Dịch giả: Nguyễn Bản
Chương 53
Ngày thứ hai bị giam cầm

Milady mơ thấy cuối cùng mình đã tóm được D'Artagnan, nàng tham dự cuộc hành quyết, và chính việc nhìn thấy dòng máu hôi tanh của chàng chảy dưới lưỡi rìu của đao phủ đã phác nên nụ cười duyên dáng trên môi nàng.
Nàng ngủ như một người tù được ru bằng niềm hy vọng đầu tiên.
Hôm sau, khi người ta vào trong buồng nàng, nàng vẫn còn nằm trên giường. Felten ở ngoài hành lang. Anh ta dẫn theo người đàn bà đã nói đêm trước vừa mới tới. Người đàn bà đó vào buồng và lại gần giường Milady và ngỏ ý phục vụ nàng.
Milady thường thường da vẫn tái xanh, làm cho người gặp nàng lần đầu dễ bị nhầm lẫn.
- Tôi bị sốt - Nàng nói - Tôi không ngủ được lấy một phút trong suốt cái đêm dài dặc này. Tôi đau đớn khủng khiếp lắm. Bà sẽ nhân đức với tôi hơn người ta đối xử với tôi hôm qua chứ? Tất cả những gì tôi yêu cầu là cho phép tôi được nằm.
- Bà có muốn cho gọi thầy thuốc không? - Người đàn bà nói.
Felten nghe cuộc đối thoại không nói một lời.
Milady suy nghĩ, người ta càng cho nhiều người đến, nàng càng có nhiều người hơn đoái thương nàng, nhưng ông De Winter lại càng tăng cường giám sát. Vả lại, thầy thuốc có thể tuyên bố bệnh là giả vờ, và Milady sau khi bị thua keo đầu không muốn bị thua trận thứ hai.
- Đi tìm thầy thuốc ư? - Nàng nói - Để làm gì? Hôm qua các vị ấy tuyên bố bố bệnh tôi chỉ là trò hề, vậy hôm nay cũng thế thôi, bởi vì từ tối hôm qua, người ta đã có đủ thì giờ để gọi bác sĩ.
Felten sốt ruột nói:
- Vậy bà hãy nói xem bà muốn điều trị thế nào?
- Lạy Chúa! Làm sao tôi biết được? Tôi cảm thấy tôi đau, có thế thôi, muốn cho tôi cái gì thì cho, tôi chẳng cần.
Felten mệt mỏi vì những lời phàn nàn lẽo nhẽo mãi:
- Đi tìm ông De Winter thôi.
- Ồ, không, không, - Milady kêu lên - không, thưa ông, đừng gọi ông ta, tôi xin ông đấy, tôi không sao cả, tôi không cần gì hết, đừng gọi ông ta.
Nàng tuôn ra một tràng hùng biện vừa quyết liệt kỳ lạ vừa lôi cuốn vô cùng khiến Felten cũng phải xiêu lòng bước mấy bước vào trong căn buồng Milady nghĩ "Hắn đã tới".
- Tuy nhiên, thưa bà - Felten nói - Nếu bà đau ốm thực sự, người ta sẽ cho tìm thầy thuốc, và nếu bà lừa chúng tôi, nghe đây, sẽ mặc xác bà, nhưng ít nhất về phía chúng tôi, chúng tôi sẽ không có gì phải ân hận.
Milady không trả lời gì, mà ngửa cái đầu xinh đẹp của mình ra trên gối, òa lên nức nở, nước mắt đầm đìa.
Felten nhìn nàng một lát trơ trơ như thường lệ, rồi thấy nguy cơ cơn điên có thể kéo dài, anh chàng đi ra. Người đàn bà nhìn theo. Vẫn không thấy ông De Winter đâu.
- Ta tin ta đã bắt đầu thấy rõ - Milady lẩm bẩm với một nỗi mừng vui hoang dại, vùi mình vào trong chăn để che giấu tất cả những ai có thể chợt bắt gặp sù bột phát thỏa mãn nội tâm ấy.
Hai giờ trôi qua.
"Giờ là lúc cơn bệnh phải dừng lại - nàng nói - hãy đứng lên và thu lấy chút thành công nào đó kể từ hôm nay. Ta chỉ có mười ngày, và tối nay, thế là đã trôi mất hai ngày".
Buổi sáng, lúc vào buồng Milady, người ta đã mang đến cho nàng bữa điểm tâm. Nàng nghĩ họ sẽ sớm đến dọn đi và lúc đó nàng sẽ gặp lại Felten.
Milady đã không nhầm, Felten đã trở lại, không hề để ý đến việc có hay không đụng đến bừa ăn, ra hiệu cho mang ra khỏi phòng, vẫn còn nguyên như khi mang đến.
Felten là người ở lại cuối cùng, tay vẫn cầm cuốn sách.
Milady nằm ngả người trong chiếc ghế bành gần lò sưởi, đẹp, xanh xao, nhẫn nhục, như một thánh nữ đồng trinh đang chờ tử đạo.
Felten lại gần nàng và nói:
- Huân tước De Winter cũng là tín đồ Cơ đốc như bà, đã nghĩ rằng sự lược bỏ những nghi thức và giáo lễ của tôn giáo bà có thể làm bà khổ tâm. Ông đồng ý cho bà được hàng ngày đọc kinh Misa của bà và đây là cuốn sách có bài kinh ấy.
Trước cung cách Felten đặt cuốn sách lên chiếc bàn nhỏ gần chỗ Milady, nghe giọng nói khi chàng ta đọc lên mấy tiếng kinh Misa của bà, với nụ cười khinh thị đi kèm, Milady ngẩng đầu và nhìn chăm chú hơn viên sĩ quan.
Thế là, với bộ tóc tai nghiêm túc, bộ quần áo giản dị tới mức thái quá, cái trán nhẵn bóng như đá cẩm thạch, nhưng rắn chắc và khó lọt vào như chàng ta, Milady nhận ra đây là một trong những tín đồ Thanh giáo u sầu mà nàng đã từng gặp quá thường xuyên lúc ở triều đình vua Jắc cũng như ở triều đình vua Pháp, ở đó mặc dầu vụ thảm sát xanh Báctêlêmy, đôi khi họ vẫn đến tìm nơi lánh nạn.
Nàng bỗng có một cảm hứng bất ngờ mà chỉ có những bậc thiên tài mới có được trong những cơn khủng hoảng tinh thần lớn, trong lúc lâm chung, nó quyết định số phận hoặc sinh mạng họ.
Mấy tiếng kinh Misa của bà và chỉ liếc mắt nhìn Felten cũng đủ biểu lộ tầm quan trọng của câu trả lời mà nàng sắp nói ra.
Nhưng với sự thông minh nhanh nhạy riêng nàng mới có, câu trả lời ấy đã hình thành sẵn ở trên môi:
- Tôi ư? - Nàng nói với một thái độ khinh thị sao cho thích hợp với giọng nói nàng đã nhận thấy ở viên sĩ quan trẻ - Tôi ư, thưa ông, kinh Misa của tôi ư! Huân tước De Winter, gã tín đồ Cơ đốc đồi trụy ấy biết thừa tôi không cùng tôn giáo với hắn ta, và đó là một cái bẫy hắn muốn chăng ra với tôi?
- Vậy thưa bà, bà theo tôn giáo nào? - Felten ngạc nhiên hỏi, đến mức bất chấp việc chàng thường tự kiềm chế được mình, không giấu nổi hoàn toàn sự ngạc nhiên đó.
Milady giả vờ phấn khích kêu lên:
- Tôi sẽ nói ra điều đó vào một ngày tôi quá đủ đau khổ vì đức tin của mình.
Cái nhìn của Felten mở ra cho Milady cả một không gian bao la mà nàng vừa hé mở ra chỉ bằng một câu nói.
Tuy nhiên viên sĩ quan trẻ vẫn câm lặng và không nhúc nhích, chỉ con mắt là cất tiếng nói thôi.
- Tôi đang trong tay kẻ thù của mình - nàng tiếp tục bằng cái giọng sôi nổi mà nàng biết nó thường quen thuộc với dân Thanh giáo - cứ để Chúa cứu tôi, hoặc tôi chết vì Chúa! Đó là câu trả lời mà tôi xin ông nói lại với ông De Winter. Còn về cuốn sách - nàng vừa nói thêm vừa lấy ngón tay chỉ cuốn sách kinh không hề được động đến, như thể sợ mình cũng bị nhơ bẩn lây - Ông có thể mang về dùng cho bản thân ông, bởi vì chắc chắn ông đã hai lần đồng lõa với Huân tước De Winter, đồng lõa trong chuyện ngược đãi, đồng lõa trong tà đạo của ông ta.
Felten không trả lời gì, cầm lấy cuốn sách với cùng một thái độ ghê tởm mà chàng ta đã từng biểu lộ và rút lui với vẻ mặt trầm ngâm.
Huân tước De Winter đến vào lúc năm giờ chiều. Milady, đã có cả một ngày trời để vạch một kế hoạch xử sự. Nàng tiếp ông ta với tư cách một phụ nữ đã nắm được tất cả mọi lợi thế của đàn bà.
Nam tước ngồi vào chiếc ghế bành đối diện với Milady uể oải gác chân lên lò sưởi và nói:
- Hình như chúng ta đang định bỏ đạo?
- Thưa ông, ông muốn nói sao?
- Tôi muốn nói rằng kể từ lần cuối cùng chúng ta gặp nhau, bà đã thay đổi tôn giáo rồi. Tình cờ bà đã lấy người chồng thứ ba theo đạo Tin lành chăng?
- Huân tước, ông hãy giải thích cho tôi - nữ tù nhân nói một cách chững chạc - Bởi vì tôi tuyên bố tôi nghe thấy lời ông nói nhưng tôi chẳng hiểu gì cả.
De Winter cười gằn:
- Được thôi, đó là bà chẳng có thứ tôn giáo nào cả! Tôi lại thích thế hơn đấy.
- Chắc chắn là hơn theo những nguyên tắc của ông rồi - Milady lạnh lùng nói tiếp.
- Ồ, tôi xin thú thực với bà, điều đó đối với tôi hoàn toàn vô nghĩa.
- Ồ, ông sẽ chẳng thú nhận sự lãnh đạm tôn giáo ấy đâu, Huân tước ạ, nhưng những việc đồi bại và tội ác của ông làm cho phải tin như vậy.
- Hả, bà nói về những chuyện đồi bại ư, bà Messaline, Mácbét phu nhân(1), hay tôi nghe nhầm, hoặc, mẹ kiếp, bà quá vô liêm sỉ!
- Ông nói như thế bởi vì ông biết người ta đang lắng nghe chúng ta - Milady lạnh lùng trả lời - và ông muốn tác động đến bọn giám ngục và đao phủ của ông chống lại tôi.
- Giám ngục của tôi? Đao phủ của tôi? Gớm chưa, bà lại nói bằng cái giọng thơ phú rồi và tấn hài kịch hôm qua tối nay lại quay ngoắt sang bi kịch. Rút cục thì tám ngày nữa là bà cũng sẽ ở nơi bà phải ở và tôi sẽ xong nhiệm vụ.
- Nhiệm vụ đê tiện! Nhiệm vụ vô luận! - Milady nói tiếp với thái độ nóng nảy của nạn nhân khiêu khích quan tòa của mình.
Huân tước De Winter đứng dậy và nói:
- Ta tin con mụ vô lại này phát rồ rồi! Ta thề vậy đấy. Thôi nào, thôi nào, bình tĩnh lại nào, thưa bà Thanh giáo, nếu không ta phải nhất bà vào hầm kín thôi. Mẹ kiếp, rượu vang Tây Ban Nha của ta bốc lên đầu bà rồi không phải thế sao. Nhưng cứ yên tâm, cơn say đó không nguy hiểm và không có hậu quả xấu đâu.
Và Huân tước De Winter vừa lui ra vừa chửi thề vốn là một thói quen hoàn toàn mang tính cách dân kỵ sĩ thời bấy giờ.
Felten lúc đó đứng sau cánh cửa và không để sót một câu nào trong cảnh tượng đó.
Milady đã đoán đúng.
- Được cứ đi đi, - Nàng nói vớỉ em chồng - Hậu quả đang tới gần, và trái hẳn lại, rồi mày sẽ thấy, đồ súc sinh, khi chẳng còn thời gian để tránh chúng.
Tất cả lại trở nên yên tĩnh. Hai giờ nửa trôi qua. Người ta mang bữa tối đến và thấy Milady đang bận đọc to những câu kinh cầu nguyện của nàng, mà nàng học được ở ông lão bộc của người chồng thứ hai, một tín đồ Thanh giáo thuộc loại khắc kỷ nhất. Nàng làm như đang đê mê ngây ngất và không còn chú ý đến những gì diễn ra xung quanh nữa. Felten ra hiệu đừng ai quấy rầy nàng và khi tất cả đã đâu vào đấy, anh chàng lẳng lặng đi ra cùng với mấy người lính.
Milady biết nàng có thể bị rình rập nên tiếp tục đọc kinh cho đến hết và nàng thấy hình như người lính đang canh phòng ngoài cửa không đi lại thêm bước nào nữa mà còn lắng tai nghe.
Tới lúc ấy, nàng không còn muốn gì hơn nữa, liền vùng dậy, ngồi vào bàn ăn ít thôi và chỉ uống nước.
Một giờ sau, người ta đến dọn bàn ăn, nhưng Milady nhận thấy lần này Felten không đi cùng bọn lính.
Vậy là anh ta sợ gặp nàng quá nhiều.
Nàng quay mặt vào tường để mỉm cười, bởi trong nụ cười ấy có một biểu hiện thành công nào đó khiến chỉ riêng nó đã đủ làm nàng lộ chân tướng.
Nàng để cho nửa giờ nữa trôi qua, và vì lúc đó, cái lâu đài cũ kỹ đã hoàn toàn yên tĩnh, người ta chỉ còn nghe tiếng sóng rì rào vô tận, tiếng thở bao la của đại dương, nàng bèn cất lên bằng một giọng trong trẻo, du dương và ngân nga đoạn đầu của bài thánh thi thời đó, được mọi tín đồ Thanh giáo ưa thích.
"Ôi Chúa, Người bỏ chúng con
Để thử xem liệu chúng con đủ mạnh
Nhưng rồi bàn tay thiên giới của Người
Lại ban thắng lợi vẻ vang cho nỗ lực của chúng con"
Những câu thơ đó không hay lắm, còn phải cố gắng nhiều nhưng như người ta biết, dân Thanh giáo đâu có tự hào về thi ca.
Vừa ngân nga, Milady vừa lắng nghe. Người lính gác ở cửa đã dừng hẳn lại như thể biến mình thành đá. Milady vậy là có thể đánh giá hiệu quả do mình đã tạo ra.
Thế là nàng lại tiếp tục cất giọng hát với một lòng tin cuồng nhiệt và một tình cảm không thể diễn tả nổi. Nàng thấy dường như những âm thanh lan tỏa mãi ra xa dưới những mái vòm như một phép mầu nhiệm, làm dịu những trái tim của bọn cai ngục. Song người lính đi tuần hẳn một là tín đồ Cơ đốc giáo nhiệt tín, lại chối bỏ phép mầu, nói chõ vào trong:
- Bà có im đi không! Bài ca của bà buồn như bài cầu hồn ấy(2). Và nếu như ngoài việc phải bằng lòng đồn trú ỏ đây, lại phải nghe thêm những điều như vậy nữa, ai mà chịu nổi.
- Thôi! - Một giọng trầm trầm mà Milady nhận ra ngay là giọng Felten cất lên - Sao anh xen vào chuyện này, đồ vô lại! Người ta ra lệnh cho anh cấm người đàn bà đó hát à? Không, người ta bảo anh canh gác bà ta, bắn vào bà ta nếu bà ta tìm cách chạy trốn. Vậy hãy canh gác bà ta, nếu bà ta trốn, cứ giết. Nhưng đừng thay đổi gì chuyện phạt giam.
Khuôn mặt Milady rạng rỡ vẻ vui mừng khôn tả, nhưng vẻ mặt ấy có vẻ lén lút như phản xạ của một ánh chớp và không để lộ ra là đã nghe thấy cuộc đối thoại mà nàng không bỏ sót một lời nàng lại tiếp tục đem tất cả vào giọng hát của mình sự mê hồn, sức mạnh và sự cám dỗ yêu quái…
"Biết bao nước mắt, bao nỗi đắng cay
Trong xiềng gông và trong cảnh lưu đày…
Ta lại có tuổi xanh và lời cầu nguyện.
Chúa sẽ bù cho đau khổ của ta thôi…"
Giọng ca với sức mạnh chưa từng thấy và sự đam mê tột đỉnh, đem lại cho chất thơ thô thiển và nghèo nàn của bàì Thánh thi một ma lực và một biểu hiện mà những ngươi Thanh giáo cuồng nhiệt nhất hiếm khi thấy trong những tiếng hát các đạo hữu của mình, và họ buộc phải tô điểm thêm bằng tất cả nguồn sức mạnh của trí tưởng tượng của họ: Felten tưởng như một vị thiên sứ hát ru ba người Hêbrơ(3) trong vạc dầu.
Milady lại tiếp tục:
"Nhưng rồi ngày giải thoát sẽ đến với chúng con,
Chúa công minh đầy sức mạnh
Nếu Chúa lừa hy vọng của chúng con
Vẫn luôn còn tuẫn đạo và cái chết".
Khổ thơ mà mụ pháp sư đáng sợ đã cố đem hết tâm hồn mình vào đó, cũng hoàn thành việc đem đến sự xáo trộn trong lòng người sĩ quan non trẻ. Chàng bất thình lình mở tung cửa và Milady thấy chàng vẫn xanh xao như luôn thế, nhưng đôi mắt nồng nàn và hầu như lạc hẳn đi.
- Tại sao bà cứ hát như thế? - chàng nói - và với một cái giọng như thế?
- Xin lỗi ông - Milady dịu dàng nói - tôi quên khuấy là tiếng hát của tôi không phù hợp trong ngôi nhà này. Có lẽ tôi đã xúc phạm đến đức tin của ông. Nhưng tôi xin thề với ông, tôi đâu muốn thế. Hãy tha thứ cho tôi một lỗi có lẽ là lớn đấy, nhưng chắc chắn chỉ vô tình.
Milady lúc này sao đẹp thế, trạng thái đê mê tín ngưỡng mà nàng đang đắm mình vào, đem lại một vẻ đẹp trên khuôn mặt nàng, đến nỗi Felten như quáng mắt, tưởng rằng đấy chính là vị thiên sứ mà chàng vừa nghe lúc nãy.
- Phải, phải lắm - chàng trả lời - đúng là bà đã làm bối rối, đã khuấy động mọi người sống trong tòa lâu đài này.
- Và anh chàng mất trí đáng thương cũng không nhận thấy những lời nói thiếu mạch lạc của bản thân mình, trong khi đó Milady thọc sâu con mắt mèo rừng vào nơi sâu kín nhất của trái tim chàng.
- Tôi sẽ im - Milady vừa nói vừa cúp mắt xuống với tất cả sự dịu dàng nàng có thể đem lại cho giọng nói của mình và với tất cả sự nhẫn nhục có thể biểu lộ ra trong cách xử sự của mình.
- Không, không, thưa bà - Felten nói - có điều, bà hát nhỏ hơn, nhất là ban đêm thôi.
Nói rồi, Felten, cảm thấy mình không thể giữ mãi vẻ nghiêm khắc đối với người nữ tù nhân nữa, liền lao ra khỏi phòng.
- Ông làm thế đúng lắm, trung úy ạ - người lính nói - Những tiếng hát đó làm đảo lộn tâm hồn. Tuy nhiên rồi người ta cũng quen đi, giọng hát bà ta sao mà tuyệt thế?
Chú thích:
(1) Messaline - người vợ đầu của Hoàng đế La mã Clốt đệ nhất, nổi tiếng đồi trụy bị giết năm 48.
Mácbét: Vua xứ Ecốt - Kịch cùng tên của Sếchxpia: Mácbét ám sát vua Đăncan. Khi vua đang ngủ, phu nhân Mácbét đi vào, lấy ngón tay nhúng vào máu nạn nhân bôi lên mặt và bàn tay của hai thị vệ, đổ tội cho hai người này.
(2) De Profondis, tiếng Latinh có nghĩa là "những chiều sâu vực thẳm" trong bài kinh cầu nguyện cho người chết
(3) Tức người Do Thái

Truyện Ba người lính ngự lâm Tiểu sử tác giả Chương 1 Chương 2 Chương 3. Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 tác dụng công kích. Những truyền đơn nhắc nhở những người đàn ông rằng trẻ con, đàn bà, người già bị bỏ chết ấy chính là con cái họ, vợ họ và cha họ, rằng sẽ công bằng hơn nếu mỗi người đều chịu chung cảnh khốn cùng, có cùng chung cảnh ngộ thì mới có được những quyết định thống nhất.
Những tờ truyền đơn đó đã phát huy hiệu quả mà những người viết ra có thể trông đợi. Một số đông cư dân đã quyết định mở những cuộc thương lượng riêng với quân đội nhà Vua.
Nhưng đúng lúc Giáo chủ thấy phương sách của mình đã có hiệu quả và lấy làm mừng vì đã áp dụng phương sách đó thì một cư dân của La Rochelle đã có thể vượt qua những phòng tuyến quân đội hoàng gia như thế nào có trời mới biết, dù cho những kiểm soát gắt gao của các ông Bassompirre, De Xkombéc, Công tước Ănggulêm, và rồi chính họ lại bị Giáo chủ giám sát, một cư dân ở La Rochelle đến từ cảng Portsmouth và nói rằng, trước đây tám ngày thấy một hạm đội hùng hậu sẫn sàng giương buồm. Thêm nữa, Buckingham đã thông báo cho ông thị trưởng rằng một liên minh to lớn chống nước Pháp sắp sửa ra mắt, và vương quốc Pháp sắp bị quân Anh, Tây Ban Nha và đế quốc Áo xâm lược.
Bức thông điệp được đọc công khai trên tất cả các quảng trường, các bản sao được dán ở các góc phố, và ngay những người đã bắt đầu mở những cuộc thương lượng cũng đình lại, quyết định chờ cứu viện như đã được huyênh hoang công bố.
Tình thế bất ngờ đó khiến cho Richelieu bắt đầu lo lắng, buộc ông bất đắc dĩ phải quay mặt nhìn về phía bên kia bờ biển.
Trong khi đó, bất chấp những lo lắng của vị chỉ huy đích thực và duy nhất, binh lính quân đội nhà vua vẫn sống vui tươi, thực phẩm không thiếu ở doanh trại, tiền bạc cũng vậy, mọi đơn vị đối đầu nhau xem ai gan dạ và vui chơi thỏa thích hơn ai. Bắt gián điệp và đem treo cổ, tiến hành đột kích trên đê hay trên biển, tưởng tượng ra những trò rồ dại rồi thực hiện một cách lạnh lùng, đó là những trò giết thì giờ để tìm cách rút ngắn thời gian trong quân ngũ quá dài, còn quá dài chẳng những với dân Rochelle đang bị nạn đói và nỗi lo âu gậm nhấm mà cả với Giáo chủ đang vây hãm họ rất ác liệt.
Đôi khi, khi Giáo chủ cưỡi trên lưng ngựa như một gã cảnh sát quân sự cuối cùng của quân đội, đưa con mắt đăm chiêu nhìn những công trình mà ông đã ra lệnh huy động các kỹ sư của khắp nước Pháp đến đây để tôn cao lên, lại diễn ra quá chậm trễ không theo mong muốn của ông, nếu khi đó, gặp một lính ngự lâm của đại đội ông De Treville, ông liền lại gần, nhìn người đó một cách lạ thường, và nếu nhận ra đó không phải là một trong bốn người bạn, ông lại để con mắt thâm trầm và ý nghĩ mung lung hướng về nơi khác.
Một hôm, không còn hy vọng vào những cuộc điều đình với thành phố, không chút tin tức gì từ nước Anh, bị nỗi phiền muộn chết người gậm nhấm, Giáo chủ đi ra ngoài không có mục đích nào khác là chỉ để ra ngoài, cùng đi chỉ có Cahuxắc và Lahuđinie. Ông đi dọc theo bờ cát và hòa trộn những giấc mơ bao la của mình vào sự bao la của đại dương. Ông thong thả cho ngựa đi bước một lên một ngọn đồi, trên đỉnh đồi đằng sau một hàng giậu, ông bắt gặp bẩy người, xung quanh là những chai rượu rỗng, nằm dài trên cát đón những tia nắng mặt trời hiếm hoi trong tiết mùa đông này. Bốn người trong số đó là bốn chàng ngự lâm quân đang chuẩn bị nghe đọc một bức thư mà trong người trong bọn họ vừa nhận được. Bức thư này rất quan trọng đến nỗi nó làm cho họ bỏ mặc cả những lá bài và quân xúc xắc trên mặt trống.
Ba người khác lo việc mở nắp một bình rượu vang Côkina khổng lồ. Đó là mấy người hầu của mấy người kia.
Giáo chủ đang u sầu, và trong tâm trạng ấy, không gì làm tăng gấp bội nỗi bực tức bằng sự vui tươi của những người khác.
Vả lại, ông vốn có một thiên kiến kỳ quái, đó là luôn tin rằng chính nỗi buồn của ông là nguyên nhân làm cho những kẻ khác vui thích.
Ra hiệu cho La Huđinie và Cahuxắc dừng lại, ông xuống ngựa lại gần những kẻ cười cợt đáng ngờ, hy vọng nhờ đi trên cát, nên tiếng bước chân không bị nghe thấy và hàng giậu che khuất ông đi đến, ông có thể nghe được vài câu của cuộc chuyện trò này đối với ông có vẻ rất thú vị. Đến cách hàng giậu chỉ mươi bước ông đã nhận ra giọng thổ ngữ Gascogne, và vì đã biết những người này đều là ngự lâm quân, ông chẳng còn ngờ gì nữa là ba người kia là những người mà người ta gọi là ba chàng nối khố, nghĩa là Athos, Porthos, Aramis.
Việc phát hiện ra mấy chàng này chỉ làm Giáo chủ tăng thêm ham muốn được nghe thấy cuộc trò chuyện. Đôi mắt ông lạ hẳn đi, với bước chân của loài mèo rừng ông tiến đến bờ giậu nhưng ông chỉ vừa nghe thấy những âm tiết mơ hồ, không có nghĩa nào rõ rệt, thì một tiếng kêu thất thanh làm ông giật bắn mình và khiến mấy chàng ngự lâm chú ý.
- Sĩ quan! - Grimaud kêu váng lên.
- Ai cho anh nói? Đồ khốn! - Athos chống tay nhổm dậy nhìn Grimaud bằng con mắt nảy lừa làm anh ta ngẩn ra.
Grimaud không nói thêm một lời nào nữa, đành chỉ tay về phía hàng giậu phát giác Giáo chủ và tùy tùng.
Bốn chàng ngự lâm chồm ngay dậy và đứng nghiêm chào kính cẩn.
Giáo chủ hình như có vẻ giận dữ. Ông nói:
- Hình như các vị ngự lâm quân bố trí những người này canh phòng cho mình? Phải chăng bọn Anh đến bằng đường bộ, hay các ông ngự lâm quân tự coi mình là sĩ quan cao cấp?
- Thưa Đức ông - Athos trả lời, bởi giữa lúc tất cả cùng hoảng sợ, chỉ còn mỗi mình chàng là vẫn giữ được tính điềm đạm và thản nhiên của một bậc đại lãnh chúa không bao giờ thiếu được ở chàng - Thưa Đức ông, những người lính ngự lâm khi không bận làm nhiệm vụ hoặc khi đã làm xong nhiệm vụ, họ uống rượu và chơi xúc xắc và họ là những sĩ quan rất cao cấp đối với những người hầu của họ.
- Những người hầu! - Giáo chủ càu nhàu - những người hầu được lệnh báo cho chủ mình khi có ai đó đi qua, đó không hề là những người hầu, đó là những tên lính gác.
- Tuy nhiên Đức ông thấy quá rõ, nếu không đề phòng trước như vậy, thì chúng tôi đã để ngài đi qua mà không được bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn vì ngài đã ban cho chúng tôi được xum họp cùng nhau - Athos tiếp tục - D'Artagnan, vừa nãy, anh vẫn mong có dịp bày tỏ lòng biết ơn với Đức ông, giờ Đức ông đã đến đây, hãy lợi dụng cơ hội này đi.
Athos nói ra những câu ấy với vẻ thản nhiên bình lặng thường làm tôn bật chàng lên trong những giờ phút hiểm nguy và sự lễ độ thái quá ấy đôi lúc thường làm chàng như một ông vua còn đường bệ hơn cả những ông vua dòng dõi.
D'Artagnan lại gần và ấp úng mấy câu cám ơn rồi tịt mất trước cái nhìn sa sầm lại của Giáo chủ.
Giáo chủ không tỏ ra bị lạc hướng ý đồ ban đầu của mình bởi sự phá bĩnh của Athos nêu lên, liền tiếp tục:
- Không sao, các vị, không sao, ta chỉ không thích thấy những gã mới là lính thôi, bởi thấy mình hơn người, được phục vụ trong một đơn vị được biệt đãi lại làm ra vẻ các đại lãnh chúa như thế và kỷ luật thì đối với họ cũng vẫn là kỷ luật chung cho mọi người.
Athos để cho Giáo chủ nói xong xuôi, liền nghiêng đầu tỏ vẻ đồng tình, đến lượt mình nói tiếp:
- Kỷ luật, thưa Đức ông, tôi hy vọng, bất cứ mặt nào, chúng tôi cũng không sao lãng. Chúng tôi chưa được giao nhiệm vụ và chúng tôi nghĩ rằng, vì không làm nhiệm vụ, chúng tôi có thể bố trí thời gian sao cho tốt nhất với mình. Nếu như có đôi chút may mắn được Đức ông trao cho một mệnh lệnh đặc biệt nào đó, chúng tôi sẵn sàng tuân lệnh ngay - Athos vừa tiếp tục nói vừa cau mày lại bởi cái lối thẩm vấn đó bắt đầu làm chàng cáu bực - Đức ông cũng thấy, để sẵn sàng, kể cả trước những báo động nhỏ nhất, chúng tôi đã ra ngoài không rời vũ khí.
Và chàng chỉ cho Giáo chủ bốn khẩu hỏa mai bó lại bên cái trống, trên trống lăn lóc quân xúc xắc và quân bài.
- Mong Đức ông tin rằng - D'Artagnan nói thêm - chúng tôi đâu có cho rằng Đức ông lại đến với chúng tôi bằng một đoàn bé nhỏ như thế này, nếu biết thế chúng tôi đã ra nghênh đón trước ngài rồi.
Giáo chủ cắn ria mép rồi cắn môi, nói:
- Các ông có biết giống ai không, luôn luôn tụ họp, như bây giờ đây này, vũ khí trong tay, người hầu canh phòng, các ông giống như bốn kẻ đồng mưu.
- Ồ! Về việc này, thưa Đức ông, đúng là như vậy - Athos nói - Chúng tôi đang mưu tính, như Đức ông có thể thấy buổi sáng hôm nào đó, chỉ để chống lại bọn Rochelle.
- Này, các nhà chính trị!- Giáo chủ đển lượt mình cũng cau mày lại nói tiếp - có lẽ người ta sẽ tìm thấy trong đầu các ông biết bao điều bí mật còn chưa được biết, nếu như người ta có thể đọc được ở trong đó như các ông đọc trong bức thư mà các ông đã giấu đi khi thấy ta đến.
Mặt Athos đỏ bừng lên, chàng bước một bước tiến lại gần Giáo chủ.
- Thưa Đức ông, ngài nghi ngờ chúng tôi thực mất rồi, và chúng tôi đang phải chịu một cuộc thẩm vấn đích thực. Nếu đã như vậy, xin Đức ông hạ cố giải thích cho để ít nhất chúng tôi cũng biết cách xử sự.
- Và khi nào đây là một cuộc thẩm vấn - Giáo chủ nói tiếp - thì là những kẻ khác chứ không phải các ông phải chịu thẩm vấn và phải trả lời, ông Athos ạ.
- Thế cho nên, thưa Đức ông, tôi đã chẳng nói với Đức ông là ngài cứ việc hỏi và chúng tôi sẵn sàng trả lời là gì.
- Bức thư mà các ông định đọc là bức thư gì, mà ông đã giấu đó, ông Aramis?
- Thưa Đức ông, thư đàn bà.
- Ồ ta hiểu - Giáo chủ nói - những loại thư ấy thì phải kín đáo rồi. Nhưng tuy nhiên người ta có thể đưa cho cha xưng tội xem, và ông biết đấy, ta có quyền ấy.
- Thưa Đức ông - Athos nói với một vẻ bình thản còn đáng sợ hơn cả việc mình đem đầu ra đặt vào câu trả lời này - bức thư đó là của một người đàn bà nhưng không ký tên Marion Delorme, cũng không ký tiểu thư De Eghiông(3).
Giáo chủ tái mặt lại như da người chết, một tia mắt thú dữ lóe lên trong mắt ông, ông quay phắt lại như thể ra lệnh cho Cahuxắc và La Huđinie, Athos thấy động thái độ liền bước lại ngay chỗ để súng. Ba người kia mắt cũng chăm chăm nhìn súng ở tư thế không chịu để bị bắt giữ. Về phía giáo chủ, ông chỉ có ba. Ngự lâm quân kể cả người hầu là bẩy. Giáo chủ nghĩ ngay, dù Athos và đồng bọn có âm mưu thực sự thì vẫn cứ không cân sức, ông lật ngược ngay tình thế và ông vẫn luôn luôn như thế, mọi sự tức giận tan biến thành một nụ cười.
- Thôi nào, thôi nào! - Ông nói - Các ông là những chàng trai trẻ can trường, kiêu hãnh trước mặt trời, chung thủy trong bóng tối, chẳng có điều gì xấu khi chăm lo cho mình, sau khi đã chăm lo đầy đủ cho người khác. Các ông ạ, ta không hề quên cái đêm mà các ông đã hộ tống ta đến quán Chuồng chim câu Đỏ. Nếu như có điều gì nguy hiểm đáng sợ trên con đường ta sắp đi đây, ta sẽ yêu cầu các ông đi cùng ta, nhưng vì không có chuyện gì, các ông cứ việc ở lại, uống nốt những chai rượu, chơi nốt ván bài và đọc xong bức thư đi. Tạm biệt các ông.
Rồi, nhảy lên lưng con ngựa Cahuxắc vừa dắt đến, ông giơ tay chào mọi người và đi mất.
Mọi người nhìn nhau.
Ai nấy mặt mũi đều bàng hoàng bởi mặc dầu bề ngoài chào thân thiện, nhưng tất cả đều hiểu trong lòng, Giáo chủ điên lên lúc ra đi.
Chỉ mỗi Athos là mỉm cười, một nụ cười mạnh mẽ và khinh thị. Khi Giáo chủ đã ra khỏi tầm nhìn và tầm nghe, Porthos nói to:
- Cái thằng Grimaud này báo chậm quá! - Porthos muốn trút nỗi bực bội lên một ai đó.
Grimaud định trả lời để bào chữa, Athos giơ ngón tay lên và Grimaud im mất.
D'Artagnan hỏi:
- Aramis, anh định đưa bức thư à?
- Mình ư, - Aramis nói bằng một giọng véo von - mình đã quyết định nếu ông ta cứ nằng nặc đòi đưa cho ông ta bức thư, thì một tay mình đưa thư, tay kia mình sẽ đưa gươm của mình xuyên qua người ông ta/li> Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60: Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Kết luận. Phần chót.