Dịch giả : Thích Nữ Trí Hải
19- Giúp đỡ sau khi chết

Trong thế giới tân tiến, rất thường khi một người nào chết, thì một trong những nỗi lo sầu nhất cho người ở lại là nghĩ rằng họ không thể làm gì để giúp đỡ những người thân yêu đã mất. Ðó là một niềm tin chỉ làm cho sự sầu khổ của họ càng thêm trầm trọng. Nhưng sự thực không phải thế. Có nhiều, rất nhiều cách chúng ta có thể giúp người đã chết, và tự giúp cả chúng ta để sống vắng bóng họ. Một trong những đặc điểm của đạo Phật, một trong những đường lối chứng tỏ phương tiện thiện xảo và tâm từ bi của chư Phật là có rất nhiều pháp tu đặc biệt để giúp người chết, và còn an ủy được tang quyến đau buồn. Tử Thư có lối nhìn bao quát cả sống và chết, cho ta thấy rằng có nhiều cách giúp đỡ người khác trong mọi tình huống có thể nghĩ tới, bởi vì không có một ranh giới nào giữa cái gọi là "sinh" và cái gọi là "tử". Năng lực sáng chói và sự ấm áp của tâm từ bi có thể vươn tới để giúp đỡ tất cả mọi tình huống, mọi cảnh giới.
Khi nào ta có thể giúp
Trung Ấm tái sinh, như đã nói, dường như là một thời gian hết sức rầy rà đáng ngại. Nhưng trong đó có niềm hy vọng lớn lao. Những tính chất của thân ý sanh suốt trong giai đoạn Trung Ấm làm cho nó dễ bị thương tổn - sự sáng suốt của nó, di động, nhạy cảm, và thần thông - song cũng làm cho nó đặc biệt dễ cảm thụ đối với sự giúp đỡ của người sống. Sự kiện nó không có hình dạng vật lý làm cho nó rất dễ hướng dẫn. Tử Thư Tây Tạng ví thân ý sanh này như một con ngựa, dễ dàng được điều khiển với sợi dây cương hoặc với một thân cây khổng lồ, khi ở trên đất thì có thể là khó di chuyển, nhưng khi đã nổi bềnh bồng trên mặt nước thì bạn có thể đưa nó đi bất cứ đâu tùy ý, không cần nỗ lực.
Thời gian tốt nhất để tu tập cho người chết là 49 ngày Trung Ấm tái sanh, mà 3 tuần đầu là quan trọng nhất. Chính trong 3 tuần ấy, người chết có một liên hệ mạnh mẽ với cuộc đời này, làm cho họ dễ dàng nhận sự giúp đỡ của ta. Bởi thế, chính trong thời gian này sự tu tập của ta có thể ảnh hưởng đến tương lai của người chết nhiều hơn cả, hoặc giúp họ giải thoát, hoặc giúp họ có tái sanh tốt đẹp. Vậy ta nên dùng mọi phương tiện ta có thể để giúp họ, vì sau khi hình dạng vật lý của họ bắt đầu quyết định, - thường là khoảng từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 49 - thì cơ hội chuyển nghiệp cho họ càng bị hạn chế.
Tuy nhiên sự giúp đỡ người chết không chỉ giới hạn trong 49 ngày sau khi chết. Không bao giờ quá muộn để giúp đỡ người nào đã chết, dù họ chết lâu bao nhiêu về trước. Người mà bạn muốn giúp có thể đã chết 100 năm về trước, nhưng nếu ta tu tập cho họ, vẫn còn được lợi lạc. Dudjom Rinpoche thường nói ngay cả khi người ấy đã đạt giác ngộ, họ vẫn còn cần tất cả sự giúp đỡ mà họ có thể dùng để giúp lại kẻ khác.
Ta có thể giúp đỡ như thế nào
Cách tốt nhất và dễ nhất để giúp đỡ một người chết là làm pháp Chuyển di tâm thức tinh yếu mà tôi đã trình bày trong chương 13, khi chúng ta nghe một người nào đã chết.
Ở Tây Tạng, chúng ta nói cũng như bản chất của lửa là đốt cháy, của nước là giải khát, bản chất của chư Phật là hiện thân ngay khi người nào triệu thỉnh, vì từ bi của các ngài là vô hạn, muốn giúp đỡ tất cả hữu tình. Ðừng bao giờ tưởng tượng rằng bạn cầu nguyện không hiệu quả bằng một "người thánh thiện" cầu nguyện cho họ. Bởi vì bạn gần với người chết hơn, nên mãnh lực của tình yêu và chiều sâu của mối liên hệ sẽ làm cho sự cầu nguyện của bạn có năng lực hơn.
Các bậc thầy đã bảo đảm với chúng ta: hãy kêu cầu với chư Phật, các ngài sẽ đáp ứng bạn.
Khandro Tsering Chodron, người vợ tâm linh của Jamyang Khientse, thường nói rằng, nếu bạn thực sự có tâm tốt và có ý định chân thành, thì khi bạn cầu cho người nào, sự cầu nguyện sẽ rất hiệu nghiệm. Bởi thế, hãy tin tưởng rằng nếu người nào bạn rất thương yêu đã chết, và nếu bạn cầu nguyện cho họ với tình yêu và lòng chân thành, thì sự cầu nguyện của bạn sẽ có hiệu lực đặc biệt.
Cách tốt nhất, hiệu quả nhất để làm pháp Chuyển di là trước khi thi thể bị chạm tới hay bị di chuyển bất cứ cách nào. Nếu điều này không thể thực hiện, hãy làm pháp Chuyển di tại chỗ mà người ấy đã chết, hay ít nhất tưởng tượng rõ rệt hình ảnh nơi ấy trong tâm bạn. Có một liên hệ mãnh liệt giữa người chết với nơi chốn và thời gian chết, nhất là trong trường hợp người chết bạo tử.
Trong cõi Trung Ấm tái sanh, như tôi đã nói, tâm thức người chết sống trở lại cái kinh nghiệm chết mỗi tuần một lần, vào đúng ngày hôm ấy. Bởi thế bạn nên làm pháp Chuyển di, hay bất cứ pháp môn tu nào bạn đã chọn, vào bất cứ ngày nào trong 49 ngày, nhưng đặc biệt là vào những ngày tuần của người chết.
Mỗi khi người bà con hay bạn bè đã chết hiện lên trong tâm trí bạn, mỗi khi bạn nghe tên người ấy được nhắc tới, thì hãy gởi đến họ niềm yêu thương của bạn, và tập trung làm phép Chuyển di. Làm pháp ấy bao lâu tùy ý, và càng nhiều lần càng tốt.
Một điều khác bạn có thể làm, mỗi khi bạn nghĩ tới người nào đã chết, là đọc ngay một câu chú như OM MANI PADME HUM, thần chú của đức Phật của lòng từ mẫn, tịnh hóa được tất cả ác nghiệp đưa đến tái sanh ; hoặc câu OM AMI DEWA HRIH, thần chú của đức A Di Ðà, vị Phật của ánh sáng vô lượng. Rồi bạn có thể tiếp theo bằng pháp Chuyển di.
Nhưng dù bạn có làm bất cứ pháp môn nào trên đây để giúp người chết hay không làm, đừng bao giờ quên rằng tâm trong cõi Trung Ấm rất bén nhạy, bạn chỉ cần hướng những thiện cảm đến họ cũng đủ lợi lạc cho họ rồi.
Khi bạn cầu nguyện cho người nào thân thiật nguyên thủy."
Nếu tôi không gặp được thầy tôi, tôi đã thành một con người khác hẳn. Với trí tuệ và đức bi mẫn, thầy là hiện thân của giáo lý thiêng liêng và khiến cho giáo lý ấy thực tiễn và đầy sức sống. Khi tôi nói với người khác về bầu không khí vây quanh thầy tôi, họ cũng cảm thấy như tôi. Vậy, thầy tôi đã gây trong tôi cảm hứng gì? Đó là một lòng tin không lay chuyển đối với nên giáo lý, và một niềm tin ở tâm quan trọng chính yếu và quyết liệt của bậc thầy. Bất cứ một hiểu biết gì mà tôi có được, đều nhờ thầy mà có. Đấy là một điều không bao giờ tôi có thể đền đáp, song tôi có thể trao lại cho những người khác.
Suốt thời niên thiếu của tôi ở Tây Tạng tôi đã thấy cái tình yêu thương mà thầy tôi thường tỏa ra trong hội chúng, nhất là khi hướng dẫn người hấp hối và người đã chết. Một vị Lama ở Tây Tạng không chỉ là một bậc thầy về tâm linh mà còn là một người minh triết, một người trị bệnh, cha xứ, bác sĩ, người chữa tâm bệnh, người giúp đỡ kẻ hấp hối. Về sau tôi phải học những kỹ thuật đặc biệt để hướng dẫn người sắp chết và người chết, từ những giáo lý liên hệ cuốn Tử thư Tây Tạng. Nhưng những bài học lớn nhất mà tôi học được về sự chết – và về sự sống, là nhờ ngắm nhìn thầy tôi khi thầy hướng dẫn người chết với một lòng bi mẫn vô biên, với trí tuệ và hiểu biết.
Tôi cầu nguyện rằng sách này sẽ truyền đạt đến mọi người một trí tuệ và từ bi của ngài, và qua nó, các bạn có thể cảm nhận phần nào tâm đầy trí tuệ của ngài và tìm thấy một mối giao cảm linh động với Ngài.
 

Truyện TẠNG THƯ SỐNG-CHẾT Lời giới thiệu của đức DALAI LAMA Lời Nói Đầu 1. TRONG TẤM GƯƠNG CỦA CÁI CHẾT 2. VÔ THƯỜNG 3. TƯ DUY VÀ THAY ĐỔI 4. BẢN CHẤT CỦA TÂM 5. ĐƯA TÂM VỀ NHÀ 6. TIẾN HÓA, NGHIỆP VÀ TÁI SINH 7. BARDO và NHỮNG THỰC TẠI KHÁC 8. ĐỜI NÀY: CÕI BARDO TỰ NHIÊN 9. CON ĐƯỜNG TÂM LINH 10. TỰ TÁNH SÂU XA CỦA TÂM 11- Lời khuyên tâm huyết về việc giúp đỡ người sắp chết 12- Lòng bi mẫn : viên ngọc như ý 13- Giúp đỡ tinh thần cho người sắp chết của nó là biểu hiện tự nhiên của thể tánh tứ đại trong tâm: hư không màu xanh, nước trắng, đất vàng, lửa đỏ và gió lục.
Những tướng sáng chói chang ấy trong Bardo pháp tánh an trú lâu mau hoàn toàn tùy  thuộc mức độ an trú của bạn trong pháp môn Togal. Chỉ khi bạn thực sự làm chủ pháp môn này, bạn mới có thể ổn định kinh nghiệm ấy và xử dụng nó để đạt giải thoát. Nếu không, Bardo pháp tánh chỉ lóe lên như một làn chớp, mau đến độ bạn không ngờ nó đã xẹt tới nữa. Tôi lại phải nhấn mạnh rằng, chỉ một hành giả Togal mới có thể có sự trực nhận vô cùng quan trọng này, đó là những biểu hiện ánh sáng chói lọi này không hiện hữu ngoài tự tánh của tâm.
2- Hội nhập - Chư thiên
Nếu bạn không thể nhận ra đấy là biểu hiện tự nhiên của tự tánh - Rigpa, thì những quang sắc giản đơn khi ấy khởi sự hòa vào nhau, cô đọng lại thành những điểm sáng hay những trái cầu bằng ánh sáng đủ cỡ, gọi là tiklé. Trong những trái cầu sáng này, "những mandala chư thần an lạc và phẫn nộ" xuất hiện, khi những trái cầu khổng lồ bằng ánh sáng tụ lại, dường như chiếm trọn cả không gian.
Ðây là giai đoạn thứ hai, gọi là "ánh sáng tan thành nhất thể", trong đó ánh sáng xuất hiện dưới hình dạng những đức Phật hay chư thiên đủ cỡ, đủ màu sắc hình dạng, cầm những đồ phụ tùng khác nhau. Ánh sáng họ chiếu ra thật chói chang làm lòa mắt, âm thanh thì ghê rợn như ngàn tiếng sấm sét nổi lên, còn những tia sáng thì như những tia laser đâm thủng mọi sự.
Ðấy là "42 thần an lạc và 58 thần phẫn nộ" mô tả trong Tử Thư Tây Tạng. Những vị này xuất hiện trong giai đoạn vài "ngày", ở trong những mandala đặc biệt của họ gồm từng nhóm năm. Hình ảnh này chiếm trọn bầu trời bên trong tâm thức bạn, với một cường độ mãnh liệt mà nếu bạn không thể nhận ra thực chất của nó, thì nó có vẻ đe dọa ghê gớm. Bạn bị ngốn ngấu trong nỗi sợ hãi kinh hoàng, và bạn ngất xỉu.
Từ chính bạn và từ những vị thần ấy, có những chùm tia sáng nhỏ nhiệm tỏa ra, hòa tâm bạn với tâm chư thiên. Vô số trái cầu sáng xuất hiện trong những tia sáng càng tăng thêm rồi "cuộn lại", khi tất cả chư thần đều tan vào trong bạn.
3- Tuệ giác
Nếu bạn vẫn chưa nhận ra được và an trú, thì giai đoạn kế tiếp mở ra, gọi là "nhất thể tan thành trí tuệ".
Một chùm tia sáng nhỏ nhiệm khác tuôn phát từ tim bạn và một chùm ảo tượng khổng lồ mở ra ; tuy nhiên từng chi tiết vẫn sáng sủa rõ ràng. Ðây là sự trình bày những khía cạnh khác nhau của trí tuệ, hiện ra một lượt dưới dạng những tấm thảm trải ra bằng ánh sáng và trái cầu sáng rực rỡ.
Ðầu tiên, trên một tấm thảm ánh sáng màu xanh lục, xuất hiện những trái cầu sáng màu xa-phia xanh, gồm những nhóm năm. Phía trên đó, trên một thảm ánh sáng trắng, xuất hiện những trái cầu sáng chói lọi, trắng như pha-lê. Trên nữa, trên một thảm ánh sáng vàng nhạt, xuất hiện những trái cầu sáng màu vàng ròng, và trên nữa, một thảm ánh sáng đỏ nâng đỡ những trái cầu sáng đỏ màu hổ phách. Trên tất cả là một trái cầu ánh sáng rực rỡ như một cái lọng tỏa ra làm bằng lông chim công.
Sự trình diễn những quang sắc sáng chói này là biểu hiện của năm trí: pháp giới thể tánh trí, giống như hư không cùng khắp ; đại viên cảnh trí, bình đẳng tánh trí, diệu quan sát trí và thành sở tác trí. Nhưng vì trí Thành sở tác chỉ kiện toàn được vào lúc giác ngộ, nên nó chưa hiện ra ở đây. Bởi thế mà không có thảm ánh sáng màu lục và những trái cầu sáng, tuy thế nó nội tại trong tất cả màu sắc khác. Ðiều được biểu hiện ở đây là tiềm năng giác ngộ của ta. Thành sở tác trí chỉ xuất hiện khi ta thành Phật.
Nếu bạn không đạt giải thoát ở đây nhờ an trú không tán loạn vào tự tánh tâm, thì những tấm thảm ánh sáng và những trái cầu sáng trong đó, cùng với tự tánh  bạn, tất cả sẽ tan vào trong trái cầu sáng như cái lọng lông chim công.
4- Hiện diện tự nhiên
Ðiều này báo hiệu giai đoạn cuối cùng của Bardo pháp tánh, "trí tuệ tan thành hiện diện tự nhiên". Bây giờ, toàn thể thực tại trưng ra trong một cuộc trưng bày vĩ đại. Trước hết, trạng thái thanh tịnh nguyên thủy xuất hiện như một bầu trời mở rộng không mây, rồi chư thần an lạc và phẫn nộ xuất hiện, tiếp theo là những cảnh giới chư Phật, và dưới đó là sáu cõi luân hồi.
Tính cách bao la vô hạn của cảnh tượng này thực hoàn toàn ngoài sức tưởng tượng thông thường của chúng ta. Mọi khả tính đều được trình bày: từ trí tuệ và giải thoát cho đến mê mờ và tái sinh. Ở điểm này, bạn tự thấy mình có những khả năng nhận thức và trí nhớ sáng suốt. Chẳng hạn, với sự sáng suốt hoàn toàn, các giác quan không bị trở ngại, bạn sẽ biết các đời trước và đời sau, thấy suốt tâm địa người khác và có tri kiến về cả sáu nẻo luân hồi. Trong một thoáng, bạn có thể nhớ lại một cách sống động tất cả những giáo lý đã được nghe, và cả những giáo lý chưa từng nghe cũng thức dậy trong tâm bạn.
Toàn thể cảnh tượng này sẽ tan biến trở lại vào tinh chất sơ nguyên của nó, như một cái lều sụp đổ khi những sợi dây của nó bị cắt đứt.
°
 Nếu bạn có được sự an trú bền vững để nhận ra những hiện tượng ấy là "tia tự chiếu" từ chính bản tâm Rigpa của bạn thì bạn sẽ được giải thoát. Nhưng nếu không có kinh nghiệm của pháp tu Togal, bạn không thể nhìn vào những vị thần "sáng chói như mặt trời". Thay vì thế, bạn đưa mắt nhìn xuống lục đạo, theo khuynh hướng tập quán nhiều đời trước. Chính những hình ảnh lục đạo bạn nhận ra sẽ dụ dẫn bạn trở lại vào lưới mê.
Trong Tử Thư Tây Tạng, những thời kỳ nhiều "ngày" được dành cho những kinh nghiệm về Bardo pháp tánh. Ðây không phải là những ngày dương lịch 24 tiếng đồng hồ, bởi vì trong phạm vi pháp tánh, chúng ta đã hoàn toàn vượt ra ngoài mọi giới hạn thời - không. Những "ngày" này là "ngày thiền quán" và ám chỉ thời gian mà chúng ta có thể an trú không tán loạn trong tự tánh tâm, hay trong trạng thái nhất tâm. Nếu không có sự thực tập an trú vững vàng trong thiền định thì những ngày ấy có thể ngắn như một phút, và sự xuất hiện chư thần an lạc và phẫn nộ sẽ mau chóng đến độ ta không thể ghi nhận được.
Hiểu ngộ pháp tánh
 Khi Bardo pháp tánh xuất hiện cho tôi
Tôi sẽ từ bỏ mọi kinh hoàng sợ hãi
Vì nhận ra tất cả đều từ tâm tôi hiển bày
Và biết đấy là xuất hiện tự nhiên của Trung Ấm
Bây giờ khi đã đạt đến cao điểm
Tôi sẽ không sợ chư thần an lạc và phẫn nộ sinh khởi từ chính tâm tôi.
Chìa khóa để hiểu Trung Ấm này là, tất cả mọi kinh nghiệm xảy ra trong đó đều là tia chiếu tự nhiên của tự tánh tâm. Ðiều đang xảy đến là, những khía cạnh khác nhau của năng lực giác ngộ của tâm thức đang được phóng thích (khi không còn bị thân xác trở ngại - DG). Hệt như những tia sáng cầu vồng nhảy múa do một bình pha-lê chiếu ra chỉ là sự hiển bày tự nhiên của nó, cũng thế những xuất hiện chói chang của pháp tánh không thể tách rời tự tánh của tâm. Chúng chính là những biểu hiện tự nhiên của nó. Bởi thế, dù có những hình ảnh ghê rợn đến đâu, Tử Thư Tây Tạng nói, chúng cũng không làm gì được bạn hơn là một con sư tử độn bông.
Tuy nhiên, thật không đúng khi gọi những xuất hiện này là "hình ảnh" hay "kinh nghiệm", vì hình ảnh, kinh nghiệm tùy thuộc vào một tương quan nhị nguyên giữa chủ thể nhận thức và đối tượng bị nhận thức. Nếu chúng ta có thể nhận ra những tướng trạng ấy của Bardo pháp tánh, xem đấy là năng lực trí tuệ của chính tâm ta, thì khi ấy không có sai khác giữa cái thấy và cái bị thấy, và đây là một kinh nghiệm về bất nhị. Thể nhập hoàn toàn vào kinh nghiệm ấy là đạt giải thoát. Vì, như Kalu Rinpoche nói: "Giải thoát xảy đến vào lúc sau khi chết, khi tâm thức có thể nhận ra rằng những gì nó kinh nghiệm chỉ là tâm tạo".
Tuy nhiên, bây giờ khi chúng ta không còn có nền tảng vật lý hay được bao bọc bởi một thế giới vật lý, thì những năng lực của tự tánh tâm được giải tỏa trong trạng thái Trung Ấm có thể trông như vô cùng thực, và dường như có một hiện hữu khách quan. Chúng dường như hiện hữu trong một thế giới bên ngoài chúng ta. Và khi không có sự tu tập vững chãi thì ta sẽ không biết đến một cái gì bất nhị, duy tâm tạo. Một khi chúng ta đã lầm cho những hiện tượng ấy là tách biệt với ta, là "những hình ảnh bên ngoài" thì chúng ta sẽ phản ứng lại bằng sợ hãi hoặc hy vọng, và thế là nó dẫn chúng ta đi vào mê lộ.
Cũng như khi Ánh sáng Căn bản xuất hiện, sự nhận ra được nó là chìa khóa để giải thoát, ở đây cũng thế, trong Bardo pháp tánh. Nhưng ở đây, chính sự nhận ra “tia tự chiếu của tính giác Rigpa”, - sự biểu hiện năng lực của tự tánh - làm nên sự khác biệt giữa giải thoát hay tiếp tục chu kỳ tái sanh do nghiệp. Lấy ví dụ sự xuất hiện một trăm vị thần an lạc và phẫn nộ, xảy ra trong giai đoạn của hai Bardo này. Những vị này gồm chư Phật thuộc 5 dòng họ, nguyên lý nữ tánh của những vị ấy, chư Bồ-tát nam nữ, chư Phật trong lục đạo và một số chư thần phẫn nộ và thần hộ mạng. Tất cả đều xuất hiện giữa ánh sáng chói lọi của năm trí.
Chúng ta phải hiểu những Phật và Bồ-tát này như thế nào? - "Mỗi hình dạng thuần tịnh trong đây tiêu biểu một viễn cảnh giác ngộ của một phần kinh nghiệm bất tịnh của chúng ta”. Năm vị Phật thuộc dương tánh là khía cạnh thanh tịnh của năm uẩn làm nên tự ngã. Năm trí của Phật là khía cạnh thanh tịnh của năm cảm xúc tiêu cực. Năm vị Phật mẫu là những đức tính đại chủng thanh tịnh thuộc tâm, mà chúng ta kinh nghiệm thành ra đại chủng bất tịnh của thân và hoàn cảnh. Tám vị Bồ-tát là khía cạnh thanh tịnh của tám thức, và phần nữ tánh của họ là đối tượng của tám thức.
Dù là hình ảnh thanh tịnh năm vị Phật thuộc năm dòng họ với những loại trí tuệ hiện ra, hay hình ảnh bất tịnh của năm uẩn và những cảm xúc tiêu cực của chúng xuất hiện, bản chất của những hình ảnh ấy chỉ là một. Sự khác nhau là ở thái độ chúng ta khi nhận ra những hình ảnh ấy, và ở chỗ ta có nhận ra rằng chúng vốn xuất phát từ nền tảng của tự tâm ta hay không.
Hãy lấy ví dụ một cái gì xuất hiện trong tâm phàm tình của ta như là một ý tưởng về tham dục ; nếu bản chất thực của nó được nhận ra, thì nó khởi lên - tách rời chấp thủ - như là "Diệu quan sát trí". Thù ghét và giận dữ, khi nhận chân được nó lìa chấp thủ, thì nó khởi lên với sự trong sáng như kim cương, và đấy là "Ðại viên cảnh trí". Khi ngu si được nhận chân, nó khởi lên như là ánh sáng tự nhiên rộng lớn không có khái niệm, gọi là "Pháp giới thể tánh trí". Kiêu mạn, khi được nhận chân, được thực chứng như là bất nhị và bình đẳng, thì đó là "Bình đẳng tánh trí”. Ganh tị, khi được nhận chân, thì thoát khỏi thiên vị và chấp thủ, và khởi lên như là "Thành sở tác trí". Vậy, năm cảm xúc tiêu cực khởi lên như là hậu quả trực tiếp của sự không nhận chân được bản tánh thực của chúng. Khi được nhận chân thì chúng được thanh lọc và giải thoát, và khởi lên không khác gì hơn là sự hiển bày của năm trí.
Trong Bardo pháp tánh, khi bạn không nhận ra được những tia sáng của năm trí ấy, thì ngã-chấp-thủ sẽ đi vào nhận thức của bạn, cũng như một người lên cơn sốt cao khởi sự có ảo giác và thấy đủ thứ cảnh tượng trước mắt. Bởi thế, chẳng hạn nếu bạn không nhận ra màu đỏ, ánh sáng hổ phách của Diệu quan sát trí, thì nó xuất hiện như một ngọn lửa, vì đó là tinh túy của hỏa đại ; nếu bạn không nhận ra thực chất ánh sáng màu vàng của Bình đẳng tánh trí, thì nó xuất hiện như là địa đại, vì đấy tinh túy của địa đại.v.v....
Ðấy là cái cách những tướng hiện ra trong Bardo pháp tánh sẽ bị biến hóa - khi ngã chấp đi vào trong nhận thức - thành ra có thực chất để nhập vào những căn bản vọng tưởng trong sinh tử.
Một bậc thầy Dzogchen dùng thí dụ băng và nước để chứng minh sự thiếu nhận thức và ngã chấp diễn ra như thế nào: Nước thường là lỏng, một yếu tố có những tính chất kỳ diệu làm sạch và giải khát. Nhưng khi gặp lạnh nó đông lại thành băng giá. Cũng thế, mỗi khi ngã chấp xuất hiện, nó củng cố vừa kinh nghiệm bên trong của ta vừa cái cách ta nhìn thế giới quanh mình. Nhưng cũng như sức nóng mặt trời sẽ làm cho băng tan thành nước, dưới ánh sáng của sự trực nhận, bản chất trí tuệ của chúng ta không còn bị trói buộc (bởi ngã chấp - DG) sẽ hiển bày.
Bây giờ ta có thể thấy rõ làm thế nào - sau khi Ánh sáng Căn bản xuất hiện, rồi Bardo pháp tánh xuất hiện - mà sinh tử thực sự đã khởi lên như hậu quả của sự không nhận ra được bản tâm trong cả hai lần ấy. Lần đầu Ánh sáng Căn bản, nền tảng (hay Tướng - DG)  của tự tánh tâm, đã không được nhận ra, nếu nhận được, là ta đã đạt giải thoát. Lần thứ hai năng lực (hay Dụng) của tự tánh ấy xuất hi?n, và đó là một cơ hội thứ hai để giải thoát ; nhưng nếu nó không được trực nhận thì những cảm xúc tiêu cực khởi lên, cô đọng lại thành nhiều nhận thức sai lầm khác nhau, cùng nhau tiếp tục tăng trưởng những cảnh giới huyễn mộng mà ta gọi là sinh tử, giam giữ ta trong chu kỳ tái sanh. Toàn thể sự tu tập tâm linh, như vậy, cốt là để lật ngược cái tình huống mà tôi muốn gọi là quá trình vô minh, để chấm dứt tạo tác, chấm dứt củng cố những nhận thức sai lạc chằng chịt lệ thuộc vào nhau, những thứ đã bẫy ta vào cái thực tại huyễn hóa do chính ta bày đặt.
Cũng như khi Ánh sáng Căn bản xuất hiện vào lúc chết, ở đây trong Bardo pháp tánh cũng thế, chưa chắc đã được giải thoát. Vì khi ánh sáng trí tuệ chiếu ra, nó còn kèm theo một loạt những âm thanh và ánh sáng ấm áp dịu dàng hấp dẫn hơn, không tràn ngập, không chói chang như ánh sáng trí tuệ. Những ánh sáng mờ nhạt này - có màu khói nhạt, màu vàng, lục, xanh, đỏ và trắng - là những khuynh hướng tập quán vô thức trong ta tích lũy do giận dữ, tham lam, ngu si, nhục dục, ganh tị và kiêu mạn. Ðấy là những cảm xúc đã tạo ra sáu cõi luân hồi hay lục đạo: địa ngục, quỷ đói, súc sinh, người, a tu la và chư thiên.
Nếu chúng ta không nhận ra và an trú pháp tánh của tự tâm trong đời sống thường ngày (nghĩa là ngồn gốc 6 cõi ở ngay trong tâm thức - DG), thì theo bản năng chúng ta sẽ bị lôi cuốn về phía những ánh sáng mờ của lục đạo, vì khuynh hướng chấp thủ cố hữu nơi ta khởi sự thức dậy. Tâm ta lùi lại vì cảm thấy bị đe dọa bởi ánh sáng trí tuệ chói chang. Những ánh sáng ấp áp, sự mời gọi của những khuynh hướng thường ngày, dụ dẫn chúng ta vào một tái sanh mới, được định đoạt bởi cảm xúc tiêu cực nào mạnh nhất (trong 6 thứ nói trên) trong nghiệp thức chúng ta.
°
 Ta hãy lấy một ví dụ sự xuất hiện của một trong những vị Phật trong Tử Thư Tây Tạng để minh họa toàn thể tiến trình này. Bậc thầy hay bạn đạo nói với thần thức người chết như sau:
Này thiện nam/nữ, hãy lắng nghe không tán loạn!
Vào ngày thứ ba, một ánh sáng sẽ sanh khởi, đó là tinh chất của địa đại. Ðồng thời, từ cõi Phật phương Nam, gọi là "thế giới quang vinh" đức Phật Bảo Sanh sẽ xuất hiện trước ngươi, thân ngài màu vàng, tay cầm viên bảo châu như ý. Ngài ngồi trên tòa có những con ngựa đỡ và được ôm bởi Phật mẫu Mamaki, nguyên lý nữ tánh của ngài. Xung quanh ngài là hai Bồ-tát dương tánh: Hư Không Tạng (Akashagarbha) và Phổ Hiền (Samantabhadra), và hai Bồ-tát nữ tánh: Mala và Dhupa, làm thành 6 vị Phật ở trong bối cảnh ánh sáng cầu vồng.
Tính thuần tịnh nội tại của thọ uẩn - Bình đẳng tánh trí - một bầu ánh sáng vàng chói lọi, được trang trí bằng những trái cầu cũng bằng ánh sáng (tiklés) lớn nhỏ đủ cỡ, trong suốt rực rỡ, con mắt trần không thể chịu nổi, sẽ tuôn tràn về phía ngươi từ nơi tim của Phật Bảo Sanh và nguyên lý nữ tánh của ngài, và đâm xoáy tim ngươi đến nỗi con mắt ngươi không thể nào nhìn vào đó.
Vào cùng lúc ấy, cùng với tia sáng trí tuệ, có một ánh sáng xanh của cõi người chiếu về phía ngươi, xoáy vào tim ngươi. Khi ấy, bị kiêu mạn thúc đẩy, trong nỗi kinh hoàng ngươi chạy trốn ánh sáng vàng quá chói lọi kia, nhưng lại thích ánh sáng xanh của cõi người, và bị dính mắc vào đó.
Lúc ấy, ngươi đừng sợ ánh sáng vàng chói chang, hãy nhận ra đó là trí tuệ. Hãy an trú tự tánh ngươi trong đó một cách thoải mái, vô vi. Hãy tin tưởng vào đó, hãy có sự sùng kính và khát khao đối với nó. Nếu ngươi nhận ra nó là tia chiếu tự nhiên của tự tánh Rigpa ngươi, thì dù cho ngươi không có sùng kính, chưa đọc kinh cầu nguyện, tất cả chư Phật và ánh sáng ấy cũng sẽ tan hòa bất ly với ngươi, và ngươi sẽ đạt đến cõi Phật.
Nếu ngươi không nhận ra đấy là tia chiếu tự nhiên của tự tánh ngươi, thì hãy có lòng sùng kính mà cầu nguyện, nghĩ: "Ðây là ánh sáng năng lực từ bi của Phật Bảo Sanh. Con xin quay về nương tựa ngài". Vì đó quả thực là Phật Bảo Sanh đang đến hướng dẫn ngươi trong nỗi kinh hoàng của cảnh Trung Ấm, đó là những móc câu bằng ánh sáng của năng lực tâm đại bi, bởi thế ngươi hãy để niềm sùng kính tràn ngập tim ngươi.
Ðừng thích trú trước ánh sáng xanh của cõi người. Ðây là con đường hấp dẫn của những khuynh hướng, tập quán mà ngươi đã tích lũy bằng kiêu mạn mãnh liệt. Nếu ngươi quyến luyến với nó, ngươi sẽ tái sanh vào cõi người, ở đó ngươi sẽ kinh quá những đau đớn của sinh, già, bệnh, chết ; ngươi sẽ lỡ mất cơ hội ngoi đầu lên khỏi vũng lầy sinh tử. Ánh sáng xanh dịu này là một chướng ngại bít lấp con đường giải thoát, bởi thế ngươi đừng nhìn vào đó, mà hãy từ bỏ kiêu mạn! Từ bỏ những khuynh hướng tập quán của nó. Ðừng quyến luyến ánh sáng xanh dịu, đừng khát khao nó. Hãy sinh tâm sùng kính và khát ngưỡng ánh sáng vàng chói chang, hãy tập trung toàn sự chú ý của ngươi vào đức Phật Bảo Sanh và cầu nguyện:
"Than ôi, vì kiêu mạn con đã lang thang trong sinh tử.
Xin đức Phật Bảo Sanh dẫn đường cho con
Trên đạo lộ quang minh rực rỡ vốn là "Bình đẳng tánh trí".
Xin Phật mẫu Mamaki tối thượng của ngài hãy đi sau con
Xin các ngài giúp con vượt qua ngõ hiểm nghèo Trung Ấm
Và đưa con đến trạng thái toàn giác".
Nhớ đọc lời cầu nguyện này trong no nên bây giờ đã khô kiệt, và thân phần liên hệ đến nghiệp của cảm xúc ấy hoàn toàn tan thành ánh sáng. Bởi thế, khi bạn làm pháp tu luyện này cho một người chết, thì hãy nhất tâm quán tưởng rằng, sau khi làm xong, tất cả nghiệp được thanh tịnh và thân họ, toàn bản thể họ tan thành ánh sáng rực rỡ.
4- Pháp tu quán một trăm vị thần an lạc và phẫn nộ
Một cách khác để giúp người chết là sự hành trì Trăm vị thần an lạc và phẫn nộ (những thần này đã được nói ở chương 17 - "Tia sáng nội tâm"). Hành giả quán toàn thân thể mình là một mandala của trăm vị thần an lạc và phẫn nộ ; chư thần an lạc được quán ở huyệt tim, chư thần phẫn nộ ở não. Hành giả khi ấy tưởng tượng chư thần phát ra ngàn tia sáng chan hòa lên trên người chết để tịnh hóa tất cả ác nghiệp của họ.
Thần chú để tịnh hóa mà hành giả tụng đọc là thần chú Kim cương tát đỏa, vị thần chủ trì tất cả mandala của Mật giáo, và là vị thần ở trung ương trong mandala một trăm vị thần an lạc và phẫn nộ, mà năng lực được hô triệu cốt để tịnh hóa và chữa bệnh. Thần chú này là "Thần chú một trăm ngữ âm”, bao gồm trăm “chủng tự” của trăm vị thần ấy. Bạn có thể xử dụng một dạng ngắn gồm sáu âm của thần chú Kim cương tát đỏa (Vajrasattva) là OM VAJRA SATTVA HUM (Tạng ngữ Om Benza Sattb Hung). Ý nghĩa câu này là "Hỡi thần Kim cương tát đỏa! Nhờ năng lực của ngài, xin cho con được tịnh hóa, được chữa lành, được chuyển nghiệp”.
Một bài chú quan trọng khác trong mật điển Dzogchen và trong hành trì liên hệ đến Tử Thư Tây Tạng là A A HA SHA SA MA. Sáu âm của bài chú này có năng lực “đóng cửa ngõ” đi vào lục đạo luân hồi.
5- Hỏa táng
Thông thường trong nhiều truyền thống Ðông phương, hỏa táng là cách để thanh toán thây chết. Trong Phật giáo Tây Tạng cũng có những pháp hành đặc biệt cho lễ hỏa táng. Chỗ hỏa táng hay dàn hỏa táng được quán tưởng thành mandala của Kim cương tát đỏa, hay Trăm vị thần an lạc và phẫn nộ. Chư thần được quán tưởng mãnh liệt, sự hiện diện của họ được triệu thỉnh. Cái thây của người chết được quán như thực sự đại diện cho tất cả nghiệp ác và chướng ngại của họ. Khi cái thây bùng cháy, những ác nghiệp chướng ngại ấy được chư thần tiêu thụ trong một bữa tiệc lớn, chuyển hóa chúng thành ra bản chất trí tuệ. Những tia sáng được tưởng tượng như là tuôn phát từ chư thần ; cái xác được quán đang tan rã hoàn toàn thành ánh sáng, và tất cả bất tịnh của người chết được tịnh hóa trong ngọn lửa rực rỡ của trí tuệ. Khi quán tưởng điều này, ta có thể tụng đọc thần chú một trăm âm hay sáu âm của Kim cương tát đỏa. Sự tu tập giản dị này dành cho lễ hỏa táng là do Dudjom Rinpoche và Dilgo Khientse Rinpoche truyền lại.
Tro của cái xác và tsenjang (hình nhân, bài vị...) khi ấy có thể trộn với đất sét mà làm thành những hình tượng nhỏ gọi là tsatsa, được chú nguyện và dâng hiến nhân danh người chết để tạo những duyên tốt cho một tái sanh tốt đẹp trong tương lai.
6- Cúng tuần
Trong một môi trường Tây Tạng, những cuộc hành thiền tu tập xảy ra đều đặn mỗi ngày thứ bảy sau khi chết, hay nếu gia đình có thể lo liệu, thì suốt cả 49 ngày. Những tu sĩ được mời đến hành pháp, nhất là những vị Lama thường gần gũi gia đình ấy và có liên hệ với người chết. Ðèn được thắp sáng và liên tục đọc kinh cầu nguyện, cho đến khi cái xác được đưa ra khỏi nhà. Những phẩm vật được cúng dường lên các vị thầy và các bàn thờ, và phát chẩn cho kẻ nghèo nhân danh người chết.
Những pháp hành hàng tuần nhân danh người chết được xem là thiết yếu, vì thân ý sanh trong cõi Trung Ấm đang kinh quá cái chết của mình trở lại đúng vào ngày ấy mỗi tuần. Nếu người chết có đủ công đức do kết quả của thiện nghiệp quá khứ, thì lợi lạc của những pháp này, hành trì nhân danh họ, sẽ làm cái đà để chuyển họ đến một cõi thanh tịnh. Nói thật chính xác, thì nếu người ấy chết ngày thứ tư trước ngọ, thì tuần thứ nhất sẽ làm vào thứ ba tuần sau đó. Nếu chết sau ngọ, thì làm tuần vào ngày thứ tư tuần sau.
Người Tây Tạng xem tuần thứ tư sau khi chết là một ngày có ý nghĩa đặc biệt, vì có người nói bình thường người chết không ở trong cõi Trung Ấm lâu hơn 4 tuần. Tuần thứ bảy cũng được xem là một khúc quanh quan trọng, vì 49 ngày được xem là thời hạn lâu nhất trong cõi Trung Ấm đi đầu thai. Bởi thế, vào những dịp này, thầy và các bạn đạo sẽ được mời đến nhà, và những sự tu tập, cúng dường, bố thí... được thực hiện đại quy mô.
Một lễ cúng khác được thực hiện mỗi năm một lần sau khi chết, để đánh dấu ngày tái sanh của người chết. Phần đông gia đình Tây Tạng thường làm lễ mỗi năm một lần vào những ngày giỗ thầy, giỗ cha mẹ, chồng vợ, anh chị em của họ. Vào những ngày ấy họ cũng bố thí cho người nghèo.
Giúp đỡ người đau buồn
Trong cộng đồng Tây Tạng, mỗi khi một người nào chết, thì điều tự nhiên là thân quyến bạn bè họ tụ họp lại, và mọi người tìm cách này cách khác để giúp một tay. Toàn thể cộng đồng đem lại cho tang gia sự nâng đỡ tinh thần, tình cảm và thực tế, nên nhà có người chết không bao giờ bị bỏ mặc cho cảm thấy vô phương không biết phải làm gì. Mọi người trong xã hội Tây Tạng biết họ phải làm những gì họ có thể làm cho người chết, càng nhiều càng hay, và chính điều đó giúp tang quyến có thể chịu đựng, chấp nhận cái chết của người thân để tiếp tục sống.
Thật là khác xa với xã hội tân tiến, trong đó sự nâng đỡ của cộng đồng hầu như hoàn toàn không có. Tôi nghĩ sự nâng đỡ như thế thường đã giúp ích xiết bao cho thân quyến người chết khỏi kéo dài nỗi đau buồn và những khó khăn không cần thiết.
Những học trò tôi, làm cố vấn tỉnh cảm trong các Tiếp dẫn đường, cho tôi biết một trong những nguyên nhân buồn khổ trầm trọng nhất của một người mất mát người thân, là nghĩ rằng bản thân họ cũng như bất cứ ai, không ai có thể làm gì cho những thân quyến đã mất của họ. Nhưng như tôi đã nói, có rất nhiều việc mà bất cứ ai cũng có thể làm để giúp cho người đã chết.
Một cách an ủi người đau buồn là khuyến khích họ làm cái gì cho những người thân của họ đã chết: bằng cách sống hăng hái hơn, sống thay cho người chết, tu thay cho họ, và đem lại cho cái chết của họ một ý nghĩa sâu xa hơn. Ở Tây Tạng người ta còn đi hành hương nhân danh người đã chết, và vào những thời gian đặc biệt và nơi chốn thiêng liêng, họ sẽ nghĩ đến những người thân đã chết và tu tập để hồi hướng cho họ. Người Tây Tạng không bao giờ quên người chết: họ thường cúng chùa nhân danh người chết ; khi có những lễ hội cầu nguyện lớn, họ sẽ cúng vào đó nhân danh người chết ; họ tiếp tục hiến tặng cho những chương trình tu học nhân danh người chết, và lúc nào gặp những bậc thầy họ cũng xin lời cầu nguyện đặc biệt cho người chết. Niềm an ủi lớn nhất cho một người Tây Tạng là khi biết một bậc thầy đang tu tập hồi hướng công đứ cho thân nhân đã chết của họ.
Vậy thì đừng để cho ta chết đi một nửa theo với người chết ; ta hãy cố sống sau khi họ chết với niềm hăng say hơn nữa. Ta hãy cố ít nhất làm tròn ước nguyện của người chết, ví dụ bằng cách bố thí vài sở hữu của họ cho hội từ thiện, hay bảo trợ nhân danh họ cho một dự án mà họ thường ưa chuộng.
Những người Tây Tạng thường viết thư chia buồn với bạn bè đang khóc người thân với những lời đại khái như sau:
“Mọi sự đều vô thường, mọi người rồi phải chết, bạn đã biết. Vậy mẹ bạn có chết cũng là điều tự nhiên: thế hệ già chết trước. Bà cụ đã già yếu, chắc cũng không ân hận gì khi bỏ thân xác này. Và vì bạn có thể giúp bà bằng cách cúng vào các thiền hội tu tập và làm việc thiện nhân danh bà, chắc chắn bà sẽ sung sướng nhẹ nhàng. Vậy bạn đừng buồn”.
Nếu bạn ta có con hay một người thân còn trẻ chết, chúng ta có thể nói với họ:
“Con trai bạn đã chết, thật là như trời long đất lỡ với bạn. Tôi biết điều đó thật tàn nhẫn phi lý. Tôi không thể nào hiểu được. Nhưng có lẽ cái nghiệp của cháu là phải chết, và tôi tin rằng cái chết ấy chắc đã thanh toán được một món nợ nghiệp nào đó mà bạn và tôi không thể biết. Nỗi đau buồn của bạn cũng là của tôi. Nhưng hãy nhớ rằng, bây giờ bạn và tôi có thể giúp cháu, bằng sự tu tập của chúng ta, thiện nghiệp chúng ta, tình thương của chúng ta ; chúng ta có thể cầm tay cháu mà bước bên cạnh cháu ngay bây giờ, dù cháu đã chết, để giúp cháu có được một tái sanh mới và một đời sống dài hơn lần sau".
Trong thế giới hiện nay của chúng ta, nơi mà ta không biết được cả đến chuyện có thể giúp đỡ người chết, nơi mà ta chưa từng đối mặt cái chết một lần nào trong đời, thì chuyện tư duy sáng suốt và bình tĩnh như vậy không phải dễ. Một người lần đầu tiên khóc người thân có thể phải tan nát cõi lòng vì những cảm xúc rối bời như buồn, giận, chối bỏ, rút lui, mặc cảm phạm tội... thình lình tàn phá tâm hồn họ. Muốn giúp những người như thế, bạn cần sự kiên nhẫn và tế nhị. Bạn cần thời gian ngồi với họ để cho họ nói, lắng nghe không phê phán mỗi khi họ nhớ lại những hoài niệm riêng tư nhất, hoặc cứ tái đi tái lại từng chi tiết của cái chết. Trên tất cả, có thể bạn chỉ cần ở đấy với họ, lúc mà họ đang kinh quá nỗi đau buồn khốc liệt nhất trong đời. Hãy sẵn sàng đến với họ bất cứ lúc nào, ngay cả những lúc họ có vẻ không cần hiện diện của bạn. Carol, một góa phụ, khi được hỏi ai giúp bà nhiều nhất trong lúc chồng bà chết, đã trả lời: "Những người tiếp tục gọi điện thoại và ghé thăm, ngay cả khi tôi nói không cần".
Những người buồn khổ cũng như đang trải qua một loại chết. Cũng như người chết, họ cần biết rằng những cảm xúc rối ren mà họ đang kinh quá là điều tự nhiên. Họ cũng cần biết rằng tiến trình tang tóc thường cam go và dài đăng đẳng, khi nỗi đau buồn cứ tái đi tái lại theo chu kỳ. Nỗi kinh hoàng tê tái không tin ban đầu sẽ tàn phai, nhường chỗ cho một ý thức sâu xa tuyệt vọng về sự mất mát vô biên của họ, mà cuối cùng cũng sẽ hồi phục, trở lại thế quân bình. Hãy cho họ biết đây là một mẫu mực sẽ trở lại nhiều lần, tháng này qua tháng khác, và tất cả những cảm giác đau khổ, sợ hãi không thể chịu đựng, tưởng chừng như không còn sống ra con người được nữa, cũng chuyện là chuyện bình thường. Cho họ biết rằng, dù họ có thể đau đớn trong một, hai năm, nỗi đau của họ chắc chắn rồi cũng đi đến kết thúc và chuyển thành sự chấp nhận.
Judy Tatebaum nói:
“Nỗi đau buồn là một vết thương cần được chú ý để hàn gắn. Hàn gắn một nỗi đau buồn có nghĩa là đối mặt với nó một cách công khai, thẳng thắng, bộc lộ và phóng thích trọn vẹn nó, chấp nhận nó kéo dài bao lâu nó cần để cho vết thương lành lại. Thường ta cứ sợ rằng một khi công nhận nỗi đau buồn, chắc ta không thể nào chịu nổi. Sự thật thì nỗi đau khổ được bộc lộ ra sẽ có lúc đi đến kết thúc. Ðau khổ mà không bộc lộ được thì cứ kéo dài bất tận".
Nhưng thông thường, bạn bè và gia quyến của người đau buồn cứ mong cho người ấy “trở lại bình thường" sau vài tháng. Ðiều này chỉ tăng thêm nỗi lạc loài cô lập của họ, khi nỗi đau khổ vẫn tiếp diễn, và có thể càng sâu sắc hơn.
Ở Tây Tạng, như tôi đã nói, toàn thể cộng đồng, bạn bè, bà con, thường tham dự suốt 49 ngày sau khi một người nào chết, và mọi người đều bận rộn trong việc giúp đỡ tâm linh cho người chết, có hàng trăm chuyện để làm. Người đau buồn cứ việc đau buồn, họ khóc lóc chút đỉnh, đó là chuyện tự nhiên, và khi mọi người ra về, thì ngôi nhà có vẻ trống trải. Tuy thế, sự bận rộn lo lắng nâng đỡ của người xung quanh - bằng nhiều cách tế nhị, làm ấm lòng đã giúp họ rất nhiều trong nỗi đau thương tang tóc.
Trong xã hội Tây phương, sự chạm mặt một mình với nỗi mất mát thực là khác hẳn. Và nhất là trong trường hợp một vụ chết đột ngột, tự sát, thì nỗi đau khổ của người ở lại càng tăng cường mãnh liệt. Nó làm cho họ càng cảm thấy bất lực không biết làm sao để giúp đỡ người chết. Ðiều rất quan trọng là để cho người thân đến nhìn thấy xác chết của người chết đột ngột, nếu không, họ rất khó mà nhận ra cái chết thực sự đã xảy đến> --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--