Kết luận

Để kết luận thì chúng ta, sau khi hiểu bốn nguyên tắc căn bản của môn Hoàng Hạc, phải công nhận rằng BS kiêm Võ sư Phạm Gia Cổn đã nghĩ ra được một cái gì mới lạ và tốt đẹp cho khí công. Không những chỉ tập chú trọng về hô hấp như quan niệm thong thường của chữ "Khí". Là một y sĩ, anh còn để ý đến sự bắt đầu suy yếu thể lực nơi người lớn tuổi, có nhu cầu vận động thêm về bắp thịt và khớp xương, bớt được đau nhức, tức là bớt tùy thuộc vào thuốc men chống đau không cần thiết. Ngoài ra phải làm sao để cho vừa sức của họ. Nếu sự tập tành như vậy giúp họ mạnh khoẻ thêm thì đây là một điều quí giá, mà cũng không phải là một vấn đề không tưởng, nếu chúng ta nhìn thử kết quả sau một thời gian tập luyện.
Nhất là nếu trong lúc tập họ được làm quen với sự thư giản, sự thoải mái, cộng thêm dịp được tham dự một sinh hoạt lành mạnh, cùng gia đình hoặc gặp được người khác, kết được bạn mới để đở cô đơn...
Đúng như ước nguyện người sáng lập môn Hoàng Hạc đã đề ra: "Tôi cố gắng phối hợp những hiểu biết, những kinh nghiệm về y học và võ hoc để chế biến thành 1 lối tập giản dị và thích hợp cho mọi lứa tuổi, mọi thể trạng; cho người tập cũng như người không tập võ. Lối tập bao gồm cả 3 phần: tinh thần, khí lực và thể lực."
Chúc anh thành công tốt đẹp. Chúc các tập sinh sớm đạt thành như bài thơ vừa đọc được:
TÂM-THÂN-KHÍ HỢP NHẤT
Tâm như con vượn chuyền cành
Ý như chú ngựa chạy quanh không ngừng
Nên dùng Hoàng Hạc Khí Công
Bấm, Vòng, Vươn tới, Buông trong bỏ ngoài
Hít vào Tâm tĩnh vô ngai
Thở ra Ý lặng không ngoài Sắc, Không
Tâm, Thân, Thần khí một lòng
Hợp nhất trong một: khí công đắc thiền.
V.K (Trần Vĩnh Kỳ) [15/02/2010]

 Võ sư Phạm Gia Cổn
- Đệ cửu đẳng huyền đai Hapkido
- Đệ bát đẳng huyền đai Taekwondo
- Đệ bát đẳng huyền đai Thiếu Lâm
- Phó chủ tịch Liên Đoàn Hapkido Quốc Tế
- Chưởng môn Việt Nam Thất San Thiếu Lâm
- Chưởng môn Thể Dục Khí Công Hoàng Hạc
 

Xem Tiếp: ----