Tập 1

Thái Hân mở cửa bước xuống xe, chay như bay vào phim trường. Hôm nay là ngày hẹn gặp mặt đầu tiên mà chú Tính giới thiệu cô với đạo diễn Tuấn Khương. Thế mà cô đến trễ những một giờ. Cô có phải là ngôi sao đâu mà bắt người ta chờ đợi.
Thậm chí là ngôi sao đi nữa, thì cũng không được tự cho mình quyền đến trễ. Chú Tính rất ghét ai xài giờ dây thun, chú mà nổi giận thì khổ thân.
Thái Hân gặp cô bé giúp việc ở cầu thang. Cô chận cô ta lại, hỏi một cách lo lắng:
− Nãy giờ họp lâu chưa em?
− Dạ, lâu rồi.
Thái Hân nghe thấy mà ớn lạnh. Không dám trễ thêm nữa, cô chạy trối chết lên cầu thang.
Mọi người đã có mặt đầy đủ trong phòng họp. Thái Hân chẳng biết ai ngoài chú Tính. Cô chạy vụt vào, đến trước mặt ông, thở hổn hển:
− Con xin lỗi, con bị kẹt xe.
Chú Tính im lặng nhìn Thái Hân từ đầu đến chân. Mọi người trong phòng cũng thầm nhìn cô quan sát.
Cô nàng tóc tai rối tung, sợi dây buộc tóc tuột xuống vai mà cũng không biết. Chiếc giỏ mang trên vai rơi xuống nửa chừng. Cử chỉ thì láu ta láu táu. Diễn viên chính mà thế này đây sao?
Như nói dùm ý nghĩ của mọi người, chú Tính cau mặt, hầm hầm:
− Lần đầu ra mắt mọi người mà điệu bộ lộn xộn thế kia, như vậy làm sao mà đảm nhiệm vai lớn cho được.
Thái Hân cố giải thích:
− Dạ, con bị kẹt xe.
− Nếu vậy thì đi taxi tới, không biết giải quyết linh động hơn sao?
− Nhưng mà con…
Chú Tính gạt ngang:
− Ngồi xuống đi.
Thái Hân lấm lét ngồi xuống chiếc ghế bỏ trống gần chú Tính. Cô nhìn quanh bàn. Thấy mọi người chỉa mắt về mình, cô nửa cười nửa biết lỗi, nửa làm quen. Rồi ngồi im.
Mặc dù mọi người đã biết Thái Hân, nhưng chú Tính vẫn giới thiệu:
− Thái Hân đang học điện ảnh năm thứ ba, nó sẽ đảm nhiệm vai chính trong bộ phim nầy.
Ông thong thả nhìn lướt qua mọi người, rồi nói tiếp:
− Điều tôi mong là các cô cậu diễn chung làm việc thoải mái với nhau, và thật tình chỉ dẫn kinh nghiệm của mình, thậm chí cứ thẳng thắn phê bình những khuyết điểm của nó, một diễn viên mới, thì dù có năng lực mấy, vẫn không thể nhiều kinh nghiệm như người đi trước.
Thái Hân biết rõ chú Tính đang đe doạ mình, nên khẽ nhăn mặt một cái, tay chân ngọ ngoạy không yên. “Cái này chú đã nói cả chục lần rồi, cứ mỗi lần gặp mình là nói, làm như mình là con nít không bằng”.
Cô tự ái lắm, nhưng vẫn ngồi yên một cách ngoan ngoãn, điệu bộ hết sức nhu mì.
Họp xong, chú Tính mời mọi người qua phòng bên cạnh dự tiệc. Thái Hân định lén về Thái Hânì đạo diễn Tuấn Khương đến bên cô:
− Mời cô ở lại, tôi muốn bàn công việc một chút.
Thái Hânái Hân nhìn nhìn anh ta:
− Anh là…
Tuấn Khương nói khô khan:
− Đạo diễn của phim này, tôi muốn gặp riêng cô để bàn về kịch bản.
− Sớm vậy hả?
Tuấn Khương ném cho cô cái nhìn không thiện cảm:
− Lẽ ra tôi phải gặp cô trước buổi ra mắt, chứ không phải đợi đến bây giờ. Nhưng có lẽ cô bận vì mấy fan hâm mộ, nên mãi đến giờ tôi mới hân hạnh được gặp cô.
Mới gặp lần đầu mà đã mỉa mai châm chích, người gì tính tình khó chịu. Thái Hân hơi tức mình, nhưng chưa nghĩ ra được gì để trả đũa, nên cô làm thinh.
Tuấn Khương chờ cô nói, nhưng thấy cô có vẻ ngơ ngơ, nên anh dịu lại một chút:
− Cô đã đọc xong kịch bản chưa?
Thái Hân định bảo là mình thuộc đến cả dấu phẩy, nhưng ghét thái độ khó chịu của anh ta, nên cô nói cụt ngủn:
− Chưa.
Quả nhiên, Tuấn Khương trừng mắt nhìn cô ngay:
− Đến giờ mà vẫn chưa thuộc kịch bản, hình như cô tự tin quá mức đó, diễn viên mới vào nghề người ta khiêm tốn lắm. không biết học hỏi thì dù cp là ngôi sao thực thụ đi nữa, cũng không thể ỡ trên đỉnh cao mãi đâu.
Đây là lần đầu tiên Thái Hân gặp một người nói năng đốp chát như vậy, thậ là kỳ cục, cô thấy vô cùng khó chịu, nếu là người khác, chắc sẽ buồn trong bụng, hoặc xụ mặt xấu hổ, còn cô thì đốp lại ngay.:
− Chưa thuộc kịch bản chưa hẳn là không diễn được, bộ tối ngày ôm xấp kịch bản như người ta ấp trứng mới diễn tốt được sao?
Tuấn Khương đột ngột đổi giọng:
− Tốt, vậy cô hình dung nhân vật mình sẽ diễn như thế nào, nói đi.
Thái Hân ngắc ngứ một chút, rồi nói không đắn đo:
− Đó là nhân vật sống hai mặt, vô tư nghịch ngợm giữa bạn bè, nhưng lại rất buồn thảm trong cuộc sống riêng.
− Buồn bã chứ không phải là buồn thảm, đừng có phóng đại như vậy, coi chừng đi quá xa, tôi chỉ cần cô nắm nội dung một cách chừng mực thôi. Phóng đại quá cuối cùng cô sẽ không thể hiện nổi sự tưởng tượng cao siêu của mình.
Thái Hân làu bàu:
− Tôi chỉ dùng từ sai thôi mà.
− Còn một chuyện nữa.
− Chuyện gì?
Vừa hỏi vừa giương mắt nhìn Nam, anh cũng nhìn lại cô một cách răn đe:
− Tôi rất tôn trọng giờ giấc làm việc, cho nên cô lưu ý dùm điều này, đừng tự cho phép mình bắt người khác chờ, hôm nay vậy là đủ rồi.
Thái Hân gân cổ lên cãi:
− Tôi đã nói tôi bị kẹt xe mà.
Nam nhướng mắt:
− Vậy còn tuần trước, cô bị gì?
Thấy cô im lặng, anh nói mỉa:
Chắc cũng bị kẹt xe, tôi có cảm tưởng tất cả xe cộ ở thành phố này đều chờ cô ra đường để cản lối, vì họ quá rảnh rang.
Thái Hân lặng thinh. Tuần trước khi chú Tính bảo cô đến gặp Nam để bàn về vai diễn thì cô đã dậy trễ nửa giờ. Đến khi tới điểm hẹn thì anh đã về. Đáng lẽ phải gọi điện xin lỗi, nhưng cô nghĩ sẽ gặp anh ta nữa, nên để lúc đó xin lỗi luôn.
Lẽ ra hôm nay cô đã chủ động đến ra mắt anh ta, nhưng anh ta đã đến tìm cô trước, mà lại tỏ ra ác cảm với cô, nên thay vì nhún nhường, cô không thèm xin lỗi luôn. Tại anh ta bất lịch sự trước.
Tuấn Khương nói tiếp với giọng khô như ngói:
− Cho dù có bóng che quá lớn, cô cũng nên khiêm tốn một chút, những người trẻ tuổi thường không biết mình là ai, sẽ dễ thất bại lắn đấy.
Thái Hân thật sự không biết nói thế nào, cô có làm gì đâu, mà cũng chưa từng làm việc với anh ta, sao mới gặp lần đầu mà anh ta đã có thái độ đầy ác cảm vậy?
Làm như đã có thù oán nhau từ kiếp nào vậy, kỳ cục vừa vừa thôi.
Mặt cô nặng như chì:
− Bộ tìm tôi để dạy bài học đầu tiên đó hả?
Anh phụ trách gì trong bộ phim này vậy?
− Hỏi làm gì khi cô đã biết rồi.
− Lúc nãy anh bảo anh là đạo diễn, nhưng tôi nghĩ cái đó không hợp, anh làm nhà mô phạm thì đúng hơn. Thầy cô ở trường tôi cũng hay giảng đạo đức cho sinh viên nghe lắm, mà các thầy ấy nói hay hơn anh nhiều.
Tuấn Khương trừng mắt nhìn cô. Lần đầu tiên có một diễn viên nói năng đốp chát với anh kiểu này, cô ta tự tin đến nỗi quên mất mình là ai. Anh chúa ghét mấy cô cậu loai choai con nhà. Họ được hưởng những thứ không phải mình tại ra, nên không có chút nền tảng đạo đức, lẫn sự khiênm tốn tôi thiểu, anh nhún vai:
− Tiếc cho những người là thầy của cô, dạy hay như vậy mà gặp một sinh viên không biết lĩnh hội như cô, chẳng khác nào nước đổ là khoai.
Anh cười khẩy một cái, rồi đi ra khỏi phòng. Thái Hân tức nghẹn mà không biết làm gì anh ta. Cô cuộn tròn xấp giấy cho vào giỏ, rồi đùng đùng bỏ về. Anh ta làm cô không có hứng thú qua phòng làm việc nữa.
Khi cô xuống sân thì thấy Tuấn Khương đã dắt xe ra đường.Tưởng chỉ có một mình cô bỏ về, không ngờ còn cò một người không màng đến cuộc vui. Chắc đó là một người sống khắc khổ, chỉ biết có công việc. Ai làm việc đưới quyền họ chắc phải chết vì ngộp thở.
Buổi tối chú Tình đến nhà chơi. Lúc đó Thái Hân còn đang sấy tóc. Nghe tiếng chú, cô bỏ máy chạy xuống ngay.
Chú Tính vừa ngồi xuống ghế, cô đã chạy ào tới:
− Chú, cái ông đạo diễn đó rất khó chịu, con không hiểu sao vừa gặo con lần đầu mà ông at đã phê phán đủ thứ, lúc trưa con với ông ấy đã nói chuyện rất gay cấn, sao chú lại chọn một người khó chịu như vậy, bộ đã hết đạo diễn rồi sao?
Vừa nói cô vừa phụng phịu ngồi xuống cạnh chú Tính, vô tình lấy tay đám lên chân chú một cái.
− Con biết đi trễ làm mọi người khó chịu, nhưng ai cũng phải chờ, chứ có phải một mình ông ta đâu. Vậy mà ông ta tỏ thái độ liền.
Rồi cô kể lại tỉ mỉ cuộc nói chuệyn với Tuấn Khương. Chú Tình gnồi im nghe, rồi lắc đầu:
− Lần đầu đóng phim mà đã gây hấn vớ đạo diễn rồi à? Con quá lắm đó Hân.
− Con bíêt con có lỗi, nhưng ông ta không thể lịch sự hơn một chút sao? Người làm văn hoá mà thái độ không văn hóa chút nào.
Chú Tính “hừ” một tiếng:
− Chắc con nói năng thế nào đó nên mới bị cậu ta chỉnh, tính con mà, chú không biết thì ai biết.
Thái Hân vô tư vòi vĩnh:
− Đổi đạo diễn khác đi, được không chú?
Chú Tính trừng mắt:
− Con nói cái gì?
Thái Hân phụng phịu:
− Chứ mới lần đầu đóng phim, mà phải làm việc chung với người không ưa mình, con nặng nề lắm.
− Vậy thì con phải cố gắng chiếm cảm tình người ta chứ.
Thái Hân ấm ức:
− Con không hiểu tại sao ông ta lại ghét con như thế, nếu từng tiếp xúc thì con còn hiểu lý do, đàng này chỉ mới gặp lần đầu thôi. Ôngta từng trải như vậy, phải biết kềm chế chứ. Bộ con nít sao mà ghét ai thì ra mặt như vậy.
Cô ngừng lại, kéo tay chú Tình:
− Chú phải nói gì đi, chứ mỗi lần gặp con mà ông ta cau có như vậy, con không có tinh thần diễn đâu. Không ấy đổi người khác đi chú.
− Chuyện làm ăn mà con nói như đi chơi vậy. Chỉ vì chuyện cá nhân mà thay đổi cả ekíp, không được.
Thái Hân nhăm mặt:
− Con không hiểu sao chú lại chọn một đạo diễn khó chịu như vậy, mới gặp đã không ưa. Tính con dễ chịu thế mà vẫn ghét, thì ai mà có cảm tình với ông ta cho nổi.
− Chú quan tâm đến tài năng hơn là tính tình cậu ta, những bô phim cậu ta dựng có doanh thu rất cao, cậu t đòi hỏi cao ở diễn viên, và rất khe khắt, cao phải làm việc với một đạo diễn như vậy mới cứng cỏi được.
Thái Hân thở dài. Chú Tính đã nói như vậy thì còn ta thán gì được nữa. CÔ thầm jêu trờitrong bụng, bây giờ thì vai diễn đầu tiên không làm cô căng thảng bằng chuyện ông đạo diễn.
Thái Hân định mè nheo thêm, nhưng lúc đó ba cô xuống nói chuyện với chú Tính, nên cô đành rút lên phòng.
Thái Hân giở xấp kịch bản ra. Cô đã nghiềm ngẫm nó đến từng chi tết, và tương đối yên tâm, nhưng giờ thì cô chỉ thấy lo sốt lên. Cô mà diễn dở thì chắc không yên nổi với ngài đạo diễn khe khắt đó.
Theo lịch quay ngày bấm máy đầu tiên là thứ bảy, ở nhà văn hoá, và Thái Hân sẽ diễn đầu tiên. Cùng với các diễn viên quần chúng.
Mới năm giờ sáng Thái Hân đã thức dậy. Thật ra đêm qua cô hầu như chẳng ngủ. Tâm trạng lo lắng bồn chồn, làm cô cứ trăn trở trên giường. Sáng nay hãy còn lao dao.
Cô đi xuống nhà, tự mình chiên trứng, pha café. Rồi ngồi vào bàn ăn một mình.
Lo là lo vậy, chứ Thái Hân hầu như chẳng ăn được gì. Nhìn đãi trứng và bánh mì mà cô phát ớn. Nếu không ăn thì lát nữa sẽ đói. Rồi lại chóng mặt, diễn kh6ng được thì có chuyện với ngài đạo diễn nữa.
Thái Hân đang cố gắng nuố từng miếng bánh mì thì bà Thái đi xuống. thấy cô ngồi bên bàn ăn, bà có vẻ ngạc nhiên và vui thích. Lần đầu tiên bà thấy Thái Hân tự lo bữa ăn cho mình, mà lại chịu ăn uống nghiêm chỉnh, thật đúng như người lớn.
Bà ngồi xuống bàn, nhìn cô một cách hài lòng:
− Sao dậy sớm vậy con? Còn đến ba tiến gnữa mà.
− Con phải đến đó sớm, sợ bị kẹt xe.
− Gần bảy giờ đi cũng được, ngủ thêm chút nữa cho có sức.
− Thôi, con ngủ không được đâu, tối qua con lo chết được, ông đạo diễn này khó chịu lắm mẹ ạ, đi trễ là ông ấy nói vô đầu chịu không nổi đâu.
− Không lẽ ông ta không nể chú Tính sao? Muốn quát tháo cũng phải tuỳ người chứ.
− Con cũng không bíêt, ông ta chẳng có chút gì là lịch thiệp, đạo diễn gì mà phong cách như nhà tu.
Nghĩ ra, cô bèn sửa lại:
− Thầy tu thì hiền, còn ông ấy vừa khó chịu vừa khắc khổ, không biết giống cái gì nữa.
Cô vội vàng ăn phần trứng trong đĩa, rồi đứng lên hối thúc:
− Mẹ thay đồ nhanh lên đi. Con đi thay đồ đây.
Bà Thái ngạc nhiên:
− Mẹ phải đi với con nữa sao?
Tha1i Hân cũgn ngạc nhiên không kém:
− Chẳng lẽ mẹ để con đi một mình, con không chịu đâu, đây là ngày quan trọgn mà.
− Nhưng chú Tính bảo mẹ đừng đi, mẹ hứa với chú rồi, có mê bật tiện lắm.
Thái Hân ngúng nguẩy:
− Lần trước không có mẹ đi cùng, ông ta mắng con, để con thua người ta, con không chịu đâu.
Bà Thái định nói thì ông Thái đi xuống:
− Cái gì mà không chịu nữa đó, đòi mẹ đi nữa hả? Không được, con đi một mình đi, mẹ ở nhà lo cơm nứơc nữa. Theo con cả ngày được sao?
Thái Hân không dám vòi vĩnh nữa. Cô mang ly café định lên phòng. Nhưgng bà Thái cản lại:
− Sao lại uống café, phải uống sữa chứ con.
− Thôi, con ngán lắm, uống café cho đầu tỉnh táo để đối phó với ông đạo diễn.
Ông Thái cau mặt:
− Không lo tập trung diễn mà lo đối phó với đạo diễn,c on nghĩ cái gì vậy?
bà Thái lo lắng:
− ông đạo diễn đ1o chắc hay quát con nhỏ lắm, nghe cách nó nói tôi lo quá, hay là để tôi đi với nó. Ông ta có nặng nhẹ nó thì tôi nói.
Ông Thái gạt ngang:
− bà đừng có tưởng tượng quá, nó lớn rồi, con nhỏ này mà ai ăn hiếp được nó, không đi đâu cả.
Ông quay qua Thái Hân:
− Con lên sửa soạn rồi bảo chú Năm đưa đi.
Thái Hân tiu nghỉu đi lên phòng, hôm nay cô rất lo lắng, vậy mà kh6ong có mẹ một bên, làm cô càng cảm thấy bất ổn.
Xui cho Thái Hân, khi đế nhà văn hoá thì trời còn rất sớm. Chỉ lác đác vài người đến lo chuẩn bị trường quay. Đạo diễn cũng chưa tới. Thái Hân tìm một chỗ trống ngồi nhẩm lại kịch bản. Nhưng không đầy mười phút sau cô chợt thấy bụng đau cuồn cuộn lên. Triệu chứng bao tử mỗi khi cô căng thẳng. Cô vội đi ra ngoài tìm mua thuốc.
Cô đi bộ suốt cả dãy phố mà chưa có hiểu thuốc nàomở cửa. Đã vậy đang đi tự nhiên giày bị đứt quai. thật khốn khổ chưa từng có.
thế là phải tìm chỗ mua giày, rồi quay lại mua thuốc.
Khi Thái Hân ổn định được mình thì đã hơn tám giờ. Nhìn đồng hồ, cô hoảng sợ hình dung đến vẻ cau có của ông đạo diễn. thế là cô chạy trối chết về nhà văn hoá.
Quả nhiên mọi người đang chờ cô. Đám diễn viên quần chúng đứng chật ních cả phòng. Vừa chen chân vào chổ máy, Thái Hân đã thấy ngay gương mặt đỏ bừng cùa Tuấn Khương. Anh ta có vẻ giận dữ vì sự chờ đợi. Vẻ mặt đó làm cô hoảng sợ đến nỗi không dám lại gần anh ta.
Vừa thấy Thái Hân, anh ta đã trừng mắt nhìn cô, môi mím lại như cố kềm chế để khỏi quát một trận. Mãi hồi lâu anh ta mới cố nói một cách bình thường, nhưng vẫn không giấu được cách châm biếm:
− lần này cô lại kẹt xe nữa chứ gì?
Thái Hân vừa thở vưa nói lắp bắp:
− tôi xin lỗi, tại tôi phải đi mua đôi giày mới.
Không hiểu sao, vừa nói đến đó, tự nhiên mầy diễn viên cười rần lên. Thái Hân ngơ ngác nhìn họ. Định hỏi, nhưng Tuấn Khương đã khoát tay cau có:
− Vào hoá trang đi.
Thái Hân bước đến chỗ chuyên viên hoá trang. Cô nói một cách biết lỗi:
− SÁng nay em đến sớm lắm, đến lúc chưa có ai lận, nhưng sau đó em phải đi mua thuốc, chưa mua được thuốc thì giày bị đứt, nên phãi đi bộ đến hiệu giày, em khổ sở lắm cô ạ.
Cô chuyên viên mỉm cười:
− thảo nào mặt em đổ mồ hôi nhiều quá, thôi bỏ qua đi, miễn em tới là được rồi.
− Ông Nam làm như em ham đi trễ lắm vậy.
− Trong số các đạo diễn mà cô biết, cậu ta là người làm việc nghiêm túc nhất, tôn trọng giờ giấc tuyệt đối, thường làm việc với cậu ta, các diễn viên đến đúng giờ lắm.
Thái Hân đính ta thán đạo diễn tiếp, nhưng cô chuyên viên bắt đầu đánh phấn, nên cô không mở miệng được. Cô ngồi im một cách ngoan gnoãn.
Xung quanh, các diễn viên phụ đứng nhìn Thái Hân hoá trang. tại chẳng có việc gì làm nên ai cũng nhìn cô một cách sốt ruột.
Trong lúc kẻ mắt, cô chuyên viên nói một cách thán phcú:
− Da em mịn quá, làn da rất tốt, chắc ăn nhiều trái cây lắm hả?
Thái Hân gật đầu vô tư:
− Dạ, ở nàh mẹ em hay cho em uống nước trái cây lắm. Mẹ bảo da em đẹp nên dễ hoá trang phải không cô?
Thái Hân nói xong câu đó, tự nhiên các diễn viên hpụ nhìn nhau, rồi che miệng cười. Hình như gnôi sao chưa toả sáng này hơi bị thiếu khiêm tốn.
Ban đầu cô chuyên viên cũng thấy tức cười nhưng sau đó biết Thái Hân mói vô tư, nên cô tôi không cười nữa.
Hoá trang xong, Thái Hân đi ra ngoài, Tuấn Khương nhìn cô từ đầu đến chân, rồi nói cộc lốc:
− Nhớ kịch bản không?
− Nhớ.
Tuấn Khương quay qua phía sau, ra hiệu:
− Máy, chuẩn bị, mọi người vào vị trí.
Cảnh diễn đầu tiên Thái Hân len lỏi giữa đoàn người để đến xin chữ ký của một ca sĩ nổi tiếng.
Cô thoáng suy nghĩ một chút. Rồi bắt đầu vào vai. Thoắt một cái, nét mặt cô trở nên hớt hơ hớt hải, pha lẫn sự náo nức với đôi mắt long lanh, cô cố chen chân vào đám đông, đẩy nhân vật bên trái, xô nhân vật bên phải, luồn láchđến gần diễn viên ca sĩ cho bằng được.
Tuấn Khương im lặng theo dõi, rồi chợt hô to:
− Cắt.
Cảnh quay kết thúc, Thái Hân quay lại nhìn đạo diễn, vẫn đứng yên chờ ý kiến.
Tuấn Khương có vẻ hài lòng với cách diễn của cô diễn viên mớ. Nhưng vẻ mặt anh vẫn bình thường, không cau có cũng chẳng mở lời khen.
Thái Hân nãy giờ nhìn vào khuôn mặt dd chờ đợi, cô chẳng nhận ra sự chuyển biến gì ở khuôn mặt nghiêm nghị ấy. Cô đứng tần ngần vẻ thất vọng lẫn hoang mang: “Thế này là sao đây? Ông ấy không nói gì hết, ít ra cũng phải nhận xét gì chứ, chẳng lẽ ghét mình đến độ không buồn nhận xét” – ý nghĩ đó làm Thái Hân thấy ảnn hết sức.
Xung quanh Thái Hân, người ta đi lại nhộn nhịp, bộ phận kỹ thuật đang thu đạo cụ, chuẩn bị cho phân đaọn kế, chỉ còn mình cô là đang lớ ngớ chờ nhận xét của dd.
Thấy cô vẫn chưa rờ chô diễn, Tuấn Khương bước tới nhắc khéo:
− Tự tin đến nỗi không thèm chuẩn bị cho cảnh quay kế à?
Thái Hân giương mặt nhìn anh. Nói thế có nghĩa là chẳng cần diễn lại. Sao kỳ vậy, cố nhớ mấy lần xem quay phim, cô thấy một đoạn có khi diễn đến cả chục lần lận mà,
Tuấn Khương nhìn vẻ ngơ ngác của cô, nhắc lại lần nữa:
− Chuẩn bị cảnh quay kế đi, avò trong kia làm mặt lậi.
Thái Hân làm theo như cái máy. thật tình nếu anh ta không nói, chắc cô cũng chẳn biết mình phải làm gì, cô đâu có rành môi trường mới này mà biết cách làm chủ mình.
Cô đến gnồi cho chuyên viên hoá trang dặm lại phấn trênn mặt. Rồi ra ngồi một góc, liếc sơ phân đoạn sắp diễn dù không nhìn đến nó thì cũng đã thuộc đến từng chữ.
Cảnh tiếp theo có trục trặc chút ít, phải quay lại vài lần. Nhưng nói chung là không đến nỗi kéo dài.
Khi quay xong, Tuấn Khương ra lệnh thu dọn. Rồi không hề quan tâm đến cô diễn viên mới mẻ cần sự dẫn dắt, anh ra chỗ lấy xe, chẳng mấy chốc, chiếc phân khối lớn cồng kềnh của anh ta mất hút ngoài đường.
Anh ta không quan tâm thế mà lại hay, Thái Hân thấy đỡ căng thẳng hơn, còn những gì không biết thì có thiếu gì người để hỏi, đâu nhất thiết phải bám lấy áo đạo diễn.
Thái Hân vội về nhà để kể với mẹ. Khi cô lên phòng, bà Thái vội vã đi theo:
− Sao con, diễn tốt không? Ông dd có la mắng gì con?
Thái Hân ngồi phịch xuống ghế nũng nịu:
− Lúc sáng con đến sớm nhưgn vì đau bụng phải chạy đi mua thuốc, khi trở lại thì đạo diễn đã có mặt ở đó rồi.
Bà Thái quýnh quáng hỏi tiếp:
− Rồi ông đạo diễn có trách mắng gì con không?
− Ổng cau có với con chứ không lớn tiếng.
Bà Thái gật đầu bớt lo lắng. Chợt nghe Thái Hân phàn nàn:
− Người gì kỳ cụ. Con diễn suôn sẻ cả hai cảnh, vậy mà không nhận xté một tiếng. Quay xong ổng bỏ về ngay, chẳng thèm ngó xem con làm gì.
Bà Thái an ủi:
− Thôi mà biết đâu tính ông ấy không thích biểu lộ. Mới diễn lần đầu sợ khen quá rồi con ỷ lại. Nghe chú Tính nói ông ta là người có tài lại biết cách dùng người.
Thái Hân phụng phịu:
− Con không biết ông ta tài đến đâu nhưng cái cách không quan tâm nhận xét cách diễn của diễn viên là không chấp nhận được.
Bà Thái cự nự:
− Con này, có diễn viên anò như con không. Mới vào nghề đã phê phán đạo diễn. Mẹ nghĩ từ từ con sẽ quen với cách làm việc của ông ta thôi.
Thái Hân thấy hình như mẹ nói cũng có phần nào đồng tình với đạo diễn. Từ nãy giờ nói câu nào mẹ cũng nói biết đâu ông ấy này biết đâu ông ấy nọ. Thật chẳng hiểu nổi. Để rồi xem, mai mốt gặp ông ấy rồi mẹ còn nói tốt cho ông ấy nữa thôi.
Buổi tối cô ngủ ngon lành. Lần đầu tiên mới chín giờ cô đã chui vào giường. Cả một ngày căng thẳng liên tục, mệt đến nỗi chẳng có thời giờ suy nghĩ.
Thái Hân ngồi vào bàn, mở máy. Trong lúc ngồi chờ, cô khẽ nhịp tay lên bàn, hát khe khẽ một mình.
Cô hát không phải vì yêu đời, mà vì tức quá cố hát cho đỡ tức. Chiều nay cô lại bị Tuấn Khương quát cho một trận. Lần này hoàn toàn không giống mấy lần trước. Lỗi hoàn toàn không phải của cô, mà vì một lý do thật ấm ớ. Bắt đầu từ chuyện…
Thôi, không nhớ tới nữa, nếu nhớ lại, hoặc chỉ cần nghe cái tên Tuấn Khương, chắc cô nổi khùng lên mất.
Cô và anh ta đụng độ nhau không biết bao nhiêu lần, nhưng chưa lần nào anh ta dữ như lúc chiều. Cứ nhưa anh ta bị quỷ ám vậy.
Chính vì tâm trạng nặng nề ấy mà cô mới tìm người nói chuyện cho đỡ buồn. Cô có thể tìm một người dễ thương hơn anh ta gấp trăm lần mà nói chuyện, hơn là cứ nhớ con người kiêu ngạo ấy rồi tức một mình.
Thái Hân vào chatroom. Khuya thế này mà còn khối người thức chơi. Chắc cũng có tâm trạng khổ sở y như cô. Cô chọn một nickname ấn tượng nhất, rồi gõ phím:
− Hello, người rừng.
Chỉ một phút, hộp thoại hiện lên ngay lời đáp:
− Hello, nhím trắng,. Bạn có cái tên ấn tượng lắm.
− Bạn cũng vậy.
− Nhưng tại sao gọi là nhím, sẵn sàng gây sự với bất cứ ai à?
− Không có đâu, đang nổi giận lắm, nhưng không có ý định gây sự, chỉ thích trò chuyện hoà bình thôi.
− Tốt, sau một ngày căng thẳng, nếu gây với người là thì tự mình làm tức mình thêm, phải không bạn?
− A, bạn cũng bị căng thẳng à?
− Cũng có chút ítm thường sau một ngày làm việc, tôi thích trò chuyện để thư giãn.
− Tôi cũng vậy, người rừng ạ. Nếu tôi không lầm thì bạn là phái nam?
− Vâng, còn bạn.? Có lẽ là một cô nhím hay giận?
− Cô nhím thì đúng, còn hay giận thì chỉ tương đối thôi.
Phía bên kia chợt đổi đề tài:
− Bạn hay thức khuya lắm à?
− Vâng, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Công việc của tôi không cố định, nên có lúc phải thức khuya lắm, nhiều khi đến 2 giờ mới lên giường.
− Công việc của bạn giống việc của tôi lắm.
Thái Hân tò mò:
− Bạn làm gì nhỉ?
− À, một công việc không ổn định, thỉnh thoảng cứ đi như điên, nhưng có lúc lại chẳng làm gì.
− Tôi cũng vậy đấy.
Lúc đó nghe tiếng mẹ gọi ngoài cửa, Thái Hân vôi gõ nhanh:
− Mẹ tôi bắt tôi đi ngủ rồi, thôi, chào bạn nhé.
− Chào bạn.
− À quên, tôi rất thích chat với bạn, mai gặp lại nhé.
− Ngày mai, vào giờ này gặp lại nhau, chúc cô bạn ngủ ngon.
Thái Hân tinh nghịch:
− Sao y bản chính.
Rồi cô vội tắt máy. CÔ tưởng mẹ sắ vào phòng, nhưng bà chỉ nhắc cô đi ngủ sớm chứ không vào. tự nhiên cô thấy tiếc tiếc, phải chi trò chuyện thêm chút nữa, cô có cảm giác mình rất hợp tính với “Người rừng” nào đó.
Tiếng kèn xe dưới đường làm Thái Hân giật mình dậy. Cô nheo mắt nhìn đồng hồ. Mới hơn 6h. Còn sớm. Cô quay vào ôm chú gấu ngủ thêm chút nữa. Nếu như cảnh quay đầu tiên Thái Hân lo sốt vó thì bây giờ ngược lại, cô cảm thấy an tâm với vai diễn của mình hơn. Mặc gù đạo diễn không tỏ ý chê hay khen nhưng trong thâm tâm cô biết rõ là mình diễn không đến nỗi nào. Vì vậy mà cô chẳng cần lo lắng quá mứac cho cảnh quay hôm nay. Không biết như thế có quá tự tin không?
Cô đang mơ màng thì tiếng bà Thái vang lên ngoài cửa phòng:
− hân à, sắp trễ giờ diễn rồi sao không dậy?
Nghe từ trễ thốt ra từ miệng mẹ, Thái Hân hoảng hốt. Cô tung mền bật dậy chạy xồng xộc xuống nhà, trong đầu cô hình dung gương mặt cáu gắt của đạo diễn. Cô cảm thấy hơi lạnh người. Cô làm vệ sinh nhanh và trang điểm sơ sài, rồi chạy như bay ra cửa. Ngang phòng khách bà Thái gọi giật lại:
− Con ăn sáng rồi đi Hân.
Thái Hân khoát tay, khổ sở nói:
− Trễ rồi còn ăn gì nữa mẹ?
− không ăn làm gì có sức diễn. Không khéo lại đau bao tử nữa.
Nhăc đến chuyện bao tử, Thái Hân lại lo thêm, biết đâu đang diễn nó đau bất chợt, rồi ông đạo diễn lại cho mình làm eo. Rõ khổ.
Thấy cô đứng ngơ ngác bà Thái đề nghị:
− hay là để mẹ gói bánh mì lên xe con ăn.
Thái Hân gật đầu làm theo lời mẹ. Cô lật đật quăng tất cả vào trong xem rồi ngồi vào chỗ lái. Khuôn mặt đạodiễn vẫn còn ám ảnh cô. Thái Hân liếc nhìn đồng hồ. 8h kém 5’. Cô chỉ còn biết kêu trời và lái xe hết tốc độ. Cô biết cho dù lái như tên lửa thì cũng trễ, cô vừa quay vô lăng vừa nhăn nhó, mặt sa sầm trông thật tội nghiệp.
Chạy một quãng, chợt thấy đói, cô với tay lấy bánh mì cho vào mồm. Mới sáng sớm mà nuốt cái thứ này vào chẳng dễ chút nào, mà không sẽ đói, đói thì sẽ đau. Ôi thật khốn khổ.
Thái Hân đưa bánh mì vào miệng và cố gắng nahi. Cô có cảm tưởng như mình đang nhai miếng mút cừa cứng lại vừa khô. Mỗi lần nuốt vào cổ mắt cô lại trợn ngược. Những người đi đường trông thấy cảnh đó thì nhìn cô chăm chăm. Thái Hân mặc kệ, miễn sao cái bụng yên là được.
Cổng phim trường hiện ra trước mắt. Miếng bánh mì vẫn còn torng họng, Thái Hân phải đi từ từ để ăn cho xong. CÔ không d8ể ý những gì xày ra chung quanh. Thái Hân đi chậm trên dãy hành lang. Cô không biết rằng ở cuối hành lăng Tuấn Khương khoanh tay nhìn cô chằm chằm đầy vẻ ác cảm.
− Giờ này mới tới à?
Thái Hân giật mình đứng sững lại. Miếng bánh mì vẫn còn trong họng chưa kịp nuốt. Cô ngậm họng làm thinh.
Hành động ấy của cô càng khiến Tuấn Khương tức thêm. Như dồn hết cơn giận vào lời nói, anh ta lớn tiếng:
− Cô có biết thế nào là tôn trọng người khác không? lần nào cũng bắt người ta phải chờ, phong cách diễn viên chính là vậy sao?
Không đợi Thái Hân phản ứng, anh nói như ra lệnh:
− vào hoá trang ngay. Đừng bắt mọi người phải chờ thêm. Hy vọng đây là lần cuối cô làm phiền tất cả chúng tôi.
Ánh mắt mọi người đổ dồn về phái cô, Thái Hân không kìm được, cô bụm miệng chạy vào phòng hoá trang khóc rấm rức.
Chị chuyên viên hoá trang bước vào khuyên lơn.
− Thôi nín đi Hân. Tại cậu ấy chờ lâu nên bựa tức ấy mà.
Thái Hân nói trong nước mắt:
− Nhưng có cần quát mắng lớn tiếng trước mặt mọi người như vậy không? Làm như ab em không bằng.
Chị chuyên viên bật cười vì câu nói trẻ con của Thái Hân. Chị ngồi xuống hoá trang cho cô.
Nước mắt cô cứ chảy ràn rụa hai bên má. Chị hoá trang đánh lớp phấn nào cũng bị trôi mất. Chị ta có vẻ khó chịu:
− Em cứ khóc hoài, chị không trang điểm cho em được.
Thái Hân bặm môi cố nín. Không hiểu sao càng cố nước mắt càng tuôn ra không sao kìm chế nổi.
Chị chuyên viên tỏ thái độ bực dọc bỏ ra ngoài. Chị nói gì đó với Tuấn Khương, anh bước ngay vào phóng, ném ngay cho cô cái nhìn sắc lạnh:
− Cô đừng làm mất thời giờ của người khác. Có nín khóc để người ta hoá trang không?
Tuấn Khương càng quát tháo, Thái Hân càng rưng rưng nước mắt. Đến lượt anh cũng ngao ngán bỏ đi ra ngoài. Anh nói với cô thư ký:
− Cô thử khuyên nhỏ nhẹ xem cô ấy nín không, chứ kiểu này chắc cả buổi sáng nay không quay được cảnh nào. Cô ta biết cách làm người khác nổi điên.
Cô thư ký làm theo lời đạo diễn một lát sau cô bước ra, nhìn qua cửa kính anh thấy Thái Hân nín khóc. Tuấn Khương nhìn cô thư ký tỏ ý cám ơn. Rồi ra hiệu cho chị chuyên viên trở lại phòng hoá trang.
Cuối cùng cũng xong. Đạo diễn bảo bộ phận kỹ thuật chuẩn bị, quay sang Thái Hân, giọng anh hơi dịu lại, hình như anh ta bắt đầu ngán cái cách hay nhè của cô.
− Cô bình tĩnh lại chưa? Vai diễn của cô cảnh này là phải thật sinh động. Nhân vật thể hiện động tác lí lắc, nhõng nhẽo với mẹ. Cô rõ chưa?
Đáp lại câu hỏi chắc nịch của đạo diễn chì là cái gật đầu nhẹ của Thái Hân, anh định nói thêm điều gì đó nhưng thấy vẻ mặt ỉu xìu của cô, anh lại thôi.
Bộ phận kỹ thuật đã sẵn sàng sau tiếng hô to "diễn" của Tuấn Khương. Thái Hân cố dằn tâm trạng của mình để nhập vai. Cô nhảy tung tăng trên bậc tam cấp đi vào nhà, nhưng chân thì nhảy, còn khuôn mặt thì ỉu xìu như sau cơn mưa, nhìn chẳng ra làm sao.
Tuấn Khương tức điên quát lớn:
− Cắt, cắt.
Không dằn được cơn giận anh bước tới chỗ Thái Hân gắt gỏng:
− Cô diễn như vậy đó ha? Khóc. Khóc. Từ sáng tới giờ tôi chỉ thấy cô diễn vai khcó là đạt nhất. Cô đọc kỹ kịch bản chưa? Cô đóng vai cô bé vô tư lí lắc chứ không phải cố bé u sầu, nhớ chưa?
Nói dứt câu, mặc cho Thái Hân đứng đó ủ rũ khóc, anh quay lại với những người trong đoàn:
− Tôi nghĩ sáng nay không làm được gì đâu, tất cả về nghỉ, chiều vào quay lại cảnh này.
Như vẫn chưa nguôi cơn giận, anh quay lại nói vào mặt Thái Hân:
− Còn cô, chiều nay mà thấy tinh thần không ổn định thì cứ ở nhà khóc, bao giờ cười được thì hãy gọi điện cho tôi.
Nếu như lúc khác chắc Thái Hân sẵn sàng trả đũa những lời nói khó nghe của anh ta, nhưng biết mình có lỗi nên cô làm thinh. Không hiểu sao cô lại mití ướt thế? Không sao kìm chế được tâm trạng. Thái Hân lẳng lặng vào phòng lấy túi xách ra về.
Thái Hân đậu xe vào garage định đầy cửa bước ra. Chợt nhớ mình mới khóc ở trường quay, cô mở giỏ xách lấy gương ra săm soi. Nước mắt làm mặt cô nhoè nhoẹt, cô lấy bông phấn ra chậm lại, lau cho mắt khỏi đỏ, xong đâu đấy cô yên tâm bước ra khỏi xe đi vào nhà.
Ông bà Thái đang ngồi trên Salon ở phòng khách. Nghe tiếng giày lếch thếch ngoài cửa, cà 2 quay lại nhìn. Thái Hân bước vào, vẻ mặt bún thiu như đã khóc kéo dài hàng thề kỷ của cô, khiến bà Thái hơi hoảng:
− Sao mặt mày ỉu xìu vậy, chuyện gì vậy con? Ông đạo diễn lại quát nữa hả?
Ông Thái nhìn con chờ đợi câu trả lời. Thái Hân im lặng chẳng biết nói thế nào với cha. Cô còn loay hoay hỉ mũi thì ông Thái lên tiếng dò hỏi:
− Lại xảy ra chuyện gì nữa rồi?
− Dạ, con…
Thấy Thái Hân ấp úng bỏ lửng câu nói, ông Thái nghi là mình đoán đúng. Tính con ông không rõ thì ai rõ. Nhất định hôm nay lại gây phiền phức nữa rồi.
Ông Thái tằng hắng:
− Có chuyện gì kể ba mẹ nghe coi?
Bá Thái sốt ruột chạy lại ngồi gần cô lo lắng:
− Thế nào nói đi có chuyện gì xảy ra với con sáng nay? Con có gây gỗ với đạo diễn không?
Nghe mẹ hỏi dồn dập, tự dưng Thái Hân thấy mủi lòng, cô sà vào lòng mẹ khóc oà:
− Mẹ biết đó hôm nay con tới trễ.
− Rồi sao? Bà thái sốt sắng hỏi.
Thái Hân mếu máo:
− Con đi trễ có chút xíu thôi, thế mà ông ấy quát ầm cả lên, tức quá nên con khóc.
− Khóc tới bây giờ à? Trời đất.
Ông Thái chen vào:
− Rồi diễn không được bị đạo diễn mắng tiếp nên bỏ về chứ gì?
Thái Hân hít mũi cãi:
− Con diễn được, nhưng nước mắt con cứ chảy hoài ngăn không được.
Ông Tháin gạt ngang:
− Thôi đi cô ơi, cô diễn mà khóc hoài thì có ông đạo diễn nào mà chấp nhận được.
Bị ông Thái khiển trách, Thái Hân càng sụt sùi hơn:
− Con biết ba không tin con, nhưhng con cũng cố gắng lắm chứ bộ. tại ông đạo diễn nạt hoài con nín không được.
Cô ngừng lại hỉ mũi, rối ấm ức nói thêm:
− Ông ấy chẳng to tiếng với ai cả. Chỉ mắng 1 mình con thôi. Rõ ràng là cố ý ăn hiếp con.
− Làm diễn viên mà không diễn tả được cảm xúc nhân vật thì đạo diễn nào chịu nổi. Mắng là phải rồi, không được khóc nữa.
Thấy 2 cha con cứbgiằng co mãi bà Thái ngăn lại:
− Thôi mà ông, con nhỏ đã bị như vậy ông còn trách móc nó gì nữa. chiều nay để tôi đi theo con nhỏ coi ông ta dám làm hùm làm hổ nó nữa không.
Ông Thái cằn nhằn:
− Bà cứ chìu nó riết rồi nó lớn không nổi. Cứ để cho nó tự giải quyết vấn đề của nó, bà bênh nó làm gì rồi nó ỷ lại. Con với cái, tôi thật không biết khi nào nó mới xử sự chững chạc như người ta.
Bà thái liếc xéo ông, rồi quay sang ve vuốt con gái.
Trách bà cũng không được, có 1 mụn con bà không cưng chiều thì còn biết cưng ai.
Thái Hân được mẹ vỗ về an ủi, cảm thấy vơi đi đôi chút. Viễn cảnh chiều nay sẽ sáng hơn khi có mẹ đi theo cùng, tự nhiên cô thấy yên tâm. Và cô đi lên phòng mình. Bây giờ không muốn khcó nữa, nhưng phải nghe nhạc cho đỡ căng thẳng.
Bà Thái nhìn dáng con thất thểu lên phòng cảm thấy xót xa, nên thở ra. Từ lúc nhận kịch bản đến giờ con bé toàn là lo lắng buồn bã. Bà không biết ông đạo diễn người ngợm tánh tình ra sao mà làm tình làm tội con bé dữ thế. Bà cũng mong nhìn tận mặt ông ta.
Bà Thái sợ con trễ rồi lại gặp rắc rối với đạo diễn, mới 1h bà lên phòng gọi con dậy.
− Hân à. Dậy đi con, dậy sửa soạn để trễ.
Thái Hân vươn vai, dụi mắt chưa muốn rời khỏi giường, cô mở mắt nhìn mẹ hỏi:
− Mấy giờ vậy mẹ?
− Hơn 1h, chiều nay mấy giờ con có mặt?
− Dạ 2h, còn sớm mà mẹ.
Thái Hân còn mệt cô muốn ngủ thêm chút nữa, cô lăn vào trong định nhắm mắt tiếp. Bà Thái nhẹ nhàng xaoy người cô trở qua, vuốt mái tóc bù xù trước trán nài nỉ:
− Thôi dậy đi mà, không nhớ đạo diễn cằn nhằn vì việc đi trễ lúc sáng sao?
Nghe mẹ nhắc đến Tuấn Khương, Thái Hân chợt tỉnh cả người, cô cảm thấy ngao ngán quá đỗi, chẳng muốn trở lại trường quay chút nào.
Nhưng cảnh quay còn dang dở không đi thì thật là vô tarch1 nhiệm. Còn như née tránh thì ông ta cho rằng mình sợ ông ta. Không được, nhất định không để ông ấy nghĩ là mình sợ. CHiều này lại có mẹ đi cùng, mình phải vững tinh thần hơn mới phỉa, để xem ông ta ứng phó như thế nào. Thái Hân nhủ thầm trong bụng, nghĩ tới đó cô cảm thấy phân chấn hẳ. Cô ngồi dậy tươi tỉnh chuẩn bị.
Thấy Thái Hân xông xáo, bà Thái lại nghĩ khác, bà nghĩ nghe nhắc ông đạo diễn là con bé quýnh quáng cả lên, coi bộ ông đạo diễn này cũng đáng gờm. Bà nở nụ cười nhìn con rồi thu dọn chăn mền cho gọn.
Hai mẹ con đến trường quay vẫn còn thưa người. Mấy anh bên bộ phận kỹ thuật đang kéo dây đặt máy, thấy Thái Hân các anh tỏ vẻ ngạc nhiên. Thái Hân lịch sự gật đầu chào. Một anh trong nhóm buông lời bóng gió:
− Hôm nay sao cô đến sớm vậy? Chắc cảnh quay chiều nay sẽ trôi chảy lắm.
Thái Hân khó chịu với cách nói ấy nhưng vẫn tỉnh bơ:
− Phải đến sớm chứ để các anh quay tới quay lui thì không nên.
− Đó là công việc, tụi tui phải làm cho xong. Anh ta đáp có vẻ hơi miễn cưỡng.
Thái Hân cười gượng khẳng đinh:
− Chiều nay chắc chắn xong mà.
Anh ta cười cười nhìn cô rồi bỏ đi làm nhiệm vụ.
Thái Hân nhìn đồng hồ con tới 5’ nữa. đạo diễn quả là người nguyên tắc. Không đến sớm cũgn không đến muộn. CÔ đi tới đi lui cho hết giờ. Bỗng từ xa chiếc xe phân khối lớn lao vào đậu ở nàh xe. Thái Hân nhận ra ông đạo diễn, cô vội nhìn xuống đồng hồ, thấy chỉ đúng số 2. Ngoài ý muốn của mình, cô thầm phục ông đạo diễn khó khăn nhưng biết giữ đúng nguyên tắc. thật ra làm việc với mấy người như vậy mới nghiêm túc.
Tuấn Khương đang tiến dần về phía cô, anh nhìn cô gườm gườm, nhưng không nói gì. Cô cũng hất mặt nhìn lại, vẻ kênh kiệu.
Bà Thái ngồi ở băng đá quan sát Tuấn Khương, dù không biết anh là ai, nhưng thấy cái cách anh nhìn Thái Hân, bà hơi nghi nghi. Và bước lại gần cô.
Có mẹ một bên, th cảm thấy an toàn vô cùng, cô bèn giới thiệu:
− Mẹ, đây là đạo diễn Tuấn Khương.
Quay sang anh, cô lễ phép 1 cách cố ý:
− Thưa đạo diễn đây là mẹ tôi.
Tuấn Khương nhìn phớt Thái Hân, rồi lịch sự cúi đầu:
− Dạ, cháu chào bác.
Bà Thái ngớ người ra nhìn đạo diễn, bà không tin đó là người đã làm con bà khóc sáng nay. Thái Hân đã vẽ cho bà chân dung 1 ông già khó chịu, khắc khổ và luôn cau có. Nên bây giờ, đứng trước 1 thanh niên có vẻ ngoài thanh lịch và nhẹ nhàng, bà không sao hình dung ra nổi, người như thế này lại có thể làm Thái Hân khổ sở.
Hình như Tuấn Khương đaón được lý do làm bà ngạc nhiên, nên anh vô tình ném cho th cái nhìn cảnh cáo: “Có phải cô nói với mẹ cô, tôi là 1 thầy phù thuỷ. Cô thì còn nói thế nào khác được.”
Cái nhìn của anh làm Thái Hân bối rối ngó chỗ khác. Rồi thấy bà Thái cứ đứng khựng nhìn Tuấn Khương, cô khẽ kéo tay bà.
− mẹ.
bà Thái giật mình, vội gật đầu cười với Tuấn Khương:
− À, chào cậu.
Bà Thái dự định sẻ hỏi chuyện lúc sáng của Thái Hân, nhưng gặp mặt Tuấn Khương rồi nghe anh nói chuyện, bà quên biến nững gì cần nói. Và thay vì trách móc đạo diễn, bà quay lại thấy cần trách Thái Hân nhiều hơn.
Tuấn Khương không hiểu vì sao bà Thái có mặt ở trường quay, anh đoán Thái Hân nói gì ghê gớm lắm, nên bà mẹ phải nógn ruột đi theo cô. Nhưgn 1 cô gái lớn thế này mà hở 1 chút là về mách mẹ, thì thật đáng ngạc nhiên.
Thấy bà Thái cứ im lặng quan sát mình, Tuấn Khương chủ động lên tiếng:
− Đến giờ làm việc rồi, xin phép bác, để Thái Hân vào hoá trang, mới bác lại đàng kia ngồi chơi.
Bà Thái vội khoát tay:
− Cám ơn, bác sẽ không làm phiền cháu đâu.
Bà quay qua Thái Hân:
− Con đi lo chuyện của con đi.
Thái Hân nói như dặn:
− Mẹ ở đây chờ con nha, đừng về giữa chừng nah mẹ.
Rồi cô đi nhanh đến phòng thay đồ.
Khi cô trở ra thì mọi thứ đã chuẩn bị xong. Tuấn Khương ra hiệu cho cô lại gần, anh nói với một chút châm chích:
− Cô định bắt mẹ cô đi như vậy hoài à?
Thái Hân nhìn anh không hiểu:
− Anh nói cái gì?
Tuấn Khương nheo mắt:
− Cứ mỗi lần gặp chuyện gay cấn là đòi mẹ đi theo giữ, cô nghĩ mẹ cô sẽ bảo vệ cô sao? Nhìn cô tôi tưởng chỉ là đứa bé mới đi mẫu giáo đấy.
Hiểu ra, Thái Hân quê đến đỏ mặt. Cô gân cổ lên:
− Mẹ tôi chỉ đến xem tôi diễn, chứ không phải theo bảo vệ tôi, tôi sợ ai mà phải nhờ đến mẹ lo kia chứ?
− Hy vọng là vậy.
Thái Hân lật đật theo sau. Cô khó hiểu thái đô của mẹ. Lẽ ra mẹ phải lên tiếng cảnh cáo ông ta, đàng này mẹ chỉ gật đầu chào lại ấp úgn chẳng nói gì cho ông ấy nể. mà nghĩ về việc đó chợt cô ngẩn người vì câu hỏi của đạo diễn:
− Nãy giờ cô nghĩ gì mà tôi gọi cô chẳng nghe. CÔ ổn định lại chưa? Diễn lại cảnh lúc sáng.
Quay sang bột phận kỹ thuật ông ra lệnh:
− máy, tất cả vào vị trí, diễn.
Thái Hân thể hiện nhân vật như trong kịch bản, cô nhảy nhót tung tăng như chim sáo. Bỗng đàng sau có tiếng đạo diễn hô “cắt”. th khựng lại, đứng im nhìn đạo diễn. Cô không hiểu mình diễn sai chỗ nào, rõ ràng là cô thể thiện như kịch bản yêu cầu. Nam tiến sát cô hơn giọng không có gì là giận:
− Cô thể hiện chưa được nhập tâm lắm, có cần nghỉ một chút không?
Thái Hân trố mắt nhìn đạo diễn. Thái độ của ông chiều nay thật lạ. tự dưng nhã nhặn với cô. Thái Hân thích thú: có lẹ ông ta nể mẹ nên giọng nói cũng dịu hơn lúc sáng.
Không thấy cô trả lời, đạo diễn nhắc lại:
− Cô mệt không? Nếu không thì diễn thêm lần nữa.
Chợt nhớ là đang nói chuyện với đạo diễn, Thái Hân đáp gọn:
− Được rồi tôi sẽ cố gắng.
Tâm trạng Thái Hân biến chuyển hẳ, cô vào vai với vẻ mặt tươi rói không phải của một cô bé lí lắc mà là của một kẻ chiến thắng.
− Cắt.
Tiếng hô khô khốc của đạo diễn lại vang lên.
Hoảng hồn Thái Hân quay lại le lưỡi nhìn vào mặt anh chờ đợi một sự quát mắng. Cô chỉ thấy cặp lông mày khẽ nhíu lại, gương mặt anh trở nên bặm trợn. trái ngược với suy nghĩ của cô, Tuấn Khương không nói lời nào. Anh bước lại gần cô thư ký chỉ chỏ vào phòng trong. Cô ta lập tức chạy vào mang ra cho anh chai nước.
Nãy giờ theo dõi hành động của Tuấn Khương, thấy cảnh ấy, Thái Hân quay mặt sang chỗ khác khẽ cười: “Tưởng gì, ông ta khát nước”
Chợt có cái gì lành lạnh đặt vào tay. Thái Hân rụt tay lại, tk đã đứng trước mặt cô, anh lên tiếng:
− Uống nước lấy lại tinh thần thể hiện cho tốt.
Thái Hân tròn xoe mắt nhìn đạo diễn, đôi môi cô lúng liếng chẳng thể nói lên lời. Cô thật sự bất ngờ. Tuấn Khương nhìn thấy vẻ mặt ấy cũng ngơ ngẩn giây lát. Nhưng nhớ ra vai trò của mình anh bỏ đi lại chỗ phó đạo diễn bàn tiếp kịch bản.
Thái Hân tần ngần với chai nước chưa chịu uống, cô nhíu mày suy nghĩ hành động của đạo diễn. CÒn đang nghĩ ngợi, cô đã nghe tiếng đạo diễn bên tai:
− Sao không uống đi, tôi không có bỏ gì trong đó để hại cô đâu, uống nhanh còn diễn tiếp nữa.
Suýt chút nữa Thái Hân bật cười vì câu nói của ông ấy. Hoá ra ông ta cũng biết nói đùa. Cô hớp một ngụm nước thấy tinh thần thoải mái hơn, cô không biết vì chai nước hay vì câu nói lúc nãy?
Chưa kịp đậy nắp chai, Thái Hân đã thấy giơ bảng quay lần 3, cô hấp tấp nói nhanh:
− Tới liền.
lần này Thái Hân diễn tôt. Coi như buổi chiều nay thuận lợi đạo diễn không phải thốt ra từ “cắt” năng nề nữa. Tuấn Khương hài lòng sau khi quay lần thứ 3:
− Như vậy là đạt rồi. Chuyển sang đoạn kế.
Thái Hân nhướng mày thở ra khoan khoái. Bà Thái thấy con vừa diễn xong, liền chạy ra hỏi:
− Sao được rồi à? Ông đạo diễn cứ la cắt hoài làm mẹ cũng nógn ruôt, mẹ thấy con nhăn nhó thật là khổ sở.
Vừa nói bà vừa lấy khăn lau mồ hôi trên trán cho cô. Thái Hân thấy ngượng vì mọi người đang nhìn mình. Cô thầm trách mẹ: “mẹ làm như mình là 1 đứa con nít vậy, con đâu kêu mẹ đến đây chăm sóc con mà là đến dằn mặt ông ấy, mẹ thật kỳ.” Không chịu được cô cố tránh đi:
− Mẹ ở đây, con vào chuẩn bị cảnh quay kế.
Mặc cho bà Thái gọi với theo, cô đi 1 mạch vào phòng hoá trang.
Để cho đỡ ngượng vừa đi cô vừa hút chai nước. Cô không biết là mình nằm trong tầm quan sát của đạo diễn. Ông hơi nghiêng người cười sự vô tư của cô.
DO tâm trạng thoải mái cảnh quay kế tiếp Thái Hân diễn hết sức tự nhiên, nhập tâm đến nỗi đạo diễn không bắt bẻ vào đâu được. Tuấn Khương chống cằm chăm chú nhìn cô thể hiện, cảnh quay kết thúc mà anh vẫn chưa rời mắt khỏi cô. Thái Hân cũng nhìn thấy ánh mắt ấy của đạo diễn nhưng cô không lý giải được vì sao. Đôi mắt cô cứ chớp chớp trông càng dễ thương hơn.
Thái Hân còn đang suy nghĩ, bà Thái từ xa chạy lại lắc tay cô, hỏi khẽ:
− Xong rồi hả con, tốt rồi. thôi chuẩn bị về.
Thái Hân kéo tay mẹ:
− Khoan, đẻ con hỏi đạo diễn địa điểm quay ngày mai.
Nói ra câu này Thái Hân thấy mình thật kỳ cục. thường ngày mình rất ghét ông ta, chỉ mong xong việc rồi về. Sao bây giờ mọ gọi về lại muốn nói chuyện với ông ta. Có cái gì đó bất ổn. Thái Hân không điều khiển được mình nữa, cô bước lại gần Tuấn Khương. Anh thấy nhưng cố dặn thêm cô thư ký điều gì đó, rồi quay lại:
− Sao chưa về, có thắc mắc gì à?
− Tôi muốn biết cảnh quay ngày mai địa điểm nào?
− Cảnh kế tiếp quay ở ngoại ô, nhưng kho đó đang lộn xộn. Cô cứ nghị 1 ngày cho khoẻ, ngày mốt tôi sẽ thông bào cu6 thể.
Thái độ của Tuấn Khương làm Thái Hân khó chịu, cô làm cao:
− Vậy khi nào tìm được địa điểm hãy gọi cho tôi.
Không đợi Tuấn Khương phản ứng cô bỏ đến chỗ bà Thái, kéo tay bà đi ra nhà xe.
Đường phố vào buổi chiếu tấp nập xe cộ. Chú Năm cho xe chạy chầm chậm. Thái Hân quay mặt ra đường thả hồn suy nghĩ, cô quên mất có mẹ ngồi bên.
Bà Thái muốn nói chuyện với con, nhưng thấy Thái Hân cứ nhìn miết ra phố, bà lay nhẹ vai cô gọi khẽ:
− hân à.
Mãi đuổi theo suy nghĩ, Hân chẳng nghe mẹ gọi. bà Thái gọi to hơn:
− Hân. Hân.
Thái Hân giật mình sững sờ quay lại.
− Dạ, mẹ gọi con có chuyện gì?
− Con nghĩ gì mà nậhp tâm dữ vậy, mẹ gọi hai, ba lần mới nghe.
Thái Hân chối biến:
− Đâu có con nhìn các cửa hiệu bên đường, mà mẹ gọi con định nói chuyện gì?
− Mẹ muốn nói về ông đạo diễn. Không đúng gọi cậu mới phải.
Thái Hân tròn mắt ngạc nhiên, nhưng vì chưa biết mẹ muốn gì nên cô im lặng.
Bà Thái tiếp:
− Nghe con gọi cậu ta bằng ông nên m5 cứ nghĩ chắc tuổi cậu ta xem xem với tuổi chú Tính con, nào ngờ…
− nào ngờ gì mẹ?
− Thì nào ngờ cậu ta còn trẻ thế. Cậu ta thật tài. Từng tuổi ấy mà đã là đạo diễn giỏi, quả là hiếm thấy.
Thấy mẹ cứ khen Tuấn Khương. Thái Hân cố lái sang chuyện khác:
− Tại mới gặp lần đầu, ông ta tỏ vẻ lịch sự, mẹ mới bị choáng. Chứ tiếp xúc với ông ấy nhiều lần, mẹ mới thấy ông ấy khó khăn không chịu nổi. Người gì thánh khí thật thất thường.
Thái Hân bập môi vì đã lỡ nói ra câu ấy, đang có ý định công kcíh ông ấy nhằm mất đi ấn tượng tốt đẹp mà mẹ dành cho ông ta. Vậy mà không hiểu sao cái miệng lại nói ra 1 câu như thế. thật sơ ý.
Nhưng bà Thái chộp ngay câu ấy hỏi vặn:
− Con nói thánh cậu ấy thất thường là sao?
− là không được bình htường, lúc nào cũng gầm gừ.
− Có lẽ con làm cậu ta bực tức chứ mẹ tấhy cậu ta cư xử rất lịch sự.
− Sao mẹ cứ bênh ông ta hoài thế?
− Mẹ đâu có, mẹ chỉ nói những gì mẹ thấy đuợc ở con người cậu ta.
Bà Thái tiếp:
− mà này Hân, con nên đổi cách xưng hô. Người ta còn trẻ mà con cứ gọi ông này ông nọ, sao không gọi anh cho phỉa phép.
Thái Hân bướng bỉnh:
− Con không thích. Đối với cpn ông ta lúc nào cũng là 1 người xa lạ, khó gần và khắt khe, gọi ông là đúng nhất.
− Con nói không đúng. CẬu ta là người có học thức, tài giỏi, lại lễ phép. Có lẽ nào cư xử không phải vói mọi người. Mẹ nghĩ con bớt ngnag bướng lại và tuân thủ đúng kỷ luật, chắc chắn ông ta chẳng dám đung đến con.
Thái Hân hừ mũi:
− Ông ta dám.
Bà Thái lắc đầu cố nói thêm:
− Con còn tiếp xúc nhiều với cậu ấy mà, rồi con sẽ hiểu hết con người cậu ta.
Thái Hân rất không bằng lòng với cách bênh vực đạo diễn của mẹ, cô lên tiếng trách móc:
− Tưởng mẹ đứng về phía con. Ai dè gặp ông ta rồi mẹ toàn nói tốt cho ông ấy. Như vậy là mẹ nói con có lỗi chứ gì. Ừ, con gái mẹ bướng bỉnh khó ưa thế đó.
Thái Hân giận dỗi quay mặt sang chỗ khác. Đúng lúc vừa tới nhà, xe dừng lại. Thái Hân đầy cửa bước ra, không thèm nói với mẹ 1 tiếng cô ngoe nguẩy đi thẳng lên phòng.
Bà Thái nhìn theo chẳng biết nói gì. Bà không ngờ con lại có thái độ giận mình như thế. Bà chỉ nói sự thật vậy mà con bé làm nũng khiếp. Bà lắc đầu ra khỏi xe đi thẳng vào nhà.
Thái Hân mở cửa phòng, quăng túi xách ngã phịch xuống giường. Hai cảnh quay chiều nay trôi chảy, nghĩ rằng sẽ vui vẻ, vậy mà mẹ làm cụt hứng. Cô bắt đầu nghĩ những lời mẹ nói. Thái Hân nhớ có lần học môn tâm lý cô có giảng là trực giác không hoàn toàn chính xác, nhưng đó là cảm giác ban đầu của những người kinh nghiệm từng trải cho nên nó rất quan trọng. Nếu theo lời cô giảng thì nhữnng lời mẹ nói không phải là vô căn cứ, mình có nên tin và nhe theo. Hân mải mê nghĩ cô không biết là mình trôi vào giấc ngủ từ lúc nào.
Thái Hân đẩy cửa phòng, cô quăng bừa chiếc vali vào góc tường. Rồi nằm xuống giường 1 cách uể oải.
Cô theo đaòn đến đây lúc chiều. Suốt 2 giờ ngồi trên xe tù túng thật khó chịu. Không phải vì xe bị dằn xóc, hay chật chội khó xoay trở, mà là vui xẻo bị ngồi gần Tuấn Khương.
Thật xui không thể tưởng, khiến gì mà cô lên cuối cùng, cô thư ký dành cho cô 1 chỗ phía trên, đạo diễn cũng được ưu tiên như vậy. Lúc trên xe, cô đã muốn xuống ngay lập tức, nhưng thấy làm vậy giống con nít, nên ráng làm ra vẻ tự nhiên, thậm chí còn cố gắng cười với anh ta 1 cái.
Tất nhiên anh ta cũng cười đáp lễ. nhưng rõ ràng anh ta cũng có tâm trạng giống cô. Rõ ràng là anh ta không ưa cô, dù bề ngoài là 1 vẻ lịch sự.
Thật không tưởng tượng nổi, cả xe cười đùa râm ran, chỉ có cô và anh ta nín lặng trên suốt đường đi.
Đã vậy chị Tường còn cố ý gợi sự chú ý của mọi người bằng cái giọng oang oang:
− Từ nãy giờ không nghe 2 nhân vật chính nói chuyện, hình như bận nói chuyện riêng thì phải.
Tự nhiên mọi người cười ồ lên. Không phải vì câu nói đó buồn cười, mà vì ai cũng biết đạo diễn và diễn viên chính kỵ rơ nhau. Cho nên thấy cả 2 ngồi với nhau như thế, ai cũng thấy tức cười.
Thái Hân bực mình lắm, nhưng không thể nhét cái khăn cho chị ta im mồm, nên cô cũng ráng cười như không có gì.
Chỉ có Tuấn Khương là thản nhiên không cười. Hình như anh ta không quan tâm đến chuyện đó.
Mãi nghĩ lan man, Thái Hân quên mất mọi người đang chờ mình cùng ăn. Tối nay Tuấn Khương cho nghỉ một buổi, mọi người co` thể tự do tham quan. Nhưng cô chẳng có hứng thú đi chơi, cô thích tìm phòng máy để chat với người rừng.
Buổi tối cô ngồi bó gối 1 mình trên giường, thỉnh thoảng lại nhìn đồng hồ xem giờ. Nếu biết tối nay rảnh thế này, cô đã hẹn với người rừng chat sớm hơn.
Đến 10h, Thái Hân khoác thêm áo lên người, rô rời khách sạn, đi dọc trên đường tìm 1 phòng máy.
Quả nhiên người rừng đang chờ cô. Anh ta đáp lại ngay sau câu chào của cô. Thái Hân chợt cảm thấy 1 sự vui mừng rất khác với lúc chat với anh ta ở thành phố, thế là cô thú nhận ngay:
− Anh biết không, tối nay gặp anh tôi mừng ghê lắm, có cảm giác như gặp người thân của mình, vì tôi đang ở rất xa nhà.
− Cô đang ở đâu vậy? Đi công tác à?
− Vâng, đi công tác, bạn bè tôi rủ nhau đi chơi, nhưng tôi không có hứng đi với họ, tôi chờ hơn 2 tiếng đồng hồ rồi đấy.
− Di xa có mệt lắm không?
Cách hỏi của anh làm Thái Hân cảm động, cô trả lời thật lòng:
− Không mệt, nhưng bực mình.
Người rừng hỏi như hiểu:
− Bực “anh ta” nữa à?
− Nếu không có anh ta trên đời, chắc tôi sẽ không biết được cảm giác đó là gì. Và nghĩ ngược lại, có lẽ tôi cũng là nỗi ám ảnh của anh ta.
Người rừng có vẻ thông cảm:
− Vậy thì cố gắng đừng nghĩ tới anh ta nữa, phải làm việc với 1 người đối nghịch, đúng là mệt mỏi, vì vậy, đừng nhớ tới người đó.
− Nhưng không nhớ không đuợc, vì cứ phải gặp nhau luôn. À, hôm nay lại có thêm 1 chuyện nữa, bạn bè cứ chọc tôi với anh ta, phải nói là tôi muốn nổi khùng lên được.
− Chọc như thế nào?
− Đại khái là, họ bảo chúng tôi xứng đôi, thật là kinh khủng, anh không hiểu được cảm giác đó ra sao đâu.
− Tôi hiểu chứ, với 1 người bình thường mình còn thấy khó chịu, huống gì là với 1 người mình không thích.
Thái Hân sửa lại ngay:
− Ghét chứ không phải là không thích, không thích nhẹ hơn ghét nhiều.
− Ừ thì không thích. Nhưng cứ phớt lờ đi thôi, đó là cách trả lời hay nhất.
Thái Hân than thở:
− Sao số tôi xui thế không biết, vừa đi làm đã gặp phải sếp như thế, có khi nào anh phải làm việc chung với 1 người mình ghét chưa?
− Cũng có chứ.
− Đó là nam hay nữ?
− Nữ.
− Ồ, cô ta là sếp anh à?
− Không, cô ta chỉ là cộng sự, nhưng tính hơi rắc rối, tôi thường xuyên nổi điên vì cô ta, nhưng tôi không ghét đến mức bị ám ảnh như cô.
Thái Hân tò mò:
− Cô ta cộc cằn lắm ha?
− không hẳn, chỉ hay chống đối thôi.
− Thế cô ta có quát nạt anh không?
− Không đến nỗi, nhưng rất thích chọc cho tôi nổi giận, tôi biết cô ta cố ý như vậy.
− Mấy người có tính khiêu khích như thế làm việc với họ căng thẳng lắm nhỉ?
− Có lẽ vậy.
− tả về cô ta đi, tính cách và hình dáng ấy, cô ta có đẹp không?
− Nghề nghiệp của cô ta đòi hỏi phải có ngoại hình, đó là điều tất nhiên, có lẽ thành công dễ dàng quá nên cô ta không biết quý trọng cái gì hết.
− Nói thẳng ra là kiêu căng chứ gì?
− Có lẽ thế.
− Anh có thấy khó chịu không?
− Có chứ, tất nhiên.
Thái Hân khuyên:
− thế thì đừng quan tâm đến cô ta làm gì.
− Tôi đã làm như vậy, vả lại tôi cũng không chấp nhặt con gái, có lẽ vì vậy mà tôi không bị ám ảnh như cô.
− Anh quân tử thật đó.
− không phải quân tử, chẳng qua chỉ là không muốn phiền toái thôi, này, tối nay về phòng, cô sẽ làm gì?
Thái Hân đùa:
− Tôi sẽ dành nửa giờ cầu nguyện cho sếp của tôi biến mất khỏi công việc của tôi.
Cô có cảm tưởng người rừng đang bật cười 1 mình. Rồi anh ta hỏi tiếp:
− Rồi sau đó?
− Sau đó tôi sẽ nghĩ tới anh, hình dung dáng vẻ của anh. Tôi luôn tự hỏi, anh là người thế nào nhỉ?
− Cô muốn biết về ngoại hình hay tính cách?
− Cả hai.
Anh ta gợi ý:
− Cô có khi nào nghĩ chúng ta sẽ gặp nhau không?
− Có, có đấy.
− Tôi cũng có ý nghĩ đó. Tại sao chúng ta không gặp nhau nhỉ?
− Chắc là thú vị lắm, tôi nghĩ có người bạn như anh chắc thích lắm, chúng ta không có nhiều điểm bất đồng, thế là đủ rôi.
− Có sợ thất vọng không?
− Chắc không đâu, vậy chúng ta đi gặp nhau nh1.
− Suy nghĩ kỹ đi.
− Chắc việc gặp không ghê gớm lắm đâu, tôi muốn biết về anh lắm.
− Bao giờ cô về thành phố?
− Tôi không biết cụ thể, việc đó còn tuỳ sếp của tôi, nhưng bao giờ về tôi sẽ hẹn giờ với anh.
− Thứ bảy tuần này được không?
Thái Hân tính nhẩm trong đầu, rồi trả lời:
− Được rồi, lúc đó tôi đã về rồi.
− Vậy thì đến lúc đó sẽ hẹn giờ. Bây giờ cô nên về và ngủ đi.
− Vâng, tạm biệt.
− Tạm biệt, nhớ là tối nay đừng có nghĩ tới sếp của cô nữa, chúc ngủ ngon.
Thái Hân trả lời 1 câu quen thuộc:
− Sao y bản chính.
− Đồng ý.
Thái Hân nhìn đồng hồ, cô chợt giật mình nhìn quanh. Phòng máy chẳng còn ai nhiều, không ngờ khuya đến vậy.
Cô che miệng ngáp khẽ. Rồi đứng đậy định đi ra. Nhưng vừa lúc đó, cô thấy Tuấn Khương đang đi v6è phía quầy. Theế là cô cứ ngồi lì lại chỗ của mình, chờ anh ta đi ra.
Tuấn Khương không thấy cô, lạ thật, 1 người như anh ta mà cũng vào mấy chỗ này sao? Anh ta đến đây làm gì nhỉ?
Cô cố ý ngồi chờ lại khá lâu, chờ đến khi anh at đi xa rồi mới ra khỏi phòng máy.
Thái Hân định về phòng mình 1 lát thì Tường Lam gọi. Chị bước hẳn vào phóng khi cô mở cửa:
− Em đi đâu mà khuya vậy?
− Em đi dạo, có gì không chị?
− đạo diễn vừa tìm em đó.
Thái Hân thoáng khó chịu:
− Ông ta có nói gì không chị?
Tường Lam nhướng mắt:
− Ông nào nhỉ?
Thái Hân biết chị muốn trêu cô, nên gượng cười sửa lại:
− đạo diễn tìm em chi vậy chị?
− Làm sao chị biết đượcc, lúc trên xe 2 người nói chuyện riêng tư chưa xong, làm sao biết được cậu ta muốn nói gì với em.
Thái Hân tức muốn hét lên, nhưng không dám. Cô bèn bậm môi quay chỗ khác.
Hình như thấy mình đùa dai, Tường Lam mỉm cười nghiêm chỉnh:
− đạo diễn muốn làm việc trước với em về cảnh quay ngày mai đó. Nhưng không có em nên thôi không nói gì cả.
− Dạ.
− Thôi, em ngủ đi, khuya rồi, có gọi điện cho mẹ chưa?
− Dạ, gọi rồi.
Tường Lam cười tủm tỉm rồi đi ra. Thái Hân bực lắm. Không hiểu sao mổi lần nói chuyện với cô, chi cứ cười cái kiểu ấy. Cứ như cô buồn cười lắm vậy. Cô đâu phải là hề.
Ra đến cửa, chị Lam chợt quay lại:
− Này nhỏ.
Thấy Thái Hân giương mắt nhìn, chị lại buông 1 tiếng cười nhỏ:
− Em có biết em với đạo diễn rất buồn cười không, trong đoàn ai cũng thấy vậy, chứ không riêng gì chị đâu.
− Sao kia?
− Từ trước giờ, em là người duy nhất dám chọc tức đạo diễn. Còn cậu ta thì chưa bao giờ gặp một diễn viên ngang bướng chống đối như em.
Thái Hân giương mắt nhìn Tường Lam, nhắc lại:
− Em chọc tức ông ta à?
Tường Lam sửa lại 1 cách cố ý:
− Anh chứ không phải ông, đạo diễn của mình còn trẻ mà em.
Biết chị cố ý chọc, Thái Hân nguẩy đầu ngó mặt chỗ khác chứ không trả lời. Nhưng Tường Lam vẫn không buông tha:
− Em có thấy em được đạo diễn quan tâm quá mức như vậy không, đi cả đoàn như thế nhưng tối nay cậu ấy chỉ lo tìm em thôi, chăm sóc đến thế là cùng.
Rồi chị cười vang, và lần này thì thật sự ra khỏi phòng. Thái Hân ấm ức đứng im suy nghĩ. Cô thấy tức sao lúc nãy mình không tìm được câu gì để trả lời, nói làm sao cho đừng bị lôi ra làm đầu đề cho thiên hạ chọc. Không ai dám nói gì Tuấn Khương cả, cứ nhè cô ra mà chọc, sao coi thường người ta quá vậy?
Lần này lại có tiếng gõ cửa. Thái Hân cáu kỉnh đứng im. Nhưng rồi tiếng Tuấn Khương vang lên làm cô vô cùng ngán ngẩm,và buộc lòng phải ra mở cửa.
Tuấn Khương nhìn cô:
− Lúc chiều tôi tìm cô, nhưng cô đi đâu vậy?
− Tôi ở đây chứ chẳng đi đâu cả.
− Tôi có gọi nhưng không gặp, cố ý không trả lời à?
Sao anh ta nói 10 câu thì đã thấy ghét hết 5 câu. Thái Hân đốp lại ngay:
− Lúc đó tôi không có trong phòng, mà nếu có thì tôi càng không trả lời, anh nói đúng đó, cố ý đó.
Tuấn Khương điềm nhiên:
− Ngày mai 8h quay ngoại cảnh…
Thái Hân ngắt lời:
− Tôi biết, đã xem kỹ lịch quay rồi.
Tuấn Khương vẫn không nổi nóng:
− Cho nên yêu cầu đừng đi đâu, đừng bắt mọi người phải đi tìm, nếu có ra biển thì làm ơn về sớm dùm.
− Hứ.
− Tôi nhắc điều này đến mấy chục lần cũng không quá thừa với cô đâu. Còn nữa, tôi muốn biết cô thuộc phân đoạn mới chưa, đừng để ngày mai phải chờ cô học kịch bản, thời giờ ít lắm đấy.
Thái Hân đã học thuộc đến từng chữ, nhưng vẫn nói cho bõ ghét:
− Từ từ học, kịch bản thì vẫn còn đó chứ không tự biến mất, không phải lo.
Tuấn Khương mỉa thẳng thừng:
− Hôm qua cô thuộc đến nỗi cả đoàn phải chờ cô đến nửa giờ.
“Có bao nhiêu đó mà nói đến 10 lần, ưu điểm thì không thấy dùm, còn khuyết điểm thì lải nhải đến phát chán, giống như người ta nhai chengwgum. Hết hợp đồng này thí có là ngôi sao, tôi cũng không dám đến gần anh”. Thái Hân nghĩ thầm 1 cách hung hăng, và lén liếc Tuấn Khương 1 cái.
Cô tưởng anh ta không thấy. Nhưng rõ ràng không có cái gì qua mắt được anh ta, ánh mắt anh ta nhìn cô không những không dịu dàng gì, mà còn bén ngót như lưỡi dao. Anh ta hếch môi:
− Nếu cô không có 1 bệ phóng quá vững chắc ở ông chú, có lẽ tính cách cô đã khá hơn.
Nói xong anh ta bỏ đi.Thái Hân lập tức quay vào, cố ý đóng cửa cái rầm sau lưng anh ta. Làm xong cử chỉ đó cô thấy hết sức hả hê, vì đã trả đũa được anh ta.
Thái Hân ngồi trước gương, tỉ mỉ kẻ nét môi với tất cả sự chăm chú. Hô nay là ngày hẹn đầu tiên của cô với người rừng. Chưa bao giờ cô có cái hẹn mà lòng nôn nao đến vậy. Kể cả cái hẹn đầu tiên khi chú Tính giới thiệu với Tuấn Khương ở phim trường.
Cô chọn 1 chiếc áo trắng khá dễ thương. CHiếc áo này cô đã mặc khi đến ra mắt đoàn làm phim lần đầu. Đây là lần thứ 2 cô lôi nó ra mặc lại. Cô thích mình có vẻ hiền ngoan trong mắt người rừng. Cô tin rằng người rừng sẽ thích mình, anh từng bảo anh hay tưởng tượng cô là 1 cô gái dịu dàng, mà cô cũng muốn mình như thế.
Cô cài chiếc kẹp có hoa trắng lên tóc, đúng như ám hiệu đã hẹn với người rừng. Mặc toàn màu trắng thế này dễ thương chưa từng thấy.
Thmang găng và khẩu trang, rồi dắt xe ra đường. May là hôm nay ẹm không có nhà, nếu không thế nào cũng phải nói dối, mà không cừng mẹ bảo phải đi với mẹ, thế thì buổi hẹn hò coi như mất hết ý nghĩa.
Cô đến nhà hàng Ánh Dương. Người tiếp viên đưa cô lên tầng trên, rồi dừng lại trước phòng số 2:
− Anh ấy đang chờ cô, mời vào:
Thái Hân gật đầu cám ơn anh ta. nHư vẫn đứng yên chờ anh ta đi. Tự nhiên cô thấy tim loạn lên, hồi hộp muốn nổ tung lồng ngực.
Cô chờ cho bớt run, rồi đẩy cửa bước vào.
Nhưng chợt cô đứng khựng lại. Hồn vía bay tứ tán, khi nhận ra người trong phòng chính là Tuấn Khương, con người chết tiệt luôn làm căng thẳng đầu óc cô.
Anh ta đang cúi xuống hút thuốc nên không thấy cô. Mà Thái Hân cũng chỉ mong như vậy. Cô vội vã đóng sập cửa, lao ra ngoài như 1 mũi tên.
Có lẽ Tuấn Khương cũng vừa thấy cô. Anh gọi lại:
− Nhím trắng, có phải cô không?
Vừa réo gọi anh ta vửa đuổi theo. Lúc này th đã ra tới cầu thang, cô hối hả mang khẩu trang vào, đi như chạy trốn.
Nhưng Tuấn Khương đã theo xuống cầu thang. Anh ta phóng xuống 1 bước chận cô lại:
− Sao vậy nhím trắng, có phải là cô không?
Vừa nói anh ta vừa nhìn nhìn Thái Hân, hình như đôi mắt đen lóng lành của cô làm anh ta ngờ ngợ. Anh bất ngờ giật phắt chiếc khẩu trang trên mặt cô. Thái Hân thấy mặt anh ta chợt đỏ như gấc:
− Cô là… tại sao lại là cô? Trời đất!
Chính Thái Hân cũng muốn kêu trời như anh ta. Nhưng cô chỉ biết đứng im như cây cột.
Tuấn Khương cũng có vẻ bị choáng, anh ta khoát tay trong một cử chỉ ngán ngẩm, hình như anh ta hết biết đường để nói, chỉ lặp lại:
− Tại sao lại là cô…? Cô mà cũng…
Anh ta im bặt, lắc đầu như hết nói nổi.
Thái Hân dở khóc, dở cười nhìn anh ta. Mặt cô vô cùng thiểu não:
− Tôi không sao tưởng tượng nổi, thật là kỳ quặc, tôi…
Tuấn Khương khoát tay:
− Thôi được, cứ coi như chưa từng biết nhau,, cô và tôi vẫn là như trước giờ, không có gì thay đổi cả.
− VÂng, như thế lại hay hơn. Coi chưa có gì cả, tôi về đây.
Thái Hân vội vã đi xuống cầu thang, thầm kêu trời không ngớt. Cuộc gặpnày làm cô choáng váng đến nỗi không nghĩ gì được. Không thể nào bình tĩnh cho được, thất vọng ghê gớm.
− Trời ơi là trời.
Cô đi xuống cầu thang với cảm giác hụt hẫng không sao tả nổi. Xuống đến dưới cô mới lấy can đảm nhìn lên xem Tuấn Khương còn đó không. Cô thấy anh ta vẫn đứng yên, nhìn cô không chớp. Rõ ràng là anh ta bàng hoàng và thất vọng y như cô.
“Rồi mai mốt mình sẽ như thế nào với đạo diễn đây?” – Cô tự hỏi mình như thế và tự kết luận rằng mình không thể xem anh ta như trước nữa.
Thái Hân về nhà, ngồi 1 mình suy nghĩ, tự hỏi tôi nay khi gặp anh ta ở trường quay. CÔ phải có thái độ như thế nào? Tỉnh bơ hay là thân mật?
Ý nghĩ mình sẽ làm thân với đạo diễn làm cô thấy kinh dị, thà chết sướng hơn.
BUổi tối có cảnh quay ở công viên. Thái Hân cố tình đến đúng giờ để khỏi phải gặp riêng đạo diễn. Khi cô đến thì mọi người đã chuẩn bị xong. Tuấn Khương đang chỉ đạo pha diễn của chị Lam và anh Trung. Thấy cô, anh chỉ nhìn 1 cái. Rồi lại tiếp tục công việc, như không có gì bất thường.
Anh ta thản nhiên hay thật, còn cô thì không thể như thế. Lần đầu tiên cô đối diện với anh ta với tâm trạng ngượng ngập chứ không phải khó chịu.
Thái Hân vào chỗ hoá trang, khi cô trở ra thì cảnh diễn trước đã xong. Cô hơi ngượng ngập khi đi về phía sàn diễn. Tuấn Khương cũng bước tới, nhìn cố 1 cách thản nhiên:
− Cô chuẩn bị xong chưa?
− Xong rồi.
− Tốt, đoạn này cô phải thể hiện tâm trạng buồn của người thất vọng. Cô vừa khám phá ra bản chất thật của người yêu, và cô bị dằn xé nội tam, hiểu không?
“Sao mà trùng thế, tôi cũng đang thất vọng chết đi được”. Thái Hân nghĩ thầm, và buột miệng:
− Tôi làm được, không cần phải cố gắng gì cả.
Tuấn Khương nhìn cô 1 cái, như thừa hiểu ẩn ý câu nói đó. Rồi anh làm như không biết gì khác, anh gật đầu thản nhiên:
− Tốt, bắt đầu đi.
Anh bước về phía máy, ngồi xuống trước màn hình. Hô lớn:
− Chuẩn bị, diễn.
Thái Hân bắt đầu bước tới, ngồi xuống góc tường. Cô làm y hệt những gì mình đã làm lúc trưa. Nghĩa là thất vọng cùng cực. Cô gục mặt xuống chân, lắc đầu chán nản. Rồi nhắm mắt thở dài, im lặng.
Thái Hân nhắmmắt khá lâu, cô cảm thấy máy đang quay cận cảnh, ánh đèn làm cô bị loá. Không hiểu ma quỷ gì khiến mà khá lâu Tuấn Khương vẫn không cho cắt. Bộ anh ta tâm đắc với đoạn này hay sao ấy.
Anh ta chợt ra lệnh:
− Cắt.
Thái Hân lập tức mở mắt. Cô ngồi im, tự nhiên cô thấy xấu hổ đến mức không dám nhìn mặt anh ta. Cô có cảm giác mình đóng kịch với anh ta chứ không phải đang diễn.
Chết tiệt cái trò chat vớ vẩn, nó làm cho cô rơi vào tình thế kỳ cục không sao tưởng tượng. Chỉ cần nhớ lại mình đã trút hết ý nghĩ thầm kín cho con người này, cũng đủ làm cô rùng cả mình.
Quên mất mình còn đang diễn, cô đứng dậy định bỏ đi, nhưng Tuấn Khương gọi lại:
− Cô đi đâu vậy?
Nhớ ra, Thái Hân đứng lại, thở dài:
− Tôi xin lỗi, cảnh tiếp là gì vậy?
Khi nói xong câu đó, cô thấy tự nhiên anh ta nhìn cô 1 cách ngạc nhiên. Thái Hân không hề biết rằng, đây là lần đầu tiên cô có thái độ, cử chỉ dễ thương với anh ta. Một cử chỉ vô cùng hiếm hoi ở cô.
Những ngày kế, không khí đối chọi ngấm ngầm giữa cô và đạo diễn bớt gay gắt hẳn đi. Không hiểu do Tuấn Khương thay đổi hay tại cô không còn bướng bỉnh nữa. nHưng thân thì không cách gì thân được, không thể nhích lại gần nhau được. Tuấn Khương đã giữ đúng những điều anh ta nói. Cứ coi như trước đây. Hình như ác cảm với cô quá lớn, khiến anh ta không vượt nổi mình.
Mấy ngày đầu Thái Hân rất khó chịu nhưng từ từ cũng quen. Cô tự nhủ khi quay xong bộ phim, cô và anh ta sẽ không gặp nhau nữa.
Nhưng đến ngày cuối, Thái Hân gặp một chuyện kinh dị ngoài sức tưởng tượng. Đó là lúc quay đoạn cuối. Theo kịch bản thì diễn viên nam sẽ lái xe đến chỗ cô đứng. Tuấn Khương đã dặn đi dặn lại, là anh ta phải thắng lại cách cô khoảng ba bước.
Thế nhưng khin diễn, anh ta quýnh quáng thế nào không biết mà không điều khiển nổi mình, cứ thế tông thẳng vào Thái Hân. Không phải riêng gì cô, mà mọi người đều phải 1 phen kinh hoàng.
Thái Hân nhớ lúc đó mình đã hốt hoảng chạy tránh 1 bên. Nhưng rồi vẫn bị hất văng ra khá xa. Sau đó cô cảm thấy 1 cơn đau dội lên, nhưng vẫn không xác định là mình đau ở đâu.
Khi mọi người chạy tới đỡ thì Thái Hân đã ngất xỉu. Cả đoàn nhốn nahó loạn cả lên. Tên lái xe ẩu mặt mày xanh mét, hết chuyện lại đi tông xe vào cô diễn viên nổi tiếng nhõng nhẽo, hay xù lông lên như con nhím.
Phen này thì tới số với cô ta. Còn mẹ cô ta nữa, chắc chắn bà sẽ trị tội cái tên nào dàm làm trầy hạt ngọc của bà.
Anh ta gạt mọi người ra, lắc lắc tay Thái Hân:
− Có sao không Hân, đau chỗ nào nói đi Hân.
Chị Tường Lam giữ tay anh ta lại:
− Nó xỉu mất rồi, nói được gì mà nói.
Đang sợ như thế mà nah ta cũng phải phì cười, rồi lo lắng nhìn đạo diễn:
− làm sao bây giờ anh Nam?
Tuấn Khương có vẻ bình tĩnh nhất trong đoàn, anh nói như ra lệnh:
− Coi chừng cô ta bị gãy chân, đừng đụng vào, gọi xe cấp cứu đến hay hơn.
Nói xong anh ta rút máy gọi đến bệnh viện. Một lát sau thì xe tới. Thái Hân vẫn còn chưa tỉnh, nhưng khi 2 cô y tá đặt cô lên băng ca thì cô chợt mở mắt, rồi kêu lên:
− Sao lại khiêng em thế này? Thả em xuống đi. Ôi đau quá, chân em sao thế này?
Tuấn Khương nói nhẹ nhàng:
− Có lẽ cô bị gãy chân rồi, chịu khó nằm yên đi.
Thái Hân tròn xoe mắt, chỉ hỏi được một tiếng “Cái gì”. Rồi bắt đầu khóc mù trời.
Tuấn Khương và vài người cùng đưa cô đến bệnh viện. Lúc lên xe rồi, Thái Hân vẫn cố lắc đầu, ngồi dậy:
− Em không nằm đâu, em xấu hổ lắm, cho em xuống đi.
Chị Tường Lam dỗ dành:
− Có gìmà xấu hổ, bị thương phải nằm im, đừng có khóc nào.
− Nhưng em đau quá, không khóc không được.
Chị Tường Lam phì cười:
− Ừ, khóc thì khóc, nhưng phải chịu khó nằm yên, cử động là gãy luôn châ n bên kia đấy.
Cách hù con nít thế này mà làm Thái Hân sợ thật. Đúng hơn là do đau quá nên cô không phân biệt nổi nói đúng hay sai.
Mà chưa bao giờ côbị cuyện gì đau thế này. Phải nói là kinh hoàng, khủng khiếp. Chảy cả nước mắt. Cô khóc tỉ tê:
− Mẹ em đâu rồi, chị gọi mẹ dùm em đi.
− Được rồi, anh Nam đã gọi điện bào cho bác rồi, không chừng tới bệnh viện là m5 em chờ ở đó, yên tâm đi.
− Đau quá, hức hức…
diễn viên Tấn Lâm, cái tên gây ra sự cố lúc nãy, nói như an ủi:
− Ráng chút nữa đi Hân, người ta băng lại là hết đau liền hà.
Nghe tới băng bột, Thái Hân còn thấy khủng khiếp hơn. Cô hình dung mình cả chân bị bó bột trắng toát mà hết cả vía. Thế là lắc đầu nguầy nguậy, khóc ròng:
− Tôi không băng bột đâu, giống thương binh lắm, cho tôi về nhà đi.
Cô y tá lắc đầu:
− Không được, em phải đến bệnh viện cho người ta trị chứ, về nhà sao được.
Thái Hân vẫn lắc đầu:
− Em sợ lắm, rủi người ta cưa chân em thì sao. Em muốn về nhà, để mẹ em lo cho em, bảo tài xế chạy về nhà em đi.
− Không được.
Nhưng Thái Hân vẫn khóc lóc, lải nhải đòi về. Ban đầu cô y tá còn ráng dỗ, nhưng sau đó thì làm thinh. CÔ ta chưa từng thấy 1 cô gái lớn ngần này mà còn nhõng nhẽo kinh dị thế. Mỗi cái mỗi đòi mẹ, giống như con nít.
Không ai hiểu được Thái Hân đang sợ như thế nào. Và theo thói quen, mỗi lần gặp chuyện gì kinh dị, thì phải cầu cứu đến mẹ cô mới thấy an toàn. Cho nên khi bị vào bệnh viện mà không có mẹ, cô sợ kinh khủng, và khóc lóc như thể sắp chết đến nơi.
Thấy cô cứ khóc đòi mẹ, Tuấn Khương quát nhỏ:
− Nín đi chứ, khóc hoài vậy, phải tới bệnh viện người ta mới giúp được cô, chứ mẹ cô thì làm gì được, lớn rồi mà không hiểu gì cả.
Bị nạt, Thái Hân tủi thân khóc dữ hơn. Cô lấy tay che ngang mặt để khỏi bị nhìn. Lớp bị đau, lớp xấu hổ vì phải nằm trước mặt người lạ, cô khổ sở vô cùng. Cho nên thay vì muốn cómẹ, cô quay ra oán trách cái tên lái xe ẩu tả.
Đã vậy hắn không chịu im đi, mà còn năn nỉ:
− Xin lỗi nghe Hân, tôi không cố ý đâu, ráng chút nữa là tới bệnh viện rồi.
Thái Hân lập tức buông tay xuống, lườm anh ta 1 cái:
− Lái xe ẩu kiệu đó, sao anh không vô bệnh viện mà tôi phải vô chứ. Người năm đây đáng lẽ là anh, không phải tôi, hiểu chưa?
Tự nhiên mọi người bật cười. Nhưng ai cũng vội nín lại, vì sợ chọc cho cô nổi giận rồi lại nhè thêm.
Đúng như chị Tường Lam nói, khi đến bệnh viện thì bà Thái đã có mặt ở đó. Tấn Lâm lo thầm trong bụng, và chuẩn bị tinh thần để nghe chất vấn. Nhưng bà Thái chẳng có vẻ gì là muốn truy tìm thủ phạm. Khi Thái Hân được đưa vào phòng khám, ở ngoài bà lo lắng hỏi Tuấn Khương:
− Nó làm sao mà ra nông nỗi vậy hả câu?
Tuấn Khương điềm đam kể lại sự việc, bà Thái thở dài:
− Xui cho con nhỏ thật, sắp quay xong mà còn bị tai nạn, kiểu này nó chịu đau gì thấu. Từ đó tới giờ nó có gặp tai nạn lớn vầy đâu.
Bà rơm rớm nước mắt, hình như Thái Hân đau một thì bà đau tới mười. Thấy vậy Tuấn Khương chỉ biết thở dài. Cô ta lớn rồi mà mẹ cứ ủ như con nít thế, bảo cô ta không bám mẹ sao được.
Anh lẳng lặng đi đến cuối hành lang. Ở đó có thêm mấy nhân vật nữa mới tới. Thấy Tuấn Khương, Tấn Lâm hỏi 1 cách lo lắng:
− Me của Thái Hân có phiền em không anh? Em muốn tới xin lỗi, nhưng sợ quá, lúc này có nên không?
− Muốn xin lỗi thì nói lúc nào cũng được.
Tường Lam mỉm cười:
− CẬu lớn gan thiệt đó, hết chuyện lại làm bể đồ kiểu, không sợ cô con gái, mà coi chừng bà mẹ đó, con người ta cưng như trứng mà làm nó gãy chân,, chết cậu rồi.
Tấn Lâm gãi gãi đầu:
− Em có muốn vậu đâu, tại lúc đó em quýnh quá.
− Quýnh gì, lúc đó lo nhìn người đẹp nên hồn vía tứ tán hết rồi phải không?
Tấn Lâm không biết nói gì, chỉ cười trừ.
Mọi người chờ đến lúc Thái Hân ra phòng bệnh mới về.
Không biết tin đồn ở đâu, mả chẳng bao lâu, phòng Thái Hân người ta tới đông nghịt ngoài cửa. CHủ yếu là các cô cậu nhí nhố học trò. Nghe nói có diễn viên nằm bệnh biện nên các cô nàng kéo đến xem mặt. Chắc nhìn xem diễn viên có khác với người thường không.
Lúc đó Thái Hân không để ý lắm, tới chừng nhìn ra ngoài cửa, thấy mấy cái đầu ló nhìn, cô xấu hổ lấy gối che mặt. Vì tưởng tại mình bó bột kỳ cục nên bị nhìn.
Thấy vậy, bà Thái bước ra cửa:
− Có chuyện gì vậy mấy cháu.
Một cô bé rụt rè:
− Bác ơi, tụi cháu muốn xem mặt chị ấy. Có phải chị ấy là diễn viên không ạ?
− Phải đó cháu, mấy cháu biết nó hả?
− Dạ, tụi cháu không biết, tại nghe mấy cô y tá nói có diễn viên nên tụi cháu tới xem mặt.
− Vậy hả, mới mấy cháu vô đây.
Vừa nói bà Thái vừa đẩy cửa rộng ra. Các cô cậu nhí nhố lập tức ùa vô. Đến nỗi Thái Hân chẳng biết nói gì. Mặt cô đỏ bừng lên vì ngượng. Cô có phải là ngôi sao đâu mà tới xem mặt, quê chết được.
Một cô bé bạo dạn làm quen:
− Chị tên Thái Hân hả? Sao chị đóng phim nào mà em không biết? Em là hay xem phi lắm, mà em không thấy chị.
− Tại chị còn đi học, chỉ mới đóng phim lần đầu thôi.
Một cô bé khác lên tiếng:
− Chị học trường nào hả chị?
− Trường điện ảnh.
− Đã thật đó, thích quá há, em thích học trường đó lắm, nhưng chắc em vô không nổi đâu.
Cô bé lúc nãy lên tiếng:
− Chị mấy tuổi hả chị?
− Hai mươi hai.
− Vậy mànhìn chị nhỏ quá hén, em nghị chị lớn hơn tụi em hai tuổi là cùng.
− Em bao nhiêu?
− 17, mới lới 11 à chị.
− Vậy hả?
Thái Hân nhìn qua 1 lượt, rồi tò mò:
− Bộ mấy em cũng nằm viện nữa hả, bệnh gì mà nằm đông thế?
Cả bọn bật lên cười, rồi cô bé lúc nãy gải thích:
− Tụi em không có bệnh, tụi em thăm bạn, nghe nói chị là diễn viên nên kéo qua xemmặt chi đấy.
− Vậy hả?
“Không biết mặt mình có xấu không, bị xemmặt mà mặt mũi xấu xí thì quê lắm”-Thái Hân nghĩ thầm 1 cách lo lắng. Nhưng hình như các cô nàng không để ý chuyện đó. Cô bé chậclưỡi:
− Chị đẹp thiệt đó, chị mà đóng phim nhiều thể nào cũng trở thành ngôi sao.
− Cũng không biết nữa, muốn làm ngôi sao khó lắm.
Cô bé chợt nhìn xuống tay Thái Hân, rồi xuýt xoa:
− Tay chị đẹp thiệt đó, chị mà quảng cáo cho công ty nữ trang thì hết ý luôn. Thái Hân ngượng đến đỏ mặt. Từ đó đến giờ cũng có người bảo cô xinh, nhưng khen lấy khen để thì chỉ có cô bé này. Đây là lần đầu tiên cô nghe khen nhiều như vậy. Thích là tất nhiên rồi. Nhưng nghĩ tới chân bị bó bột, cô lại thấy mình chẳng ra làm sao cả.
Tên Tấn Lâm chết tiệt, thật là đáng ghét, hại người ta 1 trận ra trò.
Mai mốt gặp hắn, cô sẽ bảo với hắn rằng lái xe kiểu đó, mai mốt mở mắt thấy mình nằm trong bệnh viện thì cũng đừng có ngạc nhiên.
Nhưng hắn co ngạc nhiên không thì không biết. Chứ trước mắt là cô thấy mình phải nằm viện ít nhất 1 tuần. Càng nghĩ càng thấy mình khổ ơi là khổ.
Các cô bé kia chí choé 1 lúc rồi về. Thái Hân rầu rĩ nhìn nhìn 1 chân bó bột. Thật không làm sao quen được với ý nghĩ mình bị gãy chân. Cứ như nằm mơ vậy.
Buổi tốimTh sắp ngủ thì Tuấn Khương vô thăm, anh chỉ đi 1 mình, lúc đó bà Thái không có trong phòng. Thấy anh ta đi vào hết sức bất ngờ. Tự nhiên cô nhìn xuống chân mình. Chúa ơi, 1 chân cứ thẳng đơ, băng trắng toát. Mọi người thấy mình xấu xí thế này cũng đủ khổ rồi, vậy mà đạo diễn còn ngồi 1 mình với mình trong phòng, làm gì anh ta không thấy sự xấu xí của cô.
Tự nhiên cô lấy chiếc gối úp lên mặt, giả vờ ngủ cho anh ta bỏ về.
Nhưng đạo diễn không về, đã vậy anh ta còn đến đứng sát giường:
− Cô làm sao vậy?
Thái Hân làm thinh, cố ý nằm im. Nhưng như vậy cũng không xong, đạo diễn cười 1 tiếng:
− Tôi biết cô chưa ngủ đâu, bỏ gối ra đi, đừng có tiếp khác kỳ cục như vậy.
Sợ anh ta giật gối đi, Thái Hân đành bỏ ra, và hỏi 1 câu hơi bị lãng nhách:
− Anh đi đâu vậy?
Tuấn Khương hình như đã quen với cách nói chuỵen chướng tai của cô, nên cũng không lấy gì làm phật ý. Anh đặt hộp quà trên bàn. Rồi ngồi xuống cạnh giường:
− Đỡ đau chút nào không?
− Còn đau lắm, khó chịu ghê gớm.
Sơ cô khóc nỉ non lên, Tuấn Khương vội động viên:
− Ráng chịu đựng vài nagỳ, rồi sẽ qua thôi. Xem như cô tập cho có sức chịu đựng vậy mà.
Thái Hân hítmũi:
− Tôi không thích tập tành thế này đâu, tập gì kỳ vậy?
− Khi mình không thể cải tạo hoàn cảnh, thì mình phải thoả hiệp với nó chứ, cô đã lớn rồi, hai mươi mấy tuổi rồi, lẽ nào không chịu nổi 1 việc cỏn con thế này?
Thái Hân thiếu điều giãy nảy lên, chuyện kinh khủng thế này mà anh ta bảo là cỏn con. Sao anh ta không giỏi bị như cô đi rồi biết. Không kềm được, cô cong môi lên:
− Khi nào anh bị gãy cả hai chân, anh sẽ hiểu nó có cỏn con hay không.
− Muốn tar3 thù thì trù người ta bị 1 chân cũng đủ rồi, đằng này nói tới những 2 chân, ác thì cũng vừa thôi chứ.
Thái Hân ngồi im, hình như đạo diễn nói chuyện lạ lạ, có cái gì đó không giống thường ngày. CÔ cau trán cố nghĩ mà nghĩ không được.
A, nhớ rồi, cái lạ đó là hôm nay anh ta nói chuệyn bình thường, bình thường từ giọng nói đến nội dung của câu. Chứ nó không châm chích như cái cách anh ta thừơng dùng với cô.
Chắc bởi vì anh ta nghĩ mình đang đứng trươc1 thương binh.
Thấy cô không nói gì, Tuấn Khương cũng ngồi im.
Thái Hân cứ nghĩ lan man hết chuyện này đến chuyện khác, 1 lát sau mới nhớ ra, cô lo lắng:
− Như vậy đoạn cuối thì sao?
Hỏi 1 câu tối nghĩa như vậy mà đạo diễn cũng hiểu, anh khoát tay:
− Sẽ có người thế vai, không sao cả.
Thái Hân tiu nghỉu:
− Thế như vậy, mất giá trị của bộ phim hết, 2 diễn viên thì làm sao có cùng 1 diễn xuất kai chứ.
− Chỉ cần sử dụng kỹ thuật quay, có nói cô cũng không hiểu đâ. Rất may là chỉ còn 1 cảnh quay, tối nay là cảnh cuối đấy.
Thái Hân mớ lớn mắt:
− Tối nay?
− Sao vậy?
− Vậy mà bây giờ đạo diễn còn ở đây?
Tuấn Khương chợt cười:
− Tôi đang trên đường tới trường quay, nên tạt vào xem cô đã ổn định chưa.
− Ổn định cái gì?
Tuấn Khương nhún vai:
− Tinh thần, tôi nghĩ cô sẽ khó mà vượt qua được chấn động này, với cô thì tai ạnn như vậy sẽ kinh khủng gấp đôi người thường.
− Hứ, nói quá, làm như tôi tệ lắm, coi thừơng người ta vừa vừa thôi chứ.
Quả nhiên, Tuấn Khương trở lại cái giọng như cũ:
− Giá mà cô biết mình tệ.
Và không để Thái Hân kịp phản ứng, anh đứng dậy:
− Tôi phải đi đây, chúc ngủ ngon.
Tức quá, Thái Hân nói cụt ngủn:
− Cám ơn.
Anh ta đi rồi, Thái Hân lại lấy gối chận lên mặt, âm thầm thở dài não nuột. Bình thường cô sợ nhất là bị xấu xí, thế mà bây giờ… chẳng những xấu, mà còn kỳ cục, chẳng những kỳ cục, mà còn phải khơi ra trước mặt mọi người.
Mọi người thì còn đỡ, đàng này lại chính mắt đạo diễn thấy cô xấu. Sao mình vô duyên không thể tưởng thế này.
Buổi sáng trời mưa, Thái Hân ngồi bên cửa sổ, chống nằm nhìn mưa bay lất phất. Sáng nay mẹ đi chợ, cô ở nhà một mình nhìn mưa, dáng điệu buồn như con mèo ốm.
Chợt Thái Hân thấy ngoài cổng có khách đến. Đó là đạo diễn.
Nhưng anh ta không đi một mình, mà với một cô gái nào đó. Thái Hân nhìn kỹ cô gái, nhưng thấy chẳng quen. Cô ta có dáng cao cao, mảnh mai, và mái tóc cũng dài như cô. Hình như cô và cô ta khá giống nhau.
Thái Hân đứng dậy, lê từng bước ra cửa. Lúc đó khách cũng vào đến nhà. Thấy cô, anh bước tới ngăn lại:
− Đừng đi nhiều, coi chừng…
Anh ngừng nói. Thái Hân bèn nói tiếp:
− Coi chừng gãy luôn chân bên kia chứ gì?
Tuấn Khương có vẻ không bằng lòng:
− Sao muốn chuyện xấu không vậy.
Anh quay qua cô bé đi chung:
− Vào đây em.
Thái Hân nhìn nhìn cô nàng, càng nhìn cô càng thấy cô ta có nhiều nét giống mình. Cô bèn gật đầu chào:
Trong khi hai người khách ngồi xuống đã lâu, mà cô còn cà nhắc đi chưa tới sa lon. Thấy vậy, cô bé bước tới đỡ cô:
− Để mình giúp cho.
− Mình tự đi được, không sao đâu, bạn ngồi đi.
Nói vậy nhưng cô nàng cũng đở Thái Hân đến ghế. Trông cô nàng có vẻ dễ gần, và tự nhiên như người Hà Nội. Phong cách cô nàng rất dễ thương, nhưng không hiểu tại sao Thái Hân lại không thích chút. Tại vì… cô nàng đi cùng đạo diễn.
Tuấn Khương giới thiệu:
− Đây là Mỹ Chỉ, diễn viên đóng thế cho cô đó.
Thái Hân quay phát qua nhìn cô nàng, rồi thở dài một mình “Tìm người thế vai hay thật, ngay cả mình cũng thấy giống giống. Nhưng giống chút xíu thôi”.
Và mặc dù đã ráng khiêm tốn, cô vẫn phải nghĩ rằng mình xinh hơn. Cầu trời cho mình cũng diễn hay hơn.
Thấy Thái Hân nhìn mình, Mỹ Chi tự nhiên cười với cô. Làm Thái Hân cũng phải cười lại. Nhưng trong thâm tâm, cô rất muốn liếc cô nàng một cái. Mới thế vai có mấy ngày mà đã kè kè bên đạo diễn như thế, trong khi cô làm việc với anh suốt cả bộ phim, mà có đứng riêng với nhau chút nào đâu. Tới gần cô anh ta chỉ có khó chịu căng thẳng và…
Nhớn tới chuyện chat và cuộc gặp kỳ dị ở nhà hàng, cô lại muốn nổi khùng lên.
Tuấn Khương chợt lên tiếng:
− Thứ bảy này tổ chức trình chiếu bộ phim, tôi mang thư mời đến cho cô đây.
Vừa nói anh vừa đặt tờ thiệp xuống bàn Thái Hân cầm lên xem, rồi lại đặt xuống, lẽ ra cô thích lắm, nhưng lại làm mặt lạnh:
− Tôi không đi.
− Sao vậy?
− Anh biết rồi, chân tôi thế nầy…không thích.
− Tôi thấy không có gì trở ngại cả, cô là diễn viên chính, sẽ có nhiều nhà báo phỏng vấn cô đấy, nên có mặt đi.
Thái Hân vẫn lắc đầu:
− Tôi không đi đâu.
Tuấn Khương nhíu mày:
− Nếu là lý do đó, thì không nên chút nào, phải nghĩ chuyện lớn hơn chứ.
Thái Hân nhìn thoáng qua Mỹ Chi. Chợt cô nói một câu mà chính mình cũng không ngờ tới:
− Chị thế vai tôi được thì cũng thế trong buổi trình chiếu phim chứ có biết tôi là ai đâu.
Vẻ mặt Mỹ Chi sáng ngời lên, đôi mắt lấp lánh hy vọng, cô buột miệng:
− Có được không?
Vừa nói cô vừa nhìn Tuấn Khương với vẻ rụt rè, nhưng anh lắc đầu:
− Không nên đánh lừa mọi người như vậy, nhân vật trong phim còn có thể dùng kỹ thuật qua mắt khán giả, chứ người thật thì không thể thay thế, hai cô chỉ có dáng tương đối giống, chứ không phải là hai giọt nước.
Anh ngừng lại một chút, rồi nói thêm:
− Cho dù là hai giọt nước, cũng không nên lừa người ta.
Nghe nói như vậy, Thái Hân thích lắm. Nhưng đang bất mãn vì sự có mặt của cô diễn viên phụ, nên cô làm găng luôn:
− Đạo diễn làm sao làm, còn tôi thì không thích đi.
Tuấn Khương chợt gằn giọng:
− Chưa là ngôi sao mà đã có biểu hiện rồi sao, không đi thì tùy.
Vừa nói anh vừa đứng dậy:
− Còn một tuần cho cô suy nghỉ, bao giờ đổi ý thì gọi điện cho tôi.
Anh ra hiệu cho Mỹ Chi:
− Mình về thôi.
Rồi anh đi ra cửa. Mỹ Chi ái ngại nhìn Thái Hân. Rồi nói nhỏ.
− Về nha Hân.
Thái Hân vẫn ngồi yên như đã bị câm. Phản ứng bất ngờ của Tuấn Khương làm cô không nói gì được. Vẻ ái ngại cuả Mỹ Chi càng làm cô muốn nổi khùng. Chính vì muốn nổi khùng nên cô không khóc cho họ thấy.
Đợi họ ra cửa rồi, Thái Hân ào lên khóc một mình. Cô không hiểu tại sao cớ sự lại ra nông nỗi nầy. Mặc dù trước giờ anh ta đối xử chẳng hề nhẹ nhàng với cô, nhưng lần nầy thì cô không sao chịu được. Nhất là từ khi biết anh ta là người tri kỷ trên mạng.
Thái Hân khóc một mình suốt cả buổi chiều. Cô thấy tức ghê gớm, và không hiểu nổi tại sao lần nầy bị anh ta cư xử thẳng thừng, mình lại khổ sở nhiều như vậy. Trước kia đâu đến nỗi thế nầy.
Buổi tối, Tuấn Khương gọi điện cho cô. Biết là cô có ở nhà mà anh ta vẫn gọi số riêng. Lúc mở máy Thái Hân không ngờ là anh ta, vì cô không nhìn lên màn hình, đến khi nghe giọng anh ta, cô đâm bối rối. Nhưng không phải vì như vậy mà dịu dàng hơn. Giọng cô cụt ngủn:
− Gọi tôi có chuyện gì?
− Cô suy nghĩ kỹ chưa?
− Chẳng có gì phải suy nghĩ cả.
Tuấn Khương cười nhỏ trong máy:
− Chuyện chính tôi giới thiệu với báo chí Mỹ Chi là cô cũng được, nhưng sau đó thì như thế nào, cô có nghĩ tới không?
− Không.
Hình như Tuấn Khương bực lắm, nhưng vẫn nói thản nhiên:
− Sau nầy nếu báo chí có nói về bộ phim đó, người ta sẽ chỉ nói tới Mỹ Chi, mời họp báo hay giao lưu gì đó, họ cũng chỉ biết có cô ấy, còn cô thì trở thành cái bóng của chính mình, tên Thái Hân chỉ là một cái tên trên màn ảnh, còn trong thực tế, cô chẳng là gì cả.
− Kệ cha tôi.
Tuấn Khương nói với một chút châm biếm:
− Có thật là cô không màng tới danh vọng không?
− Không biết.
− Tôi không hiểu cô đang nghĩ gì, nhưng đừng đẩy tự ái của mình đi quá xa, mai mốt hối hận cũng không làm gì được đâu.
Thái Hân vô tình hếch mặt lên:
− Tại sao tôi phải hối hận? Không bao giờ.
− Với một tính cách như cô, thất bại là một điều khó chấp nhận. Tệ hại hơn, là chính mình bỏ sức lao động để đưa người khác lên vị trí một ngôi sao. Còn mình thì vẫn đứng trong bóng tối.
Thái Hân nói một cách tự tin, kiêu hãnh:
− Tôi mà có thể đứng trong bóng tối sao?
Tuấn Khương cười lớn:
− Tôi biết, tôi biết, chú của cô sẽ không bao giờ để cô cháu ông ấy thiệt thòi, nhưng cô có tin rằng, tôi có thể đưa tên tuổi cô lên cao hoặc hủy diệt nó không?
− Cứ làm nếu thích.
− Có lẽ cô cần phải nhận một bài học nhớ đời đấy Hân ạ. Con đường cô đi êm ái qúa, nên cô không biết khiêm tốn, cô rất cần một cú sốc trong đời.
Thái Hân đỏ bừng mặt. Tức giận không nói được. Cô thản nhiên tắt máy, cắt ngang cuộc nói chuyện.
Cơn giận mù quáng làm cô không còn đủ tỉnh táo để biết sợ. Biết rằng Tuấn Khương đang đe dọa. Nhưng cô không tin anh ta sẽ làm thật. Anh ta sẽ không để cô trở nên có tên tuổi, sẽ trừng phạt cô, anh ta dám không?
Thái Hân bèn bấm số máy của anh ta, giọng cô đầy vẻ kiêu kỳ:
− Anh tưởng mình có thể làm được tất cả những gì anh muốn à? Hình như anh hơi bị chủ quan, nói thẳng ra là quá tự tin.
− Có thể.
− Anh nghĩ anh làm được mọi thứ, tôi biết là số phận diễn viên nằm trong tay đạo diễn, anh có thể tung hoành với tất cả, trừ tôi.
Tuấn Khương nói điềm đạm:
− Cô đừng nghĩ đến chú Tính của cô nữa, khi đó cô sẽ đứng đúng vị trí của mình.
Thái Hân lặng lẽ tắt máy. Cơn tự ái mù quáng làm cô không đủ bình tĩnh suy nghĩ những gì anh ta nói. Có một cái gì đó thất vọng, sụp đỗ ghê gớm. Nó làm cô thấy chán mọi thứ.
Có lẽ Tuấn Khương nghĩ rằng cô sẽ mách chú Tính, nhờ chú can thiệp. Tự nhiên cô bĩu môi một mình. Không thèm dựa hơi như anh ta tưởng đâu.
Cô sẽ không nói gì hết, để xem anh ta làm gì.
Thái Hân chăm chú đọc bài báo có cái tựa rất kêu “Một gương mặt điện ảnh mới, một ngôi sao bắt đầu tỏa sáng”. Bài báo viết về diễn viên chính trong bộ phim “Cát trắng”. Nhưng ảnh chụp và tên thật là của Mỹ Chi. Một sự cướp đoạt trắng trợn và tàn nhẫn, gần như có một không hai trong giới điện ảnh. Cô hoàn toàn không nghĩ đó là sai lầm của nhà báo, mà hiểu ngay đòn chí mạng của Tuấn Khương dành cho cô. Một bài học nhớ đời, như anh đã nói.
Cô buông tờ báo xuống chân, gương mặt trắng bệch. Bất giác cô quăng tờ báo xuống gạch, khóc một cách tức tưởi.
Bà Thái cầm dĩa trái cây đi lên, định đưa Thái Hân. Nhưng thấy gương mặt đầm đìa của cô, bà hoảng hồn:
− Có chuyện gì vậy con, ở nhà mà cũng có ai chọc ghẹo nữa sao, chuyện gì vậy?
Thái Hân khóc ấm ức:
− Mẹ bảo hắn tế nhị, nhưng con thấy hắn là người thủ đoạn nhất trên đời.
− Ai thủ đoạn.
− Hắn đấy, con thề là không bao giờ đóng phim của hắn nữa, cho dù con có thất nghiệp cũng vậy.
Bà Thái hiểu ngay cô muốn nói đến ai, bà lắc đầu:
− Sao nữa, con với cậu ta đâu có gặp nhau nữa vậy thì còn chuyện gì mà gay cấn chứ.
Thái Hân cúi xuống lượm tờ báo đưa cho mẹ. Bà Thái cầm lên đọc, rồi đọc thêm lần nữa mắt bà nhíu lại:
− Sao hình không phải là của con, rồi lại nói tên thật là Mỹ Chi, rõ ràng con đóng phim này mà. Ai giả vậy?
− Cô ta là diễn viên thế vai con, nhưng cô ta chỉ đóng đoạn cuối thôi. Anh ta có ý lăng xê cổ không ngờ anh ta làm thật.
Nhưng con đã nói gì thách thức cậu ấy? Sao mẹ không biết?
Anh ta bảo phải dạy con một bài học. Bà Thái nhìn cô chăm chú, như cố tìm hiểu.
− Hai đứa cãi nhau phải không?
Thái Hân ấm ức kể hết chuyện đã xảy ra. Cô làm bà Thái vô cùng ngạc nhiên:
− Chuyện như vậy mà đến giờ mẹ mới biết tại sao không nói với mẹ, lúc nầy bày đặt giấu mẹ nữa phải không?
Thái Hân nói ỉu xìu:
− Con không có giấu, chỉ là không muốn nói thôi.
Bà Thái suy nghĩ một chút, rồi quyết định.
− Mẹ sẻ nói chú Tính can thiệp, cậu ta không được cư xử với con như vậy, làm vậy là phủ nhận tài năng của con, phải để chú Tính can thiệp mới được.
Thái Hân quýnh quáng:
− Mẹ đừng nói với chú Tính.
− Sao vậy?- Bà Thái kinh nhạc.
− Anh ta bảo con hay cậy thế, con tự ái lắm thế nên khi anh ta bảo cho con bài học, con nghĩ con hay dựa thế, con ghét lắm.
Bà Thái thở dài:
− Tại sao tự ái như vậy, bao nhiêu người muốn được nổi tiếng mà không được, còn con có người bảo trợ mà từ chối, dại dột quá đi.
− Con sẽ chứng minh cho anh ta thấy con đi lên bằng khả năng, chứ không dựa vào ai cả.
− Vậy còn chuyện nầy, con buông xuôi à? Để cho con bé vớ vẩn kia lợi dụng hào quang của con à, thành công của mình mà để người khác hưởng, sao dại quá vậy?
− Rồi con sẽ tự làm cho con nổi tiếng, bây giờ con biết khả năng của mình thì con không sợ gì cả.
Bà Thái thở dài.
− Vừa kiêu ngạo mà lại vừa tự ái hão huyền, nếu cứ giữ tính đó thì con sẽ thất bại mãi thôi.
Thái Hân vẫn khăng khăng:
− Không có tài mới sợ thất bại, vàng thật không sợ lửa mẹ à.
− Đúng là con chủ quan quá mức rồi. Mới ra đời đã thành công nên chẳng chịu lời khuyên của ai, rồi con sẽ hối hận đó.
Nhìn gương mặt bướng bỉnh của Thái Hân, bà lắc đầu:
− Dù thế nào thì mẹ cũng nhờ chú Tính can thiệp, mẹ không để yên chuyện này đâu.
Thái Hân phản đối quyết liệt:
− Đừng nhờ chú Tính mẹ ạ, đừng thèm phản ứng gì cả, mình mà tức họ sẽ nghĩ mình cần họ, con không cần đâu.
Bà Thái không nói gì. Nhưng trong chuyện này bà còn cương quyết hơn cả con gái. Hành động của Tuấn Khương làm bà tức giận vô cùng, nó xóa sạch những ý nghĩ tốt đẹp bà dành cho anh từ trước giờ. Và đây là lần đầu tiên bà thừa nhận lý do vì sao Thái Hân ghét anh ta.
Buổi trưa bà đến nhà chú Tính. Vẻ mặt không vui. Không đợi hỏi, bà vào đề ngay:
− Chú đã đọc bài báo sáng nay chưa?
Chú Tính lắc đầu:
− Bài báo nào chị?
Bà Thái không nói gì, mà im lặng đưa tờ báo đến trước mặt chú Tính:
− Chú đọc đi.
Chú Tính đọc xong bài báo, mắt nhíu lại bất mãn:
− Thế này là sao?
− Tôi định hỏi chú, vì tôi nghĩ chú biết hơn tôi, thật chẳng ra làm sao cả.
− Tay nhà báo nào cẩu thả đến thế, sao lại không biết gì cả, mà vấn đề chính là đạo diễn muốn như vậy.
Chú Tính phẩy tay:
− Không có lý nào, chuyện cậu ta với con Hân gay cấn nhau trong lúc quay phim em biết, nhưng em nghĩ cậu ta không chơi cho con nhỏ một cú như vậy, chị cũng đã từng thừa nhận cậu ta là mẫu người đứng đắn mà.
− Nhưng chuyện này làm tôi buộc phải nghĩ lại.
− Tráo người thế này thật là chuyện động trời, một người như Tuấn Khương sẽ không làm như vậy.
− Nhưng trên thực tế cậu ta đã làm.
Chú Tính mỉm cười:
− Sao chị biết?
− Con Hân nói, lúc nó với cậu ta cãi nhau tôi không biết, đến khi xảy ra chuyện nó mới chịu kể với tôi.
− Lạ thật, con bé giấu chị à? Từ đó giờ có bao giờ nó như vậy đâu.
− Tôi cũng không hiểu được. Mà càng không hiểu hơn nữa là nó không cho tôi đến nhờ chú.
− Sao vậy, những chuyện này nó phải nói với em chứ.
− Con nhỏ tự ái đấy, nó bảo cậu ta nghĩ nó chẳng có tài cán gì, chỉ nhờ cái bóng của chú, giờ thì nó không muốn nhờ chú nữa, mà sẽ tự phấn đấu, nói chuyện nghe không giống nó chút nào.
Chú Tính mỉm cười:
− Con bé khá đó chứ, nó nghĩ vậy được cũng tốt.
Bà Thái lắc đầu nguầy nguậy:
− Tôi không đồng ý chuyện này, phải viết một bài báo đính chính cho nó, không thể để người ta cướp công của nó một cách trắng trợn như vậy.
− Chú Tính ngồi trầm ngâm:
− Để gặp cậu ta em hỏi xem sao. Nếu nó chịu nói trước với em thì sẽ không có chuyện này đâu.
− Nó muốn thách thức cậu ta, thật là dại dột, không biết sợ là gì cả.
Thấy vẻ mặt giận dữ của bà Thái, chú Tính cười ôn hòa:
− Em biết chị giận lắm, ngay cả em cũng bực, nhưng để em hỏi nguyên do xem sao, việc cải chính không có gì khó cả, chị cứ yên tâm về đi.
− Chú nói vậy thì tôi chờ, nếu cần thì yêu cầu chính cậu nhà báo đó viết bài đính chính, tôi không bỏ qua chuyện này đâu.
− Được rồi, chị cứ yên tâm.
Bà Thái đứng lên ra về. Sự bực tức vơi đi chút ít, nhưng gương mặt vẫn cau có không vui.
Tiễn bà chị dâu ra cửa xong, ông Tính quay vào nhà, ngồi suy nghĩ một mình. chuyện xảy ra như vậy, nếu không phải bà Thái nói, hẳn ông sẽ không tin Tuấn Khương có thể làm như vậy.
Ông thong thả bấm số máy gọi Tuấn Khương tới. Rồi ngồi chờ.
Khoảng nửa giờ sau Tuấn Khương tới. Hình như đã đoán trước, nên anh ta có vẻ của một người chuẩn bị đối phó. Dù khuôn mặt vẫn bình tĩnh, điềm đạm như thường ngày. Thậm chí anh ta còn mỉm cười khi ngồi xuống trước mặt ông Tính:
− Chuyện gì vậy chú?
Ông Tính nói chậm rãi:
− Cậu đọc bài báo sáng nay rồi chứ?
Tuấn Khương điềm nhiên gật đầu:
− Vâng.
− Mẹ con Hân mới mang tới cho tôi đó.
Tuấn Khương hỏi lại:
− Chú nói bác Thái hay Thái Hân?
− Con Hân không nói gì cả, thậm chí nó không cho mẹ nó nói với tôi. Thế này là sao hả?
Tuấn Khương chưa kịp trả lời thì ông nói tiếp:
− Tôi biết trong quá trình quay, cậu với nó xảy ra vô số chuyện xích mích, tôi cũng biết cậu không ưa nó, nhưng làm thế này thì quá đáng lắm, không chấp nhận được đâu.
Tuấn Khương mỉm cười:
− Chú đoán là con làm chuyện này à?
− Con Hân kể với mẹ nó là cậu dọa cho nó một bài học, có phải cái này là bài học của cậu không?
Thấy Tuấn Khương im lặng, ông cau mày:
− Cậu không nhận à?
Tuấn Khương gật đầu thản nhiên:
− Con đã nói trước với Thái Hân là con sẽ làm như vậy, những cú sốc như thế, Thái Hân rất cần.
− Cậu nói cái gì? Cho con bé nếm mùi thất bại à? Mà nó đâu có thất bại, nó chỉ bị cậu hạ đo ván mà thôi.
− Đó cũng là một hình thức thất bại, nếu mọi chuyện đều suôn sẻ, cô ta sẽ chẳng biết mình là ai.
− Hừ.
− Sau này chắc chắn cô ta sẽ trở thành ngôi sao, nếu không biết khiêm tốn, cô ta sẽ gặp những mất mát lớn hơn.
Ông Tính nhìn anh chăm chú:
− Ngoài vai trò đạo diễn, cậu muốn kiêm luôn vai trò thầy giáo với nó à?
Tuấn Khương thản nhiên:
− Con nghĩ con với Thái Hân sẽ còn làm việc với nhau dài dài, nếu cô ta không sửa đổi tính cách, thì người khổ đầu tiên là con, sau đó là đến những người khác.
− Vì vậy mà cậu muốn sửa đổi nó, coi chừng bài học của cậu khắt khe quá đó, nó không học nổi đâu.
Tuấn Khương mỉm cười:
− Con biết chú nóng ruột lắm, nhưng chú hãy nghĩ rằng Thái Hân cần những bài học như vậy, nếu không thì cô ta chẳng biết được giá trị của những gì cô ta có, và vì không biết quí nên cô ta coi thường tất cả.
Anh ngừng lại một lát, rồi nói tiếp:
− Cô ta ngông nghênh đến mức chẳng biết sợ ai cả, không cần sợ, chỉ cần cô ta biết tôn trọng người cùng làm việc với mình, người ta sẽ có cảm tìm với cô ta hơn.
Chú Tính ngồi yên như suy nghĩ. Rồi nói chậm rãi:
− Mấy diễn viên ghét nó lắm à?
− Không đến nổi ghét, nhưng mệt nhọc. Chưa thành danh mà cô ta đã có đầy đủ tính cách của một ngôi sao, coi chừng mai mốt bị các nhà báo phê phán.
Thấy anh ngường nói, ông Tính hỏi tiếp:
− Cậu sợ sau này nó tự kiêu và chủ quan phải không?
Tuấn Khương không trả lơi, chỉ lẳng lặng gật đầu. Rồi nói nhẹ nhàng:
− Con nghĩ chú cũng đừng nên chìu cô ta quá.
Ông Tính nói không lấy gì làm mạnh lắm:
− Thì tôi cũng đã bảo cậu đừng nương nó đó thôi.
− Nhưng chuyện này làm chú khó chấp nhận phải không?
− Dù sao thì cũng đừng nên mạnh tay quá, nếu là chú, chưa chắc chú đứng vững, huống hồ gì con bé.
− Cô ta được bóng che quá lớn nên coi thường mọi người thì cũng dễ hiểu thôi.
Ông Tính xua tay:
− Con bé không đến nỗi đâu, cậu có thành kiến quá lớn với nó rồi.
Tuấn Khương lặng thinh, như phản đối ngầm. Một lát sau anh mới nói nhẹ nhàng:
− Nếu muốn, chú có thể cho một bài báo đính chính, thậm chí lăng xê Thái Hân.
Ông Tính trầm ngâm:
− Có lẽ không cần làm vậy đâu, nghĩ lại, không chừng cậu đúng đấy.
− Bác Thái có lẽ giận lắm.
− Tất nhiên rồi, nhưng có lẽ nói thi chị ấy cũng hiểu.
Ông quyết định:
− Thôi, không làm gì cả, cứ để nó bắt đầu lại từ đầu. Nhưng còn cô bé kia, coi chừng cậu bị mất mặt vì cô ta đó.
Tuấn Khương mỉm cười:
− Con biết cách tránh né phiền phức mà chú.
− Thôi được, coi như chuyện này tôi không biết gì cả, còn nếu có dư luận gì đó, cậu tự mà thu xếp.
− Chuyện đó Mỹ Chi đủ sức giải quyết, cô ta bản lĩnh lắm.
Ông Tính ngẫm nghĩ một lát, rồi mỉm cười:
− Không chừng con Hân làm việc với đạo diễn như cậu mà lại hay, chìu nó riết rồi nó ngông nghênh quá.
Tuấn Khương nheo mắt:
− Chưa có diễn viên nào mới vào nghề lại dám chống đối đạo diễn. Hầu như cô ta luôn tìm cách chống đối con, đi ngược những gì cần làm, con cũng không hiểu cô ta nghĩ cái gì nữa.
− Còn cậu thì nghĩ nó tự kiêu, ví nó có người chú như tôi chứ gì?
Tuấn Khương không trả lời. Anh nhìn đồng hồ, rồi đứng dậy:
− Xin lỗi chú, con phải đi gấp đây.
− Được, cậu đi đi.
Tuấn Khương chào ông, rồi đi ra ngoài. Ông Tính vẫn ngồi yên một chỗ suy nghĩ. Thật lạ, một ngưới quyết đoán trong mọi công việc như ông, nhưng khi gặp những chuyện liên quan đến Thái Hân, thì ông đâm ra mềm yếu hẳn đi. Ông cưng Thái Hân từ nhỏ nên chìu cô quá mức. Dù biết vậy là có hại cho cô.
Bất giác ông mỉm cười một mình. Không ngờ Tuấn Khương thẳng tay như vậy. Mà không chừng thẳng tay lại có cái hay của nó.
Thái Hân đi khập khênh lên lớp. Chân cô đã tháo băng. Nhưng dáng đi thì chưa cứng cáp lắm. Dù vậy cô vẫn tự tin hơn là phải bó bột như lúc trước.
Khi cô vô lớp, tự nhiên ai cũng nhìn nhìn, nhưng thấy cái nhìn của cô thì ai cũng lập tức quay đi. Cái kiểu nửa tò mò, làm cô thấy ngỡ ngàng.
Cô đến ngồi vào chỗ mình. Nhị Hà ngồi nhích vào cô, giọng có vẻ gay cấn:
− Hôm qua tao có đọc bài báo viết về bộ phim mày đóng, sao kỳ vậy Hân? Diễn viên chính không phải là mày, cả hình chụp cũng là của người khác, sao nó thế vai lại viết về nó?
Minh Hoa cũng chen vô:
− Người ta viết y như con nhỏ Chi đó mới là diễn viên chính, nhưng xem phim thì rõ ràng là mày mà.
− Hình chụp cũng không giống mày lắm, có phải hình của nó không Hân?
Thái Hân ngồi im, cố nén cơn giận. Cô hoàn toàn không giận bạn bè, mà mỗi lần nhớ tới Tuấn Khương, lại thấy sự căm ghét tơi bời. Khi anh ta dọa, cô đâu có ngờ anh ta làm thật. Và càng không hình dung nổi sự thật lại thảm hại thế nầy.
Cô trả lời gượng gạo:
− Tao nghĩ là hình chụp của nó, hóa trang một chút thì cũng dễ giống, với lại nhìn xa thì đâu biết ai là ai.
− Nhưng tại sao lại không viết về mày mà viết về nó, lúc trả lời phỏng vấn, nó còn bảo tên thật là Mỹ Chi, Thái Hân chỉ là cái tên do đạo diễn đặt thôi, như vậy là sao?
Thái Hân dở khóc dở cười:
− Chuyện đó phải hỏi ông nhà báo, tao làm sao biết được.
Không biết từ lúc nào, mà bạn bè vậy quanh Thái Hân khá đông, ai cũng có vẻ tò mò ghê gớm. Nghe câu trả lời của cô, một cô nàng vọt miệng:
− Hay là con nhỏ đó cố tình mua nhà báo mấy chuyện hậu trường làm sao mình biết được.
− Đúng đó. Rõ ràng là sai lầm cố ý, làm sao mà lẫn lộn một chuyện hiển nhiên như vậy.
− Chẳng lẽ lúc phỏng vấn nó, ông ta không nhìn mặt, có đui tao cũng thấy diễn viên trong phim là mày.
− Chắc chắn là có chuyện gì khuất lấp, mày có biết lý do không Hân?
Thái Hân lắc đầu gượng gạo:
− Làm sao tao biết được chuyện đó, cái đó là của báo chí mà.
− Nhưng ít nhất mày cũng phải phanh phui ra chứ, chẳng lẽ để mình thiệt thòi như vậy.
Mẹ mày chịu để yên hả Hân?
Thái Hân chán nản đến mức muốn nhét giấy vô mấy cái miệng kia, cô muốn tất cả tắt đài cho mình nhờ. Nhưng cô càng trả lời lấp lửng thì bạn bè càng xôn xao tò mò. Nếu thầy không vào lớp thì có lẽ cái chợ ấy vẫn còn họp làm khổ Thái Hân.
Cô nhìn bảng. Nhưng đầu óc vẫn lởn vởn của Minh hoa lúc nãy:
− Sao mày không đến hỏi con nhỏ Chi đó rõ ràng nó cố ý giành tên tuổi với mày. Mày phải đưa chuyện nầy báo thanh minh chứ.
Cô ghét Mỹ Chi cay đắng. Nhưng chuyện nầy là do Tuấn Khương quyết định, nếu anh ta không cố ý trị tội cô, thì hẳn Mỹ Chi sẽ không có đất để tung hoành.
Nếu bây giờ mà mình tới gây với cô nàng, thì sẽ làm trò cười cho Tuấn Khương. Giống như một đứa bé đến đòi miếng bánh bị giụt. Nhất định cô sẽ không làm như vậy. Cô mà khóc thì anh ta sẽ khoan khoái. Anh ta sẽ không được hưởng cảm giác đó đâu.
Tại sao cái người là kẻ thù không đội trời chung với mình, lại là người trong mộng của mình trên mạng? Chết tiệt cái trò chat quỷ quái đó. Cô thề từ đây về sau sẽ không lên mạng trò chuyện nữa. Nếu không vì nó thì cô không phải khổ sở thế nầy.
Buổi chiều tan học, Thái Hân không về nhà mà đi lang thang một mình ngoài phố. Sau đó cô chui vào một rạp chiếu phim.
Lúc nầy bộ phim cô đóng được chiếu hầu hết các rạp. Nhìn tấm áp phích quảng cáo có hình Mỹ Chi, cô những muốn giật nó xuống mà xé cho tan tành ra. Sau đó quăng xuống sông cho nó rơi lả tả, như vậy chưa chắc đã hả giận.
Thái Hân ngồi lẫn lộn với khán giả, không ai nhận ra cô. Không ai biết có một ngôi sao vừa tỏa sáng đang ở ngay bên cạnh mình, để mà xin chữ ký.
Cô lặng lẽ nhìn lên màn hình. Vì tự ái nên từ lúc bộ phim trình chiếu, cô chưa xem lần nào. Thậm chí khi chú Tính đưa cuộn băng, cô cũng nhất định không thèm lấy. Bây giờ ngồi đây xem mình diễn, lại có cảm tưởng ai đó chứ không phải là mình.
Hết giờ, khán giả lục tục rời khỏi rạp. Thái Hân vẫn còn ngồi lại một mình. Nước mắt ngập mi vì xúc động. Cô không ngờ mình lại đống hay như vậy. Những màn thể hiện cảm xúc mình đã diễn rất đạt nếu bây giờ mà bảo diễn lại, chưa chắc mình đã làm được.
Thế mà…. Những vinh quang đó đã bị người khác cướp mất. Khi mà ý thức được giá trị của mình, cô càng thấy căm thù Tuấn Khương ngùn ngụt.
Thái Hân đứng dậy, lặng lẽ đi ra ngoài. Trời đã tối từ lúc nào. Thành phố đã lên đèn. Mưa bay lất phất dưới những ngọn đèn, mặt đường loang loáng nước. Người ta đi vội vã tránh cơn mưa. Còn cô thì vẫn thơ thẩn như đi giữa chỗ không người.
Một chiếc xe thắng lại bên cô. Tiếng rít làm Thái Hân quay lại. Đạo diễn Tuấn Khương đang dừng bên cô, giọng lạnh tanh:
− Có cần quá giang không, mưa rồi đó.
Thái Hân quay lại nhìn anh ta. Trong khoảnh khắc, Tuấn Khương thấy một đôi mắt chứa nguyên vẹn cơn thù hận. Cô im lặng, môi mím chặt. Và bất ngờ vung tay tát một cái trời giáng vào mặt anh ta:
− Đồ đểu.
Rồi cô bỏ đi.
Cái tát bất ngờ làm Tuấn Khương hơi lạng người. Nhưng không phản ứng. Anh khẽ lắc đầu trầm tĩnh. Nhìn theo dáng đi giận dữ trước mặt. Chiếc xe phóng vọt đi. Nước bắn tung tóe trên mặt đường.
Vài tháng sau cuộc gặp tóe lửa ấy, Thái Hân không gặp anh ta lần nào. Cũng hoàn toàn không thưa kiện, không lên báo cải chính… không làm gì cả, ngoài sự im lặng thách thức, đối chọi.
Cô đã thi tốt nghiệp xong. Và rẳnh rỗi hoàn toàn. Nghe đâu Mỹ Chi được một công ty mỹ phẩm mời quay phim quảng cáo. Cô nàng xoay sở hay thật. Nhưng không biết có đảm đương nổi cho xứng với tiếng tăm của mình hay không.
Mà mấy tháng rồi Thái Hân cũng không qua nhà chú Tính. Cô sống cần mẫn và chăm chỉ học, gát bỏ mọi hào quang danh vọng mà trước đây cô náo nức mơ ước. Giống như một nhà tu dứt áo bụi trần mà sống với thế giới tu hành. Dĩ nhiên là nhà tu nầy còn bao nhiêu điều phẫn uất mà không thể trả thù cuộc đời.
Chiều nay chú Tính qua nhà. Lúc đó Thái Hân ở trên phòng. Chú đi lên tận phòng tìm cô. Thấy Thái Hân đón mình với vẻ mặt ỉu xìu, ông mỉm cười:
− Lúc này trốn biệt ở đâu vậy hả? Sao không qua chú, mấy lần ba mẹ con qua chú đều hỏi con, bận cái gì mà phải ở nhà hả?
Thái Hân nguẩy đầu ngó ra cửa, mặt im ỉm:
Chú biết rồi còn hỏi, đã bảo là con giận chú luôn mà.
Ông Tính cười ha hả:
− Chuyện gì mới được chứ? Chú nhớ là đâu có chọc ghẹo gì con, sao rồi, tốt nghiệp đạt loại giỏi phải không? Đã xin được chỗ làm chưa?
Biết chú cố ý chọc, Thái Hân cáu kỉnh:
− Con đã nói là con không đùa, con ghét đùa lắm.
Bây giờ lại trở chứng thế đấy, mấy ngày không gặp mà con ra dáng người lớn lắm rồi, nhưng không chửng chạc thêm được chút nào, bây giờ thì làm sao đây?
− Chú nói sao là sao?
− Con phải tìm việc làm thôi, lớn rồi, đã ra trường rồi, không thể ở nhà cho mẹ nuôi nữa. Thứ ba nầy đến gặp đạo diễn nhận vai mới đi thôi.
− Đạo diên nào kia? - Thái Hân hỏi nhanh.
− Chưa có kinh nghiệm, phim trước làm việc với đạo diễn nào, thì bây giờ vẫn làm lại với người đó. Kịch bản nầy khá lắm, chú chỉ muốn giao cho cậu ta thôi.
Lập tức, Thái Hân đùng đùng phản đối:
− Con không thèm đóng phim có anh ta. Bất cứ bộ phim nào anh ta dựng, con đều không tham gia.
− Từ từ chứ, làm gì ầm ĩ vậy? Tại sao con không chịu làm việc với cậu ta nào?
− Chú biết rồi còn hỏi.
− Chú có biết gì đâu, chú chỉ biết là có sự nhầm lẫn nào đó của nhà báo, con có nói gì với chú đâu.
Thái Hân nhăn mặt:
− Chú lại như vậy nữa, con đã nói là con ghét đùa lắm, nghĩ chơi với chú luôn đi. Con sẽ không đóng phim nữa, không làm bất cứ cái gì có liên quan đến điện ảnh, nói chung la con ghét tất cả, ghét luôn cả chú.
Chú Tính đưa mắt ngạc nhiên nhìn Thái Hân. Và im lặng nhìn hai má mịn màng ửng lên màu hồng mỗi khi cô nổi giận. Ngắm cánh mũi xinh xinh phập phồng theo từng cái nhăn mặt. Mới có mấy tháng mà Thái Hân xinh ra nhiều. Và có lẽ sẽ mỗi ngày một xinh thêm.
Con bé đã lớn lên rất nhiều. Có điều sự trưởng thành vẫn còn lẫn lộn với vẻ con nít chưa kịp biến mất. Vì thế mà có lúc đâm ra nó dở hơi không chịu nổi.
Bất giác ông mỉm cười:
− Thôi đi chứ, nếu ghét cả chú thì con không còn ai để chơi nghiêm túc đi.
Thái Hân nghếch mặt lên:
− Con sẽ không đóng những phim của anh ta.
− Nhưng trước mắt là không có đạo diễn nào mời con cả, con có phải là người nổi tiếng đâu, báo chí đâu có ai nói đến con.
− Đó đó.
Thái Hân chỉ kêu lên được một tiếng như vậy. Rồi cau có cựa mình trên ghế. Mặt cô đỏ tía lên:
− Đó là nỗi nhục của con, thế mà chú còn bảo con nhượng bộ. Chỉ cần thấy mặt anh ta là con muốn chết đi cho rồi, trên đời con chưa ghét ai như vậy. Con không làm gì là may cho anh ta rồi.
Ông Tính nói như nhắc:
− Con đã tát cậu ta giữa đường rồi đấy chứ.
− Đáng đời, hắn đáng bị như vậy lắm.
− Thôi đi cô sư tử, con bảo không thèm trả thù, nhưng cái con làm còn hung dữ hơn, ai đời lại tát người ta giữa đường, con có biết như vậy là làm mất sĩ diện con trai không?
− Đáng đời.
Ông Tính chuyển sang chuyện khác:
− Vậy rồi sao nữa đây, con ghét mặt rồi cắt mũi để trả thù, thật là dại dột.
Thái Hân giương mắt nhìn ông:
− Sao kia? Chú nói cái gì?
− Con rất thích nổi tiếng, nhưng rồi lại chẳng làm gì để được nổi tiếng, chỉ biết nghĩ thôi, cuối cùng thì con vẫn ngốc nghếch, vẫn chịu thua cậu ta.
− Gì kia? Con mà chịu thua sao? không bao giờ, con sẽ trở thành một ngôi sao cho họ sáng mắt.
Chú Tính hỏi nửa kiên nhẫn, nửa giễu cợt:
− Bằng cách nào nhỉ? Cách ngồi đó mà suy nghĩ tưởng tượng à? Chú chưa thấy ai chỉ tưởng tượng mà trở thành ngôi sao cả, phải nhẫn nhịn, vượt qua tất cả, kể cả nhục nhã, phải làm việc đến kiệt sức, hiểu không?
Ông ngừng lại một chút, rồi nghiêm nghị:
− Cái gì cũng phải có cái giá của nó, con tưởng cuộc đời luôn trải thảm cho người ta à? Không phải đâu, cả chục triệu người mới có một người được như con, nhưng ngay cả như vậy, con cũng phải trả giá.
Thái Hân hiểu ngay:
− Giá đó là phải bị người đó dập cho một trận chứ gì? Vì họ thấy con sướng quá, được chú đỡ đầu, rồi lại được nhận vai chính ngay bộ phim đầu, vậy đó, đó là người ti tiện nhất mà con biết.
Ông Tính sửa lại:
− Đó là chỉnh lý chứ không phải ti tiện.
Thái Hân kêu lên:
− Nhưng người đó không phải là mẹ con, họ không có quyền đàn áp con.
− Nếu biết mình bị đàn áp, sao con không làm gì đi, sao lúc trước cứ im lặng vậy?
Thấy Thái Hân làm thinh, ông nói tiếp:
− Con tỏ vẻ không cần chứ gì? Vậy nhưng thực tế thì khác, con cứ căm ghét khổ sở, điều đó chứng tỏ con cần, vậy thì phải làm một cái gì đó đi.
Thái Hân vẫn nín lặng, nhưng có vẻ suy nghĩ.
Ông tính nói thêm:
− Nếu con không chịu thua thì thứ ba này đến gặp cậu ta nhận vai mới.
− Con không thèm vai đó.
− Con bé Mỹ Chi đó khá thật đấy, nó biết cách phấn đấu nên cuối cùng cũng được vài đạo diễn để mắt tới, không chừng mai mốt nó trở thành ngôi sao, còn con thì vì tự ái mà bỏ qua cơ hội, tiếc cho con thật.
Thái Hân bặm môi lại, bị nói khích đến nỗi muốn vùng lên làm một cái gì đó cho long trời lỡ đất. Hai mắt cô long lanh đầy phấn khích:
− Con sẽ nhận vai mới, anh ta là cái gì mà con phải sợ chứ.
“Con bé dễ bị khích động thật, chỉ cần nói vài câu là nổi giận lên rồi” - Ông Tính nghĩ thầm, và mỉm cười một mình vì sự non nớt của Thái Hân. Con bé không biết cuối cùng thì nó cũng làm theo lời ngừơi khác mà thôi.
Thái Hân chợt cáu kỉnh:
− Nhưng phấn đấu kiểu Mỹ Chi thì con không làm đâu, đó là sự cướp giật, con ghét cái gì không thật lắm.
Ông Tính cười một cách độ lượng:
− Cái gì cũng có cái giá của nó, nếu con đi trên đường thẳng thì con sẽ đến chỗ an toàn. Nếu con luồn lách thì những gì con trãi qua cũng phải gay go. Vậy đó.
Thái Hân chẳng hiểu chú Tính muốn nói gì. Nhưng cô lờ mờ cảm thấy chú đang phê phán Mỹ Chi.
Cô chợt thở dài một mình. Người lớn muốn gì chẳng bao giờ nói thẳng, cứ ẩn ý xa xôi như thế, biết đâu là sự thật.
Mà thật ra có nói thẳng cũng chưa hẳn cô hiểu nổi. Tuấn Khương đã nói thẳng rằng sẽ cho cô một bài học, vậy mà cô có chống đỡ nổi đâu.
Chú Tính chợt vỗ nhẹ đầu cô một cái, rồi đi xuống nhà. Thái Hân nghe loáng thoáng chú nói chuyện khá lâu với mẹ. Không biết là nói gì.
Tuấn Khương ngồi với nhà biên kịch Tiến Duy trong quán café Thủy Tiên, anh đề nghị ông ta sửa lại vài nội dung trong kịch bản. Cả hai còn đang tranh luận thì chiếc máy trong áo Tuấn Khương rung nhẹ. Anh mở ra, nhìn màn hình. Vẻ mặt cởi mở với Tiến Duy biến mất, giọng anh hơi khô khan:
− Hân phải không? Tôi nghe đây.
Giọng của người gọi cũng khô khan không kém:
− Hôm nay tôi sẽ đến gặp anh để nhận vai, anh đang ở đâu vậy?
− Trong quán café, tôi đang bận, khoảng nửa giờ nữa mới rảnh.
− Vậy thì nửa giờ nữa tôi sẽ tới, đó là quán nào?
Tuấn Khương nói vắn tắt tên quán, rồi tắt máy ngay. Như không muốn kéo dài câu chuyện một cách vô ích.
Khi làm như vậy, anh hình dung ngay được cặp môi mím chặt của Thái Hân. Và như thấy rõ cả khuôn mặt đỏ bừng, cùng đôi mắt ngân ngấn nước của cô ta. Chắc chắn cô ta sẽ khóc khi bị chạm tự ái, hoặc tủi thân.
Anh cũng tin chắc rằng cô đang tủi thân ghê gớm. Tủi vì nổi cô cháu cưng của giám đốc sản xuất phim phải làm việc dưới quyền một đạo diễn lúc nào cũng thích quát nạt cô ta. Và cô ta đang phẫn nộ vì cung cách bề trên của anh.
Anh cũng không chắc là cô ta sẽ đến, nhưng vẫn tò mò xem cô ta sẽ làm gì, sau khi nhận đựơc cách trả lời khô khốc như vậy.
Anh cất máy, rồi mở lại quyển kịch bản, dùng cây viết gạch dưới tên nhân vật, giọng anh trầm trầm:
− Nhân vật này anh xây dựng có nhiều nét lấp lánh, nhưng chưa cụ thể hóa tính cách, còn mờ nhạt lắm, anh viết thêm một màn cho cô ta đi.
− Tôi nghĩ cô ta chỉ làm nền để nổi bật nhân vật chính, nếu làm đậm tính cách cũng không nói lên được cái gì?
− Tôi muốn cho diễn viên trong vai này có đất diễn thêm thôi, anh chỉ cần thêm vài tình tiết là được, nhưng nhân vật phải xuất hiện rãi suốt bộ phim, và cùng xuất hiện với nhân vật chính trong cảnh cuối.
− Cũng được.
− Nhưng phải là một nhân vật có cá tính, kịch bản này tập trung nhân vật chính quá nên thiếu sự dàn trãi sinh động.
− Chà, vậy là phải xây dựng hẳn một tuyến nhân vật, hơi lâu nghe đạo diễn.
Tuấn Khương gật đầu:
− Tuần tới được không?
− Tôi sẽ cố gắng.
Tuấn Khương định nói thì thấy bóng Thái Hân ở phía ngoài. Cô đang ngó vào phòng trong như tìm kiếm. Thấy Tuấn Khương, cô đẩy cửa đi vào, thẳng đến bàn anh. Cô ngồi xuống một cách tự tin. Và, thay vì chào Tuấn Khương. Cô chỉ nhìn anh một cái, và chào Tiến Duy một cách lịch sự, khiêm tốn.
Tuấn Khương điềm nhiên như không thấy cô. Anh bàn thêm vài câu với Tiến Duy. Đến khi ông ta đứng lên về trước, anh mới quay qua cô:
− Đến nhận kịch bản hả?
Thái Hân gật đầu một cách trịch thượng, không phải cô cố ý, mà vì không thắng được sự ác cảm gay gắt trong bụng. Trước khi đến đây, cô đã nhủ thầm hàng chục lần, rằng dù có thế nào thì cũng không được tự ái bỏ vai diễn.
Thế nên lúc nãy nghe cái giọng trịch thượng của anh trong điện thoại, dù ghét điếng cả tim, cô vẫn cố dằn lại để đến gặp anh ta. Dù làm chuyện đó là cả một sự vất vả.
Tuấn Khương nhìn nhìn Thái Hân. Từ sau lần bị cô tấn công giữa đừơng, anh luôn nhớ cái tát căm thù ấy, và thỉnh thoảng vẫn nhớ đến nó, nhưng chưa từng làm gì để gọi là phản ứng.
Bây giờ gặp cô, anh lại nhớ đến chuyện đó. Anh biết chắc chắn cô ta cũng nhớ, nhưng cố tình lờ nó đi. Ban đầu anh định lôi nó ra bắt Thái Hân phải một phen điêu đứng, nhưng rồi lại đổi ý, thật ra im lặng cũng là một hình thức án treo, vì anh thừa biết có đến chết cô ta cũng vẫn nhớ.
Thấy cái nhìn của Tuấn Khương, Thái Hân cũng lập tức nhớ ngay. Cô hơi run trong bụng, nhưng cố làm ra vẻ cứng cỏi. Nếu anh ta lôi chuyện đó ra nói, thì cô cũng sẽ có cách trả đũa.
Nhưng anh ta không nói gì cả, cho nên cô cũng không tội gì mà khơi lại.
Anh ta bắt đầu bằng cái giọng mà cô ghét cay ghét đắng:
− Rút kinh nghiệm bộ phim trước, lần này tôi yêu cầu cô sửa đổi cách làm việc lại, nếu cô vẫn giữ phong cách trước, buột lòng tôi phải hủy bỏ vai diễn, cho dù nó sắp đi đến đoạn cuối.
Anh ngừng nói, lặng lẽ nhìn cái nuốt nghẹn vào lòng của Thái Hân. Thừa biết cô ta tức ghê gớm, nhưng anh vẫn làm ngơ:
− Thứ nhất, phải có mặt đúng giờ. Thứ hai, phải tuyệt đối nghe lệnh tôi, thuộc kịch bản đến từng chữ, tập diễn trước cho nhuần nhuyễn, chứ không phải đợi tôi phải chỉ từng chút, hiểu chưa?
“Anh ta nói câu sau nghe đã mâu thuẫn với câu trước” - Thái Hân nghĩ thầm một cách uất ức, nhưng vẫn làm thinh.
Nhưng không phải vì vậy mà cô ngăn được cái liếc ghét cai ghét đắng về phía anh ta. Đến chừng thấy cái nhìn áp đảo của anh ta, cô mới vội cụp mắt nhìn xuống, cố giấu mối ac cảm chỉ chực chờ bộc lộ.
Tuấn Khương nói thản nhiên:
− Kịch bản đang sửa lại vài chi tiết, cho nên tuần sao cô mới nhận được. Riêng vai diễn của cô thì hơi chậm so với diễn viên khác, vì vậy cô không còn nhiều thời giờ đâu.
“Anh ta cố ý ép mình” - Thái Hân nghĩ thầm một cách uất nghẹn, nhưng vẫn không nói gì.
Tuấn Khương đẩy quyển kịch bản cũ đến trước mặt Thái Hân:
− Cô có thể về nghiên cứu trước nội dung, bây giờ thì đọc bản phân vai đi. Cô sẽ vào vai cô y tá, vai này sẽ diễn nhiều với diễn viên chính, cô có thể gặp trước cô ta để tập.
Thái Hân buột miệng:
− Vai phụ à?
Tuấn Khương điềm tĩnh nhìn cô, gật đầu như không hiểu:
− Sao vậy, có gì không ổn à?
Thái Hân đứng phát dậy, môi run bần bật:
− Anh là đồ tôi.
Cô cúi xuống cầm ly nước, định hắt vào mặt Tuấn Khương. Nhưng anh đã giữ tay cô lại, mộ tay chận ly nước, anh nhìn cô một cách điềm tĩnh.
− Đừng có bạo lực như vậy, một lần đủ rồi cái tát lần trước tôi còn để đó, chứ không phải là xóa bõ đâu.
Thái Hân giật mạnh tay ra, quên mất mình đang ở trong qún, cô cúi xuống chụp quyển kịch bản, định ném vào mặt Tuấn Khương.
Nhưng ngay cả chuyện đó cô cũng không làm được, vì anh đã chụp tay cô, bóp mạnh một cái, gằn giọng:
− đù rồi nghe chưa, nếu cô không chịu ngồi xuống đàng hoàng, tôi sẽ cho cô cái tát đó.
Anh nhìn quanh, rồi quát nhỏ?
− Ngồi xuống.
Thái Hân trừng mắt nhìn anh. Rồi quay ngoắt bỏ đi.
Đi trên đường, cô bụm miệng khóc nức nở Hoàn toàn không để ý người ta đang nhìn mình, mà cũng không nhớ mình còn gởi xe trong quán.
Cô đi taxi đến ngay nhà chú Tính. Ngồi trong xe, cô úp mặt trong khăn, khóc sụt sịt. Đau khổ, thất vọng và căm ghét… những tình cảm quay cuồng làm cô không kềm nổi mình,.
Xe ngừng trước cổng nhà, cô trả tiền rồi đẩy cổng, chạy như bay vào sân, mặt còn đầm đìa nước mắt, nháo nhác như thể trái đất sắp đổ sụp đến nơi, cô gọi chú Tính một cách khốn khổ.
− Chú Tính ơi, chú đâu rồi.
Không có chú Tính ở nhà. Thím Tính nhìn Thái Hân một cách hốt hoảng:
− Có chuyện gì vậy Hân? Con làm sao vậy bên nhà có chuyện gì à?
Thái Hân nín khóc, nói sụt sịt:
− Chú đâu rồi thím?
− Chú đi ra ngoài từ sáng giờ, chuyện gì vậy Hân?
Thái Hân phẩy tay một cách thất vọng:
− Đạo diễn bắt con nhận vai phụ, có phải chú muốn vậy không hả thím, con không chịu vậy đâu.
Thím Tính thở nhẹ:
− Thế mà thím tưởng có chuyện gì. Vào đây ngồi xuống đây, chắc chú cũng gần về rồi đó.
Thái Hân chán nản ngồi xuống salong, cô không khóc nữa, nhưng mặt ủ dột như trời sau cơn mưa. Thím Tính ngồi xuống bên cạnh cô:
− Ăn bánh nhé:
− Thôi, con không thả:
− Thật ra đóng vai phụ cũng đâu có gì xấu, sao con không chịu?
− Nhưng phim trước con đã vào vai chính, mà lại diễn tốt nữa, sao bây giờ lại tụt xuống như vậy chứ.
Cô vung tay lên một cách uất giận:
− Anh ta cố ý ép con, vì anh ta ghét con.
− Thím nghĩ không có chuyện đó đâu, có thể cậu ta thấy con chưa đủ sức đóng vai chính.
− Thế sao lần trước con đóng được, chuyện nầy chú Tính phải can thiệp thôi, con chịu hết nổi rồi. Chắc chắn con có khả năng đóng vai chính mà.
− Chuyện phân vai là tùy thuộc đạo diễn, chứ chú chỉ đứng ở góc độ kinh doanh, chú đâu có hiểu diễn viên bằng đạo diễn.
Thái Hân lắc đầu chán nản:
− Nếu không vào vai chính, con sẽ bỏ luôn thà con không có phim đóng, chứ không chịu đi lùi đâu.
− Sao lại đi lùi?
− Vì phim trước đóng vai chính, phim sau đã vào vai phụ, thế không lùi là gì, con xấu hổ với bạn bè lắm. Con không chịu vậy đâu.
Thím Tính nói nhẹ nhàng:
− Nếu con không khuất phục đạo diễn, thì con chỉ có nước rút lui, chú Tính không can thiệp được đâu.
Thái Hân vung mạnh tay:
− Được, được mà thím.
− Thím nghe hai người làm việc rồi, Tuấn Khương đã phân tích khả năng của từng diễn viên. Và chú đồng ý rồi. Thím thấy không thay đổi được đâu.
− Nếu thế thì con không nhận vai nầy, con bỏ luôn.
− Sao con dại quá vậy? Phải biết kiên nhẫn chứ.
− Con kiên nhẫn một lẫn rồi, lần trước anh ta cố ý hạ con, nhưng con đã không làm gì cả, đáng lẽ phải biết dừng lại chứ, đàng này lại cứ lấn tới, quá đáng lắm.
− Nếu biết cậu ta cố ý lấn lướt, thì con càng phải bản lĩnh hơn.
− Bản lĩnh gì nữa bây giờ, chú phải giúp con thôi, để anh ta ăn hiếp con mà chú chịu được sao?
Thím Tính phì cười:
− Chuyện làm ăn, không thể đem những tình cảm nhỏ nhặt ra mà so đo, chú mà nghe con nói vậy là chú cười đó.
Thái Hân thở dài mệt mỏi:
− Vậy chẳng lẽ con phải chịu thua anh ta sao?
− Thím thấy chuyện nầy không có gì gọi là khi thím thấy không có gì quan trọng.
Thái Hân ủ rũ:
− Làm sao mà thím hiểu được cơn tức của con chứ.
− Nếu con nghĩ rằng, cậu ta chọn diễn viên căn cứ vào khả năng của từng người, phải hợp vai mới được, chứ đâu phải chỉ có ngoại hình thôi là đủ để vào vai chính.
Thấy Thái Hân ngồi cúi đầu ủ rũ như con gà ướt, thím nói luôn:
− Nếu con không nhận vai nầy, thì con bỏ mất cơ hội để người ta biết mình, con phải xuất hiện trên màn ảnh, mấy đạo diễn khác mới biết đến con chứ.
− Còn biết gì nữa, tên con đã bị anh ta ghép cho người khác rồi.
− Không hẳn vậy đâu, vẫn còn có cách cứu vãn đấy.
Thái Hân lắc đầu.
− Con chán quá, con chẳng muốn làm gì nữa.
− Đừng chán sớm vậy, con có biết bản thân cậu Nam cũng đã từng bị thất bại mấy lần không? Đâu phải tự nhiên mà cậu ta trở nên nổi tiếng, con nhìn vào gương cậu ta mà phấn đấu.
Thái Hân làu bàu:
− Nếu nhìn anh ta, mắt con sẽ bị nổ tung ngay, chiếc gương đó con chỉ muốn đập thôi.
Thím Tính nói như khuyên:
− Con cứ coi như không có chuyện gì xảy ra đi, vậy cậu ta mới sợ. Người ta cố ý hạ mình mà mình bỏ cuộc, tức là mình trúng ý người ta rồi.
Thái Hân bậm môi, mắt nhíu lại như suy nghĩ rất dữ. Gì chứ chịu thua thì không bao giờ. Cô mà làm cho anh ta hả hê ư? Không bao giờ.
Có lẽ thím Tính nói đúng, muốn chứng tỏ mình thì chỉ có cách là nhận đóng bộ phim này, diễn cho xuất sắc, lúc đó người ta sẽ biết đến cô, cô sẽ trở nên nổi tiếng lừng lẫy, sẽ dí mình, cho anh ta sáng mắt.
Đầu óc Thái Hân bừng bừng bởi viễn ảnh mình sẽ trở thành ngôi sao, cho Tuấn Khương sáng mắt. Rồi thì sao nữa? Anh ta sẽ đến mời mình vào vai chính của bộ phim anh ta dựng còn mình thì sẽ thẳng thừng từ chối.
Mình sẽ nhận lời tất cả những ai mời mình đóng phim, trừ anh ta. Vâng, chỉ trừ mỗi anh ta. Lúc đó anh ta sẽ xấu hổ và hối hận, vì đã cư xử tệ với mình. Mình sẽ bắt anh ta trả mối nhục mà anh ta gây ra cho mình.
Viễn ảnh Tuấn Khương cầu cạnh mình, làm Thái Hân thấy phấn khởi không sao tả xiết. Hai mắt cô sáng ngời lên, như thế chuyện đó sắp xảy ra đến nơi.
Bất giác cô nắm tay thím Tính, lắc lắc:
− Thím thật là dễ thương, con nói thật đấy. Cô hối hả đứng dậy:
− Con phải về học kịch bản đây.
− Từ từ chứ Hân.
− Thôi, con bận lắm, thưa thím con về.
Cô hăm hở đi ra sân. Thím Tính đi ra theo.
− Xe con đâu, tới bằng gì vậy, để thím bảo tụi nó đưa con về.
Bây giờ Thái Hân mới nhớ mình còn để quên xe ở quán cafê. Cô đứng khựng lại giữa sân, ngơ ngác một giây. Kêu lên:
− Ôi trời, con để quên rồi, không sao, để con trở lại lấy.
− Quên ở đâu? Để thím đưa đi.
− Thôi khỏi thím ạ, để con tự đi được rồi.
Nói xong cô hối hả đi ra đường. Không để ý cái cười tủm tỉm của thím Tính khi nhìn theo mình.
Ngồi trong taxi, Thái Hân cứ cười múm mỉm một mình. Bây giờ trong đầu cô tràn ngập viễn ảnh trở thành ngôi sao. Cô hình dung gương mặt quy lụy của Tuấn Khương khi mời mình hợp tác, mà thấy mình bay bổng lên cả chín tầng mây.
Thái Hân trở lại quán cafê, chiếc xe cô vẫn còn dựng trong sân. Thấy xe, Thái Hân mới nhớ đến chuyện lúc nãy. Cô định về nhanh học kịch bản. Nhưng có đâu mà học. Lúc nãy Tuấn Khương bảo tuần sau mới có. Bây giờ thì có chờ đến một tháng cô cũng quyết lấy cho bằng được. Và sẵn sàng chịu làm khó hơn thế nữa. Tất cả cũng vì viễn ảnh trở thành ngôi sao.
Chiều thứ hai, Thái Hân một mình đến nhà Tuấn Khương.
Đáng lẽ gọi điện hẹn anh ta ở quán cafê nào đó. Nhưng sợ anh ta lấy lý do bỏ quên ở nhà, rồi lại hẹn tiếp nữa. Như vậy thì mình sẽ bị mất thời gian tư duy cho vai diễn, nên cô chủ động đến nhà. Thế thì anh ta sẽ không có cớ làm khó mình nữa.
Con hẻm vào nhà Tuấn Khương rất sâu. Càng đi Thái Hân càng hoa mắt vì những lối rẽ. Có lúc cô sợ quá muốn quay trở ra. Nhưng có quay ra cũng không được, vì sợ lạc đường. Thế là cô đành liều lĩnh đi tới.
Hỏi thăm mãi, cuối cùng cũng tới nhà Tuấn Khương. Dù đọc đúng địa chỉ rồi mà Thái Hân còn sợ lầm. Nhà Tuấn Khương đây sao? Thật khó tin quá.
Cô đứng ở cổng nhìn vào. Bên trong là bộ bàn ghế bằng gỗ cũ kỹ, nền xi măng sạch nhưng căn phòng có vẻ tối. Hai đứa con nít đang ngồi chơi thảy đá trên bực cửa.
Thấy Thái Hân, một đứa chạy ra, hỏi tò mò:
− Cô kiếm chú Nam phải không?
“Sao nó biết nhỉ? Chắc có nhiều người đến tìm thế này nên nó quen” - Thái Hân nghĩ thầm, cô hỏi một cách ngọt ngào:
− Sao em biết chị tìm chú Nam?
Con bé trả lời hồn nhiên:
− Tại chị mặc đồ đẹp, ở nhà em không có ai mặc đồ đẹp đến tìm hết.
Thì ra là vậy. Thái Hân nhìn nhìn con bé:
− Có chú Nam ở nhà không em?
Con bé chưa kịp trả lời thì từ trong nhà, một người phụ nữ đi ra. Trông chị ta có vẻ lam lũ. Quần này áo kia, đầu tóc bù xù như thể cả năm không đụng tới cây lược.
Chị ta nhìn Thái Hân hau háu. Rồi lên tiếng:
− Cô tìm ai? Chú? Nam phải không?
− Dạ, có anh ấy ở nhà không chị?
− Không có, cô vô nhà chơi, chắc cũng gần về rồi, lúc nãy nghe chú nói với má tôi là trưa về. Cô vô đi.
Chị ta đẩy rộng cửa cho Thái Hân. Rồi trở vào hối hả dọn căn phòng. Thái Hân dè dặt tìm một chỗ ngồi. Đồ đạc bừa bãi quá nên cô không biết phải ngồi ở đâu.
Thấy cô cứ đứng xớ rớ, chị ta đẩy chiếc ghế về phía cô:
− Cô ngồi đỡ nghe, nhà cửa bề bộn quá, không có thời giờ dọn nữa.
Thái Hân khép nép ngồi xuống, quả thật cô không ngờ nhà Tuấn Khương là thế này. Nhìn anh, cô cứ tưởng anh xuất thân trong một gia đình thượng lưu, trí thức. Anh có vẻ thanh lịch thế, sao bà chị thì lôi thôi thế này.
Cô bạo dạn hỏi thăm:
− Dạ, chị là chị thứ mấy của anh Nam ạ.
− Tôi là chị dâu chứ không phải chị ruột chú Nam, chị dâu thứ hai.
− Dạ.
Người phụ nữ nhìn cô khá lâu. Aùnh mắt không nén được sự tò mò. Như đánh giá cách ăn mặt và sang trọng của cô.
Quả thật sự sang trọng của Thái Hân quá cách biệt với căn phòng, làm chị đâm ra lúng túng, mất tự nhiên.
Bị nhìn, Thái Hân cũng đâm ra lúng túng. Cô chưa biết nói gì để bắt chuyện, thì chị ta lên tiếng:
− Có phải cô là diễn viên điện ảnh không? Tôi có xem phim cô đóng, ngoài đời cô còn đẹp hơn trong phim nhiều, trong phim cô mặc đồ không đẹp bằng.
− Dạ, cũng bình thường thôi chị ạ.
Chị ta nhìn Thái Hân chăm chăm, rồi buột miệng:
− Cái áo này chắc đắt lắm nhỉ?
− Dạ… cũng không đắt lắm.
− Ngoài đời cô mặc đồ thế này à?
Thái Hân không hiểu:
− Dạ, chị nói sao ạ?
− Ý tôi hỏi là bình thường cô vẫn hay mặc đồ thế này à?
− Dạ, thường là như vậy, nó cũng bình thường thôi chị ạ.
Chị ta chép miệng thở dài:
− Một bộ đồ của cô, một tháng lương của chồng tôi chưa chắc đã mua nổi đấy.
Thái Hân chưa biết nói thế nào thì chị nói tiếp:
− Ở nhà tôi, chỉ có chú Nam là sống khác mọi người. Bạn bè của chú ấy toàn những người như cô cả.
Thái Hân không hiểu chị muốn nói gì. Nhưng cũng không hỏi. Cô lén quan sát chị ta. Càng nhìn càng thấy ngỡ ngàng. Lạ thật, trên đời này có những phụ nữ lam lũ như thế sao. Nhìn chị ta ăn mặc không chút thẩm mỹ, đầu tóc rối bù, dáng ngồi cũng bừa bãi.
Tuấn Khương mà sống trong môi trường này thì lạ thật. Trước kia cô chẳng biết gì về anh ta, nhưng cứ đinh ninh anh ta là một công tử hào hoa. Quả thật không thể nào tin anh ta sống trong giới lao động.
Cô ngồi không bao lâu thì Tuấn Khương về tới. Bà chị dâu lặng lẽ rút vào nhà. Thấy Thái Hân, anh có vẻ vô cùng nhạc nhiên. Rồi gương mặt cau lại, anh ta ngồi xuống trước mặt cô, hỏi cộc lốc:
− Cô đi đâu vậy?
− Tôi đến lấy kịch bản.
− Bao giờ có tôi sẽ nhắn, việc gì phải đến tận đây, làm sao cô biết nhà tôi?
− Tôi hỏi chú Tính.
− Cô có vẻ quan tâm kịch bản này quá nhỉ? Suy nghĩ kỹ chưa vậy?
Ban đầu Thái Hân cố nhịn, nhưng giọng nói ngang ngang của anh ta khiến cô không kềm được nữa. Mặt cô hếch lên, giọng khô khốc:
− Đó là việc của tôi, đưa kịch bản đây.
− Hôm nay chưa có, chính tôi cũng đang hối thúc ông ta. Bao giờ có tôi sẽ nhắn, cứ đến chú Tính của cô mà lấy.
Thái Hân nhìn nhìn Tuấn Khương, cố tìm hiểu xem anh ta có làm khó cô không. Nếu anh ta cố tình làm khó, cô sẽ…
Thật ra cũng chưa biết làm gì anh ta. Nhưng có lẽ cô sẽ không nhịn nữa.
Tuấn Khương như đọc rõ ý nghĩ trong đầu cô, anh nói thản nhiên:
− Đừng có nhìn tôi một cách đa nghi vậy, tôi không nhỏ nhen đến vậy đâu.
Thái Hân buột miệng:
− Cỡ đó là cùng rồi, còn hơn được nữa sao?
Nói xong cô lập tức nín lặng, như vừa nhận ra mình dại dột. Tuấn Khương cũng ném cho cô một tia nhìn răn đe, nhưng không nói gì.
Anh đứng dậy, nói cộc lốc:
− Cô về đi.
Chưa thấy ai đuổi khách thẳng thừng như vậy. Anh ta tự cho mình quyền coi thường người khác, khiến cô muốn làm cái gì dập tắt tính kiêu hãnh đó. Cô bèn đứng ngay dậy, ra sân dắt xe:
− Nói dùm chị dâu anh là tôi chào chị ấy.
Cô đến dắt xe ra. Nhưng chỉ việc xuay trở trong khoảng sân nhỏ hẹp cũng đủ làm cô thấy mệt. Còn đang lúng túng thì Tuấn Khương bước tới dắt chiếc xe ra:
− Để tôi dắt, lần sao đừng có tới đây nữa, muốn gặp tôi thì cứ nhắn điện thoại, tôi không thích phiền phức thế này.
Thái Hân làm thinh. Cô thấy hơi lo trong bụng. Bây giờ chẳng biết đường nào mà trở ra. Đường hẻm chằng chịt thế này, đi lạc ở đây cô rất sợ. Nhưng vì sĩ diện, không thể nhờ anh ta đưa ra.
Tuấn Khương chợt quay lại, nói cộc lốc:
− Lên xe đi.
− Chi vậy?
− Tôi đưa ra đường lớn, cô tự đi được sao?
Lạy chúa, ít ra anh ta còn biết chút lịch sự. Hay ít ra cũng còn sót lại lòng tốt đối với cô. Thái Hân mừng đến nổi sẵn sàng bỏ qua thái độ khó chịu của anh ta nãy giờ, cô ngồi phía sau xe, nói một cách tình cảm:
− Cám ơn nhiều.
Tuấn Khương lặng thinh. Hình như anh ta không cần người ta có cảm tình với mình. đối với anh ta, thì những thứ tương tự như xã giao là quá thừa. Nên có ai bày tỏ thiện chí thì anh ta cũng chẳng bận tâm.
Ra đến đường lớn. Tuấn Khương xuống xe, giao lại cho Thái Hân, kèm theo một lời dặn chẳng lấy gì làm thân thiện:
− Mai mốt đừng tới đây nữa, ở đây phức tạp lắm, tôi không thích chịu trách nhiệm gì đâu.
− Dù sao thì cũng cám ơn.
− Không có chi.
Nói xong anh ta quay người đi vào hẻm. Thái Hân chạy xe mà thầm thở phào nhẹ nhõm. Nếu anh ta không thèm đưa cô ra, thì chẳng biết làm thế nào với những con hẻm chằng chịt rắc rối ấy.
Tự nhiên cô thấy bây giờ mình nhìn Tuấn Khương bằng con mắt khác cụ thể là sao thì cô không hiểu. Nhưng những ý nghĩ về anh ta đã bị đảo lộn hoàn toàn.
Chẳng hạn trước đây cô nghĩ anh ta là một công tử con nhà, lại quá thành công nên xem thiên hạ chẳng ra gì. Nhưng bây giờ thì ngược lại. Hình như không phải như vậy.
Cô không thể nào hình dung nổi anh ta lại xuất thân trong một gia đình như thế. Cô không hiểu nổi anh ta nghĩ gì, nhưng hình như anh ta không thích cô đến nhà.
Cô không hiểu nổi tại sao anh ta không thích như vậy. Nhưng dù thích hay không, thì cũng phải cư xử cho lịch sự một chút chứ, làm gì đuổi thẳng thừng như vậy.
Trong căn phòng rộng của phim trường, mọi người đang chuẩn bị cho cảnh quay đầu tiên của bộ phim. Máy được đặt ở vị trí ngoài cửa. Trong phòng là cảnh chiếc giường phủ drap, bày đầy những thú nhồi bông. Cửa sổ treo rèm trắng tha thướt. Bàn phấn bày đầy những loại mỹ phẫm lỉnh kỉnh. Đó là phòng riêng của một cô gái nhà giàu được cưng chiều.
Mỹ Chi và Thái Hân đã hóa trang xong, cả hai bước ra vị trí diễn. Tuấn Khương bước tới, nhắc lại một lần nữa:
− Mỹ Chi phải tạo vẻ mặt cau có, vì bây giờ cô đang thất tình, cô phải thể hiện mình là cô gái kiêu căng, phải tưởng tượng mình thấy người yêu đi chơi với cô gái khác, hiểu không?
− Dạ, em hiểu ạ.
− Khi cô người làm lỡ tay đánh rơi ly nước, cô sẽ trút giận lên đầu cô ta, sẽ tát một cái, đóng sao cho thật, nhưng đừng mạnh tay quá nghe.
Mỹ Chi nhìn Thái Hân, cười tủm tỉm:
− Dạ.
Tuấn Khương quay qua Thái Hân:
− Cô phải thể hiện tâm lý của người ở, vừa ghét vừa sợ cô chủ, khi cô cầm ly nước đến gần Mỹ Chi, cô phải giữ vẻ mặt vừa sợ vừa ghét. Và lúc bị tát, cô tức nhưng ráng nhịn. Không được né nghe.
Thái Hân trả lời khô khan:
− Tôi biết.
− Tốt, bây giờ bắt đầu, Mỹ Chi đến giường ngồi đi. Còn Hân đến phía chỗ này.
Anh chỉ về phía cửa. Rồi đến ngồi trước máy, ra lệnh:
− Chuẩn bị, diễn.
Mỹ Chi bắt đầu những động tác mà Tuấn Khương đã bảo. Máy quay đều đều. Nhưng chợt Tuấn Khương nói lớn:
− Cắt.
Anh bước tới phía diễn viên, lắc đầu:
− Đừng lên gân quá, cứ diễn một cách tự nhiên đi. Đừng có quắt mắt quá như vậy, phải dữ nhưng tự nhiên. Làm lại nghe.
Anh đi ra ngoài. Đoạn này phải diễn lại lần nữa. Nhưng lần này Mỹ Chi vẫn không tự nhiên được. Mọi cử chỉ của cô đều rất kịch. Không phải cô thể hiện tâm lý nhân vật, mà là diễn theo sự chỉ bảo. Nó cứ cứng nhắc một cách gượng gạo.
Tuấn Khương bảo cô diễn lại đến mấy lần. Nhưng cũng không xong. Cuối cùng anh phải đổi cách diễn khác. Đơn giản hơn, vì diễn viên không cần phải làm gì nhiều.
Nãy giờ Thái Hân đứng nhìn với vẻ mặt im lìm. Cô thấy tức lắm. Cô tin rằng mình sẽ diễn được, mà là hay hơn Mỹ Chi nhiều.
Vậy mà đạo diễn chỉ cho cô một vai nhỏ nhoi mờ nhạt. Trong khi Mỹ Chi mặc chiếc áo ren lộng lẫy, làm kiểu tóc cầu kỳ, kẹp chiếc kẹp voan xinh xắn, thì cô chỉ mặc bộ đồ bông xấu xí, tóc chẳng những không được kiểu cọ, mà còn buột túm ra đàng sau một cách đơn giản. Mặt thì trang điểm nhợt nhạt cho xấu đi. Cái gì cũng bị mờ nhạt cả.
Cô không ghét Mỹ Chi, mà ấm ức với đạo diễn. Tâm trạng đó làm vẻ mặt cô trở nên u ám, kém tươi hẳn đi.
Mỹ Chi diễn xong, Tuấn Khương bắt đầu nhìn về phía cô:
− Hân bắt đầu nghe, mặt phải tươi lên một chút, cô ghét ai mà cau có vậy?
Dĩ nhiên anh thừa biết tâm trạng của Thái Hân. Nhưng anh phớt lờ, và nói như ra lệnh:
− Chuẩn bị đi. Diễn.
Thái Hân bắt đầu bước ra. Trong khoảnh khắc, vẻ mặt cô thay đổi hẳn. Có cái gì đó ẩn nhẫn, cam chịu rõ rệt. Cứ như cô đã sống thường xuyên với nỗi mặc cảm hèn mọn.
Cô làm những người đứng bên ngoài phải ngạc nhiên và khâm phục.
Cô bước đến đưa ly nước cho Mỹ Chi. Cử chỉ vuột ta của cô cũng tự nhiên như thể là sự vô tư ý thật. Và Mỹ Chi, không hiểu cố ý hay vô tình, đã tát thẳng vào mặt cô một cái đau như trời giáng.
Trong một phút mất tự chủ, Thái Hân tức giận tát lại Mỹ Chi. Nhưng không trúng, cô nhào vào cố kéo cho được áo cô nàng, miệng hét lên lanh lảnh:
− Đồ nhỏ nhen, tại sao đánh người ta chứ.
Mọi người vội túa ra cản Thái Hân. Tuấn Khương quát lên:
− Đủ rồi, cô làm gì vậy?
Thái Hân quay phắt lại:
− Anh thử bị đánh như tôi xem, tại sao bạo lực quá vậy chứ?
Mỹ Chi lắc đầu lia lịa:
− Mình không cố ý đâu, lúc đó mình nhập tâm quá nên quên, xin lỗi mà.
Cô quay qua Tuấn Khương, phân trần nhiệt tình:
− Em không cố ý đâu đạo diễn, thật mà, tại em nhập tâm quá nên quên thôi.
Tuấn Khương nhìn những lằn đỏ còn in trên mặt Thái Hân, anh lắc đầu:
− Bình tĩnh lại đi, coi như rủi ro thôi, cô vào đánh phấn lại đi.
Anh quay qua Mỹ Chi:
− Dù cho nhập tâm, cũng đừng mạnh bạo quá, lần sau chú ý hơn nhé.
Thái Hân quay phắt lại:
− Có lần sau nữa sao? Đủ lắm rồi, tôi không làm vật hy sinh nữa đâu.
Tuấn Khương điềm đạm nhìn vào mắt cô:
− Nếu lúc nãy cô diễn luôn thì đó là một cảnh rất đạt, đàng này cô đã đi sai kịch bản, phải chịu khó diễn lại vậy.
Thái Hân không thèm trả lời, cô quay phắt người bỏ ra khỏi phòng. Mỹ Chi gọi lại:
− Hân, đi đâu vậy?
Vài người cũng gọi lại. Nhưng Thái Hân vẫn đi băng băng ra ngoài. Cô thư ký định đi theo thì Tuấn Khương cản lại:
− Cứ mặc cô ta, rồi cô ta sẽ bình tĩnh lại thôi.
Thái Hân nghe hết, nhưng vẫn không quay lại. Lời nói của anh ta như đổ thêm dầu vào lửa. Và cô chuyển sự tức giận từ Mỹ Chi qua Tuấn Khương. Tất cả những gì cô chịu, ngay từ đầu đều là do anh ta gây ra. Anh ta muốn như thế, thích đày ải như thế. Anh ta là đồ vô lương tâm, nếu không muốn nói là độc ác. Thiếu tình người.
Cô xuống cầu thang, ngồi phịch xuống, chống cằm khóc một cách uất ức. Cô nguyền rủa Tuấn Khương không tiếc lời. Với tất cả sự căm giận vì bị chà đạp.
Cô nhớ lại ánh mắt của Mỹ Chi lúc đó. Trong khoảnh khắc đó. Chắc chắn chỉ có cô mới cảm nhận được đó là sự cố ý.
Có tiếng động phía sau, Thái Hân quay lại nhìn. Thấy cô thư ký đang đi về phía mình, cô quẹt mắt, nín lặng nhìn xuống tầng dưới.
Cô thư ký đến ngồi bên Thái Hân, cười nhẹ:
− Bỏ qua đi Hân, vô diễn tiếp đi, cứ cho đó là rủi ro nghề nghiệp, giận làm gì.
Thái Hân mím miệng:
− Chị có nghĩ là nó cố tình không?
− Chị không nghĩ như vậy, nhưng… hình như…
Cô ta bỏ lửng câu nói, như muốn tránh va chạm. Và Thái Hân nhạy cảm nhận ra ngay điều đó. Cô bướng bỉnh:
− Không phải hình như, mà là chắc chắn, chị nói một cách công bằng đi, có không?
− Trước khi diễn, đạo diễn đã nhắc rồi, dù sao cũng nên cẩn thận một chút.
Thái Hân lặng thinh. Cô không thích thái độ tránh né đó. Có gì cứ nói thẳng, mấy người khéo léo kiểu này có gì đó không thật. Mà cô thì rất ghét cái gì không rõ ràng.
Tức quá, cô cố nói cho bằng được:
− Nghĩa là chị cũng thấy nó cố ý phải không?
Cô thư ký gật đầu lưỡng lự:
− Không phải một mình chị, mà ai cũng thấy như vậy.
Ai cũng thấy à? Có nghĩa là Tuấn Khương cũng thấy, nhưng anh phớt lờ. Anh ta xử không công bằng. Ý nghĩ đó làm Thái Hân chịu không nổi nữa, cô đứng bật dậy, bỏ đi xuống cầu thang. Cô thư ký vội đuổi theo:
− Đi đâu vậy Hân? Quay lại đi, không lẽ vì giận Mỹ Chi mà Hân bắt mấy người khác chờ mình, vậy là Hân thành quấy đó.
Mặc cho cô ta nói, Thái Hân vẫn bỏ đi ra sân. Cô vẫn kiên nhẫn đi theo năn nỉ. Cuối cùng cô nói một câu khiến Thái Hân phải đứng lại:
− Hân nghĩ lại đi, bây giờ là mới bắt đầu thôi, thay diễn viên còn kịp mà. Nếu không có Hân thì đạo diễn tìm người khác, chỉ có mình là thiệt thôi.
Thấy vẻ mặt lầm lì của Thái Hân, cô nói luôn:
− Nếu Hân làm vậy, người ta sẽ nói Hân dựa hơi ông chú nên kênh kiệu, làm vậy mình thiệt đủ thứ hết.
Thái Hân không nói gì. Cô thở dài một mình. Rồi lẳng lặng quay trở lên.
Mỹ Chi xin lỗi cô rối rít. Như vô cùng áy náy. Trước mặt mọi người cô đóng rất xuất sắc vẻ mặt hối hận. Nhưng Thái Hân vẫn cảm nhận được cái gì đó không thật ở cô ta. Và vì không nói được với ai nên cô đâm ra ghét cô ta một cách thâm trầm. Tuấn Khương bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Anh cho quay hết cảnh đầu tiên. Mặc dù Mỹ Chi phải diễn lại đến mấy lần, nhưng đến trưa thì cảnh quay cũng xong.
Vì buổi chiều phải quay ngoại cảnh gần đó, nên không ai trở về khách sạn. Mọi người tản ra đi ăn trưa. Khi Thái Hân tẩy trang xong thì tất cả đã ra ngoài. Từ hành lang nhìn xuống, cô thấy Mỹ Chi ríu rít đi bên Tuấn Khương. Tự nhiên cô cười khinh bỉ.
Rõ ràng cô nàng cố ý làm thân với đạo diễn. Thật là lố bịch.
Thấy mọi người đi vào quán gần đó. Thái Hân bèn rủ cô như ký đi ra chợ. Đường khá xa, nhưng cô thư ký vẫn chìu ý cô.
Khi hai người trở lại trường quay thì mọi người trong đoàn đang nghỉ trưa. Thái Hân ngồi ở băng đá với cô thư ký. Nhưng mắt vẫn ngầm theo dõi Mỹ Chi. Cô thấy cô nàng vẫn xoắn xuýt bên đạo diễn. Thỉnh thoảng chạy đi lấy nước, lấy khăn lạnh tới cho anh. Trông cô ta hết sức linh hoạt và tận tuy.
Diễn viên Phi Phượng ngồi gần đó, đưa mắt nháy với Thái Hân.
− nhìn người ta kìa, biết lấy lòng đạo diễn vậy đó. Còn Hân thì dại dột kình chống với sếp. Mai mốt người ta lên đóng vai chính, Hân vào vai hầu bàn. Còn không biết tranh thủ lấy lòng sếp nữa.
Thái Hân nhún vai:
− lần sau không có chuyện đóng chung đâu em chẳng biết lấy lòng ai cả.
Cô thư ký cười mỉm, giọng ôn hòa:
− Thì người ta cũng phải biết cách che lấp khuyết điểm của người ta chứ.
Thái Hân nhìn về phía Mỹ Chi, vẻ mặt cáu kỉnh:
− che lấp kiểu đó hình như hơi bị hèn. Có là đồ ngốc mới dễ bi7 dụ.
− đừng nói vậy Hân, đạo diễn nghe được là chết đó.
Thái Hân nói bất cần:
− anh ta đã làm cho em chết ngắt rồi, không chết hơn được nữa đâu.
Phi Phượng cười phá lên:
− Con nhỏ nầy, bị vậy mà vẫn chưa sợ.
Mọi người chợt im lặng khi ở đàng kia, Mỹ Chi đang dùng khăn lau mặt cho Tuấn Khương. Anh gạt tay cô ta ra và nói gì đó. Nhưng cô ta cười với vẻ lấy lòng. Rồi vẫn tiếp tục lau. Đến nỗi Tuấn Khương phải đứng dậy đi chỗ khác.
Thái Hân nói khẽ một mình:
− Kinh dị quá.
Cô ngồi im suy nghĩ, cố đặt mình vào vị trí Mỹ Chi. Nhưng nghĩ mãi vẫn không sao hiểu được vì sao cô ta làm những chuyện đó tự nhiên như vậy. Không xấu hổ với mọi người sao?
Nhưng mà Tuấn Khương đã bị xiêu lòng. Rõ ràng anh cố ý nâng đỡ cô ta. Không kể chuyện đã qua. Ngay trong bộ phim nầy, anh ta ưu ái cho cô ta vào vai nổi hơn cô. Khi cô ta làm cô đau, anh ta cũng chỉ nói nhẹ nhàng…
Bất giác Thái Hân mím môi, quay mặt chỗ khác để đừng ai thấy mình khóc. Lần đầu tiên trong đời, cô biết đến cảm giác hận một người.
Thái Hân ngồi một mình trong phòng khách nhà đạo diễn Diệp Hinh. Người nhà bảo anh đi vắng. Nhưng cô vẫn ngồi lại chờ. Dù là chờ mà không biết bao giờ anh mới về.
Nếu là trước kia, chỉ cần thấy thái độ thờ ơ của chủ nhà, cô đã bỏ về lập tức. Nhưng Tuấn Khương đã dạy cô rằng, muốn đạt được những gì mình muốn, phải biết kiên nhẫn, chịu đựng tất cả những gì gai go. Kể cả bị chèn ép.
Thái Hân cầm tờ báo, đọc hết cả cuốn mà đạo diễn vẫn chưa về. Những cô vẫn không có ý định đứng dậy.
Cuối cùng thì anh ta cũng về. Nghe tiếng xe đỗ ngoài sân, cô hơi nhón người lên nhìn. Rồi lại ngồi xuống, cố giữ cho mình đừng run.
Diệp Hinh đi vào. Đó là một người không còn trẻ nữa. Nhưng cũng chưa già lắm. Anh ta khoảng ngoài ba mươi. Có vẻ già dặn hơn Tuấn Khương. Bụi bụi chứ không thanh lịch như anh ta. Tuy không đẹp trai như Tuấn Khương, nhưng anh ta có vẻ phong trần, cứng cỏi.
Thái Hân đứng dậy, gật đầu chào anh:
− Tôi chờ đạo diễn suốt sáng nay.
Thấy Thái Hân, anh ta nhướng mắt ngạc nhiên. Rồi đến ngồi xuống đối diện với cô. Nhắc lại:
− Chờ tôi à? Có chuyện gì vậy?
Thái Hân thoáng lúng túng. Cô không quen cầu xin, nên không biết phải làm thế nào, và nói thế nào để thuyết phục. Những lúc thế nầy, cô lại nhớ Mỹ Chi. Dù muốn dù không thì cũng phải thừa nhận cô ta bản lĩnh. Để thuyết phục một người ban ân huệ cho mình, đâu phải là chuyện dễ làm.
Diệp Hinh ngồi im nhìn Thái Hân, chờ cô nói. Cử chỉ đó làm Thái Hân tự tin hơn một chút. Cô liếm môi, nói như trả bài:
− Tôi đã đọc được kịch bản của Vĩ Đông, anh ấy là bạn thân của tôi, nên đã cho tôi đọc.
− Vậy à?
Cách hỏi của anh làm Thái Hân đâm ra hầng. Hết biết nói gì. Nhưng thay vì im lặng xấu hổ, cô cố nói cho bằng được ý nghĩ của mình:
− Tôi rất thích kịch bản đó. Tôi đã hình dung vai diễn của nhân vật chính. Và thấy mình đủ khả năng vào vai đó.
Diệp Hinh cắt ngang:
− Cái gì làm cô nghĩ như vậy?
“Anh ta chế giễu mình, lạy chúa, mình bị hớ rồi” - Thái Hân nghĩ thầm một cách xấu hỗ mặt cô đỏ bừng lên. Nhưng cô vẫn không chịu thua:
− Tôi đã diễn thử trước gương, làm gì tôi cũng nghĩ đến vai diễn, trong giấc mơ cũng thấy.
Diệp Hinh xoa cằm, nói lơ đãnh:
− Ấp ủ vai diễn cũng tốt đấy, nhưng nhiệt tình chưa đủ, phải thực hành mới biết. Nhiệt tình chỉ là lý thuyết, mà lý thuyết thì chỉ là màu xám.
− Không, lý thuyết không phải chỉ là màu xám, nếu biết biến nó thành hành động. Lý thuyết cộng với tài năng sẽ đưa đến một kết quả tuyệt vời.
Diệp Hinh nhìn cô hơi lâu, rồi chợt cười phá lên:
− Tự nhận mình có tài năng à? Chủ quan quá nhỉ?
Quên cả xấu hổ, chỉ còn bị phấn khích vì ý nghĩ tự khẳng định mình, Thái Hân nói nhanh:
− Vâng, tôi rất tự tin, nhưng không chủ quan vì tôi đã đóng hai phim. Bộ phim đầu tay tôi vào vai chính, và đã rất thành công, anh hẳn đã xem phim “Tuổi thanh xuân”, nhân vật chính là tôi đó.
− Cô đóng à? Theo tôi biết thì người đó là một cô ca sĩ chưa thành danh, còn cô thì tôi biết rất rõ cô là ai.
Thái Hân giương mắt nhìn anh, kinh ngạc đến nín thở:
− Anh biết tôi?
− Chuyện cô cháu ông Tính bị đạo diễn Tuấn Khương trù dập, ai lại không biết, anh ta cũng cứng tay đó.
Thái Hân không hiểu cứng tay là thế nào. Cô bèn kể hết những chuyện hậu trường của đoàn làm phim, kể một cách tỉ mỉ, như nói với một người bạn thân nhất với mình.
Vậy mà Diệp Hinh chịu ngồi yên nghe. Cuối cùng, khi cô kể xong, anh lên tiếng:
− Tại sao cô kể với tôi chuyện đó?
− Vì tôi muốn nhờ anh.
− Nhờ tôi cho cô cơ hội phục thù à?
Thái Hân hơi lúng túng trước cách nói thẳng thắn đó, nhưng cũng gật đầu:
− Vâng, cơ hội phục thù.
Cô liếm môi nói thêm:
− Khi bạn tôi khoe với tôi kịch bản của hắn được anh dựng, tôi bèn quyết định đến gặp anh.
− Cái gì làm cô tin rằng tôi sẽ đồng ý?
Mắt Thái Hân long lanh một vẻ quyết tâm cao độ:
− Tôi có khả năng, nếu anh không nhận, anh sẽ hối hận.
− - Hối hận?
Diệp Hinh hỏi và bật cười lớn, khiến Thái Hân quê đỏ mặt. Nhưng rồi cô nói một cách dũng cảm:
− Nếu không tin tôi, anh hãy cho tôi diễn thử. Tôi đã thử hình dung các diễn viên khác, và tôi thấy chưa có ai hợp vai đó như tôi. Chính Vĩ Đông cũng thấy như vậy.
Diệp Hinh lắc đầu:
− Còn tôi thì không thấy gì cả.
Thái Hân có cảm giác mình muốn sụp xuống vì thất vọng. Nhưng rồi trong đầu cô lại bừng bừng ý nghĩ mình phải chiến thắng. Bằng mọi cách phải chiến thắng, nếu mình không thuyết phục được anh ta, mình sẽ mất đi cơ hội. Vì vậy mà mình không thể buông.
Thái Hân không biết khuôn mặt mình đang bừng bừng lên đầy vẻ xúc động. Đối mắt sáng long lanh, cháy rực ngọn lửa khát vọng. Còn cằm thì hếch lên như sẵn sàng lao vào giành giật. Cô làm người đối diện như bị cuốn phăng theo ý chí của mình.
Nhưng Diệp Hinh vẫn giữ thái độ lặng lờ, anh ta nói chậm rãi:
− Tôi đã chọn diễn viên xong, muộn rồi cô bé ạ, cô không tìm được cơ hội ở tôi đâu, tìm đạo diễn khác đi.
Vẻ thất vọng hiện rõ trong mắt Thái Hân. Ngọn lửa lúc nãy biến mất. Khuôn mặt cô ảm đạm như đêm trăng có mưa. Cô ngồi lặng đi, khá lâu mới thốt lên một câu vô nghĩa:
− Vậy sao?
− Tôi cũng muốn làm người hùng lắm, nhưng không còn kịp nữa, êkíp diễn viên đã chọn xong, tất cả đã sẵn sàng. Nếu tôi nhận cô thì cũng không còn thời giờ cho cô đầu tư vào vai diễn đâu.
Thái Hân nói nhanh:
− Tôi làm được, chắc chắn là như thế. Ôi, tin tôi đi, nếu không chọn tôi, anh sẽ hối hận, làm việc với tôi không vất vảe lắm đâu, anh phải tin là tôi rất nhạy cảm với tâm lý nhân vật, vì vậy việc thể hiện không có gì là khó cả.
− Nhưng tôi đã chọn diễn viên rồi.
− Vẫn còn có thể thay đổi, anh biết không, có những cú đột phá lại làm nên cái tuyệt vời, sao anh không thử ở tôi?
Diệp Hinh nhún vai:
− Tôi thuộc loại người không thích sự đột phá, nó có vẻ phiêu lưu quá.
Thái Hân lắc đầu thật mạnh:
− Không phải đâu, nghệ thuật là phải có sự đột phá, đi theo khuôn mẫu hoài sẽ nhàm chán lắm.
− Cô tin là cô sẽ tạo được phong cách mới à?
− Vâng, tôi tin như vậy.
− Lỡ cô không làm được thì sao?
− Không thể có chuyện đó được, vì tôi sẽ cố gắng hết mình.
Diệp Hinh nhìn nhìn cô:
− Chà, cô có vẻ quyết tâm quá, và quá tự tin, nếu tôi từ chối thì sao đây?
− Thì sau đó anh sẽ hối hận, và tôi sẽ bám theo anh, đến chừng nào anh buộc phải chọn tôi.
Diệp Hinh chợt khoát tay:
− Thôi được rồi, cô về đi, tôi sẽ suy nghĩ.
Thái Hân hồi hộp đến nỗi quên mất mình đã đổi cách xưng hô:
− Ông sẽ suy nghĩ bao lâu?
Diệp Hinh cười cười:
− Khoảng mười năm.
Thái Hân kêu lên:
− Ôi, tôi không đùa đâu, đừng có chọc tôi như vậy.
Nhưng anh ta vẫn cười:
− Có gì mà phải căng thẳng vậy, cuộc sống đâu có gì nặng nề mà phải quan trọng nó, tập coi nhẹ mọi thứ đi.
Thái Hân vô tình nhăn mặt:
− Có lẽ bao giờ tôi trở thành ngôi sao, tôi sẽ coi nhẹ mọi thứ, còn bây giờ thì không thể được, nhất là khi anh chưa nhận lời tôi.
− Chà, mơ ước nhỏ nhoi quá nhỉ? Muốn trở thành ngôi sao kia à?
− Tôi không giấu là tôi rất muốn như vậy, anh cứ cười, nhưng tôi không chối đâu.
Diệp Hinh đột ngột quyết định:
− Thôi được, thế thì ngày mai đến gặp tôi ở khách sạn Khải Hoa, phòng số ba mươi.
Thái Hân ngơ ngẩn:
− Tại sao phải đến đó?
Diệp Hinh nheo nheo mắt, thái độ thay đổi rõ rệt:
− Cái gì cũng phải có cái giá của nó, cô muốn có thì phải chịu mất chứ.
− Mất cái gì?
− Thì chúng ta ở lại qua đêm, đêm đó chúng ta sẽ bàn về kịch bản.
Thái Hân hoang mang…
− Sao lại…
Diệp Hinh chợt cười to:
− Thế cô tưởng tự nhiên mà Tuấn Khương lăng xê Mỹ Chi đó chắc, nếu cô nàng không tự nguyện… với nó, thì đời nào nó chịu mất công như vậy.
− Hả?
Thái Hân ngồi chết đứng, hai mắt mở to, bàng hoàng trước cách nói trắng trợn và sống sượng của anh ta. Cô buột miệng kêu lên:
− Thật là ghê tởm, có chuyện đó nữa sao?
− Đó là sự trao đổi sòng phẳng, cô muốn được thì cô phải chịu mất chứ.
Thái Hân ngồi lặng người suy nghĩ. Rồi cô phẫn nộ ghê gớm:
− Anh thật là bỉ ổi, tại sao anh dám đề nghị như vậy với tôi? Anh có biết tôi là ai không, tôi sẽ mách với chú Tính của tôi, chú tôi sẽ đưa chuyện này lên báo, anh sẽ phải nhận một bài học đắt giá.
Diệp Hinh tỉnh bơ:
− Ai làm chứng cho những gì tôi nói nhỉ? Mà cô tự tìm tôi kia mà.
Thái Hân đuối lý làm thinh. Cô đứng bật dậy:
− Thật là đê tiện không thể tưởng.
Cô hấp tấp đứng dậy, bỏ đi như chạy ra ngoài. Diệp Hinh gọi với theo:
− Cô bỏ quên xắc tay nè, định tìm cơ hội quay lại đấy à?
Thái Hân quay phắt lại, đến chụp lấy chiếc giỏ trên bàn. Rồi chạy nhanh như thể sắp bị anh ta tóm đến nơi.
Về nhà, cô đóng cửa phòng, ngồi phịch xuống sàn nhà. Gương mặt tả tơi bàng hoàng.
Cô gục đầu, nghĩ về chuyện vừa xảy ra mà thấy khủng hoảng. Tại sao cô, chính cô, lại bị một lời đề nghị tồi tệ như thế? Để được thành công, người ta phải trả giá đắt vậy sao?
Thái Hân thấy phẫn nộ ghê gớm, cô có cảm giác bị xúc phạm. Vì cô đâu có như Mỹ Chi, tại sao anh ta lại coi thường mình như vậy.
Vậy là Mỹ Chi đã từng… từng… với Tuần Khương. Trời ơi, thật là đê tiện hết chỗ nói, con người anh ta coi thanh cao như vậy, hóa ra chỉ là bề ngoài, tự nhiên cô thấy tức kinh khủng.
Cô còn đang dật dờ cả người, thì có tiếng gõ cửa, rồi bà Thái lên tiếng:
− Sao lại đóng cửa vậy? Con làm gì trong đó vậy Hân?
Thái Hân thở dài đứng dậy. Thời gian sau này cô giấu biệt mẹ những chuyện xảy ra với mình. Từ nhỏ đến lớn mẹ làm cho cô thấy cái gì cũng là màu hồng, cô chỉ cần muốn là có. Bây giờ thì thực tế không giống như vậy. Cho nên cô không thể cầu viện đến mẹ nữa.
Cô bước ra mở cửa, cô mỉm cười:
− Nãy giờ con ngủ, gì vậy mẹ?
− Mới về mà ngủ nhanh vậy? Có sao không? Trong mình có bình thường không?
− Dạ, không sao, con chỉ hơi mệt chút thôi.
− Có cậu Nam đến kìa, chải tóc lại đàng hoàng rồi hẵng xuống nghe.
Thái Hân đứng yên ngạc nhiên. Anh ta mà cũng đến tìm cô sao? Chuyện gì vậy?
Cô chậm rãi quay vào phòng, đến trước gương kiểm tra lại mình, rồi lững thững đi xuống phòng khách.
Cô đến ngồi đối diện với anh, vẻ mặt lạnh như pho tượng:
− Tìm tôi có chuyện gì vậy?
Tuấn Khương thản nhiên như không thấy thái độ của cô, anh đặt đĩa CD xuống bàn:
− Đây là bộ phim của cô, tôi mang đến cho cô đây.
Thái Hân nhìn một cách lãnh đạm:
− Có rồi hả? Nhanh vậy.
− Cô thấy vậy là nhanh à? Tôi nghĩ cô nôn nóng xem mình diễn lắm chứ.
− Chỉ là một vai phụ mờ nhạt, có gì mà phải xem, nhớ còn không muốn nữa kìa.
Tuấn Khương mỉm cười:
− Cô diễn xuất sắc lắm, dù không thích thì cũng nên giữ, sau này sẽ thấy quý đó.
Thái Hân cười lạnh:
− Không bao giờ.
Cô nhìn nhìn Tuấn Khương. Nhớ lại câu nói của Diệp Hinh mà thấy tức nghẹn. Vậy là anh ta và Mỹ Chi đã xa ngoài sức tưởng tượng của cô.
Tự nhiên cô bật ra:
− Hai người làm chuyện xấu xa như vậy, không thấy mất nhân cách sao?
Tuấn Khương nhìn sững cô. Rồi nhíu mày:
− Cô nói gì?
Thái Hân không trả lời. Cô đứng dậy, rồi lẳng lặng bỏ đi lên lầu. Mặc cho vị khách ngồi lại một mình.
Nhưng Tuấn Khương không bỏ qua chuyện đó, anh đi nhanh về phía cầu thang, chận Thái Hân lại:
− Cô vừa nói gì?
Thái Hân không trả lời, cô xô mạnh anh ta qua một bên, rồi chạy nhanh lên cầu thang.
Bà Thái nhìn thấy cảnh đó, bèn bước vào phòng cô:
− Tiếp khách gì kỳ vậy Hân? Sao lại bất lịch sự như vậy?
− Mẹ đuổi anh ta về dùm con đi.
Bà Thái cau mày:
− Con muốn mẹ thô bạo như con vậy sao? thật con cư xử chẳng ra làm sao cả, xuống tiếp khách đàng hoàng đi.
Nhưng Thái Hân vẫn bướng bỉnh ngồi im. Sợ Tuấn Khương chờ dưới phòng khách, bà Thái đành đi xuống, định phân trần, nhưng anh đã về từ lúc nào.
Bà quay lên phòng Thái Hân, nghiêm mặt:
− Con làm gì kỳ vậy Hân? Làm vậy không sợ người ta đánh giá sao?
Thái Hân bướng bỉnh:
− Mẹ cũng ghét anh ta mà, sao mẹ la con.
− Mẹ không thích là một lẽ, nhưng người ta đã tới nhà mình thì phải tiếp cho đàng hoàng, sao xử sự kỳ vậy?
Thái Hân lặng thinh. Nếu mà mẹ biết chuyện hai người đó sống với nhau trong khách sạn, chắc mẹ sẽ ghê không để đâu cho hết.
Nhưng không hiểu sao cô không muốn nói chuyện đó ra với bất cứ ai. Thế là cô im lặng mà nghe mẹ trách móc.
Cuối cùng thì bà Thái cũng đi ra. Thái Hân buồn bã đi thơ thẩn trong phòng. Cô thấy cuộc sống bây giờ không vui vẻ như ngày trước nữa. Toàn là buồn phiền, căng thẳng. Sao ngày xưa mình sống nhẹ nhàng thế? Thấy cái gì cũng đẹp. Bây giờ thì tất cả đều vỡ mộng. Và mình thấy chán nản vô cùng.
Suốt tuần Thái Hân sống trong tâm trạng phiền muộn không dứt. Cô hoàn toàn bỏ ý định liên lạc với Diệp Hinh, thì hôm nay, chính anh ta lại gọi điện cho cô.
Lúc đó Thái Hân đang ngồi trên giường chơi con gấu. Nghe giọng Diệp Hinh trong máy, cô còn lơ mơ như không tin, giọng cô không chắc lắm:
− Có phải anh là…
− Quên tôi thật rồi sao? tôi nghĩ có đến mười năm nữa cô cũng không quên nổi tôi đấy.
Mặt Thái Hân lập tức sầm lại, giọng cô khô khốc:
− Có chuyện gì vậy?
− Cô không còn ý định đóng phim sao?
− Không.
− Vậy mà tôi đang muốn mời cô đến thử vai đấy.
Thái Hân vẫn dửng dưng:
− Tôi không cần.
− Tại sao? Trong khi chính cô đến yêu cầu tôi cho cô cơ hội mà.
Thái Hân buộc miệng hứ một tiếng:
− Đừng có coi thường tôi như thế, tôi không mách với chú tôi chuyện này là mai cho anh đó.
Diệp Hinh cười lớn:
− Cô có nói chú ấy cũng không tin đâu, thôi quên chuyện đó đi, tôi quyết định sẽ cho cô cơ hội, như lời yêu cầu của cô. Sáng thứ hai tám giờ đến gặp tôi nhé.
− Khỏi, tôi đã nói là không cần mà.
− Đừng có tự ái ngốc như vậy, tôi không có thói quen năn nỉ ai đâu, đến gặp tôi đi.
Thái Hân lưỡng lự một chút, rồi hỏi thận trọng:
− Anh bảo đã bỏ ý định đó.
Diệp Hinh lại bật cười:
− Hôm đó tôi đùa cho vui thôi. Tôi đâu có điên mà làm chuyện đó với cháu gái của ông Tính, ông ấy treo cổ tôi mất.
Thái Hân vẫn dè dặt:
− Nếu ông đùa với tôi lần nữa, tôi sẽ không tha thứ đâu.
− Đã bảo tôi rất nghiêm chỉnh mà, đừng quá thận trọng với tôi như vậy.
− Vâng.
− Cô khá lắm, biết cách thuyết phục lắm. Mà quả thật tôi cũng định mời cô đến, tôi đã nhấm cô vào vai chính từ đầu rồi.
Thái Hân kêu lên:
− Thế sao hôm đó anh bảo không cần tôi?
− Đùa chút cho vui thôi, xem cô quyết tâm thế nào. Chỉ cần nhìn cách cô thuyết phục tôi, tôi cũng thấy khả năng của cô rồi.
Thái Hân ngơ ngẩn:
− Khả năng gì?
− Tôi đã xem kỹ cách diễn xuất của cô, cô khá lắm, tôi định bụng sẽ mời cô vảo vai chính cho bộ phim sắp tới của tôi, nhưng chưakịp lên tiếng thì, nói chuyện với cô vui thật đấy.
Nhớ lại lúc mình ngồi cả buổi để thuyết phục anh ta, Thái Hân có cảm tưởng anh ta coi mình như con búp bê diễn trò. Cô thấy hơi bực, nhưng không giận lắm. Cô nói một cách ỉu xìu:
− Anh đùa ác lắm, thế anh không đùa lần thứ hai nữa chứ?
Nhưng Diệp Hinh không trả lời, chỉ nói ngắn gọn:
− Thôi nhé, thứ hai đến gặp tôi.
Rồi anh ta tắt máy. Thái Hân còn ngồi yên ngơ ngẩn. Không tin cơ hội đến với mình dễ dàng đến thế. Cứ như mơ vậy.
Và khi tâm lý ngạc nhiên qua rồi. Đầu óc cô lập tức quay lại nghĩ đến Tuấn Khương. Đến viễn ảnh trở thành ngôi sao để trả thù anh ta. Nếu không vì lòng nung nấu trả thù, cô đã chẳng quáng quàng tìm cách để mình trở thành ngôi sao như vậy.
Chợt nhớ đĩa phim mà Tuấn Khương mang đến hôm trước, cô vội nhảy xuống giường, đến mở tủ lấy rồi cho vào máy. Xong, cô trở lại giường, chăm chú theo dõi.
Suốt thời gian đóng phim, cô mang tâm trạng buồn chán, nên không hề muốn xem lại nó. Nhưng bây giờ xem, thấy mình diễn hay đến mức mình cũng không ngờ.
Mặc dù chỉ là vai phụ mờ nhạt, nhưng cô đã tham gia suốt bộ phim, và rất có đất diễn. Cứ như kịch bản cố tình nâng vai phụ lên. Và mặc dù chỉ xuất hiện ngắn ngủi bên cạnh Mỹ Chi, cô vẫn tạo được ấn tượng mạnh mẽ. Rất có cảm tình.
Vậy mà Tuấn Khương cố tình hạ cô để nâng Mỹ Chi lên. Mỗi lần nghĩ tới, cô lại thấy mình không thể tha thứ cho anh ta.
Màn hình tắt ngấm. Đèn trong phòng chiếu phim. Thái Hân cũng đứng lên định đi ra, thì Tuấn Khương tiến đến phía Thái Hân, chìa tay ra:
− Chúc mừng cô.
Thái Hân bắt tay anh một cách lạnh lùng:
− Cám ơn.
− Cuối cùng thì cô đã được như ý muốn phải không?
Thái Hân nhìn thẳng vào mặt anh, nói mĩa:
− Về chuyện đó tôi phải cám ơn anh mới đúng, tôi nhớ ơn anh nhiều lắm.
Vậy mà Tuấn Khương hiểu, nhưng anh không có chút gì bối rối hay ngượng ngùng. Thậm chí một dấu hiệu xấu hổ cũng không, anh mỉm cười:
− Nếu sự thành công nầy có tôi góp phần trong đó, dù là thương hay ghét, thì đó cũng là động lực phải không? Vậy nên giữ vững phong độ đó, đừng để mất nó.
− Tất nhiên, tôi sẽ không bao giờ ngủ trên cành nguyện quế đâu.
− Tốt, Thái Hân đã bắt đầu thay đổi rồi đó, tôi cũng mong cô biết quý những cái mình có, đừng coi thường nó nữa.
Anh mỉm cười, nhìn thẳng vào mắt cô:
− Và cũng không nên giữ mãi thù hận, chúng ta sẽ còn làm việc với nhau nữa, tin tôi đi.
Thái Hân quay mặt ngó chỗ khác:
− Tôi không hứng thú với viễn ảnh đó chút nào. Sẽ không có chuyện đó đâu.
− Thật à?
Thái Hân chưa kịp trả lời thì Diệp Hinh đã đi đến gần hai người, anh ta bắt tay Tuấn Khương, rồi mỉm cười:
− Tôi phải bắt cóc cô ấy một chút, có nhiều người cần gặp cô ấy, xin lỗi nghe.
Tuấn Khương gật đầu:
− Cứ tự nhiên.
Anh khẽ chào hai người, rồi đi ra phòng ngoài. Thái Hân nhìn Diệp Hinh tò mò:
− Gặp ai vậy đạo diễn?
− Tôi nay cô là người nổi nhất ở đây, tất nhiên là phải gặp nhiều người rồi, như vậy sẽ có lợi cho cô hơn. Tôi sẽ làm cho tên tuổi cô nổi hơn cả ngôi sao Minh Huyền, cho nên cô chỉ cần đi theo tôi thôi.
Thái Hân im lặng đi theo Diệp Hinh ra ngoài. Lẽ ra điều nầy đã đến với cô ngay từ bộ phim đầu, chứ không phải đợi đến giờ. Nếu không vì Tuấn Khương thì cô đã không phải xuất hiện muộn màng thế nầy.
Ở phòng tiếp tân, không khí có vẻ ồn ào hơn rất nhiều. Tất nhiên là người ta nói nhiều về bộ phim vừa chiếu. Người ta phê bình và phân tích nội dung nhiều hơn là nói về hình thức. Đặc biệt là đâu đâu cũng nhắc đến cái tên Thái Hân. Như một sự thừa nhận tên tuổi của cô.
Diệp Hinh và Thái Hân vừa ra khỏi cửa thì một nhà báo đi đến đón đường hai người:
− Xin lỗi, cô Hân có thể dành riêng cho tôi vài phút không? Tôi muốn viết một bài về cô.
Thái Hân chưa kịp trả lời thì Diệp Hinh đã khoát tay từ chối:
− Rất tiếc tối nay cô Hân phải gặp nhiều người khác, ngày mai anh có thể gặp cô ấy ở nhà riêng, cô ấy sẽ chuẩn bị ảnh và tư liệu cho bài báo của anh.
Anh nhà báo chưa kịp nói gì thì anh đã chìa tờ danh thiếp cho anh ta. Kèm theo là cái bắt tay vừa thân thiện, vừa có vẻ bận rộn gấp gáp. Đồng thời anh nói luôn miệng:
− Tôi xin lỗi, xin lỗi, hẹn gặp lại anh sau, cho tôi xin lỗi nhé.
Sau đó không đợi anh nhà báo phản ứng Diệp Hinh kéo tay Thái Hân bỏ đi. Cô vội rút tay ra, mặt khẽ nhăn lại:
− Sao vậy đạo diễn, làm vậy có bất lịch sự quá không? Đó là nhà báo mà.
− Tôi biết cần phải làm gì, và hơn cả cô, tôi biết rõ anh ta làm việc cho báo nào, cô không phải lo, chỉ cần làm theo thôi.
Nhưng Thái Hân vẫn không ngớt thắc mắc.
− Lúc nãy đạo diễn đưa danh thiếp gì cho anh ấy vậy?
− Danh thiếp của cô.
Thái Hân tròn xoe mắt:
− Của tôi à? Sao tôi không biết, mà tôi có làm cái đó đâu.
− Tôi đã làm cho cô rồi, từ giờ về sau cô sẽ sữ dụng đến nó nhiều đó.
− Nhưng sao đạo diễn làm vậy?
− Tôi đã bảo đừng hỏi, mà chỉ nên làm theo thôi, tôi sẽ làm cho cô trở thành ngôi sao, cho nên phải biết nghe lời tôi, hiểu chưa?
Thái Hân thở dài:
− Vâng. Nhưng tại sao không nói chuyện với nhà báo đó hả đạo diễn?
− Cô phải biết làm cao một chút chứ, họ cần săn ngôi sao để có bài viết, họ không bỏ lỡ cơ hội đâu, đừng lo.
− Tôi không lo, nhưng cư xử như vậy có vẻ bất lịch sự quá, thiếu tôn trọng người ta quá.
− Phải như vậy thôi. Nếu cô muốn tạo một hào quang cho mình.
Thái Hân lắc đầu nguầy nguậy:
− Tôi không thích tạo hào quang kiểu đó đâu, tôi không thích kênh kiệu với ai cả.
Diệp Hinh không trả lời. Anh kéo tay Thái Hân đi đến phía salon, ở đó có vài người đàn ông lớn tuổi đang ngồi nói chuyện. Nhưng có vẻ không sôi nổi lắm.
Diệp Hinh ra hiệu cho Thái Hân ngồi xuống, rồi tự mình cũng ngồi đối diện với người đàn ông lớn tuổi nhất, anh nói một cách khiêm nhường:
− Đây là Thái Hân, con đưa cô ấy đến chào chú.
Anh quay qua Thái Hân:
− Chú Hùng là giám đốc hãng phim, cô chào chú ấy đi.
“Vậy là chú cũng giống như chú Tính, không biết ông ấy có biết mình không” - Thái Hân nghĩ thầm, cô gật đầu chào ông ta một cách lễ phép. Nhưng không hạ mình quá. Còn ông ta thì nhìn cô hơi lâu như quan sát. Rồi mỉm cười:
− Cô cháu của anh Tính tôi đã nghe nói từ lâu, nhưng bây giờ mới biết mặt, diễn tốt lắm cố gắng giữ phong độ đó, đừng để xuống dốc nhé.
Thái Hân chỉ dạ nhỏ một tiếng chứ không trả lời. Diệp Hinh nói thay cho cô:
− Cô ấy không chủ quan đâu, chú đừng lo.
Ông Hưng khoát tay, nói với vẻ ban bố:
− Vậy thì đầu quân về hãng phim tôi đi vậy, tôi luôn ưu đãi các ngôi sao vượt xa những nơi khác, cô Hân diễn tốt lắm.
Rồi ông ta ngồi yên. Thái Hân không hiểu ông ta nói gì, và đầu quân nghĩa là gì. Nhưng vì có nhiều người nên cô không tiện hỏi.
Ngồi một lát, Diệp Hinh bảo cô chào ông giám đốc, rồi ra hiệu cho cô đi theo anh:
− Cô sẽ đến gặp một người, sẽ có lợi cho cô lắm.
Thái Hân không kịp tò mò muốn biết về nhân vật đó, cô giữ Diệp Hinh đứng lại, thắc mắc:
− Lúc nãy ông ấy bảo tôi đầu quân về hãng phim nầy, nghĩa là sao hả đạo diễn?
Diệp Hinh không trả lời thẳng câu hỏi, mà chỉ khẳng định:
− Điều đó thì sẽ có lợi cho cô hơn, đâu phải ai ông ấy cũng mời như vậy.
− Nhưng như vậy là sao?
− Chuyện đó lát nữa sẽ nói, bây giờ đi theo tôi.
Và anh dẫn Thái Hân đi gặp rất nhiều người. Vốn chưa quen giao tiếp, nên Thái Hân mệt đờ người. Cô chỉ đi theo và chào hỏi, cười nói như cái máy, theo chỉ đạo của Diệp Hinh.
Và sau đó anh đề nghị đưa cô về. Thái Hân cũng chỉ thụ động làm theo. Cô mệt đến nổi không nhớ hết những người đã đến gặp. Chỉ nhớ loáng thoáng đó là những người trong giới điện ảnh, sở văn hóa… trước kia không biết Tuấn Khương có tạo mối quan hệ như vậy cho Mỹ Chi không, và cô nàng có thích ứng kịp không? Chứ cô thì cảm thấy chóng mặt hơn là vui sướng.
Để trở thành ngôi sao, ngoài chuyện tài năng, còn phải có nhiều mối quan hệ mà mình không thích như vậy sao?
Thái Hân ngã đầu ra sau, nhắm mắt lại thư giãn. Đến lúc xe ngừng lại cô mới mở mắt nhìn lên:
− Tới nhà nhanh quá nhỉ?
− Không phải nhà cô, mình vào đây nói chuyện.
Thái Hân nhìn ra đường. Cô thấy Diệp Hinh đang đậu xe trước một nhà hàng không quen. Cô quay qua nhìn anh:
− Khuya quá rồi, có thể về được không đạo diễn, chuyện công việc để mai được không?
− Tôi muốn bàn với cô chuyện quan trọng, làm cho xong hôm nay đi, vì tôi còn phải giải quyết nhiều chuyện khác nữa.
− Nhưng tôi mệt quá, đây là lần đầu tiên tôi gặp nhiều người như vậy, bây giờ nhức đầu kinh khủng.
− Rồi cô sẽ quen dần thôi.
− Có thể đến lúc đó tôi sẽ quen, nhưng bây giờ tôi mệt lắm.
Diệp Hinh quay lại, chăm chú nhìn cô. Rồi cuối cùng đổi ý:
− Thôi được, tôi sẽ đưa cô về, nhìn cô có vẻ sắp gục đến nơi rồi. Cô phải tập cho quen với cách làm việc căng thẳng, làm ngôi sao không dễ dàng như cô nghĩ đâu.
− Có lẽ… tôi không muốn trở thành nổi tiếng nữa, tôi cảm thấy đuối sức rồi.
− Bây giờ mệt thì cô tưởng như vậy, nhưng đó chỉ là tưởng thôi, khi nào khỏe lại rồi, cô sẽ tiếp tục lao tới mà thôi, cô phải trở thành ngôi sao để trả thù Tuấn Khương mà, quên rồi sao?
Thái Hân ngó đầu lên:
− Làm sao mà tôi quên chuyện đó được.
− Cô có muốn đi xa hơn nữa không?
− Tôi không hiểu, đi xa là sao?
− Cô hãy là diễn viên độc quyền của hãng phim Hoa Hồng, anh ta sẽ tức điên vì chuyện đó, còn nếu cô quay lại làm việc cho chú cô, cô sẽ lệ thuộc vào anh ta nữa, vì anh ta là đạo diễn sáng giá nhất của chú cô, đời nào chú cô lại vì cô mà buông anh ta.
Thái Hân thở dài:
− Chuyện đó đã xảy ra rồi, tôi biết lắm.
Diệp Hinh nói thong thả:
− Cho nên cô hãy về hẳn với hãng phim Hoa Hồng đi. Ông Hưng rất ưu ái những tài năng trẻ. Đặc biệt là những diễn viên ký hợp đồng độc quyền cho hãng phim ông ấy.
Thái Hân mở lớn mắt lắng nghe:
− Vậy hả?
− Cô sẽ có những khoản thù lao cao nhất, sẽ có xe đưa đón riêng, và được quyền yêu cầu nghỉ vào những ngày cô không muốn làm việc.
− Có chuyện đó nữa sao?
− Rồi cô sẽ có những quyền lợi mà một diễn viên bình thường chỉ có thể mơ ước, tôi không nói trước hết, nhưng khi sống rồi cô sẽ thấy.
Thái Hân im lặng suy nghĩ. Thật ra cô không cần tiền, không cần đưa đón, cũng không cần chỗ ở… nhưng được cư xử như một ngôi sao thì cô thích mê.
Và nhất là được gây cho Tuấn Khương cảm giác hụt hẫng. Để trả thù những gì anh gây ra cho cô.
Bên cạnh cô, Diệp Hinh vẫn nói đều đều:
− Hãy suy nghĩ đi, cơ hội tới là phải biết nắm bắt, nếu không, nó sẽ chẳng tới hai lần đâu. Nếu như bây giờ xuất hiện một tài năng mới, cô sẽ mất cơ hội ngay.
Thái Hân nghe một cách lơ mơ. Cô thấy thấm mệt. Sau một buổi tối phải căng thẳng giao thiệp, tưởng như nhẹ nhàng, nhưng lại làm mình mệt nhoài.
Bên cạnh cô, Diệp Hinh vẫn thuyết phục:
− Biết rằng làm như vậy là kỳ với chú cô, nhưng cô cần phải có sự nghiệp riêng, ông ấy đã không đưa cô lên được, thì cũng đừng cản bước tiến của cô. Và tôi rất lạ, là tại sao ông ta nghe lời Tuấn Khương đến thế.
Thái Hân không trả lời. Đầu hơi gục xuống vì buồn ngủ. Cô chỉ nghe những điều đó một cách mơ hồ. Cô mệt đến nỗi cái tên Tuấn Khương cũng không đủ sức làm cho tình cảm bị khuấy động.
Khi xe dừng lại trước cổng nhà, cô chỉ chào Diệp Hinh một cách lơ mơ, rồi đến bấm chuông. Trong khi chờ mở cổng, cô gục đầu vào tường nhắm mắt. Bước đầu của con đường để làm một ngôi sao thật là quá sức đối với cô.