sinh ở một căn hộ cũ kỹ đi, ở đó các bức tường bị nước vấy bẩn, hàng ngày mi vào nhà vệ sinh, các vết nước lưu niên kia đều có sự thay đổi. Lúc đầu, mi thấy nó giống một mặt người, rồi một con chó chết, lòng ruột xổ tung ra. Lần sau, nó thành một cái cây có một đứa bé gái cưỡi một con ngựa gầy còm ở bên dưới. Mười hay mười lăm ngày sau, có thể nhiều tháng sau, một sáng nọ, thình lình mi phát hiện ra thấy những vệt nước kia lại mang hình một mặt người.
Nằm trên giường mi nhìn trần nhà. Do ánh đèn chiếu vào, cái trần nhà trắng cũng có thể xảy ra những biến hóa. Mi chỉ cần tập trung xem kỹ vào cái tôi của mi, mi sẽ thấy cái tôi này của mi nó đang đi xa dần ra khỏi cái hình dạng mà mi quen thuộc, nó sẽ mang nhiều bộ mặt khiến cho ta kinh dị. Thế cho nên ta sẽ không thể không hãi hùng, nếu như ta phải diễn tả tóm tắt bản chất chủ yếu của chính ta. Ta không hiểu trong nhiều bộ mặt của ta, cái nào nó tiêu biểu cho ta hơn cả, ta càng quan sát chúng, các biến hóa lại càng rõ rệt hơn lên.
Mi cũng có thể chờ, chờ cho các vệt nước trở lại hình thù ban đầu, một mặt người, và mi cũng có thể hy vọng, hy vọng một ngày nào đó nó sẽ sinh ra một hình thù nào đó. Nhưng kinh nghiệm cho ta thấy rằng thời gian càng trôi đi, hình ảnh kia càng ít biến hóa theo ý mi mà hoàn toàn trái lại, nó thường trở thành một cái quái thai mi không thể chấp nhận, nó bung ra mà xét cho cùng nó lại là thoát thai ra từ cái tôi của mi, mi không thể chấp nhận.
Một hôm, ta chú ý tới bức ảnh dán trên thẻ xe tháng của ta ở trên bàn. Mới đầu ta cảm thấy cái mỉm cười này là mong cầu cho mọi người vui vẻ nhưng sau lại thấy đúng ra là nó mỉa mai, hơi đắc ý, hơi lạnh, đẻ ra từ lòng tự yêu mình, tự thưởng thức, tự cho mình cao hơn hẳn mọi người. Kỳ thật lại có một thứ sầu não để lộ le lói ra nỗi cô đơn, rồi lại có một thứ sợ hãi bất an vụt lóe ra chứ không phải là vẻ một kẻ ưu đẳng thắng cuộc, một thứ chua chát nữa.Đương nhiên không có được nụ cười thông thường đẻ ra từ hạnh phúc hồn nhiên mà lại nghi ngờ hạnh phúc đó. Cái đó trở thành đáng sợ thậm chí vô dung, hư vô, một cảm giác rơi xuống mãi không tới đáy, thế là ta bèn chẳng thiết cả nhìn lại vào cái bức ảnh đó nữa.
Sau đó ta đi quan sát người khác, khi quan sát họ, ta phát hiện thấy cái tôi đáng ghét và ló mặt ra ở khắp nơi kia cũng đã lại xen cả vào đây rồi, nó không để cho một bộ mặt nào mà không bị nó can thiệp khi ta quan sát, cái này thật là ngán hết sức. Khi ta quan sát kẻ khác, ta vẫn tiếp tục quan sát bản thân ta. Ta tìm kiếm các bộ mặt ta yêu hay một biểu hiện mà ta chấp nhận được. Nếu một bộ mặt không khiến ta xúc động, nếu trong những người đi ngang qua trước mặt ta, ta không tìm được ra kẻ để ta nhận dạng ra chính ta thì ta sẽ quan sát họ mà chẳng hề thấy họ. Trong một phòng chờ xe, trong một toa xe lửa, trên một boong tàu, trong một quán cóc hay một công viên hay thậm chí trong lúc dạo chơi ngoài phố, ta đều chỉ có nắm bắt những bộ mặt hay những hình dạng tựa hồ đã gần gụi quen thuộc với ta, hoặc là, ta kiếm lấy ở đó một vài ám dụ có thể làm nổi lên lại một kỷ niệm đang vùi trong trí nhớ. Khi quan sát người khác, ta đều coi họ như những cái gương cho ta soi vào trong chính ta và sự quan sát này hoàn toàn lệ thuộc vào điều kiện tâm trí ta lúc đó. Ngay cả khi nhìn một cô gái, ta cũng dùng cảm quan của chính ta để nắm bắt cô, dùng kinh lịch bản thân ta, cộng thêm tưởng tượng, trước khi cho ra một phán đoán. Thật ra sự hiểu người khác, kể cả đàn bà, ở ta là hời hợt, võ đoán. Trong con mắt ta, đàn bà chẳng là cái gì ngoài những ảo tưởng ta tự tạo để mê hoặc bản thân ta. Đó là điều bi ai ở ta. Cho nên các quan hệ của ta với đàn bà đều thất bại. Ngược lại nếu ta lại là đàn bà thì chung sống với đàn ông ta cũng lại khổ đau như thế. Vấn đề là ở sự tỉnh ngộ trong nội tâm của ta, con quái vật dằn vặt khiến cho ta không thể yên tĩnh này. Lòng tự yêu mình, tự tàn hại mình, sự giữ gìn ý tứ, lòng đố kỵ và căm ghét đều bắt nguồn từ đó mà ra, cái ta thật sự là căn nguyên bất hạnh của loài người. Vậy thì phải giải quyết bất hạnh này chẳng phải là lại cần bóp chết đi cái mà nó tỉnh ngộ ra kia sao?
Cho nên Đức Phật dạy mọi hình ảnh đều giả, không hình ảnh cũng giả?

 

27
Nàng nói nàng thật lòng muống quay về tuổi thơ, cái thời nàng chẳng biết đến khổ não lẫn dằn vặt. Để đi học hằng ngày, bà ngoại nàng tết tóc cho nàng. Hai cái bím dài, sáng ánh, không quá chặt cũng chẳng quá lỏng. Ai cũng nói hai cái bím rất đẹp. Bà chết, nàng liền không tết bím nữa, cắt tóc đi, cố ý cắt rất ngắn, đến hai cái mẩu bàn chải be bé theo mốt. Hồng vệ binh nàng cũng không thể làm được là cốt để phản kháng. Lúc đó, bố nàng, đối tượng của một cuộc thẩm tra, đã bị đưa đi khỏi gia đình và bị giam trong tòa nhà lớn nơi ông công tác, không được về nhà, mẹ phải nửa tháng một lần mang quần áo thay đến cho bố nhưng không bao giờ mẹ muốn nàng đi. Sau đó, mẹ và nàng đều bị đuổi về nông thôn. Nàng chẳng có được cả tư cách làm Hồng vệ binh. Nàng nói thời kỳ sung sướng nhất của đời nàng là thời nàng mang hai bím tóc dài. Bà nàng giống như một con mèo già, luôn ngủ bên cạnh nàng, nàng cảm thẩy đặc biệt yên tâm. Nàng nói bây giờ, nàng đã già. tim cũng già, nàng chẳng còn cảm thấy dẽ bị các cái nho nhỏ làm cho khuấy động nữa. Ngày xưa nàng có thể khóc vô duyên, vô cớ. Nước mắt nàng nhiều giàn giụa, chúng chảy ra thẳng từ tim nàng chẳng cần phải cố sức gì, như thế đặc biệt dễ chịu.
Nàng nói nàng có một bạn gái tên là Linh Linh. Hai đứa là bạn thân từ bé tí. Nó rất đáng yêu, nó chỉ cần nhìn anh, nhìn anh, nhìn anh là hiện ra hai lõm đồng tiền trên má. Bây giờ Linh Linh đã là mẹ rồi, nói chuyện toàn một điệu kéo dài cái âm cuối cùng cho thật dài ra, cứ như là chưa tỉnh ngủ vậy. Khi còn nhỏ, tiếng Linh Linh chi chi cha cha không lúc nào ngừng nghe như một con sẻ. Liếng thoắng suốt ngày, không ngừng lúc nào, nói đi ra ngoài chơi, hễ cứ trời mưa là buồn, không hiểu tại sao, muốn bóp cổ và đúng thế bóp thật lực làm cho người ta phát ho.
Một tối hè, hai đứa ngồi ở bở hồ ngắm nhìn đêm. Nàng nói muốn nằm lên trên ngực Linh Linh, Linh Linh nói nàng muốn làm mẹ đấy thế rốt hai người bật phì cười, đẩy huých nhau, rồi trước khi trăng mọc, Linh Linh đã hỏi em liệu có hiểu không, đêm màu xám xanh và trăng lên, ôi, cái ánh sáng trong vắt chảy đến từ mặt trăng, nó hỏi em đã nhìn thấy cái phong cảnh như thế này bao giờ chưa, cái ánh sáng đang cuồn cuộn chảy và loang trên mặt đất, như một màn sương cuồn cuộn đến. Nàng nói hai người còn nghe thấy cả ánh trăng lao xao, cành cây như cỏ nước lượn lờ trong nước vậy, hai đứa thế là khóc. Nước mắt chảy ra như suối, như ánh trăng. Hai đứa cảm thấy hạnh phúc quá, tóc Linh Linh quệt vào mặt nàng, bây giờ nàng còn cảm thấy tóc ấy, mặt hai đứa áp vào nhau, mặt Linh Linh nóng ran. Có một loài sen nở ban đêm, không phải hoa súng cũng không phải hoa sen nó bé hơn hoa sen mà to hơn hoa súng. Nhụy của nó màu vàng rực tỏa sáng trong tối, cánh của nó bóng như bằng sắp, như đôi tai hồng hồng của Linh Linh khi còn bé nhưng mà ít lông tơ hơn, sáng bóng như móng ngón tay út Linh Linh, ôi! Thời ấy nàng nuôi móng ngón tay út nom như một con ốc, nhưng mà không phải, những cánh hoa mầu hồng kia không sáng bóng tí nào cả, chúng cũng dầy như một cái tai và run rẩy hé mở ra từ từ.
Mi nói mi cũng đã nhìn thấy như thế, mi đã nhìn thấy những cánh hoa ấy mở ra run rẩy và ở chính giữa một cái nhụy có lông vàng rực rờn rợn rung. Đúng đấy, nàng nói. Mi cầm tay nàng. Ô, đừng, nàng nói, nàng muốn mi tiếp tục nghe nàng nói. Nàng nói nàng đang nghiêm túc đấy, anh không thấy như thế sao? Có phải là anh không muốn thấy như thế phải không? Không muốn hiểu nàng phải không? Nàng nói cái sự nghiêm trang này nó giống nhạc thánh ca. Nàng đặc biệt yêu Đức Mẹ đồng trinh, hình ảnh Đức Mẹ với hài đồng, mi mắt hạ xuống, hai bàn tay mềm dịu với những ngón rất chi là tinh tế. Nàng nói nàng hy vọng làm một người mẹ, bế trong tay cục bảo bối nho nhỏ của nàng, cái sinh mạng ấm nóng, thuần khiết đang mút rít sữa từ vú của nàng kia. Đó là một tình cảm sáng trong, thuần khiết, anh có hiểu không? Mi nói mi tin là mi hiểu. Này, nếu anh không hiểu c&aacuúc này còn sống, nói chó có bọ cắn người. Sau đó cấm nuôi chó trong thành phố và một hôm nàng không ở nhà, một tốp thu bắt chó đã mang có chó của nàng đi và đánh chết nó, nàng đã khóc và không chịu ăn tối hôm đó. Lúc bấy giờ, nàng nói, nàng đặc biệt tốt. Nàng không hiểu tại sao thế giới con người lại xấu như thế. Tại sao trong quan hệ con người lại thiếu tình thương nhau. Nàng nói nàng không biết nữa tại sao nàng nói những cái đó.
Mi bảo nàng nói tiếp đi.
Nàng nói nàng có cảm tưởng nàng đang mở một cái máy nói, nàng nói, nói không dứt.
Mi nói nàng nói rất hay.
Nàng nói nàng thèm muốn vừa cứ còn bé lại vừa trưởng thành, nàng mong muốn được yêu, mong muốn thiên hạ nhìn nàng trong khi vẫn sợ cái nhìn của đàn ông luôn bẩn thỉu, rằng họ không nhìn bộ mặt xinh đẹp của đàn bà mà cứ nhìn cái khác.
Mi nói mi cũng là đàn ông.
Anh là ngoại lệ, nàng nói mi đã làm nàng yên ổn, nàng muốn ở trong tay mi.
Mi hỏi liệu nàng có thấy mi cũng bẩn thỉu không.
Anh đừng nói thế, nàng nói nàng không thấy, nàng yêu mi. Nàng thấy mọi cái ở mi đều hết sức thân thiết dịu dàng, nàng nói bây giờ nàng mới biết cuộc đời là gì. Nhưng nàng nói đôi khi nàng đặc biệt sợ, cảm thấy cuộc đời giống như một cái vực không đáy.
Nàng nói không ai yêu nàng thực tình, nàng tự hỏi trong thế giới này cuộc đời có nghĩa gì đây nếu như chẳng ai yêu nàng cả. Nàng nói nàng sợ cái đó. Tình yêu của đàn ông quá ích kỷ, họ chỉ nghĩ tới chiếm đoạt, họ cho cái gì để đổi lại nhỉ?
Họ cũng có cho, mi nói.
Chỉ khi nào họ muốn thế thôi.
Nhưng đàn bà cũng giống như thế, không thể lìa khỏi đàn ông, đúng không? Mi nói rằng đấy là ý trời, ông trời đã cho hai hòn đá mài nhẵn âm dương hòa vào nhau rồi, mi nói, rằng cái đó là ở trong bản tính người, nàng việc gì mà phải sợ.
Nàng nói chính mi đã đùn đẩy nàng.
Mi hỏi như thế có làm cho nàng thích không.
Không, miễn là mọi cái diễn ra đều tự nhiên, nàng nói.
Vậy thì nào lại đây, tiếp nhận cả ở hết thân xác lần tâm hồn nào. Mi khêu gợi nàng.
Ôi, nàng nói, em muốn hát.
Hát gì? Mi hỏi nàng.
Hát rằng, em đang ở với anh, nàng nói.
Thích gì em cứ hát. Mi khuyến khích nàng hát hết giọng.
Nàng muốn mi vuốt ve nàng.
Mi nói mi muốn nàng thư giãn.
Nàng muốn mi hôn đầu vú nàng...
Và mi hôn nàng.
Nàng nói nàng cũng yêu cả người mi, chẳng cái gì trên người mi còn làm cho nàng sợ nữa, nàng làm mọi cái gì mi muốn, ôi, nàng nói nàng muốn nhìn thấy người mi đang đi vào người nàng.
Mi nói nàng đã trở nên một người đàn bà thực thụ.
Vâng, nàng nói, một người đàn bà mà một người đàn ông đã chiếm đoạt, nàng nói nàng chẳng hiểu nàng nói gì nữa, nàng nói nàng chưa bao giờ lại thấy sung sướng thế này, nàng nói nàng đang bồng bềnh trên một con thuyền, nàng không biết nó sẽ bồng bềnh đến đâu, nàng không thuộc về nàng nữa. Nàng đang được ru trên mặt biển một mầu đen sơn then, nàng và mi, không, chỉ cần tự mình nàng, nàng thật chẳng sợ gì hết, chỉ thấy đặc biệt hư không mà thôi, nàng muốn chết, cái chết cũng quyến rũ nàng, nàng muốn ngã xuống biển để cho sóng đen ngòm dìm ngập nàng đi, nàng cần mi, hơi nóng người mi, sức đè của mi trên người nàng, cái đó có phải là một an ủi không nhỉ, nàng hỏi mi có biết cái đó không. Nàng đặc biệt cần cái đó.
Cần một người đàn ông hả? Mi dụ dỗ nàng.
Vâng, cần tình yêu của đàn ông, nàng có nhu cầu bị chiếm đoạt. Nàng nói rằng vâng, nàng muốn bị chiếm đoạt, nàng muốn phóng đãng, quên hết, ôi, nàng biết ơn mi, nàng nói lần đầu tiên nàng hơi sờ sợ, đúng, nàng nói nàng muốn, nàng biết nàng thèm nhưng nàng lại rất sợ, nàng không biết làm như thế nào, nàng muốn khóc, kêu lên, muốn bão táp xua nàng vào đồng quê vắng lặng, bão táp lột trụi nàng, cành cây cào rách da thịt nàng, nàng đau mà không thể gỡ, thú dữ xâu xé nàng! Nàng nói nàng đã nhìn thấy mụ ta, người đàn bà phóng đãng mặc đồ đen tự xoa nắn vú bằng hai bàn tay, mặt cười cợt, cách đi ngoáy mông của mụ ta, một con dâm phụ, nàng nói, anh không hiểu đâu, anh chắc chắn không hiểu cái đó đâu, anh không hiểu gì hết, anh đồ ngố này!

22
Ta rời vùng đi bằng xe khách ở giáp ranh hai tỉnh Vân Nam, Quý Châu; để tới Thuỷ Thành, ta phải chờ xe lửa mãi. Từ ga tới thủ phủ huyện còn một quãng đường dài. Cái vùng chẳng ra thành phố mà cũng chẳng ra nông thôn này đã khiến cho ta thấy lơ mơ đôi chút, nhất là khi nhìn thấy, ở rìa một cái giống như phố mà lại không phải phố hai câu đối dán song song trên lưới sắt cửa sổ một căn nhà cũ kỹ với những xà đen: “Trẻ chơi ngoài song, người lớn trong ngoài nhà đều yên”. Ta liền tựa hồ như không đi lên nữa mà là quay gót về tuổi thơ, phảng phất như ta chưa hề trải qua chiến tranh, cũng chẳng trải qua cách mạng, cũng chẳng qua đấu tranh rồi lại tái đấu tranh, phê phán rồi phản phê phán và giờ đây thì quay sang đổi mới; phảng phất như bố mẹ ta cũng chưa chết, bản thân ta cũng chưa nếm khổ nạn, cái nghiệp căn ta đâu có trưởng thành lớn lên và điều ấy khiến ta xúc động muốn khóc lấy đôi chút.
Ta đến ngồi lên một đống gỗ rỡ xuống cạnh đường xe lửa để nghĩ đôi chút về sự thể của ta. Một người đàn bà, trạc ba chục tuổi, mặt đau khổ đến gần. Bà ta muốn ta giúp bà mua một vé xe lửa. Bà chắc đã nghe thấy một lúc trước đây, ở quầy vé nhà ga, ta không nói tiếng địa phương này. Bà nói muốn đi Bắc Kinh để khiéu kiện nhưng không có tiền mua vé. Ta hỏi bà muốn khiếu kiện gì. Bà nói hoài cũng không sao rõ. Không ngoài việc chồng bà đã chết, bị một ai đó chỉnh cho chết trong một vụ án oan nào đó nhưng chẳng ai muốn nhận lỗi và bà chẳng nhận được trợ cấp nào. Ta cho bà một nguyên để thoát được bà, rồi đến ngồi bên bờ sông. Ta ngắm nhìn nhiều giờ sông núi trước mặt.
Chiều, quá tám giờ, cuối cùng coi như ta đã tới An Thuận. Ta để xắc vào nơi ký gửi, nó ngày càng nặng. Trong có một viên gạch hoa văn mà ta mang từ Hách Chương. Ở đấy, nông dân dùng gạch của các mộ đời Hán để xây các bãi thả lợn. Một ngọn đèn thắp sáng ở quầy ký gửi, nhưng không có ai. Ta gõ nhiều lần, một nữ nhân viên đi đến. Chị ta cầm tiền đưa, móc một cái nhãn vào xắc của ta rồi đặt nó lên một cái giá trống không trước khi quay gót. Phòng chờ rộng rãi vắng tanh, không giống chút nào với các phòng chờ thông thường chật ních người và ầm ĩ, ở đó mọi người ngồi xổm ngay cả lên thành cửa sổ, nằm lên ghế dài, ngồi trên hành lý, la cà không mục đích, nhào vào đủ mọi trò mua bán. Khi người ta ra khỏi nhà ga vắng lặng này, ta nghe thấy tiếng chân ta.
Những đám mây đen lao vun vút trên đầu, nhưng đêm sáng. Sương chiều hoà vào mây, rực lên nhiều sắc mầu. Ở tít đằng cuối bãi trải dài ra trước mắt, những quả núi cao tròn xoe dựng lên. Ngự trị bên trên cao nguyên, chúng nom giống như bầu vú đàn bà thành thục. Nhưng khi lại gần, chúng lại có vẻ đồ sộ và trở thành ra đè sụp. Ta không biết có phải là do các đám mây lông chạt trên đầu hay không nhưng ta cảm giác mặt đất thành nghiêng đi và ta đang chân cao chân thấp. Nhưng ta đâu có uống nhiều. Buổi tối ở An Thuận này để lại cho ta một cảm giác kỳ lạ.
Trước mặt nhà ga, ta tìm thấy một quán trọ nhỏ. Trong tranh tối tranh sáng, không nhận rõ căn phòng được ghép dựng như thế nào, đúng ra căn phòng bé như một ngăn nuôi bồ câu, đầu người có vẻ như sắp chạm vào trần. Chỉ có nằm được mà thôi.
Ta đi xuống phố, dọc đường các quán cơm nối tiếp nhau, bàn bày ra ngoài, dưới những ngọn đèn chói loà. Kỳ quặc là không có một khách ăn nào. Chiều tối nay, mọi cái đều dở, ta không thể không theo bản năng nghi ngại những cái quán ăn này. Xa nữa chỉ có hai người khác đang ngồi ở một cái bàn vuông. Ta đến ngồi xuống trước mặt họ, gọi một bát phở bò với hạt tiêu cay.
Đó là hai gã trai gầy, khô đét. Trước mặt một gã là chiếc bình toong thiếc đầy rượu, gã kia đặt một chân lên chiếc ghế dài. Mỗi gã cầm trong tay một chén gốm nho nhỏ, cũng chẳng thấy lên món nhắm. Hai người cầm lấy đũa, đầu đũa chỉ vào nhau. Cùng lúc, một người nói “tôm nõn”, người kia nói “đòn gánh”. Chẳng ai thắng ai, hai đầu đũa lại rời ra, cả hai cùng bắt đầu uống rượu. Hai người cũng im lặng tập trung tư tưởng, đầu đũa lại chạm vào nhau. Một người nói “đòn gánh”, người kia nói “chó”. Đòn gánh dĩ nhiên là đánh chó rồi, vậy thì người nói “chó” thua. Người thắng bèn tháo nút bình toong đổ một ít rượu vào chén đối thủ. Người thua tợp một hơi cạn và hai chiếc đũa lại được đặt châu vào nhau. Sự thanh thản và tinh tế của họ làm cho ta không thể không nghĩ họ là hai ông tiên. Nhưng quan sát gần hơn nữa ta thất mặt mũi họ vẫn bình thường. Chẳng qua là ta hình dung tiên phải uống rượu theo cách của họ mà thôi.
Ăn xong phở bò, ta đứng lên đi, vẫn còn nghe thấy hai người dâng rượu cho nhau, tiếng họ đặc biệt vang trong cái phố vắng này.
Ta đến một phố cổ. Hai bên chỉ là những ngôi nhà lở loét sắp rã sụp với những mái chìa ra giữa đường. Ta càng đi, phố càng hẹp lại. Các mái nhà gần như sắp chạm nhau và có vẻ cũng sắp sụp xệ. Trước mỗi cái cửa là một quầy hàng hoá: vài chai rượu, bưởi, hoa quả khô. Cả quần áo, đung đưa trước gió như hồn ma những kẻ treo cổ. Phố dài vô tận ngỡ như không tới tận đầu cùng thế giới. Bà ngoại ta, nay đã chết, từng dắt ta qua đây, ta nhớ bà dắt đi mua một con quay. Con quay mà đứa con hàng xóm làm cho quay tít đã khiến ta rất thèm, nhưng người ta chỉ có thể mua loại đồ chơi này vào dịp Tết, Xuân tiết. Lúc thường các quầy hàng đặc biệt của cửa hàng bách hoá cũng không bán quay. Hai bà cháu đã phải đi đến miếu thành hoàng ở nam thành phố. Ở đấy có thể tìm thấy quay, ở đấy có diễn xiếc khỉ, múa võ và người ta bán cả cao da chó. Ta nhớ rằng qua miếu thành hoàng mua quay mới đi vào cái phố này; đã lâu rồi, ta không chơi với cái món xoàng xĩnh ấy nữa, thức đồ chơi càng ngày càng quay tít lên khi người ta càng quất dây vào nó. Nhưng trong cái phố này, không ai bán quay. Trong các giá hang hoá bày toàn những mặt hàng giống nhau, càng nhìn càng chỉ mất hứng. Ta thầm hỏi rút cục thì ai mua ở các cửa hiệu bách hoá này? Những thương nhân này là thật hay giả? Hoặc là họ có một công việc chính nào khác nữa? Y như kiểu vào năm trước, người ta dán lên cửa nhà những lời trích dẫn của Mao Chủ tịch để cho mặt tiền nhà mình có chút tư thế, thì nay bày ra các giá hàng cũng là như vậy.
Sau đó rẽ như thế nào không rõ, ta lại ra một phố to. Lần này các cửa hàng thương nghiệp quốc doanh ngược lại đều đóng cửa tất cả trong khi thương nhân thật sự vẫn mở cửa hàng và người vẫn đi lại ở trong phố. Dĩ nhiên, người ta để ý trước tiên đến các cô gái, môi son và giầy da cao gót dõ lốp cốp trên vỉa hè. họ mặc những bộ đồ bó sát người, màu sặc sỡ, hở vai và cổ. chúng được nhập vào từ Hồng Kông, nhờ vài sự buôn bán hay thậm trí buôn lậu. Có thể không phải tất cả các cô gái đều đi đến các hộp đêm, nhưng đều có vẻ như đến một cuộc hẹn.
Ở ngã tư, người còn đông hơn, tất cả thành phố hình như đổ ra đây. Họ đàng hoàng đi ở chính giữa đường phố bị xe cộ làm cho vắng tanh, tựa hồ cái đại lộ này đã được xây cất duy nhất giành cho họ. Nhìn không gian bị cái ngã tư này chiếm giữ và dáng dấp các căn nhà, ta tự hỏi phải chẳng ta đi tới Ngã Tư Lớn. Trung tâm các thành phố vùng cao nguyên thường được gọi như thế. Tuy vậy, do tương phản với cái phố buôn bán chật hẹp sáng choang ánh đèn, tủng tâm ngã tư có vẻ như chìm trong bóng tối. Mất điện hay người ta coi việc hạ cầu giao điện quên hạ lúc thay ca? Không thể biết. Để nhìn biển tên phố, ta phải đến gần một căn nhà có ánh sáng lọt ra.
Quả đúng đây là Ngã Tư Lớn, quảng trường trung tâm thành phố, nơi diễn ra cá lễ hội chính thức và các cuộc tuần hành.
Ta nghe thấy trong bóng tối vỉa hè tiếng người ta i i a a, tò mò đến gần thì phát hiện nhiều người đang ngồi chen sát nhau ở chân tường. Cúi xuống xem kỹ, ta nhận ta đó toàn là người già. Có đến cả trăm và không nhận ra đó toàn là người già. Có đến cả trăm và không có vẻ gì là đang tiến hành một cuộc biểu tình ngồi. Không chỉ cười nói mà còn hát. Một người cầm một cây nhị, dây lên sai, tiếng khàn đục. Vị nhạc sĩ già này trông giống một lão thợ đóng giầy đang đóng lại đế. Cạnh ông, một ông già dựa tường hát một bài nho nhỏ “Ngày năm canh”. Bài hát của một người đàn bà yêu say đắm chờ đợi người tình bội bạc. Hay là ở chỗ không chỉ có ông già mà còn cả các bà già, những cái bóng co vai rụt cổ. Tiếng các cụ bà ho vang to hơn. Tiếng ho như đi ra từ các hình nhân nho nhỏ hàng mà dùng trong tang lễ. Một số nhỏ nhẹ, u ở như nói mớ hay đúng hơn như chỉ cốt nói cho riêng họ thôi. Tuy vậy, những tiếng cười vẫn rộ lên theo. Lắng nghe, ta hiểu rằng một ông già đang tán một bà già: “Anh đang nhặt được bao nhiều củi trong núi, anh ơi?” “ Em ởi, chính bàn tay em đây đã thêu được bao nhiêu chiếc giầy hoa?” Họ hỏi đáp nhau như trong các bài hát đối miền núi. Chắc hộ tranh thủ bóng đêm để biến cái Ngã Tư Lớn này thành một sân hát giống như những cái sân họ thưỡng vẫn lui tới lúc trẻ. Cũng có thể họ đã tỏ tình với nhau ở tại đây. Không chỉ đôi ba người già háiv> Ta hỏi cô phục vụ là có ngủ lại đây được không. Cô ném cho ta một cái nhìn đầy hằn học, tựa như ta đã hỏi là cô có tiếp khách không.
- Ông không thấy à? Đây là hàng ăn.
Ta đã tự thề là không leo lên chiếc xe khách kia nữa, nhưng trước mặt còn lại cho ta một trăm cây số để thanh toán mà đi chân thì ít ra ta sẽ phải mất quãng hai ngày.
Khi ta trở lại bên đường, người ở sở thú không còn ở đấy nữa; không biết anh ta có xin đi nhờ xe được không.
Mặt trời sắp lặn. Dưới tấm che, nơi người ta uống trà, chiếc ghế băng đã được dọn dẹp. Bên dưới vệ đường nổi lên tiếng trống khua. Ta thầm hỏi là chuyện gì. Nhìn từ trên cao, ngôi làng chỉ là một dẫy kế tiếp những mái ngói và giữa các ngôi nhà là những sân lát đá. Xa hơn nữa, những tràn ruộng bậc thang, lúa sớm ở đó đã được thu hoạch. Một số thửa ruộng đã được cày, bùn đen lật ngửa.
Ta xuống dốc theo hướng tiếng trống khua. Một người nông dân từ dưới ruộng leo lên, quần xắn, bắp chân đen nhẻm bùn. Xa nữa, một đứa trẻ dắt trâu tới cái ao ở rìa làng. Trước cảnh khói bốc lên từ các mái nhà, một cảm giác yên bình xâm chiếm lòng người.
Ta dừng lại nghe tiếng trống. Không còn tay lái xe, không còn những kiểm soát viên đeo băng đỏ, không còn cái xe khách gây bực dọc, không còn điện hỏa tốc yêu cầu nhận dạng một con thú lạ, mọi vật bỗng quay trở về lại với tự nhiên. Ta nhớ đến những năm sống ở nông thôn, buộc phải tham gia lao động cải tạo. Nếu tình thế không tiến hóa, phải chăng ta cũng lại như họ thế kia, vẫn đang còn trồng trọt đất cát đấy ư? Cũng hết giờ làm việc, bắp chân đầy bùn, mệt đến chẳng thiết gì tắm rửa, nhưng thế thì ta lại không biết đến nỗi bồn chồn này. Cũng không phải tại sao phải vội vã đi đến dưới này. Chẳng có cái gì tự nhiên hơn khói bếp trong ánh hoàng hôn kia, những mái ngói kia, những hồi trống khua lúc xa lúc gần kia.
Những tiếng trống lặp đi lặp lại hình như tụng niệm râm ran một truyền thuyết không lời. Và chỉ còn lại duy nhất các mái nhà đang tối dần đi theo cùng với mầu của nước và ánh sáng của vòm trời biến hóa, các tấm đan xam xám phân biệt ra lờ mờ ở giữa các sân nhà, mặt bùn còn giữ hơi nóng ấm cảu nắng, hơi thở phả ra từ mõm trâu, những âm thanh cất lên từ các căn nhà như những lời cãi cọ, và cả gió chiều, lá cây rung rinh ở trên đầu ta nữa, mùi rơm rạ và mùi chuồng bò, tiếng lóc óc của nước bị người ta khuấy đảo, tiếng cánh cửa kẽo kẹt, có lẽ thế, hay tiếng nghiến rít của dây tời kéo nước ở một cái giếng, và tiếng một cặp chim cu gù đâu đó trong tổ, tiếng gọi lanh lảnh của đàn bà và trẻ con, mùi lá ngải và tiếng vo ve của côn trùng bay, lớp bùn dưới chân khô ở mặt ngoài nhũn ở bên trong, lòng ham muốn và nỗi khát khao hạnh phúc âm ỉ, cơn chấn động mà tiếng trống đang gọi dậy, cũng lại cả thèm đi chân đất, ngồi ở ngưỡng cửa bị người đi qua đi lại nhiều lần làm cho láng bóng, các cái đó trơn nhẵn, mềm mại diễn ra.

 

29
Một sứ giả của phù thủy ở Thiên Môn quan, Đèo Cổng trời, đã đến Mộc Tượng Binh, sân bãi của những người thợ mộc yêu cầu ông thợ điêu khắc già tạc đầu nữ thần Thiên La. Ông ta nói sẽ đích thân quay lại lấy tượng để dâng lên nữ thần ngày hai mươi bảy tháng Chạp trên bàn thờ tổ tiên. Sứ giả trả trước một phần tiền công bằng một con ngỗng sống và hứa rằng nếu công việc xong đúng hạn thì sẽ cho một hũ rượu trắng và một nửa đầu lợn: ông già có thể ăn Tết nguyên đán bằng các món đó được. Lúc ấy ông thợ điêu khắc già bèn thất kinh, thấy rằng mạng của ông thế là đã được đếm từng ngày. Đức Phật bà Quan âm là người cai quản đời sống chúng ta, Thiên La là nữ thần.
Những năm vừa qua, ngoài việc mộc ra, ông đã làm không ít tượng, ông đã tạc tượng Thần Tài, thần La Hán cười, hòa thượng Kiểm Túc, Nam Tào Bắc Đẩu trông nom sổ sách người sống và người chết, ông cũng gia công cho gánh hát nuo hàng loạt mặt nạ, những Trương Khai San nửa người nửa thần, những Mã Soái nửa người nửa vật, những súc sinh tiểu yêu nửa người nửa quỷ và cả những tượng hề của Tần Đồng nhăn nhở cho người ta vui. Ông lão cũng tạc tượng Quan Âm cho những người đến từ phía bên kia núi, nhug chưa có ai, thật thế, bảo ông tạc tượng nữ thần Thiên La, chúa tể hung tín cai quản mạng người; thế mà đấy, bây giờ bà đến đòi mạng ông. Làm sao ông lại có thể hồ đồ nhận lời dễ dàng như vậy được? Đó là vì tuổi già của ông, vì lòng tham to quá của ông. Chỉ cần người ta dạm với ông một vật có giá trị là ông tạc bất cứ cái gì ngay. Mọi người đồng thanh nói các bức tượng của ông lão đầy sức sống. Thoạt nhìn là người ta nhận ra ngay Thần Tài, hòa thượng Kiểm Túc, Nam Tào Bắc Đẩu cai quản sổ sống sổ chết, tướng Trương Khai San, một Mã Soái hay Quan Âm, ông chỉ biết đó là một bà mẹ phù hộ cho sự sinh nở con trẻ. Khi một người đàn bà đến từ bên kia núi mang lại cho ông hai tấc vải đỏ để nhờ làm một tượng Quan Âm, chị ta đã nghỉ đêm tại nhà ông. Sáng sau, chị ta lại lên đường, hết sức hài lòng, mang theo tượng Quan Âm mà chính đôi tay ông đã cho ra đời trong một đêm. Nhưng cả đời ông chưa bao giờ tạc tượng Thiên La, trước hết vì không ai nhờ ông việc đó, sau nữa là cái mặt hung dữ này chỉ có thể đem đặt ở trên bàn thờ của phù thủy. Ông không thể giữ được khỏi rùng mình. Người ông lạnh toát; ông biết thần Thiên La đã ở bên chờ lấy đi mạng sống của ông.
Ông leo lên đống gỗ để lấy một khúc gỗ phơi trên xà, khúc gỗ có những thớ thanh thoát, không thể biến dạng hay nứt nẻ. Ông đã cất nó vào đấy nhiều năm trước, không nỡ dùng nó vào một công dụng thông thường. Leo lên đến đống gỗ, khi ông với tay để lấy khúc gỗ thì ông bị trượt chân và cái đống gỗ sập xuống. Ông cả kinh nhưng ông biết cái gì đang xảy ra. Ôm chặt khúc gỗ trong tay, ông ra ngồi lên gốc cây phong vẫn dùng làm thớt. Với một việc bình thường, ông vạc vật liệu bằng vài nhát rìu, chẳng cần để tâm vào đó, rồi khắc tạc bằng đục, theo các phoi gỗ hất ra từ lưỡi đục dần dần hiện lên hình dáng. Đó là nề nếp quen. Nhưng chưa bao giờ ông tạc tượng thần Thiên La cho nên ông cứ ngồi đó, mụ mị đi, khúc gỗ trong tay. Khi cảm thấy khí lạnh nhập vào người, ông đặt khúc gỗ xuống đất. Ông vào trong nhà, ngồi lên một khúc cây đã bị khói bếp làm cho đen sì và vì nhiều người đã ngồi nên nó bóng lên. Ông đã tận số rồi. Ông nhận ra không qua được năm nay. Họ đặt ông tượng này cho ngày hai mươi bảy tháng Chạp, đúng sau ngày cúng Táo quân, chẳng cần chờ cả đến ngày rằm tháng Giêng, Hội Hoa đăng. Quyết không cho ông yên ổn qua Tết rồi.
Lão ấy đã gây nhiều tội ác, nàng nói.
Nữ thần Thiên La bảo như thế sao?
Đúng, nàng nói, lão ấy không tốt, không biết an phận.
Có thể.
Thâm tâm ông ta biết ông ta có bao nhiêu tội.
Ông ta đã quyến rũ người đàn bà trẻ đến cầu tự ư?
Chính người đàn bà ấy mới đáng khinh, chị ta hoàn toàn vui lòng mà.
Thế không coi là tội lỗi chứ?
Có thể.
Thế thì, tội lỗi của ông ấy, là…
Lão ấy đã làm hỏng đời một cô gái câm.
Ở nhà ông ta?
Ở nhà thì không dám, một hôm lão ấy ở nơi khác. Những thợ thủ công làm lụng xa nhà như lão ta thường ở một mình lâu ngày. Họ có chút ít tiền nong và lõi đời. Tìm ra đàn bà để ngủ không khó. Một số đàn bà làm cái đó vì lợi. Nhưng lẽ ra lão ta không được lạm dụng một cô gái câm chứ. Lão ta đã làm nhục, đã đùa rỡn rồi bỏ cô ấy.
Khi nữ thần Thiên La đến lấy mạng lão, lão có nhận ra rằng đó là tại cô gái câm không?
Chắc là phải nghĩ như thế rồi, cô câm ấy đã hiện ra với lão mà lão không thể xóa cô ấy đi được.
Vậy là một sự trả thù?
Đúng. Tất cả các cô gái hễ bị làm nhục đều hy vọng trả thù. Nếu cô ấy còn sống, nếu cô ấy tìm được ra lão, cô ấy sẽ móc mắt lão, cô ấy sẽ chửi ngập đầu lão lên với những câu nhục nhã nhất, cô ấy sẽ xin quỷ thần đem lão đến tận mười tám tầng âm phủ, cô ấy sẽ bắt lão chịu các thứ cực hình ghê gớm nhất! Nhưng cô gái này bị câm, không có cách nào cho người khác hiểu được; rồi đến khi bị chửa, cô ấy đã bị đuổi khỏi nhà, cô ấy bèn đi lang thang và làm điếm, ăn mày. Cô gái trở thành một đống thịt hư hỏng, ai cũng ghét. Ban đầu, cô ấy không phải không duyên dáng đâu và lẽ ra rất có thể lấy được một nông dân lương thiện, sống một cuộc đời vợ chồng bình thường. Cô gái lẽ ra đã có một mái ấm để tự che chở và cho những đứa con ra đời, rồi khi chết thì có cả một cỗ áo quan.
Lão ta không nghĩ đến cái đó, chỉ nghĩ đến lão ta.
Nhưng hai mắt của cô gái ấy trừng trừng nhìn lão không buông.
Mắt của nữ thần Thiên La.
Mắt của cô gái câm không nói được ấy.
Đôi mắt đầy kinh hoàng của cô gái khi lão chiếm đoạt cô gái?
Đôi mắt phục thù!
Đôi mắt van xin.
Cô ấy khô, lại dội đập lại, nàng đều cảm thấy. Mi nói mi đã thấy những thú biểm mang dáng người hay những thân người mang dáng thú biển, những thân đen sì, nhẵn, hơi sang sáng, như một miếng lụa đen, như một lớp lông dầy bóng nhẫy, chúng quẳn quại và lại ngã xuống ngay sau khi vừa đứng lại lên, lăn lộn không ngừng, cuộn quấn vào nhau không thể gỡ tách, không thể rõ là đánh nhau hay giết nhau, không một tiếng động, không một âm vang, mi đã nhìn rõ trên bãi đá vắng tanh này, không một gợn gió, đằng xa những thân hình ấy đang lăn lộn, đang uốn éo trong im lặng tuyệt đối. Nàng nói đó là mạch của mi. Sau nhiều lần thon thót đập dữ dội, nó đã dịu lại rồi đập mạnh hơn và lại dịu lại. Mi nói mi đã nhìn thấy các thân hình nhặn và đen của giống vật biển mang dáng vẻ người kia hay những thân người mang dáng dấp giống vật kia, sáng lên một ánh sáng nho nhỏ, như lạu đen, như lớp lông dầy và bóng nhãy, chúng vặn vẹo, lăn lộn, cuộn quấn vào nhau không thể gỡ tách, chẳng hề bao giờ ngừng, thong thả, bình thản, đánh nhau hay giết lẫn nhau, mi đã nhìn thấy chúng rất rõ trên bãi đá bất động xa xa, ma đã nhìn thầy chũng lăn lộn rất rõ. Nang nói mi đặt đầu mi lên người nàng, như một đứa bé ngoan, người mi đầy mồ hôi. Mi nói mi vừa mới mơ xong, nằm trên nàng. Nàng nói mới đã nhìn thấy biển, mi cũng nhìn thấy mặt biển đen ngòm nâng lên rồi chảy đi từ từ, không thể cưỡng lại, mi cảm thấy một thứ lo sợ. Nàng nói mi là một đứa bé ngớ ngẩn, mi chẳng hiểu cái gì hết. Nhưng mi nói mi đã nhìn thấy tất cả rất rõ, rành mạch, nó trào lăn đi như thế này, nó chiếm hết không gian, cái con sóng đen dũng mãnh, không giới hạn trào lăn đi không thể ngăn giữ lại, không một tiếng độngm nhẵn như lụa đén xoà mở, nó chảy như một thác nước, cũng màu đen, chẳng có một tí lồi lõm nào, chẳng có sóng bọt ngầu, nhào vào trong một cái vực không thể dò thấy đáy, mi đã nhìn thấy tất cả. Nàng nói nàng ôm mi vào ngực, lưng mi đầy mồ hôi. Bức tường đen dựng đứng và trơn kia tuôn chảy đã làm cho mi lo sợ, mi miễn cưỡng nhắm mắt lại, mi tiếp tục cảm thấy sự hiện diện của nó, nhưng mi cứ để cho nó tuôn chảy không thể kìm được nó, mi đã thấy tất cả, nhưng mi chẳng thấy cái gì, cái biển trành nghiêng kia, mi chìm, mi lại nổi lên  mặt nước, những con vật đen sì, đánh nhau hay giết nhau, vặn vẹo không ngừng trên bãi đã vắng tanh và không có gió. Nàng đã để đầu mi vào ngực nàng, mi giư các chi tiết cỏn con kia hằn khắc vào trí nhớ mi nhưng mi không thể nhắc lại được chúng. Nàng nói lại muốn sờ mạch mi, nàng muốn thế, nàng cũng muốn cả các con thú mang mặt người đang vặn vẹo kia, trận đấu im lìm kia, như một cuộc giết chóc, quấn quít vào nhau không thể nào gỡ tách ra, chúng di chuyển trên bãi biển phẳng tràn, những hạt cát tí xíu, chỉ còn lại nhưng bọt bong bóng, nàng muốn cái ấy, nàng còn muốn cái ấy nữa. Khi con nước triều đen kia đã rút đi rồi, trên bãi biển còn lại cái gì đây?

24
Đó là chiếc mặt nạ trổ vào gỗ của con vật mang mặt người, ở bên hai cái sừng trên đỉnh đầu còn có hai cái sừng nhọn nhỏ hơn. Vậy thì không thể là thể hiện bò hay cừu gia súc. Chắc phải là một thú dữ vì cái mặt kỳ lạ và ma quái này không có vẻ dịu hiền của một con hươu. Ở chỗ mắt, hai cái hố tròn trống hoác có một đường gờ nổi viền quanh. Dưới mỗi lông mày, một hõm sâu. Trấn nhọn, những hoạ tiết chạm trổ trên lông mày làm nổi rõ hai hố mắt. Con mắt liền đe doạ đối phương ngay giống như mắt thú dữ lúc xông vào con người.
Trong hố mắt lồi đen ngòm, đồng tử của kẻ mang mặt nạ này chắc phải phóng ra những ánh chớp như cái nhìn của một thú dữ. Hai hình lưỡi liềm, nhọn hai đầu, khớt rỗng dưới hai con mắt, cho thêm vẻ tàn ác vào cái nhìn. Mũi miệng, gò má, và quai hàm dưới được vẽ hoàn hảo, một cái miệng móm mém của ông già, cái lõm ở chính giữa cằm cũng không bị bỏ quên. Da khô quắt, gò má nhỏ. Nét khắc rõ khoẻ. Đó không chỉ là mặt một ông già mà còn toát ra một thứ tinh thần cương nghị. Ở hai khoé mép trổ nổi hai răng nanh sắc nhọn cong ngược mãi lên hai cánh mũi. Hai lỗ mũi tẹt, mang một ý vị chế nhạo và khinh bỉ. Răng đều rụng không phải vì già mà vì người ta đã thay vào chỗ của chúng những cái nanh. Ở góc hai môi mím lại, hai lỗ nho nhỏ đã được khoát chắc là để cho râu cọp thòi ở đấy ra. Bộ mặt người này đã thông minh đồng thời cũng mang đậm dấu ấn mông muội của thú vật.
Quan sát cánh mũi, khoé miệng, môi, gò má, trán, ấn đường cho thấy người thợ ạc đã phải hiểu biết tường tận hình thái học của xương và các cơ mặt người. Duy nhất hai hố mắt và sừng trên đầu là được cường điệu còn nét vẽ các cơ bắp của mặt đã tạo nên một thứ căng thẳng. Không cắm râu cọp, đây có thể là mặt của người nguyên thuỷ xăm hình mà sự nhận hiểu bản thân và tự nhiên đều được chưa đựng hoàn toàn trong các lỗ đen ngòm của những hố mắt tròn xoe của nó. Hai lỗ ở khoé môi thể hiện sự miệt thị của tự nhiên đối với con người đồng thời cà sự kính nể của con người đối với tự nhiên. Bộ mặt này cũng phản ánh hoàn hảo nỗi sợ của con người đối với cái tính thú vật với đồng loại và của bản thân hắn.
Con người hết cách gạt bỏ cái mặt nạ này. Nó là phòng chiếu của nhục thể và linh hồn của con người. Con người sẽ không gỡ xuống được ở chính mặt mình cái mặt nạ đã mọc lên y như là da thịt này và vậy là hắn toàn sống trong kinh ngạc, tựa hồ không tin cái này lại là của chính hắn mà nó lại thật sự là chính bản thân hắn. Không có cách nào gỡ đi cái mặt nạ này, hắn đau khổ hết chịu nổi. Nhưng cái làm nên mặt của hắn, một khi hiện ra thì càng không thể xoá sạch, vì nó vốn dĩ ỷ vào hắn, nó không có ý chí của nó hoặc giả nó mong có ý chí mà không có cách mưu cầu thực hiện thì ngược lại cũng bằng là không có ý chí, nó bèn để lại cho hắn cái bộ mặt vĩnh viễn ngạc nhiên quan sát hắn này.
Đây thực sự là một kiệt tác. Ta đã tìm thấy nó trong đống triển lãm phẩm ở bảo tàng tại Quý Dương. Lúc đó, nhà bảo tàng đang đóng cửa để tu sửa. Nhờ bạn bè giúp ta lấy giấy giới thiệu rồi lại phiền người quen gọi điện thoại mượn lý do này lý do kia vì ta, ta đã làm kinh động đến viện phó nhà bảo tàng, một người tốt bụng, béo ú, luôn có tách trà trong tay. Ta nghĩ chắc nay ông đã cáo lão về hưu rồi. Ông đã cho mở hai gian lưu trữ và cho phép ta đi dạo giữa các giá để đầy những đồ đồng, vũ khí và mọi loại gốm. Dĩ nhiên là tuyệt đẹp rồi nhưng ra không tìm được ra ở đấy một thứ gì có thể lưu lại ở ta một kỉ niệm bất diệt. Tranh thủ lòng độ lượng của ông, ta đã quay trở lại đó. Ông thổ lộ với ta rằng hai gian lưu trữ của ông đã quá tại và thực tế ông không hiểu lắm rằng ta muốn xem cái gì. Tốt hơn cả là ông để cho ta một bảng liệt kê trong đó mỗi vật ở bảo tàng đều có kèm theo một bức ảnh. Cuối cùng ta đã tìm thấy chiếc mặt nạ nuo[16] trong các đồ vật tôn giáo mê tín được xếp hạng này. Ông giải thích cho ta rằng cá thứ này vẫn luôn cất kín, chưa từng bao giờ trưng bày, rằng ta thật tình muốn xem chúng thì trước hết ta phải làm một số thủ tục. Khi ta trở lại lần thứ ba, người bảo tồn tốt bụng đã sai đưa lên một hòm lớn cho ta. Khi ông lần lượt lấy ra từng chiếc mặt nạ một, ta đã đứng há hốc miệng.
Tổng cộng có khoảng hai chục mặt nạ bị công an tịch thu đầu những năm năm mươi như là đồ vật mê tín. Ta thầm hỏi ai đã làm được cái việc tốt lành như thế, bởi vì như vậy chúng ta đã không bị lấy làm củi đun mà cháy sạch sành sanh cả rồi, trái lại được đưa vào nhà bảo tàng, ẩn tr ánh được qua sự cướp phá của cách mạng văn hoá. Theo wocs đoán cảu nhà khảo cổ ở nhà bảo tàng này, đây là những chế tác cuối đời Thanh. Màu sắc trên mặt nạ đã bong gần hết, những vệt sơn then còn sót đã say xỉn đen lại, mất đi độ nhẵn bóng. Trên các phích có ghi nơi đến của chúng: huyện Hoàng Bình và Thiên Trụ ở thượng lưu sông Vũ Thuỷ và Thanh Thuỷ, một vùng đất người Hán, người Mèo, người Đồng, người Thổ gia cùng tạp cư. Thế là sau đó ta đi đến các nơi này.

25
Trong ánh sáng vàng da cam của buổi sáng, các mầu sắc cảu núi non thuần khiết và tươi tắn, khong khí trong lành, quang quẻ, mi không có vẻ như đã thức trắng một đêm, mi ghì chặt bờ vai mêm dịu, đầu nàng tựa vào mi. Mi không biết nàng có phải là cô gái mi đã mê thấy đêm qua không, mi không phân biệt được các cô gái nào thực tại hơn trong hai cô. Lúc này mi chỉ biết nàng có đi theo mi ngoan ngoãn, chẳng thể hề bận tâm xem rút cục mi muốn đi đến đâu nữa.
Thuận theo con đường núi này, tới đỉnh dốc, mi không ngờ lại đến một bình nguyên, tầng tầng ruộng bậc thang tiếp nhau trải đến vô tận. Hai cây cột đá dựng lên ở giữa các thửa ruộng chắc là một cái cổng đá từ ngày xưa. Những mảnh vỡ của sư tử đá, trống đá nằm rải rác hai bên. Mi nói ngày xưa một dòng họ có tên tuổi lớn sống ở đây. Một khi qua cổng sẽ thấy những cái sân nối tiếp những cái sân. Toà dinh cơ phải dài đến một dặm nhưng bây giờ đều là ruộng.
Tất cả đã bị đốt cháy hết khi quân Thái Bình thiên quốc nổi lên rồi kéo đến thị trấn Ô Y phải không? Nàng hỏi.
Mi nói vụ hoả hoạn xảy ra muộn hơn sau này. Ngày xưa, lão nhị gia, cháu nội của người con trai cả của dòng họ n&agít quen thuộc với núi non, đã kể cho ta những điều còn đáng sợ hơn nữa: những con rắn đó cắn được cả giầy da và họ khuyên ta mang theo thuốc chống nọc độc dù trong thực tế nó chẳng có mấy hiệu lực với rắn kỳ.
Trên đường từ Đồn Khê đến An Khánh, qua Thạch Đài, ta đã gặp trong quán ăn nhỏ gần trạm xa đường dài một nông dân bị cụt một bàn tay. Anh kể cho ta rằng chính anh đã chặt nó sau khi bị rắn kỳ cắn. Chắc anh là người duy nhất sống sót được với vết cắn này. Anh đội một cái mũ rơm mềm vành hẹp, theo hình mũ lễ hội, loại mũ mà nông dân đội bôn ba bến sông, đội thứ mũ này phần lớn là những người từng trải. Ta gọi một bát mì ống trong cái quán ăn mở dưới một tấm bạt trắng. Ngồi đúng trước mặt ta, anh cầm đũa bằng tay trái, hoa hoa không ngừng trước mặt ta cái mẩu cụt của cánh tay phải. Thắc mắc, ta nói chuyện với anh, nhìn rõ rằng anh có thể tán gẫu:
- Ông anh, anh có thấy phiền gì nếu kể cho tôi anh đã bị thương như thế nào không? Tôi trả tiền mì cho anh.
Anh kể anh vào núi tìm cây kỷ.
- Cây gì?
- Cây kỷ. Chữa được bệnh ghen. Mụ vợ tôi ghê gớm lắm. Hễ một người đàn bà nào chuyện với tôi là mụ sẵn sàng quăng cho luôn một cái bát vào mặt tôi ngay. Tôi muốn cho vợ tôi uống nước cây kỷ.
- Một thứ thuốc không nghiêm chỉnh ư?
- Không, anh cười phì nói. Dưới chiếc mũ rơm, mồm anh ngoác ra để lộ chiếc răng vàng. Anh pha trò đùa tôi.
Anh nói họ là cả một đoàn người đi đốn cây làm than củi. Hồi ấy thương nghiệp chưa được hưng thịnh như bây giờ, đốn cây lấy gỗ nhất định phải bán cho đội sản xuất, không thì phạm pháp, anh lại không muốn phạm pháp mà còn muốn kiếm tiền thế là đi làm than hoa. Nhưng cũng phải biết xoay xỏa. Đác biệt phải tìm cây thanh cương trắng vỏ vì than lấy từ cây này có một mầu xám bạc, khi ta gõ vào nó kêu vang lên tiếng trong. Một gánh than này ngang tiền hai gánh than thường. Ta để anh nói tùy thích, dẫu gì ta chỉ mất có tiền một bát mì.
Anh kể rằng anh đi đầu, mang búa rìu. Các bạn cùng đi còn ở đằng sau tán chuyện, hút thuốc. Anh vừa cúi xuống thì cảm thấy từ gan bàn chân bốc lên một luồng khí lạnh. Anh nghĩ hỏng to đến nơi rồi. Anh nói cái người này lúc ấy chẳng khác gì chó, một con chó lẻ ngửi thấy mùi báo hoa là không dám đi lên nữa mà chỉ cứ còn kêu tại chỗ như mèo. Lúc đó, hai cẳng anh đến mềm oặt theo. Gã trai tráng cứng rắn nhất gặp phải con rắn kỳ cũng chẳng có hy vọng. Huống chi anh lại chính mắt trông thấy con rắn cuộn tròn trên một tảng đá trong búi gai, đầu ngỏng lên, thân thì thu lại thành một khối thịt chắc nịch. Nói lâu, làm nhanh, anh vung rìu lên nhưng chỉ trong nháy mắt, anh cảm thấy nơi cổ tay lạnh buốt, một cơn run rẩy lan khắp người như khi bị điện giật. Một tấm màu đen ngòm lướt qua trước mặt anh. Mặt trời sầm tối, tim anh lạnh ngắt và anh thôi nghe thấy tiếng gió, tiếng chim, tiếng côn trùng, chẳng còn nghe thấy gì nữa. Bầu trời ảm đạm bỗng hóa sầm sì, mặt trời, cây cốt tất cả đều phóng ra toàn ánh sáng lạnh lẽo. Anh nhận thấy đầu óc vẫn còn hoạt động và anh phải làm nhanh, không được chết, anh còn một cơ may, thế là anh bèn lấy rìu chặt phăng luôn cổ tay. Đoạn anh lập tức ngồi sụp xuống, bấu chặt lấy mạch máu của cánh tay cụt. Máu vọt ra trên các tảng đá, chạm vào đá, máu nhạt ngay màu, biến thành những bọt bong bóng vàng nhạt. Sau đó bạn nghề đưa anh về làng, mang theo cả cái bàn tay đứt lìa, đen sạm, đầy những mảng tím bầm. Cánh tay còn lại cũng đen. Khi dùng cạn hết các thuốc thang của dược học Trung Hoa chống rắn độc cắn, mới coi là nóng lại được.
- Cái nhà anh này, anh thật là quyết đoán đấy.
Anh nói nếu anh do dự một chút thôi, hay vết cắn ở trên cao hơn một ít, anh đã chết.
- Mất một bàn tay đổi lấy cái sống, đáng lắm, đúng không? Ngay con bọ ngựa cũng có khả năng trút bỏ đôi càng khi nó  không thể gỡ càng ra được cơ mà.
- Đấy là côn trùng.
- Thế nào? Con người lại không bằng côn trùng ư? Con cáo sa bẫy cũng có thể gặm đứt cẳng để thoát thân, con người không thể kém tinh khôn hơn con cáo.
Anh đặt một tờ mười nguyên lên bàn, từ chối tiền mì ta trả, nói bây giờ anh đã được buôn bán, chắc kiếm không ít hơn một người đọc sách như ta.
Trong suốt hành trình, ta đã điều tra về con rắn này, cuối cùng thì đã trông thấy nó trên đường đưa tới núi Phạn Tịnh. Chúng đang bị phơi khô, cuộn tròn trên mái trạm mua bán của thị trấn có cái tên là Mân Hiếu hay Thạch Trường. Nom chúng giống với lời mà Liễu Tông Nguyên, viên quan đời Đường miêu tả: "nền đen điểm trắng". Chúng là nguyên liệu quý cho y học Trung Hoa, làm ra một phương thuốc tốt để thư giãn gân cốt và hoạt huyết, khu trừ phong thấp, trị cảm lạnh. Đó là loại hàng đắt tiền thu mua với giá cao, nhiều người dũng cảm luôn liều mạng tìm bắt.
Liễu Tông Nguyên đã gọi con rắn này là “đáng sợ hơn hổ”. Đả kích chế độ hà khắc, ông nói nó còn khủng khiếp hơn hổ. Ông là quan thích sử, còn ta, ta là một người bình thường. Làm quan chắc ông phải bận tâm đầu tiên đến các sự bất hạnh trên thế gian. Ta đi trong cõi đời, ta chỉ bận tâm đến sự tồn tại của ta.
Chỉ nhìn những con rắn khô cuộn bó lại là chưa đủ với ta. Ta muốn tìm thấy một con sống, học cách nhận ra chúng để tự bảo vệ chống lại chúng.
Cuối cùng ta đã thấy hai con ở chân núi Phạn Tịnh, vương quốc rắn độc, tại một trạm kiểm soát của khu bảo tồn tự nhiên, thu hồi lại từ tay một người vào núi bắt trộm rắn, nhốt trong chuồng lưới sắt và ta đã có thể ngắm nhìn tường tận.
Tên khoa học của chúng là phúc xà nhọn môi. Hai mẫu vật này dài một mét, không to bằng cổ tay người, có một khấu đuôi rất nhỏ. Người chúng phủ đầy hoa văn tam giác nâu sẫm và xám xen nhau không rõ rệt lắm cho nên còn một tên gọi khác, “rắn bàn cờ”. Nhìn bề ngoài không thấy được tính hung ác của nó. Thu mọp thân hình lại ở trên một hòn đá trên núi, chúng nom giống như một hòn đất. Khi quan sát gần, cái đầu hình tam giác mầu nâu xỉn, cái mồm nhọn mọc thêm một mẩu vẫy giống lưỡi câu ở đầu cùng, đôi mắt thảm đạm đã đem lại cho chúng một vẻ hài hước mà lại tham tàn, cái vẻ không tránh khỏi cứ gợi đến một vai hề trong Kinh kịch. Chúng không trông vào thị giác để dò mồi. Giữa mồm và mắt chúng có một cái lỗ, đó là cơ quan nhạy cảm với nhiệt độ, đặc biệt với tia hồng ngoại, nhờ thế chúng có thể thấy được nhiệt độ thay đổi tới một phần hai mươi độ ở trong vòng ba mét chung quanh. Chỉ cần một con vật có thân nhiệt cao hơn thân nhiện chúng xuất hiện quanh quẩn là chúng liền có thể phát giác và tấn công. Các chi tiết này về sau một chuyên gia về rắn cắn ở khu bảo tồn tự nhiên mới tiết lộ với ta, khi ta vào dẫy núi Vũ Di.
Cũng con đường ta đi ấy, ở thượng lưu sông Thân, nhánh của sông Nguyên, nước sông Cẩm Giang không bị ô nhiễm mà chảy mạnh. Nước sông cứ trong vắt như vậy, đặc biệt trong. Trẻ trâu thả mình cho dòng nước cuốn dạt thẳng tới bãi sông dưới xuôi nữa vài trăm mét rồi mới dừng lại. Tiếng chúng truyền lại lanh lảnh.
Dưới vệ đường, một cô gái trẻ trần truồng tắm sông, thấy chiếc xe khách đi ngang qua, nàng đứng thẳng lên như một chiếc cò trắng, quay đầu lại rồi ngẩn mãi ra nhìn. Dưới nắng trưa cháy bỏng, ánh sáng phản quang trên nước chói lóa. Các cái đó dĩ nhiên chẳng dính dáng gì tới con rắn kỳ.

Truyện Linh Sơn Đôi lời về tác giả Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 i giam con gái làm bại hoại gia phong vào trong một quan tài bằng ván. Vụ này lan truyền đi nhanh chóng và đến tận huyện lỵ. Luôn sợ bị mất cái mũ quna, huyển trưởng, người đã từng bị tai tiếng vì những việc làm kém chính thống phổ biến ở vùng này, bèn cho nêu một tấm gườn, đã chuyển đạt vụ này lên tổng đốc và chính tổng đốc nơi đó cũng chuyển đạt lên triều đình.
Ôm ấp ái phi, Hoàng Thượng từ lâu đã bỏ bễ công việc trong triều, nhưng một hôm buồn tưởng chết, nagì bèn tìm hiểu dân tình. Các bộ lúc đó bèn “báo cáo” câu chuyện gương mẫu này và ngài không tránh khỏi phải thở dài vì ngài là một người có lương tri. “Đây là một gia đình rất biết lễ tiết”, ngài phán. Những lời này lập tức trở thành chỉ dụ của hoàng thượng và được tống đạt đến dinh tổng đốc. Ở đây, quan tổng đốc đã phên thêm: chỉ dụ này phải được lập tức khắc lên một thẻ bài và loan báo không chậm trễ trong toàn thể dân chúng. Sau đó nó được hoả tốc truyền xuống lỵ sở cảu huyện. Viên tri huyện không do dự lên một cái kiệu có sai nha hộ tống, vừa gõ chiêng vừa hò hét để hai bên đường tránh xa. Rồi khi quỳ sụp để nhận chỉ dụ của hoàng Thượng ban xuống, viên nho sĩ gì thối nát kia lại không rơi được những giọt nước mắt biết ơn sao? Tri huyện đã căn dặn nghiêm khắc lão: “Chỉ dụ thiên tử ban xuống đáng giá hơn một nghìn lượng vàng. Hãy dựng ngay một cổng chào danh dự và cho khắc chỉ dụ này để không bao giờ quên nó. Sự kiện tuyệt vời này sẽ mang lại vẻ vang cho tổ tiên ông và làm cho đất trời cảm kích!” Ông già vay hàng chục nghìn cân gạo và thuê thợ đá và lão trông nom công việc đêm ngày. Hết sáu năm, cổng chào chạm trổ tỉ mỉ đã được hoàn thành trước ngày Đông chí. Để khánh thành nó, lão già mở một tiệc lớn mời tất cả dân bang láng giềng đến và cuối năm lão già tính sổ. Lão còn mắc nợ bốn mươi lượng bạc và một trăm sáu mươi đồng tiền vàng. Cuối sùng lão trúng cảm mạo và ngã bệnh. Lão không hồi phục được sức khoẻ nữa, chết trước vụ gieo cấy mùa xuân.
Cổng chào kỷ niệm vẫn dựng lên ở cửa đông làng, trẻ chăn trâu lười biếng toàn dùng nó để buộc trâu bò. Chỉ có điều dòng chữ chạy ngang giữa hai cột không hợp với chủ tịch Uỷ ban cách mạng huyện khi ông ta đến thị sát các vùng nông thôn này, ông đã ra lệnh cho bí thư của làng thay nó bằng khẩu hiệu “Nông nghiệp học tập Đại Trại”. Hai hàng câu đối của một cổng: “Trung thành, hiếu thảo truyền từ bố đến con dâu”. “Thi kinh, Thư Kinh kế tiếp trong thế gian bền” bèn thay bằng “Canh tác vì cách mạng, chí công vô tư”. Thời ấy, ai mà biết được môt hình Đại Trại sau lại hoá thành mô hình rỏm, ruộng đất lại được trở về tay nông dân? Bay giờ, cá nhân càng lao động càng giàu, chẳng còn ai hiểu được nghĩa các khẩu hiệu ngày xưa này nữa. Ngoài ra con cái nhà này tinh không khoẻ mạnh chạy đi buôn bán đều phát tài cả, còn người nào trong đám họ nhàn cái tâm mà trở về thay các châm ngôn kia đây?
Sau cổng chào, một bà già ngồi trước cửa văn nhà đầu tiên, cầm các chày nghiền cái gì đó trong một cái cối gỗ. Cạnh bè, con chó vàng hít hít đánh hơi khắp chung quanh. Bà già giơ chày lên hầm hầm chửi: “Cút đi, biến!”
Nhưng mi, đâu có phải là chó, cứ thế tiến lên hỏi bà lão:
- Bà lão ơi bà làm đậu phụ cay đấy phải không?
Chẳng ừ chẳng không, bà ta liếc mi một cái rồi lại cúi xuống nghiền ớt tươi.
- Cháu xin lỗi, ở đây có một nơi đến nào gọi là Linh Nham không bà?
Mi biết hỏi bà lão về một cái cao xa như Linh Sơn là uổng công, mi nói với bà lão rằng mi từ cái làng ở dưới kia, thấp hơn, làng họ Mộng đến đây, có người bảo mi về một làng Linh Nham nào đó ở đàng trước đây.
Lúc này bà ta mới ngừng việc, xem một cái, đặc biệt xem cô gái của mi trước hết, rồi quay lại hỏi mi:
- Anh chị đi cầu tự phải không? Hỏi rất tò mò.
Bà ta giơ tay lên kéo mi nhưng mi ngu lâu lại hỏi:
- Linh Nham với cầu tự thì có quan hệ gì?
- Sao lại không quan hệ? Bà lão the thé kêu lên.
Đều là đàn bà đến đấy. Không có con trai mới đến đấy thắp hương.
Bà ta bắt đầu cười lục cục, như có người cù.
- Thế nhà chị này muốn có con trai ư?
Lạnh lùng, bà lão xồng xộc đi đến phía nàng.
Mi nói với bà ta:
- Chúng tôi đi du lịch, đâu cũng muốn xem một ít.
- Nhà quê thì có cái gì hay mà xem? Mấy hôm vừa qua cũng thế, nhiều cặp từ thành phố đến lắm, làm chó của hay gà bay, nháo nhác cả cái làng này lên.
Mi không thể không hỏi:
- Họ đến làm gì?
- Xách một cái hộp điện, cứ oe oé như quỷ khóc, sói tru váng cả trong núi lên. Ôm nhau, vặn đít, ở tại sân phơi kia kìa, thật là xấu hổ.
- A, thế ra họ cũng tìm Linh Sơn?
Mi càng thấy quan tâm hơn.
- Cái Linh Sơn có ma có quỷ của nhà anh ấy! Tôi đã bảo anh đấy là nơi đàn bà muốn cầu tự thì đến thắp hương rồi mà lại.
- Tại sao đàn ông không đến được?
- Nêu không sợ xúi quẩy thì anh đến được đấy. Nhà chị này ngăn anh đi hả?
Bà ta lại giật giật tay mi nhưng mi vẫn không hiểu.
- Anh mà đến đấy thì sẽ bị máu nó vãi tung toé lên người anh đấy.
Mi không hiểu bà già mách mi hay rủa mi hãy cẩn thận.
- Bà lão bảo đàn ông đến đấy là kỵ.
Nàng muốn lui hộ cho mi.
- Em hãy bảo là chẳng có cấm có kỵ gì cả.
- Bà ấy nói máu tháng của phụ nữ đấy, nàng nói khẽ vào tai mi, nhắc mi mau bỏ đi.
- Máu tháng thì làm sao?
Mi nói máu cho mi cũng kệ.
- Cứ đi, đi xem cuối cùng Linh Nham ra thế nào.
Nàng nói thôi, thôi. Lại nói nàng không thích đi đến đấy. Mi hỏi nàng sợ cái gì, nàng nói sợ lời lẽ bà già.
- Sao lại lắm phép tắc như thế chứ? Nào đi! Mi bảo nàng.
Mi hỏi bà già đường đi.
- Không hay đâu, các người sẽ kéo ma kéo quỷ tìm tới đấy.
Bà già ở sau lưng mi. Lần này rõ là lời rủa.
Nàng nói nàng sợ, nàng như có linh cảm không hay. Mi có phải nàng sợ gặp phải một đồng cô không? Mi còn nói thêm rằng ở các làng miền núi này, các bà già đều là đồng cô, còn gần như con gái trẻ đều là hồ ly tinh.
- Như vậy là có cả em nữa? Nàng hỏi mi.
- Sao không chứ? Em chẳng phải là đàn bà sao?
- Thế thì anh, anh là ma quỷ! Nàng trả miếng.
- Trong mắt đàn bà, đàn ông đều là ma quỷ hết.
- Vậy là em đang ở với một ma quỷ đấy ử? Nàng ngửng đầu nhìn mi hỏi.
Ma quỷ dẫn yêu tinh đi, mi nói.
Nàng cười khanh khách. Nhưng lại van mi đừng đi đến đó.
- Đi thì xảy ra chuyện gì? Mi dừng lại hỏi. Sẽ gặp phải bất hạnh sao? Gặp phải tai hoạ à? Có gì mà sợ chứ nhỉ?
Nép vào mi nàng nói chỉ cần ở bên mi là nàng yên tâm nhưng mi quan sát thấy một bóng tối ở trong nàng. Mi cố xua tan nó đi, cố ý nói to lên với nàng.
--------------
[16] Đọc theo âm Việt nua, nghĩa là nặc, mặt nạ.
--!!tach_noi_dung!!--

Người gõ: rinshou; o0AmI0o; yatrau; Lize; quang284; quyenthoai; picicrazy; xiaoquiao2711
Nguồn: e-thuvien
Được bạn: Mọt sách đưa lên
vào ngày: 5 tháng 12 năm 2011

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--