Chương 11

Mai Nhi đứng trước gương ngắm nghía mình rồi mỉm cười. Hôm nay trông cô trẻ ra ít nhất là ba bốn tuổi với hai đuôi tóc được buột cao hai bên bằng ruya – băng sa – tanh hồng nóng loáng. Bộ đồ Nhi mặc cũng thật đúng mode càng làm cô dễ thương hơn khi cười khoe chiếc răng khểnh.
Suốt ngày nay Nhi đã làm được rất nhiều việc:
khui hụi tuần, hụi tháng, một ngày nghe bao nhiêu giọng đàn bà bát nháo lung tung lên, thế nhưng Nhi cũng đã làm xong đâu vào đó, rồi đi gom hụi ngày nữa chứ! Việc nầy đòi hỏi tốn thời gian, nhưng bù lại không mệt như ngày cô còn thấp thỏm lo cho những chuyến hàng lậu của mình. Cô đã chuyển “nghề” bây giờ nghề phụ của cô là làm chủ hụi ở cái xóm nầy...
Nhi lại liếc mình một cái mữa trong gương, rồi lẩm bẩm một vài câu thơ mà anh chàng gàn bướng của cô hay vừa phì phà điếu thuốc, vừa ngâm nga đọc mỗi lần ngồi chờ cô trang điểm.
“Soi gương lạ mặt bao giờ Nữa đêm lãng đãng tôi mờ bóng tôi”...
Lần đầu nghe đọc, Nhi đã ngừng tay kẻ lằn chì xanh lên mi mắt và hỏi:
– Nghĩa là sao hở anh?
Triết (tên anh chàng gàn) đã mỉm cười:
– Chỉ là một câu thơ, vui miệng thì anh đọc, thế thôi! Nggĩ ngợi làm gì...kẻ tiếp đường chì ở mắt bên kia đi. Không thôi, anh lại thấy một gương mặt lạ nữa bây giờ.
Nhi phụng phịu một mình. Cô không bao giờ nghĩ rằng mình có thể yêu và lụy một gã đàn ông kiểu như Triết.
Tố Oanh đã bĩu môi một cách không giấu giếm khi Nhi hồ hởi phấn khởi dắt:ý trung nhân” đến ra mắt hai chị em cô. Nghĩ lại, lòng Nhi vẫn còn ức ức nhớ cái giọng lạnh vô tình đến như cố ý của Oanh:
– Anh ta là một người luôn sống trên mây với những thứ tưởng thánh thiện, trong sáng khác nào trẻ con. Mày yêu hắn ta là khổ đó!
Hôm đưa Triết đến nhà chơi không có Phượng ở nhà, Oanh nói chuyện với Triết và Nhi với thái độ rất lịch thiệp, hiếu khách. Nhưng khi còn mình Nhi, cô đã “độp” nhiều câu không thương tiếc...
Khi Nhi bảo Triết là người rất căm thù mọi sự dối trá thì Oanh đã mỉa mai:
– Thì ra đó là lý do để mày dạo nầy bỏ cái nghề chạy mánh. Mày lậm rồi đó con ạ! Muốn chân thật thì đừng nghĩ đến cái việc làm giàu. Làm chủ hụi cũng chưa phải là nghề chân chính và yên ổn lắm đâu.
Lúc Oanh nói thế thì Nhi cười. Vì cãi với Oanh quả là không có lợi. Con bé đã nhìn chuyện mọi người bằng con mắt của chính nó:
khe khắt, ích kỷ và độc đoán. Lại nữa, Oanh ít bao giờ muốn nghe tâm sự của ai, cô không phải là con người có tâm hồn dễ đồng cảm, có trái tim bao dung để sẵn sàng ngồi nghe, an ủi, khích lệ người khác như Tố Phượng. Oanh luôn tỏ vẻ dửng dưng, nếu có nói chêm vào cũng là những lời mỉa mai.
Dần dà, Nhi không còn muốn tâm sự với Oanh nữa, giữa hai người như có một khoảng cách nào đó. Nghĩ cũng khổ! Khi có một tình yêu, người ta có nhu cầu nói về tình yêu lẫn người yêu của mình với kẻ thứ ba. Ở Tố Phượng, Nhi luôn tìm thấy sự yên ổn và cảm thông một cách chân thật.
Nhi mở cửa cho Triết bước vào. Cô duyên dáng tựa vào vách nhìn anh rồi phụng phịu:
– Anh bao giờ cũng là người trễ hẹn.
Triết cười. Đôi mắt hơi xếch rất sáng cẩu anh nheo lại một chút.
– Nói như vậy cũng oan cho anh. Trí tưởng tượng của anh thì vọt đi bằng vận tốc của một chiếc Dream, trong khi cái khả năng khốn khổ của anh lại bò bằng vận tốc của chiếc xe bò...Thế là hố! giống như khi đến nhà em, anh nghĩ là anh đang phóng xe honda, ai ngờ đâu mình đang lọc cà lọc cọc trên chiếc xe đạp sút sên, rơ líp. Ấy đến thế là trễ. Nghèo đủ thứ khổ hết nhỏ à!
Nhi liếc Triết. Cô tủm tỉm:
– Miệng lưỡi của anh giống như miệng lưỡi của mấy ông tường thuật bóng đá quá...”dzô rồi không dzô”, tưởng không trễ hóa ra trễ, tưởng chạy honda ai ngờ đạp “xế điếc”. nhưng đối với tình yêu cẩu em, anh không tượng tượng được đâu nghe!
Ngồi xuống ghê salông:
– Anh đi suốt tuần, loanh quanh trong khu nhà ổ chó, ổ chuột rồi trở về giam mình trong phòng kín. Suốt một ngày một đêm thức trắng, anh đã dựng ra một thế giới mới trên cái đống ổ chó, ổ chuột đó với biết bao là số phận.
Nhi bũi môi:
– Anh còn hơn cả thượng đế toàn tnăng, dám tạo ra thế giới chỉ trong vòng một ngày. Đúng là trí tưởng tượng của anh vọt bằng vận tốc của chiếc Dream...
Triết tỉnh bơ nói tiếp:
– Trong khi cái khả năng khốn khổ của anh lại bò bằng chiếc xe bò, nên thế giới anh tạo ra sụp hết rồi.
Triết lấy thuốc ra châm hút. Mai Nhi chăm chú nhìn anh. Mới hơn mười ngày không gặp nhau thôi mà Nhi có cảm tưởng Triết già và ốm hẳn đi. Cô biết ngoài mặt anh nói tếh, chứ trong lòng anh đang buồn điều gì đó.
Nhi xót xa với những lời nói đùa ban nãy của mình. Cô nhỏ nhẹ:
– Có chuyện gì, nói cho em nghe đi, đừng tự dằn vặt mình như nữa!
Triết im lặng. Anh hít thêm vài hơi thuốc rồi dụi đi. Đẩy chiếc gạt tàn ra xa, Triết kéo Nhi vào lòng:
– Mọi người cho anh là thằng ngông, chỉ thích làm những trò lập dị. tại sao em lại yêu anh hả Nhi? Yêu anh em sẽ khổ lắm đó!
Nhi cười khúc khích, cô cọ má mình vào bộ râu lười cạo của Triết:
– Sợ khổ thì đã không thèm yêu. Mà đã...lỡ yêu thì nhắc chi đến chuyện khổ ấy. Làm như anh hỏi em câu hỏi ngớ ngẩn ấy thì mọi sự sẽ khác đi, em sẽ không khổ nữa nếu cứ lì lợm vậy anh tiếp.
Triết thở dài. Nhi vừa đùa vừa dọ dẫm:
– Đừng nản chí anh hùng, chàng Đông – ki – sốt thời đại! Nhà văn l71o đối với mọi độc giả...nhỏ. Bộ bản thảo bị trả lại hả anh?
Triết ậm ự:
– Nói là “bị trả lại” thì cũng không đúng.
Rồi anh thở hắt ra, tựa đầu vào lưng ghế:
– Mà thà người ta trả lại còn hơn là bảo anh phải viết lại bản thảo.
Nhi tròn mắt:
– Viết lại toàn bộ bản thảo à?
Triết nhè nhẹ lắc đầu.
– Không! Chỉ sửa lại một số đoạn chính cho hợp với thị hiếu người đọc thôi.
Cắt chỗ nầy, thêm chỗ kia. Thiên hạ ví cuốc truyện như con đường có ổ gà, ổ voi cần phải ra sức vá víu đặng xe hơi chạy cho ngon.
Nhi chắt lưỡi:
– Rồi anh có bằng lòng “vá víu” không?
Triết cười như mếu:
– Làm sao mà vá cho được. Anh đem bản thảo về bực muốn chết đi.
Nhi nhói nhói trái tim. Cô đã từng tự hào về người yêu của mình biết bao anh trăn trở miệt mài viết không nghỉ. Tác phẩm đầu tay của anh đã được giải thưởng. Thế mà các nảh xuất bản ngại lắm, họ lắc đầu không dám in sách của Triết. Họ bảo:”Sách anh in ra để mà ôm...Ai mà dám ôm sách của nhà văn có tầm cỡ...từng được trao giải như anh...Hãy viết những gì người ta đang khoái, chứ đừng nên viết những gì mà người ta đang mê, viết cái anh tâm đắt thì chỉ mình anh đọc”...Nhi đang miên man suy nghĩ thì bất chợt Triết hỏi:
– Còn em, nửa tháng nay em hái ra bao nhiêu tiền rồi bà chủ hụi?
Nhi dịu dàng:
– Sao lại nói em vậy? Công việc của em vẫn bình thường. Một ngày như mọi ngày. Trời không cho em được trí tưởng tượng phong phú như anh. Em thực tế lắm với những bài toán, xấp tiền. Thực tế trùi trụi, đến mức em cứ lo, sao một người như anh có thể yêu được em? Một con bé đọc tác phẩm được giải thưởng của người mình yêu mà không cảm nhận được anh ta muốn nói gì trong nó. Lẽ ra em phải nói với em rằng:”Anh, em không phải là độc giả đầu tiên của anh.
Em đọc tác phẩm của anh không phải vì lòng say mê văn học mà chỉ vì em yêu anh”.
Triết siết Nhi vào lòng. Anh hối hả nói:
– Anh yêu em chính vì những điều em vừa nói với anh. Tại sao anh phải bắt em cảm nhận được tác phẩm của anh cơ chứ? Anh chỉ cần em hãy “cảm nhận”.
con người anh. Và em biết anh, rất hiểu anh, phải không Mai Nhi?
Mắt anh ấm áp nhìn cô. Một anh nồng nàn say đắm. Nhi bất chợt thấy mình như trẻ con trong vòng tay ôm của Triết, cô muốn nụ hôn cứ kéo dài mãi, vì chính những phút giây quên mình như vậy anh mới thật sự là Triết của cô...
Nhi đẩy vội anh ra khi nghe tiếng gọi ơi ói ngoài cổng.
– Cô nhi ơi! Cô Nhi ơi!
Môi Triết vẫn tham lam giữ miết lấy môi cô, vòng tay anh càng xiết chặt hơn nữa, đôi mắt xếch của anh bừng những tai nóng bỏng.
– Cô Nhi ơi! Cô Nhi ơi!
Nhi nhéo vào hôn Triết rồi bật cười khi đã thoát được anh:
– Chờ em một chút!
Cô kéo chiếc ruy – băng cột tóc cho ngay rồi bước ra ngoài. Triết chậm rãi đốt cho mình điếu thuốc thứ hai. Cái âm thanh vui nhộn hơi chói tai của người gọi Nhi lại vang lên:
– Cô phải để tui vào trong nhà mới được. Tiền lẻ không hà, chưa đếm, chưa xếp gì hết, làm sao giao cho cô đây?
– Vậy chị để mai đưa em cũng được mà!
– Không! Không tui mắc đi vía Bà ba bốn bữa mới về. Phải giao hụi cho rồi, nhẹ mình nhẹ mẩy đi mới hên chứ cô.
Triết nhìn thấy một người đàn bà to béo đi phía sau Nhi. Chị ta xách chiếc giỏ đệm khá lớn, gương mặt tròn xoe một cách hài hước. Thấy Triết, chị hơi ngạc nhiên một chút nhưng cười và chào anh ngay:
– Ôi cha! Tui đâu có biết cô đang có khách. Thật phiền...Mong cô cậu thông cảm, tui mới đi bán về chưa kịp đếm tiền.
Dứt lời, chị ta ngồi xổm xuống đất, trút chiếc giỏ đệm ra, tiền như những chiếc lá úa cũ nhàu nát rơi lả tả thành đống. Nhi liếc Triết rồi nhìn ngươi đàn bà:
– Bộ năm nào chị cũng đi vía Bà hết hả chị Ba?
Mặt vẫn hướng về Nhi, những bàn có móng sơn đỏ, hình như bóng láng vì dính mỡ của chị Ba vẫn nhanh nhẹ vuốt những tờ giấy bạc nhăn nheo ra cho thẳng. Chị gật đầu nói:
– Thành như cái lệ rồi cô à! Không đi thì trong mình bồn chồn, khó chịu muốn bệnh luôn. Mỗi năm một lần, nói sợ cô cậu cười chớ...linh lắm!
Rồi đôi mắt ranh mảnh sắc lẻm của chị liếc Triết một cái. Giọng nói chói tai tự nhiên nhỏ hẳn lại, như cố tình để mình Nhi nghe thôi:
– Cậu...đây là văn sĩ phải không cô Nhi nghe thôi:
Nhi ngạc nhiên đến mức bối rối:
– Sao...sao chị biết?
Triết ngồi phì phà điếu thuốc, cười thầm vì cái mỹ từ “văn sĩ” vừa lọt ra khỏi miệng bà hàng thịt. Thì anh cũng nổi tiếng đó chứ!
Chị Ba vẫn nói nhỏ với Nhi:
– Biết chớ! Tui nhìn mặt cậu thấy quen quen.
Nhi tủm tỉm cười:
– Chị đã gặp ảnh hồi nào đâu mà thấy quen quen.
Nhi tủm tỉm cười:
– Ối dào! Đâu phải gặp mới quen cô! Hình cẩu hà rầm, hà rì trên báo. Mà báo thì hôm nào tôi chẳng cầm trên tay, không xài tới nó. Nhìn hình hoài rồi nhớ mặt.Chẳng biết người ta thì sao chớ. Tật tôi khoái gói thịt bằng giấy báo lắm cố Ngồi bán chầm chậm, buồn buồn mình đọc bậy cũng có nhiều cái hay.
Như chợt nhớ ra, chị Ba cao giọng:
– À! Mà nếu cậu đây là văn sĩ có hình trên báo thì đúng là cẩu được lãnh thưởng gì đó về truyện cẩu viết phải hôn?
Cho là mình đoán đúng, chị Ba quay sang Triết nói luôn:
– Cậu văn sĩ biết không? Tui mê đọc tiểu thuyết tình cảm xã hội lắm. Bởi vậy đi coi cải lương tui cũng lựa tuồng xã hội. Phải công nhận bây giờ có nhiều nhà văn viết tiểu thuyết xã hội hay thiệt. Nói ra...cô cậu đừng cười. Tui coi bự sự vậy chớ dễ động lòng trắc ẩn lắm...Đọc chuyện khóc hoài nè! Tội nghiệp mấy vai chính quá!
Thấy Triết ngồi nhìn mình như khích lệ, chị Ba hứng chí tâm sự tiếp, trong khi đôi tay múp míp loáng mỡ của chị vẫn đếm tiền thoăn thoắt:
– Cậu văn sĩ biết hôn! Tui thấy báo quảng cáo truyện được giải thưởng người ta không dám mua về cho mướn. Nghe cũng lạ tai, nhưng tui đâu có hỏi tại so kì vậy, sợ thằng chả chê mình dốt, chẳng hiểu mẹ gì mấy cái vần đề của văn sĩ...Về ngồi bán thịt ế, bóc bậy mấy tờ báo coi, tờ nào cũng có hình cậu, thấy cũng đẹp trai, vậy mà không được đọc truyện của mình trong hình, nghĩ cũng tiếc.
Nhi nheo mắt nhìn Triết, cô thấy anh đang cười, nụ cười méo mó trông rất thương. Chị Ba lại thao thao bất duyệt:
– Cô Nhi tới nhà tui thâu tiền hụi mấy lần nên biết rõ, nhà tui cho tụi sinh viên ở trọ. Tại thấy mấy đứa đọc cuốn sách được giải thưởng đó đó bèn kêu tụi nó cho mượn. Quỷ thần ơi! Nó cười hô hố rồi nói rằng:
Chị mà đọc sách nầy cái gì? Không vô đâu. Sách nầy để dân trí thức nghiền ngẫm của nợ nầy để thảo luận cho chị Ba thân mến Nghe Nhi phá ra cười, chị Ba ngơ ngác rồi trầm giọng:
– Cậu nhà văn ơi! Té ra cậu viết sách có giải thưởng là để mấy người có ăn học nghiền ngẫm rồi đem ra thảo luận, quảng cáo đăng bài trên báo. Chà! Phải chi cậu viết sách cho người buôn bán như tụi tui đọc thì khoái biết mấy!
Triết nhíu mày ra vẻ nghiêm nghị:
– Chị Ba à! Sách tôi viết là cho tất cả mọi người đọc. Bọn sinh viên chọc chị đó. Rồi tôi sẽ gởi tặng chị một cuốn. Chỉ sợ rằng họ chê dở thôi!
Chị Ba thích chí”.
– Cậu tặng tôi à! Nhất định tôi sẽ đem khoe tụi quỷ ôn ấy cho xem. Tui có khối thời giờ để nghiền ngẫm sách của cậu...
Nhi tiễn chị Ba ra cổng xong trở vào. Triết lắc đầu nhìn Nhi. Cô chống nạnh nhìn trả lại anh một cách tinh nghịch:
– Em đang tưởng tượng ra xem gương mặt nhà “văn sĩ lớn”, đẹp trai sẽ như thế nào khi tờ báo bị nhăn nhíu và dính mỡ.
– Anh lại đang nghĩ tới những dòng chữ được rút ra từ tim óc của mình lem luốc, dơ bẩn ra sao khi sách của anh bị xé toạc để gói thịt.
Nhi nhún vai:
– Sao anh lại hứa tặng sách cho chị Ba rồi lo chỉ xé sách của mình ra gói thịt?
Triết xua tay nói giọng chế giễu:
– Chị Ba không đem sách anh đi gói thịt đâu. Vì tình cảm, chỉ sẽ cố... nghiền ngẫm...sách anh. Nhưng Nhi nè! Dù tác phẩm đoạt giải Nobel đi, thì mình cũng đâu cản được người ta xé nó ra để gói hàng phải không?
Nhi gật đầu nhè nhẹ. Cô đang nghĩ cách lôi Triết ra khỏi câu chuyện văn chương của anh lên tiếng:
– Cô bạn Tố Oanh của em giỏi phớt lờ đến tài tình như diễn viên.
Nhi ngạc nhiên:
– Ủa! Anh gặp nó ở đâu?
– Anh gặp cô ta ngoài đường, đang ôm eo ếch tên tài xế chuyên chạy mánh với em dạo trước.
Nhi cười thích thú:
– Lộn tiệm rồi nhà văn lớn ơi!
Triết tự tin:
– Sao lộn được chứ!
Nhi dẫu môi:
– Lộn được chứ sao...hông! Tại anh không biết. Tố Oanh có đứa em song sinh tên Tố Phượng. Con Phượng là vợ ông Trường mà!
Triết nhíu mày, anh nghĩ ngợi một hồi quả quyết:
– Chắc chắn là Tố Oanh chớ chẳng phải Tố Phượng nào hết. Trông thấy anh, cô ta hơi khựng một chút rồi mới làm lơ. Anh không lộn đâu.
Nhi lắc đều ngắt lời Triết:
– Lại cãi bướng! Anh không lộn chắc anh cháng Trường lộn vợ.
Triết nhếch môi:
– Chuyện đó có thể lắm chứ. Còn cố tình lộn hay vô tình lộn thì ái chà, để anh thử nghĩ xem...Nếu anh ở địa vị của hắn ta thì anh sẽ suy tính gì trước hai cô gái đẹp y như nhau.
Triết nheo mắt cố tình giả đểu:
– Sự lựa chọn nào cũng đau khổ hết. Vớ một lúc cả hai thì tuyệt.
Nhi háy anh:
– Đúng là đầu óc của nhà văn lớn với trí tưởng tượng thật độc. Vậy còn em.
Anh để đâu?
Triết vuốt cái gáy rất gợi cảm của Nhi, anh nịnh đầm:
– Hình bóng nàng thì anh để trong tim. Nói đúng như các “nhà văn sĩ” thường viết trong tiểu thuyết chịu chưa?
Mắt Nhi hấp háy một cách tinh quái:
– Để em trong tim thì được quá đi chớ! Em chỉ sợ anh trân trọng để em vào trong một bản thảo nào đó thì buồn lắm. Vì tác phẩm của anh cứ được cất kĩ ở các hộc tủ của nhà xuất bản, tháng nầy qua năm nọ mãi. Mà em sợ bị chết già trong quên lãng lắm.
Triết nhéo mũi Nhi:
– Ác khẩu vừa thôi...bà chủ hụi!
Nhi chợt hỏi:
– Mà sao anh nghĩ người Trường chở là Tố Oanh?
Triết từ tốn nói:
– Đôi mắt với cách nhìn đó thì của cô ta chứ không thể ai khác được. Mỗi người có một cách nhìn khác nhau. Dù anh chưa gặp Tố Phượng lần nào nhưng anh dám cá với em, người Trường chở ngồi sau ôm eo cứng ngắt là chị vợ chớ không phải vợ anh ta đâu.
Nhi hoang mang nhìn Triết:
– Sao...sao anh lại tưởng tượng ra chuyện độc ác như vậy?
Triết so vai:
– Anh nào có tượng tượng ra chuyện độc ác như vậy?
Nhi vẫn giữ ý kiến của mình:
– Chắc anh lộn ai đó! Không phải con Oanh đâu!
Triết kéo người Nhi lại sát anh hơn. Anh xoa dịu:
– Thôi thì cứ nghĩ là anh lầm, vì anh chưa gặp Tố Phượng bao giờ.
Nhi tựa vào ngực Triết. Cô vẫn còn ấm ức...Tố Oanh thì có thể tự nhiên như Triết thấy lắm. Còn Trường thì sao? Dù “tiến bộ” cỡ nào đi nữa thì chị vợ, em rễ cũng đâu thể thân mệt quá sức như thế. Rồi cô giật thót mình. Lẽ nào vì cô đã chỉ cho Oanh một phương tiện có sẵn, mà Oanh lại nhẫn tâm mồi chài cả chồng sắp cưới của em mình. Có thể lắm chứ! Chuyện gì mà con nhỏ hồ ly đó không dám làm.
Nhi thở dài. Ngực cô hơi nhói một chút khi nghĩ đến Tố Phượng. Nếu sự thật độc ác như vậy thì cô sẽ nói gì với một người có trái tim bao dung và tâm hồn trong sáng như Tố Phượng?
Tố Oanh ngồi dựa người vào chiếc ghế bọc nệm xoay tròn được, hai tay cô khoang chéo trước ngực một cách lạnh lùng và ngạo mạn. Bên phía bàn đối diện với bàn làm việc của cô, tiếng máy đánh chữ vẫn lộp cộp vang lên một cách cáu gắt, bực bội.
Oanh lắng nghe và cười thầm. Nhìn gương mặt xụ xuống của Mỹ Linh, Oanh biết cô đang rất ghét mình. Nhưng chuyện đó có nhằm nhò gì đâu. Cô ta đâu đáng là đối thủ của Oanh. Hừ! Nhưng cái thái độ khinh khỉnh kia thì thật đáng tội. Để cho bỏ ghét, Oanh sẽ hành hạ cô ta dài dài.
Đưa tay hất mái tóc dài lúc nào cũng được chăm sóc, chải gỡ kỹ ra sau, Oanh yểu điểu đứng dậy cầm xấp báo cáo dày cộm để trước mặt Mỹ Linh, giọng hết sức ngọt ngào:
– Chị Linh ơi! Một tí nữa đánh dùm Oanh báo cáo nầy nhe. Anh Duy cần gấp để đưa cho ông Đình đó!
Mỹ Linh chẳng thèm ngước mặt nhìn Oanh, miệng làu bàu:
– Gấp! Gấp! Bao giờ anh ấy chẳng cần gấp! Cô qua đây mà đánh gấp để còn gửi lên ông Đình.
Oanh vẫn tươi cười:
– Hồi sáng em định đánh rồi...tại anh Duy không cho. Ảnh bảo người nào việc nấy, em có phải là thư ký đánh máy đâu mà ôm đồm cho mất sức.
Mỹ Linh liếc Oanh bằng đôi mắt lá răm khá lẳng được kẻ bằng chì màu tím hơn sậm:
– Tôi biết. Cô là thư ký riêng...của giám đốc Duy. Nè, tôi cho cô hay, ông Duy xem thế khó chiều lăm1 Thư ký riêng mà không biết ý một chút thôi, anh ta thay người mới ngay. Còn thư ký chung như tôi vậy...làm bền lắm. Đến tổng giám đốc Lâm Đình cũng chưa chắc dám cho tôi nghỉ.
Oanh cố tình không hiểu câu nói xỏ xiên của Mỹ Linh. Con mẹ gái gài nầy đang khoái Duy lắm. Từ dạo Oanh vào làm đến giờ, cô để ý và biết nhiều điều thú vị về mối tình của ông giám đốc đầu hói và bà thư ký đánh máy nầy...Trước khi Oanh về làm ở công ty nầy thì tình cảm hai người thế nào cô chỉ nghe phong phanh loáng thoáng thôi. Nhưng khi được phân công làm thư ký của Duy, thì Oanh đã nhiều lần nghe ông ta vờ vĩnh ta thán về sự chăm sóc quá đáng mà Mỹ Linh dành cho mình. Duy cố tình làm như ông ta chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có mối quan hệ nào tình cảm với Mỹ Linh hết.
Nhưng sự thật về những chuyện xảy ra từ trước có lẽ không như vậy, nên Mỹ Linh tỏ thái độ căm tức Oanh ra mặt, khi cô ta thấy Duy dần nhạt nhẽo với mình để theo săn đón cô gái tuyệt đẹp nầy.
Tố Oanh đâu phải con nai vàng khờ khạo, dễ dàng sa bẫy của các tay thợ săn lão luyện. Cô là con hồ ly tinh,mà đã là giống chồn tu luyện lâu năm thì vua lẫn hoàng hậu cũng còn chào thua, nói chi là giám đốc một công ty và mụ nhân ngãi vừa già vừa xấu như thế nào.
Ấy thế cho nên Mỹ Linh dù nói xỏ nói xiên gì, Oanh cũng độp lại trúng phóc. Cô giả vờ tròn mắt thán phục:
– Em nghe anh Đình và anh Duy khen chị không tiếc lời...nào là dù có tuổi nhưng cần mẫn các cô gái trẻ khó làm việc kịp. Em phải công nhận, chị cực thật đấy. Em mà hãy ngồi một chỗ rồi đánh máy suốt như chị....chắc đau tim quá.
Trái tim chị tại vì cô đơn nên nó chai đá quen rồi, nó mới chịu nổi những cú gõ như đinh đóng của những đôi tay đó...như tay đàn ông. Em chỉ nghe tiếng máy chữ thôi mà nhói cả ngực.
Nhìn Oanh làm bộ làm tịch đưa bàn tay thon thả với những ngón tay hồng lên ngực mà Mỹ Linh muốn nhào tới xé cho toạc cái bề ngoài đỏng đảnh ấy.
Hừ! Con yêu nầy chê mình một cách ranh ma và hỗn láo. Nó làm như bản thân nó là một tiểu thư đài các, cao sang chưa bao giờ phải làm việc động tới móng tay, còn mình còn phải làm suốt ngày như một mụ đầy tớ cọc cằn thô lỗ...
Mỹ Linh chẳng vừa, cô ta hơi trề môi mỏng, khô không đáng chán và nhẹ nhàng trả đũa:
– Nghe cô Oanh nói, tôi có cảm tưởng cô đây là một tiểu thơ kín công cao tường, thuộc dòng danh giá thế phiệt, chưa bao giờ phải làm động đến móng tay...Mà thật, nhìn bề ngoài ai biết trước đây cô cũng phải đi làm bằng xe buýt và đã lỡ một đời chồng.
Oanh hơi bất ngờ. Cô giấu kỹ lý lịch của mình...thế sao con mẹ nầy biết được nhỉ? Đã thế thì chơi tới bên luôn, Oanh thản nhiên:
– Lỡ một đời chồng có sao đâu chị Linh. Em đang làm lại cuộc đời và đã nhận được khá nhiều đơn đăng ký, nên cũng chẳng có gì buồn cả...Có nhiều bà gái già lỡ thì, rồi lỡ cả một đời người mà sao...họ chẳng biết lo cho bản thân, mà lo chõ mũi vào chuyện đạo lý của thiên hạ để làm như mình vì chính chuyện đức hạnh chẳng màng đến chuyện yêu đương vớ vẩn lăng nhăng, nên chưa chọn được một người quân tử để nâng khăn sửa túi. Chớ thật ra thiên hạ, ai cũng biết tỏng rằng họ muốn lấy chồng gần chết.
Mỹ Linh kéo rột xấp giấy than ra khỏi hộp. Tay cô run run sắp xen kẽ một tờ pơ – luya lên một tờ giấy than đen ngòm. Cô chưa kịp tìm ra lời thật cay độc để nã đạn lại cho thật đau thì đã nghe tiếng đàn ông vang lên:
– Cô Oanh! Đem cho tôi xem lại mấy bản hợp đồng mà tôi nhờ cô thảo hôm qua.
Oanh mỉm cười cất giọng thật êm:
– Em đem tới ngay, anh Duy ạ!
Rồi cô liếc Mỹ Linh một cái thách thức và trở về bàn làm việc của mình.
Oanh cầm sấp bìa chemise nhẹ nhàng đi vào phòng bên trong. Duy đang đứng bên cửa sổ nhìn xuống đường qua khung kính màu xanh hơi nhạt. Trong phòng thật dễ chịu bởi máy điều hòa không khí. Oanh để xấp hồ sơ lên bàn rồi nũng nụi một cách quyền hành:
– Hổng lẽ gọi người ta vào đây chỉ vì mấy bảng hợp đồng...
Vương Duy quay lại, tỏ vẻ thích thú khi nghe cái giọng trẻ mít đớt đát của “cô ta”. Duy nhìn không chớp mắt cái thân hình có hiều nét cong hấp dẫn ẩn ẩn hiện hiện sau áo trắng mỏng, rồi ỡm ờ:
– Thế cô bé muốn gì nữa nào! Nói ra nếu được anh sẽ sẵng sàng chiều ý.
Mắt Oanh lúng liếng ngay thơ, môi Oanh phụng phịu:
– Em có dám...muốn gì đâu. Chỉ dám...buồn cho thân cò thôi. Ngồi ở phòng ngoài thui thủi chẳng ai trò chuyện, họ bảo em là thư ký riêng của giám đốc...khó chơi lắm. Nghĩ đi nghĩ lại, em thấy em có lỗi gì đâu. Đôi khi thấy anh Duy làm nhiều việc mệt, em muốn vào xem anh có chỉ bảo, sai bảo gì không mà nào có dám. Ngay cả việc pha nước cam cho anh, người ta cũng dè bỉu.
Duy không ngờ Oanh lại nói như thế, nên ông lúng túng khi ông thấy đôi mắt nai kia rưng rưng:
– Kìa Oanh! Sao lại mau nước mắt vậy! Ngồi xuống đây cái đã!
Ông ta kéo Oanh ngồi xuống chiếc ghế giám đốc, còn bản thân ông ta thì ngồi trên bàn, chống tay nhìn cô đang khép nép lọt thỏm trong màu nhung tím sẫm của chiếc ghế quá to. Duy dịu ngọt:
– Đàn bà là vua ganh tỵ. Họ ganh tỵ vì không bằng một gót chân em. Mặc kệ họ bù lại, em được anh nâng đỡ hết sức và lo lắng đủ điều...em chưa vừa lòng và hiểu bụng dạ anh sao bé con?
Oanh vờ bối rối, cô cúi đầu xuống nhìn đôi bàn tay đan vào nhau của mình, cô nói như muốn người đối diện phải cuối sát...gần mặt cô hơn nữa nghe mới được:
– Em biết lúc nào anh Duy cũng lo lắng chăm sóc cho em như chăm sóc một đứa em út trong nhà...Ngoài ra, anh đâu cần quan tâm gì thêm nữa. Em là một người đàn bà chớ nào phải là cô bé con như anh nghĩ, và dĩ nhiên em biết, em không là gì với...người ta cả để có một hoài vọng cao hơn.
Duy hơi bất ngờ, vì hồi nào tới giờ Oanh luôn luôn giữ một khoảng cách an toàn trong quan hệ giữa hai người. Đã nhiều lần ông muốn phá vỡ bức tường thành vô hình bao bọc lấy cô nhưng ông đều thất bại. Con bé ranh ấy khôn lắm, khó mà sờ được vào người nó. Với con bé nầy, Duy phải có cách khác, ráng chịu khó săn sóc, rỉ rỉ rả rả ngày nầy qua ngày nọ. Ấy Mưa lâu ngày đá cũng phải hao mòn nói chi trái tim con người...biết đâu trái tim mà ông biết rất đa tình kia đã thấm rồi...
Vương Duy bồi hồi nâng gương mặt rất đẹp lên, ông mê mẩn nhìn đôi mắt chớp chớp liên hồi vì bối rối, rồi làm như rất khổ tâm, khó xử, ông thở dài thốt lên:
– Anh đã già rồi và nghĩ rằng trái tim mình đã chai sạn, nào ngờ trái tim khốn khổ vẫn trúng tên thêm một lần nữa.
Tố Oanh hờn tủi:
– Một lần dang dở em sợ lắm, xin đừng nói những lời an ủi để thương hại.
Anh có biết không? Ở đây người ta cho một người đàn bà lỡ một đời chồng như em thì có khách chi các cô gái đứng đường, bao giờ cũng chờ để sẵn sàng khoác tay một người nài đó đi ngang qua.
Duy kêu lên:
– Sao lại bi quan và yếu thế như vậy hở Oanh? Đừng mặc cảm và tự đày đọa mình. Đối với anh, em bao giờ cũng đáng được trân trọng. Em không muốn bị anh chê là hấp tấp. Nhưng ở tuổi anh, người ta ít ai cho phép mình chần chờ một cái gì đó hơi lâu...
Duy ngần ngừ một chút, đầu ông cúi thấp hơn và tay ông nâng gương mặt liêu trai của Oanh lân cao hơn.
Oanh để yên cho ông Duy vuốt nhẹ cằm mình, cô không thấy một chút nào xúc cảm, mà thấy thích thú lẫn háo hức giống như cô đang xem một đoạn gây cấn của tấn bi kịch, dù biết trước việc gì sẽ xảy ra trên sân khấu, cô vẫn hồi hộp theo dõi diễn tiến.
Rõ là Duy cũng đang diễn kịch như cô, ông diễn rất đạt. Cái làm Duy diễn đạt đến thế kia là cái tự tin, vì ông cho rằng con bé Oanh khờ khạo đang vô cùng cảm động:
Duy nói nhỏ vào tai Oanh bằng giọng ngai ngái:
– Oánh Có thể em không thèm đến tình yêu già cỗi của anh, nhưng em cần một nơi nương tựa, một người chồng có yêu quyền để ngước mặt...trên đời. Em hãy nhìn vào mắt anh đây...anh có thừa những cái em cần có đó chứ!
Đúng Oanh đang nhắm mắt lại, cô chán nhìn ông ta quá! Oanh thở dài, làm sao Duy có thể hiểu rằng cô rất muốn thốt lên một lời gì đó như một tiếng chửi cho thật đã:”Mẹ kiếp! Lời tỏ tình nào nghe cũng hay ho cả”.
Tố Oanh chợt nhớ cái giọng nói rất ngọt ngào truyền cảm như đọc thơ của Sang khi tỏ tỉnh cùng cô trong bóng âm âm của rạp cinê. Rồi giọng gấp rút, nóng nảy như vừa vang lên vừa hăm dọa kèm theo nụ hôn cháy bỏng của Trường. Bây giờ mới tức thì đây, Duy cũng tỏ tình với cô. Một cách tỏ tình khá độc đáo, nó giống như một cuộc trao đổi về công việc làm ăn hơn là trao đổi những cảm xúc yêu thương.
Duy lại lên tiếng:
– Em đang nghĩ gì đó! Có lẽ anh đã quá vụng về khi nói những lời yêu thẳng thừng như thế. Nhưng ở tuổi anh, anh làm sao có thể tỏ tình như tên con trai mới lớn chỉ biết đem tặng người yêu trái tim đầy nhiệt huyết của mình. Tình yêu ở lứa tuổi năm mươi luôn luôn được bảo kê bằng những thứ khác dễ nhìn dễ thấy và dễ sử dụng hơn trái tim.
Nước mắt Oanh ứa ra. Cô xấu hổ vì gã đàn ông kia thấu hiểu tim đen cô quá.
Đúng là làm gì có một tình yêu chân thật giữa hai người như Oanh và Duy.
Nhưng cô đâu có thể im lặng như đồng ý với suy nghĩ của ông ta được.”Con nhà...gia giáo...được nuôi ăn học đến nơi, đến chốn như mình, ít ra cũng phải có thái độ gì đó như phẫn nộ, như phảh đối khi nghe ông ta tỏ tình như thế chứ!” Dù Duy nghĩ thế nào thì cô cũng phải làm màu làm mè để vớt vát chút đỉnh sự trong trắng nào đó của mình chứ.
Oanh cắn môi chờ cho nước mắt rơi xuống nhiều hơn nữa cô mới thổn thức:
– Quả là em đang cần chốn nương thân, cần một người đàn ông thật sự để làm chỗ dựa tinh thần. Với em, chỗ dựa đó là tình yêu kia. Nhưng qua lời anh nói, em bỗng thấy em khác nào một người không có trái tim, không hề biết rung động yêu thương mà chỉ đam mê những vật chất tầm thường. Anh đã nghĩ quá thấp về em. Lẽ nào em tệ dữ vậy. Anh xem em như những cô gái đến với anh sao?
– Không! Không! Anh...anh.. Oanh ngắt lời Duy bằng cách đứng dậy, cô vờ như mình sắp chạy ra khỏi cái phòng mát rượi vì máy lạnh nầy làm Duy chạnh lòng. Ông giữ cô lại bởi đôi tay còn rất khỏe:
– Ngoan nào! Ai lại đi dỗi như một đứa trẻ thế! Anh xin lỗi. Em nhiều tự ái quá và còn nhiều lý tưởng quá trong tình yêu, trong khi anh lại thực tế một cách trần tục.
Duy vừa nói vừa âu yếm chùi nước mắt cho Oanh, cô lạnh lùng:
– Em nghĩ, anh nên xem em như một người em gái, như từ lúc em chân ướt chân ráo vào làm ở đây.
– Chẳng thực tế chút nào em gái ạ. Vì anh không bao giờ nghĩ về em như nghĩ về một cô gái em. Và thiên hạ cũng chẳng ai chấp nhận quan hệ anh em “lấy vải thưa che mắt thánh” thế nầy...Bao giờ chúng ta cũng cần có nhau bé con ạ!
Duy điệu đàng kéo Oanh ngồi xuống ghế. Cô nhìn ông ta, thầm nuốt nước miếng thở dài. Một con cáo già và một con hồ ly (như Mai Thi đã từng gán cho cô) xem ra khá phù hợp. Cô ngao ngán khi nghĩ tới lúc phải âu yếm cái thân thể đã qua rồi thời trai trẻ, một thân thể dư mỡ đang mang trên vai cái đầu hói bóng láng khá quỷ quyệt. Tạm thời phải chịu thôi. Đời cô còn dài lắm kia mà. Oanh bất chợt tức giận khi nghĩ tới Tổng giám đốc Lâm Đình.
Tiếng Duy vang lên làm cô bừng tỉnh:
– Chiều nay đi ăn với anh nhé?
Tố Oanh lắc đầu:
– Cám ơn anh! Chúnh ta nếu là bạn nếu không phải là hai anh em...Mà đã là bạn thì sẽ có dịp khác nữa đúng không anh?
Duy mỉm cười.
Một cô gái mà ông đã tốn khá nhiều thời gian để săn đón ít ra cũng phải khác cô gái từng ông ở một số điểm nào đó chứ!