Chương 4

TÔI vào nhà thương Chợ Rẫy được hai hôm thì muốn bỏ nhà thương mà trở về trường cho rồi. Buồn ghê quá. Xung quanh toàn là những con bệnh nặng. Họ rên la suốt ngày suốt đêm như muốn làm cho người khác cũng phải chán đời theo căn bệnh của họ. Đây là khoa Tai Mũi Họng của nhà thương này. Tất cả gom lại chừng độ ba chục cái giường sắt kê sát sao nhau như cá mòi xếp trong hộp. Mỗi lần muốn lên giường thì phải đi ngang như cua mới lên được. Nằm trên giường có thể nghe được nhịp thở của hai người nằm hai giường bên. Già, trẻ, trai gái đều nằm chung đấy cả. Ai cần thay quần áo thì đợi ban đêm hay phải đi vào cầu tiêu mà thay. Bệnh này nằm xen lẫn với bệnh khác. Người sắp chết có thể nằm gần một người sắp khỏi. Tôi bị viêm xương mũi, được xếp nằm gần một anh bị mắc xương cá và một chị bị thối tai. Anh bị mắc xương cá tên là Chức, nghe nói là con một công chức cao cấp nào đó ở Sài Còn, không hiểu sao không vô nhà thương khác mà lại vô đây. Anh hơn tôi chừng 5 tuổi nhưng to béo hơn nhiều. Lúc tôi chưa vào anh phải kéo sát giường tôi vào giường anh mới đủ chỗ cho anh. Vì vậy khi người ta xếp tôi nằm gần là anh khó chịu lắm. Lúc nào anh cũng gởi qua giường tôi khi thì cánh tay, khi thì cái chân. Thậm chí khi ngủ anh có thể “để quên” chân trên bụng tôi mà vẫn ngủ ngon lành. Nhưng tôi ghét Chức nhất là anh rên la to quá. Lúc đau anh có thể rống lên át hết mọi tiếng rên la khác ở trong phòng. Lúc nào suy nghĩ quá, sợ chết, anh lại khóc thút thít như một đứa trẻ lên ba.
Bệnh nhân bị thối tai là một chị phụ nữ tên là Quyên. Chị hiền như cục đất, trông vẻ thật thà, chất phác, dễ thương. Nghe nói mấy ngày trước chị hay bị anh Chức la ó, dọa nạt. Anh ta nói mùi thối tai của chị làm anh ta nghẹt thở. Thấy tôi vào nằm ở giữa, chị tỏ vẻ vui mừng như có được tấm bình phong che chở vậy. Còn tôi thì phải chịu hai cái bệnh của hai người thật là khó chịu quá. Nhưng biết làm sao được, đã vào đến đây coi như gởi số mạng mình cho nhà thương rồi. Mỗi ngày hai bữa cơm như cơm tù, một lần làm thuốc qua loa. Rồi thì mặc cho con bệnh “sống” được bằng cách nào thì sống. Nhà xác cách khoa Tai Mũi Họng này không xa. Chỉ ngăn bởi một bức tường và một cái cửa luôn luôn đóng kín. Bởi vậy bệnh nhân nào nghèo qua đó cũng dễ, khỏi tốn tiền xe. Bệnh nhân giàu, có tiền thì không nằm ở đây. Chỗ của họ trả tiền có phòng riêng tiện nghi đầy đủ, ăn uống thuốc men và cả sự chăm sóc cũng thừa thãi. Ở chỗ đó đúng nghĩa “nhà thương” chớ còn chỗ tôi nằm thì coi bộ giống “nhà ghét” hơn. Vậy mà số người tới nhà thương ngày nào cũng đông như người đi chợ. Người ta chờ đợi được vô khám bệnh trước cổng mỗi sáng đông như đi biểu tình. Ở Sài Gòn mà nhà thương và trường học cũng không đủ lo cho dân, nói chi đến người dân quê. Ở quê mà bệnh thì ít có dịp nào lên tới nhà thương lắm. Bệnh nặng lắm, phải có tiền mới dám đưa đi. Đôi khi đưa chưa tới nhà thương tỉnh thì người bệnh đã chết rồi.
Riêng khoa Tai Mũi Họng mỗi này có đến ba bốn chục người đến khám bệnh. Bác sĩ Trí phụ trách khoa này cũng chỉ khám qua loa hàng loạt rồi ghi toa cho mỗi người là cũng đủ hết giờ làm việc rồi. Ông ta còn phải dành thời gian làm việc ở phòng khám riêng, ở đó mới chính là chỗ làm việc của ông, nơi ông tìm mọi cách “cắt cổ”, “mổ bụng” những người không thèm đến nhà thương vì chê dơ bẩn hay những kẻ khốn nạn bệnh nặng đã bị nhà thương từ chối cứu chữa.
Tôi đang suy nghĩ làm sao có thể thoát khỏi cảnh khó chịu trong nhà thương này mà vẫn có thể được chữa bệnh. Hay là xin bác sĩ cho uống thuốc thôi để về trường ở. Nhưng sang này thứ tư có một việc làm tôi từ bỏ ý định ấy. Đó là sự xuất hiện của chị Phụng, là một cô gái khoảng chừng mười chín hai mươi, có cùng một bệnh với tôi, được đưa đến phòng này điều trị. Điều đáng để ý là cô gái này mới vào nằm nhưng có rất nhiều người bạn đến thăm. Hết người này đến người khác lần lượt đến chuyện trò, chăm nom săn sóc chị. Lúc mới tới chị chỉ mặc một bộ đồ bà ba đen và có một cái khăn rằn mang theo vừa để quàng vừa làm khăn lau mặt. Sau có một ngày mà chị có đầy đủ hết các vật dụng cá nhân, chưa kể đến bánh trái do những người bạn mang tới cho. Chắc chắn chị là người nghèo mới nằm chữa bệnh ở đây. Nhưng sao chị được nhiều người chăm sóc vậy. Trong số người đến thăm chị có rất nhiều thanh niên mà đối với người nào chị cũng thân mật, ân cần, niềm nở. Qua các câu chuyện nghe được tôi biết chị vừa mới ở tù ra và điều này kích thích tôi mạnh mẽ. Một người con gái hiền lành, ốm yếu, lại đoan trang như thế thì mắc tội gì mà lại bị tù. Tôi không tin lắm nhưng sự thật này do chính những người con trai đến thăm chị nói chuyện với nhau mà tôi nghe lỏm được. Vậy thì... hay là chị tham gia “hội kín” nào chăng? Nảy ra suy nghĩ này, tôi bán tín bán nghi. Xưa nay tôi vẫn nghĩ đàn bà con gái như mẹ tôi, chị tôi hay như những người khác thì làm gì làm nổi những việc lớn; mà chắc có muốn cũng không dám tham gia vô hội kín đâu. Hay là chị Phụng là con gái của một người Cộng sản nào đó, không bắt bỏ tù được cha thì bắt con ở thế. Nhưng nếu vậy thì làm sao chị lại có nhiều bạn bè thế? Cách quan tâm của bạn bè chị làm tôi thấy giống những người đồng hội, đồng thuyền.
Có lúc tôi muốn làm quen và hỏi thẳng chị Phụng nhưng lại không dám. Khổ nỗi tôi không biết bắt đầu làm quen như thế nào. Xưa nay tôi vốn ít quan hệ với phụ nữ. Nay đối với Lan, người con gái học chung trường cũ mà tôi bắt đầu yêu tha thiết, tôi cũng chỉ dám viết thư nói chuyện vu vơ, chứ gặp mặt chắc là lúng túng lắm. Tôi đâm ra muốn nán lại chữa bệnh ở đây để tìm hiểu sự thật chị Phụng là ai? May ra kỳ này tôi toại nguyện, tìm gặp được Cộng sản.
Một buổi sáng, theo thông lệ chúng tôi đang đứng trước phòng khám cho bệnh nhân nội trú để chờ khám bệnh. Bữa nay không phải ông bác sĩ Trí mà là một ông khác. Đó là bác sĩ Nhân, ông này thường khám thay mỗi khi bác sĩ Trí đi vắng hay bận việc. Anh Chức to con chen lấn định vô khám trước thì ông bác sĩ bảo:
- Anh chờ chút nữa tôi coi cho, để tôi khám cho “em gái Cộng sản” trước.
Nói rồi ông gọi to:
- “Em gái Cộng sản” đâu?
Mọi người còn đang ngơ ngác thì tôi thấy chị Phụng từ từ đi tới trước mặt bác sĩ. Ông Nhân ngó chị một chút rồi nói:
- Mời vào!
Tôi cảm thấy mình sướng run lên. Vậy là đúng rồi. Chị Phụng đúng là Cộng sản rồi. Nhưng tôi hơi thất vọng. Người Cộng sản này không giống như tôi vẫn tưởng tượng. Tôi cứ nghĩ Cộng sản phải là một thanh niên vạm vỡ, lại mang vẻ bí mật như các nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám chứ. Ở đây cô gái ốm yếu bệnh tật này “đuổi rồi không đặng” thì đánh Tây sao được? Nhưng đúng là chị đã nhận mình là “em gái Cộng sản” mà. Nếu không sao ông bác sĩ kêu như vậy chị lại bước tới. Tự nhiên tôi muốn được làm ông bác sĩ, cầm cây đèn soi rọi vào mũi vào miệng chị để nhìn kỹ hơn, biết đâu bên trong chị có gì khác người chăng?
Nhưng nỗi vui mừng vẫn át hết mọi băn khoăn của tôi. Vậy là bao lâu tìm kiếm tưởng vô vọng nay tôi sắp gặp được Cộng sản rồi. Mấy ngày trước tôi chán nhà thương này và oán ghét bệnh tình của mình bao nhiêu thì bây giờ tôi lại thấy yêu thích nhà thương và muốn cho bệnh mình lâu lâu mới hết. Tôi sẽ tìm dịp làm quen với chị Phụng và nhất định sẽ xin vào Đảng. Hôm ấy tôi nói với bác sĩ Nhân:
- Bệnh của tôi chắc bị trở nặng rồi. Đêm rồi tôi ngủ không được, nhức đầu quá. Sáng ra hỉ mũi thấy chảy đầy máu.
Bác sĩ mang đèn soi đi soi lại mãi, rồi nói:
- Xương mũi của anh sắp lành rồi. Chừng vài hôm nữa là anh về được thôi. Còn bệnh nhức đầu thì tôi không trị được. Nếu cần tôi giới thiệu anh qua khoa khác.
Tôi vội vàng từ chối:
- Dạ thôi, tôi xin trị cho thiệt hết bệnh viêm xương mũi rồi xin về trường học. Còn bệnh nhức đầu - tôi hơi lúng túng - có lẽ cũng chưa nặng lắm. Chắc để thi xong tôi về nhà uống thuốc nam cũng được. Nhưng xin bác sĩ để chờ cái xương mũi của tôi thiệt lành hãy cho về. Sợ tới lúc thi mà bệnh tình rescute [1] thì xui xẻo cho tôi lắm.
- Nhiều lắm thì trong vòng một tuần nữa là cùng. Khi đó là anh lành hắn đó. Cứ yên tâm.
Một tuần nữa, chắc cũng đủ nữa để tôi thực hiện ước mong “nói chuyện được với Cộng sản” để xin vào Đảng. Nhưng rồi đã hai ngày qua mà tôi chưa có cách nào nói chuyện được với chị Phụng. Thấy lúc nào chị cũng mắc một chuyện gì đó: làm thuốc, ăn uống, nói chuyện với người nằm bên. Sau giờ cơm chiều bệnh nhân được đi dạo trong vườn của nhà thương. Nhưng chiều nào chị cũng có khách tới thăm đến tận giờ ngủ mới về.
Nguy quá! Nếu cả tuần lễ cũng trôi qua như thế này thì không biết bao giờ tôi mới có dịp gặp Đảng. Từ hôm chị Phụng được bác sĩ Nhân kêu là “em gái Cộng sản” một cách nửa đùa nửa thật, trong phòng này người ta luôn để ý đến chị và hay xầm xì bàn tán về Cộng sản. Ngay tới chị Quyên đau tai nằm bên tôi, hiền lành chất phác vậy mà một buổi trưa cũng khều khều tôi mà hỏi:
- Anh có biết làm Cộng sản là làm gì không anh?
Bị hỏi bất ngờ, tôi rất lúng túng. Nhưng muốn tỏ ra cho chị thấy là tôi không đến nỗi dốt, nên tôi lên giọng nói đại:
- Ờ ờ... làm Cộng sản là đánh lại Tây với tụi nhà giàu hiếp đáp dân nghèo. Đuổi được tụi Tây rồi là dân mình hết khổ, hết nhục. Nhưng vì vậy mà Tây ghét mấy người làm Cộng sản lắm nên tìm bắt bỏ tù như chị Phụng vậy.
Nghe tôi lên giọng dạy đời, anh Chức hình như không thể chịu nổi bèn lên tiếng. Anh cố tình nói lớn cho mọi người xung quanh cùng nghe:
- Vua quan mình ngày xưa binh hùng tướng mạnh như vậy mà còn phải chịu thua Tây. Mấy ông Đề Thám, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học còn không làm gì nổi nước Đại Pháp thì Cộng sản mà làm gì được. Ôi! Xì. Biết đâu Cộng sản cũng chỉ là mấy người làm biếng làm nhác, không lo làm ăn, chỉ muốn giựt tiền, giựt nhà, giựt ruộng đất của người giàu sang để chia nhau mà hưởng. Không phải Tây không mà người mình, những người giàu sang, đàng hoàng cũng ghét Cộng sản như ghét ăn cướp vậy.
- Vậy thầy có giàu không mà thầy ghét Cộng sản dữ vậy? - Tôi quay qua hỏi Chức - Hay là thầy bị Tây nó lừa rồi. Theo tôi xưa nay mình không đuổi được Tây là vì không có ai giúp sức. Nước mình nhỏ, thằng Tây ỷ lớn đến chiếm nước mình. Bây giờ Cộng sản có nước Nga Cộng sản bênh vực giúp đỡ không để cho nước lớn ăn hiếp nước nhỏ nữa. Tây ghét rồi nói xấu Cộng sản mà mình nghe nó thì chỉ còn cách làm mướn cho nó suốt đời.
Mấy câu sau cùng tôi cố ý nói to để cho chị Phụng nằm cách tôi cả mấy giường cũng nghe thấy.
Thấy chúng tôi to tiếng với nhau vì một câu hỏi của mình, chị Quyên đâm lo sợ, quay mặt đi nằm im thin thít.
Anh Chức không chịu thua tôi, còn cố cãi.
- Làm mướn cho một nhà nước Đại Pháp văn minh nhất thế giới với làm Cộng sản để bị tù bị biết thì cái nào hơn?
Nghe tới đây tôi không chịu nổi nữa, đang nằm tôi ngồi bật dậy như một cái lò xo. Tôi tính vung tay đấm vào mặt Chức mấy cái cho bõ ghét. Không ngờ nhanh như chớp, Chức đã lăn xuống khỏi giường đứng thủ thế.
- Mày tính làm gì tao hả thằng học trò Cộng sản kia?
Chức vừa nói vừa thở hổn hển.
- Tao đánh chết cha mày chớ làm gì? Đồ hèn, đồ phản quốc?
Tôi nhào tới định nhảy xổ vào Chức thì chị Quyên ở giường bên đã nhanh tay níu tôi lại. Cả phòng bệnh nhao nhao lên:
- Sao vậy? Gì vậy? Đánh nhau hả?
- Muốn đánh nhau thì ra sân mà đánh, để cho người ta ngủ trưa chớ!
Một ông già nằm gần giường chị Phụng mà chúng tôi thường kêu là ông Ba Già lên tiếng:
- Mấy chú không biết thì đừng cãi nhau rồi sinh sự vô ích. Tại sao không hỏi cô Phụng đây, cổ là Cộng sản có bằng cấp rồi đây nè.
Bị lôi vào chuyện một cách bất ngờ, chị Phụng vẫn nằm trên giường như người sắp ngủ, chị nói từ tốn:
- Làm Cộng sản nghĩa là chống lại mọi sự bất công áp bức, bóc lột bất kỳ từ đâu đến để xây dựng một xã hội không có người này ăn hiếp người kia, một thế giới không có nước này ăn hiếp nước nọ, như một cái thiên đường vậy. Vì vậy mà những người nghèo khổ đều muốn làm Cộng sản. Khi đã làm Cộng sản, người ta không sợ tù, sợ chết nữa.
Chị bỗng ngồi dậy, nhìn thẳng về phía chúng tôi mà nói tiếp:
- Bà con cô bác nghĩ coi, đã bảy chục năm nay người Pháp chiếm nước mình, coi dân mình là nô lệ, chà đạp lên non sông, khinh rẻ nòi giống mình. Người Pháp nói họ văn minh, nhận họ có thương dân mình mà cho mình văn minh không, hay cứ muốn đứng trên đầu trên cổ người Việt mình để dễ bề bóc lột, áp bức. Bao nhiêu lần các phong trào yêu nước nổi lên đều bị dập tắt. Nhưng chúng không thể dập tắt được lòng yêu nước của người mình. Sứ mạng của Cộng sản nước mình là “phản đế phản phong” nghĩa là làm cho dân mình thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp và không bị bọn vua quan, nhà giàu áp bức nữa. Đảng Cộng sản không giống các đảng khác là đảng của những người nghèo khổ. Đảng quyết sống chết cho người nghèo khổ, người vô sản. Thực dân phong kiến càng áp bức, càng bóc lột thì người nghèo khổ, người vô sản càng ngày càng đông và ngày càng căm thù áp bức. Đảng Cộng sản vì thế mà sẽ này càng lớn mạnh. Sẽ đến lúc đầy đủ sức mạnh để lật đổ chúng nó xuống. Đó là chuyện không thể tránh khỏi. Đảng Cộng sản của mình lại có các đảng Cộng sản ở nước khác, người vô sản ở nơi khác giúp đỡ nên nhất định sẽ làm cách mạng thành công.
Chị Phụng còn muốn nói thêm nữa. Nhưng ông Ba Già bỗng nói nhỏ điều gì với chị. Tôi thấy chị gật đầu, rồi ngó ra sân; chị vừa đổi giọng vừa nằm xuống giường:
- Nhưng bây giờ là giờ ngủ rồi, các anh cãi với nhau làm gì. Có gì không hiểu thì thủng thẳng tìm hiểu đã. Sau này tranh luận coi ai đúng ai sai thì hay hơn.
Anh y tá trực bước vào phòng chỉ còn nghe thấy mấy lời sau cùng đó của chị. Đứng nhìn khắp phòng chỉ thấy có tôi là còn ngồi ngay như tượng Phật còn thì ai nấy đều nằm im trên giường, anh bước đến gần tôi:
- Anh chưa ngủ hả?
Tôi giật mình vừa sửa gối nằm xuống vừa lúng túng trả lời:
- Thưa thầy... tôi không sao cả, chỉ hơi nghẹt mũi, ngồi lên thấy dễ thở hơn.
Anh ta sắp qua đi thì Chức đã mở miệng nói:
- Không phải nó nghẹt mũi đâu, nó khùng rồi đó. Nó tính tuyên truyền Cộng sản mà tôi không cho, nó đòi đánh chết cha tôi đó, có bà con ở đây làm chứng nè.
Tôi tức giận đến mức không còn muốn đính chính gì hết, mà chỉ muốn đánh cho nó một trận cho chừa thói hèn nhát và vu cáo đi. Anh y tá nhìn tôi, vẻ ngạc nhiên. Thấy tôi làm thinh, tưởng tôi nhận lỗi rồi, anh ta nói:
- Đây là nhà thương, anh vào đây để trị bệnh chớ đâu phải đi làm quốc sự và đi đánh lộn đâu? Nếu anh còn như vậy làm phá trật tự ở đây thì nhà thương không chứa nổi anh nữa đâu. Người ta “làm Cộng sản có bằng cấp” như chị Phụng kia mà còn không tuyên truyền Cộng sản, anh là học trò mà tuyên truyền cái gì?
Có tiếng cười khúc khích trong phòng. Chị Quyên cũng không nhịn được cười. Chị nói với anh y tá:
- Thầy nói đúng đó - Chị cố ý nói to cho nhiều người cùng nghe. - Anh Ngộ này có tuyên truyền gì đâu, ảnh sợ thi rớt nên ôn bài. Anh Chức ngủ không được thì đói đánh anh Ngộ trước chớ anh Ngộ nhỏ con hơn mà dám gây sự với anh Chức hồi nào. Tôi làm chứng cho anh Ngộ đó.
Thật tôi không ngờ một người chất phác như chị Quyên mà lúc này lại kiếm ra lời đối đáp như vậy được. Tôi quay lại ngó chị một cách biết ơn trong lúc Chức thì lồng lộn lên như vừa bị thọc một dao vào hông. Nó ngồi xổm dậy trên giường la lên:
- Trời đất quỷ thần ơi! Tôi bệnh sắp chết như vầy làm sao đi gây sự, đi đánh người ta. Hai tuần lễ nằm đây rồi mà có cái xương cá không gỡ ra được, toàn là uống sữa với nước cháo thì sức đâu mà đánh người hả. Nói ngược vậy mà sao không bị sưng hầu sưng họng cho tôi làm phước.
Cả phòng cười ô lên làm cho Chức càng bực tức. Không biết làm gì, hai tay ôm cổ ho sù sụ như để chứng minh rằng anh ta đang bịnh nặng lắm. Anh y tá nhìn khắp một lượt trong phòng như muốn tìm kiếm một người làm chứng nữa. Ông Ba Già nằm gần chị Phụng tận đầu phòng kia hiểu ý, nói một cách thong thả:
- Tôi thấy thầy Chức đứng dậy cung tay trước, vậy mà khi có người của nhà thương thầy lại ỷ thế cậy thần vu cáo cho chú em kia là gây sự. Như vậy là không tốt. May thầy y tá đây là người biết điều, còn nghe bà con phân trần phải trái, chứ nếu gặp Tây hay người nào khác thì thế nào chú em kia cũng bị đủ điều khó dễ cho coi.
Anh y tá bỏ ra khỏi phòng mặc cho Chức ấm ức ôm cổ rên hừ hừ. Tôi nghe mát ruột như vừa uống một trái dừa xiêm vậy.
Bài diễn thuyết ngắn ngủi của chị Phụng làm cho tôi không sao ngủ được. Chị nói hay quá. Tôi đã ngồi nghe như người mộ đạo mê kinh. Chị Phụng và ngay cả chị Quyên nữa đã chữa cho tôi hết bệnh coi thường phụ nữ rồi. Đàn ông con trai như thằng Tạo, thằng Phước hay anh Chức đây thì cũng chỉ là kẻ hèn nhát. Máu của Trưng Trắc, Trưng Nhị vẫn còn đang chảy trong chị Phụng, chị Quyên, trong bao người phụ nữ khác. Lần đầu tiên nghe nói về Cộng sản tôi thấy ngọt tai và lòng mát như đang đi đường trưa nắng được vào bóng mát uống nước suối trong. Nhưng ngồi nhớ lại từng lời từng chữ không phải là dễ. Nào là “vô sản”, nào là “thực dân”, nào “phản đế phản phong”. Vậy là khi nghe tôi đã “nuốt chửng” luôn mấy tiếng đó mà vẫn cảm thấy thấm thía thế nào là Cộng sản. Nghĩ lại mới thấy là không đơn giản như mình hiểu: Cộng sản là đánh Tây. Tôi càng muốn được gặp riêng chị Phụng để xin vào Đảng.
Tôi có ý định dù chiều nay chị Phụng có khách tôi cũng xin nói chuyện riêng với chị. May sao, cơm chiều xong chưa thấy ai tới thăm, chị Phụng bước ra vườn đi đạo vài ba vòng rồi đến ngồi một mình trên chiếc băng gỗ. Không để lỡ địp may, tôi bước vội đến, ngồi xuống bên chị. Vừa ngồi xuống băng là tôi nghe lòng can đảm của mình bỗng tan biến đâu hết rồi. Nói hay không? Bắt đầu thế nào đây? Nếu chị không nhận lời thì sao. Chưa xin thì còn hy vọng xin mà không được thì thất vọng chết mất còn gì. Những ý nghĩ ấy cứ lẩn quẩn trong đầu tôi. Tay tôi cứ lượm từng hòn sỏi trên sân lên rồi lại ném xuống. Đầu tôi hết ngẩng lên lại cúi xuống với bao nhiêu băn khoăn do dự. Bỗng nhiên tôi nghe chị Phụng hỏi:
- Anh đã giảng hòa với anh Chức chưa?
Tôi như thoát ra khỏi sự lúng túng, ngẩng đầu dậy nhìn chị Phụng, cặp mất chị nhìn thẳng vào tôi lên từ giống như mắt chị Sáu tôi vậy. Qua cách nhìn và câu hỏi của chị, tôi chắc rằng chị trách tôi sao gây sự với Chức một cách vô ích như vậy. Tôi không trả lời ngay vào câu hỏi ấy vì sợ mất thì giờ. Tôi sợ chưa kịp nói nguyện vọng của mình mà có ai đến thăm chị thì mất dịp may này. Tôi nói thẳng luôn:
- Chị ơi, cho tôi vào đảng Cộng sản với, nhen chị.
Tim đập thình thịch, tôi chờ đợi câu trả lời của chị Phụng. Một phút im lặng đến nghẹt thở. Tôi ngạc nhiên chị Phụng vẫn nhìn tôi mà mỉm cười. Tôi bắt đầu hối hận vì lời yêu cầu đột ngột của mình. Tại sao tôi lại không biết đặt vấn đề một cách khéo léo hơn? Bắt đầu theo kiều “vòng vo tam quốc”, hay bắt đầu từ chuyện anh Chức cũng được vậy. Tôi đã nóng nảy quá hóa ra vụng về. Bây giờ thì chỉ còn chờ chị lắc đầu hay gật đầu nữa là xong. Sao bây giờ tôi bỗng sợ chị trả lời dứt khoát quá. Tôi lại muốn kéo dài hơn thời gian hy vọng khi sắp tới gần sự thật rồi. Dường như cũng hiểu được tâm lý kỳ quặc đó của tôi, chị Phụng không trả lời ngay mà nói sang chuyện khác.
- Anh sắp thi ra trường phải không? Đau bịnh như thế này thì học hành gì được mà thi. Thi rớt hay thi đậu lúc này cũng không dễ gì tìm được việc làm đâu. Anh định sẽ làm gì?
- Làm Cộng sản - Tôi lại vọt miệng nói. Nói xong tôi mỉm cười nhìn chị Phụng - Ở trong trường tôi cũng có Cộng sản nhưng không biết là ai. Tụi tôi chỉ được xem một dấu hiệu búa liềm trên cánh cửa. Có coi thôi mà một anh học sinh bị đuổi học, còn thêm bốn đứa khác bị phạt nhốt một tháng trong tường lại thêm bị đòn nữa.
Nói đến đây như có đà, tôi kể hết cho chị Phụng nghe hết cả mọi chuyện trong trường từ ngày tôi vào học đến nay. Chuyện các giáo sư, các thầy giám thị, chuyện Ban giám đốc, chuyện học trò trong trường. Tôi ghét ai, tôi thương ai, tại sao mà thương tại sao mà ghét. Hết chuyện trong trường, tôi nói đến chuyện gia đình, đến cha tôi, đến mẹ tôi, đến chị và em tôi. Chuyện anh tôi đang mong mỏi được gặp Đảng. Thấy chị chăm chú nghe tôi kể luôn về quê tôi. Tôi đã kể từng khúc sông, dòng suối, từng cánh rừng, từng miếng ruộng. Tôi kể lịch sử của từng cái miễu, cái đình. Tôi kể cả chuyện cha tôi và bao người mưu đồ tập võ để cứu nước mà cuối cùng thất bại, bị cấm đoán, lại còn thêm hậu quả du côn, trộm cướp nữa.
Tử nhỏ đến giờ chưa bao giờ tôi nói nhiều như tối hôm ấy, cũng chưa thấy ai chịu khó nghe tôi nói như chị Phụng. Đèn điện đã sáng trưng tự lúc nào, sương đêm bắt đầu rơi. Trong vườn cũng đã vắng người mà tôi còn biết bao nhiêu chuyện muốn kể cho chị Phụng nghe. Nếu kẻng báo giờ ngủ không vang lên thì có lẽ tôi còn kể cho chị nghe cả những chuyện về thời thơ ấu của tôi, chuyện tôi đi học ở trường Mỹ Lộc, cả chuyện tôi đã bất đầu yêu Lan, người bạn gái có cặp mắt buồn buồn của tôi. Đứng lên để đi về phòng, chị Phụng còn dặn tôi:
- Nhưng anh nhớ tìm cách giảng hòa với anh Chức sớm đi là tốt hơn. Không nên gây sự với người ta làm gì. Còn biết bao nhiêu người chưa hiểu “chủ nghĩa Cộng sản”, nếu cứ gây sự với những người ấy thì chỉ gây thù gây oán chứ không làm Cộng sản được đâu.
°
Suốt ba buổi tối liền như vậy. Lần nào bước tới ngồi gần chị Phụng ngoài vườn hoa của nhà thương, câu mở đầu của tôi cũng vẫn là:
- Chị ơi, cho tôi vào đảng Cộng sản với, nhen chị.
Nhưng chưa lần nào chị Phụng trả lời ngay vào câu hỏi của tôi. Lần nào chị cũng cười rồi nói sang chuyện khác, cố giải thích cho tôi hiểu Cộng sản là gì. Tôi bắt đầu hiểu láng máng thế nào là giai cấp, đấu tranh giai cấp, về giai cấp công nhân trong “trận cuối cùng”. Chị nói với tôi về nước Pháp, về chính phủ Pháp, nhân dân Pháp, về đảng Cộng sản Pháp là bạn của người Việt Nam mình. Tôi bắt đầu hiểu ra, rằng không phải mọi người Pháp đều là kẻ thù của dân mình và ở đất nước “tự do bình đẳng bác ái” đó cũng có áp bức, bóc lột, cũng phải đấu tranh chống cường quyền bạo lực như ở đây. Tôi hỏi chị những từ khó hiểu mà tôi mới được nghe đến lần đầu hôm xảy ra vụ cãi nhau giữa tôi và anh Chức, như “phản đế phản phong”, “vô sản” hay những câu hỏi khó hiểu mà chị mới nói như: “cách mạng dân tộc dân chủ”, v.v... Cũng có nhiều điều tôi hỏi mà chị Phụng không giải thích được hết, hoặc tôi nghe cũng không hiểu được rõ ràng. Nhưng tôi thích nhất là lúc chị nói đến Các Mác, Ăng-ghen, Lê-nin và ca ngợi các ông như những vị Thánh, vị cứu tinh của nhân loại. Nhưng chị lại nói làm Cộng sản, giải phóng dân tộc là làm đồng chí với các ông Các Mác, Ăng-ghen, Lê-nin ấy. “Trời ơi, sướng quá, làm Cộng sản đánh Tây cứu nước đã sướng rồi, lại còn được làm đồng chí với cả những vị Thánh ấy nữa”. Đêm tôi cứ thao thức trằn trọc, mơ tưởng đến cái xã hội không còn người bóc lột người mà chị Phụng thường nói là mục đích của chủ nghĩa Cộng sản.
Càng nghe chị nói, tôi càng muốn được là Cộng sản. Theo tôi là cứ xin được vào Đảng rồi sẽ tìm hiểu thêm sau vì cũng có nhiều điều tôi thấy rắc rối chưa hiểu hết. Chớ mà cứ ở ngoài Đảng như tôi bấy nay thì có hiểu được gì đâu. Nhưng đã mấy ngày rồi mà chị Phụng cũng không nói gì đến chuyện tôi có được vào Đảng hay không cả. Lần nào nghe kẻng báo giờ ngủ, chị cũng nói với tôi:
- Thôi, ngày mai sẽ nói tiếp. Anh nhớ giảng hòa với anh Chức đi nghen. Tôi thấy trong vụ này anh cần phải nhận lỗi trước đó.
Tôi bắt đầu bực mình mỗi khi nghe câu nói ấy. Không hiểu sao chị Phụng lại để ý đến câu chuyện quá nhỏ nhặt như vậy. Cái xương mũi của tôi đang lành bệnh một cách đáng sợ. Tôi sắp phải rời nhà thương nay mai, mà việc quan trọng nhất đối với tôi chưa giải quyết được, vậy mà còn phải lo xin lỗi một người mà tôi cho là hèn nhát, đánh khinh bỉ. Nhưng nghe lời chị Phụng tôi cũng tìm cách “làm lành” với anh Chức từ hai hôm nay. Tôi giành với chị Quyên để đi lấy cơm, mấy nước hay rửa chén cho anh ta. Một đêm, thấy nó kêu đau ầm ĩ, tôi chạy đi gọi y tá trực đến chăm sóc, tiêm thuốc cho. Vậy mà đối với tôi, anh ta vẫn “mặt lạnh như tiền”, có lúc còn nhìn tôi một cách hiềm thù, bực tức. Mở miệng làm thân xin lỗi anh ta quả thực là một chuyện khó khăn vô cùng đối với tôi.
Sáng hôm đó, sau khi khám bệnh, bác sĩ Trí tuyên bố cho tôi được về vì bệnh tôi đã lành hẳn. Không còn cách nào để xin ở lại thêm nữa, tôi đành phải im lặng lén nhìn chị Phụng với vẻ trách móc và luyến tiếc, tôi đâm ra ân hận vì mấy này qua mải mê nghe chị nói mà không đốc thúc chị trả lời thẳng vào yêu cầu của tôi. Bây giờ đã quá trễ rồi. Nội trong ngày hôm nay tôi phải quay về trường làm sao gặp được chị lần cuối cùng được.
Tôi giả đò đi xin địa chỉ một số người để biết địa chỉ của chị Phụng mong tới đó kiếm chị sau này. Nhưng chị nói:
- Tôi mới ở tù ra, còn chưa biết khi lành bệnh sẽ đi đâu. Nhưng thôi, tôi biết địa chỉ của anh rồi, khi nào có địa chỉ ổn định tôi sẽ viết thơ báo cho anh biết, nếu cần.
Nghe chị nói vậy, tôi thất vọng quá, tự trách mình sao mấy bữa nay không hỏi thăm chị trước mà chỉ lo nói về mình. Vậy là hy vọng được thành đảng viên của tôi còn mong manh quá. Vậy mà tôi cứ tưởng đơn giản là mình xin vô là được trả lời ngay là có được hay không. Phải mà được đồng ý, tôi sẽ trở về trường với một cái “bằng cấp” bí mật là đảng viên Cộng sản. Còn giá trị gấp mấy lần cái bằng Thành Chung mà chưa chắc gì tôi đạt được trong kỳ thi sắp tới. Tôi sẽ viết thư cho anh Năm tôi để ảnh mừng. Tôi sẽ vô Sở Thú kiếm ông già mù mà nói nhỏ với ông lão là: “Tôi là Cộng sản, tôi sẽ mang lại đời sống ấm no cho mọi người nghèo khổ”. Rồi tôi sẽ làm thơ, viết bài ca cho ông lão ca thay vào những tích xưa như “Lục Vân Tiên” hay “Thạch Sanh chém chằn” mà ông vẫn hát mỗi ngày. Những ao ước ấy giờ, tan như bong bóng xà phòng. Tôi buồn quá.
Ăn cơm trưa xong tôi đang chuẩn bị thu xếp quần áo, đồ đạc để về trường thì bỗng thấy anh Sáu tôi tới. Anh tên là Chơn, là chồng chị Sáu tôi. Anh là một trong những học trò giỏi của tía tôi ngày xưa được mẹ tôi nhận về làm rể. Anh làm nghề đánh xe ngựa trong tỉnh Biên Hòa. Anh đã ở với chị tôi được hai năm, có được một đứa con trai. Ban đầu tưởng anh đến thăm tôi, nhưng té ra không phải. Thì ra anh cũng đang bệnh nặng. Anh nói từng tiếng một rất khó nhọc, một hồi sau mới hiểu hết đầu đuôi. Thì cách đây một tuần, anh ăn thịt gà trong bữa cúng thôi nôi [2] cho con trai bị mắc xương sâu trong cuống họng. Ở nhà đã chạy chữa đủ cách mà vẫn không khỏi. Cần cổ anh sưng to lên mãi, ăn uống không được và bắt đầu “làm biếng” nói, tức là nói cũng khó khăn. Thấy bệnh tình của anh nguy ngập quá, tôi lật đật hỏi:
- Anh có giấy nằm nhà thương chưa? Nếu có rồi thì nằm ngay cái giường của tôi đây. Tôi hết bệnh, được ra rồi. Chỉ có cái giường này còn trống thôi. Anh không nằm liền, chiều có người khác đến thì nguy, chắc phải nằm đất.
- Không - Anh Sáu tôi vội khoát tay bảo - Không nằm nhà thương đâu. Tây nó mổ thì chết!
- Vậy chớ anh vô đây làm chi? Bệnh vậy mà không lo, còn đi thăm tôi làm gì hả trời?
- Không phải đi thăm cậu đâu - Anh cười gượng - Đi kiếm cậu để nhờ cậu chữa bệnh mà...
Tôi ngạc nhiên hết sức. Ngó anh Chơn một hồi lâu tưởng chừng như chưa thấy anh bao giờ. Như hiểu ý tôi, anh nói tiếp:
- Thật mà. Má nói hồi nhỏ cậu sanh ngược nên cậu có cái “phép chữa bệnh mắc xương”. Hễ người nào đẻ ngược lấy tay mặt vuốt cổ người mắc xương ba lần thì xương gì cũng phải xuống hết. Cậu cứ vuốt giùm tôi đi. Nè, nè, vuốt đi.
Anh Chơn cởi chiếc khăn lông đang quấn cổ ra, ngước mặt lên trần nhà, đưa cái cần cổ ra trước mặt tôi. Bà con trong phòng đang chuẩn bị ngủ trưa thấy vậy xúm lại coi. Anh Chức cũng bật dậy, mở mắt thao láo nhìn tôi. Xấu hổ quá tôi chỉ muốn chui xuống đất mà trốn:
- Trời ơi! Đời này mà còn tin dị đoan Tôi không làm thầy thuốc được đâu. Tôi đau mà cũng phải vô nhà thương nhờ bác sĩ chữa đến hai tuần mới hết đây nè, tôi còn chữa cho ai được?
- Nhưng má nói thiệt như thế mà, cậu cứ làm thử coi, nè, nè, vuốt đi - Anh Nhơn nài nỉ tôi.
Ông Ba Già từ đầu phòng đàng kia cũng nói với lại:
- Đúng vậy đó cậu em à. Nếu quả thật cậu em sanh ngược thì chữa bệnh mắc xương cho người ta làm phước. Bên xóm tôi ở Phú Nhuận cũng có một người như vậy mà bệnh mắc xương làm phước được nhiều lắm rồi.
Mọi người xung quanh nghe ông Ba Già nói vậy xúm lại bảo tôi:
- Hay quá, vậy chắc thế nào cũng hết, vuốt đi anh, vuốt đi.
Bị thúc giục quá, không biết từ chối bằng cách nào nữa, tôi đành phải đánh liều đưa bàn tay phải lên vuốt cổ anh Chơn từ trên xuống dưới ba lần. Anh Chơn vẫn ngồi yên, mặt ngẩng lên trần nhà, cặp mắt lim dim như đang cầu Trời Phật phù hộ. Chừng một phút trôi qua, cả phòng yên lặng chờ đợi kết quả. Tôi không còn cách nào khác, nên cũng đành ngồi đó chịu trận như người có tội chờ tòa kêu án. Bỗng nhiên anh Chơn mở mắt đưa tay xin tôi một cốc nước. Cầm ly nước, anh uống từng ngụm nhỏ. Cặp mắt anh sáng lên dần dần, vẻ mặt anh bỗng sáng bừng lên, vui sướng. Anh reo lên:
- Hết thật rồi, hết thật rồi, nó xuống rồi, nó xuống mất rồi. Cậu... cậu Tám ơi, cậu hay quá!
Anh ôm chặt lấy tôi cười sung sướng trong lúc mọi người xung quanh cùng reo hò mừng rỡ. Chị Quyên trao cho anh Chơn một trái chuối sứ:
- Anh ăn thử trái chuối này coi?
Như người nhịn đói lâu ngày, anh Chơn ăn trái chuối sứ một cách ngon lành làm cho tôi càng ngạc nhiên về cái “tài chữa bệnh” của mình. Tôi sắp đứng dậy để từ giã mọi người thì anh Chức níu áo tôi lại.
- Anh làm phước cứu tôi với. Xương cá không độc bằng xương gà đâu, nhưng bác sĩ Trí không chữa được. Để cho ổng mổ họng ra thì chắc tôi chết mất. Thôi chuyện cũ xin anh bỏ qua, rồi tôi sẽ mang ơn anh suốt đời, anh tội nghiệp vợ con tôi nữa anh ơi.
Tôi cảm động muốn rớt nước mắt. Nhưng vì tôi cũng không tin rằng mình có thể gặp may mắn lần nữa nên có hơi chần chừ, mà cũng không đám từ chối. Ở trong phòng mọi người tưởng tôi còn giận Chức nên xúm lại khuyên:
- Thôi, chuyện giữa hai người đâu có gì đâu. Anh Chức đã nói vậy thì anh cũng đừng để bụng nữa. Cả nhà ảnh đang khóc hết nước mắt lo ảnh phải mổ đó. Mà anh có phải tốn công tốn của gì đâu. Cứu được mạng người, thật là anh có phước lớn lắm mới được trời cho cái phép lạ ấy đó.
Tôi phải thanh minh với mọi người:
- Tôi không tin là tôi có phép gì hết. Nếu rủi làm cho ảnh mà không kết quả như lần rồi thì sợ anh Chức hiểu lầm rằng tôi không hết lòng hết dạ với ảnh vì chuyện cũ giữa tụi tôi. Nhưng thật ra hôm trước là do tôi nóng nảy mà có lỗi với ảnh trước chớ có phải tại ảnh đâu. Thôi thì nay tôi cũng xin vái trời cho anh hết bịnh.
Anh Chức nghe nói vậy nước mắt cũng rưng rưng. Rồi anh ngửa mặt lên trần nhà, đưa cổ cho tôi vuốt. Khi tôi vuốt xong Chức cũng bắt chước anh Sáu tôi lim dim ngửa mặt một hồi rồi bưng ly nước uống từng ngụm nhỏ. Vừa uống được ba ngụm, anh đã reo mừng rồi uống cạn ly nước:
- Bớt rồi, bớt lắm rồi. Hết rồi, hết thật rồi. Trời ơi, sướng quá. Cho tôi xin trái chuối đi chị Quyên ơi!
Anh ăn trái chuối còn nhanh hơn anh Sáu tôi. Cả phòng ùa đến nằm lấy tay tôi khen ngợi. Nhiều người còn nhờ tôi vuốt cho mấy cái ở mũi, ở tai, hay xin địa chỉ của tôi. Thấy chỉ còn một cách rút lui là yên ổn nên tôi kiên quyết từ giã mọi người để ra về.
Khi bắt tay tôi, chị Phụng vừa cười vừa hỏi:
- Anh có phép thật à?
- Tôi có biết đâu. Nhưng chắc là không, chỉ là may chó nháp phải ruồi thôi. Có thể là do xương đã đến lúc bị thuốc ngấm mục rồi. Tôi không vuốt thì nay mai họ cũng sẽ khỏi. Phải tôi mà có phép thật thì nhất định tôi không để chị phải bị mổ mũi đâu. Thôi chúc chị ở lại mau mạnh.
Rồi tôi xuống giọng nói nhỏ chỉ đủ một mình chị nghe:
- Nhưng chị cố gắng giúp tôi chuyện đó nghe chị.
Tôi nắm chặt tay chị Phụng và nhìn thẳng vào mắt chị, đợi cho tới khi chị gật đầu tôi mới buông tay chị ra và quay gót ra về.
Ra khỏi cổng nhà thương, lòng tôi phơi phới như đang bước chân vào một thế giới mới lạ, đẹp đẽ và hùng vĩ vô cùng.
Theo lời tác giả: Chị Phụng, người đầu tiên tuyên truyền chủ nghĩa Cộng sản cho ông sau này đã liên lạc lại với ông. Đến năm 1937 chị Phụng là người giới thiệu ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương (lần thứ nhất). Sau do quá trình hoạt động khó khăn, ông bị đứt liên lạc với Đảng. Thời gian này được ông ghi lại trong hồi ký “Những ngày sóng gió”. Tới năm 1945 ông mới tìm bắt được liên lạc với Đảng và được kết nạp lại (lần 2) vào tháng 7/1945.
Thời gian tác giả viết những dòng tự truyện này (1954-1964), khi đó ông sống trên đất Bắc và ông có ghi chú là lúc đó chị Phụng đang công tác cùng chồng là đồng chí Lai (Kiệt), tại Thương vụ Việt Nam tại Matxcơva.
Chương 4
TÔI vào nhà thương Chợ Rẫy được hai hôm thì muốn bỏ nhà thương mà trở về trường cho rồi. Buồn ghê quá. Xung quanh toàn là những con bệnh nặng. Họ rên la suốt ngày suốt đêm như muốn làm cho người khác cũng phải chán đời theo căn bệnh của họ. Đây là khoa Tai Mũi Họng của nhà thương này. Tất cả gom lại chừng độ ba chục cái giường sắt kê sát sao nhau như cá mòi xếp trong hộp. Mỗi lần muốn lên giường thì phải đi ngang như cua mới lên được. Nằm trên giường có thể nghe được nhịp thở của hai người nằm hai giường bên. Già, trẻ, trai gái đều nằm chung đấy cả. Ai cần thay quần áo thì đợi ban đêm hay phải đi vào cầu tiêu mà thay. Bệnh này nằm xen lẫn với bệnh khác. Người sắp chết có thể nằm gần một người sắp khỏi. Tôi bị viêm xương mũi, được xếp nằm gần một anh bị mắc xương cá và một chị bị thối tai. Anh bị mắc xương cá tên là Chức, nghe nói là con một công chức cao cấp nào đó ở Sài Còn, không hiểu sao không vô nhà thương khác mà lại vô đây. Anh hơn tôi chừng 5 tuổi nhưng to béo hơn nhiều. Lúc tôi chưa vào anh phải kéo sát giường tôi vào giường anh mới đủ chỗ cho anh. Vì vậy khi người ta xếp tôi nằm gần là anh khó chịu lắm. Lúc nào anh cũng gởi qua giường tôi khi thì cánh tay, khi thì cái chân. Thậm chí khi ngủ anh có thể “để quên” chân trên bụng tôi mà vẫn ngủ ngon lành. Nhưng tôi ghét Chức nhất là anh rên la to quá. Lúc đau anh có thể rống lên át hết mọi tiếng rên la khác ở trong phòng. Lúc nào suy nghĩ quá, sợ chết, anh lại khóc thút thít như một đứa trẻ lên ba.
Bệnh nhân bị thối tai là một chị phụ nữ tên là Quyên. Chị hiền như cục đất, trông vẻ thật thà, chất phác, dễ thương. Nghe nói mấy ngày trước chị hay bị anh Chức la ó, dọa nạt. Anh ta nói mùi thối tai của chị làm anh ta nghẹt thở. Thấy tôi vào nằm ở giữa, chị tỏ vẻ vui mừng như có được tấm bình phong che chở vậy. Còn tôi thì phải chịu hai cái bệnh của hai người thật là khó chịu quá. Nhưng biết làm sao được, đã vào đến đây coi như gởi số mạng mình cho nhà thương rồi. Mỗi ngày hai bữa cơm như cơm tù, một lần làm thuốc qua loa. Rồi thì mặc cho con bệnh “sống” được bằng cách nào thì sống. Nhà xác cách khoa Tai Mũi Họng này không xa. Chỉ ngăn bởi một bức tường và một cái cửa luôn luôn đóng kín. Bởi vậy bệnh nhân nào nghèo qua đó cũng dễ, khỏi tốn tiền xe. Bệnh nhân giàu, có tiền thì không nằm ở đây. Chỗ của họ trả tiền có phòng riêng tiện nghi đầy đủ, ăn uống thuốc men và cả sự chăm sóc cũng thừa thãi. Ở chỗ đó đúng nghĩa “nhà thương” chớ còn chỗ tôi nằm thì coi bộ giống “nhà ghét” hơn. Vậy mà số người tới nhà thương ngày nào cũng đông như người đi chợ. Người ta chờ đợi được vô khám bệnh trước cổng mỗi sáng đông như đi biểu tình. Ở Sài Gòn mà nhà thương và trường học cũng không đủ lo cho dân, nói chi đến người dân quê. Ở quê mà bệnh thì ít có dịp nào lên tới nhà thương lắm. Bệnh nặng lắm, phải có tiền mới dám đưa đi. Đôi khi đưa chưa tới nhà thương tỉnh thì người bệnh đã chết rồi.
Riêng khoa Tai Mũi Họng mỗi này có đến ba bốn chục người đến khám bệnh. Bác sĩ Trí phụ trách khoa này cũng chỉ khám qua loa hàng loạt rồi ghi toa cho mỗi người là cũng đủ hết giờ làm việc rồi. Ông ta còn phải dành thời gian làm việc ở phòng khám riêng, ở đó mới chính là chỗ làm việc của ông, nơi ông tìm mọi cách “cắt cổ”, “mổ bụng” những người không thèm đến nhà thương vì chê dơ bẩn hay những kẻ khốn nạn bệnh nặng đã bị nhà thương từ chối cứu chữa.
Tôi đang suy nghĩ làm sao có thể thoát khỏi cảnh khó chịu trong nhà thương này mà vẫn có thể được chữa bệnh. Hay là xin bác sĩ cho uống thuốc thôi để về trường ở. Nhưng sang này thứ tư có một việc làm tôi từ bỏ ý định ấy. Đó là sự xuất hiện của chị Phụng, là một cô gái khoảng chừng mười chín hai mươi, có cùng một bệnh với tôi, được đưa đến phòng này điều trị. Điều đáng để ý là cô gái này mới vào nằm nhưng có rất nhiều người bạn đến thăm. Hết người này đến người khác lần lượt đến chuyện trò, chăm nom săn sóc chị. Lúc mới tới chị chỉ mặc một bộ đồ bà ba đen và có một cái khăn rằn mang theo vừa để quàng vừa làm khăn lau mặt. Sau có một ngày mà chị có đầy đủ hết các vật dụng cá nhân, chưa kể đến bánh trái do những người bạn mang tới cho. Chắc chắn chị là người nghèo mới nằm chữa bệnh ở đây. Nhưng sao chị được nhiều người chăm sóc vậy. Trong số người đến thăm chị có rất nhiều thanh niên mà đối với người nào chị cũng thân mật, ân cần, niềm nở. Qua các câu chuyện nghe được tôi biết chị vừa mới ở tù ra và điều này kích thích tôi mạnh mẽ. Một người con gái hiền lành, ốm yếu, lại đoan trang như thế thì mắc tội gì mà lại bị tù. Tôi không tin lắm nhưng sự thật này do chính những người con trai đến thăm chị nói chuyện với nhau mà tôi nghe lỏm được. Vậy thì... hay là chị tham gia “hội kín” nào chăng? Nảy ra suy nghĩ này, tôi bán tín bán nghi. Xưa nay tôi vẫn nghĩ đàn bà con gái như mẹ tôi, chị tôi hay như những người khác thì làm gì làm nổi những việc lớn; mà chắc có muốn cũng không dám tham gia vô hội kín đâu. Hay là chị Phụng là con gái của một người Cộng sản nào đó, không bắt bỏ tù được cha thì bắt con ở thế. Nhưng nếu vậy thì làm sao chị lại có nhiều bạn bè thế? Cách quan tâm của bạn bè chị làm tôi thấy giống những người đồng hội, đồng thuyền.
Có lúc tôi muốn làm quen và hỏi thẳng chị Phụng nhưng lại không dám. Khổ nỗi tôi không biết bắt đầu làm quen như thế nào. Xưa nay tôi vốn ít quan hệ với phụ nữ. Nay đối với Lan, người con gái học chung trường cũ mà tôi bắt đầu yêu tha thiết, tôi cũng chỉ dám viết thư nói chuyện vu vơ, chứ gặp mặt chắc là lúng túng lắm. Tôi đâm ra muốn nán lại chữa bệnh ở đây để tìm hiểu sự thật chị Phụng là ai? May ra kỳ này tôi toại nguyện, tìm gặp được Cộng sản.
Một buổi sáng, theo thông lệ chúng tôi đang đứng trước phòng khám cho bệnh nhân nội trú để chờ khám bệnh. Bữa nay không phải ông bác sĩ Trí mà là một ông khác. Đó là bác sĩ Nhân, ông này thường khám thay mỗi khi bác sĩ Trí đi vắng hay bận việc. Anh Chức to con chen lấn định vô khám trước thì ông bác sĩ bảo:
- Anh chờ chút nữa tôi coi cho, để tôi khám cho “em gái Cộng sản” trước.
Nói rồi ông gọi to:
- “Em gái Cộng sản” đâu?
Mọi người còn đang ngơ ngác thì tôi thấy chị Phụng từ từ đi tới trước mặt bác sĩ. Ông Nhân ngó chị một chút rồi nói:
- Mời vào!
Tôi cảm thấy mình sướng run lên. Vậy là đúng rồi. Chị Phụng đúng là Cộng sản rồi. Nhưng tôi hơi thất vọng. Người Cộng sản này không giống như tôi vẫn tưởng tượng. Tôi cứ nghĩ Cộng sản phải là một thanh niên vạm vỡ, lại mang vẻ bí mật như các nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám chứ. Ở đây cô gái ốm yếu bệnh tật này “đuổi rồi không đặng” thì đánh Tây sao được? Nhưng đúng là chị đã nhận mình là “em gái Cộng sản” mà. Nếu không sao ông bác sĩ kêu như vậy chị lại bước tới. Tự nhiên tôi muốn được làm ông bác sĩ, cầm cây đèn soi rọi vào mũi vào miệng chị để nhìn kỹ hơn, biết đâu bên trong chị có gì khác người chăng?
Nhưng nỗi vui mừng vẫn át hết mọi băn khoăn của tôi. Vậy là bao lâu tìm kiếm tưởng vô vọng nay tôi sắp gặp được Cộng sản rồi. Mấy ngày trước tôi chán nhà thương này và oán ghét bệnh tình của mình bao nhiêu thì bây giờ tôi lại thấy yêu thích nhà thương và muốn cho bệnh mình lâu lâu mới hết. Tôi sẽ tìm dịp làm quen với chị Phụng và nhất định sẽ xin vào Đảng. Hôm ấy tôi nói với bác sĩ Nhân:
- Bệnh của tôi chắc bị trở nặng rồi. Đêm rồi tôi ngủ không được, nhức đầu quá. Sáng ra hỉ mũi thấy chảy đầy máu.
Bác sĩ mang đèn soi đi soi lại mãi, rồi nói:
- Xương mũi của anh sắp lành rồi. Chừng vài hôm nữa là anh về được thôi. Còn bệnh nhức đầu thì tôi không trị được. Nếu cần tôi giới thiệu anh qua khoa khác.
Tôi vội vàng từ chối:
- Dạ thôi, tôi xin trị cho thiệt hết bệnh viêm xương mũi rồi xin về trường học. Còn bệnh nhức đầu - tôi hơi lúng túng - có lẽ cũng chưa nặng lắm. Chắc để thi xong tôi về nhà uống thuốc nam cũng được. Nhưng xin bác sĩ để chờ cái xương mũi của tôi thiệt lành hãy cho về. Sợ tới lúc thi mà bệnh tình rescute[1] thì xui xẻo cho tôi lắm.
- Nhiều lắm thì trong vòng một tuần nữa là cùng. Khi đó là anh lành hắn đó. Cứ yên tâm.
Một tuần nữa, chắc cũng đủ nữa để tôi thực hiện ước mong “nói chuyện được với Cộng sản” để xin vào Đảng. Nhưng rồi đã hai ngày qua mà tôi chưa có cách nào nói chuyện được với chị Phụng. Thấy lúc nào chị cũng mắc một chuyện gì đó: làm thuốc, ăn uống, nói chuyện với người nằm bên. Sau giờ cơm chiều bệnh nhân được đi dạo trong vườn của nhà thương. Nhưng chiều nào chị cũng có khách tới thăm đến tận giờ ngủ mới về.
Nguy quá! Nếu cả tuần lễ cũng trôi qua như thế này thì không biết bao giờ tôi mới có dịp gặp Đảng. Từ hôm chị Phụng được bác sĩ Nhân kêu là “em gái Cộng sản” một cách nửa đùa nửa thật, trong phòng này người ta luôn để ý đến chị và hay xầm xì bàn tán về Cộng sản. Ngay tới chị Quyên đau tai nằm bên tôi, hiền lành chất phác vậy mà một buổi trưa cũng khều khều tôi mà hỏi:
- Anh có biết làm Cộng sản là làm gì không anh?
Bị hỏi bất ngờ, tôi rất lúng túng. Nhưng muốn tỏ ra cho chị thấy là tôi không đến nỗi dốt, nên tôi lên giọng nói đại:
- Ờ ờ... làm Cộng sản là đánh lại Tây với tụi nhà giàu hiếp đáp dân nghèo. Đuổi được tụi Tây rồi là dân mình hết khổ, hết nhục. Nhưng vì vậy mà Tây ghét mấy người làm Cộng sản lắm nên tìm bắt bỏ tù như chị Phụng vậy.
Nghe tôi lên giọng dạy đời, anh Chức hình như không thể chịu nổi bèn lên tiếng. Anh cố tình nói lớn cho mọi người xung quanh cùng nghe:
- Vua quan mình ngày xưa binh hùng tướng mạnh như vậy mà còn phải chịu thua Tây. Mấy ông Đề Thám, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học còn không làm gì nổi nước Đại Pháp thì Cộng sản mà làm gì được. Ôi! Xì. Biết đâu Cộng sản cũng chỉ là mấy người làm biếng làm nhác, không lo làm ăn, chỉ muốn giựt tiền, giựt nhà, giựt ruộng đất của người giàu sang để chia nhau mà hưởng. Không phải Tây không mà người mình, những người giàu sang, đàng hoàng cũng ghét Cộng sản như ghét ăn cướp vậy.
- Vậy thầy có giàu không mà thầy ghét Cộng sản dữ vậy? - Tôi quay qua hỏi Chức - Hay là thầy bị Tây nó lừa rồi. Theo tôi xưa nay mình không đuổi được Tây là vì không có ai giúp sức. Nước mình nhỏ, thằng Tây ỷ lớn đến chiếm nước mình. Bây giờ Cộng sản có nước Nga Cộng sản bênh vực giúp đỡ không để cho nước lớn ăn hiếp nước nhỏ nữa. Tây ghét rồi nói xấu Cộng sản mà mình nghe nó thì chỉ còn cách làm mướn cho nó suốt đời.
Mấy câu sau cùng tôi cố ý nói to để cho chị Phụng nằm cách tôi cả mấy giường cũng nghe thấy.
Thấy chúng tôi to tiếng với nhau vì một câu hỏi của mình, chị Quyên đâm lo sợ, quay mặt đi nằm im thin thít.
Anh Chức không chịu thua tôi, còn cố cãi.
- Làm mướn cho một nhà nước Đại Pháp văn minh nhất thế giới với làm Cộng sản để bị tù bị biết thì cái nào hơn?
Nghe tới đây tôi không chịu nổi nữa, đang nằm tôi ngồi bật dậy như một cái lò xo. Tôi tính vung tay đấm vào mặt Chức mấy cái cho bõ ghét. Không ngờ nhanh như chớp, Chức đã lăn xuống khỏi giường đứng thủ thế.
- Mày tính làm gì tao hả thằng học trò Cộng sản kia?
Chức vừa nói vừa thở hổn hển.
- Tao đánh chết cha mày chớ làm gì? Đồ hèn, đồ phản quốc?
Tôi nhào tới định nhảy xổ vào Chức thì chị Quyên ở giường bên đã nhanh tay níu tôi lại. Cả phòng bệnh nhao nhao lên:
- Sao vậy? Gì vậy? Đánh nhau hả?
- Muốn đánh nhau thì ra sân mà đánh, để cho người ta ngủ trưa chớ!
Một ông già nằm gần giường chị Phụng mà chúng tôi thường kêu là ông Ba Già lên tiếng:
- Mấy chú không biết thì đừng cãi nhau rồi sinh sự vô ích. Tại sao không hỏi cô Phụng đây, cổ là Cộng sản có bằng cấp rồi đây nè.
Bị lôi vào chuyện một cách bất ngờ, chị Phụng vẫn nằm trên giường như người sắp ngủ, chị nói từ tốn:
- Làm Cộng sản nghĩa là chống lại mọi sự bất công áp bức, bóc lột bất kỳ từ đâu đến để xây dựng một xã hội không có người này ăn hiếp người kia, một thế giới không có nước này ăn hiếp nước nọ, như một cái thiên đường vậy. Vì vậy mà những người nghèo khổ đều muốn làm Cộng sản. Khi đã làm Cộng sản, người ta không sợ tù, sợ chết nữa.
Chị bỗng ngồi dậy, nhìn thẳng về phía chúng tôi mà nói tiếp:
- Bà con cô bác nghĩ coi, đã bảy chục năm nay người Pháp chiếm nước mình, coi dân mình là nô lệ, chà đạp lên non sông, khinh rẻ nòi giống mình. Người Pháp nói họ văn minh, nhận họ có thương dân mình mà cho mình văn minh không, hay cứ muốn đứng trên đầu trên cổ người Việt mình để dễ bề bóc lột, áp bức. Bao nhiêu lần các phong trào yêu nước nổi lên đều bị dập tắt. Nhưng chúng không thể dập tắt được lòng yêu nước của người mình. Sứ mạng của Cộng sản nước mình là “phản đế phản phong” nghĩa là làm cho dân mình thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp và không bị bọn vua quan, nhà giàu áp bức nữa. Đảng Cộng sản không giống các đảng khác là đảng của những người nghèo khổ. Đảng quyết sống chết cho người nghèo khổ, người vô sản. Thực dân phong kiến càng áp bức, càng bóc lột thì người nghèo khổ, người vô sản càng ngày càng đông và ngày càng căm thù áp bức. Đảng Cộng sản vì thế mà sẽ này càng lớn mạnh. Sẽ đến lúc đầy đủ sức mạnh để lật đổ chúng nó xuống. Đó là chuyện không thể tránh khỏi. Đảng Cộng sản của mình lại có các đảng Cộng sản ở nước khác, người vô sản ở nơi khác giúp đỡ nên nhất định sẽ làm cách mạng thành công.
Chị Phụng còn muốn nói thêm nữa. Nhưng ông Ba Già bỗng nói nhỏ điều gì với chị. Tôi thấy chị gật đầu, rồi ngó ra sân; chị vừa đổi giọng vừa nằm xuống giường:
- Nhưng bây giờ là giờ ngủ rồi, các anh cãi với nhau làm gì. Có gì không hiểu thì thủng thẳng tìm hiểu đã. Sau này tranh luận coi ai đúng ai sai thì hay hơn.
Anh y tá trực bước vào phòng chỉ còn nghe thấy mấy lời sau cùng đó của chị. Đứng nhìn khắp phòng chỉ thấy có tôi là còn ngồi ngay như tượng Phật còn thì ai nấy đều nằm im trên giường, anh bước đến gần tôi:
- Anh chưa ngủ hả?
Tôi giật mình vừa sửa gối nằm xuống vừa lúng túng trả lời:
- Thưa thầy... tôi không sao cả, chỉ hơi nghẹt mũi, ngồi lên thấy dễ thở hơn.
Anh ta sắp qua đi thì Chức đã mở miệng nói:
- Không phải nó nghẹt mũi đâu, nó khùng rồi đó. Nó tính tuyên truyền Cộng sản mà tôi không cho, nó đòi đánh chết cha tôi đó, có bà con ở đây làm chứng nè.
Tôi tức giận đến mức không còn muốn đính chính gì hết, mà chỉ muốn đánh cho nó một trận cho chừa thói hèn nhát và vu cáo đi. Anh y tá nhìn tôi, vẻ ngạc nhiên. Thấy tôi làm thinh, tưởng tôi nhận lỗi rồi, anh ta nói:
- Đây là nhà thương, anh vào đây để trị bệnh chớ đâu phải đi làm quốc sự và đi đánh lộn đâu? Nếu anh còn như vậy làm phá trật tự ở đây thì nhà thương không chứa nổi anh nữa đâu. Người ta “làm Cộng sản có bằng cấp” như chị Phụng kia mà còn không tuyên truyền Cộng sản, anh là học trò mà tuyên truyền cái gì?
Có tiếng cười khúc khích trong phòng. Chị Quyên cũng không nhịn được cười. Chị nói với anh y tá:
- Thầy nói đúng đó - Chị cố ý nói to cho nhiều người cùng nghe. - Anh Ngộ này có tuyên truyền gì đâu, ảnh sợ thi rớt nên ôn bài. Anh Chức ngủ không được thì đói đánh anh Ngộ trước chớ anh Ngộ nhỏ con hơn mà dám gây sự với anh Chức hồi nào. Tôi làm chứng cho anh Ngộ đó.
Thật tôi không ngờ một người chất phác như chị Quyên mà lúc này lại kiếm ra lời đối đáp như vậy được. Tôi quay lại ngó chị một cách biết ơn trong lúc Chức thì lồng lộn lên như vừa bị thọc một dao vào hông. Nó ngồi xổm dậy trên giường la lên:
- Trời đất quỷ thần ơi! Tôi bệnh sắp chết như vầy làm sao đi gây sự, đi đánh người ta. Hai tuần lễ nằm đây rồi mà có cái xương cá không gỡ ra được, toàn là uống sữa với nước cháo thì sức đâu mà đánh người hả. Nói ngược vậy mà sao không bị sưng hầu sưng họng cho tôi làm phước.
Cả phòng cười ô lên làm cho Chức càng bực tức. Không biết làm gì, hai tay ôm cổ ho sù sụ như để chứng minh rằng anh ta đang bịnh nặng lắm. Anh y tá nhìn khắp một lượt trong phòng như muốn tìm kiếm một người làm chứng nữa. Ông Ba Già nằm gần chị Phụng tận đầu phòng kia hiểu ý, nói một cách thong thả:
- Tôi thấy thầy Chức đứng dậy cung tay trước, vậy mà khi có người của nhà thương thầy lại ỷ thế cậy thần vu cáo cho chú em kia là gây sự. Như vậy là không tốt. May thầy y tá đây là người biết điều, còn nghe bà con phân trần phải trái, chứ nếu gặp Tây hay người nào khác thì thế nào chú em kia cũng bị đủ điều khó dễ cho coi.
Anh y tá bỏ ra khỏi phòng mặc cho Chức ấm ức ôm cổ rên hừ hừ. Tôi nghe mát ruột như vừa uống một trái dừa xiêm vậy.
Bài diễn thuyết ngắn ngủi của chị Phụng làm cho tôi không sao ngủ được. Chị nói hay quá. Tôi đã ngồi nghe như người mộ đạo mê kinh. Chị Phụng và ngay cả chị Quyên nữa đã chữa cho tôi hết bệnh coi thường phụ nữ rồi. Đàn ông con trai như thằng Tạo, thằng Phước hay anh Chức đây thì cũng chỉ là kẻ hèn nhát. Máu của Trưng Trắc, Trưng Nhị vẫn còn đang chảy trong chị Phụng, chị Quyên, trong bao người phụ nữ khác. Lần đầu tiên nghe nói về Cộng sản tôi thấy ngọt tai và lòng mát như đang đi đường trưa nắng được vào bóng mát uống nước suối trong. Nhưng ngồi nhớ lại từng lời từng chữ không phải là dễ. Nào là “vô sản”, nào là “thực dân”, nào “phản đế phản phong”. Vậy là khi nghe tôi đã “nuốt chửng” luôn mấy tiếng đó mà vẫn cảm thấy thấm thía thế nào là Cộng sản. Nghĩ lại mới thấy là không đơn giản như mình hiểu: Cộng sản là đánh Tây. Tôi càng muốn được gặp riêng chị Phụng để xin vào Đảng.
Tôi có ý định dù chiều nay chị Phụng có khách tôi cũng xin nói chuyện riêng với chị. May sao, cơm chiều xong chưa thấy ai tới thăm, chị Phụng bước ra vườn đi đạo vài ba vòng rồi đến ngồi một mình trên chiếc băng gỗ. Không để lỡ địp may, tôi bước vội đến, ngồi xuống bên chị. Vừa ngồi xuống băng là tôi nghe lòng can đảm của mình bỗng tan biến đâu hết rồi. Nói hay không? Bắt đầu thế nào đây? Nếu chị không nhận lời thì sao. Chưa xin thì còn hy vọng xin mà không được thì thất vọng chết mất còn gì. Những ý nghĩ ấy cứ lẩn quẩn trong đầu tôi. Tay tôi cứ lượm từng hòn sỏi trên sân lên rồi lại ném xuống. Đầu tôi hết ngẩng lên lại cúi xuống với bao nhiêu băn khoăn do dự. Bỗng nhiên tôi nghe chị Phụng hỏi:
- Anh đã giảng hòa với anh Chức chưa?
Tôi như thoát ra khỏi sự lúng túng, ngẩng đầu dậy nhìn chị Phụng, cặp mất chị nhìn thẳng vào tôi lên từ giống như mắt chị Sáu tôi vậy. Qua cách nhìn và câu hỏi của chị, tôi chắc rằng chị trách tôi sao gây sự với Chức một cách vô ích như vậy. Tôi không trả lời ngay vào câu hỏi ấy vì sợ mất thì giờ. Tôi sợ chưa kịp nói nguyện vọng của mình mà có ai đến thăm chị thì mất dịp may này. Tôi nói thẳng luôn:
- Chị ơi, cho tôi vào đảng Cộng sản với, nhen chị.
Tim đập thình thịch, tôi chờ đợi câu trả lời của chị Phụng. Một phút im lặng đến nghẹt thở. Tôi ngạc nhiên chị Phụng vẫn nhìn tôi mà mỉm cười. Tôi bắt đầu hối hận vì lời yêu cầu đột ngột của mình. Tại sao tôi lại không biết đặt vấn đề một cách khéo léo hơn? Bắt đầu theo kiều “vòng vo tam quốc”, hay bắt đầu từ chuyện anh Chức cũng được vậy. Tôi đã nóng nảy quá hóa ra vụng về. Bây giờ thì chỉ còn chờ chị lắc đầu hay gật đầu nữa là xong. Sao bây giờ tôi bỗng sợ chị trả lời dứt khoát quá. Tôi lại muốn kéo dài hơn thời gian hy vọng khi sắp tới gần sự thật rồi. Dường như cũng hiểu được tâm lý kỳ quặc đó của tôi, chị Phụng không trả lời ngay mà nói sang chuyện khác.
- Anh sắp thi ra trường phải không? Đau bịnh như thế này thì học hành gì được mà thi. Thi rớt hay thi đậu lúc này cũng không dễ gì tìm được việc làm đâu. Anh định sẽ làm gì?
- Làm Cộng sản - Tôi lại vọt miệng nói. Nói xong tôi mỉm cười nhìn chị Phụng - Ở trong trường tôi cũng có Cộng sản nhưng không biết là ai. Tụi tôi chỉ được xem một dấu hiệu búa liềm trên cánh cửa. Có coi thôi mà một anh học sinh bị đuổi học, còn thêm bốn đứa khác bị phạt nhốt một tháng trong tường lại thêm bị đòn nữa.
Nói đến đây như có đà, tôi kể hết cho chị Phụng nghe hết cả mọi chuyện trong trường từ ngày tôi vào học đến nay. Chuyện các giáo sư, các thầy giám thị, chuyện Ban giám đốc, chuyện học trò trong trường. Tôi ghét ai, tôi thương ai, tại sao mà thương tại sao mà ghét. Hết chuyện trong trường, tôi nói đến chuyện gia đình, đến cha tôi, đến mẹ tôi, đến chị và em tôi. Chuyện anh tôi đang mong mỏi được gặp Đảng. Thấy chị chăm chú nghe tôi kể luôn về quê tôi. Tôi đã kể từng khúc sông, dòng suối, từng cánh rừng, từng miếng ruộng. Tôi kể lịch sử của từng cái miễu, cái đình. Tôi kể cả chuyện cha tôi và bao người mưu đồ tập võ để cứu nước mà cuối cùng thất bại, bị cấm đoán, lại còn thêm hậu quả du côn, trộm cướp nữa.
Tử nhỏ đến giờ chưa bao giờ tôi nói nhiều như tối hôm ấy, cũng chưa thấy ai chịu khó nghe tôi nói như chị Phụng. Đèn điện đã sáng trưng tự lúc nào, sương đêm bắt đầu rơi. Trong vườn cũng đã vắng người mà tôi còn biết bao nhiêu chuyện muốn kể cho chị Phụng nghe. Nếu kẻng báo giờ ngủ không vang lên thì có lẽ tôi còn kể cho chị nghe cả những chuyện về thời thơ ấu của tôi, chuyện tôi đi học ở trường Mỹ Lộc, cả chuyện tôi đã bất đầu yêu Lan, người bạn gái có cặp mắt buồn buồn của tôi. Đứng lên để đi về phòng, chị Phụng còn dặn tôi:
- Nhưng anh nhớ tìm cách giảng hòa với anh Chức sớm đi là tốt hơn. Không nên gây sự với người ta làm gì. Còn biết bao nhiêu người chưa hiểu “chủ nghĩa Cộng sản”, nếu cứ gây sự với những người ấy thì chỉ gây thù gây oán chứ không làm Cộng sản được đâu.
°
Suốt ba buổi tối liền như vậy. Lần nào bước tới ngồi gần chị Phụng ngoài vườn hoa của nhà thương, câu mở đầu của tôi cũng vẫn là:
- Chị ơi, cho tôi vào đảng Cộng sản với, nhen chị.
Nhưng chưa lần nào chị Phụng trả lời ngay vào câu hỏi của tôi. Lần nào chị cũng cười rồi nói sang chuyện khác, cố giải thích cho tôi hiểu Cộng sản là gì. Tôi bắt đầu hiểu láng máng thế nào là giai cấp, đấu tranh giai cấp, về giai cấp công nhân trong “trận cuối cùng”. Chị nói với tôi về nước Pháp, về chính phủ Pháp, nhân dân Pháp, về đảng Cộng sản Pháp là bạn của người Việt Nam mình. Tôi bắt đầu hiểu ra, rằng không phải mọi người Pháp đều là kẻ thù của dân mình và ở đất nước “tự do bình đẳng bác ái” đó cũng có áp bức, bóc lột, cũng phải đấu tranh chống cường quyền bạo lực như ở đây. Tôi hỏi chị những từ khó hiểu mà tôi mới được nghe đến lần đầu hôm xảy ra vụ cãi nhau giữa tôi và anh Chức, như “phản đế phản phong”, “vô sản” hay những câu hỏi khó hiểu mà chị mới nói như: “cách mạng dân tộc dân chủ”, v.v... Cũng có nhiều điều tôi hỏi mà chị Phụng không giải thích được hết, hoặc tôi nghe cũng không hiểu được rõ ràng. Nhưng tôi thích nhất là lúc chị nói đến Các Mác, Ăng-ghen, Lê-nin và ca ngợi các ông như những vị Thánh, vị cứu tinh của nhân loại. Nhưng chị lại nói làm Cộng sản, giải phóng dân tộc là làm đồng chí với các ông Các Mác, Ăng-ghen, Lê-nin ấy. “Trời ơi, sướng quá, làm Cộng sản đánh Tây cứu nước đã sướng rồi, lại còn được làm đồng chí với cả những vị Thánh ấy nữa”. Đêm tôi cứ thao thức trằn trọc, mơ tưởng đến cái xã hội không còn người bóc lột người mà chị Phụng thường nói là mục đích của chủ nghĩa Cộng sản.
Càng nghe chị nói, tôi càng muốn được là Cộng sản. Theo tôi là cứ xin được vào Đảng rồi sẽ tìm hiểu thêm sau vì cũng có nhiều điều tôi thấy rắc rối chưa hiểu hết. Chớ mà cứ ở ngoài Đảng như tôi bấy nay thì có hiểu được gì đâu. Nhưng đã mấy ngày rồi mà chị Phụng cũng không nói gì đến chuyện tôi có được vào Đảng hay không cả. Lần nào nghe kẻng báo giờ ngủ, chị cũng nói với tôi:
- Thôi, ngày mai sẽ nói tiếp. Anh nhớ giảng hòa với anh Chức đi nghen. Tôi thấy trong vụ này anh cần phải nhận lỗi trước đó.
Tôi bắt đầu bực mình mỗi khi nghe câu nói ấy. Không hiểu sao chị Phụng lại để ý đến câu chuyện quá nhỏ nhặt như vậy. Cái xương mũi của tôi đang lành bệnh một cách đáng sợ. Tôi sắp phải rời nhà thương nay mai, mà việc quan trọng nhất đối với tôi chưa giải quyết được, vậy mà còn phải lo xin lỗi một người mà tôi cho là hèn nhát, đánh khinh bỉ. Nhưng nghe lời chị Phụng tôi cũng tìm cách “làm lành” với anh Chức từ hai hôm nay. Tôi giành với chị Quyên để đi lấy cơm, mấy nước hay rửa chén cho anh ta. Một đêm, thấy nó kêu đau ầm ĩ, tôi chạy đi gọi y tá trực đến chăm sóc, tiêm thuốc cho. Vậy mà đối với tôi, anh ta vẫn “mặt lạnh như tiền”, có lúc còn nhìn tôi một cách hiềm thù, bực tức. Mở miệng làm thân xin lỗi anh ta quả thực là một chuyện khó khăn vô cùng đối với tôi.
Sáng hôm đó, sau khi khám bệnh, bác sĩ Trí tuyên bố cho tôi được về vì bệnh tôi đã lành hẳn. Không còn cách nào để xin ở lại thêm nữa, tôi đành phải im lặng lén nhìn chị Phụng với vẻ trách móc và luyến tiếc, tôi đâm ra ân hận vì mấy này qua mải mê nghe chị nói mà không đốc thúc chị trả lời thẳng vào yêu cầu của tôi. Bây giờ đã quá trễ rồi. Nội trong ngày hôm nay tôi phải quay về trường làm sao gặp được chị lần cuối cùng được.
Tôi giả đò đi xin địa chỉ một số người để biết địa chỉ của chị Phụng mong tới đó kiếm chị sau này. Nhưng chị nói:
- Tôi mới ở tù ra, còn chưa biết khi lành bệnh sẽ đi đâu. Nhưng thôi, tôi biết địa chỉ của anh rồi, khi nào có địa chỉ ổn định tôi sẽ viết thơ báo cho anh biết, nếu cần.
Nghe chị nói vậy, tôi thất vọng quá, tự trách mình sao mấy bữa nay không hỏi thăm chị trước mà chỉ lo nói về mình. Vậy là hy vọng được thành đảng viên của tôi còn mong manh quá. Vậy mà tôi cứ tưởng đơn giản là mình xin vô là được trả lời ngay là có được hay không. Phải mà được đồng ý, tôi sẽ trở về trường với một cái “bằng cấp” bí mật là đảng viên Cộng sản. Còn giá trị gấp mấy lần cái bằng Thành Chung mà chưa chắc gì tôi đạt được trong kỳ thi sắp tới. Tôi sẽ viết thư cho anh Năm tôi để ảnh mừng. Tôi sẽ vô Sở Thú kiếm ông già mù mà nói nhỏ với ông lão là: “Tôi là Cộng sản, tôi sẽ mang lại đời sống ấm no cho mọi người nghèo khổ”. Rồi tôi sẽ làm thơ, viết bài ca cho ông lão ca thay vào những tích xưa như “Lục Vân Tiên” hay “Thạch Sanh chém chằn” mà ông vẫn hát mỗi ngày. Những ao ước ấy giờ, tan như bong bóng xà phòng. Tôi buồn quá.
Ăn cơm trưa xong tôi đang chuẩn bị thu xếp quần áo, đồ đạc để về trường thì bỗng thấy anh Sáu tôi tới. Anh tên là Chơn, là chồng chị Sáu tôi. Anh là một trong những học trò giỏi của tía tôi ngày xưa được mẹ tôi nhận về làm rể. Anh làm nghề đánh xe ngựa trong tỉnh Biên Hòa. Anh đã ở với chị tôi được hai năm, có được một đứa con trai. Ban đầu tưởng anh đến thăm tôi, nhưng té ra không phải. Thì ra anh cũng đang bệnh nặng. Anh nói từng tiếng một rất khó nhọc, một hồi sau mới hiểu hết đầu đuôi. Thì cách đây một tuần, anh ăn thịt gà trong bữa cúng thôi nôi[2] cho con trai bị mắc xương sâu trong cuống họng. Ở nhà đã chạy chữa đủ cách mà vẫn không khỏi. Cần cổ anh sưng to lên mãi, ăn uống không được và bắt đầu “làm biếng” nói, tức là nói cũng khó khăn. Thấy bệnh tình của anh nguy ngập quá, tôi lật đật hỏi:
- Anh có giấy nằm nhà thương chưa? Nếu có rồi thì nằm ngay cái giường của tôi đây. Tôi hết bệnh, được ra rồi. Chỉ có cái giường này còn trống thôi. Anh không nằm liền, chiều có người khác đến thì nguy, chắc phải nằm đất.
- Không - Anh Sáu tôi vội khoát tay bảo - Không nằm nhà thương đâu. Tây nó mổ thì chết!
- Vậy chớ anh vô đây làm chi? Bệnh vậy mà không lo, còn đi thăm tôi làm gì hả trời?
- Không phải đi thăm cậu đâu - Anh cười gượng - Đi kiếm cậu để nhờ cậu chữa bệnh mà...
Tôi ngạc nhiên hết sức. Ngó anh Chơn một hồi lâu tưởng chừng như chưa thấy anh bao giờ. Như hiểu ý tôi, anh nói tiếp:
- Thật mà. Má nói hồi nhỏ cậu sanh ngược nên cậu có cái “phép chữa bệnh mắc xương”. Hễ người nào đẻ ngược lấy tay mặt vuốt cổ người mắc xương ba lần thì xương gì cũng phải xuống hết. Cậu cứ vuốt giùm tôi đi. Nè, nè, vuốt đi.
Anh Chơn cởi chiếc khăn lông đang quấn cổ ra, ngước mặt lên trần nhà, đưa cái cần cổ ra trước mặt tôi. Bà con trong phòng đang chuẩn bị ngủ trưa thấy vậy xúm lại coi. Anh Chức cũng bật dậy, mở mắt thao láo nhìn tôi. Xấu hổ quá tôi chỉ muốn chui xuống đất mà trốn:
- Trời ơi! Đời này mà còn tin dị đoan Tôi không làm thầy thuốc được đâu. Tôi đau mà cũng phải vô nhà thương nhờ bác sĩ chữa đến hai tuần mới hết đây nè, tôi còn chữa cho ai được?
- Nhưng má nói thiệt như thế mà, cậu cứ làm thử coi, nè, nè, vuốt đi - Anh Nhơn nài nỉ tôi.
Ông Ba Già từ đầu phòng đàng kia cũng nói với lại:
- Đúng vậy đó cậu em à. Nếu quả thật cậu em sanh ngược thì chữa bệnh mắc xương cho người ta làm phước. Bên xóm tôi ở Phú Nhuận cũng có một người như vậy mà bệnh mắc xương làm phước được nhiều lắm rồi.
Mọi người xung quanh nghe ông Ba Già nói vậy xúm lại bảo tôi:
- Hay quá, vậy chắc thế nào cũng hết, vuốt đi anh, vuốt đi.
Bị thúc giục quá, không biết từ chối bằng cách nào nữa, tôi đành phải đánh liều đưa bàn tay phải lên vuốt cổ anh Chơn từ trên xuống dưới ba lần. Anh Chơn vẫn ngồi yên, mặt ngẩng lên trần nhà, cặp mắt lim dim như đang cầu Trời Phật phù hộ. Chừng một phút trôi qua, cả phòng yên lặng chờ đợi kết quả. Tôi không còn cách nào khác, nên cũng đành ngồi đó chịu trận như người có tội chờ tòa kêu án. Bỗng nhiên anh Chơn mở mắt đưa tay xin tôi một cốc nước. Cầm ly nước, anh uống từng ngụm nhỏ. Cặp mắt anh sáng lên dần dần, vẻ mặt anh bỗng sáng bừng lên, vui sướng. Anh reo lên:
- Hết thật rồi, hết thật rồi, nó xuống rồi, nó xuống mất rồi. Cậu... cậu Tám ơi, cậu hay quá!
Anh ôm chặt lấy tôi cười sung sướng trong lúc mọi người xung quanh cùng reo hò mừng rỡ. Chị Quyên trao cho anh Chơn một trái chuối sứ:
- Anh ăn thử trái chuối này coi?
Như người nhịn đói lâu ngày, anh Chơn ăn trái chuối sứ một cách ngon lành làm cho tôi càng ngạc nhiên về cái “tài chữa bệnh” của mình. Tôi sắp đứng dậy để từ giã mọi người thì anh Chức níu áo tôi lại.
- Anh làm phước cứu tôi với. Xương cá không độc bằng xương gà đâu, nhưng bác sĩ Trí không chữa được. Để cho ổng mổ họng ra thì chắc tôi chết mất. Thôi chuyện cũ xin anh bỏ qua, rồi tôi sẽ mang ơn anh suốt đời, anh tội nghiệp vợ con tôi nữa anh ơi.
Tôi cảm động muốn rớt nước mắt. Nhưng vì tôi cũng không tin rằng mình có thể gặp may mắn lần nữa nên có hơi chần chừ, mà cũng không đám từ chối. Ở trong phòng mọi người tưởng tôi còn giận Chức nên xúm lại khuyên:
- Thôi, chuyện giữa hai người đâu có gì đâu. Anh Chức đã nói vậy thì anh cũng đừng để bụng nữa. Cả nhà ảnh đang khóc hết nước mắt lo ảnh phải mổ đó. Mà anh có phải tốn công tốn của gì đâu. Cứu được mạng người, thật là anh có phước lớn lắm mới được trời cho cái phép lạ ấy đó.
Tôi phải thanh minh với mọi người:
- Tôi không tin là tôi có phép gì hết. Nếu rủi làm cho ảnh mà không kết quả như lần rồi thì sợ anh Chức hiểu lầm rằng tôi không hết lòng hết dạ với ảnh vì chuyện cũ giữa tụi tôi. Nhưng thật ra hôm trước là do tôi nóng nảy mà có lỗi với ảnh trước chớ có phải tại ảnh đâu. Thôi thì nay tôi cũng xin vái trời cho anh hết bịnh.
Anh Chức nghe nói vậy nước mắt cũng rưng rưng. Rồi anh ngửa mặt lên trần nhà, đưa cổ cho tôi vuốt. Khi tôi vuốt xong Chức cũng bắt chước anh Sáu tôi lim dim ngửa mặt một hồi rồi bưng ly nước uống từng ngụm nhỏ. Vừa uống được ba ngụm, anh đã reo mừng rồi uống cạn ly nước:
- Bớt rồi, bớt lắm rồi. Hết rồi, hết thật rồi. Trời ơi, sướng quá. Cho tôi xin trái chuối đi chị Quyên ơi!
Anh ăn trái chuối còn nhanh hơn anh Sáu tôi. Cả phòng ùa đến nằm lấy tay tôi khen ngợi. Nhiều người còn nhờ tôi vuốt cho mấy cái ở mũi, ở tai, hay xin địa chỉ của tôi. Thấy chỉ còn một cách rút lui là yên ổn nên tôi kiên quyết từ giã mọi người để ra về.
Khi bắt tay tôi, chị Phụng vừa cười vừa hỏi:
- Anh có phép thật à?
- Tôi có biết đâu. Nhưng chắc là không, chỉ là may chó nháp phải ruồi thôi. Có thể là do xương đã đến lúc bị thuốc ngấm mục rồi. Tôi không vuốt thì nay mai họ cũng sẽ khỏi. Phải tôi mà có phép thật thì nhất định tôi không để chị phải bị mổ mũi đâu. Thôi chúc chị ở lại mau mạnh.
Rồi tôi xuống giọng nói nhỏ chỉ đủ một mình chị nghe:
- Nhưng chị cố gắng giúp tôi chuyện đó nghe chị.
Tôi nắm chặt tay chị Phụng và nhìn thẳng vào mắt chị, đợi cho tới khi chị gật đầu tôi mới buông tay chị ra và quay gót ra về.
Ra khỏi cổng nhà thương, lòng tôi phơi phới như đang bước chân vào một thế giới mới lạ, đẹp đẽ và hùng vĩ vô cùng.

Hết

Theo lời tác giả: Chị Phụng, người đầu tiên tuyên truyền chủ nghĩa Cộng sản cho ông sau này đã liên lạc lại với ông. Đến năm 1937 chị Phụng là người giới thiệu ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương (lần thứ nhất). Sau do quá trình hoạt động khó khăn, ông bị đứt liên lạc với Đảng. Thời gian này được ông ghi lại trong hồi ký “Những ngày sóng gió”. Tới năm 1945 ông mới tìm bắt được liên lạc với Đảng và được kết nạp lại (lần 2) vào tháng 7/1945.
Thời gian tác giả viết những dòng tự truyện này (1954-1964), khi đó ông sống trên đất Bắc và ông có ghi chú là lúc đó chị Phụng đang công tác cùng chồng là đồng chí Lai (Kiệt), tại Thương vụ Việt Nam tại Matxcơva.
 
---
[1] tái phát lại
[2] đầy năm

Xem Tiếp: ----