PHẦN I - Chương 1
(1789, 1917, 1933, 1949)


DIỄN TRÌNH BIỆN CHỨNG CỦA NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG LỚN CẬN ĐẠI: 1789- 1917 - 1933- 1949

    
rên con đường cách mạng, y bỗng khám phá thấy rằng y còn có một điểm lương tâm. Và nhất điểm lương tâm ấy khiến y trở thành vô dụng cho cách mạng
Lời của nhân vật IVANOV
°°°
(Il s'est découvert une conscience, et cette conscience le rend inepte à la Revolution!)
Trích cuốn Le Zero et l’intini, trang 162
°°°
Những cuộc cách mạng cận đại đã mở màn cho kỷ nguyên của quan niệm chiến tranh toàn diện, triệt để, vô hạn định.
CLAUSEWITZ
 
°  °  °  °  °
 
Cuộc cách mạng 1789 lại Pháp là cuộc cách mạng lớn lao đầu tiên trong thời cận đại đã gây nhiều âm hưởng tại các nước khác. Do cuộc biến chuyển đó, tới ngày nay, dân tộc Pháp vẫn được giữ cương vị một dân tộc tiền tiến để cổ xuý những khẩu hiệu tự do, bình đẳng, cùng các nhân quyền khác. Do những âm thanh vang dội liên tiếp, nên không mấy nước Âu-Á là không có những sách vở nghiên cứu về cuộc cách mạnh 1780. Tới nay, hầu hết những người đọc sách đều có những ý niệm ít nhấl là khái quát về cuộc cách mạng Pháp, về hoàn cảnh xã hội Pháp thời đó, cùng những nguyên nhân đã phôi thai ra cách mạng. Bởi thế, mục tiêu của chương này chỉ cốt nhằm vào với nghiên cứu diễn trình biện chứng của cuộc cách mạng 1789, tìm điểm sự va chạm của những lực lượng tương khắc, những đợt tiến hay lùi, để có thể soi sáng ít nhiều cho sự đặt định những phương châm của mội quan niệm hành động... Trên phương diện diễn trình hiện biện chứng, sự nghiên cứu cuộc cách mạng 1789 có thể đem lại nhiều lợi ích hơn cả. Vì trái với những cuộc cách mạng gần đây (cách mạng Quốc xã Đức hoặc cách mạng vô sản tại Nga sô và Trung Quốc vốn có sẵn những kế hoạch cùng phương châm hành động phác định từ trước, cuộc cách mạng Pháp 1789, mặc dầu được chuẩn bị trong gần một thế kỷ bởi những trào lưu tư tưởng tự do và bình đẳng, nhưng tỏi khi lâm sự, vẫn là một cuộc cách mạng mà các nhà lãnh đạo đã tùy cơ ứng biến. Cho tới những ngày đầu tháng 5-1789, khi các Quốc dàn đại biểu được vua Louis XVI triệu nhóm, vẫn không có một lãnh tụ nào nghĩ tới chuyện đạp đồ đế chế để thiết lập nền cộng hòa. Ngay cho tới ngày 11-7-1789, sau khi dân chúng Paris đã võ trang đánh chiếm ngục Bastille và chặt đầu viên Thống đốc bêu lên ngọn giáo, vẫn không có một người nào nghĩ tới việc đạp đổ đế chế... Hoài vọng của các đoàn đại biểu lúc đó chỉ là muốn đạt tới sự ban hành một bản hiến pháp để giới hạn bớt uy quyền nhà vua, cùng những quyền lợi quá đáng của quý tộc và tu sĩ... Nhưng một khi đã mở màn, cuộc xung dội ngày càng trở nên gay go. Đứng trước thái độ ngoan cố của những đg cấp ưu đãi. Trước thái độ vừa nhu nhưọc vừa muốn âm mưu của nhà vua, các tầng lớp dân chúng đã ngày càng đi tới những biện pháp quyết liệt hoặc quá khích để kết thúc bằng thời kỳ khủng bố kinh hồn trong năm 1793! Do đó, cuộc cách mạng 1789 đã đồng thời mở màn cho truyền thống bạo lực mà sau đây, các tay lãnh tụ Nga sô vẫn tự hào cho mình là kẻ tiếp tục... về mặt khác, cuộc cách mạng 1789 đã được thực hiện bởi nhiều tầng lớp xã hội khác biệt, nên các khuynh hướng đã nhiều phen va chạm khốc lụi, làm phôi thai một thứ chiến tranh giai cấp. Và ở mỗi giai đoạn, các tầng lớp xã hội đã xuấlt hiện lần lần! Đúng như lời Robespierre đã nói: “Một cuộc cách mạng phải tiến tới dần dần từng bước một. Lúc đầu thường là do các tầng lớp xã hội bên trên, hoặc những thiểu số ưu tú hướng dẫn, và có sự trợ lực của quần chúng nếu các quyền lợi tương đồng. Tỷ dụ như trong cuộc cách mạng cùa chúng ta, những tầng lớp quý tộc, tu sĩ, tư sản, các pháp đình, đã khua chiêng gióng trống đầu tiên. Sau đó, dân chúng mới xuất hiện... Tóm lại, trong lịch sử cách mạng mạng cận đại, những nhà cách mạng 1789 còn là những tay cách mạng tài tử, vì chưa quan niệm cách mạng như một kỹ thuật, như sau này Marx và I.énine đã chủ trương.
 

A. Nguyên nhân

Trước khi trình bày diễn trình biện chứng của cuộc cách mạng 1789, cần nhận định vài điều về những nguyên nhân cách mạng. Cũng như những cuộc cách mạng khác, cuộc cách mạng 1789 có những nguyên nhân phức tạp. Trước hết, cần phải kể tới những mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội, mâu thuẫn giữa các thế hệ. mâu thuẫn giữa các chủng tộc, vì những mâu thuẫn này thường là nguyên nhân cố định của cách mạng. Về các tầng lớp xã hội, chúng ta đều biết rằng nước Pháp, vào thời trung cổ, vốn là một nước phong kiến, sau được thống nhất dưới quyền một nhà vua trung ương. Bị suy vi bởi những cuộc chiến tranh liên tiếp, cùng như bị nghèo nàn bởi một cuộc sống tiêu xài huy hoắc, các quý tộc đã dần dần phải giải phóng những dân cày nô lệ, hoặc họ phải chuộc tự do bằng một món tiền. Nhũng nô lệ được giải phỏng đã dần dần tụ tập tại những nơi thị trấn để khuếch trương các công việc buôn bán và kinh doanh. Những thế kỷ XVI-XVII-XVIII, với sự khám phá châu Mỹ cùng các đất đai xa xăm ở cõi Á chàu, đã chứng kiến một Âu châu phồn thịnh khác thường về kỹ thuật hàng hải, về buôn bán và kinh doanh. Do đó, những lớp người thị trấn đã trở thành giàu có. Đã có tiền, họ bắt đầu cho con cái ăn học, nên tầng lớp tư sản đô thị là tầng lớp có học thức và tiền bạc hơn hết. Họ dần dần trở thành những chủ nơ của quý tộc và của cả nhà vua. Tới thế kỷ XVIII, nhiều sử gia đã làm con toán và thấy rằng mỗi năm, nhà vua phải trả cho các chủ nợ tư sản một số tiền lời bằng một phần mười số huê lợi các ruộng đất trong nước. Cho nên, trong thời tiền cách mạng, nếu quý tộc và tu sĩ thường nắm được chủ quyền trong nước về mặt luật pháp, thì tầng lớp tư sản thị trấn lại nắm được chủ quyền về tài chính và kinh tế. Tuy nhiên, mặc dầu có tiền nong, học thức, tầng lớp tư sản vẫn bị đè nén bởi quý tộc và tu sĩ. Có nhiều chức vụ trong xã hội mà lớp tư sản không có quyền tham dự hoặc đảm nhiẹm, tỷ dụ như chửc vụ lại các pháp đình. Trong quân đội cũng vậy, người dân thường không bao giờ được đóng ãi quan hết. Ngoài ra, mặc dầu nắm giữ mậu địch và kinh đoanh, sự tự do buôn bán và làm nghề của tầng lớp tư sản vẫn luôn luôn bị lớp quý tộc làm ngáng trở. Do đó, đã xảy ra những mâu thuẫn giữa tư sản đô thị (tầng lớp đương tiến tới) và những tầng lớp quý tộc và tu sĩ. Ngay cho đến những tầng lớp được ưu đãi, trong mỗi tầng lớp không phải là không tiềm ẩn những mâu thuẫn. Tỷ dụ như trong tầng lớp tu sĩ, không phải bất cứ ngưòi nào khoác áo nhà tu đều có thể sống cuộc đời vương giả. Thực ra, trong toàn cõi nước Pháp, chỉ có chừng mấy chục vị Giám mục hoặc Hồng y giáo chủ là có thể sống một cuộc đời xa hoa mà thôi. Tại địa phận Strasbourg, Hồng y De Rohan mỗi năm thu tới số huê lợi chừng 400.000 đồng bảng, tức là một món liền rất lớn ở thời đó. Nhưng ở dưới những Giám mục cùng Hồng y, có hàng ngàn vị mục sư tại các làng xã. Những vị này thường sống nghèo khổ không hơn bọn nông phu là mấy, và họ quả là thứ vô sản của Giáo hội. Họ đã chất chứa sẵn trong tâm khảm những căm hờn bất mãn! Năm 1789), mục sư coi địa phận Marolles đã viết: “Chúng la, bọn tu sĩ nghèo nàn sống giữa bọn con chiên đói rách, số phận chúng ta thực không hơn gì những hòn đá dùng để xây cất những căn nhà thờ cũ nát của cháng ta. Đã thế, chúng ta còn phải chịu sự áp bức của bề trên nữa! Đã có lần, một kẻ trong chúng ta chỉ chặt một khúc cây trong rừng làm chiếc gậy chống đi đường, mà kẻ đó cũng bị các bề trên lôi ra trước toà án để xét xử”… Thảm hại hơn nữa là nhiều khi, trong lúc đi đường, chợt bắt gặp chiếc xe song mã hay tứ mã của một vị Giám mục hiay Hồng y nào đó, mục sư chỉ còn đủ thì giờ cúi gập người chào rồi nhảy tót vào bụi rậm bên dường để tránh những vết bùn văng tung toé bởi bánh xe… Do những căm hờn bất mãn đó, nên về sau, khi xảy ra cách mạng, ta sẽ thấy phái mục sư nghèo nàn dần dần tách ra khỏi khối các vị Giám mục vả Hồng y để đứng sát cánh với thứ dân đòi thay đổi chế độ cũ!
Tu sĩ đã vậy, nhưng quý tộc còn tệ hại hơn. Truyền thống cố hữu buộc người quý tộc không được làm việc gì bằng chân tay hoặc trí não để mưu sinh hết. Trước kia, họ còn có nhiệm vụ chinh chiến để lo liệu toan tính. Nhưng tới khi phái phong kiến đã lùi bước trước quyền hành của nhà vua trung ương, phái quý tộc không còn công việc gì khác là tập trung lại kinh thành, bao vây và xu nịnh nhà vua để mong thâu lượm những ân huệ này khác. Đời sống của họ chỉ là một cuộc sống trống rỗng, nhưng sống trên nhung lụa và ngựa xe. Nay ăn tiệc ở chốn kinh Ihành, mai kéo nhau về nghỉ mát ở nơi thôn dã, lại thêm cờ bạc quanh năm, nợ nần ngày càng ngập cổ. Khỏng mấy tay quý tộc là không nợ, và phần lớn quý tộc đều sống bám vào những ân huệ của nhà vua. Tỷ dụ như vào năm 1779, nữ hầu tước Polignac đã xin được của Hoàng hậu 100.000 đồng bảng để trả nợ, kèm thêm 800.000 đồng bảng để làm của hồi môn cho con gái. Về phía nhà vua, những chi phí của triều đình cũng khủng khiếp. Triều đình của vua Louis XVI gồm một văn phòng có 4.000 người tuỳ thuộc, và một võ phòng gồm 9.000 người. Ngoài ra, có 2.000 người khác phục vụ cho những ông hoàng bà chúa. Do đó, tới 1788, trong khi ngân khố chỉ thu vào 503.000.000 đồng bảng, sự chi tiêu lại lên tới 629.000.000. Cũng vì sự thiếu hụt ngân quỹ này, mà tới tháng 5-1789, vua Louis XVI đã bắt buộc phải triệu tập Quốc dân Đại hội để trù tính lại ngành thuế má. Nhưng Quốc dân Đại hội đã chuyển thành một giai đoạn mở màn cho cuộc cách mạng!
Ngoài những tầng lớp quý tộc, tu sĩ và tư sản đô thị, còn có tầng lớp dân cày. Lúc đó, nước Pháp có một dân số chừng 21.000.000 người, nhưng 18.000.000 là nông phu. Nông dân cùng với tư sản đô thị đều bị coi là tầng lớp thứ dân. Tuy nhiên, ngay đối với tầng lớp tư sản đô thị, người nông phu cũng đã từng phải chịu những bóc lột đè nén. Tỷ dụ như những nông phu làm nghề thủ công, thường phải nhận lãnh công việc của những chủ nhân ông tư sản đô thị, và thường phải lãnh với một giá rẻ mạt. Còn như đối với quý tộc và tu sĩ, lẽ dĩ nhiên là người nông dân phải chịu bao nhiêu thứ bóc lột rồi. Muốn xay lúa mì, cũng phái thuế, muốn nướng bánh cũng phải thuế, muốn hái nho làm rượu cũng phải thuế, muốn qua cầu qua đò cũng phải thuế, muốn tới chợ cũng phải thuế, muốn cho con bò ăn cỏ tại cánh đồng cỏ cũng phải thuế, cất một ngòi nhà cũng phải thuế! Nếu chim chóc hoặc muông thú của quý tộc tới phá hại mùa màng, các nông dân không được quyền săn giết, chỉ được đánh trống mõ đuổi đi mà thôi. Chó săn không được nuôi, và nếu nuôi chó, phải đeo một cái xích thật nặng vào cổ, và có giây buộc dắt theo người… Xưa kia, dưới thời thịnh trị phong kiến, khi các vị công hầu còn cầm gươm cằm súng xông pha chiến trận đề che chở cho bọn dân cày nô lệ. thì người nông phu còn vuốt bụng cam chịu những thuế má đó. Nhưng tới thời đế chế tập quyền, người nông phu đã đóng thuế cho vua rồi, không lẽ còn phải nai lưng đóng thuế cho chúa? Do đó, họ dần dần nhận thấy những quyền hành của chúa là vô lý và phôi thai những hoài vọng giải phóng…
Kèm theo với những mâu thuẫn về tầng lớp, nước Pháp thời đó còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn về chủng tộc. Mirabeau từng nói rằng nước Pháp lúc đó chỉ là một sự “tập hợp hỗn độn của nhiều nước, nhiều chủng tộc”. Trải qua mấy trăm năm đế chế tập quyền, nhà vua vẫn chưa đồng nhất hóa được những đất dai của mình. Những tỉnh như Provence, Béarn, Bretagne, Alsace và France-Comte, Dauphiné, tức là những đất đai sát nhập về sau, phần lớn đều còn giữ nhiều địa phương tính trên tập quán và luật pháp. Người dân sống trên những đất đai đó vẫn cho rằng đối với họ. nhà vua trung ương không phải là vua. mà cũng chỉ là một thứ công-hầu-bá-tử mà thôi. Nhiều địa phận tại xử Alsace, mặc dầu sát nhập Pháp, vẫn còn nằm dưới quyền cai trị của một số những ông hoàng người Phổ. Tương tự như đế quốc La mã xưa kia, vua nước Pháp cũng chia những đất đai thuộc quyền thành hai hạng: thứ đất đai sát nhập từ laau được hưởng một chinh sách thuế khỏa nhẹ, còn những đất đai mới lại chịu nặng thuế hơn. Tuy nhièn, uy quyền của nhà vua cùng chưa phổ hiến được trực tiếp. Vì mỗi xứ cũng có những hội đồng hàng xứ, cùng những pháp đình (do quý tộc và tu sĩ nắm giữ) quy định các luật pháp. Một đạo luật về thuế ban hành bởi nhà vua, muốn được thi hành, cần có sự chuẩn nhận của pháp đình hoặc hội đồng hàng xứ. Cho nên, sự xung đột giữa các cơ quan đó và uy quyền nhà vua là điều thường thấy. Dưới thời Louis XV, nhà vua có lần dùng uy lực giải tán hết các pháp đình. Nhưng vua Louis XVI đã phạm điều lỗi lầm là phục hồi lại các pháp đình. Từ đó trở đi, lại có xung đột. Và các pháp đình, nhất là pháp đình thành Paris, đã đóng vai trò quan trọng trong sự mào đầu cho cách mạng… Trong các xứ, có xứ Bretagne đã đóng một vai trò tích cực trong cuộc cách mạng. Hội quán những người Bretons là một trung tàm phiến động, đã hoạt động rất hăng hái trong những năm tiền cách mạng, đặt liên lạc trên nhiều xứ, ấn hành các tài liệu tuyên truyền để lưu thông khắp cõi. Hội quán đó sau được đổi thành Hội những người Lập hiến, sau lại đổi thành hội quán những người Jacobins: nhiều người cách mạng như Robespierre, Danton đều lui tới hội quán ấy. Đó là một thứ diễn đàn thu hẹp so với Quốc dân Đại hội, nhưng tại đó đã phôi thai những ý kiến rất quyết liệt và quá khích… Thêm nữa, những chủng tộc trú ngụ trên nhiều xứ đều nói những thổ ngữ khác biệt. Ngoài ra, Pháp lúc đó, còn có nhiều người ngoại quốc tới trú ngụ. Tương tự như bọn người Do Thái đối với những cuộc cách mạng gân đây, thiểu số ngoại kiều này đã đóng vai trò khá quan trọng trong cuộc cách mạng. Họ thường là những chủ ngân hàng hoặc kinh doanh lớn, hoặc những tay phiêu hru quốc tế muốn lợi dụng tình trạng đục nước béo cò. có một số ít thực sự yèu chuộng tự do bình đẳng, nhưng i đa số là gián điệp của các nước Phổ, Anh, Thuỵ Sĩ. Do muốn làm suy vi nền đế chế hùng mạnh của nước Pháp thời đó. Ánh hưởng của họ cũng khá mạnh mẽ, vì tới tháng 5-1790, trong cuộc bầu cử Hội đồng thành Paris, trong số 223 đắc cử tại 48 khu, có tới 31 người ngoại quốc. Trong những ngoại kiều nổi danh trong cuộc cách mạng, cần kê mấy tên sau đày: Clootz, Pachc, Clavière, Lazonski, Proli…
Đồng thời với những mâu thuẫn trên đây, cần kế thêm những mâu thuẫn giữa các thế hệ già trẻ. Thế kỷ thứ XVIII tại Pháp là một thế kỷ làm ăn phồn thịnh. Do sự làm ăn phồn thịnh, sự sinh sản cũng tăng gia. Hơn nữa, theo luật lệ, những người dân đã lập gia đình được miễn dịch khỏng bị bắt lính. Do đó, những thanh niên thôn quê thường lấy vợ sớm, và sanh con đẻ cái đày rẫy. Vì thế, phái thanh niên chiếm một tỉ lệ đông đúc trong dân sổ. Tâm lý thông thường của phái trẻ là dễ đòi hỏi những thay đổi, dễ chuyển sang cách mạng. Người càng đông bao nhiều, thanh niên càng nhận thấy khỏ khăn trong việc tiến thân chiếm chỗ. Họ dễ trở thành bất đắc chí, nuôi bất mãn và tham vọng. Các truyền thống cố hữu ngày càng mất giá trị ị đối với họ, và uy tín của khoa học chiếm dần chỗ của tôn giáo. Giới thanh niên quả là một thửa đất cày bừa sẵn để cho các tư tưởng gia cách mạng cùng văn nghệ sĩ tiền phong gieo rắc những mầm tự do và bình đẳng. Sự kiện mâu thuẫn thê hệ khòng phái riêng gì cho cuộc cách mạng Pháp. Đó cũng là nguyên nhân của nhiều cuộc cách mạng khác tại Đức hay tại Nga sô, vì những cách mạng này cũng xảy ra trong những thời kỳ có sự tăng gia sinh sản, và có một phái trẻ hăng hái và nhiều tham vọng.
Song song với những nguyên nhân trên đây, cũng phải kể tới nhiều nguyên nhân khác. Tỷ dụ như sự phôi thai những trào lưu tư tưởng tự do và bình đẳng trong suốt thế kỷ XVIII. Những văn hào tiên phong là: Montesquieu, Diderot. Voltaire, nhất là Rousseau. Lúc đó. uy danh cùa Rousseau thực là lừng lấy. Xuất thân là một tên đầy tớ, bị đuổi vì tội ăn cắp, sang sống chung với một người đàn bà nhà quê vừa làm đầy tớ, vừa làm nhân tình, nhưng sách của Rousseau đã khiến tẻn tuổi ông lẫy lừng khắp nước. Phái trẻ coi Rousseau như một vị thần, và ngay đến phe quý tộc, nhất là các bà ngự trị trong các phòng khách văn chương, cũng không ngớt bàn luận ca ngợi những ý kiến của ông. Million Philipon (sau này lấy ỏng Rolland giữ chức bộ trưởng nội vụ) nhiều lần tới xin yết kiên Rousseau mà vẫn không được tiếp. Trong lúc thiếu thời, lãnh tụ Robespierre cũng tôn thờ Rousseau đến nỗi nhiều lần, mỗi khi Rousseau đi chơi trong khu rừng con, Robespierre len lén theo sau đê ngó trộm ông… Trong thời kỳ ấy, điều đặc biệt là tầng lớp quý tộc cũng hết sức tòn sùng những tay văn hào đã ra công đào mồ để chôn lớp quý tộc. Ngay đến kịch sĩ Beaumarchais cũng dược phái quý tộc hết sức tán thưởng. Lúc diễn vở “Le Mariage de Figaro”, khi đến đến đoạn chỉ trích quý tộc: “Bởi vì ông là một ông lớn quý tộc, nên ông vội tưởng ông là một đại thiên tài. Chức tước, tiền của, địa vị, ngựa xe, tất cả những cái đó đă khiến ông hãnh diện! Nhưng quả thực, ông đă làm gì để xứng đáng với các thứ tốt đẹp đó? Ông chỉ làm có một chuyện là lọt trong lòng mẹ ra mà thôi!”, các nhà quý tộc, và nhất là các bà, đều nhiệt liệt vỗ tay tán thưởng… Bởi thế, sự thành công của cách mạng một phần là do thái độ nhẹ dạ và mải vui của tầng lớp quý tộc.
Ngoài ra, mỗi cuộc cách mạng còn có những nguyên nhân đặc biệt khác nữa. Tỷ dụ như những biến cố thuận tiện. Mùa đông năm 1788 là một mùa hết sức giá lạnh, kèm thêm với sự mất mùa. Dân chúng, nhất là đám dân nghèo Paris, đã bị rét lại đỏi, nên dễ bị khích động. Còn có những biến cố không hay khác: tỷ dụ như trong buổi lễ lên ngôi của vua Louis XVI, hàng vạn dân chúng đi xem lễ, do sự kém tổ chức trật tự, đã bị xô đẩy bởi xe cộ, nhiều người bị đè chết… Cũng cần ghi thêm rằng nhiều khi, một cuộc cách mạng xảy ra ở nước khác cũng trở thành nguyên nhân làm phôi thai cách mạng ở nước này: tỷ dụ như cuộc chiến tranh giành độc lập ở Mỹ (trong đó La Favelle tình ngnvện đi tham dự) đã trở thành một gương sáng cho dân chúng Pháp noi theo… Sau rốt, trong mỗi cuộc cách mạng thường còn có những duyên cớ giao động bất ngờ: tỷ dụ như cái chết của một nhân vật quan trọng có thể làm thay đổi thế cờ. Trong cuộc cách mạng Pháp 1789), nếu hầu tước Mirabeau không bị sớm chết vì quá ư sắc dục, có lẽ ngai vàng của Louis XVI chưa chắc đã sụp đổ nhanh như thế!