Chú Thích

1] Năm 1987, nhà xuất bản Văn Nghệ California USA có ấn hành một tiểu thuyết của học giả quá cố Nguyễn Hiến Lê nhan đề Con Đường Thiên Lý kể chuyện một người Việt Nam tên là Lê Kim (Trần Trọng Khiêm) qua Mỹ trước Bùi Viện khoảng 20 năm. Tuy nhiên đây chỉ là một sản phẩm tưởng tượng như chính tác giả Nguyễn Hiến Lê đã trình bày trong Đời Viết Văn Của Tôi (Văn Nghệ, California 1986): Tôi dùng hồi ký của tôi và những tài liệu về cuộc tìm vàng ở miền Tây nước Mỹ giữa thế kỷ trước để tạo ra nhân vật Lê Kim (quê ở Phú Thọ-Bắc Việt), người Việt đầu tiên trôi nổi qua Mỹ, theo một đoàn tìm vàng, khi tìm được rồi thì chán, trở về Nam Việt lập gia đình, khai hoang và giúp Thiên Hộ Dương “bình Tây sát Tả” trong Đồng Tháp Mười. (tr. 231-232)
[2] Theo gia phả họ Bùi, nhà giáo Bảo Vân (Bùi Văn Bảo) là cháu gọi Bùi Viện bằng ông bác (ông Bùi Viện là anh cùng cha khác mẹ của ông nội cụ Bảo Vân)
[3] Chẳng hạn các tài liệu cho biết Bùi Viện có quen với Vũ Duy Thanh (ông Bảng Kim Bồng) khi ở Huế năm 1868-1871 (Phan Trần Chúc, Bùi Viện với chính phủ Mỹ, tr. 16) nhưng thực tế Vũ Duy Thanh đã mất từ năm 1861 (Lãng Nhân, Giai Thoại Làng Nho, tr. 244), hoặc Bùi Viện theo học ông Nghè Giao Cù (Bảo Vân, Bùi Viện, Một Nhà Nho sáng suốt-lỗi lạc- phi thường, tr. 10) cùng với Nguyễn Khuyến nhưng ông Nghè Giao Cù Vũ Huy Lợi (1836-1888) chỉ hơn Bùi Viện 3 tuổi, còn kém Tam Nguyên Yên Đổ 1 tuổi (1835-1910) và đỗ Tiến Sĩ sau Nguyễn Khuyến đến 4 năm (1875).
[4] Steam-engine with rotary motion
[5] Điện do Galvani tìm ra từ 1786 nhưng đến 1800 người ta mới chế tạo ra pin
[6] Friedrich Klemm, A History of Western Technology, 1959 tr. 276
[7] Xem thêm Vó Ngựa và Cánh Cung, biên khảo của Nguyễn Duy Chính
[8] John Keegan, A History of Warfare, 1994 tr. 327
[9] Năm 1790, Nguyễn Vương sai Olivier de Puymanel và Theodore Le Brun trông coi xây một tòa thành theo kiểu Vauban ở Gia Định mà sử ta gọi là thành Bát Quái (thành Qui). Thành này rất kiên cố lại được Tổng trấn Lê Văn Duyệt tu bổ ngõ hầu chống lại xâm lăng từ mặt bể. Khi Lê Văn Khôi chiếm đóng Gia Định (sau vụ án Lê Văn Duyệt), hàng chục ngàn quân triều đình phải đánh mấy năm mới chiếm được mặc dù trong thành chỉ có vài trăm binh sĩ. Sau đó vua Minh Mạng ra lệnh phá hủy thành Bát Quái, xây lại một thành nhỏ hơn (thành Phụng) lấy lý do là thành trong nước không được lớn hơn kinh đô và chính vì thế sau này đã không chống nổi quân Pháp khi họ tiến đánh Saigon. (Nguyễn Đình Đầu: From Saigon to Ho Chi Minh City – 300 year history, Land Service Science and Technics Publishing House, VN 1998)
[10] Mosse W.E., Liberal Europe: The Age of Bourgeois Realism 1848-1875, 1974 tr. 145
[11] Paul Kennedy: The Rise and Fall of the Great Powers, 1987 tr. 6-7
[12] Paul Clyde: The Far East, 1964 tr. 120
[13] Geoffrey Parker: The Military Revolution – Military Innovation and the Rise of the West 1500-1800, 1996 tr.137
[14] Chen-Ya Tien: Chinese Military Theory – Ancient and Modern, 1992 tr.86-87 (bản dịch Nguyễn Duy Chính)
[15] Trần Trọng Kim: Việt Nam Sử Lược, q. 2, 1971 tr. 251-2
[16] Năm 1882, khi thành Hà Nội thất thủ, tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Thụ Thanh còn dâng sớ: “Nước Nam và nước Tàu tiếp giáp với nhau mà thế lực nước Nam thật là suy hèn, không có thể tự chủ được nữa, vậy ta nên mượn tiếng sang đánh giặc mà đóng giữ các tỉnh ở thượng du. Đợi khi có biến thì ta chiếm lấy những tỉnh ở về phía bắc sông Hồng Hà”. Thanh đình sai Tạ Kính Bưu, Đường Cảnh Tùng đem quân sang đóng ở Bắc Ninh, Sơn Tây … (Trần Trọng Kim: sdd tr. 299)
[17] Phan Khoang: Việt Nam Pháp Thuộc Sử, 1961 tr. 254
[18] Phan Khoang: sdd tr. 256
[19] Lãng Nhân: Giai Thoại Làng Nho, 1985 tr. 465
[20] Trần Trọng Kim: sdd, tr. 267
[21] Trần Trọng Kim: sdd tr. 271
[22] Lời tâu của Phạm Phú Thứ (Phan Khoang: sdd, tr. 130-131)
[23] Phan Khoang: sdd tr.131
[24]Phan Khoang: sdd tr. 132
[25] Hoàng Cơ Thụy: Việt Sử Khảo Luận, 2002 tr. 977
[26] Lãng Nhân: sdd tr. 317
[27] Robert Cowley: The Reader’s Companion to Military History, 1996 tr. 94-95
[28] Ông đỗ ân khoa (sau em là Bùi Phủng một năm) thứ 17 trong 22 cử nhân trường thi Nam Định (Cao Xuân Dục: Quốc Triều Hương Khoa Lục, bản dịch Nguyễn Thúy Nga và Nguyễn Thị Lâm, nxb TpHCM, 1993 tr. 398)
[29] Ngay cả cho rằng Bùi Viện theo học ông Bảng từ trước khi vào Huế cũng không hợp lý vì Vũ Duy Thanh đỗ Bảng Nhãn năm 1851 rồi làm việc ngay tại Huế, khi đó Bùi Viện mới 12 tuổi.
[30] Lãng Nhân, sdd tr. 257
[31] Phan Trần Chúc, sdd tr. 38
[32] Ông Bảo Vân sửa lại là Bính Tí (1876) cho phù hợp với thuyết ông đi sứ về rồi mới có biến cố này.
[33] Phan Trần Chúc, sdd 38-39
[34] Có lẽ đây là đại diện (commissioner) Hoa Kỳ tại Quảng Đông vì vào thời gian này có nhiều phái bộ truyền giáo của Mỹ tới đây giảng đạo, tranh giành ảnh hưởng với các phái bộ Thiên Chúa Giáo Roma. Người Mỹ lúc này đóng vai trò trung gian buôn bán giữa người Anh và người Trung Hoa.
[35] Có thể ông xuất dương lần 2 vào giữa năm 1874 vì đầu năm đó khi Lê Tuấn mất (2-1874) ông còn làm câu đối phúng như sau: Thánh chúa đãi thần ân thậm hậu, Đại nhân mưu quốc cực tương hoàn (PTC: 36)
[36] Nguyễn Huyền Anh: Việt Nam Danh Nhân tự điển 1981 tr. 27
[37] Jacques Gernet: A History of Chinese Civilization, 1986 tr. 420
[38] Từ Hải trong truyện Kiều cũng là một trong những tên cướp biển kiệt hiệt thời Minh (lời chú của người viết)
[39] Phan Khoang, Trung Quốc Sử Cương, tr. 243
[40] Trần Trọng Kim: sdd tr.143
[41] … theo lời họ (nhà buôn) khai với tôi thì mỗi thuyền ưng nộp vào công quĩ hàng năm một trăm phương thóc và ba mươi quan để triều đình bảo hiểm cho họ khỏi bị tàn hại vì cái ách giặc bể (tờ biểu ngày 8 tháng 7 năm 1876 – Phan Trần Chúc, sdd tr. 85)
[42] Phan Trần Chúc, sdd tr. 87
[43] Phan Trần Chúc, sdd tr. 88
[44] triều Nguyễn lương tháng của lính là 1 quan tiền, 1 phương gạo (Trần Trọng Kim, sdd tr. 194), riêng quân của Bùi Viện thủy binh hạ hạng (dưới cùng) cũng được 2 quan tiền, 1 phương gạo.
[45] Phan Trần Chúc cho rằng chức này tương đương với Tổng Trưởng bộ Hải Quân kiêm Hàng Hải và Thương Mại nhưng e rằng không đúng. Cũng trong lời phê của vua Tự Đức có bảo ông phải bàn với Bố Chánh Thanh Hóa rồi hợp tấu lên nhà vua. Bố Chánh (coi việc binh của một tỉnh) triều Nguyễn hàm Chánh Tam Phẩm, như vậy có lẽ chức vụ của Bùi công cũng tương đương, nghĩa là khoảng nhị hay tam phẩm. Vả lại trong tổ chức dưới quyền ông, cao nhất là tứ phẩm nên có lẽ ông cũng chỉ hơn một chút.
[46] Trong sách của PTC (tr. 98) và BV (tr. 47) đều khuyết từ 50 đến 80 (chỉ ghi chánh quản hay phó quản, chúng tôi theo thứ tự điền vào cho hợp lý)
[47] Trần Trọng Kim: sdd tr. 193-194
[48] Phan Trần Chúc: sdd tr. 97
[49] Phan Trần Chúc: sdd tr. 108
[50] Phan Trần Chúc: sdd tr. 76
[51] Phan Trần Chúc: sdd tr. 141
[52] … một điều khó hiểu ở đây là không có một dòng nào trong lịch sử nước Mỹ cũng như trong các văn bản Hán – Nôm của Việt Nam nói về hai chuyến công du của Bùi Viện … (Chu Tuyết Lan: Quan hệ Bang giao Giữa Việt Nam và Phương Tây ở Triều Nguyễn 1802-1945, Những Vấn Đề Lịch Sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam, 2002 tr. 283) Chúng tôi có tra suốt Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu những năm này, tuy ghi rõ các chi tiết và hoạt động của triều đình nhưng cũng không thấy nhắc đến.
[53] chẳng hạn không lập Hoàng Hậu, Thái Tử, Tể Tướng kể cả không lấy Trạng Nguyên trong những kỳ thi Đình (triều Nguyễn đệ nhất giáp Tiến Sĩ chỉ lấy Bảng Nhãn và Thám Hoa).
[54] Trần Trọng Kim: sdd tr. 173
[55] Vua Tự Đức không có con, nhiều người bảo rằng ông bị bất lực
[56] Nhà vua lúc này tuy chưa đầy 40 mà đã tính đến chuyện hậu sự rồi.

Xem Tiếp: ----