Chương 2

    
hương trên đã trinh bày về diễn trình hiện chứng thường thấy của cách mạng. Vấn đề còn lại là xét xem qua những biến cố nói trên, cũng như qua trăm ngàn biến cố khác đã xảy ra trong lịch sử các dân tộc. Những phần tử tham dự vụ chính biến đã hành động ra sao? Những phương châm hành động của họ như thế nào?… Trong các cuộc cách mạng kể trên, chúng ta đã cố gắng nhận định về các nhân vật quan hệ. Có những phần tử thực là thuần tuý lý tưởng, như những trang thanh niên trong phong trào khủng bố “Đi vào dân chúng” (Kaliayev, Jeliabov, v.v…) Đỏ là nnhững người thành khẩn hết mực, đã đem xương máu của chính mình san bằng những bất công xã hội để cứu chuộc cho cả một dân tộc lầm than! Trong sự hành động, họ không có máy may toan tính cho riêng mình. Họ mong gây lại công lý bằng bạo lực, nhưng đồng thời lại muốn giữ vẹn cả lòng từ bi bác ái. Họ được mệnh danh là những Đấng cứu thế bạo tàn. Cũng có những con người khác như Trotsky chỉ muốn nghĩ tới công lý. Phải nhận rằng Trotsky là một người thành khẩn, có lý tưởng, nhưng tâm trạng của ông chưa phức tạp và cao cả như Kaliavev. Ông hành động để thực hiện hiện công lý, nhưng không quan tâm gì đến chuyện từ hi bác ái. Ông là một chiến sĩ cách mạng thẳng thắn, tranh đấu cho cách mạng, và tuân theo những luật lệ của cuộc đấu tranh đó. Nếu những người như Trotsky còn lãnh đạo phong trào cách mạng lại Nga sô, có lẽ vận mệnh nhân loại đã nhảy sang một nẻo khác, và chắc rằng cách mạng Nga sô cũng có phần tương xứng với những hy vọng mà nó đã gây nên trong buổi ban đầu. Lại cũng có những người khác như Staline, hoàn toàn thuật sĩ, bất chấp luân lý, nhân đạo, bất chấp cả lý tưởng, muốn khai thác cả cao trào lẫn thoái trào cách mạng, cũng như lợi dụng tất cả những khía cạnh hèn kém của nhân tính, đề thực hiện suý đồ thống trị của riêng mình! Không việc ác nào làm cho Staline run tay, và không lời dối trá nào khiến ông ngọng lưỡi. Cũng có những con người chia sẻ hơn, tỷ dụ như Mirabeau, Danton. Những con người thuần tuý người, nghĩa là có ít nhiều nhược điểm do sự ham sống và năng khiêu thẩm mỹ, nhưng pha trộn với một tình yêu lý tưởng khá rộng lớn cao cả. Cũng có những con người thật sắt đá hành động nhẫn tâm và không thương sót, như Robespierre, Saint-Just. Nhưng mặc dầu những hành động nhẫn tâm của họ, mặc dầu vì họ mà đầu rơi máu chảy, ta thành thực vẫn không dám trách móc họ, vì chính họ là những người hết mực thành khẩn, lúc nào cũng sẵn sàng trả giá, và đã trả giá cho những hành động bạo tàn của mình. Cùng còn những con người khác, ngây thơ nhưng lý tưởng, lạc lõng vào giữa cơn giông tố cách mạng, như La Fayette. Vì lầm tưởng rằng cách mạng chỉ là một cuộc tranh đấu thẳng thắn và minh bạch, hoặc tưởng rằng cách mạng chỉ là chân lý mà không có ảo vọng, chỉ có thể làm lợi cho nhân quần xã hội chứ không thể làm hại, nên ông đã dấn thân vào. Dấn thân một cách hăng hái tin tưởng, để rồi trở thành do dự chua cay, đến nỗi phải trốn ra ngoại quốc và chống lại cách mạng! Còn có những con người khác như phái Girondins, hoặc phái Mensevich: họ cũng lầm tưởng rằng cách mạng chỉ là một chuyện lý tưởng cần đến tài hùng biện hơn là công phu tổ chức, và nghĩ rằng những kẻ mệnh danh là đồng chí không thể quay đầu lại cắn xé chính mình!… Những nhân vật điển hình trên đây, ta cũng có thể tìm thấy đầy rẫy những mẫu mực ấy trong các cuộc biến cố khác từ đồng sang tây. Vì có lẽ nhân tính đâu đâu cũng là một, và con người cũng chỉ có bấy nhiêu mẫu mực. Qua những sách như Đông Chu liệt quốc, Tam quốc chí, Hán-Sở tranh hùng, qua những trang sử về sau của Đông phương, cũng như những trang sử thời trung cổ của Tây phương, ta vẫn có thể tìm thấy những con người tương tự như trên. Những con người thật lý tưởng và cao cả, những con người nửa ngây thơ nửa lý tưởng, những con người có một phần xấu xa và một phần lý tưởng, những con người thông minh nhưng ít quả cảm và chỉ thích nói, những con người sắt đá nhưng thẳng thắn, và những con người thật sắt đá và hoàn toàn thuật sĩ… Có điều chua cay là trong nhiều trào lưu chính biến, những kẻ lý tưởng và nhiệt tâm lại thường bị bọn thuật sĩ lường gạt và lợi dụng để mưu đồ sự thống trị của riêng mình.
Đó là những bóng dáng nhân vật điển hình được nêu lên để soi đường cùng tìm hiểu về phương châm hành động. Vấn đề thực là cấp thiết, nhất là đối với thời hiện đại. Khi nhận định về thời kỳ hiện đại, Trotsky từng thốt lên câu: “Không có một thời kỳ lịch sử nào lại tàn ác, khốc liệt, và trắng trợn như thời hiện đại!”. Rồi ông đem so sánh thời nay với thời Phục hưng ngày trước, tức là một thời vua chúa tranh hùng tương tự như trong Xuân-Thu chiến quốc, và nhắc tới những phương châm về “Thuật làm chúa” của Machiavel. Khi nhận định về thời hiện đại. Camus cũng kêu lên: “Chúng ta sống giữa thời đại của những vụ sát nhân tuyệt hảo”. Tuyệt hảo ở chỗ kẻ sát nhân không hề ăn năn hối lỗi, vẫn trang nghiêm trịnh trọng, mang mề đay cùng áo đại trào, và có lẽ vẫn tự cho mình là những đấng cứu thế! Khách quan mà nói, trong nửa thế kỷ gần đây, thuật hành động của những tay lãnh đạo đã đạt tới một mực độ quái đản chưa từng thấy trong lịch sử. Cuộc cách mạng Quốc xã, nhất là hai cuộc cách mạng vô sản tại Nga sô và Trung Quốc đều chứng minh tính cách quái đản ấy. Quái đản do sự sử dụng triệt để bạo lực và dối trá. Quái đản hơn nữa là trong thuật dối trá, họ đã khéo trộn lẫn phải trái, trộn lẫn chân lý và sai lầm, thiện và ác, để trình bầy dưới mắt đám quần chúng ngơ ngác và khiếp đảm, những luận điệu tắt léo, khiến cho rất khó phân biệt…
Lẽ dĩ nhiên là những ai đã suy ngẫm ít nhiều về lịch sử nhân loại, hết thầy đều nhận thấy rằng, ở bất cứ thời nào, thuật hành động của những con người làm lịch sử ít khi có thể ly khai với đạo đức và dối trá…Có lẽ chỉ trừ trường hợp của những bậc sáng lập tôn giáo Thích Ca hoặc Chúa Ki-Tô là ta không nhìn thấy trong hành động những vết tích của bạo lực và dối trá. Tuy nhiên, trên lịch trình khai triển, Phật giảo cũng như Cơ đốc giáo, một khi đã có giáo hội, vẫn gây nên những đụng độ quyền lực hoặc chia rẽ giáo điều đôi khi phải giải quyết bằng chiến tranh tôn giáo. Ày là không kê những hành động bạo tàn hơn nữa như việc thiết lập Tôn giáo Pháp đình bởi Giáo hội La Mã. Bước ra ngoài lãnh vực tôn giáo, bạo lực và dối trá đều được bộc lộ một cách thường xuyên và phổ biến. Bất cứ một biến chuyển lịch sử nào, đều thai nghén ít nhất là một phần trong bạo lực và dối trá. Hình như nhân loại, tự một thời nào, đã ký mật ước với ác quỉ, và sự sống của con người khó thể gột bỏ được hết bạo lực và dối trá!!
Mỉa mai hơn nữa là trong lịch sử, những kẻ chủ trương bạo lực và dối trá thường được lọt tai và thành công hơn những người chủ trương thành khẩn và nhân nghĩa. Giữa một thời Xuân-Thu, mặc dầu đã mòn chân mỏi gối chu du liệt quốc, Đức Khổng tử vẫn không được vua chúa dùng tới, chỉ được dùng một lần ở nước Lỗ trong một thời gian ngắn ngủi… Khi vào yết kiến vua Tần để trình bầy đạo hoặc thuật hành động của mình, Vệ Ưởng đã giảng giải lúc đầu về đế đạo. Nghe được ba câu, vua Tần đã ngày khò. Mấy ngày hôm sau, Vệ Ưởng lại trình bầy tới vương đạo. Nói được một lúc, vua Tần cũng ngủ thiu. Mấy ngày sau nữa, khi họ Vệ trình bầy đến bá đạo, vua Tần hết sức khoái trí, thao thao bàn luận suốt mấy ngày đêm không nghỉ. Nếu nhìn sang cõi Tây phương, trong suốt thời thượng và trung cổ, có lẽ cũng chỉ có một cuốn sách được lưu truyền là cuốn “Thuật làm chúa”.
Tuy nhiên, ở Âu cũng như ở Á, thuật hành động căn cứ trên bạo lực và dối trá của cổ nhân khó có thể đem so sánh với những chính sách hiện đại. Ở những thời trước, một vị vua chúa bạo tàn, tuy sử dụng bạo lực và dối trá, vẫn còn thâm cảm ít nhiều lẽ phải trái, và có lẽ đôi khi còn thầm nhận rằng công việc mình làm là tàn bạo quá đáng. Các vua chúa thời Đông Chu liệt quốc, mặc dầu đa số vẫn noi theo bá đạo, nhưng trong thâm tâm vẫn còn chút e dè kiêng nể những người chủ trương chính đạo, tỷ dụ như Đức Khổng tử… Ngay cho đến những chế độ độc tài phát xít của Hitler, Mussolini, thực ra những hành động khủng bố bạo tàn của họ cũng chưa được đặt lên cương vị một chính sách vĩnh cửu có tính cách khoa học. Trong nhưng con người như Hiller, Mussolini, Goering, nếu đem phần tách kỹ càng, ta sẽ thấy nhiều phong độ hơi tương tự như chúa Néron của thời cổ La Mã. Hành động bạo tàn của họ đói khi còn nhuốm ít nhiều tính cách du hí, hoặc căn cứ trên một ý thức thẩm mỹ thực hiện vẻ đẹp hùng tráng của nòi Aryen thuần chủng)… Trái lại, chế độ độc tài lâu tiến nhất ngày nay, tức là chế độ Sô viết tại Nga và Trung Hoa, đã đặt bạo lực và dối trá thành một chính sách thường xuyên và cố định. Chính sách đó không những nhằm mục tiêu trừng trị, mà còn nhằm mục tiêu phòng ngừa… Lấy tổng số nạn nhân của chế độ Sô viết mà xét, đã rõ rệt rằng những lãnh tụ khát máu nhất của thời cách mạng Pháp 1793, hoặc những vị vua chúa độc tài nhất ngày trước, cũng chỉ là những đứa trẻ thơ so với Staline hoặc Mao Trạch Đông!…
Tóm lại, với sự thành hình của chế độ Sô viết, nhân loại đã chứng kiến một sự kiện chưa từng thấy trong lịch sử: sự kiện một chính sách thường trực khủng bố. Ớ đây, sự sử dụng bạo lực và khủng bố không còn là sự tự vệ chính đáng trong thời cách mạng khởi nghĩa. Cũng không phải là sự sử dụng bạo lực thông thường giữa lúc chiến trận, như trong thời kỳ nội chiến của Nga sô, dễ tiêu diệt những đạo quân phản động. Đây chỉ là sự xử dụng bạo lực thuần tuý để thoả man những tham vọng tuyệt đối của một số lãnh tụ… Marx, hay cả đến Lénine, cùng những truyền thống giải phóng của xã hội chủ nghĩa đã bị chôn vùi từ lâu! Riêng chỉ còn lại ý chí thống trị của một người, hay một số người, phục vụ bởi hàng chục vạn hoặc trăm vạn những kẻ thừa hành bị lôi cuốn và nghiền nát trong guồng máy tổ chức. Cớ thể nói là Staline và Mao đã phát minh một sự kiện mới lạ: sự kiện một tổ chức guồng máy để phục vụ một chính sách triệt để bạo tàn… Tuy nhiên, càng khủng bố bao nhiêu, các lãnh tụ Sô viết càng lưu tâm tới chiêu bài bấy nhiêu! Họ tự biện minh bằng nhiều cách, họ cầu cứu tới biện chứng lịch sử, tới khoa học lịch sử, tới nhu cầu kỹ nghệ hoá… Họ tự nhận là những bộ óc thuần tuý khoa học, những con người phi luân lý, như giòng tiến của lịch sử vậy! Cho nên, họ là những con người trang nghiêm, không đùa cợt. Và vì tự biện minh bằng khoa học lịch sử, nên trong thâm tâm họ, không có một mảy may kẽ hở nào làm lọt những thắc mắc ân hận!… Nên Camus đã nhận xét đúng đắn khi cho rằng thời đại ngày nay là thời đại của những vụ sát nhân tuyệt hảo. Và đọc những trang sử Sô viết gần đây dễ khiến chúng ta nhắc tới câu nói trong kinh Phúc Âm: “Đấng Thiêng liêng nhận thấy rằng trên mặt trái đất, loài người đã trở nên quá tàn ác, và mọi ý nghĩ của con người, từng giây từng phút, cũng chỉ hướng về sự ác mà thôi. Đấng Thiêng Liêng thấy hối hận đã tạo ra người trên mặt trái đất, và thấy xót xa trong lòng!”
Tính chất phức tạp và nhiều vẻ của những nhân vật cách mạng trên đây, cùng sự thiên trọng của chế độ Sô viết về phía bạo lực và dối trá khiến con người ngày nay cần phải tìm hiểu và đặt lại vấn đề hành động. Trước kia, ngay ở Tây phương, các vì vua chúa đâu có phải lúc nào cũng ngả theo những phương trau dồi bá đạo như các lãnh tụ Sô viết ngày nay! Ngoài những vua chúa noi theo Machiavel, cũng còn những vị vua chúa khác biết thương dân và giữ tín nghĩa như vua Saint Louis. Ngay đến Giảo hội cơ đốc, dưới thời trung cổ, vẫn thường hoằng dương lòng bác ái của Chúa Ki- tô để ngăn bớt những tập quán bạo tàn của những ông chúa chỉ thích có chiến tranh và chém giết. Sau khi cách mạng Pháp thành công, các xã hội Âu châu, trong suốt thế kỷ XIX, cũng thường tuân theo tinh thần bình đẳng, tự do để tổ chức xã hội, và chỉ thường chấp nhận những hình thức đấu tranh hợp pháp, và hợp tình nhân loại. Trong suốt mấy thế kỷ đó, những phương châm của Machiavel đâu có được nghiên cứu và xiển dương! Ở Đông phương cũng vậy, những truyền thống luân lý để xử thế thường khác hẳn với những phương châm bá đạo, và những phương châm này, dù có giúp kẻ nào thành công đi nữa, vẫn bị miệng thế mỉa mai. Trong lịch sử và văn chương cổ, nhiều người viết sách thường luôn nhắc nhở tới một thời hoàng kim Nghiêu-Thuấn, để ca ngợi chính sách đế đạo lấy đức cảm hoá nhân dân. Gấn hơn nữa, tới những thời Đông Chu, Hán- Sở, Tam quốc, và ngay tới những triều đại về sau, mặc dầu bá đạo nhiều phen hoành hành, các bậc thế sự vẫn lớn tiếng hoằng dương vương đạo, khiến nhiều vị vua chúa phải nghiêng mình kính nể hoặc tuân theo. Cho nên, muốn am hiểu đạo hay thuật hành động, thiết tưởng cần khơi dào lại những truyền thống xa xưa tại Đông phương và Tây phương.

A. Đạo hay thuật hành động trong truyền thống Đông phương

Tại Đông phương, chúng ta đều biết rằng đạo hành động thường được chia thành ba quan niệm: đế đạo, vương đạo, bá đạo. Về đế đạo, sách sử thường nhắc tới thời huyền sử của mấy vị vua Nghiêu-Thuấn. Vì thuộc huyền sử, nên các sách cũng không thể ghi rõ những sự kiện của chế độ đế đạo. Chỉ biết sơ rằng Nghiêu-Thuẩn là những vì vua đạt tới một mực độ hiền đức cao cả có thể gắn sánh cùng Trời Đất. Các vua đó đã lấy lòng nhân từ và đức độ đề cảm hoá được muôn dân. Cho nên, không cần tới pháp luật, không cần tới guồng máy công lực mà xã hội vẫn thịnh vượng, dân chúng vẫn thanh hình! Vì mỗi người đều được giáo hoá và cảm hoá, hiểu rõ đạo làm người giữa nhân quân và trời đất. Cho nên, nhân dân sinh sống vui vẻ, nhà không cần đóng cửa, của rơi ngoài đường cũng không ai nhặt. Thời Nghiêu-Thuấn có lẽ là thời kỳ mà các lý thuyết gia mác xít Tây phương đã mệnh danh là thời kỳ cộng sản nguyên thủy. Nhưng nếu thời Nghiêu-Thuấn có thật, có lẽ một phần là do tình trạng dân số ít ỏi của thời bấy giờ. Tâm lý của người dân lại thô sơ, mộc mạc, gằn với tự nhiên, nên dễ cảm hoá… Bàn tới thời Nghiêu-Thuấn, thiết tưởng chỉ cần nhắc tới một hành động của vua Nghiêu, vì hành động này chứng tỏ tâm trạng thuần khiết của con người thời đó. Sau khi trị vì lâu dài, tới lúc già, vua Nghiêu có 9 người con trai. Nhưng nhà vua xét thấy 9 người con của mình đều không đủ hiền đức để trị dân. Ngài muốn tìm một người hiền để truyền ngôi. Ngài bèn giả làm thường dân, đi lang thang tìm người hiền. Đi tới một chân núi, vua gặp một người đương cầm chiếc bàu nhỏ (tên là Hứa Do) lom khom múc nước dưới khe. Vua Nghiêu hỏi: “Ngươi làm gì đó vậy?” - Hứa Do cười trả lời: “Tôi ngán cuộc đời, không màng danh lợi, nên lánh mình một nơi vui thú thanh nhân, đói ăn trái cây, khát uống nước suốt, giữ mình trong sạch, cho mãn kiếp thì thôi!”. Vua Nghiêu nghe nói mừng thầm, nghĩ: “Người này hiền đức lắm, chắc có thể trị nước thái bình”. Bèn nói: “Trẫm thiệt là vua Nghiêu đi tìm người hiền đức. Nay mới gặp, xin mới về để Trẫm truyền ngôi”. Hứa Do nghe nói không ưa, nhưng không dám nói lại, chỉ vứt bỏ chiếc bầu, ôm hai tai, cong lưng chạy riết một hồi lên phía trên giòng nước. Rồi củi xuống lấy nước rửa tai cho sạch những lời nói nhiệm danh lợi… Theo chuyện này, có lẽ chế độ Nghiêu-Thuấn cũng tương tự như chế độ xã hội chân thuần mộc mạc của Lão tử chủ trương. Do tính chất quá cao viễn, và thiếu thích hợp với những sự kiện ngày nay, nên thiết tưởng cũng không cần bàn luận nhiều về đế đạo.
Chỉ còn lại hai quan niệm hành động là vương đạo và bá đạo. Muốn am hiểu truyền thống hành động về chính trị của người Đông phương, cần trình bầy kỹ càng về vương đạo.
Rất nhiều sử sách Đông phương đã xiển dương vấn đề nảy. Trong các sách sử hoặc dã sử, cần kể tới mấy bộ Đông Chu Liệt quốc, Tây hán chí, Tam quốc chí. Trong các kinh sách, phải kể tới những kinh sách Khổng-Mạnh. Đức Khổng là người sống vào cuối thời Xuân-Thu, đã có công tập đại thành những phương châm xử thế hoặc hành động trở nên một hệ thống, song thực ra, những phương châm ấy đã bàng bạc từ những thời trước. Gọi là vương đạo, vì đó là đạo của các vì vua chúa. Và sau thời Nghiêu-Thuấn, ngay các vì xưng đế, cũng chỉ cần tuân theo vương đạo mà thôi. Cũng được gọi là vương đạo, vì đạo đó được coi là chính đạo, tức là sự hành động chính đáng, hợp với đạo lớn.
Vậy thế nào là hành động theo vương đạo? Chúng ta đều hiểu rằng trong truyền thống tinh thần Đông phương, con người được coi như một tiểu vũ trụ để phản ảnh đại vũ trụ là trời đất. Con người phải có đạo làm người, và đạo người phải phản ảnh đạo trời đất. Đạo trời đất được căn cứ trên tính hiếu sinh, nên đạo làm người phải được căn cứ trên một đức tỉnh căn bản là lòng nhân. Vậy lòng nhân là gì? Đức Khổng đã mang câu đó hỏi ba người học trò có trình độ cao thấp khác nhau. Thầy Tử Lộ thưa: “Người nhân là người làm thế nào cho người ta yêu mình”. Thầy Tử Cống thưa: “Người nhân là kẻ hay yêu người khác - Thầy Nhan Hồi thưa: “Người nhân là kẻ tự yêu mình”, sở dĩ có nhiều câu trả lời, vì chữ nhân rộng lớn bàng bạc, và gồm nhiều trình độ. Nhưng nói một cách dễ hiểu, lòng nhân là lòng xót thương chăm chút bao la đối với toàn thể vạn vạt, cảm thông hay xót thương, chăm chút đối với vũ trụ trăng sao, với cày có cầm thủ, với nhân quần xã hội, với bạn bè, với gia đình, với sư phụ, với vua chúa! Lòng nhân bao la phố biến, nhưng có nhiều trình độ và tuỳ từng đối tượng. Có những đối tượng phải đặt cao hơn, có đối tượng phải đặt thấp hơn. Tất cả đạo làm người là ở chỗ biết biện biệt đó. Và tất cả đạo xử thế và hành động cũng sẽ do đó mà suy diễn ra.
Vậy những đối tượng xử thế và hành động đã được biện biệt như thế nào? Nền giáo ly Khổng-Mạnh đã phần chia đạo xử thế của con người làm nhiều tương quan. Tương quan cao nhất, và cần phải phụng sự trước hết lý tưởng quan giữa vua và bày tôi. Rồi đến tương quan giữa thầy và học trò. Rồi đến giữa cha và con. Rồi giữa anh và em. Rồi giữa chồng và vợ. Rồi giữa bạn và bạn. Hồi đến người ân nhân của mình. Sau đó mới đến nhân quần. Thấp hơn nữa mới là cây có muông thú và vũ trụ… Lẽ dĩ nhiên là đạo xử thế và hành động chỉ nằm trong phạm vi người đối với người mà thôi. Bổn phận của người bầy tới đối với vua được gồm trong chữ trung. Giữa thầy và học trò, là nghĩa sư đệ. Giữa cha mẹ với con là chữ hiếu. Giữa anh với em là chữ đễ. Chữ nghĩa bao gồm cả những nghĩa vụ vua tôi, sư đệ, phụ tử, huynh đệ, phu phụ, bạn bè, ân nhân. Chữ tiết cũng là một chữ rộng lớn, bao gồm danh dự hoặc danh tiết trong các tương quan nói trên. Một người theo đúng giáo lý, phải biết lựa chọn, nghĩa là biết đặt nghĩa vua tôi trên nghĩa sư đệ, đặt nghĩa sư đệ trên chữ hiếu, hiếu trên đễ, đễ trên nghĩa vợ chồng. Còn những tương quan giữa bạn bè hoặc ân nhân có tính cách co rãn hơn, và người trong cuộc phải tuỳ liệu châm chước và lựa chọn. Sự biện biệt trên đây đã tạo nên một nền luân lý và một đạo xử thế hành động, khiến con người có đủ phương châm chỉ đạo đề xuất xử trong mọi trường họp. Lẽ dĩ nhiên là có nhiều trường hợp tắt léo, rất khó lựa chọn. Nhưng dù sao, sự phân định trên đây đã là những phương châm rất vững chắc. Ngoài ra, các tương quan nói trên đều được bao trùm bởi đạo lớn của chữ nhân. Để xiển dương lòng nhân, con người thường được khuyến cáo bởi giáo lý, tự hy sinh mình để bảo vệ cho những nghĩa vụ nói trên.
Để hiểu rõ thêm nữa đạo xử thế và hành động, thiết tưởng cần khơi dào về từng tương quan, và cố gắng tìm những tỷ dụ qua các sách sử, nhất là qua bộ Đông Chu liệt quốc. Vì Đông Chu là bộ đã sử trình bầy đầy đủ hơn cả về những tình tiết nhân tính. Cuốn sách ấy không phải chỉ nói về cái hay của người, mà còn trình bầy về cái xâu của người, không những chỉ nói về vương đạo, mà còn nói về bá đạo. Ngoài ra, có trình bầy về chính trị cũng như về quân sự. Có thể nói đó là một cuốn sách đầy đủ kinh nghiệm sử thế và hành động.
1. Trước nhất cần nói tới chữ Trung. Trên đại thể, “Trung” có nghĩa là đã thờ ai, thì phải thờ tận tâm cho đến cùng. Đối tượng tôn thờ có thể là một người thường, một vị quan, một vì chúa (thường được tôn làm minh chủ) hay là vua. Nhưng theo ý nghĩa cao nhất, chữ “Trung” phải được áp dụng vào nhà vua. Về điểm này, có đầy rẫy những tỷ dụ trong sách sử. Khi thế tử Trùng Nhĩ phải lên đường tị nạn, giữa đường lương thực hết, chỉ còn một ít gạo nấu cháo, có người bầy tôi là Giới Tử Thôi đã lén cắt một miếng thịt đùi đem nấu dâng lên cho Trùng Nhĩ ăn. Nhờ đó, Trùng Nhĩ mới tiếp tục cuộc lưu vong được. Sau Trùng Nhĩ trở về phục quốc, lấy hiệu là Tấn Văn công. Người dời ngợi khen Giới Tử Thôi là bầy tồi trung. Thạch Thác làm tôi nước Vệ, có con là Thạch hậu. Thạch hậu giúp Chu hu giết Vệ Trang công để thoán vị. Sau này, chính Thạch thác đã tìm cách giết Thạch hậu để trị tội kẻ phản thần. Nên Thạch thác cũng được tiếng là tôi trung. Văn Chủng là tay đại công thần của vua Việt Câu Tiễn. Câu Tiễn bị vua Ngô là Phù Sai chiếm nước bắt về làm tù binh. Văn Chủng phò Câu Tiễn, khôi phục nước Việt, diệt nước Ngô để trả thù. Sau khi diệt Ngô, Câu Tiễn đâm ghét các công thần. Nhà vua đến thăm Văn Chủng, bỏ quên lưỡi gươm lại. Văn Chủng biết ý Câu Tiễn, và tuân theo lệnh vua đã tự sát. Khi Lưu bị hấp hối tại thành Bạch đế, Khổng Minh tới hầu để lãnh lời di chúc. Vì nhận thấy thái tử Lưu Thiện không đủ tài đức, Lưu bị ngỏ ý muốn nhường ngôi cho Gia Cát. Khổng Minh lậy khóc, không dám tuân lời, chỉ xin tận tuỵ giúp cho thái tử… Những trường hợp Trung trên đây đều là những trường hợp minh bạch rẽ ràng để nhận định. Song có những trường hợp lắt léo hơn nhiều, tỷ dụ như chuyện Ngũ Tử Tư. Tử Tư là con thứ một vị đại thần nước sở. Vì tình nghi và bị đêm pha, vua Sở đã giết cha và anh Tử Tư. Tử Tư bỏ trốn sang nước Ngô, phò vua Ngô là Hạp Lư. Hạp Lư nghĩ đến công của Tử Tư, cất quân diệt Sở để trả thù cho Tử Tư. Vua Sở đã chết rồi, nên Tử Tư sai quật mồ, lấy rồi đánh vào xác vua Sở để trả thù. Sau đó, Hạp Lư chết đi, truyền ngòi cho Phù Sai. Tử Tư lại phò Phù Sai, và diệt được nước Việt… Trong trường hợp này, Ngũ Tử Tư có giữ vẹn được chữ Trung không? Lẽ dĩ nhiên là đối với Hạp Lư và Phù Sai, Tử Tư là người tôi trung. Nhưng Tử Tư vốn là người Sở, nên theo đủng lẽ phải, cần giữ chữ Trung đối với vua Sở. Trái lại, Tử Tư đã chọn chữ Hiếu, bỏ chữ Trung đối với vua Sở. Nên theo đúng giáo lý, Tử Tư có thể bị coi là kẻ bất trung.
Còn có nhiều trường hợp khác. Tỷ dụ như vua làm sai, thái độ của bầy tôi phải ra sao? Vua Sở văn vương đánh nước Sái, đoạt vợ Sái hầu là Tức Vĩ, rồi truyền đem Sái hầu ra chém. Quần thần đều cho là việc bất nhân, nhưng không ai dám can. Chỉ có Dục Tiềm dám bước ra, tay nắm áo Sở Văn vương, tay rút gươm nói lớn: “Thà tôi chết với đại uương còn hơn để đại vương làm mất nghiệp lớn: Sở Văn vương sợ hãi tha chết cho Sái hầu. Nhưng Dục Tiềm lại nói: “Đại nương nghe lời can gián của tôi thật là may mắn cho nước Sở. Tuy nhiên, tội hiếp vua của tôi không thể tha được”. Nói xong, tự chặt chân mình để tạ tội và bảo vệ phép nước. Đức Khổng tử phò vua Lỗ. Nhưng vua Lỗ quá ham mê tửu sắc. Đức Khổng không can được, từ quan bỏ đi. Phạm Lãi phò vua Câu Tiễn, diệt nước Ngô, phục nước Việt. Khi thành công rồi, xét thấy Câu Tiễn có ỷ nghi ngờ công thần, Phạm Lãi cũng từ quan ra đi. Những người trên đây đều là những người giữ vẹn chữ Trung, biết châm chước và xuất xử theo đúng mực giáo lý.
Còn có những trường hợp khó hơn nữa. Nếu có một ông vua quá dâm loạn tàn ác, khiến cơ đồ sắp sụp đổ, thì người bầy tôi phải làm thế nào? Có quyền truất vua không?… Nhiều sách sử cho rằng: nếu cơ đồ nghiêng ngả vì sự dâm loạn tàn ác của nhà vua, thì cần phải đặt nước trên vua. Nghĩa là người bầy tôi có thể truất vua dâm ác, nhưng phải lập một người khác trong con cháu nhà vua lên thay. Đi xa hơn nữa, có thể đặt câu hỏi: nếu vua dâm loạn tàn ác quá đáng, người bầy tôi có quyền giết vua để cướp ngôi như Chu vương đã giết vua Trụ để cướp ngôi hay không?… Đây là một điểm rất khúc mắc. Đức Khổng cho rằng nếu một ông vua làm trái lòng dân, tức là trái mệnh trời, thì người bầy tôi được quyền điếu dân phạt tội, nghĩa là cứu dân mà đánh người có tội. Ông Mạnh tử cũng nói: “Người làm hại nhân gọi là tặc, người làm hại nghĩa gọi là tàn. Người tàn tặc là một đứa không ra gì. Ta nghe nói: giết một đứa Trụ, chưa nghe nói: giết vua vậy!” Như thế, Khổng tử cũng như Mạnh tử đã công nhận quyền nổi loạn của người bày tôi, cũng như ngày nay, các luật gia công nhận sự nổi loạn của dân chúng đối với một chính quyền quá áp bức. Tuy nhiên, quan niệm trên đây của Đức Khổng và thầy Mạnh chưa được sự đồng ý của toàn thể các nhà giáo lý. Và những người như Chu vương giết vua Trụ đề cướp ngỏi, vẫn bị một vài nhà sử gia chê trách…
Nói tóm lại, chữ Trung là thế nào? Qua các tỷ dụ, ta thấy chữ Trung có nhiều mực độ. Có thể Trung với một thứ minh chủ mình đã tôn thờ như trường họp của Tử Tư. Nhưng đó còn là thứ Trung thấp. Cao hơn, chữ Trung phải dem áp dụng cho nhà vua trị vì trên giải đất nơi sinh trưởng của mình. Nếu nhà vua làm sai điều nhỏ, bầy tôi chỉ có điều can ngăn. Nếu không can ngăn được, thì dành phải bỏ đi, không được chống lại. Nếu đã can gián bằng sự uy hiếp, như trường hợp Dục Tiềm, thi phải chịu một sự hình phạt để giữ vẹn chữ Trung. Nhưng cao hơn nữa, là chữ Trung đối với nước. Nếu nhà vua làm suy sụp cơ đồ, người bầy tôi có thể truất vua, nhưng phải lập vua khác cùng họ. Xem như thế, riêng một chữ Trung, người theo vương đạo phải thận trọng cân nhắc kỹ càng.
2. Sau chữ Trung, đến tương quan sư đệ, giữa thầy và trò. Dù là học văn hay học võ, người học trò phải vĩnh viễn chịu ơn và kính trọng ông thày hơn cha mẹ. Sách Đông Chu có ghi truyện một người theo học ông thày đạy bắn cung. Khi thành tài, người học trò được làm tướng. Gặp nước có loạn, người học trò được lệnh mang quân đuôi theo kẻ thù. Nhưng kẻ thù lại ngồi trên xe, có ông thầy cầm cung đứng hộ vệ. Vì kính nể thầy, nên người học trò chỉ dương cung bắn buông mấy phát lấy lệ, rồi kéo quân trở về. Hoặc có người học trò khác, lúc cầm quân, lại gặp toán quân thù địch do sư phụ của mình chỉ huy. Người học trò đó cũng thường phải lánh, không dám giao chiến với thầy. Tuy nhiên, trong tương quan sư đệ này, cũng ít thấy những tỷ dụ xung đột (giữa hai nhiệm vụ) qua các sách sử.
3. Sau tương quan sư đệ, đến chữ Hiếu. Cha mẹ thường được ví như Trời đất, nên chữ Hiếu rất nặng. Cha mẹ bảo chết thì con phải chết. Sách Đông Chu chép truyện Thế tử Thân Sinh là con Tần Hiến công. Thân Sinh rất hiền đức và tài giỏi, nhưng người kế mẫu Ly Cơ muốn mưu hại để lập con riêng mình làm thế tử. Ly Cơ đặt điều vu cáo nhiều lần, khiến Tần Hiến công siêu lòng. Tần Hiến công sai người tới bắt Thân Sinh đem về giết. Có viên gia tướng khuyên Thân Sinh nên trốn, Thân Sinh đáp: Cha muốn cho con chết mà con không chết là bất hiếu. Rồi thắt cổ chết. Còn những chuyện khác như chuyện vua Trịnh Trang công. Trịnh Trang công có người em là Thúc Đoạn. Nhưng người mẹ yêu Thúc Đoạn và không ưa Trịnh Trang Công. Bà mẹ lập mưu với Thúc Đoạn để tiếm ngôi của Trịnh Trang công. Trang công bắt được thư từ, biết mưu của mẹ và em, nhưng không dám ra tay với em vì sợ mẹ. Sau đó Thúc Đoạn khỏi sự, bị thất bại, tự tử chết. Trong lúc nóng giận, Trịnh Trang công đầy mẹ ra đất Dĩnh, và thề rằng sẽ chỉ gặp mẹ ở noi cửu tuyền. Về sau, Trịnh Trang công hối hận, nhưng chót có lời thề, không biết làm sao đón mẹ về. Có vị đại thần là Dĩnh Khảo Thúc bầy kế. Trịnh Trang công y kế, truyền quân tới đất Dĩnh đào một chiếc hầm thật sâu như hổ cửu tuyền. Hai mẹ con gặp nhau ở dưới hầm sâu, rồi Trịnh Trang công đón mẹ về trào.
Đó là những trường hợp tương đối rẽ ràng. Có những trường hợp khác, khó xử hơn. Như vua Thuấn có người cha là Cổ Tẩu phạm tội giết người. Vậy vua Thuấn phải làm sao? Thầy Mạnh tử có trả lời: “Người quan sĩ Cao Dao cứ việc bắt Cổ Tẩu mà thôii”. Nhưng hưa chắc lập luận trên đây của Mạnh tử đã được các nhà giáo lý khác đồng ý.
4. Sau nữa đến chữ Đễ. Theo chữ Đễ, người em thường phải hy sinh cho anh, và phải coi anh gần như cha. Sách Đông Chu có kể chuyện thế tử Cấp Tử và người em là công tử Thọ. Vệ Tuyên công tư thông với người vợ thứ của cha là nàng Di Khương, và sanh ra Cấp Tử. Cấp Tử được phong làm thế tử. Khi Cấp Tử lớn lên. Vệ Tuyên công còn cưới người con gái nước Tề là Tuyên Khương về làm vợ Cấp Tử. Nhưng khi đón Tuyên Khương về, thấy nàng quá đẹp, Vệ Tuyên công cũng lại đoạt luôn làm vợ mình. Ăn ở với Vệ Tuyên công, nàng Tuyên Khương sinh được hai con là công tử Thọ và công tử Sóc. Nàng Tuyên Khương muốn giành ngôi cho con mình, nên xui Vệ Tuyên công giết Cấp Tử. Vệ Tuyên công nghe lời, sai Cấp Tử đi xứ, rồi mật sai một bọn côn đồ đón đường định giết Cấp Tử. Công tử Thọ biết ý của cha, bèn nói lại với Cấp Tử, và khuyên anh đi trốn. Cấp Tử không nghe. Công tử Thọ khóc, nâng chén rượu tiễn anh lên đường. Trong lúc uống rượu, công tử Thọ cố ép cho Cấp Tử uống say, nằm ngủ tít. Công tử Thọ lên đường sang sứ thay anh. Giữa đường, công tử Thọ bị bọn côn đồ đón giết. Lúc tỉnh rượu, Cấp Tử hay truyện, vội lên đường đuổi theo cứu em. Nhưng quá chậm! Bọn côn đồ đã trở về, và khi biết rằng đã giết nhầm, chúng lại giết luôn Cấp Tử.
5. Sau đến chữ phu phụ. Người vợ phải hy sinh cho người chồng. Những chuyện này đều đầy rẫy sách sử. Bộ Đông Chu chép chuyện Trùng Nhĩ và vợ là nàng Thúc Ngỗi. Trùng Nhĩ bỏ nước Tấn, lưu vong mưu việc phục quốc. Đến nước Bịch, lấy nàng Thúc Ngỗi. Được một thời gian được tin bị tầm nã, Trùng Nhĩ từ biệt nàng Thúc Ngỗi để sang nước khác lánh nạn, và nói: “Ta phải mưu việc phục quốc. Nàng ở lại đây nuôi con. Nếu quá 25 năm, ta không trở lại thì nàng cứ cải giá. Thúc Ngỗi khóc nói: “Chí chàng ở bốn phương, thiếp đâu dám ngăn. Nhưng chờ 25 năm nữa, thiếp đã già, còn lấy ai nữa. Thiếp xin thủ tiết đại chàng và nuôi con”. Sau đó 8 năm, Trùng Nhĩ phục quốc, lên ngôi vua, đón Thúc Ngỗi về.
6. Sau nữa đến tình bằng hữu. Những chuyện chép cũng đầy rẫy sách sử. Sách Đông Chu chép chuyện đôi bạn Đỗ Bá và Tả Nho cùng làm quan triều nhà Chu. Đỗ Bá làm phật lòng vua, bị vua Chu Tuyên vương truyền đem chém. Tả Nho biết là bạn phải, đứng ra can vua. Can không được, Tả Nho tự tử chết theo bạn. Ngũ Tử Tư và Thân Bao Tự là bạn thân, Tử Tư bỏ vua Sở đi trốn, định cầu viện binh đánh vua Sở trả thù cha. Giữa đường, gặp Thân Bao Tự. Thân Bao Tự, vì tình bạn, không đi báo quan quân bắt Tử Tư. Nhưng vì muốn giữ lòng trung, Thân Bao Tự có hẹn với Tử Tư rằng: “Anh đi mưu diệt Sở, nhưng tôi thề với anh rằng tôi sẽ giữ nước Sở đến cùng”. Sau đó, Tử Tư diệt được Sở. Thân Bao Tự lại đi cầu viện binh để phục Sở. Nhưng khi đem binh về, và trước khi giao chiến, Thân Bao Tự viết thư cho Tử Tư, nhắc chuyện xưa và giảng giải điều tình nghĩa. Tử Tư siêu lòng, xin vua Hạp Lư rút quân và lập lại vua Sở. Còn chuyện khác như chuyện Bão Thúc Nha - Quản Trọng. Lúc còn hàn vi, đi buôn chung, Thúc Nha biết Quản Trọng nhà nghèo, nên vẫn chia phần lãi hơn cho Quản Trọng. Sau đó, mỗi người phò một vị công tử để tranh ngôi. Thúc Nha phò công tử Tiểu Bạch, Tiểu Bạch được lên ngôi, giao quyền cho Thúc Nha. Thúc Nha lại tiến dẫn Quản Trọng.
Sau nữa, đến một ân nhân, hoặc những kẻ có ân tình. Sách Đông Chu chép chuyện Dự Nhượng. Dự Nhượng là môn hạ chịu ơn của Trí Bá. Lúc nước Tấn suy vong, Trí Bá muốn mưu việc lớn, bị Triệu Vô Tuất giết. Vô Tuất giết được Trí Bá, lấy sọ làm máng đái. Dự Nhượng hay tin ấy khóc nói: “Kẻ sĩ phải chết vì người tri kỷ!”. Bèn đổi tên họ, tìm cách ám sát Vô Tuất mấy lần, nhưng không thành sự. Có một lần, Triệu Vô Tuát bắt được Dự Nhượng nhưng lại tha. Dự Nhượng nói: Tha tôilà ơn riêng của ngài, còn việc báo thù cho Trí Bá là nghĩa lớn của đời tôi”. Sau đó, Dự Nhượng núp dưới chân cầu, chờ Triệu Vô uất đi qua, nhảy ra chém. Quân sĩ lại bắt được. Nhưng Vô Tuất lại tha chết. Dự Nhượng nói: "Hai lần bắt lại tha, đó là đặc ơn của ngài. Tuy nhiên, tôi không thể không trả thù cho Trí Bá. Vậy xin ngài cởi áo đề cho tôi chém cúi áo vài nhát qọi là chút nghĩa báo thù. Như thế, dẫu có chết cũng hả dạ”. Triệu Vô Tuất thương tình cởi áo. Dự Nhượng chém áo mấy nhát, rồi tự đâm cổ chết. Lưu Bị, sau khi thất trận với Tào Tháo và Lã Bố, không còn một miếng đất dung thân, phải chạy sang nhờ Lưu Biểu lúc đó làm chúa Kinh Chu. Như thế, Lưu Biểu, tuy không hẳn là ân nhân của Lưu Bị, nhưng cũng là người đã thi thố ân tình. Vì xét thấy minh già yếu, mấy đứa con lại bất tài, nên Lưu Biểu đã đôi lần ngỏ ỷ muốn nhường ngôi vị cho Lưu bị. Nhưng Lưu Bị nhất định khước từ. Phải chờ mãi về sau, khi hai đất Kinh-Tương đã bị Tào tháo đánh chiếm và tiêu diệt giòng dõi Lưu Biểu, Lưu Bị mới ưng thuận để Khổng Minh cất quân chiếm Kinh Tương.
Qua các tương quan trên đây, đạo Nhân của người noi theo vương đạo đã bộc lộ rõ rệt. Nhân là đạo lớn bao trùm trên hết. Nhưng muốn thực hành vương đạo, giữ một chữ Nhân không đủ. Phải trau dồi thêm Trí và Dũng. Trí là óc thông minh biết xét người đoán việc. Dũng là sự can đảm. Không có Dũng, cũng khó thi thố lòng Nhân. Không có Trí, không thể xét người đoán việc và phản ứng đúng mực để thi thố lòng Nhân. Ta có thể đơn cử một tỷ dụ về Trí. Đức Khổng tử làm tướng quốc cho Lỗ Định công. Lỗ Định công tới phó hội với Tề Cảnh công, có viên tướng Tề là Lê Di bày mưu với Tề Cảnh công xin trong lúc phó hội, sẽ cho một đoàn nhạc công Lai di ra múa hát. Bọn Lai di là một giống mọi to lớn khỏe mạnh, và mỗi người sẽ giấu một thứ binh khí để thừa dịp múa hát bắt Lỗ Định công và Khổng tử. Nhưng Đức Khổng vốn là người có trí, tìm hiểu ngay âm mưu. Bọn nhạc công vừaa bước ra múa hát, Khổng tử cũng bước lên nói với Tề Cảnh công: “Hai nước Tề-Lỗ tỏ tình hoà hiếu, xin quí quốc dùng nhạc Trung Quốc, và xin bỏ phường nhạc man rợ nàyỊ”. Tề Cảnh còng biết mưu bại lộ đành nghe theo.
Một tỷ dụ khác như chuyện Quan Công một mình phó hội bên Giang Đông với Lỗ Túc cũng chứng minh không những Trí mà cả Dũng nữa…
Song những tương quan trên đây đều nhằm vào những người kể trên, hoặc người thân hay bạn hữu ân nhân. Nhưng còn đối với kẻ thù địch, người theo vương đạo phải xuất xử và hành động ra sao?… Lẽ dĩ nhiên là đối với thù dịch, con người vương đạo càng phải trau giồi trí dũng hơn nữa. Không trí dũng sẽ thua kém kẻ địch. Nhưng còn chữ nhân ra sao? Liệu có thể mang áp dụng chữ nhân với thù địch không? Đức Khổng tử đã từng nói: “Lấy đức báo đức, lấy trực báo oán. Trực là thẳng thắn, đàng hoàng không lật lọng, tuân theo lề luật đấu tranh. Hiểu rộng ra, chữ trực cũng là một biểu hiện của lòng nhân, trên phương diện tiêu cực. Đối với kè thù địch, người theo vương đạo cần phải đấu tranh để tiễu trừ kẻ địch, nhưng phải đấu tranh một cách đường đường chính chính. Tỷ dụ như không đánh trước một cách bất ngờ hoặc không đánh trộm. Nếu hai bên đối phương đã giao kết điều gì, cần phải giữ chữ tín, không được lật lọng. Sách Đông Chu có chép chuyện một vị vua giữ lời hứa, nên khi gặp địch quân, đã lui quân 10 dặm, để nhường cho địch đánh trước. Có những tỷ dụ khác con cao thrọng hơn nữa. Như Quan Công, thấy Hoàng Trung ngã ngựa, vội thu đao không thèm giết. Cũng như Hoàng Trung muốn đáp ơn tha giết, đã không bắn trúng Quan Công…
Tóm lại, vương đạo gồm trong ba chữ: Nhân, Trí, Dũng. Đối với người vương đạo, sự thành công không quan yếu bằng sự thành nhân. Họ chú trọng làm sao cho đúng đạo làm người, dù có thất bại hoặc phí hoại một kiếp sống cũng đánh lòng! Cũng do truyền thống vương đạo đó mà sau này các cán bộ cách mạng của Tôn Dật Tiên đều noi theo khẩu hiệu: không thành công thì thánh nhân. Vương đạo lấy chữ nhân làm nguyên tắc căn bản. Đạo làm người phải vị kẻ khác. Vị kẻ khác để làm cao đẹp chủ quan của mình. Do đó, Nhan Hồi mới nói: kẻ có lòng nhân là kẻ tự yêu mình. Cho nên, đối với vương đạo, giá trị chủ quan được đặt trên sự thành công khách quan.
Còn bá đạo là gì? Vì đã trình bầy rõ rệt về vương đạo, nên bá đạo cũng dễ định nghĩa. Nó là trái với vương đạo. Nó vị mình không phải vị người. Nó vị lợi, vị quyền hành, không phải vị lòng nhân. Nó không vị sự cao đẹp chủ quan, mà vị sự thành công khách quan. Làm sao cho thành công thì thôi, dù có phải hành động trái với luân thường đạo lý! Nhưng bá đạo chỉ khác về chữ nhân. Ngoài ra, nó vẫn cần hai chữ trí dũng. Có lẽ còn cần hơn nữa, vì nó thiếu danh nghĩa, Các sách sử cổ Đông phương cũng đầy rẫy những tỷ dụ bá đạo, còn nhiều hơn những tỷ dụ vương đạo.
Trước khi rời bỏ đạo hành động trong truyền thống Đông phương, cần nói thêm thêm vài lời về quan niệm hành động gần đây của thánh Gandhi. Nói đến Gandhi, ai cũng hiểu rằng ông chủ trương để kháng bất bạo động. Để chống lại quân Anh, ông chì hô hào dân chúng không tham dự các chức vụ công cộng. không đóng thuế, tay chay các hàng hoá, không di học các trường Anh. Tuyệt nhiên, ông khước từ không chịu tham dự các vụ biểu tình bạo động, hoặc khỏi nghĩa võ trang, mặc dầu những hành động đó phát xuất do sự khiêu khích của kẻ địch. Chủ trương của ông phần lớn lấy cội nguồn ở giáo lý nhà Phật, một phần nhỏ chịu ảnh hưởng của Cơ đốc giáo, ông thường khuyên các tín đồ: “Các người phải giữ lòng hiền hoà và khiêm nhượng. Đó là hai đức tính cổ xuý trong kinh Phúc Âm. Ông khuyến cáo sự thánh sạch trên thể chất và tâm hồn, cùng sự từ bỏ mọi dục vọng. Đỏ là những đức tính của phật tử. Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo lòng can đảm, vốn cũng là đức tính của phật tử, vì phật tử luôn luôn phải dũng mãnh tinh tiến. Mỗi khi vô khám, ông chỉ phản đối bằng cách tuyệt thực…Trên phương diện hành động, thánh Gandhi quả là một con người đặc biệt, và là lãnh tụ duy nhất dám đem áp dụng những giáo lý cao siêu vào việc tranh đấu giữa thế kỷ XX này. Tuy nhiên, cũng không cần nghiên cứu dài giòng về đạo hành động của thánh Gandhi. Vì đó là một một đạo hành động quá cao đối với đa số nhân loại ngày nay, và vì quá cao, nên trở thành không thích ứng!