Phần II

Tác Giả - Tác Phẩm
Phần I
Lời tác Giả

Bài nghiên cứu sau đây về Tác Giả KH Lương Vũ Sinh được Ngọn Gió Buồn đăng ở TTVNOL:
Phàm đã là người trên giang hồ, ít ai không biết tới cái tên Lương Vũ Sinh. Nhưng biết và biết như thế nào là điều đáng bàn. Không giống như Kim Dung, hay Cổ Long, tài liệu về Lương Vũ Sinh khá hiếm và đôi khi còn sai lệch rất nhiều. Vì thế, Ai Phong tại hạ mạo muội post tài liệu này lên cho các vị bằng hữu và đồng đạo võ lâm nào cõ nhã hứng thưởng lãm - cũng coi như một món quà tết nho nhỏ gửi đến mọi người.
Một năm mới tràn đầy hạnh phúc.
Ai Phong kính bút.
Võ lâm trưởng lão Lương Vũ Sinh
Lương Vũ Sinh là tị tổ của tiểu thuyết võ hiệp tân phái, với Long hổ đấu kinh hoa, khai sáng kỷ nguyên mới với lịch sử tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc. Với loạt tiểu thuyết nổi tiếng như Bạch Phát ma nữ, Thất kiếm hạ thiên sơn, Vân hải ngọc cung duyên, Bình tung hiệp ảnh, Đại Đường du hiệp truyện, Vũ Đương nhất kiếm, v..vv...Lương Vũ Sinh được hâm mộ, được coi là khai sơn tị tổ, là trưởng lão võ lâm.
Đối với Lương Vũ Sinh, tôi ( tức tác giả ) hiểu biết không nhiều, bởi vì sách vở viết về ông không nhiều ( Ở Hồng Kông, người đầu tiên viết về Lương Vũ Sinh là Liễu Tộ. Điều đáng buồn là ngay đến năm sinh của Lương Vũ Sinh các tài liệu cũng không nhất trí )
Lương Vũ Sinh tên thật là Trần Văn Thống, quê ở huyện Mông Sơn tỉnh Quảng Tây. Gia đình ông giàu có, thưở nhỏ học tập ở quê nhà, thích du lịch và rất mê thơ, từ cổ điển và sách văn, sử Trung Quốc. Trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật, các nhà nghiên cứu văn sử như Giản Hựu Văn, Nhiêu Tông Di, đến Mông Sơn có ở trong nhà Lương Vũ Sinh một thời gian khá lâu, cậu bé Trần Văn Thống nhờ đó mà học tập được rất nhiều và có ảnh hưởng lớn đến sáng tác của ông sau này.
Về sau, Lương Vũ Sinh vào học ở trường Lĩnh Nam đại học
( nay là trường Đại Học Trung Sơn ) tại khoa kinh tế. Năm 1949, Lương Vũ Sinh đến Hồng Kông làm việc tại Đại công báo. Ngoài thời gian làm công việc biên tập, ông cũng viết một số bài cho báo, cái tên Trần Văn Thống rất ít khi xuất hiện trên báo, những cái tên thường dùng đều là bút danh.
- Lấy tên Lương Tuệ Như viết tiểu phẩm lịch sử.
- Lấy tên Phù Dung Ninh viết tuỳ bút văn học.
- Lấy tên Lý Phu Nhân viết hộp thư Lý Phu Nhân.
- Lấy tên Trần Lỗ viết bình luận về cờ.
Những bút danh ấy đều khá nổi tiếng. Đương nhiên lừng lẫy nhất vẫn là bút danh Lương Vũ Sinh với tiểu thuyết võ hiệp, đến nỗi phần nhiều độc giả không biết đến cái tên Trần Văn Thống nhưng nghe tên Lương Vũ Sinh thì như sấm bên tai. Cái tên Lương Vũ Sinh. Chữ Lương trong họ Lương trong Lương Tuệ Như ; còn Vũ Sinh có quan hệ với việc ông rất hâm mộ nhà văn Cung Bạch Vũ.
Lương Vũ Sinh và Kim Dung là đồng sự và có chung sở thích: đọc võ hiệp, bình luận tiểu thuyết võ hiệp và viết tiểu thuyết võ hiệp. Ngoài tiểu thuyết võ hiệp, Kim Dung còn làm nhiều việc: biên kịch và đạo diễn điện ảnh, làm báo, viết chính luận, và còn hoạt động chính trị. So ra Lương Vũ Sinh thuần tuý, chuyên nghiệp hơn nhiều. Ông chẳng những viết tiểu thuyết võ hiệp trước Kim Dung mà kết thúc cũng muộn hơn, ngoài viết tiểu thuyết võ hiệp trước Kim Dung mà cũng kết thúc muộn hơn, ngoài viết tiểu thuyết võ hiệp ra, chỉ viết một số tiểu phẩm. Đến năm 1962 cũng từ chức biên tập đóng cửa làm tác gia tiểu thuyết chuyên nghiệp. Thời gian sáng tác của tiểu thuyết của ông cũng gấp đôi Kim Dung, tròn 30 năm, số lượng của ông thì hơn gấp đôi, gồm 35 bộ trường thiên tiểu thuyết.
Vào thập niên 90, Lương Vũ Sinh theo con sang định cư ở Úc, mấy năm ( 2001 ) gần đây bệnh tật liên miên, đến nỗi kế hoạch về thăm đại lục năm 1995 cũng đành phải gác lại, người viết ( tức tác giả ) vì thế rất lấy làm tiếc vì không có cơ hội bái kiến bậc tiền bối, rất lấy làm tiếc.
Về cuộc đời của Lương Vũ Sinh có thể thấy những đặc điểm sau đây:
1.Lương Vũ Sinh không những đa tài nghệ mà còn có học thức uyên bác, nhất là về văn chương và lịch sử Trung Quốc, thi từ, đối liễn, kỳ đạo, về phương diện nào cũng rất xuất sắc, Kim Dung cũng không sánh kịp. Những tri thức này rất có ích cho sự nghiệp sáng tác tiểu thuyết võ hiệp của ông.
2. Lương Vũ Sinh là con người chí tình, có phong độ của danh sĩ Trung Quốc ngày xưa. Nghe nói trong tuần trăng mật đưa vợ đi du lịch nhưng để vợ ở khách sạn còn mình thì đi đánh cờ với bạn quên cả về. Điều này với sáng tác tiểu thuyết nhất là việc xây dựng hình tượng nhân vật chính có ảnh hưởng rất sâu đậm.
3. Lương Vũ Sinh học rất nhiều môn, kiến thức vừa rộng vừa sâu, tính cách kiên nghị và chuyên nhất, dành trọn 30 năm để viết tiểu thuyết võ hiệp, kiên trì nhẫn nại không rời. Dẫu có những khi rất vất vả khó khăn nhưng ông không hề thay đổi, không hề hối hận, đúng là phong độ hiệp sĩ. Không phải ngẫu nhiên mà ông trở thành vị tông sư của tiểu thuyết võ hiệp tân phái. Kẻ hậu học có thể coi tinh thần gắn bó suốt đời với sự nghiệp như Lương Vũ Sinh như một tấm gương.
4. Lương Vũ Sinh là một tác gia tả phái trên văn đàn Hồng Kông, ông luôn luôn hưóng về đại lục, gần gũi ý thức và quan niệm văn học của các nhà văn Trung Quốc. Đó là cái đạo lập thân của văn nhân hoàn toàn không có nhu cầu làm quan, tham chính. Điều này có thể thấy trong tác phẩm của ông. Lương Vũ Sinh là hội viên Hội Nhà Văn Trung Quốc, đã từng tham gia Đại Hội đại biểu nhà văn Trung Quốc lần thứ tư, ra sức bảo vệ cho vị trí của tiểu thuyết võ hiệp trên văn đàn. Từ đó có thTiểu Uyên..v...v được viết trong Thất kiếm hạ thiên sơn đều là căn cứ vào tài liệu lịch sử mà viết nên.
3. Văn học sử là chỉ lấy những câu chuyện truyền kỳ trong văn học sử về những hình tượng nhân vật, làm phục hoạt trong tác phẩm. Chẳng hạn như Không Không nhi trong Đại Đường du hiệp truyện, Hồng Tuyến Nữ, Nhiếp Ấn Nương trong Long Phượng bảo thoa duyên con cháu hảo hán Lương Sơn Bạc trong Phong Vân lôi điện... Những câu chuyện, nhân vật mà tiền nhân đã hư cấu này, vì đã trải qua thời gian dài lâu mà trở thành một bộ phận lịch sử ( văn học sử ) tuy không phải là chính sử, thậm chí cũng không phải là dã sử nhưng tác giả viết ra một cách hợp thời nên lại làm tăng thêm không khí lịch sử của tiểu thuyết, đồng thời làm tăng thêm ý vị truyền kỳ của tác phẩm.
4. Hư cấu của tác giả - đương nhiên bao gồm các nhân vật võ lâm do tác giả hư cấu nên tham dự vào lịch sử cũng bao gồm cả cuộc sống giang hồ của nhân vật võ lâm. Loại cuối cùng này là mạng sống của tiểu thuyết võ hiệp võ hiệp truyền thống, đương nhiên cũng là chủ thể của tiểu thuyết ( nhân vật chính )
Như vậy, có thể nhìn tiểu thuyết từ nhiều góc độ, nhìn từ bên ngoài là cái kỳ của 3 loại sử ( chính sử, dã sử, văn học sử ) hoặc nếu không kể văn học sử thì còn lại chính sử và dã sử, chúng sẽ làm tăng thêm tính chất đáng tin của tiẻu thuyết võ hiệp ; người ta có thể không tin tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết võ hiệp, nhưng không thể không tin lịch sử, nhất là chính sử. Còn nhìn từ góc độ khác, từ trong ra ngoài thì tiểu thuyết Lương Vũ Sinh đúng là tiểu thuyết, mà lại là tiểu thuyết truyền kỳ, chủ thể câu chuyện của nó là hư cấu có nhân vật truyền kỳ của nó, còn bề mặt bên ngoài của nó lại là cái khung, tài liệu lịch sử.
Tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh đã kết hợp lịch sử với truyền kỳ, đem 2 thứ vốn thuộc 2 lĩnh vực khác nhau ( giang hồ và giang sơn ) kết hợp lại sáng tạo nên một thế giới võ hiệp mới mẻ.
Trong lịch sử văn học Trung Quốc, trước kia đã có hai truyền thống khác nhau là diễn sử và truyền kỳ nhưng giữa hai truyền thống này lại có mối liên hệ bí ẩn. Trong tác phẩm diễn sử ( hay giảng sử ) thường bao hàm nhân tố truyền kỳ như những câu truyện cầu gió Đông, Thuyền cỏ mượn tên, Kế bỏ thành không...v...v trong Tam Quốc diễn nghĩa ; ngược lại trong tác phẩm văn học truyền kỳ cũng bao hàm nhiều nhân tố lịch sử, như hình tượng Lý Tĩnh và câu chuyện về Lý Thế Dân trong Cầu Nhiêm Khách ; việc nhận chiêu an và câu chuyện về anh em Tống Giang trong Thuỷ Hử v..v.. Nhưng dù thế nào chúng cũng thuộc lại loại văn khác nhau.
Còn Lương Vũ Sinh thì đã đem lại sự ám hợp của chúng phát triển thành sự thực, đem hai loại văn hợp thành một, trở thành hình thức truyền kỳ lịch sử, tất nhiên là khiến người ta cảm thấy mới mẻ. Người xưa cho rằng Tam Quốc diễn nghĩa là đệ nhất tài tử thư, tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh cũng có thể coi là tài tử thư, còn như thứ mấy là chuyện khác. Có thể nói công lao mở đầu của ông không thể coi thường.
Cái mới của tiểu thuyết Lương Vũ Sinh, thực ra không phải chỉ ở sự kết hợp lịch sử với truyền kỳ mà là ở quan điểm lịch sử của ông và cái mới của sự bình giá lịch sử.
Thuỷ Hử truyện về sau phải trải qua nhiều bước thăng trầm, khi thì bị cấm chỉ, khi thì được đề cao, nguyên nhân vì nó thuộc loại truyện tạo phản, bức tên Lương Sơn, nhưng bộ sách này chẳng qua chỉ chống quan tham không chống hoàng đế, quan điểm của nó có hạn chế rõ ràng.
Còn tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh được viết từ những năm 50 của thế kỷ XX, đế chế bị lật đổ hơn 40 năm, lại viết ở Hồng Kông là một xứ sở thương nghiệp vì thế theo quan niệm tư tưởng của con người hiện đại ở thế kỷ XX để sáng tác và bình giá câu chuyện và nhân vật lịch sử. Bản thân Lương Vũ Sinh lại là người có tài năng về sử học vì thế mà cũng một giai đoạn lịch sử ấy được ông nhỉn với một quan điểm khác, từ một góc độ khác mà sáng tạo nên, đã khám phá ra ý nghĩa mới.
Quan điểm lịch sử mới trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh bao gồm: tinh thần dân tộc và tinh thần yêu nước, vừa chống tham quan vừa chống Hoàng đế, đồng tình với kẻ yếu và dân tộc bị áp bức, luôn đứng về phía nhân dân, biểu dương tinh thần văn hoá dân tộc, ca ngợi những nhân vật anh hùng trong lịch sử -Họ hoặc là lãnh tụ khởi nghĩa nông dân, hoặc là danh thần của triều đình. Cho nên cái khung và tài liệu của Lương Vũ Sinh là cũ nhưng thiết kế và kiến trúc bên trong lại là mới. Tức là từ điểm nhìn mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, những biến động của triều đình và những nhân vật lịch sử, đứng trên lập thích lịch sử. Do Lương Vũ Sinh viết một cách thông tục dễ hiểu lại rất linh hoạt cho nên có sức hấp dẫn và tác dụng tinh thần lớn lao. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều Hoa kiều ở nước ngoài dã dùng tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh và Kim Dung làm sách giáo khoa để dạy con em học văn, sử Trung Hoa.
Đương nhiên, đối với độc giả ở đại lục Trung Hoa đương đại am hiểu lịch sử, có quan điểm lịch sử văn hoá và phương pháp đánh giá hiện đại thì có lẽ cảm thấy quan điểm lịch sử của Lương Vũ Sinh không có gì mới lạ, bởi vì Lương Vũ Sinh thuộc phái tả ở Hồng Kông (tức phái thân đại lục), quan điểm lịch sử của ông nhất trí với quan điểm của đại lục, điều ấy là có thể lý giải được. Chẳng hạn như tuyệt đối đứng về phía khởi nghĩa, phản kháng, không do sự miêu tả lãnh tụ Nghĩa Hoà đoàn Tào Phúc Điền, lãnh tụ khởi nghĩa nông dân Lý Tự Thành thành nhân vật anh hùng chính diện, điều này không thể là phổ biến ở Đài Loan. Nghe nói nhà đương cục ở Đài Loan đã cấm phát hành tiểu thuyết Bích huyết kiếm của Kim Dung vì trong tác phẩm này Kim Dung đã miêu tả tên phản tặc Lý Tự Thành như 1 người anh hùng lõi lạc. Thực ra, về mặt này Lương Vũ Sinh còn vượt xa Kim Dung. Đối với độc giả ở thập kỷ 80, việc Lương Vũ Sinh miêu tả lãnh tụ và đoàn thể Nghĩa Hoà đoàn thành nhân vật chính của lịch sử như trong tiểu thuyết Long Hổ đấu Kinh hoa và Thảo mãng long xà truyện là không thoả đáng, bợi vì phong trào Nghĩa Hoà đoàn đại biểu cho ý thức phong bế, lạc hậu. Ngưng câu chuyện không phải chỉ như thế. Lưong Vũ Sinh viết 2 bộ sách này với quan điểm rõ ràng. 1 là Lương Vũ Sinh đã phân chia nhân vật trong Nghĩa Hòa đoàn ra làm các hệ khác nhau, 2 là tinh thần dân tộc và chủ đề chống xâm lăng là đúng đắn; 3 là, nhân vật chính của tác phẩm đại biểu cho quan điểm của tác giả lại là nhân vật hư cấu. Người viết (tức Trần Mặc) không có ý biện giải cho 1 quan diểm lịch sử nào, đối với tinh thần Nghĩa Hoà đoàn người viết cũng không tán dương mà chỉ muốn chứng minh cái mới của quan điểm lịch sử trong tiểu thuyét Lương Vũ Sinh.
Quan điểm lịch sử mới nhất, có lẽ là sự khẳng định hoàn toàn dối với Võ Tắc Thiên trong Nữ đế Kỳ anh lục. PHải nói đay là 1 tác phẩm đã dẫn đến sự tranh luận trong giới sử học. Dề cập dến sách này la muốn chứng minh rằng Lương Vũ Sinh đã dành rất nhiều công phu cho việc tìm hiểu lịch sử Trung Quốc, và có kiến giải độc đáo của mình. Còn như có đồng ý với Lương Vũ Sinh không lại là 1 chuyện khác. Dù có đồng ý hay không thì cxung cần tôn trọng ý kiến của ông, bởi vì không phải tuỳ tiện nói ra mà đã thành nhất gia chi ngôn (lời của 1 nhà).
Thực ra chúng ta cũng không cần phải thảo luận quá nhiều về điều này vì đây không phải là 1 chuyện đề về sử học, mà là quan điểm lịch sử trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh, chỉ cần nhận thấy có đại biểu cho 1 thái đọ đối với lịch sử của con người ở thế kỷ XX.
Sự kết hợp giữa lịch sử và truyền kỳ trong tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh đã trở thành 1 loại mô thức tự sự cơ bản; mà bản thân mô thức này trong tiến trình sáng tác của Lương Vũ Sinh lại có sự phát triển và biến hoá.
1 là sự phát triển biến hoá từ chủ nghĩa tả thực sang chủ nghĩa lãng mạn. 2 tác phẩm Long hổ đáu Kinh hoa và Thảo mãng long xà truyẹn cơ bản là hình thức tả thực mà những tác phẩm như Bạch phát ma nữ, Thất kiếm hạ thiên sơn lại được viết 1 cách lãng mạn thấu thoát. Đay không chỉ do tác giả đã thành thục mà còn do sự cải biến cách nhìn dối với lịch sử.
2 là sự thay đổi tỉ lệ giữa lịch sử và truyền kỳ. Sự biến đổi này càng dễ thấy, là sự thay đổ theo thực tế tác phẩm. Ở Long Hổ đấu Kinh hoa và Nữ đế kỳ anh lục, tỉ lệ lịch sử chỉ còn là bối cảnh mờ nhạt. Bình tung hiệp ảnh lục thì lịch sử là cơ bản, mà Giang hồ tam nữ hiệp thì truyền kỳ lại là cơ bản.
3 là sự biến hoá quan niệm tư tưởng.
Những tiểu thuyét thời kỳ đầu như Thát kiếm hạ Thiên Sơn... thí chủ đề là đấu tranh dân tộc, phản Mãn chống Thanh là nghĩa cử đương nhiên. Đến thời kỳ sau, khi viết Võ lâm thiên kiêu thì chủ đề lại là đoàn kết dân tộc, Tống - Kim chung sống hoà mục, nhân dân an cư lạc nghiệp đã trở thành nguyện vọng của nhân vật chính Đoàn Vũ Xung ( nhân vật này mang nửa dòng máu Hán, nửa dòng máu Kim). Đây đương nhiên cũng đại biểu cho một loại quan niệm giá trị mới của tác giả. Chính như chúng ta từng nói đến phần kết thúc Thiên long bát bộ của Kim Dung là từ tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước thăng hoa thành tinh thần quốc tế, yêu chuộng hoà bình, Võ lâm thiên kiêu của Lương Vũ Sinh cũng biểu hiện quan niệm lịch sử mới hơn và ý nghĩa tinh thần cao hơn. Hai nhà văn này quả là ăn ý với nhau.