Chương 1

     ầu năm 2000, ở đâu người ta cũng thấy các phòng nha sĩ mọc lên rầm rộ. Bên đây đầu cầu sông Hàn, tiếp theo con đường ven biển ra Huế. Phòng nha Ơn Hoà nghe tên rất hay, lại là phòng răng của những người gốc gác Bình Định thiết lập. Người Đà Nẵng chỉ thích kinh doanh các ngành mũi nhọn, chẳng như điện tử và điện cơ- Nguyên nhân là do thành phố này hoạt động tàu biển đánh cá nhiều, người đi biển có thu nhập cao hơn những người kinh doanh các mặt hàng khác. Cuộc sống của người Việt Nam hình như có căn cơ thay đổi, người ta muốn có bộ hàm nhai khoẻ mạnh, nên chấp nhận răng sứ Mỹ với giá khá cao.
Phòng răng Ơn Hoà vẫn luôn có khách. Một bác nông dân đến, răng nhai của bác không còn cái nào tốt. Đến nay sáu mươi ngoài, nhưng bác nông dân nhà ta vừa mới được đền bù tiền đất. Bác nông dân được cô Ái Nhân- Tên cô tiếp tân phòng răng Ơn Hoà "bẹo" bên má, kiểm tra mấy cái răng. Nước da cô gái trắng bạch, hàm răng sáng loáng nên làm cho bác hơi choáng váng. Ở đời, hình như cái tật "lòm nhòm" ở đâu cũng có. Bỗng trong người nghe chút xốn xang, trong lòng...dậy sóng. Bác nông dân đen xì lì, muốn có đối trọng tương thích. Bác nói:
- Nào, hôm nào đến đó đi. Người ta làm cáp treo dài thườn.
- Đường vào núi Bà Nà mở rộng lớn thế sao bác?
Ái Nhân vừa hỏi vừa nhớn mày, mặc dù giữ kẻ nhưng pha tí đanh đá:
- Đường xá mở rộng to đùng! Người ta đền bù cho bác hơn được mấy tỉ...
- Bác cứ nói tiền tỉ mãi...Mấy cái răng này hư, bác làm không nổi mà...
- Khoe tiền tỉ ý để làm răng thôi.
- Bác ngồi chờ bác sĩ một chút.
Bác thích lắm, tưởng ngồi chờ để ngắm đứa con gái trắng toát ấy. Ái Nhân gọi ra nhà sau, bảo người đàn bà giúp việc lên tiếp bác.
- Bà Bru-ra, trái dưa gan hồi sáng. Bà cắt ra dĩa đem lên đây...
Tuy vậy, người ta vẫn tính toán chi li với những người phụ giúp việc. Người đàn bà đen đúa ở đó là một người dân tộc, nghe đâu thời chiến tranh bà bị một viên đạn xuyên cổ nên không nói được nữa. Bà rời vùng núi Trung du xuống xuôi tìm kiếm việc làm, và ở đây bà lo dọn dẹp vệ sinh hoặc nấu nướng. Nói chung là những công việc của người phụ giúp việc nhà, nhưng thỉnh thoảng phụ nha sĩ hút nước trong miệng của mấy người làm răng, chỉ cần cầm ống hút và đưa vào miệng đúng lúc.
Ngoài cửa, hai chị em có vẻ giống sinh đôi cũng vừa bước vào phòng răng, nhưng thực sự không có chút huyết thống nào. Vị nha sĩ ngó ra, làm bộ nói giống hệt, để cho chuyện thêm sinh động và để họ không phàn nàn. Hẹn giờ tới khám, nhưng bác nông dân từ đâu xuất hiện, nên ngồi chờ như người mới tới. Bà Bru-ra đưa dĩa dưa gan, nhưng hai người con gái từ chối. Một là vì bà đen nhẽm trông ghớm ghiếc, hai là vì đến nha sĩ thường đánh răng trước đó rồi, nên cả hai thay phiên nép vào nhau để tránh dĩa dưa gan được mời. Dưa gan xứ Quảng trái tuy còi cọc nhưng ăn cực kỳ ngon, bác nông dân cũng thích mà nhìn người đàn bà dân tộc thiểu số đen nhẽm. Biết là Ái Nhân sắp xếp như vậy để..."chơi mình". Bà Ru-ra tủm tỉm cười, tuổi nào cũng cần có chút tình cảm yêu đương. Bà ngắm nghía bác nông dân ăn, như là ân tình từ đời nào. Từ lâu đứt dây thanh quản bà không nói gì được, chỉ nhìn bác nông dân chờ xem có nói gì không? Hình như bác có biết bà già này, nhưng không biết là khi nào. Trong thời chiến tranh, mọi người đều "bình đẳng" như nhau, chỉ có mạng sống là quí giá. Còn giờ thì người ta hơn nhau tiền bạc, tự dưng người ta không muốn nhớ lại.
Bác chờ đâu một chút thì bác sĩ gọi vào, nằm ngửa trên cái ghế rồi há miệng ra cho bác sĩ khám. Những người đi làm răng khổ nhất là há miệng lâu, lại thêm nước từ trong máy mài cứ tràn ra miệng. Bác nông dân đưa tay ghịch cằm xuống, quai hàm mỏi nhừ ê ẩm, mất đi cảm giác mở miệng cho nha sĩ "chăm lo". Không khéo là sẽ nuốt vào bụng, bác nông dân vừa được đền bồi tiền đất, cố gồng gượng một lúc rồi nuốt "ọc" vào bụng một ngụm. Tức quá định giãy nãy gì đó, liền bị bác sĩ bảo hả miệng to. Bác chịu trận, rồi giơ tay lên đầu hàng như lúc bị lính Mỹ tra tấn.
- Xúc miệng...
Bác sĩ "hợp thức hoá" cho bác, cái từ bình thường thôi nhưng vào phòng răng nghe như mình đã được giải cứu. Cái ly nhựa nhẹ hều, bác hớp xong để lại hơi nặng tay nên nước không chảy. Bác chỉnh sửa một lúc câu giờ, Ái Nhân tới làm thay:
- Nhớ hút bớt nước trong miệng cho tui chứ, đâu phải thời bị Mỹ tra tấn đâu...Hồi đó, tôi bị đổ nước rồi, giờ còn sợ thấy bà tổ đó.
Bác ngã người ra ghế trở lại, bỗng miên man nhớ lại câu chuyện vô cớ mình bị lính Mỹ tra tấn. Đang đi rẫy giữa rừng già, một tốp lính Mỹ xộc vào làng của những người Nu-Cao bắt bác. Lúc đó bác áng chừng mười lăm hay mười sáu gì đó, bị bọn Mỹ trói gô lại. Thấy xóm làng vắng người, bọn chúng nghi kỵ cả nhóm người thiểu số đều theo Việt Cộng. Chúng bắt bác đổ nước đầy họng phải khai là CharLye ở đâu. Đâu ai biết tiếng ai, chúng bắt bác chỉ đường.
Tính tới thời điểm năm 1965, một bộ tộc vẫn hoàn toàn cô lập với thế giới bên ngoài.  Đó là người Nu- cao, gộc là bộ tộc nguyên thuỷ. Chỉ vài túp lều, mỗi gia đình lang thang đây đó trong rừng, đến khi gặp nhau tiếng nói cũng khác xa, càng lâu thì sự giao tiếp càng khó khăn. Vì ngôn ngữ bất đồng, lại không thường gặp gỡ nhau nên họ sống lảng tránh mọi thứ. Các bộ tộc khác còn biết Bác Hồ, biết đánh thắng giặc ở Điện Biên Phủ, biết dùng nỏ bắn Tây chảy máu. Còn nhiều bộ tộc miền núi Trung Du thường du canh du cư. Từ ngàn xưa, mỗi gia đình độc lập lang thang tìm một vài nơi bằng phẳng, đốn hạ cây rừng làm một cái nhà lá thô sơ. Người đàn ông nào cẩn thận, thêm vào hàng rào hoặc vài cái bẫy để tránh thú dữ. Họ đốt trụi cây rừng lấy tro cũi. Mùi khét của một đám cháy, voi không dám bén mảng đến. Ở miếng đất mới vừa đốt, bắt đầu gieo tỉa. Trong nhà có mấy người cứ ra phơi nắng. Người mẹ đi trước soi lỗ, vì người phụ nữ thích sắp đặt theo ý mình. Mấy cha con đi sau, bỏ hạt bắp đã ngâm nảy mầm vào, lui cui cũng đã chiều tà. Ai đó đã dạy cho người đàn bà biết làm một tí rượu, người cha thích cái nước men say sưa. Bên đống lửa lập loè, lấy cần hút vài ngụm. Là đà say, ông ta mè nheo rên rỉ. Người vợ biết rõ ràng ông ấy đang tới cơn, xua ba đứa con đi ngủ. Một thằng con trai lớn mười bốn, em gái nó và thằng cu còn chưa rành ăn nói. Tìm vào ổ lá cây ẩm góc chòi, giả vờ ngủ mê, cho ba mạ nó bù lu với nhau. Ở ngoài ánh lửa lập loè, lại thêm con trăng khuyết trong rừng đêm, đủ hắt bóng dáng mờ mờ. Hai đứa lớn he hé mắt cũng thấy, ba má nó đang cởi khố đứng. Thằng cha khum khum, còn mạ tỉnh rụi nhưng thích cái kiểu say sỉn. Cả cha và mẹ nó cứ nghĩ, ở trong nhà tối om thì ngoài này cũng tối om.
Cha mẹ nó vờn nhau cũng khá lâu, phần vì muỗi cắn gây khó chịu phần vì rượu thấm cũng có. Không cần nói gì, cha mẹ ăn ở với nhau trước mặt con cái, khó mà tránh được việc con cái bắt chước. Hai anh em tụi nó trong chòi lá, tay quơ quàu thăm dò lẩn nhau. Tụi nó không biết sao, càng lớn càng rờ thăm dò thì càng thấy thích. Nhất là thằng anh, nó tiết chất dịch trắng ra, là cả người nó nghe khoái cảm, rồi nó đâm nghiện. Lúc đi chặt củi, thằng anh rũ đứa em gái tìm vào chỗ kín làm y như cha mẹ nó. Tuy mới mười ba tuổi, nhưng đứa em vóc dáng vạm vỡ. Vú căng tròn, kinh nguyệt ràn rụa mấy lần. Hai anh em tụi nó, thực chất là một sinh vật giống đực và giống cái. Trong rừng rú, ở nơi nào có điều kiện thuận tiện. Thằng anh không tài nào nhịn được, cứ đòi đứa em gái chìu chuộng. Xuống con suối nước chảy bắt cá, nó mò dưới sình đụng phải người nhỏ em. Nó cũng bỏ cuộc bắt cá, để lo cái dịch trắng kia thoát ra. Xong, nó mới chịu làm gì đó, không thì nó không sao chịu nổi.
Năm sau, đúng vào kỳ rụng trứng. Đứa con gái cấn bầu và khi sinh. Nó ra rừng đứng ngoài gốc cây, đẻ ra một đứa con trai trắng tinh. Đó là bộ tộc được gọi là Nu-cao, nghĩa là loại người rừng rú. Thường lảng vảng sinh sống trên vùng núi Trung du, từ những cá thể gia đình sống tách biệt trong rừng. Vậy mà bộ tộc này truyền giống và sinh hoạt như vậy từ ngàn xưa tới nay, không có gì hấp dẫn. Không có tập tục nào văn minh như những bộ tộc Ê- đê, Ba-na, Ba-cô. Cứ lơn lớn là lấy nhau, thân thuộc lấy nhau loạng xạ mà không biết. Một lúc nào đó trùng huyết thống, sinh ra một đứa con bị mắc bệnh bạch tạng (da trắng bạch, tóc hung hung sáng hoặc trắng bạc). Đôi khi tròng mắt đỏ hồng (hoặc xanh) và lỗ mũi có lúc lại thẳng cao. Những đứa bé đó, ngay tức khắc cho là con trời con đất rớt lộn vào bụng người. Mấy gia đình xa nhau mấy cây số đường rừng núi, thiếu thông tin nhau nhưng khi có thằng bé bạch tạng nào xuất hiện. Tựa như là phải thông báo cho nhau biết, chứ một lúc nào thằng bé lớn bị bắt gặp thì bị xem như mình là người xấu. Thằng anh bị đuổi cổ đi. Anh ta lang thang trong rừng và tìm gặp thằng bạn là La-Hú. Nó kể lể lại sự tình cho nghe, hiểu biết thời đó thấp kém, lại sống trong rừng sâu thẳm. La Hú tức khắc tìm mấy tay già nua phân trần, được kháo nhau rằng lục phủ ngũ tạng thằng bé ấy cho sức mạnh và sống dài lâu. Đứa con nào bị bệnh bạch tạng trắng muốt, sớm muộn sẽ đem thịt chia đều.
Đứa em gái tên là Bru-ra (Nghĩa là Mặt Đỏ), thỉnh thoảng mới bộc lộ tình mẫu tử. Nó ôm đứa con vào lòng cho bú, y như một con cừu trắng bị ém đất sình vào miệng. Bru-ra da đen tối, bỗng có ý nghĩ đi trốn. Nó không biết tại sao nó đẻ, mà cũng không biết tại sao thằng bé da màu mây. Lang thang vào rừng một mình, sợ hãi mọi tiếng động. Bru-ra tìm được một cái hang động, nằm thấp dưới gốc cây. Nhìn vào trong tối om và dơi bay liệng vèo vèo trên đầu. Nó gom góp được đám lá mục, hai mẹ con nằm đó nghỉ ngơi. Khi đói thì bắt dế, bắt ếch, bắt những con thằn lằn ăn tươi nuốt sống. Cái hang xuất phát từ những lần núi lửa phun trào chắc mấy tỉ năm trước, từ dưới sâu một sức mạnh phọt lên, đẩy dung nham từ trong lòng đất ra ngoài còn lại đá rất rắn chắc. Khi nguội lại, tạo một cái hang khá rộng như một cái nhà. Bru-ra ở đó, cảm giác khổ nhọc không nhiều. Bởi vì, cái ăn như sẵn đây đó trong rừng, có sẵn nước chảy qua một cái rảnh nhỏ. Bru-ra cũng biết làm ra lửa, lấy mấy cành cây khô chà với nhau suốt ngày, cho đến lúc cái than đen bắt đóm lửa hồng. Sưởi ấm cho thằng bé Bạch tạng, còn đốt mấy con côn trùng thơm phức.
Bọn người trong bộ lạc Nu-Cao bắt đầu đi tìm Bru-ra, quyết bắt thằng bé chia đều lục phủ ngũ tạng. Bởi vì có giao kèo như vậy từ lâu lắm, không ai rõ đó có phải là tập tục không? Nhưng già làng nhất quyết bắt cha mẹ Bru-ra và thằng chồng cũng là thằng anh trai, dẫn đầu mọi người vào rừng quyết tìm bằng được đứa con gái có thằng con da trắng tóc vàng nghệ. Bọn họ kéo nhau vào rừng, nhìn ra được một vài dấu vết. Cuối cùng, đến ngày thứ ba và lúc chập choạng tối. Bọn họ đã lần tới miệng hang, bắt được đứa bé cùng với mẹ nó ra ngoài cửa hang. Bọn người không biết một chút gì tình cảm đồng loại, không có lòng yêu thương nào ở đây. Ba mẹ Bru-ra cũng vậy, còn hả hê cho là đáng đời đứa con gái mặc cho người già làng nguyền rủa. Những người thấm mệt vì đói, muốn rằng chia thịt thằng bé tiến hành nhanh chóng hơn và ngồi ở những tảng đá đầy rong rêu, chỉ chỏ thằng bé như muốn ăn tươi nuốt sống. Bọn người ngồi bu lại để tính toán phần thịt, ai nhiều ai ít, ai được lục phủ ngũ tạng...v.v rồi mới ra tay. Tội nghiệp Bru-ra, chỉ biết cho con bú và biết rằng đó là lần cuối cùng móm mém cho thằng bé dòng sữa mẹ ấm áp ấy. Bru-ra chẳng biết phân trần, cũng như trốn chạy...Thở hắt hơi mấy cái, hoàn toàn không có một dòng cảm xúc nào. Bọn người hung hãn tiến lại gần, Bru-ra phản ứng bằng cách không chịu đưa đứa con. Thằng anh trai tức giận, dìm đầu nó xuống. Còn mấy người già nua thì đang tìm cách giật thằng bé ra...
Lúc ấy bỗng có một tiếng sột soạt, một thằng Mỹ đen to đùng đang đứng ngắm bắn.
La-Hú y như người có công, nhưng không đi theo bọn người bộ tộc. Anh ta ở lại vì ái ngại thằng anh Bru-ra ghét bỏ. Ở quanh quẩn trong rừng thì bị đám biệt kích Mỹ tra hỏi "Charlye", nó chỉ đại hướng người bộ tộc đi tìm Bru-ra, chứ cũng không biết "Charlye" là gì?  Khi lính Mỹ tiến tới cái hang, nhóm biệt kích thoáng thấy bóng dáng người Nu-Cao trong rừng. Từng tổ lính nằm ém quân, chờ xem còn ai nữa đang đi phía sau. Bọn họ liên lạc với nhau, đang có một tốp Việt Cộng đang "hành quân". Xem ra bọn Charlye là những kẻ "man rợ", không có "tính người" nên chúng lên đạn ngắm bắn và sẵn sàng nhả đạn. Một tên lính màu tối bỗng đứng lên, thảng thốt nã liền một băng đạn, người già làng bị đạn ghim thẳng vào đầu, lật ra chết tức khắc. Kế đến là thằng anh và cha mẹ nó. Tức thì Bru-ra hoảng chạy vào trong hang. Ở bên ngoài bỗng chốc chát chúa tiếng súng rền vang.  Đám dân đen chưa biết chuyện gì, tiếng nổ chát chúa trong rừng là một việc lạ. Bọn họ còn thấy thằng anh nằm chết trên vũng máu, nên nhảy xổ khắp nơi hù doạ. Bọn lính Mỹ cũng giựt mình sau tiếng nổ đó, như có lệnh tấn công cả đám bóp cò. Tốp người cứ từng lúc nằm gục xuống, chẳng mấy chốc không còn một móng nào sống sót, tất cả bọn người bộ tộc bị tàn sát không còn một ai. Tiếng nổ làm cho Bru-ra kinh hoàng, che chắn đứa bé. Hang cùng ngõ cụt không biết chạy đâu, lại không biết tiếng người Kinh chứ đừng nói gì tiếng Mỹ. Ngoài cửa hang la hét om sòm, mấy thằng lính Mỹ rọi đèn thoáng thấy một con quỷ... Ánh sáng đèn pin rọi vào trong hang, Bru-ra co rúm lại. Tiếng hét kinh hãi vang vọng, có lẽ đó là tiếng hét mà Bru-ra chưa nghe được bao giờ. Một tràng tiếng Anh vang lên:
-  Charlye! yield! ( Việt Cộng, Mày hãy đầu hàng...).
Bru-ra có biết tiếng nào khác tiếng cha mẹ đẻ, nghe gắt gỏng nên nó co cụm che đứa bé. Một thằng không thể chịu nỗi run rẩy, bắn vào trong một phát. Tiếng súng nổ chát chúa, viên đạn bay vào cuống họng. Đứa con gái khóc rống lên, viên đạn xuyên qua cổ rồi lần tay ra mà thả thằng bé bạch tạng nhẹ nhàng ra đất. Bru-ra không gượng được lâu, máu phun ra chảy nhanh vào người đứa con bạch tạng và gục xuống ngay tức khắc. Sau một lúc không thấy động tịnh gì trong hang, thằng bé không hề gì nhưng không dám ọ ẹ một tiếng. Nó biết "đầu hàng..."?
Bọn lính rọi đèn pin sáng rực vào hang. Trong đám lính Mỹ có một vị Bác sĩ tên Smith, phát hiện trong đó chỉ còn một đứa bé. Thằng bé da trắng, tóc vàng nghệ. Bác sĩ can ngăn không cho đám lính đụng chạm thằng bé, một lúc đã hiểu vì sao nó trắng. Bọn lính Mỹ khi bình tâm biết mình đã bắn loạn xạ vào dân thường, những người mà mình cho là man rợ không phải là Charlye (Việt Cộng). Đó chỉ là những người thiểu số sống còn hoang sơ, có lẽ không hề biết có súng đạn nên càng không biết Chiến Tranh đó là gì. Còn bác sĩ Smith, biết quân đội đã thảm sát dân thường. Ông mang thằng bé ra khỏi miệng hang, lau máu và cố giữ thằng bé bên người để tránh số kiếp như những người thân của nó.
Bọn lính trố mắt nhìn nhau, tựa như là thoả thuận phải giữ kín vụ việc thảm sát này. Đám lính Mỹ chỉ biết an ủi với nhau rằng, vì đám người bị thảm sát còn sơ khai và man rợ, nên phải nổ súng giết đi? Đám lính mang mấy cái xác nằm la liệt, kéo vào hang và bịt kín miệng hang bằng mấy viên đá tảng. Trong lúc lơi lỏng, La-Hú tốc chạy một mạch thoát thân nhưng bọn Mỹ cũng không buồn rượt theo.
*
Hôm nay nằm ngã người ra ghế, làm răng mà La-Hú không sao quên được cảnh bị lính Mỹ tra tấn. Bác ta ân hận việc sai sót của mình, dẫn tới cả bộ tộc bị tàn sát. Nhưng chuyện đó đã mấy chục năm qua, bác tưởng như chìm vào dĩ vãng.
Mấy người nha sĩ cũng có khi ăn gian, làm răng đau này chỉ thêm mấy cái răng khác kèm theo. Họ mài lớp men răng ngoài, phá vỡ lớp mỏng bảo vệ răng đó là nay mai cũng phải tới chỗ làm răng. Công nghệ làm răng giả bây giờ xem ra thoải mái hơn trước, các vị nha sĩ chỉ lo khâu lấy mẫu rồi điện thoại sẽ có người tới. Đưa tiền trước hoặc đặt cọc chắc chắn, là bữa sau có ngay một hàm răng như ý. Răng nào cũng được mệnh danh là răng sứ Mỹ, hàng nước Mỹ xem ra dễ hút khách. Thực sự răng sứ Mỹ chỉ thuộc hạng trung bình, giá răng sứ Mỹ chỉ vài trăm nhưng đến đây lại được hét cả triệu...không làm thì thôi. Bác được tính cao hơn giá người bình thường nhưng bác nào có màn tới việc cao thấp ấy, có hàm răng đẹp bác sẽ tươi trẻ một phần. Thỉnh thoảng mới có tiền, nếu không có việc đền bù suốt đời cạp cục đất ấy chắc cũng không có răng mà "en". Thành phố Đà Nẵng nhuốm màu thành phố công nghiệp, mở rộng sang phía tây và nhất là cáp treo Bà Nà nổi tiếng. Người ta làm đường vào chân núi Bà Nà rất rộng, đất nhà bác vô tình nằm chắn ngang một đoạn, được đền bù trên hai tỉ đồng. Có tiền thì con người ta nghĩ đến bộ dạng của mình, nhất là cái răng cái tóc là gốc con người. Bác chỉ còn có cái răng cửa lung lay, cô Ái Nhân lúc lắc mấy cái cũng...đi luôn. Đúng ra phải đền răng mới cho bác, nhưng cô Ái Nhân thì nói là phải tính tiền nhổ nữa. Thấy cứ bị bác quấy rối, mà bác sĩ đòi phải có người phụ giúp. Cô Ái Nhân tức mình, quay lại gọi bà Bru-ra thay mình đứng phụ cho vị nha sĩ.
Ở ngoài, bà Bru-ra coi chừng xe cho khách. Nghe cô Ái Nhân gọi ngoan ngoãn chạy vào tiếp cần hút nước, giữ yên tay cho ống vào miệng bác nông dân. Bấy giờ, hai người có nhận ra nhau chút ít. Bà Bru-ra không nói được nhưng vẫn còn nghe được, không biết La-hú hỏi bà chuyện gì. Tự dưng hai người có vẻ hoảng hốt như người vừa thấy ma...