CHƯƠNG XVI
HỒN MA THỊ NGUYỆT VỀ KÊU OAN

Mấy hôm sau, bà Án để ý thấy vẻ mặt chồng thường đăm chiêu suy nghĩ, ít ăn ít nói. Bà đoán rằng có lẽ lời nói của mình hôm trước bắt đầu có tác dụng trong tâm trạng chồng. Bà hy vọng thời gian sẽ làm cho ông biến đổi dần, và sẽ nghe theo lời đề nghị của bà. Bà đợi khi ông đã xiêu lòng, sẽ tấn công mạnh một lần nữa, thì thế nào cũng thành công. Bà bắt đầu lạc quan, tin chắc rằng thế nào bốn thoi vàng cũng không còn phải trao trả lại cho bà huyện Minh nữa. Có mấy thoi vàng làm vốn, bà cảm thấy vững dạ, tự tin hơn.
Ðêm nay trước khi đi nghỉ, bà thắp mấy cây hương ra đứng giữa sân khấn vái tứ phương, cầu trời khấn Phật cho công việc dự tính của bà được trôi tròn. Bà khấn vái trời Phật nếu linh thiêng thì sẽ phò hộ cho gia đình bà thoát khỏi cơn túng thiếu bằng cách xui khiến cho bà thuyết phục được chồng bà thay đổi tánh thanh liêm vô bổ, lòng cương trực gàn dở của ông.
Bà khấn vái xong, định quay lưng bước vào nhà, thì nghe tiếng rên nho nhỏ ở ngoài ngõ. Bà vùa sợ hãi vừa ngạc nhiên đứng dừng lại lắng tai nghe: rõ ràng có tiếng rên và kêu cửa của một người đàn ông. Bà gọi lính lệ ra xem.
Hồi lâu, người lính đi vào dẫn theo một người đàn ông máu me đầy mình, chống gậy, lê một chân vào sân nhà. Bà Án chưa hịp hỏi thì quan Án ở trong nhà đã bước ra sân. Người đàn ông sụp quỳ xuống lạy quan Án và sụt sùi khóc. Quan Án hỏi tự sự và được biết: Anh chàng này chính là chồng chưa cưới của Thị Nguyệt. Anh ta sau khi bị đánh đuổi ra khỏi nhà chánh Hàm đã tìm đến nhà cha mẹ Thị Nguyệt, xin bỏ tiền chuộc Thị Nguyệt về làm vợ. Cha mẹ Thị Nguyệt bằng lòng nhận tiền đến nhà chánh Hàm chuộc con gái về, nhưng chánh Hàm làm khó dễ không cho chuộc và sau đó ít hôm phao tin là Thị Nguyệt đã bỏ nhà lão lẫn trốn. Cha mẹ Thị Nguyệt đầu đơn kiện chánh Hàm với quan huyện Minh, nhưng bị quan huyện tuyên bố vô bàng cớ và miễn tố chánh Hàm. Vụ án được đưa lên tỉnh, và trong khi cha mẹ Thị Nguyệt ngày đêm vẫn đi lùng kiếm tung tích của con gái. Nhưng sự tìm kiếm này luôn luôn bị tay chân của chánh Hàm tìm cách cản trở và hăm dọa.
Nhân gần đây, nghe tin triều đình có cử một phái đoàn giám sát về các miền quê hẻo lánh dể điều tra dân tình và thâu nhận những điều thỉnh nguyện cùng những khiếu nại của dân chúng, anh chàng lực điền, hôn phu của Thị Nguyệt này, đã ngầm đệ đơn tố cáo vụ án trên với phái đoàn giám sát. Nhưng sau khi trở về nhà, anh ta bị một nhóm người thừa cơ đêm tối núp ở trong bụi, nhảy ra chận đánh đập anh đến bất tỉnh. Bọn chúng tưởng anh đã chết, bỏ đi. Khi anh tỉnh dậy, biết chắc là bọn tay chân chánh Hàm đã âm mưu sát hại anh, anh không dám trở về nhà mà lê lết đến đây để nhờ quan Án rũ lòng thương xót bảo vệ cho anh thoát khỏi tay chân bọn chánh Hàm sát hại.
Quan Án nghe xong, tỏ ra phẫn nộ bọn chánh Hàm ỷ mạnh hiếp cô đã coi thường luật pháp. Ngài dạy viên lính lệ đem anh lực điền xuống nhà dưới rửa ráy băng bó các vết thương và cho anh ta ngủ trọ lại một đêm, đợi sáng mai sẽ liệu.
Bà Án không khỏi bực mình vì sự việc mới xảy ra. Bà đinh ninh mọi sự sắp trôi tròn, thì bất ngờ vụ án lại thêm rắc rối. Bà đi vào phòng, đặt mình lên giưòng, cố ngủ nhưng không sao nhắm mắt được. Bà trằn trọc đến canh ba mới thiu thiu nhắm mắt.
Bốn bề im lặng, thỉnh thoảng một làn gió nhẹ thoảng qua. Vài ngọn lá vàng rơi rụng ở sau hè nhà. Những tàn lá chuối xào xạc chạm vào nhau như thì thầm tâm sự. Có tiếng chó sủa ở đàng xa, rồi nghe mỗi lúc mỗi gần. Hình như có tiếng chân bước rất khẽ trên những chiếc lá khô ở ngoài vườn, rồi có tiếng thở dài não nuột. Bà Án choàng thức dậy, lo lắng nghe ngóng, rồi lại nằm xuống, mỏi mệt trăn qua trở lại, ngủ thiếp đi trong một giấc ngủ chập chờn...
Tiếng thở dài não nuột lại bắt đầu. Hình như có cả tiếng gõ rất khẽ vào cửa sổ, hay đó chỉ là tiếng cành cây chạm vào cửa? Mọi bề lại im lặng, một thứ im lặng chờ đợi một biến cố sắp xảy ra trong phút chốc...
Bỗng một luồng gió lạnh thổi tạt vào phòng. Chiếc màn treo ở cửa ra vào bay cao lên như có người vén lên để bước vào. Một cô gái xõa tóc, che hết cả mặt mày, áo quần trắng, nhuộm đầy máu khô, đứng sừng sững ở một góc phòng. Cô gái rụt rè nhìn quanh phòng, rồi bước từng bước một rất nhẹ, khẽ như không đụng đất, đi lần về phía dưới chân giường bà Án. Cô gái từ từ quỳ xuống bên chân giường, nhẹ nhàng như một cái bóng, rụt rè, từ từ đưa tay nắm chéo áo bà Án, như để lay gọi bà thức dậy. Bà Án sợ quá, cố sức thét lên, nhưng không thành tiếng. Cô gái cũng có vẻ sợ bà kêu cứu, nên giơ tay lên khoát qua khoát lại trước mặt bà Án như có ý bảo bà đừng sợ. Rồi cô gái sụp xuống lạy bà hai lạy, mỗi lần cô ta cúi rạp xuống, bà thấy thấp thoáng ở cổ cô  ta có một sợi dây buộc quanh dính đầy máu. Lạy xong cô gái ngồi xếp bằng phía dưới chân bà, đưa tay lên vén những sợi tóc phủ trước trán. Bà thoáng thấy nét mặt cô gái trắng trẻo hiền từ nhưng đầy vẻ khổ đau. Một bên mép, một tia máu ứa ra, chảy từ từ xuống cổ áo. Cô gái nói lí nhí ở trong miệng những gì bà Án không nghe rõ. hồi lâu, bà cố gắng đánh bạo, cất tiếng dõng dạc hỏi:
- Ngươi muốn gì? Tại sao đương đêm lẻn vào nhà người ta làm gì?
- Bẩm lạy bà lớn, bà lớn tha lỗi cho con. Con bị oan ức quá, nên tìm đến đây để nhờ quan lớn, rũ lòng thương xót, xét xử công minh cho con nhờ. Con định tìm đến đến phòng quan lớn nghỉ, nhưng không biết chỗ, nên đi lạc vào phòng bà lớn, xin bà lớn tha tội cho.
- Ngươi ở đâu, tên họ là gì, oan ức ra làm sao?
Cô gái nghe hỏi, sụt sùi vừa khóc vừa kể:
- Bẩm bà lớn, con tên là Thị Nguyệt ở thôn Xuân Ðài, cha tên Sơn, mẹ tên là Tông sợ mình thì thôi, chứ sao mình lại sợ họ? Tôi biết chắc cụ Tổng có nhúng tay vào, nên đã hai ba lần giục tôi làm gấp vụ án, trình lên ngài xem. Cụ còn bảo nếu thấy không có gì nghi ngại thì xếp, chứ đừng kéo dài mất thì giờ. Cái cách nói như vậy là đủ rõ cụ thiếu vô tư.
Bà Án như mở cờ trong bụng nói ngay:
- Nếu cụ Tổng đã dạy như vậy thì ông cứ làm theo, trách nhiệm gì đâu mà ông ngại. Dẹp được thì dẹp cho yên, chứ moi ra làm gì cho mệt xác, mà sanh thù sanh oán với kẻ dưới người trên?
Quan Án ngồi trầm ngâm, không muốn trả lời vợ, để khỏi mất hòa khí trong gia đình. Nhưng ông không khỏi buồn khi nhận thấy vợ mình đến nay vẫn không hiểu mình. Nhưng bà Án thấy chồng không trả lời, lại tưởng ông đã xiêu lòng nghe theo mình. Bà tấn công thêm:
- Ông thấy không, Suốt đời mình liêm khiết mà có đi đến đâu đâu? Lương tháng không đủ ăn. Con cái đã lớn mà chưa thành gia thất, mẹ cha đã già mà chưa chút đền đáp ơn sanh thành dưỡng dục. Mỗi khi tôi nghĩ đến tình cảnh của gia đình mình mà ứa nước mắt. Mình thủ phận không dám đua đòi với ai, nhưng người ta đâu có để cho mình yên, mà còn khinh rẻ mỉa mai! Không những kẻ đồng liêu với mình cao ngạo với mình, mà người dưới, ỷ có tiền của cũng lên mặt với mình. Thật chán! Thời buổi này ai cũng chạy theo danh theo lợi, chẳng ai thèm đếm xỉa đến cái cần kiệm liêm khiết của mình. Một đời làm quan, cuối cùng khi về hưu, tay trắng lại hoàn tay trắng!
Bà Án vừa nói vừa lấy khăn chậm nước mắt. Quan Án không nói gì, nhưng vẻ buồn bã hiện rõ trên nét mặt; không phải quan buồn vì hoàn cảnh đen tối mà bà Án vừa phác họa, nhưng buồn vì vợ mình vẫn không hiểu mình, không nâng đỡ mình trong nhiệm vụ nặng nề của một nhà xử kiện thanh liêm giữa một xã hội lấy tiền bạc để mua chuộc chân lý, công bình.