Mười lăm

Khi khi bà Son đã làm xong hết mọi việc trong ngày từ dọn dẹp ngoài sân, cất con dao cái thớt: rồi soi đèn nhìn lại cửa chuồng gà xem chị em Đào đã đóng chưa. Lúc ấy trên nhà, anh em bác cháu Ông Hàm mới bắt đầu pha tuần trà thứ nhất. Sau cùng, bà Son xách siêu nước lên đổ thêm vào phích, rồi vẫn lặng lẽ bà câm chiếc đền con đi vào buồng.
Cái Hoa chưa kịp dắt màn, đã nằm dang cả hai tay ra ngủ thiêm thiếp. Thật tội con bé mấy hôm nay nó cũng ăn ngủ thất thường, mặt mũi cứ thờ thẫn như người thiếu hồn thiếu vía. Chỉ từ tối đến giờ nghĩa là từ lúc ông Hàm về, nó mới bừng sắc lên. Bây giờ ngủ lăn như một sự đền bù. Bà Son buông màn, nhè nhẹ sửa hai tay con bé cho thẳng thớm, rồi bà nằm xuống bên cạnh, trút ra một hơi thở dài. Nhà năm gian, ngăn hai đầu hai uồng. Đây là nơi ngủ của bà với cái Hoa. Ba gian giữa là bộ mặt chính của gia chủ gồm có bàn thờ tủ buýp- phê, sa -lông và chiếc giường chân quỳ bóng sẫm toàn lát chun, đây là nơi nghỉ của ông Hàm- Gian buồng đầu bên kia đùng cất thóc lúa, dựng xe đạp và kê một chiếc giường nhỏ đấy là chỗ ngủ của Đào. Tối nay Đào sang ngủ với Minh tồ vì bố mẹ Minh về tận Chã ăn giỗ mai mới lên. Mọi hôm người đàn bà làm thuê cũng nghỉ trên này để mẹ con bà Son thêm bóng thêm vía. Từ lúc ông Hàm về, chiếc chõng tre đã được xuống nhà ngang để người khác hộ tịch ngủ dưới đó. Xem ra bà Son và cả cô chủ nhỏ sắc sảo là Đào đều hài lòng với người đàn bà vô gia cư này. Chị ta làm rất khỏe, ăn rất khỏe. Cơn gạo chiêm mà mỗi bữa cứ đánh bay sáu bát, nhưng được cái trả công thế nào cũng được. Nhà còn nhiều việc nên bà Son bảo chị cứ yên tâm ở đây. Bà Son tắt đèn, nằm lắng nghe chuyện của mấy người đàn ông ngoài nhà. Bình thường như mọi hôm, bà cũng ngồi uống nước góp chuyện phiếm, nhiều lúc còn nói át cả ông Hàm. Nhưng hôm nay thì bà không thể ngồi vào đấy được. Bốn người ngồi kia có đến hai đã rình nghe hết những chuyện đêm qua của bà. Bà đang như con cá bơi giữa một chùm lưỡi câu cứ dăng lơ lửng quanh mình. Bà về đi, rồi anh em tôi sẽ nói chuyện với bà Từ đêm qua đến giờ tiếng nói sắc lạnh ấy cứ luôn văng vẳng bên tai bà. Lúc đó bà đã chạy gần về nhà, vừa chạy vừa khóc với nỗi tủi hờn uất ức. Cả đêm cứ giở thức giở ngủ người người mệt như vắt sức đi. Sáng dậy bà vẫn đi làm như thường, trưa vẫn đi đưa cơm cho bác cháu ông ăn như thường, nhưng bụng thì thắc thỏm như có ai sắp túm lấy áo mình. Buổi chiều nghe người ta bàn tán về cuộc họp tay ba tay tư ở trên xã, bà đã bỏ dở buổi gặt về nhà bụng dạ bồn chồn ngong ngóng chờ. Đến khi trông thấy Cao đèo ông Hàm về, bà lao bổ ra, vừa cười vừa khóc:
- Kìa thày nó! Anh Cao đi giúp bá đấy ư? Hoa ơi, thày về!..
- Thôi mẹ nó im đi, tôi về đây rồi! - ông Hàm nhìn bà nói nói trầm trầm. Đó là câu nói yêu thương nhất đời của ông.
Đào cũng bỏ gặt về. Mấy mẹ con cứ quýnh lên. Nhưng tất cả đều ngai nói ngại cười. Lặng lẽ đi chuẩn bị bữa tối. Bà thở ra âm thâm. Thế là ông ấy đã về. Đã tai qua nạn khỏi. Liệu có chuyện gì nữa không? Người ta vẫn bảo Thủ là đa mưu lắm, làm cái gì là làm đế cùng, có thật không? Thì đã cầu được ước thấy rồi còn mưu với mẹo để làm gì nữa?
Bà Son lắng nghe. Ông anh rể có rượu vào đang nói ầm ầm. Nhưng bây giờ là rượu nói chứ không phải ông Khừu nói, mười câu chẳng được một tiếng cứ chuột đi như người rụt lưỡi. Bà Son mới một nhắm mắt, thấy như có một làn sương tê mê toả xuống người mình. Bà thiếp đi trong giấc ngủ chập chờn.
Lúc ấy bên ngoài đã tàn đến ấm trà thứ ba. Cao ngáp dài đứng lên. Ông Khừu củng đứng lên. Cao lại phải hộ tống ông tần ma men chân nam đá chân xiêu về nhà. Bây giờ chỉ còn hai anh em ông hàm cùng ngồi duỗi chân, tựa lưng vào thành giường. Vừa ngh Thủ kể sự tình - Thủ thấy cần phải cho ông Hàm biết, bởi còn nhiều việc phải làm tiếp nữa, chứ chưa dừng ở đây, nhưng ông Hàm đã hỏi với giọng hỏi lại:
- Thế chú và thằng Cao có theo sát ngay từ lúc nó gặp nhau không? Chắc chắn là chưa có chuyện gì không?
Thủ vẫn mềm mỏng, vai trò cố vấn, vai trò chỉ huy lúc này là anh chứ không phải là ông Hàm nữa:
- Bác cứ bình tĩnh không được sồn sồn lên. Nào đã có chuyện gì. Khi thấy bà ấy khóc lóc, vừa kể lể, mà lão ta vẫn trơ ra, chỉ lo lão nghe nghe hết chuyện mình rồi đánh bài chuồn thì thật sôi hỏng bỏng không, vì thế em với thằng cao mới nhảy ra. Phải lập được cái biên bản thì mới xoay được theo ý mình. Chứ bác tưởng xỏ mũi hắn dễ lắm đấy. Thế là đã xong bước một. Bây giờ phải tiếp tục tận dụng triệt để thế mạnh ta đang có. Cánh bên ấy thêm mấy đảng viên mới về, rồi ông Chỉnh, ông Kính cùng bộ đội dễ vào hùa với nhau nên họ đã mạnh rồi đấy. Chỉ đến khoá tới này anh chàng Tươi mất chức bí thư với họ. Thế thì ta phải nhằm ngay vào cái gốc chính mà nhổ! Không có anh đầu trò thì rồi sẽ lộn tùng phèo, mỗi người một phách.
Thủ vẫn đang say sưa với phương án phải bẻ gẫy cây cột cái nhưng ông Hàm đã như không nghe thấy gì hết. Máu ông đã nóng lên rồi! Ông cắt ngang lời Thủ, tròng mắt đã tối lại:
- Thế nhà tôi nó khóc lóc kể lể những gì? Nói xấu tôi những gì? Trong lúc cả làng đói vàng mắt, cháo không có mà húp, thì ở đây ăn vẫn ba bữa no lòi kèn ra, thế thì còn đòi gì nữa?.
Thủ nhìn bàn tay ông anh với những ngón to ngắn, đầu tù thô nháp cứ rung rung khi cầm chén nước. Thủ biết ông ấy đã nóng mắt lắm, nên anh càng dẽ dàng
- Bác cứ bình tĩnh, em kể cho bác biết là để phải cùng lo việc lớn trước đã, chứ việc nhà như cái trong nơm, làm gì phải vội!
Thủ chưa dứt lời. Ông Hàm đă đập tay xuống chiếu. Thoắt cái, ông lại ngồi vào đúng cái chiếu trưởng họ của mình:
- Vậy là các anh đã thấy đú điều kiện để tiến hành làm anh 04 rồi chứ? Huyện không ép đâu nhé. Vì có thể tháng sau triển khai được - Luân vừa gấp sổ cho vào cặp, vừa hỏi Thủ, Sửu và Lưu Bị với giọng sởi lởi dễ dãi. Luân đang rất vui.
Thủ trà lời dứt khoát:
- Đằng nào cũng làm thì chúng tôi làm luôn. Tháng sau mấy nơi cùng triển khai thì cập rập cho huyện trong việc chỉ đạo. Tuần tới anh cố gắng xuống với chúng tôi nhé.
- Xuống chứ, xuống những nơi có nhiều chuyện vui thì người chỉ thêm khỏe ra thôi! - Rồi Luân nhìn cả bộ tham mưu của xã, vẫn cười rất hài lòng:
- Này như vậy là Vũ Đình Phúc rất đáng hoan nghênh chứ? Ông ấy đã vì tình nghĩa làng xóm, vì tình đồng chí mà bỏ qua những xích mích cá nhân. Phải kịp thời biểu dương các ông ạ! Nếu bây giờ ông ấy vẫn được bà con tín nhiệm như ngày bầu hội đồng nhân dân, thì nên cân nhắc để xếp ông ấy ở một vị trí xứng đáng nào đó!
Cả Sửu và Lưu Bị chợt nhìn lảng đi nơi khác, rồi cùng quay sang Thủ như chờ ý kiến quyết định. Thủ vẫn giữ nụ cười thường trực trên môi:
- Vâng! Vâng! Chúng tôi sẽ nghiên cứu!
Luân bắt tay rất chặt từng người, rồi chiếc u-oát lại rì rì bơi bập bềnh giữa thảm lúa vàng về huyện. Bộ sậu chủ chốt của xã vẫn đứng trước cổng nhà Sửu nhìn theo. Mặt người nào cũng đỏ ậm lại, bì lên vì hơi men. Thủ nhắc Sửu và Lưu Bị cho người đi báo các bí thư chi bộ ngày mai lên văn phòng đảng ủy họp với thường vụ để bàn việc triển khai nghị quyết 04 vào tuần sau, rồi anh dắt xe ra về. Đã sang chiều.
Về tới nhà đã thấy Cao đang ngồi chờ. Anh chàng phái viên tin cậy báo cho Thủ biết là ông Phúc lại đến gặp Cao để yêu cầu Thủ sang nhà ông nói một vài lời trước họ hàng nội ngoại nhà ông ta, bởi ông ta rất khổ sở với họ. Suốt ngày họ truy hỏi, trách móc. Đây là tân thứ hai ông Phúc yêu cầu. Hôm kia nghe Cao nói là ông Phúc đến gặp, Thủ đã dặn Cao cứ truyền lại là thư thư đã!
- Ôi dà! Còn khối việc gấp đấy!
Thủ hơi xẵng giọng. Bởi anh nhợt nhớ lời bí thư huyện ủy lúc nãy xếp cho Phúc một vị trí xứng đáng? Xì!
Đến tối, khi Sửu đến thông báo một tin mới thì Thủ đã muốn nôi cáu lên!
Sửu đến với vẻ hốt hoảng, rồi thì thầm rằng hôm nay trên huyện vừa nhận được liền hai đơn từ Giếng Chùa gửi lên. Một đơn xin đòi tách khỏi hợp tác xã lớn để trở hợp tác xã nhỏ của Giếng Chùa ngày xưa, và yêu cầu huyện giải quyết ngay để các hộ còn kịp làm vụ mùa. ở dưới đơn có ghi chú rằng ba đội sản xuất Giếng Chùa đã gửi đơn này lên Đảng uỷ và ủy ban xã; nhưng họ chỉ nhận được sự im lặng đáng sợ! Đơn thứ hai mới ác chiến! Họ trình bày nguyên nhân phải tách ra khỏi hợp tác xã lớn vì số cán bộ hiện hành từ đội trưởng sản xuất, tới ban quản trị và cả chính quyền xã là một ê-kíp chặt chẽ bao che cho nhau để làm những vụ lũng loạn. Họ thống kê một loạt: nào là phá nhà kho, giải tán trại lợn của hợp tác xã Giếng Chùa cũ, số tiền tham ô của đội trưởng thủy lợi; số tiền chênh lệch ở trại giống, nhiều những khoản tiền lặt vặt lắm. Sửu có vẻ run khi họ nói tới hai việc lớn: ấy là biểu thuế và số tiết kiệm. Vì xã này là nơi giáp ranh giữa trung đu với đồng bằng, nên biểu thuế quy định cho xã rất nhập nhằng. Những diện tích nằm sát nơi giáp ranh lâu nay xã vẫn bắt đóng theo biểu thuế đồng bằng là sai, vì mức thuế giữa hai vùng chếch lệch khá cao. Một mét vuông đất ở đồng bằng đóng cao hơn một mét của trung du tới bốn lạng thóc. Những đội sản xuất có số ruộng giáp biên đó đã đề nghị xã phải chỉnh lý lại từ hai năm trước. Vậy tại sao năm nay vẫn nộp sản theo biểu thuế cũ? Với số thóc dôi ra ấy lên tới hàng tấn xã có nộp lên trên khòng? Hay dùng vào việc gì? Vì số thóc mập mờ này rồi dễ tham ô, vừa tinh vi, vừa hợp pháp.
Còn sổ tiết kiệm thì họ tố cáo là Đào Văn Quang, tức Quàng, người phụ trách quỹ tín dụng của xã đã mang số tiền thuộc khoản ngân quỹ xây dựng của xã ra ngân hàng làm cho mỗi cán bộ chủ chốt một sổ tiết kiệm với số tiền một triệu một sổ. Tất cả tám sổ tám triệu. Tất nhiên Quàng cũng phải có một xuất trong đó. Tất cả những sổ ấy đều gửi không thời hạn để rút lúc nào cũng được, đề phòng khi xã cần thì Quang đi lấy số tiền gốc được ngay. Vẫn tám triệu của xã không bớt một xu nhá! Thật xứng đáng là chọn mặt gửi vàng nhá! Nhưng kỳ thực là tám người đã hưởng lại năng tháng nay rồi. Thế thì đây không phải là lạm dụng chức quyền để tham ô tập thể thì còn là cái gì? Dân làm sao còn tin được, làm sao còn dám giao đồng tiền bát gạo vào tay họ! Những người tố cáo đã kê rành rành người có sổ tiết kiệm gồm hầu hết ban thường vụ và những người đầu trò ở xã.
- Gay nhất là cái khoản này đấy anh ạ! - Sửu nhìn Thủ như cầu cứu một giải pháp. Lúc này Sửu thấy liên minh với Thủ là cần thiết qua. Còn những vụ việc như phá ba cái nhà kho, giải tán trại lợn gồm hơn trăm con của hợp tác xã Giếng Chùa cũ và một vài món lặt vặt kháclà chuyện của những năm trước, từ những ngày tôi với anh chưa ra làm việc thì khỏi lo. Nhưng mấy cái sổ tiết kiệm này thì không chối được rồi! Chỉ bực là tay Quàng làm ăn thế nào mà để lòi ra!
Thủ châm một điếu thuốc nữa, mặt vẫn tỉnh như không:
- Có gì mà anh đã cuống lên thế! Bây giờ đưa tất cả số số tiết kiệm cho Quàng nó giữ, và các ông phải luôn luôn có đủ số tiền lãi trong mấy tháng vừa rồi để khi cần là nhả ra ngay! Khi có đối chất thì Quàng phải đứng ra nhận là đã tự ý làm chứ không phải lệnh của ai. Vì muốn có lãi suất cao cho xã, nên Quàng đã làm thành những sổ cá nhân, chứ sự thật không ai được chấm mút gì? Nếu họ quy là tội gian dối, thì đó chỉ là một cách gian dối mang tính chất nghiệp vụ để có lợi cho tập thể! Dặn Quàng là phải nhận hết! Thì đã cho ăn lộc mấy năm nay, có nhà có eửa, có bát đầy bát vơi, mà chỉ phải nhận có thế thì cũng chẳng thiệt gì! Hỏi nếu không được làm cái chân giữ tiền cho xã, thì Quàng lấy gì mà sàng sê? Mấy năm trước vợ chồng hắn có hơn gì lão Quềnh?
Mắt Sửu sáng lên, rõ là chịu Thủ cao kiến hơn hắn mình một cái đầu. Mình đúng là óc đậu phụ! Sửu lại hỏi:
- Thế còn cái biểu thuế đồng bằng, trung du anh tính sao? Khoản ấy thì bắt chính cái kẻ làm đơn tố cáo phải trách nhiệm chính. Tức lão Phúc chứ ai! Người đầu tiên kiện cáo này là lão Phúc chứ ai! Chỉ có lão mới biết nhiều chuyện thế! Biểu thuế vô lý ấy có từ thời lão làm chủ nhiệm, thế chắc lão không biết ăn đấy! Với lại việc này tôi và anh ít liên quan. Chức trách chính là ban quản trị, là chủ nhiệm, vì đấy là những người trực tiếp liên quan đến đất đai, thuế má. Lần này xem anh em Hiển-Vinh có còn khủng khỉnh như gà giò no cơm nữa không.
Anh em Hiển-Vinh chính là con trai cô thống Biệu. Ông Hiển cùng cỡ tuổi ông Hàm, là con cả, đang ở với cô thống ngay trong làng này. Ông Hiển đã có thời làm đội trưởng sản xuất, nhưng rồi có chuyện hục hặc với ban quản trị, nên đã nghỉ từ lâu, nhưng vẫn khối anh kiềng. Còn Vinh đang làm chủ nhiệm bây giờ là con thứ, lấy vợ và gửi rể xóm Đầu Cầu trên kia. Cụm trên ấy lại thuộc một chi bộ khác, nên ít khi Vinh la cà ăn uống ở đây. Vả lại, anh em Hiển-Vinh như rất có ý thức quyết không chịu vào guồng với bất cứ phe phái nào.
Gia tộc cô thống Biệu ở làng này chỉ là loại nhỏ, và từ xưa tới nay cũng chỉ đủ ăn đủ mặc, nhưng lại được cả làng nể theo một cách riêng chính là vì họ nghĩ cô nắm được những tà phép của quỷ thần, nên tốt nhất chớ có dây vào! Ngay từ những năm trước đây, khi người ta được kích động bài trừ mê tín, đã trở nên liều lĩnh đến vô sừng sẹo, xông vào phá hết cả đình chùa miếu mạo, trèo lên cả vai tượng phật, tay nắm lấy hai tay, người nhún nhảy như trẻ con cưỡi ngựa gỗ! Vậy mà đám trai trẻ hễ sàm báng cô thống Biệu, là ông bà cha mẹ họ đe nẹt ngay. Ngoài cái sự nể trọng người già, những người cao tuổi vẫn nề sợ cô, sợ cô cáu lên mà lẳng lặng yểm cho thì khốn! Vì thế anh em Hiển - Vinh không bị các họ lớn trong làng coi nhờn. Vinh đã học hết trung cấp nông nghiệp từ lâu, đã từng nhảy nhớn đi đây đi đó làm người nhà nước một thời gian nhưng rồi nghe chừng đồng lương ba cọc ba đồng tã rách quá đã bỏ về xã làm kỹ thuật viên thời ông Dáng là bí thư đảng uỷ. Vinh đã được ông Đáng nâng đỡ nhiều cho nên nếu vinh có nhớ ơn thì chỉ nhớ ơn ông Đáng, chứ còn từ Thủ trở xuống, không biết có phải Hiển mớm cho không, mà Vinh cứ ngọt nhạt, nhưng để nắm anh ta thì thật khó, cứ chuội như bắt bóng. Lại thêm gia đình bên vợ Vinh khá phong lưu và chỉ sinh độ một mụn con gái duy nhất nên Vinh ở rể nhưng không phải chịu cảnh chó nằm gầm chạn mà là à ông chủ ngay từ khi chạm ngõ. Vì thế Vinh đàng có cớ để sống sếnh không muốn ngả hẳn về ai. Trong những cuộc bầu bán chính vì chưa có phe nào giành được thắng lợi tuyệt đối, nên họ phải nhường ghế cho phái thứ ba tức là Vinh dù ở trung dúng ngúng nghỉnh một tý, nhưng thà thế còn hơn giao ghế cho người bên kia.
Đến cú này không biết Vinh đã tỉnh ra chưa, hay anh chàng vẫn lỉm đỉm chơi trò đứng giữa để ăn lộc cả hai bên? Vừa rồi Vinh đi mổ ruột thừa, còn đang nghỉ tĩnh dường, nên ít có mặt trong những cuộc họp hành, chè chén.
- Chiều nay cụ Luân về đọc mấy cái đơn này chắc là buồn bực lắm! -Sửu nói lầm rầm - Nay mai thế nào cũng gọi tôi với anh lên để chất vấn.
- Thế là họ bắn vọt cầu vồng lên huyện, mà có khi đã gửi lên cả tỉnh để tấn công ta đấy! Đơn ký những tên ai? - Thủ hỏi.
Nghe anh Bí nói họ kể tên toàn những xã viên thường, còn những gia dình có người là đảng viên như Phúc- Lộc-Tài thì chỉ ghi tên vợ con họ thôi, chớ không có anh đảng viên nào ở đấy. Cũng kín cạnh đáo để lắm.
- Được rồi cứ yên tâm, lúc nào ông Luân gọi tôi với anhh sẽ cùng đi. Dù Dù thế nào các ông trên huyện cũng phải bảo vệ tôi với anh là những người tận tụy với các ông ấy, tận tụy với cả vợ con các ông ấy. Ngày còn trại giống, lợn con, vịt bầu của ta từng rải khắp chuồng các gia đình cơ quan huyện ủy! Rồi gạch ngói của ta cũng góp phần làm cho nhà ông Luân, ông Đạo thêm khang trang. Chẳng bỗng chốc các ông ấy phủi tay dược! Chả nhẽ các ông ấy rỗi hơi đi bênh những kẻ đứng ngoài chọc gậy bánh xe! Đúng không nào?
Mắt Sửu sáng lên:
- Thì tôi cũng nghĩ thế. Nhưng để cho các cụ đứng hẳn về ta, cũng phải biết cách thuyết phục đấy anh ạ. Nhiều lúc tôi cứ tiếc thấy ta phá chuồng trại, ao hồ là nhanh nhảu đoảng, là thất sách. Còn những thứ ấy giống như miếng trầu đầu câu chuyện! Đi thăm nom ai nó cũng dễ vào cửa!
Thấy Thủ lậm lừ không nói, Sửu khẽ chào rồi về, dáng đi có vẻ yên tâm lắm. Nhưng với Thủ thì không thể được chăng hay chớ như vậy, không thể dựa dẫm vào ai ngoài chính mình. Với lại mục tiêu chính để anh em nhà Phúc cần phái hạ là anh, chứ không phải là Sửu và Vinh. Cho nên anh gấp rút hành động! Chứ để nước chảy bèo trôi, sang tuần sau triển khai nghị quyết 04, trước mặt đại biểu huyện ủy, rất có thể cả ông Luân xuống dự, anh em nhà Vũ Đình sẽ hùa vào hạ nhục anh, sẽ xới cho mọi chuyện rối tung lên, thì lúc ấy dù anh có biện minh đến may ông Luân cũng sẽ ngờ vực, vì chính ông ấy vẫn hay triết lý: Đã phải thanh minh, phải cãi lý, thế tức là có vết rồi! Cho nên phải có phương án, phải chuẩn bị chu đáo thì mới biến anh 04 thành một lưỡi dao sắc đề phạt những ngọn chông đang lăm le muốn xuyên táo mình! Nghị quyết nắm trong tay, thời gian triển khai nắm trong tay, vậy chả nhẽ đến khi nổ súng mình lại tự nguyện làm bia đỡ đạn! Thế thì có mà thay chân lão Quềnh làm thằng ngốc ở cái làng này!
Thủ lại đốt một điếu thuốc nữa. Anh lim dim nhẩm tính. Mới có một cái biên bản bắt được quả tang ông Phúc và bà Son dấm dúi gặp nhau trong đêm, chưa ổn! Vì nội dung biên bản còn nhẹ quá, sạch sẽ quá, chưa đủ sức nặng để dồn Phúc vào chân tường, chưa đủ tì vết để cho Phúc bay đi! Phải thêm tang chứng nữa! Lại phải gọi thằng Cao!