Nhà cửa: một vấn đề nổi cộm lớn nhất

Ai cũng biết Hà nội đông người, nhà ít. Thành phố dự định có 40 vạn người thời thuộc Pháp đã phình lớn lên gần 2 triệu người, nội thành hiện có gần 1 triệu người. Tốc độ xây dựng nhà không kịp với tốc độ tăng số dân. Từ trung bình mỗi đầu người có 6 mét vuông nhà ở hồi 1955 đã tụt xuoỏng 5 mét rồi 4 mét và dưới 4 mét vuông trong nội thành hồi 1987, 1988. Trong số dân ở Hà nội hiện nay, người thật sự là gốc Hà nội chỉ chiếm có 12 phần trăm. Phần lớn là người từ các tỉnh và các vùng nông thôn quanh thủ đô kéo vào từ năm 1950, 1951, rồi sau đó là từ 1955, 1956... Người khu 4, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩn chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Các biệt thự xưa kia chỉ một gia đình ở thì nay chứa đến 3, 4 gia đình, thậm chí 10, 12 gia đình. Có khi một buồng con để đồ đạc lặt vặt dưới một cầu thang gác cũng là một buồng ở cho một gia đình! Nhiều hàng hiên bao quanh nhà kiểu biệt thự được che chắn bằng gỗ hoặc xây tường mỏng để trở thành buồng ở!
Thời bao cấp, ai xây nhà là bị làm khó dễ. Tiền ở đâu ra mà xây nhà? Mua gạch, ngói, xi mãng ở đâu? Vì tất cả nguyên liệu là từ kho từ nhà máy của nhà nước, của tập thể. Hồi 1979 đến 1982 nhiều nhà ở Hà nội bị kiểm tra hành chánh trong kế hoạch X30 vì đã xây nhà mới; một thủy thủ đi tàu biển viễn dương, một người lái máy bay dân dụng, một cán bộ trung cấp học ở Liên xô về... bị tịch thu ngôi nhà mới xây thường chỉ rộng 40 mét, 60 mét vuông, 1 hoặc hai tầng; so với cơn sốt xây nhà mấy năm nay (từ 1991 đến 1993) thì những ngôi nhà ấy chỉ là "tôm tép"..
Hồi 1986 đã sôi nổi dư luận vụ nhà của nguyên bộ trưởng Tô Duy, một thời là chủ nhiệm ủy ban vật giá trung ương, chủ tịch phòng Thương mại... Phóng viên báo Quân Đội Nhân Dân Trần Đình Bá có ý định phanh phủi vụ nhà này, qua đó nêu lên một vấn đề rộng lớn hơn về bất công xã hội trong nhà ở, một kiểu đặc quyền lợi phi lý. Vụ này bị ỉm đi vì động chạm đến một cán bộ cấp cao và qua đó đụng chạm đến cả một tầng lớp quan chức đương quyền. Rồi Trần Đình Bá không còn có thể tiếp tục ở báo Quân Đội Nhân Dân được nữa. Anh viết sách về vụ này và sách của anh cũng không được lưu hành binh thường!
Vấn đề nhà ở ở Hà nội, ở Sài Gòn, ở Việt nam là vấn đề cực kỳ nóng bỏng! Tính chất bất công của chế độ hiện lên rõ ràng qua vấn đề này.
Các nhà chính trị ở Hà nội thường nói đến đồng cam cộng khổ giữa đồng chí và đồng bào, thế nhưng trong vấn đề nhà ở làm sao có thể coi là đồng cam cộng khổ giữa một ông lớn ở nhà cao cửa rộng hàng 100, 200 mét vuông với một viên chức cán bộ trung cấp, một đại úy hay thiếu tá ở một buồng con 9 thước vuông cùng vợ và 2 hoặc 3 con? Có không ít đại tá có chức lớn, có quyền to có biệt thự hai tầng, có vườn hoa, có nhà để xe ở Sài Gòn, trong khi ấy cũng có hàng trăm đại tá phải tự lo lấy nhà ở, quân đội và nhà nước vẫn bắt "xếp hàng" chờ mỏi cả mất để "giải quyết khi có dịp", và nay vẫn buộc phải ở tạm theo tiêu chuẩn chung của nhân dân: dưới 4 mét vuông 1 đầu người! Họ không có các mối quan hệ thuận lợi, không có thần có thế, không lanh lợi, tháo vát, không "láu cá" như bà con thường nói, nên đành phải chịu đựng sự thiếu thốn và cực khổ. Họ cũng ra các bể hoặc máy nước công cộng để xách nước, vẫn lạch cạch chiếc xe đạp cũ để di chuyển.
ở báo Quân Đội Nhân Dân, có một phó tổng biên tập khôn ngoan, "láu vặt", đóng kịch giỏi, nói ra thì "đạo đức đầy mình", biết ra vào thưa gởi thầm thì báo cáo với cấp trên trong Tổng cục chính trị, anh ta gạt hết các đối thủ để giành ghế Tổng Biên Tập, giành luôn riêng một ngôi nhà ở số 6 Lý Nam Đế, sau khi đẩy đi gia đình đồng chí cấp dưới ở cùng nhà để độc chiếm ngôi nhà có vườn, có bếp ấy. Đến tuổi về hưu, anh ta lại chạy để kiếm chức phó tổng thư ký của hội nhà báo, trở thành người phát ngôn không chính thức của chế độ. Ngôi nhà được sửa sang để trở thành phòng khám bệnh chữa răng của bà vợ từ một quân y viện về nghỉ hưu, không quên mang theo thuốc và máy chữa răng của quân đội! Đây là một "mẫu mực", một tiêu biểu cho một cán bộ "biết sống trong chế độ". Cạnh đó là một đại tá cũng ở báo Quân Đội Nhân Dân đã về hưu, sống bần hàn trong một ngôi nhà chật với vợ yếu và 3 con gái, chỉ vì tuy có tài, có tâm, am hiểu tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, chữ Hán, chữ Nôm, từng bị thương nặng ở chiến trường miền Nam nhưng lại "không biết cách sống". Vốn là con một vị tổng đốc cũ và dù đi bộ đội tứ khi 17 tuổi năm 1945, anh ta không bao giờ được chấp nhận là một thành viên của tầng lớp quan chức đặc quyền đặc lợi! Anh có vốn văn hóa rộng, luôn nghĩ đến nhân cách "làm người", không biết tranh thủ, xu nịnh như vị cựu thừa phái khôn ngoan nọ, nên phải chịu cảnh hẩm hiu, sống trong một căn nhà để xe (ga-ra) cũ. Tôi đã gặp rất nhiều lần con gái anh đi quét lá bàng về đun nấu, bản thân anh rạp người đạp chiếc xe đạp cũ phân phối báo và tạp chí cho các sạp báo ngay sau khi về hưu. Trong hàng ngũ cấp tướng của quân đội, khá nhiều vị có nhà cao cửa rộng, có của ăn của để, còn lo được nhà ở cho cả con trai, con gái, con dâu, con rể, cho cả họ hàng thân thích. Đó là các ông tướng có chức lớn quyền cao, tư lệnh quân chủng, binh chủng, phụ trách các ngành vật chất: quân nhu, quân trang, quân giới, quân y, kỹ thuật, xe máy, doanh trại, tài vụ... Họ có nhiều quà cáp, từ nhiều mối quan hệ móc ngoặc, có đi có lại. Của cải chìm nổi của họ không sao hình dung được. Thế nhưng cũng có một số vị tướng tôi quen, có đức có tài có lý tưởng sống ngay thẳng, có nhân cách, làm việc ở cơ quan, trường học, học viện, lương ba cọc ba đồng, vài bộ quần áo, sống ở ngoại ô hoặc nông thôn không hơn gì người dân bình thường. Họ chỉ có chức cao mà không có quyền, họ lại không ham hố, có khi bị vợ con trách cứ là không biết sống, là "khốt-ta-bít"c phục vụ bằng chuyên cơ thật căng thẳng! Chi phí di chuyển này không sao tính xiết cả! Đã thế các vị lại còn ganh ty ngầm với nhau, rồi vợ con các vị cũng lại còn ganh nhau nữa, nên việc "hầu hạ" di chuyển này thật phiền toái và nhiều khi nan giải. Nếu cộng những khoản chi này thì khoảng cách của các "cụ lớn" so với người lao động đâu phải 1/7, nó phải là 1/100, 1/500, hay 1/1000 ấy chứ.

Truyện Mặt Thật Lời NHà XUấT BảN Lời Mở Đầu Phần một Kẻ cơ hội lớn nhất của hành tinh xin chào Ngài? ám ảnh có thật Các Tây nhiều râu Các Mác và chủ nghĩa Mác Lênin, ông ở nước Nga... Mặt trời lên, mặt trời lặn: Chia theo tỷ lệ anh em Sự kiện Siam Reap Đảng vĩ đại ngay cả trong sai lầm? Từ quả bom ở Moscou Cuộc xuất hành bí mật. Bài toán của "anh Nhân" Những tay phá phách Tha thiết xin được... chết? Ba nhân vật vắng bóng Bức thư của ông Phan Chu Trinh Cỗ máy nghiền: những câu hỏi còn nóng hổi Phần hai Xí xóa ư Vụ án 48 năm trước Một thời kỳ hấp dẫn đối với các nhà sử học. Từ những cách yêu nước khác nhau Đoàn kết và hòa giải hòa hợp Dưới đáy giếng Những nỗi lo Cái sợ Các bạn văn nghệ và các quan văn nghệ Mảng tường đen và chiếc áo cất bông sờn Nỗi sợ thuyên giảm Điều khác trước: không còn tệ đánh hôi Trốn nợ Quả lê có chất độc Đánh tráo lương tâm Ông Tướng nông dân Vụ tàn sát ở Huế Thời của các ông tướng địa phương Nhà quân sự sáng tạo và kẻ a tòng Xích tay đất thủ rồi thách đấu? Những người gác cổng cần mẫn Tôn ty trật tự cho những xác chết Một cụ già 50 tuổi Chú rể ở tuổi 62 Bề rộng của nỗi khổ đau Cung cách ra một quyết định Ngành Bảo Vệ trong Quân Đội Nhân Dân Từ bộ trưởng trở xuống ăn phải quả lừa Hồ sơ vàng và máu Phần ba Sự hình thành của một tầng lớp mới ở Việt nam Tầng lớp của những người cầm quyền Từ 6 ki lô đến...200 gam Gấp 7 hay gấp trăm? Những khoản nhuận bút đồ sộ Nhà cửa: một vấn đề nổi cộm lớn nhất Những chuyến xuất ngoại Những chức quyền suốt đời Các cô cậu 5 Những thanh niên của thời thế Một tầng lớp không có tương lai Phần bốn Có khủng hoảng chính trị không? Dân chủ và hỗn loạn? Bài học nóng hổi từ Cam Bốt Ban ơn và đòi lại Thế kẹt của những người bảo thủ Lực lượng dân chủ Lực lượng dân chủ ở hải ngoại ám ảnh có thật Các Tây nhiều râu Các Mác và chủ nghĩa Mác Lênin, ông ở nước Nga... Mặt trời lên, mặt trời lặn: Chia theo tỷ lệ anh em Sự kiện Siam Reap Đảng vĩ đại ngay cả trong sai lầm? Từ quả bom ở Moscou Cuộc xuất hành bí mật. Bài toán của "anh Nhân" Những tay phá phách Tha thiết xin được... chết? Ba nhân vật vắng bóng Bức thư của ông Phan Chu Trinh Cỗ máy nghiền: những câu hỏi còn nóng hổi Phần hai Xí xóa ư Vụ án 48 năm trước Một thời kỳ hấp dẫn đối với các nhà sử học. Từ những cách yêu nước khác nhau Đoàn kết và hòa giải hòa hợp Dưới đáy giếng Những nỗi lo Cái sợ Các bạn văn nghệ và các quan văn nghệ Mảng tường đen và chiếc áo cất bông sờn Nỗi sợ thuyên giảm Điều khác trước: không còn tệ đánh hôi Trốn nợ Quả lê có chất độc Đánh tráo lương tâm Ông Tướng nông dân Vụ tàn sát ở Huế Thời của các ông tướng địa phương Nhà quân sự sáng tạo và kẻ a tòng Xích tay đất thủ rồi thách đấu? Những người gác cổng cần mẫn Tôn ty trật tự cho những xác chết Một cụ già 50 tuổi Chú rể ở tuổi 62 Bề rộng của nỗi khổ đau Cung cách ra một quyết định Ngành Bảo Vệ trong Quân Đội Nhân Dân Từ bộ trưởng trở xuống ăn phải quả lừa Hồ sơ vàng và máu Phần ba Sự hình thành của một tầng lớp mới ở Việt nam Tầng lớp của những người cầm quyền Từ 6 ki lô đến...200 gam Gấp 7 hay gấp trăm? Những khoản nhuận bút đồ sộ Nhà cửa: một vấn đề nổi cộm lớn nhất Những chuyến xuất ngoại Những chức quyền suốt đời Các cô cậu 5 Những thanh niên của thời thế Một tầng lớp không có tương lai Phần bốn Có khủng hoảng chính trị không? Dân chủ và hỗn loạn? Bài học nóng hổi từ Cam Bốt Ban ơn và đòi lại Thế kẹt của những người bảo thủ Lực lượng dân chủ Lực lượng dân chủ ở hải ngoại Hừng đông đang lên Theo kịch bản nào?