BI TÌNH TIỂU THUYẾT
Chương 9

Vi Văn vâng lời, cùng Ngọc Lan cáo từ ra về, hai người thuật  chuyện với nhau.
Ngọc Lan nói với Vi Văn rằng: Cứ như lời anh nói, em coi ý nàng cũng bất đắc kỳ chí lắm, sợ nhất đón Thố Nhi trở về đến nhà,  thời e chúng ta không được gặp mặt nàng nữa thôi.
Vi Văn thời trong lòng mừng rỡ quá chừng, vì bấy lâu đương  trông đợi tin tức em mình, mà nay nghe được cơ hội trùng phùng,  rất phỉ nguyện ước ao, nay nghe Ngọc Lan nói vậy, thời cũng nói  đưa mấy câu rằng: Không có lẽ, nàng là người bản tính nhu nhược,  chắc không có lẽ lại tiềm đoản kiến đâu, mà anh ngại, song nói  thế, mà Ngọc Lan vẫn cứ khư khư trông mong cho gặp mặt Tú Cầu một phen mới thỏa; nay nghe câu nói của nàng, đoạn trường  sẽ rút tên ra, thế là nàng định quyết tuyệt, không cầu tái hội, cái  hy vọng của mình chẳng cũngtrôi mất hết ru? Đêm ấy chàng  không ngủ được, sáng mai lại phải vào công thự; trông cho tới  ngàygiờ đã hẹn, mới cùng Vi Văn lại đến hiệu Đồng Lợi. Trông mãi  trông hoài, ngày giờ càng dài đằng đẵng, ngồi đứng không yên,  chốc lại ra nom bóng mặt trời, chốc lại vào coi đồng hồ, vì cái giờ khắc ấy, mà ai cho một ngàn vàng, biểu hai người ấy đi lấy, quyết  không ai chịu đi, chỉ chăm chăm mà đợi cho đến chín giờ tối, khi  ấy mới khoan khoái lòng dạ, dắt tay nhau ra phố, hồi vô đến nơi  hỏi chủ nhân, thời có người thơ ký ở phố đó, nói đi vắng rồi, hai ngườiđều hỏi: Đi bao giờ về? Có dặn chi chúng tôi không? Bịnh  nhân đã khỏi chưa?
Người thơ ký nói: Có để lại phong thơ giao lãoĐại đưa cho  ngài, nhưng mà lão Đại mới đi đâu khỏi, lát nữa tiên sinh đến đây  mới có.
Hai người hỏi: Thế thì chủ nhân và chàng thiếu niên công tử bây giờ không có đây nữa hay sao?
Người thơ ký nói: Không ở đây nữa, y có sở đồn điền trên kia,  và buôn bán các tỉnh đường trong, một năm, năm bảy tháng mới  về chơi ở đây một vài bữa đó mà thôi.
Hai người nghe nói, như sét đánh vào đầu, tái cả mặt mày;  hồi lâu Vi Văn mới nói nhỏ với NgọcLan rằng: Chúng ta chờ lão  Đại về đây sẽ tính, bây giờ không nên tiết lộ cho bọn họ biết.
Ngọc Lan nói: Hay là cái tình cảnh tối hôm qua, anh làm sao  không được kín đáo, cho nên hắn nghi, mà đem nàng tránh mặt đi  chỗ khác.
Vi Văn cũng nói nhỏ lại rằng: Không, tôi quyết rằng hắn  không biết, nhưng người chủ nhân đó thật là chính người lạ phương xa mới đến, em ở đây đã lâu, mà chưa từng thấy khi nào,  cho nên hoặc giả nó đi đó cũng là sự ngẫu nhiên. Hai người  cònđương thầm thì nói nhỏ với nhau, thời lão Đại đi vào, thi lễ chào hai người, rồi đi lại đường tủ, kéo cái ngăn ra lấy thơ đưa cho  Vi Văn mà nói rằng:Ông chủ đồn điền có đưa cái thơ cho tôi dâng  ngài.
Vi Văn tiếp lấy thơ xé ra đọc, chỉ có hai hàng chữ, vắn tắt nói  rằng: Số bạc 5$ này, tôi xin tạ ơn ngài, dám trông ngài nhận lấy,  tôi rất cảm tạ, kỳ sau có dịp rảnh, tôi sẽ đến hầu ngài. Dưới ký tên  làLam Điền chủ nhân bái.
Vi Văn đưa thơ cho Ngọc Lan coi, rồi hai người buồn bực  cùng nhau ra về, khi đi đường cứ bức tức không muốn về nhà, bèn  đem nhau đến chỗ khoảng vắng để ngồi bàn bạc.
Vi Văn nói: Việc đâu tráo trở kỳ dị không chừng, ta gặp  nàng, hay là chiêm bao mơ tưởng, người ta hay là ma quỉ, mà điên đảo, đảo điên, làm cho trí khôn mất hết, em ngồi đây mà hình như  một đống xương khô, tinh thần rối loạn hết anh ạ, nói xong thì gục  đầu bên gốc cây mà thở dài.
Ngọc Lan cũng chứa chan nỗi thảm mà nói rằng: Việc đã xoay ra vậy, dầu chúng ta phiền não cũng chẳng ích gì, chi bằng  không gặp phương này lại tìm chước khác, cố công tìm sao cho ra  manh mối mới nghe.
Vi Văn nói: Tôi bây giờ tư tưởng bối rối, chẳng còn nghĩ ngợi  đặng điều gì, xin anh có diệu kế chi thì bảo giúp cho.
Ngọc Lan nói: Anh có thể kêu lão Đại đến đây được không?
Vi Văn nói: Đặng, tôi kêu thì nó đến ngay, vì tháng trước tôi  có chữa thuốc cho vợ nó, mà tôi không lấy tiền.
Ngọc Lan nói: Thế thì hay lắm! Anh mau mautrở lại gọi lão  Đại lại đây, may ra việc này có thành công, cũng phải nhờ sức hắn  một phần.
Vi Văn đứng dậy ra đi, không bao lâu lão Đại cũng đến.
Ngọc Lan đưa mắt cho Vi Văn, Vi Văn hiểu ý,liền vỗ về lão  Đại một cách tử tế, nói rằng: Chúng tôi muốn biết người chủ nhân  hôm trước mà ở tại hiệu ngươi làm việc, để nhờ ông chủ ấy một  điều, ngươi gắng giúp công thành sự, chúng ta xin hậu tạ.
Lão Đại nói: Thưa ngài muốn hỏi điều gì?
Vi Văn nói: Chủ nhân ấy tên họ là gì? Quê quán ở đâu? Sở đồn điền và có cần dùng người làm việc, ngươi nên giới thiệu cho  người bạn của ta đây, phỏng có chỗ dùng công, quyết không quên  ngươi đó.
Lão Đại nói: Người ấy quê quán tên tuổi tôi không được rõ,  nhưng tôi xin hết lòng dò xem tin tức, sẽ bẩm lại với ngài.
Vi Văn nói: này 5$ của chủ nhân tặng cho ta, ta không muốn  lãnh, song không biết trả lại cho ai, bây giờ ngươi làm ơn việc ấy,  cái quà diên ngân ngươi phải thâu lấy cho bằng lòng ta.
Lão Đại nói: Không dám lãnh sự quá hậu như vậy.
Vi Văn nói: Nếu ngươi không nhận số bạc ấy, thì ta không  dám nhờ cậy việc gì hết.
Lão Đại nói: Thưa ngài, nhà chúng tôi rất đội ơn ngài giúp đỡ cho khỏi tật bịnh, công đức chưa chút báo đền, nay ngài đã có việc  cần dùng đến, tôi lẽ nào từ chối, nhưng tôi biết đặng chừng nào xin  thưa chừng nấy, vả người ấy tôi cũng có biết được nhiều ít tung  tích, hình như bí mật lắm, hành tung không định nơi nào, nghe  như va cũng bức lo về việc nhà làm sao đó, đôi khi lại thương  thuyết với chủ nhân tôi, định muốn đi xa, mà chủ nhân tôi có can  đón không cho đi, cho nên chừng năm bảy bữa nữa, va cũng đến  tại hiệu, giải quyết cái vấn đề ấy, còn người thiếu niên đồng hành  với va, cũng tựa hồ có việc gì lôi thôi ở trong, thường không muốn  cho kẻ đồng bạn biết; khi ăn uống cũng biệt đãi riêng ra một  phòng, chẳng hề giao tiếp với ai.
Vi Văn nói: Lão Đại ơi! Hiện chúng ta có điều hồ nghi về việc  đó, vì ta xem gã thiếu niên cử động đã giống người bản xứ, ngôn từ khác hẳn kẻ kiều cư, thế nào không biết tại làm sao, kết giao với  ông chủ đồn điền rất là thân mật.
Ngọc Lan cũng nói tiếp đến, phải, con mắt anh thực tinh đời,  phù hợp với ý tôi lắm. Nhưng thôi chuyện ấy hãy khoan, bàn bạc  làm chi, chỉ nhờ lãoĐại phỏng vấn lần lần rồi đây cũng hiểu.
Lão Đại nói: Dạ, tôi xin làm cho hai người thỏa dạ tin cậy.