Phần II

Tác G giả - Tác Phẩm
Phần II
Tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh

Tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh
Lương Vũ Sinh viết 35 bộ tiểu thuyết võ hiệp gồm 160 quyển. Theo thứ tự trong Lương Vũ Sinh hệ liệt Vĩ thanh thư điếm ở Hồng Kông xuất bản, 35 bộ đó là:
1. Long hổ đấu Kinh hoa
2. Thảo mãng long xà truyện
3. Bạch phát ma nữ truyện
4. Tái ngoại kỳ hiệp truyện
5. Thất kiếm hạ thiên sơn
6. Giang hồ tam nữ hiệp
7. Hoàn kiếm kỳ tình lục
8. Bình tung hiệp ảnh lục
9. Tán hoa nữ hiệp
10. Liên kiếm phong vân lục
11. Băng phách hàn quang kiếm
12. Vân hải ngọc cung duyên
13. Băng xuyên thiên nữ truyện
14. Hiệp cốt đan tâm
15. Phong lôi chấn cửu châu
16. Băng hà tẩy kiếm lục
17. Nữ đế kỳ anh lục
18. Đại đường du hiệp truyện
19. Long phượng bảo thoa duyên
20. Tuệ kiếm tâm ma
21. Phi phượng tiềm long
22. Cuồng hiệp. Thiên kiêu. Ma nữ
23. Minh đích phong vân lục
24. Quảng lăng kiếm
25. Phong vân lôi diện
26. Hãn hải hùng phong
27. Du kiếm giang hồ
28. Mục dã lưu tinh
29. Đạn chỉ kinh lôi
30. Tuyệt tái truyền phong lục
31. Kiếm võng trần ti
32. Huyễn kiếm linh kỳ
33. Võ lâm tam tuyệt
34. Võ lâm thiên kiêu
35. Vũ Đương nhất kiếm
( typed by thachhan )
Thành tựu và hạn chế của tiểu thuyết Lương Vũ Sinh
Tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh được gọi là tân phái là hoàn toàn chính xác.
Đúng như Liễu Tộ tiên sinh đã nói:
Tân phái là họ tự xưng và được độc giả thừa nhận. Loại tiểu thuyết võ hiệp của phái già như Giang hồ kỳ hiệp truyện của Bình Giang Bất Tiếu sinh thì loại kém cỏi chẳng sánh được. Nhưng đến thập lỷ 40 thì đã không thể đăng trên các báo lớn. Những tác phẩm ấy chỉ còn như những người mãi võ lưu lạc giang hồ, chẳng được ai coi trọng. Mãi đến khi tác phẩm của Lương Vũ Sinh, Kim Dung ra đời mới thay đổi được cục diện này. Báo chí Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Mailaixia, kể cả các báo lớn, đều trả tiền nhuận bút rất cao, tranh thủ đăng vì độc giả muốn đọc tiểu thuyết võ hiệp... Phái mới, mới ở chỗ dùng thư pháp nghệ thuật, xây dựng nhân vật, khắc hoạ tâm lý, miêu tả hoàn cảnh,... mà không còn chỉ dựa vào trần thuật tình tiết câu truyện như trước kia nữa. Họ còn chú ý đến chữ nghĩa, loại bỏ những thứ ngôn ngữ cũ kỹ sáo mòn, có khi còn dùng cả Tây học, hấp thu kỹ xảo biểu hiện và sắp xếp tình tiết câu truyện trong tiểu thuyết Tây Dương. Điều ấy mở ra cho tiểu thuyết võ hiệp một trời đất mới, hiện ra một cảnh tưởng mới, khiến cho nhã tục cộng hưởng ( người cao thanh nhã và người bình dân thưởng thức ), ngay cả các bậc đại nhã công tử cũng say mê đọc, sách chẳng rời tay.
( Liễu Tô - Lương Vũ Sinh dưới bóng hiệp - Tạp chí Độc thư 1988 )
Đây là khẳng định tính chất mới mẻ của tiểu thuyết võ hiệp Lương Vũ Sinh lúc bấy giờ.
Ngày nay đọc lại vẫn có thể thấy tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh phong nhã thanh tân, tài học phong phú. Tiểu thuyết Lương Vũ Sinh xứng đáng là tiểu thuyết của nhà văn trong văn học thông tục đương đại, không những là viết với tư cách nhà văn mà còn lấy quan niệm mới của văn nhân đương đại để cải tạo hình thức tiểu thuyết võ hiệp truyền thống. Nhìn từ bên ngoài tựa hồ như vẫn còn mang dáng dấp truyền thống, kỳ thực tác giả cố ý bảo lưu dáng vẻ bên ngoài còn bên trong thì đã cải biên từ quan niệm, nội dung, kỹ xảo, phương pháp, hình thức. Có thể nói Lương Vũ Sinh và Kim Dung đã nâng cao phẩm chất của tiểu thuyết võ hiệp và mở ra con đường cho tiểu thuyết võ hiệp tân phái.
Đặc sắc tiểu thuyết võ hiệp Lương Vũ Sinh gồm mấy phương diện sau đây: