Truyện Cổ Tích Một ḷng v́ đạo - Truyện cổ Phật Giáo - Etruyen.com

Một Lòng Vì Ðạo

Cũng một mùa xuân trong sáng đẹp đẽ như hôm nay nhưng là một mùa Xuân xa xăm lắm, một vị Quốc vương có tiếng nhân từ vui vẻ, ngự giá về các làng mạc thôn xóm, thăm viếng quần chúng và tặng quà tết cho kẻ nghèo. Ngài cùng chung vui với muôn dân. Ðó còn là một dịp để nhà vua được tìm hiểu đời sống và tâm tình của dân.

Khi ra đi ngài vui vẻ bao nhiêu, khi trở về Ngài lại buồn rầu lo âu bấy nhiêu.

Nhà vua thường khuyến khích mọi người phụng thờ Tam bảo, thực hành phép ăn chay, làm các việc thiện, hiếu thảo với cha mẹ, thuận hòa với anh em. Ngài tha sưu thuế cho tất cả những ai thực hành theo lời Ngài khuyên bảo.

Mọi người đều răm rắp làm theo.

Nhưng có ngờ đâu, bề ngoài họ mạng một lớp “đạo đức giả” để che đậy bao nhiêu điều xấu xa, hung ác, nham hiểm ở bên trong. Nhờ có cuộc kinh lý trong ngày Xuân hôm ấy ngày mới thấu rõ được lòng người. Từ đó Ngài luôn luôn suy nghĩ để tìm một giải pháp cải thiện dân chúng một cách hoàn bị.

Một tuần sau gương mặt Ngài trở lại tươi vui như trước. Rồi khắp dân chúng được ban truyền sắc dụ của nhà vua: “Kể từ nay ai còn ăn chay niệm Phật sẽ bị tội xử tử, còn người nào không theo đạo Phật được tự do, an phần chức nghiệp”.

Ðương nhiên những kẻ giả tâm đều trở lại hành động như cũ, không còn phải che đậy một chút gì.

Tuy thế, sáng kia người ta dẫn đến sân triều một cụ già tả tơi yếu đuối, cụ này đã không tuân lệnh nhà vua vẫn quy ngưỡng theo đạo Phật. Cụ nghĩ rằng: “Lâu nay ta nghèo khổ trọn ngày chỉ có một bữa cơm rau nhưng được quy y Tam bảo, được nghe giáo lý của Chư Phật, lòng ta sung sướng vô cùng. Còn dẫu sống một cuộc đời sung túc trên châu báu ngọc ngà hay có được lên cõi Thiên đàng hưởng thụ mãi mãi cuộc sống Thần tiên đi nữa mà không được nghe đến một câu kinh, Phật, đối với ta cũng chỉ là ngục hình”.

Cụ già khẳng khái tâu:

- Tâu Bệ hạ, bần dân này đã có tội không tuân lệnh của Ngài xin Ngài cứ việc chặt đầu.

Nhà vua phán:

- Nếu người biết tự hối và thi hành theo sắc lệnh mới của Trẫm, Trẫm sẽ tha tội và phong chức tước cho. Còn kẻ làm dân mà không tuân theo quốc pháp Trẫm sẽ xử chém đặng răn kẻ trái phép về sau.

- Tâu Bệ hạ, nếu bỏ chánh pháp mà làm đến bực vua chúa, hưởng thụ tất cả mọi khoái lạc trong cõi Nhân Thiên, bần dân này cũng không ham.

- Ngươi cãi lệnh ta sẽ truyền đem xử tử ngay tức khắc.

- Tâu Bệ hạ, trong Kinh Phật có dạy: “Nếu chúng sanh tự gieo mình vào ba đường ác thì khó được làm người và có làm người chăng nữa cũng không thể sanh vào nước có đạo đức, không xem được Kinh Phật, không gặp được các cao Tăng để cúng dường và nghe pháp”. Nay tôi được biết pháp Tam bảo, hiểu được chút ít Kinh Phật, vậy có lẽ kiếp trước tôi đã dày công tu luyện lắm. Thế thì dẫu Bệ hạ có bỏ tôi vào nước sôi hay nung vào lửa đỏ đi nữa tôi vẫn giữ trọn một niềm theo Tam bảo mà thôi.

- Ngươi là ai mà còn khí khái với ta? Trước cái chết mà vẫn còn hùng hổ.

- Tôi tên là Thanh Tiến Sử, tâu Bệ hạ cứ việc xử tội, tôi không bao giờ oán than hay van xin một điều gì.

Quân sĩ hãy đem chém ngay ông lão Thanh Tiến Sử nầy.

Rất nhanh, các tên lính xáp đến dẫn cụ già ra pháp trường.

Trước pháp trường, bên cạnh những lưỡi gươm sáng quắc đang sẵn sang đưa lên cổ, Thanh Tiến Sử vẫn thản nhiên vui vẻ và khuyên người con trước khi vĩnh biệt: “Con ơi! Con sanh gặp thời có Phật pháp, biết sùng bái Tam Bảo là một điều phước đức của con. Con hãy vững dạ tu học, noi gương cha đây, dẫu đầu cha phải rơi vì sắc lệnh nghiêm ngặt của nhà vua. Cha vẫn vui lòng và quyết theo Chánh đạo không bao giờ lãng bỏ”.

Vừa dứt lời, vị cận thần truyền cho quân lính dẫn cụ trở về triều.

Khi vị cận thần về tâu lại lời khuyên con của Thanh Tiến Sử, nhà vua rất cảm động và vô tình những dòng nước mắt tươm chảy trên đôi má nhăn nheo của vị vua hiền đức. Ngài bước xuống bệ rồng ra tận cửa thành ôm lấy Thanh Tiến Sử. Mọi người đều ngạc nhiên. Cụ già cũng trố mắt nhìn vua vì không hiểu chuyện gì. Nhà vua đưa cụ vào cung một cách ân cần vui vẻ, song Thanh Tiến Sử cũng chưa rõ điều gì nên chỉ biết cúi đầu sát đất lạy tạ ơn vua. Nhà vua liền đỡ lấy tay Thanh Tiến Sử rồi thân mật bảo: “Trong quốc dân này chỉ có một Thanh Tiến Sử! Chỉ có một Thanh Tiến Sử thuần thành theo Phật pháp, quyết một lòng vì đạo. Ngoài ra đều giả dối, đều vụ lợi. Chiếu dụ của Trẫm ban ra chỉ cốt để thử lòng người mà thôi. Vậy từ nay xin ngươi hãy sống cùng Trẫm, giúp Trẫm trong việc truyền bá Phật pháp thức tỉnh nhân tâm”. Rồi cả hai chuyện trò vui vẻ. Sau đó nhà vua phong cho Thanh Tiến Sử chức Tướng quốc.

Câu chuyện ấy được truyền tụng trên môi quần chúng lan ra tận các hang cùng ngõ hẻm, và cũng từ đó tiếng chuông cảnh tỉnh ngân vang trong tâm hồn mọi người.

Chẳng bao lâu dân chúng được sống trong cảnh êm ấm, thân yêu, an hòa, vui vẻ, ai ai cũng đều quay về với Ðạo Phật.

Vị Quốc vương ấy chính là tiền thân của Ðức Thích Ca

Mục Lục Cổ Tích Công đức sám hối - Truyện cổ Phật Giáo Những người mù rờ voi - Truyện cổ Phật Giáo Hoàng hậu Vi Ðề với pháp môn Tịnh Ðộ - Truyện cổ Phật Giáo Nhân nào quả nấy - Truyện cổ Phật Giáo Ðâu là sự thật - Truyện cổ Phật Giáo Tình thương - Truyện cổ Phật Giáo Cây đèn kỳ lạ - Truyện cổ Phật Giáo Quỉ La Sát - Truyện cổ Phật Giáo Mụt ghẻ nói tiếng người - Truyện cổ Phật Giáo Phước báo của sự bảo vệ sanh linh - Truyện cổ Phật Giáo Nan Ðà Tôn giả - Truyện cổ Phật Giáo Nhận lầm con - Truyện cổ Phật Giáo Máu sanh linh không rửa sạch tội lỗi của con người - Truyện cổ Phật Giáo Công đức trì giới - Truyện cổ Phật Giáo Trọng Pháp - Truyện cổ Phật Giáo Lòng hiếu thảo của con chim Oanh Vũ - Truyện cổ Phật Giáo Một lòng vì đạo - Truyện cổ Phật Giáo Nai hiền - Truyện cổ Phật Giáo Năm giọt mật - Truyện cổ Phật Giáo Ðức Phật với con voi dữ - Truyện cổ Phật Giáo Công chúa Nhật Quang - Truyện cổ Phật Giáo Truyện con chó đói - Truyện cổ Phật Giáo Vua A Dục trở về với PG - Truyện cổ Phật Giáo Hoa sen trong người - Truyện cổ Phật Giáo Vui trong Ðau khổ - Truyện cổ Phật Giáo Người đẹp gieo cầu - Truyện cổ Phật Giáo Con sư tử trọng pháp - Truyện cổ Phật Giáo Nên thận trọng lời nói - Truyện cổ Phật Giáo Bán nghèo - Truyện cổ Phật Giáo Lỗi không phải tại thầy thuốc - Truyện cổ Phật Giáo Ðiều đáng lo nhất - Truyện cổ Phật Giáo Nước mắt mẹ hiền - Truyện cổ Phật Giáo Tai hại của tham ái - Truyện cổ Phật Giáo Vua Ưu Ðiền với pháp ly dục - Truyện cổ Phật Giáo Sáu giác quan tranh công - Truyện cổ Phật Giáo Lòng ích kỷ quá độ - Truyện cổ Phật Giáo Của tuy đất cát lòng con kính thành - Truyện cổ Phật Giáo Gần Phật và xa Phật - Truyện cổ Phật Giáo Một cuộc chiến thắng vinh dự - Truyện cổ Phật Giáo Quả báo của lời nói, hành động đâm thọc ly gián - Truyện cổ Phật Giáo Nàng kỹ nữ Phệ Sa - Truyện cổ Phật Giáo Vàng ngọc phải chăng là hạnh phúc - Truyện cổ Phật Giáo Oanh vũ cứu đàn - Truyện cổ Phật Giáo Tinh tấn vì đạo hay là Tôn Giả Phú Lâu Na - Truyện cổ Phật Giáo Công chúa Ly Cấu - Truyện cổ Phật Giáo Giao du cần chọn bạn - Truyện cổ Phật Giáo Tiếng đàn vi diệu - Truyện cổ Phật Giáo Hy sinh - Truyện cổ Phật Giáo Bớ người ta: “Ăn cướp” - Truyện cổ Phật Giáo Làm vua trong 7 ngày - Truyện cổ Phật Giáo

Xem Tiếp Trang 11