Dịch giả: Ông Văn Tùng
Chương Kết
Linh Hoạt ứng Phó Với Biến Cố, Mưu Sự Tất Thành

Cuối thời Đông Hán, sau khi Hà Tiến bị bọn hoạn quan sát hại, Đổng Trác vẫn tiến về Trung Nguyên theo lời triệu của Hà Tiến lúc còn sống, đem cả vùng Trung Nguyên làm rối loạn. Lúc đầu Trịnh Thái phản đối việc Đổng Trác vào kinh thành. Hiện nay Đổng Trác đã tiến quân vào, lại thêm việc đã qua nên cho qua, nên ông đành dựa vào tài ăn nói, biện luận của mình, cố gắng giảm đi các thiệt hại.
Đầu tiên, ông cùng với bọn thị trung Ngũ kinh khuyên Đổng Trác cắt cử Viên Thiệu làm thái thú Bột Hải. Viên Thiệu là người chủ mưu và cũng là lực lượng chính tổ chức chính biến, tiêu diệt hoạn quan. Ông rất không hài lòng với việc Đổng Trác kéo vào kinh thành. Để ông trấn giữ bên ngoài, có lợi cho sau này khi muốn dùng lực lượng của ông đánh Đổng Trác. Quả nhiên, không lâu sau, Viên Thiệu, Tào Tháo cùng khởi binh chinh phạt Đổng Trác. Thấy vậy, Đổng Trác cũng tập trung binh sĩ chuẩn bị lâm trận. Trịnh Thái không muốn Đổng Trác xuất binh bèn nói: "Việc chính trị coi trọng nhân đức, chứ không phải đông người". Đổng Trác không vui đáp: "Nếu như vậy thì quân đội không có tác dụng gì hay sao? Trịnh Thái bèn giảng giải cho Đổng Trác nghe, nói những lời dễ lọt tai như người nhân đức không coi trọng việc chinh phạt, căn cứ luận điểm của ông là "vùng sơn đông không đáng để xuất binh đi chinh phạt". Ông đưa ra 10 lý do để thuyết phục:
1. Lực lượng của đối phương không mạnh do đó nên xuất nhiều binh sĩ.
2. Không chỉ trong quốc gia hay biên ải danh tiếng của tướng quân rất vang dội, mọi người đều kính nể.
3. Bọn Viên Thiệu, Trương Dao đều không có tài cầm quân, không phải là đối thủ của tướng quân.
4. Vùng Sơn Đông không có mưu sĩ đại tài như Trương Lương, Trần Bình.
5. Dù cho có bọn mưu cao nhưng chưa chắc đã trở thành mưu sĩ cho bọn Viên Thiệu.
6. Tướng quân thống lĩnh vùng Quan Trung, tướng sĩ dũng mãnh, thiên hạ vô địch.
7. Vùng Quan Trung tập trung nhiều dân tộc thiểu số, bọn họ rất dũng mãnh khi lâm trận, có bọn họ giúp sức thì khác gì hổ thêm nanh.
8. Bộ hạ của tướng quân đều một lòng trung thành, trung dũng song toàn, chinh phạt kẻ thù dễ như trở bàn tay.
9. Tướng quân nắm đại quyền quân đội trong tay, lại có lòng nhân đức, nếu cất quân chinh phạt, kẻ nào dám đối kháng.
10 Nho sĩ vùng Sơn Đông cũng không về phe bọn chúng thì làm sao chúng giành được thắng lợi.
Đổng Trác nghe lời ngọt, rất vui mừng, lại cho Trịnh Thái làm tướng quân. Chỉ sau này khi có người nói với Đổng Trác rằng Trịnh Thái quá khôn ngoan, thì Đổng Trác mới thu lại binh quyền của ông, ông giữ chức nghị lang. Mặc dù vậy lời nói của Trịnh Thái vẫn có tác dụng ngăn được Đổng Trác cất quân đi chinh phạt Viên Thiệu.
Trong bối cánh phức tạp, Trịnh Thái làm được việc khó khăn ấy quả là không dễ dàng. Cái mưu kế linh hoạt ứng biến của ông trên thương trường ngày nay vẫn rất cần. Tuy nhiên không nhất thiết dựa vào tài ăn nói, mà là tất cả các biện pháp ứng phó linh hoạt có lợi cho công ty, xí nghiệp thì đều có thể dùng được.
Người đứng đầu công ty máy tính Apple của Mỹ là Stiwan. Stiwan từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ lớn lên nhờ sự nuôi dưỡng của bố mẹ nuôi. Mặc dù bố mẹ nuôi đối xử rất tốt nhưng cậu bé Stiwan tính nết bướng bỉnh, lười học, thích cô độc, mới nhỏ tuổi mà đã dính vào ma túy. Bố mẹ nuôi đưa cậu vào trại cai ma túy, sau đó cho cậu học tiếp lên đại học. Nhưng khó thay đổi bỏ học giữa chừng, đi lêu lổng khắp nơi. Sau đó nảy ra ý định du ngoạn phương đông, và cậu đã sang Indonesia ở một thời gian dài. Vào năm 21 tuổi, đầu óc cậu chợt thức tĩnh, cậu quyết định trở về lập nghiệp trên đất nước mình. Tuy học hành không xuất sắc nhưng cậu lại rất thông minh và đặc biệt có năng khiếu với môn tin học, máy tính. Trở về nước cậu tìm lại một người bạn thuở nhỏ và cùng nhau lập nên công ty thiết kế máy tính. Ngay sau đó công ty cho ra đời thị trường loại máy tính Apple 1 và Apple 2, lập tức được người tiêu dùng ưa thích, lượng tiêu thụ tăng nhanh. Chưa đầy 3 năm công ty đã thu được hàng triệu đô la tiền lãi và ở tuổi 25, Stiwan đã trở thành triệu phú, Công ty Apple được xếp vào hàng các công ty nổi tiếng. Stiwan là thiên tài trong lĩnh vực máy tính, nhưng lại không hiểu biết gì về mặt quản lý. Cậu thiếu kinh nghiệm quản lý kinh doanh, không xem xét những phản ứng của thị trường đối với sản phẩm, lại thích can thiệp vào công việc hành chính, kinh doanh, cậu thường áp đặt ý kiến của mình cho người khác, tính khí lại nóng nảy, không thích nghe ai góp ý vì thế làm cho công việc trong công ty rối bời, phức tạp, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của công ty.
Nhưng bản thân Stiwan cũng ý thức được sở đoản của mình nên cậu quyết định mời giám đốc điều hành của hãng Pepsi đến quản lý công ty, người này tên là Skali. Lúc đó đang là thời điểm huy hoàng của hãng nước ngọt Pepsi, nên Skali chần chừ không muốn đi, Stiwan dùng phép khích tướng nói: "Chẳng nhẽ anh muốn con anh sau này làm đứa đi bán nước đường sao?" mới thuyết phục được Skali.
Sau khi đến công ty, Skali thực hiện một loạt các nghiên cứu, điều tra và phát hiện ra rằng tất cả các yếu kém trong khâu quản lý đều xuất phát từ Stiwan, nếu không nhanh chóng cách ly, khai trừ anh ta ra khỏi tầng lớp quản lý thì công ty Apple sẽ bị sức cạnh tranh của công ty IBM đè bẹp. Bằng biện pháp ứng biến linh hoạt ông cho họp hội đồng quản trị công ty tuyên bố không tuyển dụng Stiwan vào ban quản lý, chỉ để anh ta chuyên tâm vào thiết kế máy tính. Đây có thể là lần đầu tiên trên thương trường nước Mỹ người sáng lập ra công ty lại bị khai trừ ra khỏi tầng lớp lãnh đạo quản lý. Việc này đã trở thành sự kiện xôn xao dư luận Mỹ những năm 1985. Mặc dù có nhiều sức ép phản đối nhưng cuối cùng thì Skali vẫn thành công trong việc đưa Stiwan ra khỏi vị trí quản lí. Lúc đầu Stiwan thiết kế một loại linh kiện máy tính có tên là Gold nhưng không dung nạp vào các loại máy tính thông dụng được, lúc bấy giờ thông qua nghiên cứu yêu cầu thị trường anh cho cải tiến chút ít thành loại Gold II có thể lắp đặt, ứng dụng cho các loại máy, vì thế được người tiêu dùng mua với số lượng lớn.
Như vậy, sự thành công trong thể chế quản lý, sách lược kinh doanh cũng như các mặt cải cách của Skali đã giúp cho công ty Apple đứng vững. Vì sự chấn hưng công ty, Skali không ngại hy sinh chức vụ quản lý của Stiwan. Điều này thể hiện sự quyết đoán và tính linh hoạt cao độ trong ứng biến và xử lý tình huống của ông.

Hết

Xem Tiếp: ----