Từ một đoạn ống rạ

Thầy giáo, nhất là với các thầy dạy bậc tiểu học, bên cạnh nhiệm vụ làm thầy, hình như không ai thoát khỏi việc làm của một "quan tòa", suốt ngày xử các vụ bên "nguyên" bên "bị" kiện nhau.
- Thưa cô, bạn X mượn bút của em không trả.
- Thưa thầy, bạn Y thụi tay vào lưng con.
Làm "quan tòa" này xem ra khó hơn các quan tòa chính hiệu. Bởi làm sao vừa kiểm tra, xử phạt nghiêm minh vừa đảm bảo tính sư phạm.
Vừa qua có người kể cho tôi nghe câu chuyện dưới đây:
Trong giờ giải lao ở lớp 5 nọ, cô chủ nhiệm có chiếc đồng hồ đeo tay để ở trên bàn bỗng dưng không cánh mà bay. Tìm mãi không ra thủ phạm, cô bèn học cách ai đó, phát cho mỗi học sinh một ống rạ (thân cây lúa) dài vừa đúng 5 phân rồi bắt các em ngậm vào miệng như kiểu hút thuốc lá. Cô tuyên bố:
- Cô sẽ niệm thần chú. Em nào lấy cái đồng hồ của cô thì ống rạ của em đó sẽ dài thêm một đốt ngón tay.
Rồi miệng cô rì rầm đọc, còn mắt cô thì loang loáng đong đưa để theo dõi cả lớp. Kết quả đúng như ý cô muốn. Có một học trò đang lấm lét vừa cấu đi một đoạn ống rạ vừa lấy ngón tay để đo nó. Cô cho gọi cậu này đứng lên, không thể chối cãi được, cậu đành cúi đầu nhận tội.
Cách điều tra trên có vẻ rất... Bao Công. Nhưng nghe xong tôi thấy nó cứ thế nào ấy... Hình như nó vi phạm tính sư phạm?

Truyện Cài hoa vào quá khứ Giới thiệu một nét đẹp trong sự nghiệp "Trồng người". ... Những truyện ngắn liên hoàn Hát quốc ca Cái chết của con đà điểu Một kỷ niệm để đời Lỗ thủng trên áo thầy Trống suy tưởng Viết văn bằng phương pháp địa lý Lại nói về cái bìa vở Tên... cúng cơm Vợ tôi nói đúng Con số 6 viết ngược Rắn là loài bò "L" và "N" !!!360_15.htm!!! Đã xem 681425 lần. --!!tach_noi_dung!!--


"L" và "N"

--!!tach_noi_dung!!--
"Bạn Lê Niêm Luật trồng cây lâu năm để làm lưu niệm".
Đây là câu một số trường học của những vùng mà phần lớn dân chúng phát âm lẫn lộn giữa "l" và "n" dùng để rèn luyện cho học sinh nói và viết đúng.
Gần đây tôi được chứng kiến một "câu chuyện sư phạm" tương tự, nhưng sự khổ luyện lại vất vả, công phu hơn. ấy là ở lớp câm điếc ( Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật Hy Vọng Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) một em học sinh bị câm đã hơn 20 năm nay, đến bây giờ nhờ có phương pháp tân tiến: máy trợ thính, mới lần đầu tiên phát âm được tiếng nói của loài người. Hôm ấy, cần đến dụng cụ quen thuộc để uống nước, em đã nói tiếng "ny" làm những người chứng kiến đều muốn rơi nước mắt. Vậy mà cô giáo của em vẫn chưa hài lòng. Cô cố gò cho cái lưỡi đã cứng đơ vì nhiều năm không được sử dụng kia, phải nói đúng được ra tiếng "ly", bấy giờ cô mới chịu.
Hiện nay trên bục, trên đài... nhiều vị trước bàn dân thiên hạ vẫn cứ ngang nhiên nói lẫn lộn "l" và "n". Các vị nghĩ sao về trường hợp trên?
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: www.binhthuan.gov.vn
Được bạn: Thái Nhi đưa lên
vào ngày: 18 tháng 11 năm 2004

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--