Chương 3


Chương 2

Quãng tám giờ, trời đã tối đậm nơi thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông; tôi đứng nơi đầu con ngõ lối vào chợ Phú Nhuận, trên đoạn đầu đường Cách Mạng 1 - 11 gần cầu Công Lý nồng nặc mùi thành phố hoa lệ này đón một chiếc xe ôm (xe Honda nhận chở người trong thành phố) về khu Ông Tạ để ngủ nhờ nơi nhà một người bạn dạy cùng trường. Giàn đèn hai bên đường, nơi các cửa hiệu dọc theo đã được bật lên soi sáng cho khách bộ hành và các loại xe qua lại. Tôi đưa tay vẫy theo thói quen khi nhìn thấy đèn của một chiếc Honda, chẳng cần biết có phải xe ôm hay không. Cũng là một sự không ngờ, chiếc xe dừng lại và chủ xe nhận chở thuê. Sau khi định đoạt giá cả, tôi leo lên phía sau và bắt đầu gợi chuyện cùng bác tài cho qua thời giờ chờ xuống vùng Bắc Hải, khu gần Ông Tạ, nơi nhà một người bạn.
Đường từ chợ Phú Nhuận, dọc theo đại lộ Cách Mạng một đoạn ngắn rồi rẽ sang một đường nhỏ nào đó để vượt qua Thoại Ngọc Hầu tới Phạm Hồng Thái và đi ngược về phía Ngã Sáu là lối ngắn nhất; bác tài xe ôm không đi vì nguy hiểm bởi phải qua hãng xe Lambro, khu hay có cướp giựt xe Honda và thường thì những kẻ xấu số bị đánh thập tử nhất sinh. Ông chở tôi dọc theo đường Cách Mạng tới Lăng Cha Cả và ngược Phạm Hồng Thái đi lên. Đại lộ Cách Mạng vào buổi tối thưa xe, đường rộng và phẳng nên cũng đem lại cho tôi chút thoải mái khi nghĩ tới sự khó khăn bởi chen lấn lúc nộp đơn đại học trong ngày.
-Bác làm nghề này có khá không? Không biết tên ông là gì, mà tôi cũng chẳng cần biết tên; tôi chỉ muốn nói chuyện cho qua thì giờ nên dùng tiếng bác.
-Tôi đâu có làm nghề xe ôm. Dạo này thất nghiệp, mỗi tháng tôi chỉ chạy vài cuốc đủ tiền mua bánh thuốc lào sáu trăm. Vì tiện có cái xe nên tôi chạy, hơn nữa, bánh thuốc lào lại gần hết, tôi vừa mang xe ra chạy một cuốc từ chợ Phú Nhuận đến đầu đường Công Lý, đang định về nhà thì gặp anh chứ chạy xe ôm có phải là nghề của tôi đâu nên nào biết... Chả nói giấu gì, bà xã tôi đi làm cũng đủ ăn, nên tôi không cần phải chạy xẹ.. Ngày hôm nay đưa con cháu đi nộp đơn đại học Luật Khoa chen lấn mệt quá, mai lại phải tới nữa để nộp đơn ở Văn Khoa cho nó. Tôi đang định kiếm việc cho nó đi làm vì học hành với con gái cũng chẳng ăn thua gì. Bác tài có vẻ đang cần người nói chuyện nên gặp tôi, xổ một hơi cho đã thèm.
-Gia đình bác được mấy anh mấy chị mà đã phải lo kiếm việc cho cô ta trong khi còn đang đi học?
-Tôi được có mỗi đứa con gái, vừa đậu xong tú tài hai, đâu còn đứa nào khác.
Vừa nghe câu trả lời, tôi đã thấy nao nao trong dạ nhưng không biết cách nào để kiếm cớ làm quen con ông. Kéo dài thời giờ suy nghĩ, tôi chêm vào câu nói cầm chừng, vô thưởng, vô phạt:
-Nhà con một mà phải lo kiếm việc cho đi làm trong khi hai ông bà còn có thể xoay chạy được.
-Nhưng nộp đơn cực quá, hơn nữa, con gái học hành rồi cũng chẳng ra cái gì.
Ông đã nói thế thì còn lý do gì mà xớ rớ vuốt đuôi nên tôi đành đổi đề tài nối tiếp với những vấn đề liên quan đến trời mưa, trời nắng, cuộc sống hằng ngày thêm chút chính trị, và phê bình lang thang về văn hóa xã hội cùng với lối giáo dục hiện đại theo đường lối văn hóa của chính phủ trong sự so sánh giá trị liên hệ giữa thày trò nơi học đường. Ngay khi biết tôi đang dạy học, ông kêu tôi bằng thày giáo.
-Thày bà với giáo mác gì, bác đừng gọi thế, hãy coi tôi là khách đi xe và may mắn có dịp được nói chuyện với bác.
Nghĩ cũng cay cho cái miệng kém cỏi, suốt lộ trình mà tôi không cách nào gợi chuyện về cô con gái của bác tài. Hừm! Tôi nghĩ, dốt đành ráng chịu, nhưng vẫn cảm thấy tiếc nuối vì đã lỡ cơ hội.
Tới đầu đường Bắc Hải bên cạnh nghĩa trang, tôi rời xe vì muốn đi bộ một quãng trước khi tới nhà người bạn cho đỡ chồn chân. Bác tài lên tiếng mời tôi nếu có giờ rảnh ghé qua nhà ông nói chuyện... Ông cho địa chỉ và nói cách hỏi thăm vì nhà hơi khó kiếm. Lòng mừng khấp khởi bởi cảm thấy may mắn có cơ hội làm quen với con ông, tôi vội nhận lời và hứa sẽ tới khi nào nộp đơn đại học xong. Chắc chắn tôi sẽ tới, phải tới; lúc ấy giả sử bác tài chỉ có ý "chào giơi" để rồi nhận ra lòng tà "tham bô" của tôi mà kiếm lời thoái thác thì có lẽ tôi đã phải mồm năm miệng mười viện đủ mọi lý lẽ dễ thương dồn ông vào thế bí biến sự vô tình thành lời mời ngay thật.
Ngày hôm sau tôi phải tới khu y khoa khám sức khỏe và thử máu bổ túc hồ sơ; gần trưa thì đã hoàn tất những công việc gồm có: xin phiếu, nhận số thứ tự, gặp bác sĩ khám tổng quát, chụp hình phổi, lấy máu, lập hồ sơ và làm thẻ sinh viên. Ngay sau đó, tôi mượn xe một người bạn ghé qua địa chỉ bác tài xe ôm tối qua. Sỡ dĩ tôi sốt sắng làm chuyện này chỉ vì ông có cô con gái mới xong trung học, lại con một. Cứ nghĩ đến ông ta có con gái là tôi hăng say dù phải tốn tiền đổ đầy bình xăng của chiếc Honda trước khi trả lại cho chủ. Tôi chẳng hiểu tại sao mình có cái tật hào hoa tính này vì thực ra tôi rất keo kiệt. Tiền bạc đâu ra mà chẳng keo... Có lẽ bởi nghĩ rằng người có xe tin tưởng mà cho mình mượn, họ quí mình như thế nên, dù sao chăng nữa, không thể tiếc với họ bình xăng mặc dầu nhiều khi tôi chỉ dùng chút xíu. Đây cũng là mánh lới lấy cảm tình để lần sau họ dễ dàng cho mượn xe khi tôi hỏi. Cho dẫu tiếc xót thế nào, tôi vẫn nghĩ rằng những người dám cho mượn xe đã rất tốt đối với mình. Tốt vì dám cho tôi mượn xe, và tốt vì tôi chẳng dại gì phí tiền đổ xăng mà không đem lại ích lợi chi khi phải nhịn đàng này, xén đàng kia cho giá trị bình xăng tương đương với cả ngày dạy học. Nhưng lần này, cái keo kiệt của tôi trở thành sự hài lòng rộng rãi, vui vẻ chấp nhận bỏ tiền đổ xăng để được làm quen với gia đình có cô con gái độc nhất, dù chẳng bi nào, điệu bộ phải ra sao. Đã thế, nhiều lần tôi vẫn còn bị quê chết người. Lắm nàng nghịch ngợm cố ý làm tôi chết sửng. Tôi nghĩ, mình phải chiến thắng, chiến thắng bất cứ giá nào hoặc trường hợp nào. Nhưng đó chỉ là câu chuyện, hình thức bên ngoài để giải quyết sự thiếu thốn nơi tâm tư do ảnh hưởng thực trạng không có con gái trong nhà.
Năm đệ nhị (lớp mười một), tôi trọ học tại nhà người chú ở Sàigòn cùng với một nàng họ xa đàng thím tôi. Tôi thích nàng, nhưng lại cũng chỉ thích đơn phương không dám tỏ nỗi lòng vì còn phải học. Bố mẹ gửi tôi đi học chứ không phải để o gái, thế mà tôi đã tiêu xài quá nhiều thời giờ vì con gái, vì nàng. Và tôi sinh tật thích làm thơ, thơ thơ thẩn, có khi đêm học muộn, giả đò chép lên bảng với hy vọng rằng nàng chưa ngủ ghé mắt nhìn chăng. Rõ khổ, ở chung một nhà, thích nàng nhưng lại ít có dịp nói chuyện nên ấm ức vì còn chú thím tôi. Lỡ có chuyện gì, tin đồn về đến tai bố mẹ, tôi sẽ bị mang tiếng trát tro, bôi trấu, bêu xấu cha mẹ. May mắn, gánh nặng được trút khỏi khi kinh tế gia đình kiệt quệ; tôi phải ngừng năm học về nhà đi làm rẫy.
Năm kế tiếp tôi đã có thể tiếp tục tới trường bởi nền kinh tế gia đình tương đối khá hơn, vả lại trường trung học gần nhà có mở chương trình đệ nhị cấp. Có cách nào để làm nữ sinh chú ý hơn ngoài sự học giỏi? Tôi con nhà nghèo, không đua đòi được nên đành phải học giỏi, dẫu không giỏi được thì cũng phải cố gắng cày cho giỏi. Khổ nỗi, nhất quỉ, nhì ma, thứ ba học trò..., mang tiếng đi học nhưng chỉ thích những chuyện cúp cua, đàn đúm, nhất là ở lứa tuổi nhầng nhầng nên thích được con gái chú ý. Tuy nhiên, học có giỏi mới được sự để ý của con gái; học giỏi mà phá phách, các thầy và ban điều hành nhà trường vẫn cưng; học giỏi có quyền lên mặt với những đứa nào dám đụng đến mình; học giỏi để bù đắp lại những thua sút tụi con nhà giầu, may ra dùng cái tiếng đánh át được phần nào cái miếng và mong gỡ gạc sự chú ý của con gái. Hơn nữa, học giỏi bố mẹ được hãnh diện, làng xóm cũng khen, muốn xin gì cũng dễ và nhất là tỏ ra bõ công các thày giáo dạy tôi ngày xưa ở bậc tiểu học. Chính những lý do ấy đã là động lực thúc đẩy tên học trò không mấy thông minh nhưng thích con gái ra công ra sức vật lộn với bài vở.
Trong thời gian này, tôi thích một nàng bán nước đá, tôi nghĩ, nàng cũng ưng tôi... Chúng tôi thường gặp nhau nơi xe nước đá của nàng. Nhưng đau đớn thay, gần cuối niên học, sắp tới ngày thi, nàng bỏ tôi, bắt cặp với một người cùng làng học trên tôi một lớp, có tú tài một trong khi tôi vẫn còn là một anh học trò trơn vì những mấy tháng nữa mới tới kỳ thị Tôi ôm hận, cố gắng tỏ ra như không có chuyện gì xảy đến. Mấy người bạn cùng lớp biết rõ nhưng vì thái độ tảng lờ của tôi, không ai nghĩ rằng tôi đang nức nở với trái tim rướm máu về cô hàng nước. Bởi ý thức được tính chất gái ham tài, cho dù tài được hiểu theo nghĩa nào chăng nữa, nên tôi không dám trách móc nàng hoặc muốn cạnh tranh với anh chàng kia bởi vì tôi biết sẽ bị thuạ Tuy nhiên, từ khi biết nàng bỏ theo người khác, tôi không học được, ngồi ở bàn học nhưng tâm trí mãi đâu đâu. Trong lớp, ngồi chình ình ra đấy nhưng chỉ là một chiếc xác không hồn vì tôi nhớ nàng, nhớ những giây phút êm đềm kề cận cô hàng nước đá với niềm đau triền miên gặm nhấm. Con tim khốn khổ hành hạ tôi đủ thứ; nó lôi kéo ngũ quan, gợi sự liên tưởng của trí óc khiến cho bất cứ sự vật, hình ảnh thực tại nào cũng trở thành nguyên nhân gợi về nét thân thương luyến ái với người tình cũ đang chạy theo miếng mồi mới ngon hơn, hấp dẫn hơn. Chả gì thì anh chàng bồ mới của nàng cũng sắp sửa là sinh viên trường Luật, lại rủng rỉnh có tiền vì mới kiếm được chân dạy học tại một trường trung học đệ nhất cấp trong khi tôi "trống lổn" lẽo đẽo với bài vở cho kỳ thi tú tài I sắp tới. Chưa thi, nào ai đã biết chắc đậu hay đạp vỏ chuối... Một đàng là "giáo sư" dù cho có bị dùng sai danh từ, ít nhất có những một năm hoãn dịch vì lý do học vấn và lỡ ra sang năm không thể được hoãn dịch, cũng nắm chắc trong tay cặp bông mai vàng chóe, lương cao, sẵn có kinh nghiệm dạy học nên dễ xin biệt phái sang ngành nhà giáo. Còn tôi, lỡ rớt kỳ thi, chưa kịp coi điểm thì đã phải vội xếp hành trang nhập quân trường để rồi mang lon bằng miếng vải khiêm nhượng tối mò.
Ngày ngày đạp xe trên đoạn đường ba cây số tới trường dưới ánh nắng đổ lửa, cổ họng khát khô thèm miếng nước lạnh, gợi lòng tôi nhung nhớ người tình. Con đường nhựa vô tri muôn đời không thay đổi lại cũng nhắc nhở lòng tôi nhớ đến cô hàng nước. Những tà áo nữ sinh thướt tha nơi trường lớp càng thúc đẩy cảm quan tôi hướng về ngày cũ cận kề bên em, giờ đây ngăn cách cũng chỉ vì những mảnh giấy, mảnh giấy in văn bằng và mảnh giấy in thành tiền bảo đảm tương lai. Gái ham tài là thế, tôi tự nhủ. Nghĩ thì nghĩ vậy nhưng tôi đã phải chiến đấu hết sức với bản thân để cố quên, dùng tương lai, cái tương lai mịt mù đe dọa của sự thi trượt phải đi lính làm trung sĩ, đeo cái lon chữ vê úp ngược, xỏ xiên chụp lên vận mạng, giới hạn nét kiêu hùng đời trai. Tuy nhiên, niềm đau cứ thường xuyên ray rứt tâm hồn, nhắc nhở từng tiếng nói, từng âm vang giọng cười, từng cử điệu thân ái nàng đã dành cho tôi nay đang trao về người khác. Ôi đàn bà, ôi con gái!
Ngoài tính chất mê gái, tôi còn mê sách đồng thời quan niệm rằng cuốn sách, câu truyện, tự chúng không xấu, không tốt; xấu hay tốt tùy người đọc có chủ đích tìm kiếm gì trong nó. Bất cứ vấn đề gì nghe tới, tôi thường đặt câu hỏi tại sao và phải làm thế nào. Khỉ một điều, trong đầu tôi lúc nào cũng có sẵn một vài vấn đề, một số câu hỏi còn đang trong vòng thắc mắc muốn tìm hiểu. Tôi đọc sách trước hết vì thích thú, sau nữa, nhiều vấn đề thắc mắc được trả lời một cách không ngờ trong những cuốn truyện đôi khi cái tên chẳng liên quan gì đến câu trả lời tôi gặt hái được. Chẳng hạn những lý do gì đã làm người đàn ông sợ vợ; bà vợ cũng có thể là một yếu tố để người chồng nghiện thuốc phiện; hoặc vấn đề sinh lý của con người đã được giải quyết như thế nào, cách nào và từ bao giờ. Sách là một kho tàng đem lại niềm vui thích vô biên giới, nhưng nó cũng tạo cho tôi nhihuyện gì hay đã quen trước hoặc cũng có hẹn, mối của họ được đặt sẵn trước tôi? Dầu thế, tôi cố tỏ ra vui vẻ hỏi họ tại sao cũng tới đây.
-Tụi tao đang lang thang dạo phố bởi chẳng biết đi đâu, chợt thấy mày cắm đầu cắm cổ chạy vượt qua. Tụi tao hò la phía sau nhưng mày không quay lại nên cố gắng chạy theo. Khổ nỗi, xe tụi tao chở đôi, mày chạy lại quá lẹ nên khi thấy mày quẹo vô ngõ từ đàng xa, đành nhào đại vô may ra gặp kiếm chỗ giết thời giờ vì chẳng có gì tiêu khiển. Chạy vòng vòng gần hết những ngõ ngách thì gặp chiếc Honda đậu ở đây; tụi tao nhào đại vô.
Câu trả lời làm tôi bật ngửa bởi không ngờ sự vô ý đã đem đến hậu quả tại hại; lỡ ra mèo cậy chó xơi thì uổng biết bao công phu, hao tổn đã hai bình xăng mà vẫn chưa bắt đầu dẫu chỉ là câu chuyện trời mưa trời nắng. Bốn tên bạn dạy học, đứa nào cũng ngon con, cao cơ hơn tôi. Thằng thì kè kè cặp kiếng ra dáng chăm chuyên học hành, vì đọc sách nhiều nên cận, lại cao ráo, rõ bộ con dân mô phạm; đâu ai biết nó cố tình đeo hai mảnh đít chai cho có vẻ đầy mình trí thức. Đứa thì trắng trẻo đẹp trai, quần áo bảnh bao, cái đầu chải tém và miệng ăn nói lại có duyên; nó con nhà giầu, quen lớn nên phong cách tự nhiên, hào phóng, coi tiền của như giấy lộn; tôi ngại nhất tên này. Hai thằng khác, đứa nào đứa nấy cũng nghiêm chỉnh đạo mạo gấp mấy tôi. Thế nên, mặc dầu tụi nó vô tình kiếm chỗ tìm vui nhưng đã trở thành mối đe dọa nặng nề cho cái dã tâm của mình. Dẫu thế, tôi vẫn cố bám víu vào niềm hy vọng mỏng manh vì quen với bác tài trước cộng thêm sự tự nhủ âu cũng là cơ hội thử thời vận bởi cớ sự đã xảy ra thế này thì dù có ước muốn thế nào cũng đành chờ vận số.
Chẳng hiểu vì thói quen quá tự nhiên một cách chân thành hay vì nàng con gái, mà chúng tôi, năm người, sau khi các bạn tôi chào hỏi chủ nhà và phân ngôi vị quanh chiếc bàn nhỏ, tới tấp hỏi han ông một cách thân mật về vấn đề nộp đơn tại Đại Học Văn Khoa của con gái ông. Một người bạn nói rằng quen với anh chàng đại diện Văn Khoa (không biết thật hay nổ) nhận sẽ làm hướng đạo viên hy vọng lợi dụng sự quen biết để "giúp đỡ" cô nàng nộp đơn cùng làm thủ tục ghi danh đại học ngày hôm sau. Nhân tiện trong túi có được một số thứ tự thặng dư của phiếu lãnh thẻ làm lý lịch sinh viên giữ phòng hờ, theo thói quen vẫn thường cẩn thận cầu may có dịp..., tôi đem tặng nàng làm món quà tiên khởi cho sự quen biết, nhưng cũng xót dạ vì ngày mai tôi phải đi làm phiếu lý lịch sinh viên, chặng chót của hành trình nộp đơn đại học trong khi bạn tôi có cơ hội dung dăng dung dẻ dễ gây cảm tình... Lỡ rồi, nhưng tôi vẫn tiếc!
Người ta quan niệm "Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ," chẳng biết thật sự có phải thế không mà hình như Trời cũng cố tình nhúng bàn tay vào bằng cách xếp đặt cho tôi trở thành kẻ hữu duyên trong vấn đề dẫn cô nàng nộp đơn Văn Khoa qua các hành trình lẩm cẩm nhưng khó khăn gồm có nộp đơn, chờ gọi tên lấy phiếu ghi danh, đóng lệ phí, làm thẻ sinh viên, và làm phiếu lý lịch như cố dành cho tôi cơ hội hưởng đau thương lần nữa.
Vừa làm phiếu lý lịch sinh viên xong, tôi lang thang tiến về câu lạc bộ để kiếm chút gì uống bù lại số mồ hôi đã đổ ra vì chen lấn và cũng để thỏa mãn cái cổ họng khát khô. Khi vừa ngang qua dãy nhà chính, hai lầu của Đại Học Văn Khoa, tiếng gọi làm tôi giật mình kèm thêm cảm giác thật ngỡ ngàng.
-Anh M. Ơi!
Tôi quay lại xem ai thì ra bác tài xe ôm.
-Anh gì đâu mà tôi đợi từ bẩy giờ rưỡi sáng tới giờ nơi chờ hẹn chẳng thấy?
-Thế bác cứ đợi và không làm gì à?
- Đã hẹn nên tôi phải đợi chứ bỏ đi sao được.
Lúc ấy vào khoảng hơn mười giờ, gần ba tiếng đứng đợi, cũng siêu thật, tôi nghĩ.
-Cô gì đâu? Suốt cả buổi tối nói chuyện mà tôi vẫn chưa biết tên...
-Nó đang nộp đơn trong kia. Ông chỉ tay về phía dãy nhà nơi đó các sinh viên đang xếp hàng đôi để đóng tiền đại học đoạn cùng với tôi tiến về cửa sổ nộp đơn phía cuối hành lang bên trong.
-Lan ơi! Ông gọi lớn tiếng.
Không ai trả lời. Tôi nói "Bác đừng gọi to tiếng, quê chết," nhưng ông không để ý, cứ dáo dác đưa mắt kiếm con gái và gọi thêm lần nữa. Vẫn không ai trả lời nên chúng tôi vòng lại phía cửa nơi hành lang đóng lệ phí. Trước khi bước qua cửa, ông vớt vát gọi lớn tên con. Một cô gái đang xếp hàng gần tới phiên đóng tiền, vội bỏ hàng đi ra gặp ông miệng thưa tiếng dạ. Nhân dịp này tôi có cơ hội nhìn kỹ vóc dáng cô nàng để bù vào sự cố tình giả đò tảng lờ như không chú ý của mình tối hôm trước và cũng để thỏa mãn cái khao khát bùng cháy trong tôi suốt buổi chiều qua cộng với cả một đêm mơ màng tưởng nhớ lẫn tiếc xót vì không có cơ hội dẫn nàng lang thang nộp đơn. Nàng có đôi mắt mơ mộng, hai hàng mi cong cong chạy dài khiến kẻ nhìn có cảm tưởng nàng còn ngây thơ, mông lung; chết tôi rồi, lòng thầm nghĩ! Nàng nhìn tôi coi chừng như xem kỹ lại để đánh giá anh chàng khách lỳ lợm tối qua cho rõ mặt mày như thế nào. Đôi mắt tôi dán vào gương mặt nàng quên cả để ý đến ông bố đứng bên cạnh. Cặp mắt giai nhân chớp chớp trong khi đầu hơi cúi xuống... lòng tôi rộn ràng...
Tiếc rẻ công lao đứng đợi nộp tiền đến khi gần tới phiên lại mất phần bởi bước ra đâu ai cho trở lại hàng nơi chen lấn từng phân đất dần tới cửa sổ nộp tiền, mà đứng xếp hàng lại từ đàng cuối thì biết khi nao mới có thể làm xong thủ tục, hơn nữa, chốn dành nhau từng chút thời giờ lại kèm thêm sự khó khăn, đòi hỏi và hoạch họe từng chi tiết của các cô nàng sinh viên cũ, nhân viên trong ban đại diện cái đại học đầy dẫy những nữ sinh viên thơ mộng này, không đẹp trai, chẳng chai mặt lỳ lợm, bon chen, chỉ tổn công đứng đợi, tôi vội lên tiếng:
-Sao lại chạy ra khỏi hàng, đứng đó thưa cũng được, chứ giờ lại phải xếp hàng chót thì hết ngày cũng chưa đóng được tiền!
-Tại bố em gọi, em đâu biết!
Ôi giọng nói, dường như nó kéo tôi lại gần nàng hơn để rồi tính chất hào hùng rởm bùng dậy mãnh liều mơ mộng. Cũng nhờ sách, tôi tìm hiểu cơ cấu viết văn. Tôi tự hỏi tại sao các tác giả có thể viết dài, văn hay để rồi tìm ra cách kết cấu, dàn xếp tư tưởng và trình bày câu truyện của tác giả. Tôi thích đọc truyện nhưng văn phải hay vì văn chương bổ túc cho câu chuyện mặc dầu tư tưởng là phần chính yếu. Những tiểu thuyết mà văn không hay, tôi không muốn đọc trừ khi không có cuốn nào khác.
Từ đó, tôi suy nghĩ nhiều về cuộc sống trong tương lai. Tôi muốn biết những vấn đề chẳng hạn làm thế nào để trở thành một người chồng tốt khi lập gia đình; đặc tính cũng như cá tính của tôi ra sao; làm sao cho vợ coi mình như mục tiêu chính của nàng; những nguyên nhân thúc đẩy người đàn bà ngoại tình; thế nào là một người đàn bà vượng phu ích tử theo tướng học. Nhưng vấn đề ảnh hưởng tôi nhiều nhất là giá trị cuộc sống, và đâu là giá trị cuộc sống của tôi?
Một lần đứng nói chuyện với mấy người quen nơi một đám cưới, ngay phía trước tôi, một ông cỡ chừng bốn mươi lăm đến năm chục tuổi đang nói chuyện với vài người khác. Ông thấp hơn tôi; tôi đã lùn mà ông lại lùn và thân hình nhỏ hơn. Tôi chỉ nhận ra ông già hơn vì mái tóc hoa râm, vì nước da cháy nắng bởi làm việc cực nhọc ngoài trời. Tôi nghĩ, với một thân xác nhỏ bé như thế, tuổi đời chồng chất theo năm tháng làm ăn cực nhọc để nuôi dưỡng bầy con sáu đứa, cuộc sống còn gì khi xuôi tay nhắm mắt. Phải chăng con người được sinh ra, lớn lên, lập gia đình, rồi có một đàn con, vất vả cực khổ nuôi nấng chúng, rồi tiếp theo, đàn con cũng thế, cũng lấy vợ, lấy chồng... rồi chết đi... và rồi còn gì? Giá trị của cuộc sống ở đâu và nếu cũng một nhịp điệu như thế với cuộc đời tôi, phỏng tôi có dễ dàng chấp nhận không?
Nếu đem so sánh cuộc đời một con người trong phạm vi sinh tồn, bảo toàn giống nòi với một con thú, con thú sung sướng hơn con người. Chúng không phải lo lắng cho ngày mai như con người, và nếu chỉ xét riêng về sự sống thì con người cũng chỉ được sinh ra, kiếm của ăn cho qua ngày, già rồi chết như con thú. Phải còn gì nữa, giá trị của cuộc sống con người khác và hơn con thú ở những điểm nào? Chẳng lẽ cuộc đời một con người chỉ là lo sao cho có miếng ăn để sống, nghĩa là đi làm, ăn, ngủ, rồi lại đi làm, ăn ngủ tiếp tục một cách buồn tẻ và chờ ngày chết?
Phải còn một cái gì nữa, cái gì mà tôi không biết đặt tên cho nó ra sao. Tôi chỉ nghĩ và tin rằng giá trị cuộc sống của con người chắc chắn phải hơn con thú, nhưng sao thấy nó bình thường quá, buồn tẻ quá. Tôi khinh thường cuộc đời lặp đi lặp lại như lời hát nào đó: "một ngày như mọi ngày" không chi thay đổi. Tôi muốn mình phải là cái gì, một cái gì trong mơ hồ, trong mộng ước mà chưa biết là gì. Tôi không định nghĩa hoặc xác định được vì tôi chưa biết nó, chỉ biết rằng tôi không muốn có cuộc sống bình thường như những người chung quanh.
Giá trị của cuộc sống lứa đôi cũng nhiều khi làm tôi khinh tởm trong trường hợp chén bát đụng nhau. Hai vợ chồng, mới hồi chiều thượng cẳng chân, hạ cẳng tay để tận lực đấm đá nhau, dùng những lời nói thô bỉ hạ nhục nhau tới mức độ đê hèn nhất, buổi tối lại đã cùng nhau chăn gối; hai con thú, tôi nghĩ thế, để rồi tự hỏi tôi có thể chấp nhận được như vậy không? Tôi nghĩ về nhiều giả thuyết, rằng thế nọ, rằng thế kia cho những cặp trai gái trước khi cưới nhau nên xác định rõ ràng danh phận, điều kiện, và giới hạn cho cuộc sống chung. Nhưng thực tế trả lời cho thấy vấn đề sống chung của vợ chồng không phải đơn giản và máy móc như thế đến nỗi tôi không thể chấp nhận được những giả thuyết của tôi. Câu kết luận chỉ còn là thương nhau lắm nên cắn nhau đau?
Nhưng tôi vẫn thích con gái, con gái vẫn là mãnh lực thu hút tôi nhào tới; nhào tới như con thiêu thân cho chết điếng cõi lòng, tan bao mơ mộng, và đôi khi cuộc đời tôi gần như bị sụp đổ hoàn toàn bởi nét yêu kiều, dễ thương, hấp dẫn, khuyến khích và có tính chất mời mọc của thứ người giống cái. Các cụ thường bảo, lửa thử vàng, vàng thử đàn bà, đàn bà thử đàn ông. Nhờ câu này, tôi biết rõ mình thế nào; con tim tôi mềm như chì. Con gái được sinh ra hình như để chia nhau phá nát con tim tôi từng giai đoạn, hết đứa nọ rồi đến đứa kia. Tôi yêu lung tung, khi thì đơn phương một chiều, chưa kịp ngỏ lời đã thấy nàng cặp kè thân mật với chàng trai khác; lúc mới được dăm ba lần hẹn hò xây viễn ảnh, nàng đã cho tôi leo cây, đá cái vù không chút xót thương. Cứ mỗi lần như thế, con tim tôi lại quặn thắt, rên rỉ với nỗi lòng tan nát.
Một điều tôi nhận rõ nơi lòng mình là dù yêu thì yêu, thương thì thương, không bao giờ tôi có ý nghĩ để quyết định lập gia đình với bất cứ một nàng nào dẫu lắm nàng tôi yêu điên đảo. Ngày nào không gặp thì nhớ, mới một ngày không nhìn thấy mặt, trắng đêm tôi không thể ngủ, rồi cắm cúi viết thư, hết trang nọ đến trang kia. Đôi khi tôi viết nhưng không gửi, không gửi để hưởng cái thú nhớ nhung và ray rứt vì xa cách. Tôi đắm chìm trong bể tương tư, nhung nhớ ngày này qua ngày khác, và phục Xuân Diệu qua câu thơ "Yêu là chết trong lòng đi một ít." Từ đó tự hỏi, tôi yêu để mà yêu hay để thỏa mãn đặc tính muốn yêu và muốn được yêu bình thường của con người, hay chỉ vì muốn chiều theo bản chất mơ mộng trong mình? Tại sao tôi e ngại khi nói đến lập gia đình, sống chung thân với một nàng con gái sẽ trở thành người vợ? Nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng chỉ mường tưởng rằng có câu trả lời chứ thực tình tôi không dám đối diện với những câu trả lời bởi câu trả lời nào cũng nói lên cái xấu của tôi. Nói lên cái xấu của mình, tôi chạy trốn dù chỉ trong tư tưởng.
Nhưng cũng bởi vì yêu miên man, tôi tập làm thơ, học văn để viết thư cho mùi, cho mặn nồng tình ái, cho thỏa mãn sự giải bày khát vọng muốn yêu. Đọc được câu văn nào hay, ghi vô tập vở, biết được tiếng nào bóng bẩy, tôi chép để tập dần. Vài ngày tôi đọc lại những nốt ghi một lần rồi dùng nó trong những bài thơ, những lá thư tràng giang... Xin cảm ơn những nàng con gái đã giúp tôi thêm vốn liếng văn chương, đã khiến tôi làm những bài thơ Đường đúng vần luật, và làm cho tôi đôi khi trở thành cái máy làm thợ Nhưng làm thơ không gửi, thích làm thơ nhưng cũng biết tững khi có dịp trở lại, không ngày nào tôi không có mặt nơi nhà nàng, và thường thì với cả vài người bạn của tôi nữa. Chuyện gì mà gặp gỡ lắm thế? Thì có chuyện gì nữa, chỉ những chuyện trời mây trăng nước, những chuyện vu vơ qua những vấn đề hiện đại. Tôi mê gái nhưng mang trong mình cả mớ tự ái rởm, lại e ngại người khác biết mình mê gái. Thế nên, những dịp đến nhà nàng, mặc dầu muốn nói chuyện với cô ả nhưng cứ giả vờ tỏ ra vô tình thích nói chuyện với bố hoặc mẹ nàng nhiều hơn, chỉ thi thoảng nói với nàng vài câu như trong trường hợp nhờ nàng lấy bài văn khoa; thế nên, thường thì bạn bè tôi chụm lại nói chuyện với nàng.
Xét như thế, tôi nhận ra mình có những cá tính rất khỉ hoặc quan niệm ngang như cua nhưng cố chấp và bo bo giữ lấy. Nó không giống cá tính bất cứ ai nhưng nó là của tôi mặc dầu chỉ là quan niệm. Bất cứ khi nào đi chung với bạn bè gặp thanh thiếu nữ nói chuyện, cho dù tôi muốn lắm, nhưng lại rất ít nói với các nàng mà dành phần cho các bạn nói, hoặc đang nói chuyện với nàng nào, nếu có một thanh niên chen vào là tự động tôi rút dù, kiếm cớ bỏ đi chỗ khác bởi cảm thấy hai người thanh niên đua nhau nói với một thiếu nữ có vẻ tranh giành làm sao ấy để rồi tôi chấp nhận chịu thua. Thua để không bị mặc cảm tranh giành, thua còn hơn bị tự xỉ nhục vì tranh nhau một thiếu nữ giúp cơ hội cho nàng lên nước. Thà rằng người khác làm nhục thì tôi còn chịu được mặc dầu cố gắng ăn miếng trả miếng, nhưng chính tôi cảm thấy điều gì là một sự nhục nhã, dứt khoát không chịu làm. Tôi không muốn bị nhục với chính mình. Không hiểu tại sao tôi có cái tự ái rởm này mà lại cứ khư khư giữ lấy đến nỗi đã biết bao lần bỏ lỡ cơ hội?