Thung lũng Bách Niên

     răm năm nữa, dẫu có về đất, tôi vẫn sẽ nhớ hoài khum trời màu tro vạc đắm vào màu mắt ông nội nơi thung lũng Bách Niên.
Bách Niên. Người từ xa thường tìm tới Bách Niên qua câu chuyện kể về những người đàn ông không bao giờ xuống núi, suốt cuộc đời chỉ mải miết đi tìm con nước ở phía ngược dòng sông. Những người đàn ông mở mang bờ bãi cho cháu con mà chẳng bao giờ nghĩ đến mình. Những đứa con sinh ra để tiếp thêm một đôi tay cường tráng.
Bách Niên. Mẹ tôi đến vì sự tò mò ẩm ương của một cô gái mười tám. Rồi mẹ về thành phố không mang theo dấu vết của tôi.
Ông nội nuôi tôi bằng sữa dê. Tôi yêu những con dê núi như yêu mạch nguồn đầu tiên nuôi nấng mình.
Bách Niên. Những người đàn ông không trễ hẹn bao giờ. Sau trăm năm tóc trắng bay theo gió trời, thác mình nơi đầu con suối. Tôi sớm tách mình khỏi rừng núi, nhưng ký ức vẫn báo thức mỗi sớm, máu trong thân xác tôi sẽ mãi chảy về đất ấm Bách Niên.
Ông nội thường ngồi trên phiến đá rộng, nơi có chòm cây bứa già tháng Tám mùa thu rụng quả vàng ươm. Ông ngồi đó ơ hờ chơi. Gặp khách tứ chiếng đi qua thì ngồi nói dăm câu chuyện. Không bận rộn. Mái nhà ủ trăm năm khói trắng khói xanh qua giọt gianh của ông cũng không bận rộn.
Ông yêu mái nhà của mình. Và ông yêu tôi!
Mái nhà của ông đủ rộng đủ dài cho bố tôi và các cô chú lớn lên, sinh con đẻ cái. Ngày ông bắt đầu dựng mái nhà, có bầy chim sẻ tới đậu, kêu ríu ran. Ông nội sinh được ba người con. Bà nội vì quá ghen, nghe người làng đồn ông đi dân công lên miền Tây bắc có vợ mọn con thêm, cái uất dồn ngày qua đêm, khi bố tôi mới lên tám thì bà ra đi trong lúc tối trời. Bà nội thành cái sẹo khó xóa trong trí não ông. Bà treo mình trên cây. Ông nội bảo, đến mãi sau này, trong những đêm tối trời, ông vẫn mường tượng ra cảnh ấy. Ông không đi bước nữa, cũng chẳng đoái hoài gì đến những người phụ nữ quanh mình. Ông sống như sống với một lời hẹn. Ông dựng cả một thung lũng phì nhiêu và nuôi những đứa con lớn lên. Rồi ông ao ước một ngày kia, những đứa con sẽ ra đi. Xuôi những con suối. Để đi tìm những thung lũng của chính mình. Nhưng không ai đi qua cây cầu để bước về phía thị trấn. Không một ai. Trừ chú Phấn.
Bố tôi không đi qua cây cầu ấy. Ông ngồi bó gối trong bếp gần như suốt mùa đông. Một bộ mặt ám khói. Ông thường ngồi đọc một cuốn sách cũ. Những câu thơ của ai đó, viết nét tròn vo như những viên sỏi cuội dưới lòng suối lạnh. Bố nói đó là những dòng chữ trời. Không ai biết đích xác nó là cái gì và từ đâu tới. Tôi nghĩ đó là những con chữ ông nội viết trong những đêm buồn rầu. Bố suốt ngày đọc, lẩm bẩm và lần hồi những nghĩ suy. Sau một cuộc yêu mụ mị, bố không còn sức lực để tiếp tục cuộc hành trình, dù bố còn một gánh nặng là tôi. Bố đổ gánh nặng đó vào ông nội. Và nghiễm nhiên như một thứ trách nhiệm trời sinh. Ông nội đã mắng biết bao đêm, mà bố vẫn giống như người ngã nước. Bố tôi ngồi đó, đọc những dòng chữ tròn vo... “Đêm ta ngồi soi bóng ta trong lửa ấm. Ta gặp đôi mắt đen. Ta gặp mái tóc dài. Người đi như nắng quái...”. Người đi như nắng quái! Câu thơ ấy suốt những đêm dài mùa đông tôi thường được nghe bố nói, như một câu nói mớ. Nhưng lâu thành quen. Những đêm sương bay lạnh như bóng ma, bố lồng những trang thơ vào ngực áo tôi che bớt lạnh. Trời gió báo có tuyết, bố ôm tôi ngủ, tiếng giấy soạt soạt, nghe như gió mở ra một ngực sách. Những con chữ lâu năm rất bạc. Khi tôi bắt đầu đi học, bố bắt tôi tô lại. Tô lại rồi bạc tiếp. Giờ thì bố không cần nhìn chữ trong sách. Bố cầm nó như một thói quen và giữa chiều gió to, bố cất tiếng đọc vang cả dãy nhà dài. Phải đến khi lớn lên, tôi mới hiểu một hiện thực nhạt nhẽo và tù buồn đến mức không muốn gọi tên, tôi mới biết vì sao bố không bao giờ lìa nổi chiếc bếp ngầu bồ hóng của ông nội. Ông nội nói nhiều, ông nội ngăn cấm nhiều, mà bố vẫn xì xoạch với bàn đèn. Một cuộc đời oi khói. Bố đã mãi mãi không còn là chàng trai tuấn tú đi ngược những dòng sông.
Cô Phan lấy chồng, về ở với ông nộio thức bởi một ký ức xa vời nào. Bố nhìn bạn và nhìn tôi, rồi ông nói, hãy yêu thương nhau như hai anh em, bởi đó là cuộc sắp đặt của trời đất. Tôi nhìn bạn. Bạn nhìn tôi. Im lặng. Cuộc chạm trán đầu tiên trong căn nhà này đã khiến chúng tôi bị chìm lẫn vào đời nhau trong từng nghịch cảnh, từng nỗi đau và từng mất mát.

 

... Những ngày tươi đẹp vốn đến như một bóng nắng. Tuổi thơ của chúng tôi trôi đi như dòng nước lũ, trôi cả bèo bọt phù sa lẫn những lắng bồi của ngàn năm suối sông, của đất đai đồi núi. Nhà tôi nằm cuối thị trấn. Cái thị trấn buồn thảm với những cây bàng bị cụt ngọn đều đặn như những chiến binh dũng mãnh bị phạt ngang thân vẫn kiên trung bảo vệ thành trì. Những cây bàng già nua và kiên cường trước gió mưa dễ đến trăm năm, đếm từ cửa ngõ thị trấn nơi con suối Đầu Đẳng cắt ngang phiến đất rộng của thung lũng làm đôi cho tới khi hụt hơi đầu cuối của những mái hiên lúp xúp được chín mươi chín gốc. Những ngày mưa phùn gió bấc, người ta hay nhìn thấy những bóng áo trắng tha thướt lướt qua, như những giấc mơ chưa kịp hồi sinh đã miệt mài đi mất. Để hôm sau hàng phố mê mải trong những lớp lang câu chuyện từ thời hồng hoang, nhưng tất cả đều hoảng sợ nếu một mai lỡ sét đánh cây bàng đầu tiên trong phố chết đi, hẳn tai họa sẽ ập đến như lời báo ứng của ông thầy phù thủy giải oan những cái chết đầy tức tưởi vì thất tình hay nợ nần cờ bạc nơi con suối Đầu Đẳng.
Mẹ tôi có sạp hàng nhỏ ở chợ. Còn bố tôi sáng sáng đeo dao vào phẻn, sách thạ vào trong núi, lo làm mấy nương chè. Tay bố tôi lúc nào cũng cáu nhựa chè, đen bóng. Một ngày, bố làm việc mười mấy tiếng, lầm lụi và không phàn nàn. Chè mang về nhà, ông lại nhóm lò, rồi hì hụi rang sao. Những cánh chè đen thơm phức và mồ hôi bố tôi ướt đầm áo. Bạn thường đun củi trong lò giúp bố tôi. Những lúc như thế, bố rất cảm động. Tôi không có thiên hướng ấy. Tôi lười biếng những công việc chân tay. Tôi thích đọc sách, thích nghĩ về thế giới với những sắc màu kỳ diệu và một thành phố ở đâu đó phía xa kia. Tôi nghĩ rằng, mình vĩnh viễn không bao giờ làm những công việc mỏi mệt và chán ngắt như thế kia. Để ngày mai mẹ tôi đem ra chợ, bán chè được mấy đồng bạc lẻ, mua đủ một cân thịt lợn, vài mớ rau. Sự nhạt nhẽo của thị trấn khiến tôi luôn nghĩ rằng, nếu như tôi có thể thành nhà văn, điều đầu tiên tôi sẽ phải mô tả thành công là cái tẻ nhạt và buồn thảm của nó, nhất là mỗi độ thu tàn và bắt đầu chớm đông.
Bắt đầu vào những ngày đông, những nương chè của bố tôi dường như câm lặng và không thể nảy chồi lên được. Bố tôi tha thẩn đi quanh đó và nhặt cỏ, cuốc đất... Nhìn từ trên núi xuống thấy bóng bố lúp xúp như một cây nấm thật bự, cứ tồi tội. Tôi ngồi đó và nhìn thấy tháp truyền hình cũ kỹ từ phía thành phố (cái thành phố mà về sau này lớn lên tôi mới biết nó giống như cái thị trấn bé xíu bao gồm những tòa nhà hộp diêm xếp liền nhau) mà thèm thuồng. Tôi nhìn hút về phía đó, nghĩ đến một ngày mình sẽ thoát xác thành một nhân vật nổi tiếng, tất cả đều ứ đầy trong những ngăn ước mơ riêng biệt và chật hẹp. Còn bạn, trong những tháng ngày đó, sau khi những trang sách đó gấp lại, bạn đã nghĩ gì, đã làm gì?

 

... Những ngày mùa đông thị trấn buồn âm u buồn. Bọn choai mới lớn lê lết trên những quán rượu ốc, uống thứ nước đục lờ như nước vo gạo rồi gào rống lên từ đầu phố tới cuối phố. Người già không đi ra đường, mang những khuôn mặt ảm đạm trùm chăn đến cổ ngồi xem ti vi, những chiếc ti vi đen trắng rọt rẹt đêm ngày. Nếu nghèo hơn thì vừa nằm nghe radio vừa lơ mơ ngủ. Mẹ tôi thường về nhà lúc chiều muộn, mang theo mớ rau củ hành, vài con cá biển khô và kho mặn. Bà thổi bếp lúc đã nhập nhoạng và những bữa cơm lấp liếm qua ngày. Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, trong một khoảnh khắc nào đó của thời thơ ấu mà bạn nghĩ suy một cách nghiêm túc và minh bạch về những vấn đề lớn của cuộc đời, thì những dự định ấy sẽ bám đuổi cho tới khi bạn giã từ mặt đất. Những ngày đó, trên những ngọn đồi dài và nhìn về thành phố, tôi nghĩ mai mốt mình sẽ trở thành một người nổi tiếng với những tác phẩm thành công rực rỡ. Tôi sẽ có những cuốn sách mà người khác nhét vào hộp carton và lần hồi đem ra đọc từ ngày này qua tháng khác. Mẹ tôi bảo, viết ra ba cái cuốn sách cóc gặm, chẳng ma nào thèm xem. Ở nhà mở tiệm cà phê bán có khi còn sinh lời lãi. Chúng mày học cái thứ gì mà sao tốn tiền nhiều quá, cái sạp hàng của tao cứ mòn mãi cho mấy cái chữ to chữ nhỏ của chúng mày. Bây giờ, khi đang viết đến dòng này, tôi lại tìm đến những trang nhật ký cũ, khi ấy tôi từng khóc nhòe nhoẹt những dòng chữ yếu đuối và thảm hại. Nhưng tôi vẫn viết rất đau đớn và kiên quyết. Tôi không muốn suốt ngày loăng quăng đến cuồng chân trong từng ấy con phố, từng ấy ngõ ngách và buồn với chỉ từng ấy nỗi buồn...

 

... Anh trai lục tục ngồi dậy, hút thuốc. Ngoài trời sương rơi nặng hạt, tiếng lộp bộp qua những tàu chuối như tiếng bầy chim sẻ sột soạt gọi nhau mỗi ban mai trước hiên nhà. Anh thường rít thuốc rất sâu và ươm lâu trong cổ họng, mãi sau mới phả ra bằng mũi. Anh trai nghiện thuốc rất nặng. Hồi cuối kỳ trung học, viện cớ học thi, anh mang cả tút thuốc lá không đầu lọc về trong phòng hút một cách lén lút. Mẹ tôi biết, rất giận. Nhưng nhìn thấy anh học hành ghê quá, nghĩ tội lại thương. Hồi đó mẹ kỳ vọng rất nhiều vào anh. Mẹ mua cho anh những bộ quần áo đẹp nhất chợ, chiếc cặp của anh cũng được mua từ mãi Thái Nguyên về. Mẹ muốn anh thành thầy giáo, như ông chú tôi, dạy đám học trò ở trường cấp hai thị trấn. Rồi anh sẽ lấy một cô vợ xinh xắn, làm hàng xén chẳng hạn, rồi có hai đứa con cho mẹ bế bồng. Anh hút thuốc nhiều, mặt sắt lại và năm đó anh bước vào phòng thi tốt nghiệp với cái cổ họng sưng tấy. Anh làm bài không tốt. Khi đó mẹ đổ thừa cho thuốc lá. Anh trai thi trượt. Bố xấu hổ với người hàng phố. Nhưng đó chưa phải là những ngày ảm đạm nhất trong nhật ký gia đình tôi.
Anh trai thi trượt, hút thuốc lào xòng xọc như mấy cụ già cuối phố. Rồi anh theo mấy thằng trai mới lớn, uống rượu ốc và cưa gái dọc đường. “Không học đại học cũng chả chết” - mẹ tôi kết luận thế sau hai tuần nhìn anh trai phờ phạc. Mẹ tôi bảo sẽ mở thêm cho anh một sạp hàng vải ở chợ. Giật gấu vá vai buổi đầu, mai mốt sang hèn là do cái lộc, cái duyên buôn bán. Tôi thấy anh trai tồi tội. “Anh bỏ hút thuốc được thì thật tốt”. Anh trai không nói lời nào. Hôm sau anh vẫn hút. Và cả hôm sau nữa vẫn hút. Hút cho đến bây giờ.
Anh vẫn ngồi bên bàn nước, hút đăm chiêu và miên man những suy nghĩ. Rồi anh bảo: “Mày có uống nước thì dậy”, chè mới, thơm thật thơm. Tôi nhỏm dậy. Trời đã chuyển về sáng. Ngoài phố, tiếng những xe tải đổ bộ từ phía Cao Bằng, Bắc Kạn ầm ì xa gần. Ngoài vườn, sương vẫn không ngớt. Tôi ra ngồi cùng anh trai. Mùi nước chè mới, thơm ngai ngái. Cái mùi lạ kỳ. Từ trong thẳm sâu tâm hồn mình, từ một xứ sở nào đó, bất chợt bắt gặp cái mùi hương ấy tôi lại nhớ tới bố với cái thị trấn tưởng như nhạt nhẽo này. Nhưng rồi, mọi việc cuốn đi đến mức tôi không còn thói quen pha chè để uống vào mỗi ban sáng. Chè túi lọc ngoại quốc dễ pha và sạch sẽ. Những cô gái tôi quen về sau cũng bị quyến rũ bởi những mùi hương đến từ xứ sở xa vời nào đó. Họ mơ hồ nghĩ về những cánh chè đen của bố tôi. Những lúc ấy, tôi âm thầm nghĩ, lén trộm nghĩ về bạn của ngày ngu ngơ tặng nhau những bông hoa bồng bé dại và ngu ngơ lo sợ về một ngày mai xa vời nào. Để đến bây giờ về lại mái nhà này, uống chè với ly tách cũ này, mới thấy sao mà lạ lùng, sao mà quen thuộc. Ngày tháng trôi nhanh trong những bề bộn. Chả mấy chốc mà tự tôi biết mình cũng đã già.
Anh trai hỏi, lâu ngày có nghe tin gì không? Tin gì là tin gì? Thì cô ấy? Cô ấy à? Không nghe! Tôi không muốn nhắc đến bạn với anh trai. Cái cảm giác ấm ức lập tức bao trùm lấy tôi, giống như bóng tối của khu vườn muốn trùm lấp mọi sinh khí của ngôi nhà trong những đêm tối như bao đêm đã qua của gia đình tôi. Bạn và tôi, trong thẳm sâu nghĩ suy, trong những giấc mơ không ướt áo mồ hôi, không sùng sũng đũng quần như giấc mơ của anh, tôi biết tôi và bạn đã đi qua một ranh giới trong tâm thức, từ cái buổi bạn kéo tôi xuôi cầu thang trong ngập tràn nước mắt.
Mười bảy tuổi, bạn đẹp như bông hoa rhum trên gùi người Mông, không khoe khoang nhưng cũng chẳng giấu diếm cố tình. Người con gái mùa hè của tôi, nước suối mát và nước suối ôm bạn trong vòng tay mơn man. Ngực tôi như muốn cháy bùng lên thành một ngọn đuốc. Mười bảy tuổi, trái tim non tơ yêu đương vĩ đại. Giá mà được nhào đến, được ôm chầm lấy mùa hè ấy, ngấu nghiến non tơ ấy, được chìm trong khuôn ngực mưng mẩy tình yêu và một dòng sông con gái tơ non ẩm ướt. Đã có bao nhiêu đêm, tôi ngồi trên cây bàng phủ đầy bóng tối mà thấy phía dưới hông, phía dưới những vùng cỏ dại tươi mới là cơn đau tức nhột nhạt. Tuổi mười bảy căng đầy muốn phá tung mọi hệ lụy và rào cản, để nhảy tràn xuống trăng sáng, xuống vùng thịt da tươi tắn và náo nức dậy thì. Nhưng tôi bất động trên thân cây bàng cụt ngọn, để rồi rên lên trong khoảnh khắc cuối cùng lạnh đỉnh tủy sống. Một dòng đàn ông ồ ạt vung vãi nơi đáy quần, một dòng khởi thủy cho cuộc đời của gã trai bị vây bủa bởi những cám dỗ của tình dục khó cưỡng.
Nếu tôi đủ sức mạ. Chồng cô đi đốt nghiến trên rừng. Ngày trước kiếm rất nhiều tiền. Mùa đông khói nghiến cay sè mắt ông nội. Ông nội nhắc chồng cô Phan, ăn của rừng in ít, kẻo trời phạt, chú nghe chuyện, cười tít mắt. Mỗi mùa nghiến qua đi, nhà cô Phan lại có thêm một món đồ đắt tiền, chú có hẳn cái ti vi chuyên chiếu phim chưởng Hồng Kông. Cả thung lũng dậy lên tiếng la hét của đám trẻ con. Vào một đêm, tôi không nhớ ngày nào, chỉ biết trời tối đen và cả thung lũng nặng trĩu như một cái bình dưỡng ẩm, có tiếng cô Phan nức nở phía sau vườn chuối. Tôi và ông nội lục sục cầm đèn pin chạy ra. Cô Phan ngất lả trên tay tôi. Chồng cô và một đứa con gái bỏ chồng đi buôn quế nằm sấp lên nhau bất tỉnh. Một con rắn lướt ngang người họ, ánh mắt xanh lét. Ông nội hực lên. Đã bảo mà! Đã bảo mà! Rừng ân rừng oán! Tiếng ông nội nói như tiếng thác chém, xẻ giữa lồng ngực. Ông nội đốt theo cái nhà táng chồng cô Phan chiếc ti vi và những đĩa phim con heo mà chú xem vụng trộm đêm đêm. Từ bấy cô Phan giống bố tôi, hai người lùi lũi trong gian bếp. Cô trồng ngô ban ngày, tẽ ngô ban đêm, một năm cô đi chợ thị trấn hai lần, mua những thứ kim khâu đá lửa. Ông bảo, cô quen ai thì cứ yêu, yêu rồi cưới. Cưới lần hai nhưng ông vẫn làm cỗ to nhất làng. Đàn bà con gái bước vào tuổi nhỡ nhàng như nhà không tức vách, gió quật gục mấy chốc. Nhưng cô không yêu ai, chẳng thiết tha gì. Cô Phan là chủ nhân tiếng thở dài thứ hai trong ngực ông nội.
Chú Phấn ra đi vào một ngày chớm đông, những bông hoa dại đã kéo dần theo tiếng gió rét. Mùa đông lúc nào cũng buồn như mắt cô Phan. Sương muối phủ tràn lên những gốc cây già. Những ông già ngồi bán lạt giang gói bánh chưng đầu cầu chào chú Phấn, chân xù xì như những củ sắn lùi vội. Những ông già không biết vì sao chú Phấn ra đi.
Chỉ có ông nội biết vì sao chú Phấn ra đi. Chiếc xe khách của chú Tầng xếp người gọn một góc, còn lại là những bao tải sắn ngô chở xuôi về thị trấn bán cho những người buôn đến từ những xứ nảo xứ nào, tên nghe mơ hồ như tiếng chuông gió trên gác mái chùa đỉnh núi. Tôi chạy theo xe bụi đỏ ngầu một đoạn rất dài. Không ai tiễn chú Phấn cùng tôi. Tôi cũng không biết vì sao chú ra đi. Ông nội bảo, cho nó đi ra thị trấn, biết đâu nó thành người, chứ giống thằng bố mày, cái nhà này mất phúc. Bố tôi khóc. Ông nội thở hắt, quay đi. Từ bấy không nghe ông nhắc đến bố nữa.
Chú Phấn đi nửa năm, vào một ngày hửng gió, người ta mang theo xe chú Tầng về một lá thư. Ông nội đọc rất lâu. Ông nội ngồi như cái gốc cây, trơ ra chòm râu đốm bạc. Không phải khóc. Không có điều gì khiến ông còn có thể khóc. Mẹ sẽ đón tôi. Mười lăm tuổi, tôi cần phải trở thành một người không giống như bố và không sống một cuộc đời khum tròn như cái rế đựng nồi cơm. Thế là mày cũng đi rồi! Ông nội quẳng cái điếu cày vào bếp. Cái điếu cày nỏ lửa, cháy bừng một góc nhà. Bố tôi và cô Phan chuẩn bị cho tôi hai ngày. Rồi tôi theo xe chú Tầng đi về thị trấn. Mẹ tôi đón tôi ở đó. Chú Phấn cũng sẽ đón tôi ở đó...
Tôi đã không về Bách Niên suốt mười năm sau đó. Mười năm. Trong cuộc đời tôi, có lẽ đó là mười năm lạnh lùng sóng gió, mười năm quần quật lớn lên rồi già đi, yêu thương rồi thù hận, trưởng thành đổ vỡ, đau khổ tan nát. Mười năm, tôi như một cây măng dần lớn thành cây trúc già, thô ráp và không mọc thẳng. Mười năm, tôi đã không còn mẹ ở bên cạnh. Tôi nhớ đêm ấy thị trấn mưa sầm sập, những khoảng đường tối om vì mất điện. Tôi ngồi trên gác, ngó ra khung cửa sổ bé như đôi mắt cáo, thấy mưa như một người đàn ông quá khỏe mạnh, khao khát chiếm đoạt cả thị trấn cho thỏa nỗi cuồng vọng. Đó là đêm trước khi tôi rời khỏi thị trấn, về thành phố học đại học. Mẹ nói sẽ làm một bữa tiệc mời cả thị trấn tới chúc mừng tôi, đứa trẻ đầu tiên đỗ đại học ở thành phố. Tôi tính sẽ quay về làng chào ông rồi mới ra đi. Trời mưa bão bập bùng, cảm giác mọi sông suối sẽ đầy ắp sau cơn mưa này. Tôi ngồi nghĩ về ông nội, nghĩ về chòm râu của ông lặng phắc như một giấc mơ cũ. Tôi mong trời sáng và mưa tạnh.
Trời vừa ngớt mưa và tôi tính gọi chú Phấn dậy thắp đèn. Bỗng điện sáng bừng khi tôi bước chân đến cửa phòng chú. Những cơn mưa ầm ĩ. Những nỗi đau âm ỉ. Mẹ đứng sững ở đó, tay mẹ che vội vã lên ngực. Mẹ thở dài. Mẹ cô đơn quá... Tôi im lặng, lấy áo choàng lên người mẹ. Tôi đã không về thăm ông nội, tôi không biết sẽ phải nói với ông như thế nào. Tôi cũng không nói lại với mẹ rằng, tôi không muốn tất cả những điều này, nó xuyên thủng mọi giấc mơ tốt đẹp của tôi về cuộc đời. Tôi đã ra đi. Về sau, nghe bố kể lại, chú Phấn về đòi bán cả thung lũng cho người ta dựng nhà máy. Ông nội cầm khúc tre già quật vào đùi chú. Chú gào lên, bỏ đi, đi mãi không về. Bố bảo, chú Phấn và mẹ đi Sài Gòn. Bố không biết Sài Gòn là gì. Tôi sống ở Sài Gòn suốt một năm, chưa từng nghe ai nói gì về chú Phấn. Tôi không biết mẹ có đi tìm tôi hay không. Tôi không chắc mẹ muốn tìm tôi nữa. Nhưng chưa bao giờ tôi oán trách mẹ. Tôi biết, dù mẹ rời bỏ tôi quá lâu và quá dài, nhưng tôi đã có được một cuộc đời từ mẹ...
Tôi chỉ trở lại thung lũng khi tôi đạt được niềm hạnh phúc lớn lao trong công việc. Tôi muốn mang tấm bằng đại học và một bằng chứng nhận về thành quả lao động của tôi về cho ông nội. Tôi nhìn thấy người đàn ông nhỏ xíu mái tóc bạc tay phấp phới trên những tảng đá dài. Cô Phan ngồi bậu cửa, tay đan những sợi len dài màu đỏ. Cuộn len văng ra giữa sân, quấn vào đàn gà con, buộc túm chúng lại như một đám thảm rực màu. Bố chỉ tôi lên phía thượng nguồn. Ông nội nằm dưới gốc bồ đề già. Bồ đề đang rụng lá, bay phất phơ trong hư vô như một giấc mơ thoảng trầm hương. Bố bảo, khi ông nhắm mắt giã biệt cuộc đời, ông trào nước mắt. Tôi đã đi quá xa, tôi rời khỏi vòng tay ông quá nhanh. Tôi ngồi bên cạnh ông trong buổi chiều khói tạc tay tràn bầu trời. Tôi nói khẽ với ông nội, cháu đã về quá muộn, nhưng thà như thế còn hơn cháu mang về tặng ông một tiếng thở dài. Tôi nghe tiếng ông nhẹ nhàng trong lòng đất ấm. Dường như ông đang nắm tay tôi. Ông ngồi đó trên phiến đá dài, nhìn lên bầu trời. Tôi đã ngồi đó, tới khi thung lũng cuộn bóng tôi vào lòng đêm, những giấc mơ cũng cuộn vào lòng đêm.
Tôi ngồi uống rượu ngô với bố. Những ngày này bố đã bớt ho, ông ngồi hiền lành như chú mèo già bên bếp lửa. Bố có giận con không? Không. Bố biết là con sẽ trở về. Nhưng con sẽ không ở lại. Và bố sẽ ngồi đây, chờ con quay về vào mỗi mùa xuân. Ông nội luôn tin con sẽ trở về vào những mùa xuân. Ông nội nói, đừng mang trong lòng những cơn hận, bởi khi con gặp một người đàn bà phản bội, con mới biết yêu những người chung thủy với mình, phải biết cảm giác đớn đau của người xa xứ khi nghĩ về nguồn cội, con mới biết cái ấm áp của ngày trở về... Tôi muốn ôm bố trong vòng tay mình. Tay tôi thô ráp tự khi nào tôi không hề biết. Bố đã quá già và nhỏ bé. Nhưng bố vẫn là tất cả những gì còn lại, để tôi tha thiết với Bách Niên. Và để tôi quay lại.
Bách Niên. Tôi đã đánh lạc mười năm để có lại Bách Niên...