Chương 14

Nằm giữa phố Tam – Sáu và quảng trường Tám – Bảy ở khu phố trung  tâm Central Avenue. Không xa chỗ nhà Scott là một chung cư xây hồ giả cẩm  thạch có tên là Hollywood Row, gần kinh đô điện ảnh Hollywood với nhiều dãy  nhà tráng lệ. Nhà nào cũng xây hai tầng chiếm hết chiều dài một khu đất rộng. Tầng dưới mở một cửa hàng dành cho bậc cha mẹ, hai gian hàng bán rượu, ba  quầy bar, một hiệu giặt ủi người Tàu Lin Chow. Tầng trên một dãy Studio của  bọn găng tơ, đĩ điếm, nhạc sỹ ngồi nhìn tháng ngày trôi. Bọn nhạc sĩ làm việc ở đây dài hạn. Tôi biết mặt tên Lips McGee từ hồi còn nhỏ ở Houston cách đây mười ba năm.
Tôi phải ra ngay tiệm giặt ủi Lin Chow chờ một cô thợ đang ủi đồ. Vừa nhìn  thấy tôi cô ta cười hai hàm răng trống trơn. Tôi giao cái túi vải tận tay cô, cô ta trút hết đồ ra trên bàn ăn, viết vội một mảnh giấy giao lại cho tôi. Chữ viết của  cô, tôi đọc không ra.
“Mấy bữa xong?”, tôi hơi cộc lốc.
Người thợ giơ hai ngón tay nói lại, “Hai bữa”.
“Bữa nay chứ?”. Tôi chỉ tay xuống sàn tức là bữa nay.
Cô ta lắc đầu, lại đưa hai ngón tay lên.
Thấy bắt chước được kiểu nói bàn tay tôi ra đến cửa hàng bán rượu mua hai  chai Johnnie Walker nhãn đỏ.
Muốn vô xóm nhà Hollywood Row phải băng qua lối con hẻm phía sau. Dãy  nhà bên trái chất đầy thùng rác rưới kiến bu đầy. Ngổn ngang nào chén bát, chai  rượu ở cầu thang gỗ ộp ẹp, thảm lót lối đi hành lang nay không còn nhìn ra màu  xanh như lúc trước, đổi ra màu rong rêu mốc thếch.
Holywood Row không còn là những căn hộ biệt lập như trước. Người đến  đây ở như là một ngôi nhà chung. Nhà nào cũng mở toang cửa. Tôi đi ngang  qua một căn hộ, nhìn vô thấy anh chàng ăn mặc cầu kỳ như thời tiền sử. Đầu đội  cái mũ cao bồi, hắn nhìn thấy tôi ngoài cửa trao đổi với nhau như hai con thằn  lằn gật gù trên bãi đá lởm chởm.
Tôi ngửi thấy mùi thức ăn lẫn đủ thứ mùi hơi người xông ra bên ngoài. Rôi  một điệu nhạc trỗi lên như từ kèn trompette, âm điệu vang vang lắng dòng  xuống khô khốc. Rồi chuyển qua một âm điệu trần tục “oa oa” nghe sầu thảm  lan khắp ra bên ngoài hành lang.
Tôi đi lần theo, điệu nhạc phát ra từ căn hộ cuối dãy hành lang. Tôi đến đó  nhìn vô thấy đủ thứ hạng người đang trần truồng. Một vài tên còn làm tình tỉnh bơ trước mặt tôi, vài tên khác chờ người qua lại đây ghé mắt vô cứu vớt cho đỡ khổ.
Cửa phòng Lips McGee hé mở. Tôi đứng lại gõ nhẹ vô cái cửa tiếng kèn  trompette trả lời thay “ai?”.
“Easy Rawlins đây, Lips”, tôi nói.
“Vô đây Easy!”.
Tôi nhìn qua một lượt phòng không rộng lắm nhưng còn hơn cả căn hộ Gregory Jewel. Giữa phòng bày một chiếc ghế dài, một cái bàn hai chiếc ghế,  một bàn rửa mặt gần cửa sổ nhìn ra ngoài đường phố Central Avenue. Trên tường treo đầy ảnh những hoạt động biểu diễn của Lips, ảnh lớn nhất chụp  chung với mấy tay bậc thầy nhạc Jazz. Còn những tấm ảnh cũ kĩ ố màu lúc đang  chơi Jazz trong mấy club hay diễu hành ngoài đường phố Houston. Trông gã già  đi rất nhiều. Vào thời vàng son Lips là thần tượng của dân da đen, bảnh bao  kiêu hãnh, ăn nói hoạt bát tiền đầy túi. Quanh gã là gái đẹp, tôi đã từng ao ước  được như là một nghệ sĩ chơi nhạc kèn đồng.
Gã đứng thẳng người trên sân khấu sử dụng cây kèn trompette như đang thả hồn theo đường ống loa bạc vụt thoắt hay bổng. Những giọt mồ hôi lóng lánh  trên vòm trán rộng với đôi mắt khép hờ. Lips chuyển qua những nốt nhạc cao  vút nghe ra như gió rít ở những cánh đồng vắng vẻ.
Khắp gian phòng đầy ắp mùi cần sa. Lips đang đứng bên bồn nước rửa mặt,  hay là gã đang nhả những nốt nhạc ra ngoài đường phố. Gã mặc chiếc quần  Jeans, áo thun rộng thùng thình, thân người gầy guộc, tóc để dài chải ngược ra  sau. Chiếc cằm nước nâu nhạt lún phún chùm râu nửa đen nửa trắng.
“Oa oa”, gã thử kèn, rồi lên tiếng “Cậu đi đâu vậy, Easy Rawlins?”.
Tôi ngồi xuống ghế.
“Tôi đi thăm xã giao bạn bè”, tôi nói.
Lips cười. Gã bưng nguyên cả dĩa thức ăn khỏi bếp đặt trên bàn trước mặt  tôi. Ngoài đừơng từ xa tiếng còi xe ô tô hú vang, xe cảnh sát mở đường.
“Đó là dấu hiệu con rắn sắp chui xuống hang thỏ”, Lips nói.
“Vậy là sao?”.
“Tới thăm xã giao? Việc trước mắt là xơi tái con mồi”.
Lips cười thầm.
“Được thôi. Nhưng tôi chưa đói”. Tôi lấy chai rượu trong túi ra, Lips cười rộ lên.
“Tôi biết mà”, gã nói.
Gã bày ra hai ly rót đầy rượu, kề môi hôn một cái rồi mới nâng ly nhấm  nháp. Gã ngước nhìn lên trần nhà cười một mình.
Gã kể lể đủ thứ chuyện cũ rích, tôi cũng cố cười cho vui. Ngồi lặng lẽ một  lúc. Lips hớp hết một ngụm rượu, nhắm một miếng mồi. Gã lôi kèn ra chơi vài  đoạn, mở đầu một khúc nhạc – bản nhạc đồng dao hay một bản jazz đang thịnh  hành. Gã quay sang hỏi thăm Mouse với Dupree Bouchard, Jackson Blue.
Khui tới chai thứ hai, Lips hỏi tôi “Cậu tới gặp tôi có chuyện gì?”.
“Ông đã nghe chuyện mấy con bé bị giết chưa?”.
“Hả?”.
“Tôi đang hợp tác với Quinten Naylor tìm cho ra thủ phạm”.
“Ờ- hơ”.
“Nạn nhân mới đây báo đăng tin kèm ảnh tên là Robin Garnett nhưng ở địa  phương này con bé lấy tên là Cindy Starr”. <. Bọn chúng đã từng đụng độ với một tên cớm  Negro, liệu bọn chúng nghĩ sao về ông?”
“Tôi nghe không lọt lỗ tai, ông nghĩ sao về tôi Quinten?”.
Một nụ cười thoáng hiện trên gương mặt Quinten. Gã nghiêng người đặt nắm  đấm trên bàn. “Tôi thấy ông đang xuống cấp, ông Rawlins, luôn cả bạn ông, Raymond Alexander đáng tội phải giam, nhưng chưa ai làm nên vụ này chưa  xảy ra. Con người ta ai cũng có lúc muốn hoàn lương. Lẽ ra ông phải giúp chúng tôi tóm cổ tên sát thủ, ông giúp được chuyện này, dù hắn là ai, hắn là một  tên cuồng sát, không thể kiềm chế. Ông thì làm khác, ông che giấu một tên tội  phạm, Ezekiel Rawlins. Tôi sẽ nói rõ hơn cho ông biết, tôi nói là làm ngay.  Nhưng ông trót đã nhúng chàm rồi thì hối tiếc cũng không kịp nữa”.
Nếu tôi không say thì có lẽ không có gì xúc phạm. Tôi không thể hiểu, bởi  mọi người đứng về phía tôi. Regina với Gabby Lee, cả Quinten Naylor. Chợt tôi  thấy thèm một ly rượu, tôi thèm uống như thèm chết. Mấy bữa nay tôi cảm thấy bớt cô đơn nhờ có cuốn danh bạn điện thoại Los  Angeles làm bạn. Tôi ra phố Pico Boulevard rẽ hướng tây tới Hauser. Nhà  Garnett phải đi qua năm dãy phố nữa về hướng bắc.
Đây là ngôi nhà hai tầng xây theo kiểu Tây Ban Nha, có sân cỏ rộng rãi,  hàng cây dương liễu xanh rờn. Bên ngoài là tường rào xây cột xi măng giả gạch,  mái lớp ngói âm dương. Vật liệu nhập từ bên Mêhicô hay là Ý. Hai chiếc ôtô hiệu Caddies đậu ngoài, trên bãi cỏ dựng năm chiếc xe đạp của bọn trẻ.
Tôi xếp chiếc áo pull, sổ học bạ, phong bì đựng mấy tấm ảnh vô chiếc túi  vải. Bước tới cổng tôi, nhấn chuông, lắng nghe chuông báo hiệu trong nhà. Tôi  lấy làm lạ thay vì chuông Tây Ban Nha lại là chùm phong linh réo rắt, loại  chuông báo hiệu chỉ thấy ở cửa hàng.
Một thằng nhóc con chạy ra mở cửa, mặt mũi non choẹt nom như là con gái.  Thằng bé có nhiều nét giống chị nó chụp trong mấy tấm ảnh. Nó cau mặt một  hồi, thì ra nó ngỡ đâu bạn bè nó qua chơi.
“Chào ông”. Thằng bé nhe răng cười có duyên của người Mỹ chính cống.
“Có bố mẹ cháu ở nhà không?”, tôi hỏi thật thân thiện.
“Bố cháu đi vắng có mẹ cháu trong nhà, cháu gọi mẹ ra nhé”.
“Mẹ ơi!” nó vừa chạy trở vào vừa kêu lên. Không hiểu sao nó bỏ cửa vì cả tin hay là không nhớ đóng? Tôi đứng ngoài nhìn vô thấy hết mọi thứ bên trong  phòng khách bày bàn ghế sang trọng, tường lót kính hướng ra ngoài sân hồ bơi.
Người phụ nữ da trắng vừa quở mắng thằng nhóc đang chạy trở vô trông  nhiều tuổi hơn tôi, mấy bà mẹ thường già trước tuổi.
Bà có dáng người cao lớn, lưng thẳng. Bà mặc một chiếc áo xanh in hình bầy  ngựa từ trên xuống dưới, loại hàng đắt tiền may thêu khéo léo, phải do một tay thợ rành nghề.
“Ông hỏi thăm ai ạ?”, bà rụt rè lên tiếng.
“Có phải bà Garnetts?”.
“Mà sao?” Bà giơ tay vặn nắm cửa.
“Tôi là Easy, Easy Rawlins đây”, tôi nói.
“Nếu anh là nhà báo, rất tiếc tôi không thể trả lời. Chúng tôi…” Bà kéo cửa  sắt vô rồi bước tới.
“Dạ không, tôi mang theo những thứ tìm thấy được của bà”.
“Dạ đâu có, ông Rawlins tôi có mất mát những thứ gì đâu?”
Bà toan khép cửa, tôi vội nói ngay: “Những món đồ của đứa con gái, thưa  bà”.
“Ông nói sao?” Nhìn nét mặt và nghe giọng nói của bà tôi sực nhớ lại đoạn  cuối của vở “Thế giới quay cuồng”.
“Con bé ở bên hàng xóm nhà tôi, ngoài phố Central Avenue, quần áo, hình  ảnh còn ngoài đó”.
“Ông nhầm rồi, ông ơi. Con gái tôi ở đây mà”.
“Không, thưa bà, con bé có khi ở đây có khi ngoài phố Central kia. Tôi còn  cất mấy thứ đồ dùng của nó trong túi xách này đây”.
Tôi lôi chiếc áo pull xanh ra, bà thốt lên một tiếng “Ôi lạy chúa tôi!” rồi bà  vụt bỏ chạy vào nhà.
Bà la lên “Milo! Milo!” rồi lại chạy ra ngoài cửa.
“Ông là ai vậy?”
Nhìn bà thật đau khổ, tôi quay qua nhìn xuống mớ rau bạc hà men theo chân tường. Tôi không muốn tới đây và hơn nữa chỉ gặp được những người da đen  chớ không là những người da trắng.
Thằng nhóc trở lại kéo thêm bạn bè xúm quanh người mẹ.
“Mẹ”, Milo gọi.
“Con trở vào nhà đi, con”. Bà đỡ hốt hoảng hơn lúc nãy, bà dắt mấy đứa trẻ trở vào rồi, quay ra lại.
“Ông là ai vậy?”
“Tôi Easy Rawlins đây thưa bà, đang hợp tác với Sở cảnh sát điều tra cái  chết của đứa con gái”.
“Cảnh sát là ông đây?”. Bà vẫn chưa bình tĩnh.
“Không hẳn… là cảnh sát, thưa bà. Tôi là cộng tác viên. Tôi biết rõ xóm nhà  gần nơi mấy con bé Negro bị giết chết. Tôi đến để hỏi thăm bà về mấy món đồ mang theo đây”.
“Xin lỗi anh, ông Rawlins. Tôi đang rối trí, mời ông vô nhà rồi tính sau”, bà gượng cười xã giao.
“Ông cho tôi xin lại được không?”, bà hỏi.
“Không được, tôi chỉ cho bà xem qua”. Tôi quên mất chuyện đang ở trong  nhà bà. Bà không còn là một người da trắng đứng ngoài cuộc xung đột chủng  tộc. Bà là mẹ một đứa con vừa bị giết chết, còn tôi đến đây để nhìn thấy sự việc  đang tới mức căng thẳng cực kỳ.
“Ông uống nước ngọt hay bia? Ai đến thăm cũng bấy nhiêu món đấy!”, bà tỏ ra thân thiện.
“Tôi uống bia”
Bà quay qua bước tới gần chỗ cửa.
“Vậy nhé, tôi mang ra ngay”, bà nói.
Bà nhanh chân bước ra ngoài.
Tôi liếc nhìn đồng hồ, vừa hết sáu phút.
Bà trở lại trên tay bưng khay đựng một ly bia tràn đầy bọt. Bà vui vẻ đặt trên  bàn.
“Ông biết mặt con gái tôi à?”, bà hỏi giọng than vãn.
“Dạ không”.
Tôi trút hết mấy món đồ ra bàn, bà ngồi dựa đầu lên ghế để có thể nhìn rõ  hơn. Bà là một người mẹ nhân từ, tôi bày tỏ lòng khâm phục.
Bà đang cầm trên tay cuốn sổ học bạ và giữ chặt lấy. Bà liếc nhìn qua nét  chữ, tôi đang hồi hộp, bà lật qua chiếc phong bì đựng mấy tấm ảnh. Mới nhìn  qua bà không nhịn được cười, bà hỏi: “Con bé Robin này làm cái trò khỉ gì vậy  nè?” Bỗng bà lặng thinh, bà quăng tất cả xuống sàn nhà.
Bà thở hổn hển, tôi nghe rõ từng tiếng tim đập. Bà nuốt giận, vòng hai tay ra  sau ót. Trước mắt bà là một chuỗi những hình ảnh của đứa con gái, phơi trần bộ ngực điểm một nụ cười mời gọi. Một kiểu ảnh quằn quại khiến bà ngây người  ra, hình tượng một loài Bướm Trắng.
“Sao vậy nhỉ?” giọng bà dâng trào cảm xúc, một lúc sau tôi mới hiểu ra hết ý  nghĩa trong câu nói.
“Này bà” nghĩ mãi tôi mới nói ra.
Một lúc sau tôi lập lại: “Này bà”.
“Ông hỏi tôi?”
“Có phải là Robin?”
Bà không phủ nhận điều đó.
“Cảnh sát đã nghe bà kể lại những hoạt động ngày cuối tuần của cô bé chưa,  thưa bà?”
“Ông uống thêm nữa đi, ông, ông…?” Bà nhích cả bình sát về phía tôi. Nếu  bà ngoái nhìn lại, bà sẽ chúi đầu xuống đất ngay.
“Dạ được rồi!”, tôi nói.
Bà thủng thỉnh đứng dậy trở xuống bếp. Ly bia còn để trên bàn, chưa uống  được một hớp.
Mười lăm phút sau tôi chạy đi tìm bà. Dưới sành bếp lót thảm màu trắng, sàn  làm bằng gỗ phong. Bà ngồi bên bàn hai tay ôm đầu.