HÔN LỄ

Hôn lễ được xem như quan trọng hàng đầu, dính dấp trực tiếp đến việc nối dõi dòng họ, sanh con đẻ cháu, để rồi dân đông, nước mạnh. Không riêng gì người Việt Nam, các dân tộc trên thế giới đều đặt nặng việc “hôn lễ”. Sinh ocn cái để bảo đảm tư hữu tài sản, thừa kế huyết thống. Đó là quan niệm thời nông nghiệp, đánh dấu bước tiến quan trọng so với thời ở hang động mà nam nữ ăn ở chung đụng, sống với săn bắn, hái trái, đào rễ cây mà ăn, quần áo còn thô sơ, luật lệ không rõ ràng. Ở Đông Á, trên lý thuyết, việc “hôn lễ” ngày càng phức tạp, định hình bước đầu đời nhà Chu trước Tây lịch. Lại giải thích dài dòng về chữ Hán, chữ “Hôn” nguyên nghĩa là “tối”, trời tối, Âm đến, Dương (ban ngày) sắp quan, Âm và Dương gặp nhau. Lài bàn rằng thời xa xưa ấy, lễ hôn nhân cử hành vào buổi tối để hy vọng đạt kết quả, Âm gặp Dương. Ngày nay, các nước đều xem việc “động phòng” là trọng, phải cử hành vào ban đêm cho thuận lợi, đem chuyện âm dương ra để giải thích e cường điệu.
Thời phong kiến, trong xã hội còn bị nông nghiệp chi phối nặng nề cuộc hôn nhân được qui định chặt chẽ, lại có luật hôn nhân, luật gia đình trừng phạt những ai vi phạm, thí dụ như vấn đề ly dị, lỵ thân, phân chia tài sản, thông gian. Nhu cầu to lớn thời nông nghiệp vẫn là tạo ra người nối dõi. Vợ hiền lành, đủ “dung” công”ngôn “hạnh” nhưng không sinh con, hoặc chỉ sinh con gái mà không sinh con trai thì quả là vi phạm chữ “hiếu”
Thời nông nghiệp, sinh con đông là điều may mắn? Con cái phải chăng là một dạng “sức kéo” khi chưa có cơ giới? Con cái đông đúc, cha mẹ mặc nhêin được yên tâm khi về già, may racó được vài đứa giữ được chữ “hiếu”, phụng dưỡng cha mẹ. Con cái đông, quả là thứ “lương hưu trí” khá bảo đảm, thời xưa, không nêu ra vấn đề an sinh xã hội, trợ cấp người già, họa chăng vào dịp đầu năm, các quan hoặc nhà vua ban thưởng cho người già non trăm tuổi chút ít tiền bạc, chiếc áo, gọi là tưởng lệ. Việc ở rể là lợi dụng sức lao động, là dạng khai thác lao động. Ở thôn quê, ngày xưa, mặc nhiên bày ra lệ “tảo hôn” để người cha yên tâm sẽ có cháu. Cô dâu lắm khi lớn tuổi, hơn cậu trai vẫn là tốt, để tiếp sức cấy gặt. Nay thì khác. Hồi trước năm 1945, ở vài miền quê, thậm chí ở thành thị, nhiều người còn hãnh diện được làm ông nội hoặc ông ngoại khi mới 40 tuổi. Lại chụp ảnh, bày tiệc tùng, mừng rằng đã bảo đảm được sự nối dõi của dòng dõi, có phước hơn nhiều người. Ngày nay nhiều người, vì nhiều lý do, tuổi hơn 40 mà chưa chịu cưới vợ. Hậu quả này rất tai hại: Người cha làm ăn khá giả, sắm ruộng vườn, hoặc xây được nhà lầu, khi 60 tuổi, nhắm mắt lại, tủi thân, chẳng biết tin tưởng vào đâu vì vợ còn trẻ, con trưởng nam mới mươi tuổi, tương lai học hành về đâu? Tài sản về tay ai?
Có sự hãnh diện chánh đáng là sống dai, và sống chung trong một mái nhà gồm có ông cố, ông nội, cha, con cháu chắt. Bốn thế hệ đầy đủ, tương đối ấm no, chụp ảnh kỷ niệm, niềm vinh hạnh của “Tứ đại đồng đường”, cùng hiện diện trong một nhà, hoặc nhiều nhà ở gần nhau.
Người cùng một họ được quyền cưới hỏi với nhau không” Phải chăng là loạn luân? Trên lý thuyết (thông dụng), trên bàn thờ của gia đình thường là thờ người quá cố từ ba đời trước, hoặc hai đời trước (cúng giỗ cho ông nội, ông cố ) là dứt. Ở những từ đường danh cho cả họ, thường là thờ trở lên đời thứ tư mà thôi. Qua đời thứ năm, (đời ông sơ) mặc dầu cùng họ Nguyễn, họ Lê nhưng xem như người dưng, cùng một họ vẫn có thể cưới hỏi nhau. Vả lại, trong thực tế, thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, sau những cuộc khởi loạn chống vua chúa, để tránh nạn “tru di tam tộc” nhiều người đành thay đổi họ, dời chỗ ở thật xa để che giấu lý lịch.
Việc cưới hỏi và nghĩ lễ mặc nhiên ngày càng thay đổi nhanh cho phù hợp với thực tế, để có thể gọi là “khả thi”. Kết hôn với người nước ngoài, ngày nay không thành vấn đề. Không cưới hỏi nhưng sống chung, sanh con vẫn là hợp pháp. Ở nước ngoài, lại sôi nổi chuyện cưới hỏi giữa người “đồng tình luyến ái”, khó giải quyết!
Dưới đây, xin trình bày những gì đang diễn biến ở nước ta, trong sinh hoạt bình thường. Việc cưới hỏi trong những gia đình theo đạo Thiên chúa, đạo Hồi.. nằm ngoài thẩm quyền của người biên soạn.
Thử duyệt qua những gì người xưa để lại, vận dụng và đơn giản hóa vào tình hình nước ta, để lấy đó làm chuẩn mục, tuân thủ những nguyên tắc cớ bản.
Ở nông thôn, thời phong kiến, trong cơ chế của hương chức hội tề cai quản về hành chính, có một hoặc hai người đặc trách về nghi thức “quan” “hôn” “tang” “tế” gọi chung hương Lễ, ông hương Văn. Người Pháp không chánh thức chấp nhận những chức vị nầy, nhưng mặc nhiên ở vài miền quê, trước 1945 vẫn còn tồn tại, được nhiều người quí mến. Lại còn vài người chuyên xem tuổi tác, ngày giờ cử hành hôn lễ rồi bàn bạc, gây phức tạp về tâm lý.
Thời phong kiến, chịu ảnh hưởng Trung Hoa, vài nhà lý luận bày lễ nghi rườm rà, rồi chê khen, gây tốn kém vô ích, dựa vào sách “Lễ Ký” của Chu Văn Công, tức Chu Hy, một danh nho đời nhà Tống. Chính ông Chu Hy này cũng đã giản lược những điều phiền phức từ trước đời ông, nhưng xem lại, ngày nay, ta vẫn còn thấy rườm ra, “bày lắm trò”.
Theo sách của Chu Hy, lễ thành hôn gồm có sáu lễ chính, ngoài ra, còn nhiều lễ phụ. Xim chép lại cho vui:
1. Lễ Nạp thái – Đại diện nhà trai đến nhà gái, theo giao hẹn trước, mang theo một con chim nhạn, loài chi nầy sống có nghĩa ưng ý nhau thì không bao giờ phản bội; con này chết, con kia vẫn sống lẻ loi. Về sau, dùng hai con ngỗng, con đực và con cái, thay cho chim nhạn. Ở Nam Bộ, khó kiếm cặp ngỗng, thông thường dùng cặp vịt mập mạp, con trống con mái. Có người giải thích đó là biểu tượng chim uyên ương bay liền cánh, không bao giờ rời nhau. Trường hợp chàng trai ăn ở lén lút với cô gái, không cưới hỏi, đàng trai phải đem đến đàng gái một cặp vịt, gọi là “tạ lỗi”. Lắm khi đàng gái giận hờn, không chịu nhận. thế là mặc dầu tiếp tục ăn ở với nhau, chàng trai chẳng bao giờ được nhà gái xem như con rể.
2. Lễ Vấn danh – Lễ hỏi tên chính thức của người con gái và tên họ bà mẹ. Con gái có tính tình, đức tính giống mẹ vì mẹ là người đào tạo trực tiếp, “Cưới gái chọn dòng, nuôi heo chọn nái”.
3. Lễ Nạp cát – Đàng trai đến nhà gái để xác nhận sự quyết tâm của mình, sua khi nhờ thầy xem tuổi, chọn ngày lành tháng tốt.
4. Lễ Nạp trưng. – Còn gọi “Nạp tệ”. “Trưng” là chứng cớ, “Tệ” là tấm lụa, đem vóc lụa tốt tặng cho nhà gái. Về sau, thay vì vóc lụa, có thể nạp số tiền.
5. Lễ Thĩnh kỳ. – Xác định lần chót ngày giờ tửc hành hôn lễ, nạp cho nhà gái nữ trang, nhất là vải vóc, y phục cho cô dâu.
6. Lễ Thân nghinh – Rước dâu, đưa dâu. Gọi là lễ cưới chính htức. Thời xưa, còn bày ra nhiều lễ phụ như cúng Tơ hồng, lễ Động phòng sau khi cưới, đôi vợ chồng phải trở về thăm cha mẹ vợ, lạy bàn thờ, thêm quà cáp.
Bao nhiêu ràng buộc nhằm nhắc nhở cô dâu chú rể và hai họ thấy tầm quan trọng, ràng buộc nhau. Muốn ly hôn, mặc nhiên hủy bỏ những gì đã tiến hành từ trước. Lễ cưới ngày xưa diễn ra nhiều ngày. Muốn đủ sáu lễ, cũng phải đôi ba tháng. Thời nông nghiệp, độc canh, sau vụ mùa, ai nấy rảnh rang chờ đến ăn Tết, hoặc sau Tết, chờ khi trời bắt đầu sa mưa mới nghĩ đến việc gieo trồng. Ngày nay, làm ruộng tăng vụ, họ hàng bận việc riêng tự, chẳng ai đủ thời tgiờ tham dự những lễ lộc tượng trưng như xua. Thời xưa, chịu sức ép về dư luận. Lắm khi cô dâu chú rể chỉ thấy mặt nhau một đôi lần, vì cách xa làng tổng, lại phân tích nào môn đặng hộ đối, theo dõi thói hư tật xấu của đôi vợ chồng tương lai. Lắm khi đàng trai hoặc đàng gái dùng chiến thuật hỏa mù, hủy bỏ, danh dự cho được.
Trong dân gian, như đã nói để tiết kiệm thời giờ và tiền bạc lần hồi đơn giản hóa, chỉ còn ba lễ, nói chung, phổ biến hồi trước năm 1945, khi nhà nông còn rảnh rang, lương thông tin, phương tiện di chuyển còn chậm chạp khó khăn: