Đoạn kết một cuộc tình Vương giả

Truyện Thái Lan.
Vào khoảng gần 9 giờ sáng ngày 21 tháng Tám năm 1995, viên thư ký riêng của hoàng thân Thitipan Yugala phát hiện thấy ông chủ của mình nằm bất tỉnh trong căn phòng tiếp tân rộng mênh mông ốp đá cẩm thạch của điện Asawin, một trong những tòa lâu đài lộng lẫy nhất thủ đo Bangkok. Bầu không khí trong căn phòng đã bắt đầu oi ả, da mặt vị hoàng thân 60 tuổi xanh xám chằng chịt nhiều vết bầm tím, hai môi sưng vù, từ lỗ mũi rỉ ra một vệt nước trắng đục.
Được gia nhân cấp báo, hoàng thân phu nhân chạy tới. Chalassa, một thiếu phụ mới 22 cái xuân xanh có sắc đẹp nghiêng nước, nghiêng thành đứng lặng trước ông chồng đang mê man bất động nhưng vẫn còn thở. Không chần chừ, các người hầu cận tức tốc đưa hoàng thân vào bệnh viện Vichaivuth trong lúc cập rập, không ai để mắt ngắm nhìn các dãy máy thu, máy phát vô tuyến điện giăng giăng khắp phòng rộng. Và càng không để ý tới chiếc tách trà uống gần cạn đặt trên bàn đá hoa, bên bó hoa phong lan xum xuê…
Tám ngày sau hoàng thân Thitipan qua đời. Bác sỹ riêng của hoàng thân, ông Leechawenwong triệu tập cuộc họp báo thay cho bài điếu văn. Bác sỹ công bố: “Hoàng thân, cháu nội của vua Chulalongkom Rama thứ năm, anh họ nhà vua đương triều, có trong dạ dày những dấu vết thuốc độc!” Một hoàng thân bị đầu độc! Báo chí khắp Bangkok lập tức sôi sùng sục và hầu như chúng khẩu đông từ: “Thủ phạm không thể ai khác, đích thị là Chalassa - cô vợ trẻ mới 22 của cụ già 60 nọ".
Từ lâu đã có nhiều lời đàm tiếu về cô ta. Kẻ hầu người hạ trong cung đều nói: đêm trước bữa xảy ra thảm kịch, cô ta từ chối không chiều theo ý hoàng thân vào ngủ một mình trong phòng riêng. Các mẩu chuyện kỳ quặc và khó hiểu về nàng Chalassa được đăng tải trên trang nhất tờ báo ngày phổ thông nhất của Bangkok, tờ "Thai Rath". Tiểu sử của cô lần đầu tiên được phơi bày trước thần dân. Năm 1972 cô ra chào đời tại cô nhi viện Chulalankorn tiều tụy nhất thủ đô. Sau vài tháng, được chuyển vào nuôi trong cơ sở từ thiện do em của hoàng thân, bà vương phi Ransinopadah đỡ đầu. Lên 6 tuổi, vận may bất chợt từ trên trời rơi xuống: cô bé mồ côi được tuyển vào cung Asawin làm nữ tỳ hầu hạ cho một cô con gái nhỏ của hoàng thân Thitipan. Từ nay, những bộ xiêm y nhung lụa đắt tiền đã thay thế những tấm áo vải thôi trên thân hình cô gái. Và trở thành gần như người nhà của vị hoàng thân, ngang hàng với ba người con của ông. Cô được đi học. Cô lớn phổng lên. Và càng ngày càng xinh. Bữa tròn 14 tuổi, Chalassa chợt nhận thấy cặp mắt hoàng thân đặt lên thân hình cô không còn như ngày trước. Và cô trở thành tình nhân của Thitipan - người đã kiên quyết bỏ ngoài tai lời dị nghị của những người hầu cận và thuận tình li dị vợ thứ ba theo yêu cầu của bà ta. Từ nay trở đi, hoàng thân được tự do chung sống với cô nhân tình trẻ măng được ông đặt cho biệt hiệu là "Baby fish" (Bé Cá), đáp lại cô ta cũng gọi ông ta bằng biệt danh khá kỳ cục: “Bé Ếch”.
Từ đây, các chùm đèn mạ vàng trong cung điện trên đường Sukhumvit luôn chao đảo giữa những cơn cuồng phong điên dại. Vị hoàng thân si tình bỏ bê mọi công chuyện quốc gia để chúi đầu vào hai niềm đam mê quyện chặt: Bé Cá và thú vui vô tuyến điện nghiệp dư. Căn phòng tiếp tân chất đầy rẫy những thiết bị điện tử hiện đại liên lạc với các tay chơi rađio trên toàn thế giới. Chẳng mấy chốc, cuộc sống gần như cấm cung khiến Bé Cá buồn chán. Lúc này đã 20 tuổi, cô ta không còn là cô bé vị thành niên e lệ ngày xưa đêm đêm đỏ mặt đón hoàng thân cất lẻn tới chung chạ trong phòng kín. Cô mặc váy ngắn nhún nhảy trong các vũ trường nhộn nhịp. Làm cách nào thoát ra khỏi cái lồng vàng son này? May nhờ được hoàng thân chỉ vẽ cách sử dụng các thiết bị thông tin điện tử, cô tận dụng các cánh én vô hình đó để tìm bạn và chọn ra một số tâm đầu ý hợp. Để mỗi khi Bé Ếch vừa đi khỏi, Chalassa lập tức hạ trát gọi bọn người tình vào cung, hú hí với họ trong vài giờ dưới con mắt sững sờ của quân hầu. Thần dân thủ đô Bangkok tha hồ lan truyền những chuyện nực cười về cuộc tình quái gở trong cung cấm. Một tối kia, vừa bước chân ra khỏi tiệm ăn tỏng công viên Siam, cô nàng Chalassa đứng khựng lại trước Uther Chupeva, một chàng trai 19 tuổi đẹp như thiên thần chuyên bán hạt dẻ. Chàng ở với bố mẹ trong túp lều dựng tạm tại phường tồi tàn nhất thủ đô, gần cảng sông Chao Phrava... Chalassa không ăn hạt dẻ của anh ta nhưng vẫn như ăn phải bùa mê, mời anh ta cùng vào rạp coi phim rồi qua đêm đó trong vòng tay anh chàng đẹp trai.
Những ngày đầu, Chalassa không tiết lộ lai lịch, có lẽ do cô muốn được yêu vì bản thân con người mình chư không phải vì cuộc sống giàu sang của cô...Cô không ngần ngại có những hành động rồ dại nhất miễn là được gặp người yêu: nhiều đêm cô bí mật lẻn vào tự tình với Uther trong lớp học của ngôi trường do bố anh ta làm bảo vệ. Cho tới đêm nọ, Chalassa quyết định vén hẳng chiếc màn bí mật. Cô đưa anh chàng bán hạt dẻ tới thành phố nghỉ mát Hua Hin bên bở Vịnh Thái Lan và thú nhận: vì mình là một vương phi nên cuộc tình này vô cùng mạo hiểm. Uther tái xanh mặt, nhưng được trấn an ngay: trở về Bangkok, anh ta sẽ được giời thiệu chính thức với hoàng thân dưới danh nghĩa bạn thân từ thủa hàn vi, bạn tâm giao hiện tại. Sau buổi lễ ra mắt đó, chàng bán hạt dẻ nghiễm nhiên được tự do lui tới cùng Chalassa đú đởn ngay trước mũi gia nhân và các thợ săn ảnh. Tuy biết bị cô nhân tình trẻ cắm sừng nhưng Thitiphan sợ mất Bé Cá, nên chẳng những không dám hé răng mà còn tìm mọi cách níu kéo cô ả bằng của cải, thứ duy nhất ông ta có trong tay; những bộ đồ thời trang đắt giá, các đồ nữ trang bằng đủ loại đáquý, một chiếc máy bay, một tàu thủy và một chiếc Ferranri. Kết quả ngược hẳn với dự tính của hoàng thân: Bé Cá tận dụng những phương tiện ấy để mang người tình đi thật xa, thật lâu, đến nỗi hoàng thân phải đăng báo hứa thưởng số tiền lớn (tương đương 100 triệu VNĐ) cho ai tìm được cô gái. Nhưng tự cô ả sau khi no nê thỏa mãn lại tìm đường quay lại chiếc lồng son. Hoàng thân thấy chỉ còn nước tung ra con chủ bài cuối cùng: làm lễ cưới.
Ngày 19 tháng Mười năm 1994, lễ cưới được tổ chức tưng bừng trong đại khách sạn Amari Waterrgate. Nhưng một lần nữa, kết quả không như hoàng thân trù định: những nghi thức tôn giáo và pháp luật chẳng bền chắc gì hơn chỉ buộc chân voi. Dư âm buổi hôn lễ chưa tan, đôi trai gái lại cắp nhau đi biền biệt! Các tay săn tin giật gân viết lên bao nhiêu chi tiết hấp dẫn những đọc giả tò mò: "Vương phi thiếu tiền chi cho những chuyến đi hoang đã đem gán chiếc nhẫn cưới lấy 200 ngàn tuy nó đáng giá tới 90 triệu”. Mỗi tối ăn cơm ở nhà, Bé Cá đều bí mật pha thuốc ngủ vào ly rượu của hoàng thân để mau chóng rảnh chân đi tới nơi hò hẹn…
Vụ việc trở thành nghiêm trọng đối với hoàng gia. Bartolo người con đẻ chịu không thấu những trò chơi trống bỏi của ông bố, đã vậy còn phải nghe ông nói khắp nơi mọi chỗ: nhất định sẽ làm Bé Cá đẻ cho ông một đứa con nữa. Khi biết cô ả mắc chứng vô sinh, ông lớn tiếng tuyên bố: sẽ cho thụ tinh nhân tạo làm cô đẻ luôn một lúc hai đứa! Xem chừng vụ bê bối có thể kéo dài không biết bao nhiêu năm… Nếu không xảy ra chuyện bất ngờ.
Ngày 21 tháng Tám, Hoàng thân lăn ra bất tỉnh. Ngay sau khi Bé Cá vừa từ một chuyến du hí trở về vài tiếng đồng hồ. Sáng tinh mơ hôm sau, cảnh sát ập tới khám xét túp lều dơ dáy của Uther. Chàng bán hạt dẻ bị thẩm vấn nhiều ngày liên nhưng vẫn một mực kêu oan. Bé Cá cũng thề độc: không đời nào nỡ đụng tới người mà từ giờ phút này cô bắt đàu gọi bằng "bố". Tám ngày sau, hoàng thân trút hơi thở cuối cùng. Nhóm điều tra viên cho rằng: Chalassa thủ tiêu ông chồng hờ đã quá khọm để hưởng trọn cuộc tình sôi động với chàng bán hạt dẻ khỏe mạnh và điển trai. Nhưng công luận rất phân vân. Có thật Chalassa đã xuống tay? Luật sư của cô nói: cô không được quyền thừa kế của hoàng thân vì di chúc do ông ta viết từ năm 1993 tức là trước lễ cưới, vậy cô chẳng được lợi gì nếu trở nên góa bụa. Trong khi chờ kết luận, Chalassa trở thành ngôi sao sáng trên truyền hình Thái. Công chúng khám phâ thêm nhiều nét mới trong cuộc đời của cô gái bất trị: Năm 12 tuổi đã bị bố nuôi cưỡng hiếp rồi trở thành nhân tình của ông ta. Mơ ước của cô: trở thành người mẫu. Ảnh cô được đăng trên bìa tờ Lady, chuyên san phụ nữ in ấn rất đẹp. Cô đỡ đầu nhiều món hàng xa xỉ bày bán trong thành phố. Mỗi lần xuất hiện trước công chúng, cô đều đeo trên tay chiếc nhẫn hình trái tim do chàng bán hạt dẻ tặng… Giờ đây Chalassa đã trở lại Chiang Mai. Cô ở trong phường có cô nhi viện đã nuôi nấng cô mấy năm đầu cuộc đời. Luật sư của cô ngăn không cho giới báo chí tiếp xúc hòng tìm hiểu rõ thêm về những nghi vấn đang còn lơ lửng. Do đó, nàng vương phi bốc lửa dần dần vắng bóng trên các phương tiện thông tin. Vả lại, cuộc điều tra kéo dài gần như bất tận đã làm công chúng chán ngấy. Tuy Bé Cá vấn không ngớt phản đối sự đối xử bất công, từ nhà tù vẫn không ngớt vọng ra tiếng Uther kêu oan. Vậy trong hai người này, ai là kẻ nói dối? Ai bỏ thuốc độc vào tách trà của ông hoàng thân Thitiphan? Cuộc giải phẫu thi thể ông ta cho thấy những gì? Dù câu trả lời như thế nào đi chữa, Chalassa cũng sẽ cưới chàng bán hạt dẻ. Cô đã tuyên bố như vậy. Và còn cho biết: đám cưới sẽ được tỏ chức thật giản dị tại túp lều của bố mẹ chông, bên bờ sông Chao Phrava… Có lẽ bữa đó, cô sẽ bán bản quyền ghi hình cho hãng CNN của Mỹ. Đầu óc kinh doanh của Chalassa vẫn nguyên vẹn như xưa.

Truyện Những vụ án nổi tiếng thế giới Mục lục -Những vụ tống tiền khó hiểu Người bán xà bông Mẹo thám tử tư Chuột sa bẫy Mẹ người bị tù oan Trước ngã ba đường Cuộc chơi xả láng Hai cha con âu sau, Judith đã mê anh chàng dáng vẻ hấp dẫn, khéo kể chuyện về đạo, về đời, về các ngóc ngách của Hollywood, thường xuyên gọi điện tới nhà hỏi mẹ cô ta xem Judith đi đâu vắng...
Tháng Tư năm đó, nhân dịp Jackie đi khỏi Washington, JFK tranh thủ mời Judith tới ăn tối tại biệt thự của ông ở Georgetown cùng với nhà "chính khách hậu trường" Bill Thompson. Tiệc tan, JFK nhờ cô mang tới Chicago đưa cho Sam Giancana một xắc đầy giấy bạc. Tới Ilinois, Judith mới hay Sam chính là một doanh nhân đáng ngờ cô đã gặp tháng trước trong bữa dạ tiệc do ca sĩ Frank Sinatra thiết đãi ở Miami. Tháng Mười một 1960, trúng cử Tổng thống. Cương vị mới khiến cho cuộc tình giữa ông ta với Judith càng thêm rắc rối. JFK mời người tình tới dự lễ tuyên thệ nhập chức ở Itoie nhưng cô từ chối. Sau đó, nhiều lần ông ta nhờ cô tận tay chuyển thư của ông cho Sam Giancana về chuyện ám sát Fidel Castro, rồi yêu cầu cô tổ chức một cuộc gặp Sam. Tổng thống và trùm mafia bí mật gặp nhau trong một phòng khách sạn Chicago, trong khi Exner ngồi chờ trong phòng tắm.
Mỗi lần tiếp xúc về công chuyện, Judith đều được Sam khoản đãi hậu hĩ và dần dà, vị "nữ sứ giả" thấy ưa Sam, con người rất mực hào phóng, có thế lực, có quyền uy lớn. Ngược lai, tên trùm mafia cũng không ngại làm Tổng thống nổi cơn ghen. Quả nhiên JFK luôn nhắc nhở Judith "Đừng mất quá nhiều thì giờ với Giancana và cả với Sinatra cũng vậy". Ông ta còn luôn gọi điện tra hỏi cô đi đâu, với ai... Nhiều lần yêu cầu cô dọn về Washington "Ở đây, anh mới che chở em được!” Judith than phiền cô bắt đầu bị FBI quấy rối, họ đập cửa gọi bất cứ ngày đêm, tự tiện vào khám nhà không có giấy phép, một bữa còn định bắt cô ngay tại bãi xe. Còn Giancana luôn mồm tự đề cao trước mặt cô: “Không có anh giúp một tay, anh bạn Kennedy của em đừng hòng trúng cử. Anh em Kennedy không tốt với em đâu. Chúng huỷ hoại đời em". Tuy nhiên tên trùm mafia Chicago không lần nào đả động tới sự móc ngoặc giữa chúng với CIA và âm mưu sát hại Castro.
Tháng Giêng năm 1963, Exner quyết định chấm dứt với Kennedy. Hai người đã cãi nhau kịch liệt vì cô khăng khăng không dọn về Wasington. JFK chưa dứt nổi, vẫn muốn gặp người tình nên yêu cầu cô về dự một số dạ tiệc trong Nhà Trắng. Nhưng Judith buồn bực vì sự hiện diện của Jackie, ngày càng chán chường tình cảnh "người tình bóng tối". Cô nói với phóng viên tờ Vanity Fair "Tôi hết chịu nổi. Mỗi ngày qua đi là mỗi ngày cuộc tình càng gây đau nhiều hơn. Thêm vào đó, FBI mỗi ngày càng làm tôi phát điên nặng hơn. Phải chấm dứt thôi. Jack bảo tôi tới gặp để bàn cách cứu vãn mối quan hệ. Ông ta bảo tôi: "Ta vẫn có thể tiếp tục như thường". Cuối tháng Mười hai 1962, tôi trở lại Nhà Trắng gặp Jack lần cuối cùng, tôi bảo Jack "Thế là hết, em sẽ không bao giờ gặp lại anh nữa". Đây cũng là lần cuối cùng hai người làm tình với nhau. Tôi vẫn còn yêu Jack say đắm. Rời Washington, tôi về New York rồi về Chicago. Không biết có phải Chúa muốn trừng phạt tôi hay sao ấy, về tới đây tôi mới hay mình có mang. Tôi hoảng hồn. Trong thời gian mê Kennedy, tôi không hề biết đến một người đàn ông nào khác. Tôi gọi điện “Jack! Đièu tồi tệ nhất đã xảy ra: em có bầu!". Trong máy, im lặng rát lân. Mãi mới nghe tiếng đap: “Em sẽ làm thế nào bây giờ?" Chừng như biết mình lỡ lời, Jack chữa: "Xin lỗi, chúng ta làm thế nào bây giờ? Em có muốn giữ lại cái thai này không?" Tôi oà khóc: "Jack, anh thừa biết em không thể giữ đúa con này. FBI nó bám theo chúng mình không một lúc nào ngơi. Suốt từ bữa gõ cửa nhà em lần đầu năm 1960 tới giờ, nó đâu có buông tha em một phút nào!". Giọng Jack lúc này rất dịu dàng: "Em có thể giữ con lại, không sao. Anh bảo đảm cho. Ta có thể tính đến sự lựa chọn này. Và sẽ thu xếp ổn thoả". Nghe vậy, tôi đáp: “Không xong đâu. Với cương vị hiện tại của anh, chúng mình khó lòng rút chân ra khỏi vụ này". Jack dặn tôi: "Anh sẽ gọi lại cho em sau". Ngay trong bữa dó, Jack gọi điện tới, hai người lại trao đổi cách giải quyết. Tôi đã mang thai hai tháng, càn xử trí gấp. Nhưng ở Mỹ, phá thai là phạm pháp. Cuối cùng Jack bảo: "Em thấy liệu Sam có giúp chúng mình được không? Em thử bàn với anh ta xem. Em thấy có trở ngại gì không?" Tôi rất ngạc nhiên trước đề nghị đó, nhưng trả lời Jack rằng tôi sẽ hỏi Sam. Tôi gọi điện cho Sam, rủ đi ăn tối và cho anh ta biết tôi đang cần gì. Sam giật bắn người, hét to: "Thằng quỷ tha ma bắt Kennedy, thẳng quỷ tha ma bắt".
Sam Giancana tích cực thu xếp mọi bề để đưa Exner vào phá thai trong bệnh viện Grand Hospital. Hiện giờ cô vẫn còn giữ các hoá đơn viện phí, tên họ những người đã thực hiện thủ thật nạo thai cho cô hồi đó. Ngày 28 tháng Giêng năm 1963 Giancana tới đón cô xuất viện. Ngay sau đó, Kennedy gọi điện tới, nài nỉ cô về Washington. Lúc này Judith vừa cảm thấy bơ vơ, bị bỏ rơi, vừa sợ: sợ FBI, sợ CIA, sợ cả Sam Giancana và mafia nữa. Cô thú nhận thết với Kennedy và nhận lời sẽ tới gặp. Nhưng số phận trớ trêu thế nào không hiểu, tự nhiên cô quên phứt địa điểm hai người đã gặp nhau lần trước.
Sau này, khoảng giữa cuối những năm 60 Judith còn gặp lại Sam Giancana một lần, khi hắn từ bữa ăn tối với ca sĩ Frank Sinatra trong khách sạn ở Palm Springs bước ra. Sinatra không để ý tới Judith. Tên trùm mafia tuy trông thấy cô nhưng làm lơ giả bộ không quen, Có thể đó là cách hắn chở che cho cô chăng?
Nhà báo Liz Smith trong khi đi xác minh câu chuyện cua Judith Campbell Exner đã tìm thấy hoá đơn điện thoại của Nhà Trắng trong mười ngàn ngày trị vì của Kennedy và phát hiện Judith đã gọi 80 cuộc cho thư ký riêng của John Kennedy, nhiều cuộc gọi từ đây gọi cho cô, và nhiều cuộc gọi từ máy riêng của Kennedy trực tiếp gọi Judith Campbell Exner. Cô gái tóc nâu Judith Campbell đã đi vào lịch sử nước Mỹ như vậy, tuy cho tới nay người ta vẫn chưa khẳng định cô chỉ là một người tình cuồng nhiệt và dại khờ, hay một nạn nhân vô tội của những thế lực đầy quyền uy đã lợi dụng cô nhằm thực hiện những mưu đồ đen tối? Dù thế nào đi nữa, điều không may chính là ở chỗ cô hiện diện đúng nơi và đúng thời điểm mà mafia, CIA và Tổng thống Hoa Kỳ đều đang cần móc ngoặc với nhau.
--!!tach_noi_dung!!--


Được bạn: đưa lên
vào ngày: 16 tháng 5 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--