P 13 - Chương 63
Giữa những người hùng của lịch sử cận đại, ít người bị lu mờ hơn Johann Gutenberg (khoảng 1394-1468). Nhưng trong khi bản thân ông bị lu mờ, sự nghiệp của ông thì không. Công trình của ông là chóp đỉnh công trình của nhiều người khác.

“Nghệ thuật viết chữ nhân tạo”
Chúng ta nghĩ về Gutenberg như là “người phát minh ra máy in” hay ít ra là người phát minh ra “khuôn chữ di động”. Nhưng khi chúng ta đồng hóa ông một cách chung chung với cuốn sách in Kinh thánh rất đẹp là tác phẩm lớn đầu tiên của ông và vẫn còn là một báu vật trong các thư viện lớn của chúng ta, chúng ta đã làm lu mờ vai trò chủ yếu của ông. Bởi lẽ ông không chỉ là nhà tiên phong cho những cuốn sách in tuyệt vời đầu tiên trong thời đại của ông. Ông còn là một nhà tiên tri cho những thế giới mới, trong đó những máy móc sẽ làm công việc của người sao chép, máy in sẽ thay thế phòng sao chép và kiến thức sẽ được truyền bá tới vô số những cộng đồng chưa từng thấy.
Giữa những người hùng của lịch sử cận đại, ít người bị lu mờ hơn Johann Gutenberg (khoảng 1394-1468). Nhưng trong khi bản thân ông bị lu mờ, sự nghiệp của ông thì không. Công trình của ông là chóp đỉnh công trình của nhiều người khác. Ông đã tập hợp lại những gì người khác không tập hợp được và ông đã dám liều mọi sự để thử vận may của mình. Hầu hết những điều chúng ta biết về Gutenberg là do những vụ kiện tụng dai dẳng về việc đầu tư vào cơ sở in của ông và những lợi tức thu được do sáng chế của ông.
Hiển nhiên ở châu Âu đã có việc in ấn từ lâu trước Gutenberg, nếu chúng ta hiểu in như là tạo ra những hình ảnh nhờ ấn hay ép lên một cái gì. Trong tiếng Anh, “to print (in) lúc đầu mô tả việc ấn một con dấu như khi ta in những đồng xu và như thế ta dễ hiểu tại sao Gutenberg xuất thân là một người thợ rèn. Sáng chế có tính quyết định của ông thực ra không phải là nghĩ ra một cách thức mới để “in” cho bằng một cách thức mới để nhân bản các khuôn chữ riêng biệt. Trước ông đã từng có những người nghĩ tới việc khắc một hình ảnh ngược trên gỗ hay kim loại, rồi ép nó với mực vào vải, da, hay giấy. Nhưng thường họ in nguyên một trang giấy, nguyên một hình vẽ. Gutenberg đã cắt nhỏ qui trình thành những phần. Ông nhìn việc in nguyên một trang giấy cũng chính là in ghép các chữ riêng biệt lại và lặp đi lặp lại nhiều lần. Thế thì tại sao ta không làm nhiều bản của mỗi chữ, để có thể dùng đi dùng lại bao nhiêu lần tùy theo nhu cầu.
Tài năng của Gutenberg trong nghề thợ rèn và nghề đúc khuôn kim loại đã giúp ông nhìn ra được những vấn đề của người thợ in mà người thợ rèn không gặp phải khi chế tạo một món kim hoàn duy nhất. Ví dụ, để làm một cuốn sách in, mỗi khuôn chữ phải có cùng chiều cao chính xác như nhau. Việc còn lại chỉ là làm sao cho mỗi khuôn chữ “di chuyển” được. Mọi khuôn chữ mẫu phải có thể thay đổi chỗ cho nhau.
Các vấn đề khác chỉ xuất hiện khi Gutenberg lợi dụng cơ hội để cắt nhỏ trang khuôn con chữ dày đặc thành những chữ riêng biệt. Chỉ cần bề mặt một bản khuôn gỗ mịn và phẳng, sau khi chữ ngược được khắc nổi lên và quét mực vào, nó sẽ in ra một bản in đều và đọc được. Nhưng nếu đúc rời từng chữ, làm thế nào có thể ghép chúng chung lại để có một bề mặt phẳng đều? Sáng chế quyết định của Gutenberg là thiết kế đặc biệt một khuôn chỉ để đúc nhanh và với số lượng lớn những miếng theo cùng một mẫu giống hệt nhau. Đây chính là một máy dụng cụ - một dụng cụ để làm những máy (nghĩa là khuôn chữ) làm công việc in.
Bộ chữ cái La tinh, với một ít ký tự bổ sung khác nhau, rất thích hợp để làm khuôn chữ có thể hoán đổi và làm máy in trong nền văn minh phương Tây. Ngược lại, chữ viết Trung Hoa, với quá nhiều chữ tượng ý khác nhau, không thể thích hợp để làm các khuôn chữ hoán đổi. Vì dù có làm nhiều bản mẫu của một chữ tượng ý, làm sao có thể sắp xếp chúng để có thể lấy ra đúng chữ mong muốn một cách nhanh chóng.
Bây giờ dụng cụ làm khuôn chữ mà Gutenberg sáng chế tỏ ra vô cùng đơn giản. Nó là một cái hộp chữ nhật có bản lề và mở được ở hai đầu. Một đầu được đóng kín bằng cách chèn vào một khuôn cối, một thanh kim loại dẹp đã được đục lõm hình một chữ. Sau đó cái hộp được đặt đứng trên đầu đó, còn đầu bên trên người ta đổ kim loại chảy vào. Khi kim loại nguội đi, nó có hình nổi của một chữ ở đáy hộp, người ta mở hộp ra và thế là có được một “cây” khuôn chữ. Bằng cách lặp đi lặp lại qui trình, người ta có thể có những khuôn chữ giống hệt nhau nhiều bao nhiêu tùy ý. Để làm những khuôn chữ có bề rộng đúng theo mỗi con chữ khác nhau (vì “i” chỉ có bề rộng bằng 1/3 “w”) nhưng lại có chiều cao đều y như nhau, cái hộp phải có khả năng điều chỉnh được. Gutenberg giải quyết chuyện này bằng cách làm một bộ phận trượt cho phép làm cho cái hộp rộng ra hay hẹp lại để khớp với chiều rộng của những khuôn cối khác nhau ở đáy hộp. Cái hộp khuôn phải bọc gỗ để tránh cho người đúc chữ khỏi bỏng tay. Khuôn cối để đổ kim loại chảy vào phải được đục một cách chính xác và có độ sâu đồng đều ở mọi điểm. Tài khéo của người thợ rèn phải bảo đảm các miếng khuôn chữ xếp lên khay tạo nên một hình in đồng đều trên trang giấy. Gutenberg cần một hợp kim dễ chảy, mau nguội và chảy đều.
Còn hai vấn đề nữa phải giải quyết trước khi những miếng khuôn chữ hoán đổi được có thể trở thành những dụng cụ hiệu quả để in một trang giấy. Phải biết cách làm cho nhiều khuôn chữ khác nhau giữ chặt lấy nhau và ấn chúng mạnh và chắc trên bề mặt giấy in. Cả người Trung Hoa lẫn người châu Âu đều chưa sử dụng máy ép để in, ngược lại, người ta thường in bằng cách bôi mực lên khuôn in, rồi trải một tờ giấy lên khuôn và chà phía mặt sau tờ giấy để có hình in đồng đều. Trong máy in của Gutenberg, người ta dùng !!!2346_65.htm!!! Đã xem 171277 lần.

Truyện Những phát hiện về vạn vật và con người Giới thiệu P 1 - Chương 1 P 1 - Chương 2 P 1 - Chương 3 P 2 - Chương 4 P 2 - Chương 5 P 2 - Chương 6 P 3 - Chương 7 P 3 - Chương 8 P 3 - Chương 9 P 4 - Chương 10 P 4 - Chương 11 P 4 - Chương 12 P 4 - Chương 13 P 4 - Chương 14 P 5 - Chương 15 P 5 - Chương 16 P 5 - Chương 17 P 5 - Chương 18 P 5 - Chương 19 P 6 - Chương 20 P 6 - Chương 21 P 6 - Chương 22 P 6 - Chương 23 P 6 - Chương 24 P 6 - Chương 25 P 6 - Chương 26 P 7 - Chương 27 P 7 - Chương 28 P 7 - Chương 29 P 7 - Chương 30 P 7 - Chương 31 P 7 - Chương 32 P 7 - Chương 33 P 8 - Chương 34 P 8 - Chương 35 P 8 - Chương 36 P 8 - Chương 37 P 9 - Chương 38 P 9 - Chương 39 P 9 - Chương 40 P 9 - Chương 41 P 9 - Chương 42 P 9 - Chương 43 P 10 - Chương 44 P 10 - Chương 45 P 10 - Chương 46 P 10 - Chương 47 P 10 - Chương 48 P 10 - Chương 49 P 11 - Chương 50 P 11 - Chương 51 P 11 - Chương 52 P 11 - Chương 53 P 12 - Chương 54 P 12 - Chương 55 P 12 - Chương 56 P 12 - Chương 57 P 12 - Chương 58 P 12 - Chương 59 P 13 - Chương 60 P 13 - Chương 61 P 13 - Chương 62 P 13 - Chương 63 P 13 - Chương 64 P 13 - Chương 65 P 13 - Chương 66 P 13 - Chương 67 P 13 - Chương 68 P 14 - Chương 69 P 14 - Chương 70 P 14 - Chương 71 P 14 - Chương 72 P 14 - Chương 73 P 14 - Chương 74 P 14 - Chương 75 P.14 - Chương 76 P.15 - Chương 77 P.15 - Chương 78 P.15 - Chương 79 P.15 - Chương 80 P.15 - Chương 81 P.15 - Chương 82 P.15 - Chương Kết