Dịch giả: Liêu Quốc Nhĩ
Chương 42

Hai chị em Hiểu Đan về nhà, trong sân đầy lá rụng. Hiểu Bạch mở khóa đẩy cửa vào, bên trong tối om không một bóng đèn, im phăng phắc. Mùi xào nấu dưới bếp không còn nghe thấy như thường lệ, cả hai vô cùng ngạc nhiên, Hiểu Bạch lên tiếng gọi:
- Mẹ Ơi!
Không có tiếng trả lời, hắn gọi tiếp:
- Cha ơi!
Vẫn im lặng, Hiểu Bạch đi mở hết mấy cửa phòng rồi đứng đờ người ra:
- Ủa, lạ thật! Cha mẹ đi đâu hết rồi?
Đầu óc Hiểu Đan vẫn còn bần thần. Bầu không khí bất thường trong nhà tuy có làm cho nàng lo sợ nhưng nàng chẳng còn tâm trí để suy nghĩ. Bước vào phòng, cặp sách trên tay nàng từ từ tuột xuống đất. Bật xong đèn bàn, nàng đến mép giường ngồi chống cằm suy nghĩ mông lung. Hiểu Bạch chạy vào bếp rồi chạy ra, vào phòng nàng đứng dạng hai tay thất vọng nói:
- Thôi rồi! Lò không có chút lửa, chỉ có nồi cháo khét của chị nấu khi sáng. Cha mẹ đi đâu hết, làm sao đây?
Hiểu Đan ngước mặt nhìn em. Nàng chỉ nghe được Hiểu Bạch nói mà không biết nói gì. Đầu óc nàng còn mang nặng tuyệt vọng vừa quạ Ngụy Như Phong, con người mà nàng tôn thờ, tha thiết yêu lâu nay chỉ là một kẻ ăn chơi sa đọa, đùa cợt với tình yêu, xem tình yêu như một trò chơi giải trí qua ngày. Đỗ Ni, vũ nữ, chị em ta... dễ sợ quá, tàn nhẫn quá! Tình yêu, tình yêu mà nàng ôm ấp để làm sự sống, lại như thế này sao?! Cuộc sống hiện tại của nàng còn gì để nói? Hết và hết tất cả! Nàng còn ngồi đây nhưng nàng đã chết, chết từ khi chiều, chết không cần nấm mộ, nàng chẳng đào đâu ra được tiếng nào khác để diễn tả hết nỗi thất vọng và đau đớn lòng mình nên chỉ thầm lập đi lập lại:
- Tàn nhẫn quá! Dễ sợ quá!
Nàng lắc đầu tuyệt vọng. Hiểu Bạch lay vai nàng hỏi:
- Chị Ơi! Làm sao bây giờ? Tối nay ăn cái gì đây?
Hiểu Đan chỉ đưa cặp mắt mệt mỏi nhìn em. Hắn lại tiếp:
- Cha mẹ đi đâu mất tiêu hết rồi, trong bếp chẳng còn cái khỉ khô gì ăn hết. Bao tử em bắt đầu nổi loạn, chị có cách nào để kiếm đồ ăn không?
Nàng vẫn lặng thinh.
- Chị có tiền không? Hai đồng thôi, em ra ngoài hẻm mua hai khúc bánh mì về ăn đỡ.
Nàng mở to mắt nhìn Hiểu Bạch:
- Hử?
Hiểu Bạch dậm chân:
- Trời ơi, nói nãy giờ chị có nghe không? Chị đang nghĩ gì vậy? Cũng cái thằng phong ngứa phong ghẻ đó chớ gì? Chị nghĩ làm gì cái thằng lưu manh ấy cho mệt xác. Chị đừng gặp lại nó, đừng hẹn hò với nó nữa là được. Có em ở nhà, nó sức mấy mà dám đến đây phá rối chị nữa mà sợ.
Hiểu Đan vẫn mở to mắt nhìn em. Những lời nói ấy nàng đã nghe rất rõ nhưng chẳng thấm gì cái chỗ đang ngứa thật sự của nàng. - Không nghĩ, không gặp, không còn hẹn chàng nữa, nếu tất cả những “không” ấy mà thực hiện được thì còn gì để nói, để sầu, để khổ!
Hiểu Bạch lại tiếp tục khuyên chị bằng cái giọng mất nết:
- Thôi, thôi, đừng có chẩy nước mắt nữa. Khổ quá! Vấn đề bây giờ là phải giải quyết bao tử cái đã. Chị có tiền không nói phứt đi?
- Hử?
Hiểu Bạch phát cáu:
- Cái gì mà hử hoài vậy? Hỏi có tiền không mà cứ hử.
Hiểu Đan đã tỉnh táo, mò vào túi áo ngoài:
- Một cắc cũng không có.
Tiền của nàng cho bác phu xích lô hết rồi!
- Chết, làm sao bây giờ? Cha mẹ mà không về thì có nước treo mỏ cho đến sáng chịu sao nổi.
Hiểu Đan không thèm nói nữa. Nàng chẳng hề quan tâm đến chuyện ăn vì trong bụng đã đầy ắp những buồn khổ rồi đâu còn thấy đói. Hiểu Bạch thì chạy vào bếp rồi chạy ra cửa đứng trông cha mẹ về. Hắn cứ chạy ra chạy vô như thế một lúc rồi đến trước mặt Hiểu Đan nói:
- Coi bộ bất ổn rồi chị Ơi, chắc cha mẹ xẩy ra việc gì rồi!
Hiểu Đan giật mình:
- Cũng lại nói bậy nữa!
- Chứ sao hai ngày nay cha mẹ cứ cãi lộn hoài vậy?
Nàng nói lấy lệ:
- Theo chị, không có chuyện gì đâu.
Nàng lại quay về cái thức trạng tâm tình mình. Hiểu Bạch không biết phải làm gì cứ đi quanh quẩn trong phòng. Nhìn thấy sự lo âu và buồn rầu của chị, hắn cũng lo lắng không ít. Cái bao tử của hắn mỗi lúc một đòi nợ mãnh liệt hơn đến nỗi không còn chịu nổi nên nói với Hiểu Đan:
- Thôi thế này, chị Ở nhà chờ cha mẹ về. Em ra ngoài tìm mấy thằng bạn kiếm chút cháo mới được. Nếu về sớm, em sẽ mang về chị hai khúc bánh mì, chịu không?
Hiểu Đan gật đầu cho qua chuyện. Ăn hay không, với nàng đâu còn thành vấn đề, ngay cả sự sống cũng không cần thiết nữa.
Tiếng chân Hiểu Bạch xa dần, rồi cánh cửa đóng sập lại. Cả nhà rơi vào im lặng và quạnh hiu. Khí lạnh bây giờ đã tràn ngập, bủa vây lấy nàng. Ngọn đèn bàn tỏa ánh sáng yếu ớt trong căn phòng cô quạnh của nàng. Nàng cứ ngồi sững như kẻ mất hồn thật lâu rồi bỗng ngước lên nói một mình:
- Tại sao cha mẹ, Hiểu Bạch vẫn chưa ai về?
Nàng uể oải đứng dậy đi vào phòng cha mẹ bật đèn sáng để tìm cái đồng hồ treo cũ kỹ. Đồng hồ ở trên bàn. Nàng bần thần đến ngồi vào ghế để xem. Cây kim ngắn chỉ số bốn, kim dài chỉ số một, chẳng nghe tiếng tích tắc. Nàng cầm lên lắc mạnh, các kim vẫn nằm im, như thế là đã quên lên giây lâu rồi. Đặt đồng hồ xuống bàn, nàng thở ra và nghĩ thight:10px;'>
Ra khỏi nhà, hai người gọi taxi trực chỉ sông Đạm Thủy. Xuống xe Hiếu Thành kéo Phương Trúc đi dọc theo bờ sông. Phương Trúc bắt đầu run. Bà biết Hiếu Thành đã nghĩ gì rồi. Bà run giọng;
- Tại sao... sao lại đến bờ sông?
- Ảnh có nhắc tới sông Đạm Thủy, nói sông này giống sông Gia Linh. Ảnh còn nói nhiều câu kỳ cục như là trăn trối vậy.
Phương Trúc toát mồ hôi. Mắt mờ đi, lảo đảo không còn đứng vững. Minh Viễn! Anh còn trẻ, anh không được chết. Cái mộng họa sĩ của anh chưa thành. Hãy sống mà thực hiện. Tại sao anh không đem những lời ấy nói thẳng với em? Minh Viễn! Gió đang ngân ngạ Bờ đê lạnh. Bây giờ không còn ánh trăng. Mặt nước đen như mực. Tứ bề hoang vụ Hai người tiếp tục bước về phía trước. Họ nghe thấy có sự Ồn ào. Một cặp nhân tình đang đứng ngó. Hai cảnh sát viên lại hối hả chạy ra bờ sông như có việc gì khẩn cấp. Có tiếng hét la thật to.
Hiếu Thành siết chặt tay Phương Trúc:
- Có người nhảy sông?
Bà ngã vào vòng tay Hiếu Thành:
- Không! Không thể có!
Người con trai đang đứng với người yêu lên tiếng:
- Không phải nhảy sông mà là một thằng điên.
Hiếu Thành thở phào:
- Thằng điên?
Người con gái:
- Vâng, một người điên vừa cười vừa khóc. Cảnh sát mới đến bắt.
Người xem tiến đến gần. Cảnh sát ngăn cản không cho đến. Người điên bị còng tay la ó:
- Tụi bay mới là thằng điên. Một đám người điên. Tôi phải kiện mấy ông đã xâm phạm tự do cá nhân. Phải bắt mấy ông nhốt vào nhà thương điên.
Phương Trúc dụi mắt. Nước mắt trào ra càng nhiều:
- Minh Viễn! Minh Viễn!
Bà lại nổi cười. Rồi lại khóc:
- Minh Viễn! Minh Viễn!
Bà chạy vào đám đông người, bất kể sự ngăn cản của cảnh sát. Nắm lấy tay Minh Viễn, nước mắt ràn rụa:
- Minh Viễn! Anh để em tìm khổ quá!
Minh Viễn đang say sưa chửi, thấy người đàn bà nhào đại vô tưởng là bà điên. Khi biết được đó là vợ mình, ông đứng đờ người ra. Hiếu Thành lo giải thích với cảnh sát. Nhìn mái tóc bờm xờm và hàm râu rậm rạp của chồng bà khóc sướt mướt. Bà vuốt ve cánh tay gầy của ông như sự thương yêu của người mẹ đối với đứa con đi hoang lâu ngày.
- Tất cả đã qua rồi, thôi về đi anh. Về kẻo các con đang chờ!